thanhdc

Chiêm Ngưỡng Bộ Mộc Bản Dân Gian Cực Kỳ Quý Hiếm

4 bài viết trong chủ đề này

Thứ Tư, 21/10/2009 - 11:25 AM

(Dân trí) - Giữa tháng 10 này, Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng TT-Huế đã tiếp nhận một bộ mộc bản dân gian mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn là “đầy đủ và quý hiếm vào loại bậc nhất từ trước tới nay”. Trong chuyến đi điền dã chụp ảnh các chùa tại Huế để bổ sung hình ảnh cho cuốn sách “Nhà vườn xứ Huế”, ngày 22/7/2009, nhóm nghiên cứu của Phân viện nghiên cứu văn hóa tại Huế đã phát hiện ra một bộ mộc bản gồm 54 tấm. “Báu vật” này đã bị lãng quên hàng chục năm trong nội điện chùa Thiên Hòa, thôn Hạ 1, xã Thủy Xuân, TT-Huế.

Theo anh Nguyễn Phước Bảo Đàn, trưởng phòng nghiên cứu Phân viện nghiên cứu văn hóa tại Huế: “Bộ mộc bản này được hình thành từ đầu thế kỷ 20, kéo dài cho đến sau năm 1945. Điều quan trọng nhất không phải là thời gian dài hay ngắn mà chính là nội dung của nó. Gần như toàn bộ tín ngưỡng cư dân Huế xưa kia đã được miêu tả đầy đủ trên bản khắc. Đã có nhiều lần phân viện sưu tầm một vài mộc bản. Nhưng lần này cơ duyên đã tới. Toàn bộ mộc bản nằm trong một ngôi chùa tại Huế”.

Tất cả các hoạt động tâm linh của con người từ lúc sống đến khi qua đời được khắc qua các bài văn cúng: Cúng đất, cúng sao giải hạn, Vu Lan, cúng bổn mạng, cúng súc vật nuôi, cúng cô bà; các loại sớ (cầu an) như sớ bà cô, sớ đám, sớ hội đồng, sớ cầu siêu và điệp (cầu vong linh)… được lưu giữ trên các tấm gỗ mốc meo nhưng vẫn còn gần như nguyên vẹn nét khắc nổi.

Với lối khắc ngược rất khó, mà hiện tại không còn nghệ nhân nào ở Huế có thể đảm trách, 54 tấm mộc bản đã thể hiện tài “nhất nghệ tinh” của nhiều bậc thầy Huế xưa cách đây gần 1 thế kỷ. Trên đó, nét chạm khắc chủ yếu là chữ Hán Nôm. Riêng có một số bản được khắc chữ Quốc ngữ đặc trưng cho thời gian sau này.

Độc đáo và cuốn hút giới chuyên môn là các tấm bùa trừ tà ma, tờ cúng khí dụng treo giàn bếp, các con vật hay ăn thịt gia súc như hổ, beo và bản khắc “con ảnh” với ý nghĩa thế mạng người nhà tránh các tai ương trong cuộc sống.

Anh Đàn cho biết, chùa Thiên Hòa khi xưa là một trung tâm lớn về sản xuất sớ điệp 100% theo thủ công.

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng TT-Huế, cho rằng: “Hiện tại các nghệ nhân ở Huế đã qua đời nên không còn ai còn khắc được những tấm mộc bản giống thế này nữa. Mộc bản là cơ sở cho các nhà văn hóa dân gian hiểu tường tận về tín ngưỡng dân gian Huế hơn bao giờ hết”.

Được biết sắp tới, bảo tàng sẽ cho in ra bằng phương pháp thủ công hệ thống 54 bản vẽ bằng giấy từ bộ mộc bản trên. Sau đó sẽ làm một cuộc triển lãm riêng về văn hóa tín ngưỡng dân gian Huế nhằm đưa đến những công bố mới nhất đầy lý thú về mộc bản dân gian Huế.

Posted Image

Những con chữ quý giá, có cả chữ Hán và chữ Việt phiên âm

Posted Image

Các tấm mộc bản cũ nát nhưng vẫn còn nổi chữ khắc rất rõ và gần như nguyên vẹn.

Posted Image

Tờ cúng khí dụng trong nhà (khí dụng: lược, dao, kéo, mâm ăn cơm…)

Posted Image

Con hổ (đã được in ra giấy dó) nhằm xua đuổi hổ dữ đến nhà bắt gia cầm và thú nuôi

Posted Image

Con ảnh: Dùng để thế thân người phụ nữ trong gia đình thoát khỏi tai uơng

Posted Image

Một dạng bùa lớn dùng treo trước cổng nhà người Việt xưa

Posted Image

Con chữ và bùa

Posted Image

Một tấm mộc bản với chủ đề “Cầu siêu”.

Trước 54 mộc bản dân gian mới được tìm thấy ở trên, có “Mộc bản triều Nguyễn” là tiêu biểu cho văn hóa cung đình nhà Nguyễn gồm những bản gỗ có khắc 2 mặt chữ Hán - Nôm (khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Trước năm 1960, mộc bản được lưu trữ tại Huế. Sau đó được đưa về biệt điện Trần Lệ Xuân (số 5 Yết Kiêu, phường 5, TP Đà Lạt). Sau đợt trùng tu năm 2008, biệt điện tráng lệ này đã đổi tên thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4 thuộc Trung tâm lưu trữ quốc gia. Toàn bộ mộc bản được lưu trữ tại đây. Tại Huế, còn lưu giữ lại số lượng rất ít vài chục tấm mộc bản hiện đang nằm trong kho của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế).

Năm 2007, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã làm hồ sơ trình UNESCO và ngày 30/7/2009, mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO chính thức đưa vào “Chương trình Ký ức thế giới”. Ðây là di sản tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Trước 54 mộc bản dân gian mới được tìm thấy ở trên, có “Mộc bản triều Nguyễn” là tiêu biểu cho văn hóa cung đình nhà Nguyễn gồm những bản gỗ có khắc 2 mặt chữ Hán - Nôm (khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Trước năm 1960, mộc bản được lưu trữ tại Huế. Sau đó được đưa về biệt điện Trần Lệ Xuân (số 5 Yết Kiêu, phường 5, TP Đà Lạt). Sau đợt trùng tu năm 2008, biệt điện tráng lệ này đã đổi tên thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4 thuộc Trung tâm lưu trữ quốc gia. Toàn bộ mộc bản được lưu trữ tại đây. Tại Huế, còn lưu giữ lại số lượng rất ít vài chục tấm mộc bản hiện đang nằm trong kho của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế).

Năm 2007, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã làm hồ sơ trình UNESCO và ngày 30/7/2009, mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO chính thức đưa vào “Chương trình Ký ức thế giới”. Ðây là di sản tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Đại Dương

Nguồn: dantri.com

Phải chăng đây là hình ký hiệu Bát Quái được viết bằng chữ Việt cổ ? (Khoa đẩu tự?)

Posted Image

Thanhdc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, 21/10/2009 - 11:25 AM

(Dân trí) - Giữa tháng 10 này, Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng TT-Huế đã tiếp nhận một bộ mộc bản dân gian mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn là “đầy đủ và quý hiếm vào loại bậc nhất từ trước tới nay”. Trong chuyến đi điền dã chụp ảnh các chùa tại Huế để bổ sung hình ảnh cho cuốn sách “Nhà vườn xứ Huế”, ngày 22/7/2009, nhóm nghiên cứu của Phân viện nghiên cứu văn hóa tại Huế đã phát hiện ra một bộ mộc bản gồm 54 tấm. “Báu vật” này đã bị lãng quên hàng chục năm trong nội điện chùa Thiên Hòa, thôn Hạ 1, xã Thủy Xuân, TT-Huế.

Theo anh Nguyễn Phước Bảo Đàn, trưởng phòng nghiên cứu Phân viện nghiên cứu văn hóa tại Huế: “Bộ mộc bản này được hình thành từ đầu thế kỷ 20, kéo dài cho đến sau năm 1945. Điều quan trọng nhất không phải là thời gian dài hay ngắn mà chính là nội dung của nó. Gần như toàn bộ tín ngưỡng cư dân Huế xưa kia đã được miêu tả đầy đủ trên bản khắc. Đã có nhiều lần phân viện sưu tầm một vài mộc bản. Nhưng lần này cơ duyên đã tới. Toàn bộ mộc bản nằm trong một ngôi chùa tại Huế”.

Tất cả các hoạt động tâm linh của con người từ lúc sống đến khi qua đời được khắc qua các bài văn cúng: Cúng đất, cúng sao giải hạn, Vu Lan, cúng bổn mạng, cúng súc vật nuôi, cúng cô bà; các loại sớ (cầu an) như sớ bà cô, sớ đám, sớ hội đồng, sớ cầu siêu và điệp (cầu vong linh)… được lưu giữ trên các tấm gỗ mốc meo nhưng vẫn còn gần như nguyên vẹn nét khắc nổi.

Với lối khắc ngược rất khó, mà hiện tại không còn nghệ nhân nào ở Huế có thể đảm trách, 54 tấm mộc bản đã thể hiện tài “nhất nghệ tinh” của nhiều bậc thầy Huế xưa cách đây gần 1 thế kỷ. Trên đó, nét chạm khắc chủ yếu là chữ Hán Nôm. Riêng có một số bản được khắc chữ Quốc ngữ đặc trưng cho thời gian sau này.

Độc đáo và cuốn hút giới chuyên môn là các tấm bùa trừ tà ma, tờ cúng khí dụng treo giàn bếp, các con vật hay ăn thịt gia súc như hổ, beo và bản khắc “con ảnh” với ý nghĩa thế mạng người nhà tránh các tai ương trong cuộc sống.

Anh Đàn cho biết, chùa Thiên Hòa khi xưa là một trung tâm lớn về sản xuất sớ điệp 100% theo thủ công.

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng TT-Huế, cho rằng: “Hiện tại các nghệ nhân ở Huế đã qua đời nên không còn ai còn khắc được những tấm mộc bản giống thế này nữa. Mộc bản là cơ sở cho các nhà văn hóa dân gian hiểu tường tận về tín ngưỡng dân gian Huế hơn bao giờ hết”.

Được biết sắp tới, bảo tàng sẽ cho in ra bằng phương pháp thủ công hệ thống 54 bản vẽ bằng giấy từ bộ mộc bản trên. Sau đó sẽ làm một cuộc triển lãm riêng về văn hóa tín ngưỡng dân gian Huế nhằm đưa đến những công bố mới nhất đầy lý thú về mộc bản dân gian Huế.

Posted Image

Những con chữ quý giá, có cả chữ Hán và chữ Việt phiên âm

Posted Image

Các tấm mộc bản cũ nát nhưng vẫn còn nổi chữ khắc rất rõ và gần như nguyên vẹn.

Posted Image

Tờ cúng khí dụng trong nhà (khí dụng: lược, dao, kéo, mâm ăn cơm…)

Posted Image

Con hổ (đã được in ra giấy dó) nhằm xua đuổi hổ dữ đến nhà bắt gia cầm và thú nuôi

Posted Image

Con ảnh: Dùng để thế thân người phụ nữ trong gia đình thoát khỏi tai uơng

Posted Image

Một dạng bùa lớn dùng treo trước cổng nhà người Việt xưa

Posted Image

Con chữ và bùa

Posted Image

Một tấm mộc bản với chủ đề “Cầu siêu”.

Đại Dương

Nguồn: dantri.com

Phải chăng đây là hình ký hiệu Bát Quái được viết bằng chữ Việt cổ ? (Khoa đẩu tự?)

Posted Image

Thanhdc.

chắc vậy quá. một chữ ở giữa và xung quanh là đúng tám chữ cho tám quẻ. Nếu biết được đây là chữ gì thì hay biết mấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chắc vậy quá. một chữ ở giữa và xung quanh là đúng tám chữ cho tám quẻ. Nếu biết được đây là chữ gì thì hay biết mấy.

Cái này đem hỏi cụ Xuyền có thể biết được. Đáng lẽ hôm nay tôi có chương trình lên gặp cụ Xuyền ở Phú Thọ. Nhưng cụ đi Hải Phòng đột xuất vì người chị mất.

Hôm hội thảo Phong thủy tôi sẽ mời cụ Xuyền. Anh em nào nhớ thì in đem ra hỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chắc vậy quá. một chữ ở giữa và xung quanh là đúng tám chữ cho tám quẻ. Nếu biết được đây là chữ gì thì hay biết mấy.

Đây là chữ viết Lantsa thuộc hệ chữ viết Nepal (có nhiều biến thể). Tôi nhìn không rõ, có lẽ là Chú Chuẩn Đề được an bố theo mandala dùng Trấn đàn, hoặc trấn trạch. Khởi thủy từ Ấn Độ, Nepal, sau vào Tây Tạng, qua Việt Nam và Trung Hoa. Các Sư, Thầy pháp Việt Nam dùng nhiều. Phật Chuẩn Đề rất có duyên với Nước Việt Nam. Pháp tu này hầu hết các Thầy đều có tụng niệm hàng ngày.

Vài dòng chia sẻ để tham khảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay