bobo

Chim Sa Vào Trong Nhà

15 bài viết trong chủ đề này

Các Bác ơi,hôm nay ở văn phòng em có 1 con chim (chắc là bị bệnh nặng) nó nằm trước sân ngay cữa văn phòng làm việc của cty em khi em đến mở cữa nó bay lên trên hiên nhà rồi lát sau nó rớt xuống chết. Ng ta nói chim sa cá lặn không biết điềm như vậy có bị sui sẻo gì không. Các Bác chỉ bảo em với em lo quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chim đó bay lên cao rồi mới rớt xuống chết chắc chắc là điềm báo số nó tận rồi. Chết trong chỗ văn phòng cao ốc coi như chết thảm nữa, không có chỗ chôn, chắc chắn là bị bỏ vô thùng rác, đem ra xe rác, đổ xuống chỗ thải rác...

Nói chung là mình thấy con này mang nghiệp chướng nặng nên mới chết thảm như vầy nè.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân gian có câu "Chim sa cá lặn", nếu chợt thấy cảnh này ngay trước mắt mình thì điềm báo trước có chuyện xui. Nhưng xui như thế nào thì không biết.

Nên đem nó chôn đàng hoàng. Mua vài chục chim thả giải hạn. :mellow:

Share this post


Link to post
Share on other sites

*/ Gửi bobo .

Tôi nghĩ rằng, Bobo có thể yên tâm không có gì nguy hiểm hay nguy hại đáng sợ phải lo lắng đâu.

*/ Seóchia và Thiên Đồng thận trọng tí nhé, tư vấn như vậy rất dễ làm ảnh hưởng tiêu cực cho người khác. Trong khi sự thể lại không đáng phải vậy.

Nói chính xác là thế này. Các cụ xưa dạy rằng : Chim sa, cá nhảy là điềm không hay. Không phải là chim sa cá lặn nhé. Chim sa cá lặn là nói một nửa câu thành ngữ ví von từ các điển tích về vẻ đẹp của tứ đại mỹ nhân Trung hoa cổ.

Chim sa

Điển tích này nói về nàng Chiêu Quân, tên thật là Vương Tường, là một cung nữ rất đẹp trong cung vua Hán Nguyên Đế, sau được gả cho vua nước Hung Nô. Trên đường về nước Hung Nô, đến gần biên giới quay đầu nhìn lại quê hương lần cuối, nàng Chiêu Quân buồn bã lấy đàn ra gẩy. Tiếng đàn ai oán vút lên không trung, đúng lúc đó có một đàn chim nhạn bay qua, nghe tiếng đàn bỗng nhiên lần lượt từng con theo nhau rơi xuống trước ngựa.

Cá lặn

Điển tích này nói về nàng Tây Thi nước Việt, đầu thời Chiến Quốc. Nàng Tây Thi hay mang lụa ra suối để giặt. Trước khi giặt nàng thường ngắm mình dưới mặt nước. Từng đàn cá nổi lên nhìn thấy nàng đều tự thẹn là không mềm mại, uyển chuyển bằng thân hình của nàng nên rủ nhau lặn mất.

Nguyệt thẹn

Điển tích này nói về nàng Điêu Thuyền thời Tam Quốc. Nhìn thấy bố nuôi bị ốm vì lo lắng việc nước nên nàng hàng đêm ra sân cầu khấn trời đất. Mặt trăng ngó xuống tự thấy khuôn mặt của nàng đẹp hơn mình nên thẹn và tự làm lu mờ đi.

Hoa nhường

Điển tích này nói về Dương Quí Phi dưới thời Đường Huyền Tông. Dương Quí Phi rất thích hoa và hay chăm sóc hoa. Nhưng mỗi lần nàng ra ngắm hoa thì các loại hoa đều cụp lại, vì tự thẹn không nõn nà và trắng ngần bằng da dẻ, thân hình của nàng.

Bà này có có tích : vì hay ăn ( do sở thích ) quả vải ( lệ chi )từ Việt nam, nên có nước da đẹp như vậy. Từ việc gánh vải đi cống gặp nhiều khổ ải mà Mai Thúc Loan đã nổi dậy khởi nghĩa xưng vương là Mai Hắc Đế ( xem thêm từ lịch sữ nước nhà ).

Chim sa, cá nhảy nên hiểu ban đầu là một hiện tượng bất thường. Vì bất thường nên mới lo.

Vậy sa thế nào, nhảy thế nào thì mới đáng lo.???

Để tìm hiểu thêm vấn đề này xin mời bobo đọc tiếp hồi sau sẽ rõ. :mellow:

CM

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày còn sống ba vusonganh nói không có chuyện "Mèo vào nhà thì khó. Chó vào nhà thi giầu" đâu con àh.

Thực ra nó phải là thế này:

"Mèo không vào nhà Khó.

Chó không vào nhà giầu"

Vì ba vusonganh giải thích

Mèo không vào nhà Khó: Vì nhà khó có gì ăn đâu mà vào

Chó không vào nhà giầu: Vì nhà giầu nuôi nhiều chó zữ để canh nhà nên vào đó sẽ bị cắn chết

Nên từ đó trở đi khi mèo nhà ai đó tới nóc chuồng heo nhà vusonganh đẻ con thì cứ để nguyên cho nó nằm. Đến khi con lớn nó dắt đi lúc nào không biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày còn sống ba vusonganh nói không có chuyện "Mèo vào nhà thì khó. Chó vào nhà thi giầu" đâu con àh.

Thực ra nó phải là thế này:

"Mèo không vào nhà Khó.

Chó không vào nhà giầu"

Vì ba vusonganh giải thích

Mèo không vào nhà Khó: Vì nhà khó có gì ăn đâu mà vào

Chó không vào nhà giầu: Vì nhà giầu nuôi nhiều chó zữ để canh nhà nên vào đó sẽ bị cắn chết

Nên từ đó trở đi khi mèo nhà ai đó tới nóc chuồng heo nhà vusonganh đẻ con thì cứ để nguyên cho nó nằm. Đến khi con lớn nó dắt đi lúc nào không biết.

Các ơn các bác đã chỉ bảo. vusonganh noi ve mèo nghe cũng có lý quá :mellow: . Bác Công Minh thì càng tuyệt hơn vì đã giúp bobo hiểu thêm nhiều thứ về 'chim sa cá lặn'. Cám ơn tất cả mọi ng đã chỉ giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ơn các bác đã chỉ bảo. vusonganh noi ve mèo nghe cũng có lý quá Posted Image . Bác Công Minh thì càng tuyệt hơn vì đã giúp bobo hiểu thêm nhiều thứ về 'chim sa cá lặn'. Cám ơn tất cả mọi ng đã chỉ giáo.

Chào BoBo.susutram cũng vừa gặp phải trường hợp chim bay vào trong phòng.Bobo đã trải qua, vậy vui lòng chia sẻ và cho susutram lời khuyên nhé!Theo như các cụ ngày xưa nói thì điềm sui.Cám ơn nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn nhỏ lão Say nghe là chim sa cá nhảy thì là điềm xui chứ chim sa cá lặn chỉ tả vẻ đẹp của phụ nữ.

Chim sa - Chim bay trên trời mà sa xuống .

Cá dưới nước tự nhiên nhảy lên bờ nằm ( trừ cá quả vì nó nhảy lên bờ bắt kiến).

như thế mới là nghịch cảnh ....mong các cao nhân giải thích giùm?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn nhỏ lão Say nghe là chim sa cá nhảy thì là điềm xui chứ chim sa cá lặn chỉ tả vẻ đẹp của phụ nữ.

Chim sa - Chim bay trên trời mà sa xuống .

Cá dưới nước tự nhiên nhảy lên bờ nằm ( trừ cá quả vì nó nhảy lên bờ bắt kiến).

như thế mới là nghịch cảnh ....mong các cao nhân giải thích giùm?

Dạ! Đúng vậy! Nhưng không phải cao nhân. Vì chỉ có 1m 70. Bây giờ lưng khòm, chắc còn 1m 67.

Còn câu ca dao liên quan đến chó và mèo nói trên thì còn co dị bản khác như sau:

a/ Con không chê mẹ khó!

Chó không chê chủ nghèo!

Thành ngữ mang tính tỷ dụ, phản ánh thực tế và có tính khuyến cáo đạo đức.

b/ Mèo vào nhà thì khó.

Chó vào nhà thì giàu!

Thành ngữ, phản ánh kết quả mối liên hệ giữa các hiện tượng. Ngày xưa gọi là " Điềm báo ".

Trong trường hợp cụ thể của bobo thì chim sa vào nhà theo tôi là xấu. Có việc làm ăn nhỏ , hoặc ước mơ nhỏ không thành công. Nhưng cấu chuyện cũng qua nhanh chóng, vì con chim đã chết.

Trích dẫn của Công Minh không sai. Nhưng nó là hình tượng miêu tả về vẻ đẹp của Mỹ nhân, tương ứng với câu " Nguyệt thẹn, hoa nhường ", không liên quan đến - tạm gọi là điềm báo này..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em xin cám ơn cao "1m70" Thiên Sứ về những chia sẻ trên!Susutram em lại gặp trường hợp khác với bác BoBo la: Con chim chui vào phòng em thì vẩn còn sống,em phải tắt điện trong phòng và bật điện ngoài hiên để nó bay ra.Đến bây giờ em cũng không biết nó chui vào như thế nào,vì phòng em rất kín chỉ có cửa chớp phía trên là mở he hé thôi.

Em thấy hoang mang nên gọi cho mấy người bạn để hỏi,người thì bảo chim sa là phải chết mới sui,người thì nói nó sa khác chui...Em không biết làm sao thấy bất thường nên cũng lo lắng cho người thân.Em vào diển đàn lấy hết mấy chỉ dẫn của bác Túy Lão :bỏ hũ muối góc nhà va cả rắc muối gạo nữa.Em nghĩ có làm có hơn đúng không các Bác?Rất mong lãnh hội những tư vấn quý báu của các bậc cao nhân trong diễn đàn.Em xin cám ơn trướcc ah!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em thì có 1 trong các trải nghiệm như thế này

Nhà em cứ cái dịp dỗ ông bác, hay là ông cố, hoặc là dỗ 1 ai đó (ngày kị ấy mà, Bố VTB là con trưởng nên là giỗ chạp là phải lo tất) là y như rằng có 1 con bướn to bay vào nhà, hoặc đêm đó có 1 con đom đóm to bay vào nhà, hoặc 1 con chim sẻ bay vào nhà chán chê rồi bay ra, lần nào cũng thế, về sau thi thoảng VTB về quê vào những ngày có dịp thanh minh hay gì đó, đều thấy thế

Còn cái vụ chó mèo thì VTB đảm bảo là chuẩn đó, Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang

Ngày xưa VTB làm cho 1 công ty, đang làm ăn rất phất, tự dưng có 1 con mèo đến đẻ con trên trần nhà, công ty làm ăn xuống ầm ầm, rồi bị đối tac bên cộng hòa Sec cắn hợp đồng phân phối, liểng xiểng luôn rồi quay qua bán đất, mấy vụ gặp mèo đến rồi, đều đen cả

Ngày trước VTB mở quán bia hơi, cứ hôm nào có con chó của hàng xóm chạy qua, thì y như rằng khách rất đông, nó đến 1 lúc rồi đi về, lúc sau khách ào ào kéo đến, cái này là trải nghiệm thật sự, 1 năm nhà VTB làm ăn rất khá, VTB nhớ tết năm đó mọi nhà đốt pháo nhiều quá, mà nhà VTB không đốt, thế là chó mấy nhà hàng xóm chạy sang hết bên nhà VTB năm đó cũng trùng hợp, cả năm nhà VTB làm ăn rất tốt, xây nhà, cưới vợ cho ông anh, mua đất, rồi mua tivi (èo hồi đó hình như năm 93 hay 94 gì đó) cả nhà ai cũng nhớ vụ đó, thi thoảng vẫn kể lại

Câu ca các cụ là chuẩn đó nha, vì đều qua trải nghiệm hết đó

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em xin cám ơn cao "1m70" Thiên Sứ về những chia sẻ trên!Susutram em lại gặp trường hợp khác với bác BoBo la: Con chim chui vào phòng em thì vẩn còn sống,em phải tắt điện trong phòng và bật điện ngoài hiên để nó bay ra.Đến bây giờ em cũng không biết nó chui vào như thế nào,vì phòng em rất kín chỉ có cửa chớp phía trên là mở he hé thôi.

Em thấy hoang mang nên gọi cho mấy người bạn để hỏi,người thì bảo chim sa là phải chết mới sui,người thì nói nó sa khác chui...Em không biết làm sao thấy bất thường nên cũng lo lắng cho người thân.Em vào diển đàn lấy hết mấy chỉ dẫn của bác Túy Lão :bỏ hũ muối góc nhà va cả rắc muối gạo nữa.Em nghĩ có làm có hơn đúng không các Bác?Rất mong lãnh hội những tư vấn quý báu của các bậc cao nhân trong diễn đàn.Em xin cám ơn trướcc ah!!!

Yên tâm đi. Những điềm báo này chí mang tính sui xẻo cục bộ thôi. Chủ yếu là thất bại những ước mơ, hay mục đích trước mắt. Thua keo này , bày keo khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Về tình huống của bạn, có thể vận dụng cách giải thích của Túy Lão. Tuy nhiên, tôi lại được nghe 1 cách giải thích khác: nếu bạn nhìn thấy con chim đang khỏe mạnh, bất ngờ bị thương hoặc tai nạn gì đó rơi xuống trước mặt (theo câu thành ngữ "chim trời gãy cánh") hoặc con cá đang bình thường nhảy lên trên bờ chết (nhìn thấy nghịch cảnh) thì đó mới là điềm bất thường. Nếu khi bạn gặp, con chim đã bị tai nạn, con cá đã nhảy lên bờ rồi thì đó có thể là điềm với người khác, bạn hoàn toàn có thể đem nó về chăm sóc hoặc thả lại xuống nước để tích đức.

Việc ai đó nói cá quả nhảy lên bờ để kiến bu rồi nhảy lại xuống nước để ăn (thành ngữ "biết kiến ăn cá hay cá ăn kiến") có thể giải thích theo tập tính của loài này là ham mồi, ham ăn. Cá quả khi bắt mồi thường lao theo con mồi rất mạnh, mở miệng rất nhanh tạo thành tiếng "bụp" sủi bọt rất đặc trưng. Khi ham lao theo con mồi là ếch, nhái, cá quả có thể nhảy lên bờ. Tuy nhiên, do là loài cá đen, rất khỏe nên có thể sau đó rất lâu, dù đã bị kiến bu kín nhưng cá quả vẫn tìm được đường quay xuống nước và với tính ham ăn của mình, nó quay lại ăn lũ kiến lúc đó bị nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

2. Liên quan đến thành ngữ "chim sa cá lặn" thì bác Công Minh giải thích rất hợp lý và trích dẫn điển cố văn học rất kinh điển. Nguyên văn âm Hán Việt của điển cố này là "trầm ngư lạc nhạn". Chữ nguyệt thẹn hoa nhường em thường nghe nhưng hiểu đó là tiếng Việt, không biết nguyên âm Hán Việt là gì :P :P :P;

3. Nói đến chó và mèo liên quan, có nhiều khảo dị nhưng câu thường nghe nhất là "mèo tụ thì khó, chó tụ thì giàu". Câu này tương đối chính xác ở chỗ: tụ nghĩa là có 2 hay nhiều hơn cùng đến 1 chỗ, có thể giải thích theo tập tính của 2 loài này như sau:

Mèo là loài có tập tính khá độc lập, thường bắt chuột, chim, rắn, thằn lằn để ăn nên việc có người cho ăn hay không không quan trọng lắm đối với chúng. Hơn nữa, chúng vẫn còn bản tính hoang dã rất cao, bằng chứng là khi đẻ, chúng thường tìm nơi kín đáo để đẻ, nếu vô tình bị con người phát hiện thì nội trong ngày hôm đó, mèo mẹ sẽ đem con đi nơi khác. Với tập tính đó, chúng thường tìm những nơi hoang vắng để tụ tập, giao phối nên mới có câu "mèo mả, gà đồng". Hơn nữa, tập tính hoang dã của mèo cũng thể hiện ở chỗ con người khó ghép đôi mèo cái với mèo đực mà chúng thường tự đi tìm đối tác để giao phối nên mới có câu "gá bùa ... mèo". Với những đặc tính như vậy, khi có mèo đến đẻ hoặc tụ tập giao phối, rõ ràng nơi đó là nơi mà khí không tụ, tương đối vắng vẻ nên rõ ràng không thuận lợi trong việc kinh doanh buôn bán hoặc sinh sống;

Chó là loài gần gũi với con người, lệ thuộc vào con người rất nhiều vì hầu như không có khả năng tự kiếm sống trong điều kiện hiện tại, lại rất sợ tiếng động mạnh như pháo, súng, tiếng đập phá... Chó thường ăn thức ăn thừa của con người và rất nhạy trong việc tìm kiếm thức ăn thừa này và cũng tránh những nơi có xung đột, tiếng quát tháo, tiếng súng, tiếng trống ... Do đó, khi chó tụ ở nơi nào nghĩa là nơi đó yên bình, đồ ăn dư dả, đồ ăn thức uống thừa thãi nhiều, nhiều người tập trung chứng tỏ nơi đó đang thịnh vượng hoặc sớm muộn gì cũng thịnh vượng vì "hòa khí sinh tài".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng 04/11/2017 em đi uống café, ở quán café có hồ cá, em đi qua có có con cá dưới hồ nhảy lên ngay trước mặt em. Không biết điềm báo gở gì đối với em. Em mong các thầy các anh chị chỉ giùm em cách hóa giải với ah.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay