Phạm Cương

Võ Tăng Thiếu Lâm Phá Vỡ Kỷ Lục Khinh Công

7 bài viết trong chủ đề này

Võ tăng Thiếu Lâm phá vỡ kỷ lục khinh công

23/10/2009 14:00:41 Posted Image - Ngày 22/10 vừa qua, võ tăng phái Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến được biết đến với tuyệt kĩ “nhất chỉ thiền” - Thích Lý Lượng đã trình diễn một tuyệt kỹ kungfu Thiếu Lâm vốn hầu như chỉ được biết đến trong truyền thuyết và truyện kiếm hiệp Kim Dung.

Đó là màn tuyệt chiêu Khinh công, chạy trên mặt nước với sự hỗ trợ của những tấm thảm bằng gỗ dán mỏng hơn các tấm cót trải trên mặt nước, võ tăng này đã biểu diễn tuyệt kĩ khinh công của mình trước đông đảo giới phóng viên trong và ngoài nước và lập được kỷ lục mới trong giới võ công Trung Quốc với độ dài quãng đường chạy lên tới 18m.

Posted Image

Võ tăng Thích Lý Lượng đã vượt qua 18 m mặt nước bằng khả năng khinh công điêu luyện. Ảnh cfp.cn

Theo lời giới thiệu của nhà tổ chức, tấm thảm trải trên mặt nước chính là những tấm gỗ dán cực mỏng có chiều dài 1,2m, rộng 0,6m được xếp liền nhau để giúp võ tăng thi triển công lực.

Thực ra tuyệt diệu kungfu chạy trên mặt nước này ẩn chứa bên trong một số mật quyết. Theo như truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ - vị tổ sáng lập ra phái Phật giáo thiền tông Trung Hoa là người đầu tiên có khả năng thi triển kungfu này. Khi ấy ngài chỉ cần vứt một bông lau xuống mặt nước và qua sông dễ dàng.



Posted Image

Võ tăng phải luyện tập trong hơn 3 năm mới có thể thực hiện tuyệt chiêu này. Ảnh cfp.cn
Bất luận câu chuyện ấy là thật hay chỉ là dân gian hư cấu cũng đủ gợi lên cho Thích Lý Lượng một điều: “ dù nào người có khinh công thâm hậu đến mấy khi chạy trên mặt nước cũng phải dựa vào vật trợ giúp, vật đó phải nhẹ thì khi người luyện khí công thành thục chạy trên đó mới không dễ chìm.” – võ tăng này chia sẻ.

Để có thể thực hiện được tuyệt kĩ kungfu ngày hôm nay, Thích Lý Lượng đã bắt đầu tập luyện từ năm 2006. Ban đầu, võ tăng này sử dụng phản gỗ và chiếu cói để luyện tập, khi công phu đã tiến triển nhất định mới chuyển sang luyện tập bằng những tấm gỗ dán cực mỏng.

Posted Image

Theo truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ của Phật giáo thiền tông chỉ dùng một bông lau để di chuyển qua sông. Ảnh cfp.cn

Tổng kết những mật quyết của tuyệt kĩ kungfu này, Thích Lý Lượng chia sẻ: “Tốc độ phải thật nhanh, bước chân nhỏ. Lợi dụng những tấm gỗ dán nổi trên mặt nước và chỉ được tiếp đất bằng mũi bàn chân, không được chạy bằng cả bàn chân”.

Bình Nguyên (Theo CRI)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở Việt Nam mình có Cố nữ lão võ sư Cô Gia, đã từng biểu diễn chiêu khinh công đi trên mặt nước này, goi là Du Thủy Phích Lích. Nghe đâu rằng Lão võ sư đã từng truyền dạy trong kháng chiến và quân đội sau này. Cũng nghe nói có một vài đệ tử của Lão võ sư thực hiện được.

Trích bài:

Thương tiếc lão võ sư Phạm Cô Gia

12 giờ ngày 20-11-2005, nữ lão võ sư Phạm Cô Gia - bậc tiền bối trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam - đã từ giã cõi trần. Nhìn bà nằm xuôi tay, gương mặt thanh thản như đang chìm vào giấc ngủ sâu, đông đảo dân làng võ và thân hữu đến viếng tang không khỏi bùi ngùi, thương tiếc một con người suốt đời gắn bó và tôn vinh võ cổ truyền dân tộc. Nữ lão võ sư Phạm Cô Gia tên thật là Phạm Gia, chào đời tại Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) trong một gia đình 3 đời theo nghiệp võ. Ông nội của bà - Phạm Tăng Điều - là quan võ triều Nguyễn và cha là Phạm Tăng Đại - một nhân vật khá nổi danh trong làng võ thời trước. Là con gái duy nhất trong gia đình có 4 anh em, lúc nhỏ tính khí bà như con trai, rất ham thích võ thuật.

Chính vì thế, bà đã được thân phụ trực tiếp hướng dẫn từng đường quyền, ngọn cước từ lúc mới vừa lên 9 tuổi. Lớn lên, bà còn nghiên cứu vài môn võ khác như: quyền Anh, Bình Định... để làm phong phú sở học của mình cũng như tham dự nhiều cuộc biểu diễn.

Posted Image

Hơn nửa thế kỷ qua, võ phái Phạm Gia của bà đã truyền bá võ thuật cho hàng ngàn võ sinh. Còn những khi không bận rộn với chuyện võ, bà lại lặng lẽ ngồi trên chiếc sạp gỗ nơi góc chợ Nhỏ, Thủ Đức, TP.HCM, bày bán cốc, ổi, me ngào, bánh kẹo... bên cạnh căn nhà không quá 20 mét vuông của bà, lợp tôn thấp lè tè, chỉ đủ đặt một chiếc giường nhỏ, một bàn thờ tổ và một vài thứ vật dụng khác.

Đầu năm 2000, cùng nhiều lão võ sư khác, bà hiến tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM) cặp song kiếm gia truyền (cán bằng gỗ mun) hơn trăm tuổi. Đây là binh khí gắn bó với bà từ mấy chục năm nay và bà thường dùng để biểu diễn các bài Tứ linh kiếm, Mai hoa kiếm.

Thổ lộ với chúng tôi, bà vẫn còn canh cánh bên lòng một nỗi trăn trở: "Tôi có 2 nguyện vọng. Một là thực hiện Long môn trận (do phụ thân bà lập trận tại 18 thôn vườn trầu ở Hóc Môn xưa kia), quy tụ khoảng 100 võ sĩ tham gia để thực hiện một con rồng mà đôi mắt là cặp song chùy, 2 tai (cặp song phủ), 2 sừng (cặp siêu), lưỡi rồng (lá cờ đỏ), 4 răng nanh (4 thanh kiếm), 2 sợi râu dài (cặp thiết tiên), 4 chân (4 độc kiếm), đuôi rồng (cây kích) cùng 36 lăn khiên tượng trưng cho vẩy rồng.

Hai là, tôi ước ao có một ngày nào đó cùng với các lão võ sư trong cả nước trao đổi, nghiên cứu tinh hoa của võ cổ truyền Việt Nam, tìm hiểu sâu sắc các binh khí mà cha ông ta từng sử dụng để đánh đuổi giặc ngoại xâm, sau đó ghi hình và in thành sách lưu lại cho hậu thế".

Posted Image

Với những đóng góp tích cực cho làng võ cổ truyền Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, bà đã được Ủy ban TDTT tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp TDTT", Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam trao tặng huy chương vàng danh dự... Tháng 03-2001, bà ngã bệnh "tưởng đã đi rồi" (như lời bà nói) và phải điều trị tại bệnh viện cũng như tịnh dưỡng gần hết năm... Gặp chúng tôi cách nay vài tháng tại ngôi nhà người cháu của anh thứ tư, trông bà vẫn còn minh mẫn.

Bà vui vẻ cho biết: "Mỗi ngày tôi đều thức dậy sớm, tập dưỡng sinh trước sân nhà. Nhờ vậy mà sức khỏe tôi đỡ hơn...". Thỉnh thoảng, bà tham gia hòa giải xích mích giữa bà con lối xóm và xem đây là niềm vui trong những ngày cuối đời...

Trong thời điểm mà các môn võ nước ngoài đang chiếm ưu thế với những thành tích cao trên đấu trường quốc tế, lão võ sư Phạm Cô Gia là một trong những phụ nữ hiếm hoi luôn đồng hành, cổ vũ cho những giá trị phi vật thể mang bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Với những cống hiến trong suốt cuộc đời mình, bà luôn là tấm gương cho các võ sư, huấn luyện viên, võ sinh Cổ truyền TP.HCM học tập.

Theo Thể thao TP.HCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam mình còn giỏi hơn họ nhiều, có người chạy được 150m trên mặt nước và có nhiều chiêu khinh công đáng sợ :o :lol: :P :mellow:

Chạy trên mặt nước, đóng đinh vào người

Thứ hai, 07 Tháng hai 2005, 05:09 GMT+7 Nguồn Việt báo

Posted Image

Chạy trên mặt nước

TTCN - Trưa 19-1, sư phụ Tư “lít” - tên tục của sư phụ trụ trì môn phái Thiên Môn đạo Nguyễn Khắc Phấn - hẹn tôi tại một quán trà trước cổng sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội). Tóc búi củ hành, chòm râu buông xuống tận ngực, trông anh như Quan Vân Trường. Trong hai tiếng đồng hồ, sư phụ Phấn kể nhiều về môn phái, những biệt tài “kỳ lạ” của võ sinh Thiên Môn đạo. Nhưng tôi - cũng như nhiều người - vẫn thường hoài nghi đó chỉ là trò ảo thuật! Anh cười, hẹn gặp lại tôi tại làng Dư Xá (cách Hà Nội 30km) - nơi anh đang mở sới võ cho các võ sinh Hà Đông, Hà Nội - vào chiều 21-1-2005 để xem trò “kungfu nội nhục”.

“Nội nhục kungfu”

Trời u tối, mưa giá buốt. Đúng 2g chiều, anh cùng một võ sinh tên Tuyển có gương mặt hiền khô mặc áo mưa phóng xe sang. Tuyển mới 18 tuổi, đang học lớp 12 Trường THPT Lưu Hòa. Anh rút lược chải lại mái tóc, chòm râu, xốc lại manh áo rồi giục chúng tôi vào cuộc. Cũng như tôi, chị Hà, 31 tuổi, hướng dẫn viên và anh Toán, 40 tuổi, quản lý bảo tàng, không lạ mặt võ sư Phấn nhưng là lần đầu tiên được tận mắt coi “chuyện lạ”.

Posted Image

Sát trùng

Anh đặt hộp kim loại lên mặt bàn, mở ra lấy vài chục chiếc đinh inox, loại nhỏ nhất bằng que tăm, loại to bằng cái đũa, dài một gang tay, đưa mọi người kiểm chứng. Anh Toán cầm bó đinh săm soi, chặc lưỡi: thứ đinh ấy chọc vào da thịt thì... Thầy rảy cồn 900C lên đống đinh, châm lửa đốt khử trùng, rồi dùng bông lau chuốt từng cây một. Trò đã thay võ phục, đang khởi động vài thế võ trên manh chiếu trải giữa nhà. Tiếng ống quần phần phật trong không khí. Thầy thắt quanh đầu trò chiếc khăn điều in “thương hiệu” Thiên Môn đạo. Thầy hỏi trò: “Bắt đầu chưa con?”. Tuyển gật, bước ra giữa chiếu, bắt đầu xuống tấn rồi ngồi xuống, khoanh chân, cánh tay duỗi thẳng, tì lên đầu gối, thiền. Bất ngờ anh Phấn vỗ độp vào lưng Tuyển, giục đứng lên cởi áo ra. Tuyển lại xuống tấn, bắp tay, bả vai nổi cuồn cuộn, ngồi thiền. Anh Phấn cầm mẩu bông tẩm cồn xoa nhẹ lên ngực Tuyển để sát trùng. Bên ngoài trời vẫn mưa rả rích. Tuyển ngồi trơ như tảng đá giữa chiếu. Anh Phấn lấy cây đinh to nhất, tiến lại đặt mũi nhọn lên ngực Tuyển ở bên tim, gương mặt trầm tĩnh và nhờ một người xem cầm búa đóng lên đầu đinh. Không ai dám! Chị Hà ôm mặt, lùi xa 3m! Cuối cùng, anh Toán cầm búa nện xuống cây đinh. Cây đinh từ từ đâm xuyên qua lớp da ngực Tuyển, từ trên xuống dưới, đến khi thò hẳn đầu đinh ra ngoài.

Posted Image

Kiểm tra đinh

Posted Image

Đóng đinh

Posted Image

Hai đinh xuyên trên ngực

Posted Image

Rút đinh ra

Sư phụ Phấn cho dừng lại. Chị Hà kêu ré lên! Tuyển vẫn nhắm mắt, ngồi bất động. Anh Phấn đi quanh Tuyển như con hổ, đôi tay nhanh nhẹn, cặp mắt lanh lợi. Anh cầm cây đinh thứ hai gí tiếp vào ngực phải Tuyển. Anh Toán lại bặm môi nện búa. Cây đinh xâu qua da ngực Tuyển như cài một cây kim trên vạt áo. Anh Phấn đứng lên, chỉ vào hai cây đinh, hỏi: “Nhìn rõ chưa?”. Mọi người đồng thanh: “Rõ!”. “Muốn đóng nữa hay thôi? Tôi có thể đóng tới 100 cây đinh, đóng chỗ nào cũng được”. Mọi người ai cũng khiếp vía, đồng thanh “xin thôi” khi thấy Tuyển ngồi bất động, giá mà có con ruồi đậu vào cũng không chớp mắt! Anh Phấn cười, “nài” mọi người cho đóng tiếp nhưng ai cũng run, xua tay. Rồi bất ngờ anh vỗ đánh đốp vào lưng Tuyển. Tuyển mở choàng mắt, như người vừa trở về từ thế giới bên kia. Hai cây đinh vẫn găm trên ngực. Cậu từ từ đứng lên múa mấy đường quyền, thản nhiên đứng chụp ảnh với từng người, rồi tiếp tục ngồi thiền để sư phụ rút từng cây đinh khỏi ngực một cách khó khăn. Cảnh tượng rùng rợn hơn cả lúc đóng vào! Kỳ lạ, đinh rút ra không cây nào thấm máu, ngực cũng không vết đỏ, chỉ để lại hai cái lỗ thâm.

Tuyển đứng phắt dậy, mặc lại áo, mỉm cười. Được hỏi cảm giác khi bị đóng đinh vào da thịt, Tuyển bảo: “Em biết có cây đinh đang đi vào người nhưng không thấy đau”. Tôi hỏi anh Phấn bằng cách nào làm được vậy, anh cười: “Tôi có thể giải thích một cách rất khoa học. Nhưng tôi muốn để các nhà khoa học vào cuộc”.

Chúng tôi lội mưa về một quán trà giữa thị xã Hà Đông trò chuyện. Gương mặt anh đăm chiêu khi bàn chuyện làm sao “xã hội hóa” Thiên Môn đạo, biến “khinh thân” - chạy trên mặt nước - trở thành môn thi thể thao! Và cách nào để trọng dụng những võ sinh tài nghệ của Thiên Môn đạo? Có thể giúp họ làm diễn viên đóng thế, làm phim quảng cáo? Gần tối, anh chở Tuyển ra bến để cậu bắt xe khách quay về Hòa Nam rồi quay lại, kể: “Cậu đệ tử của tôi (tức Tuyển) có thể biểu diễn được nhiều trò, từ chọc thanh sắt nhọn vào yết hầu rồi đẩy cả chiếc xe tải lăn trên đoạn đường gần trăm mét, đến quấn thanh sắt vào một người rồi dùng răng cắn nâng lên, chạy trên mặt nước, cho ôtô cán qua người..., nhưng có đâu mời biểu diễn mới đi, bình thường lại phải ở quê đi cày, đi chợ”. Sau hồi tư lự, anh bảo: “Có võ chưa là tất cả, còn phải có công ăn việc làm khi trưởng thành nữa, chứ lớn lên mà lại ra đường đâm thuê chém mướn thì...”.

“Khinh thân”

Tôi tìm đến nhà ông Đỗ Xuân Hào, 72 tuổi, trưởng ban tuyển sinh hội đồng trị sự võ đường Thiên Môn đạo ở thôn Dư Xá. Ông nói trò chạy trên mặt nước thì phần lớn võ sinh đã lên hoàng đai, thanh đai đều làm được, song chạy đường dài mặt nước (từ 150m trở lên) thì chỉ có một vài người.

Hai người đã được mời đi biểu diễn nhiều nơi là Trương Tiến Hợp (ngoài 20 tuổi, người làng Nội Xá, xã Vạn Thái) và Đỗ Đăng Thụ, 21 tuổi, ở ngay đất tổ Dư Xá. Thụ đã nhập môn từ nhỏ, sau được gửi đi học xiếc, nay về làm diễn viên tại một rạp xiếc lớn ở Hà Nội. Tuần nào Thụ cũng ba buổi lặn lội từ Hà Nội, Hà Đông về làng dạy võ cho môn sinh tại hai võ đường mở bên thị trấn Tế Tiêu (Mỹ Đức).

Sinh năm 1984, nhưng vóc dáng, gương mặt Thụ như chàng trai 25-26 tuổi. Thụ đã nhiều lần biểu diễn trò chạy trên mặt nước. Trước đây mới tập anh thường phải lấy đà, nhưng nay có thể bơi thuyền ra giữa sông, chỉ cần ngồi thiền 5-10 phút rồi chạy một mạch vào bờ. Anh cũng có thể đóng đinh vào lưng rồi buộc sợi dây dù kéo cả chiếc ôtô nặng 1-2,5 tấn lăn trên đường.

Nhưng trong rạp xiếc, Thụ lại nhận chân một anh hề. Hỏi lý do, anh chỉ nói: “Diễn hài tức phải làm được động tác gây cười. Để gây cười phải diễn được động tác sai, hỏng - chẳng hạn như nhào lộn hỏng. Nhào lộn đúng (giỏi) thì bình thường, chú hề nhào lộn sai (để gây cười) mà vẫn đảm bảo an toàn mới khó!”. Rời rạp xiếc về nhà trọ, Thụ lại lao vào tập tiết mục định thì làm (trò) gì cũng được, từ chạy trên mặt nước, úp bát vào bụng kéo ôtô đến uốn dẻo trên bàn chông, đặt gạch lên bụng để đập”- anh nói.

Tại đền Bách Linh, bãi đất trước ngôi miếu dưới gốc đa ba chạc rễ, một nhóm 30 võ sinh đang đi quyền. Trong số họ, cậu bé tên Trần Minh Thắng đã có thể chạy được 150m trên mặt nước từ khi mới 11 tuổi, sau khi nhập môn được hai năm và mới học chạy hai tháng trước. Thắng có thể chạy liền hai chặng. Chỉ cần trải lên mặt ao các tấm chiếu (hoặc cót) can liền nhau, sau dăm phút thiền, em tung người lướt trên mặt nước từ bờ bên này sang bờ bên kia. Cuối tháng mười hai vừa qua Thắng đã đi biểu diễn ở nhà thi đấu Hà Đông.

10 năm qua từ khi mở rộng cửa, Thiên Môn đạo đã đào luyện được dàn “đệ tử” rải khắp miền Bắc, trong đó nhiều người có thể chạy trên mặt nước, đóng đinh vào người, hiện đang là giảng viên đại học, bác sĩ, giám đốc công ty... nhưng họ vẫn chưa muốn xuất đầu lộ diện. Anh Phấn nói: “Một ngày nào đó, nếu được tài trợ, được phép, một dịp tết nào đó tôi sẽ cho cả 100 võ sinh cùng chạy qua mặt hồ Hoàn Kiếm, trên tay mỗi võ sinh xách hai chiếc đèn lồng, điện tắt bớt đi để tôn vinh vẻ đẹp võ thuật - võ học dân tộc VN”.

Anh tiết lộ hiện Thiên Môn đạo đã có trên 25 tiết mục lạ mà năm thầy trò đã từng đem sang biểu diễn tại Hàn Quốc nhân đại hội võ thuật thế giới dịp vừa qua.

Tôi hỏi: “Tại sao anh không đem các trò ấy đi thi kỷ lục thế giới?”. Anh bảo: “Những sự việc chúng tôi làm (đóng đinh vào người, úp bát vào bụng, chạy trên mặt nước...) chỉ là cách để kiểm tra các võ sinh đã đạt đến độ khí công ra sao, và mọi người muốn thưởng thức thì chúng tôi biểu diễn chứ chúng tôi học Thiên Môn đạo không phải để biểu diễn!”.

Võ sư Phấn, con út của gia môn, được trau dồi võ thuật từ khi còn nhỏ. Anh không có tuổi. “Tôi thấy đời mình rất lạ. Khi lớn lên tra gia phả, tôi thấy các cụ ngày xưa lại để trống năm sinh tháng đẻ của tôi. Tôi không có tuổi”.

Mỗi người đều phải có một cái tuổi ứng với một con giáp trong 12 con giáp. Anh không có tuổi, nhiều người bảo anh mang con giáp thứ... 13. Thời trẻ, anh đã từng là sinh viên, nhưng bỏ học ra bến xe làm cửu vạn, rồi lên sông Đà buôn gỗ, lên Lục Yên (Yên Bái) săn đá đỏ, buôn vảy tê tê đi Trung Quốc... với ý nghĩ: làm trai phải từng trải giang hồ, nhưng lại không bị cám dỗ. Rồi anh từ giã cõi giang hồ, trở về tu tịnh, bảo tồn “vật báu” của gia môn và “ẩn mình” sau lớp võ sinh có những khả năng phi thường!

XUYÊN Á

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua đó mới thấy rằng: "Tại tấm lý sùng ngoại ám ảnh. Rõ ràng là Việt Nam nhiều cái giỏi hơn so với cả thế giới này". Có điều là chúng ta phải biết cách tiếp thị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua đó mới thấy rằng: "Tại tấm lý sùng ngoại ám ảnh. Rõ ràng là Việt Nam nhiều cái giỏi hơn so với cả thế giới này". Có điều là chúng ta phải biết cách tiếp thị.

Đúng như vậy , thưa sư phụ, đây là video về thi chạy trên mặt nước do VTV3 thực hiện mục: Chuyện lạ Việt Nam:NHƯNG MÀ mới chỉ được 120m thoai :mellow:

http://www.youtube.com/watch?v=nwgR9gx6l74

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam:

-Chạy gần 130m

-Trên chiếu cót.

Trung Quốc:

-Chạy được 18m

-Trên váng gổ.

===> Việt Nam gấp 8-9 lần, đáng mặt sư tổ. Khâm Phục! :mellow:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người tài cũng nhiều, lắm kẻ ghen tức, chọt phá cũng không ít. Hi hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay