Hà Uyên

Cơ Sở Nào để Lập Cục Môn Tử Vi ?

40 bài viết trong chủ đề này

Một cảm nhận sâu sắc về "Sự Trầm Luân" khi tôi đọc các bài viết trong chủ đề này... Tôi kính mong mọi người tin rằng Dịch học, Lý học chân chính không thể chỉ gồm các lý luận vần lân như vậy được. Không lẽ mọi người lại tiếp tục bằng lòng với cách thức diễn dịch như vậy mãi sao?

Mong các bạn thông cảm cho sự bức xúc này của tôi, nhưng kỳ thực là tôi rất thất vọng!...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cháo bác quangnx.

Dịch, hay Tử vi, như cháu đã viết 1 bài, nếu không tu tâm, giữ sự an định, sẽ dễ bị quẩn vào nó.

Như quẻ Ly, nó là đạo, dưỡng tâm trong cái rỗng không, lấy lòng nhân làm gốc, ban phát ánh sáng cho vạn vật. Nhưng quẻ Ly cũng là trung phù, là hư tâm. Phật cũng bảo thiện và ác chỉ cách nhau 1 sát na.

Người học Dịch, theo cháu, phải có trách nhiệm đối với nó.Cũng như được giao trọng trách, anh không thể chỉ muốn sử dụng quyền hành mà không chịu trách nhiệm với bản thân mình. Cũng thế, đa phần người học Dịch chỉ muốn tham thấu, ứng dụng. chính vì thế mà ngã mạn. Học Dịch, trước hết là biết được cái bất toàn của con người mình, điều chỉnh hành vi.

Đạo của Dịch bao trùm vạn vật, chính vì thế mà người chuyên về thiên văn thấy cái lý của mình trong thiên văn, người giỏi toán học thấy cái logic của mình trong toán học, nhưng cũng chính vì thế mà quẩn vào nó. Cổ nhân ngoài việc dùng cái trí mà soi xét vạn vật, còn dùng cái tâm rỗng không của mình mà cảm nhận. Quay về những cái đơn giản của ngũ hành, Thủy là trí, thủy có thể trong, có thể đục, nhưng cuối cùng, mục đích vẫn là sử dụng cái đạo ( Ly - lửa, ánh sáng mặt trời) mà làm thủy bốc hơi, đưa cái trí về sự tinh khiết vẹn toàn.

Đạo của Dịch là bất Dịch, là biến Dịch.

Những điều trên cháu được 1 người anh huấn dạy, cháu thấy thấm thía lắm. Đấy là tôn chỉ của cháu. Viết lên mong rằng các cô bác, ai thấy gì hay thì nhặt nhạnh, không thì coi như ngựa non háu đá :mellow:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin viết thêm những suy nghĩ của cháu.

Về phương pháp dùng quẻ cuộc đời, cháu thấy có thể áp dụng trong tử vi. Ví dụ mệnh Vũ Tham, thường thì để cân nhắc tác động của Vũ khúc mạnh hơn, hay Tham Lang mạnh hơn, có nhiều phương pháp nhưng vẫn phải nhìn tướng mà đoán.

Nếu áp dụng quẻ cuộc đời , mệnh Vũ Tham gặp quẻ Thuần Đoài, Đoài kim, Vũ khúc hành kim, nên ảnh hưởng của vũ khúc mạnh hơn.Cháu có kiểm nghiệm và thấy khá chính xác.

Chi tiết hơn 1 chút, thì ví như quẻ Thủy Trạch Tiết, trên thủy, dưới kim, nếu động hào nội thì kim sinh thủy, nếu động hào ngoại thì thủy bị xì hơi, tùy biến sinh hay biến khắc. Động hào nội thì kim sinh thủy, vì vậy tính thủy mạnh hơn, do đó tham lang có tính chất mạnh hơn vũ khúc. Sau đó dùng lệnh năm, tháng, ngày, giờ cân nhắc. Nếu năm quý hợi, quý thủy, hợi thủy, thủy tính vượng. Cân nhắc như thế để đưa ra 1 hành có tính chất mạnh hơn, dùng để luận bệnh khá chính xác, ví dụ kim vượng thì gant yếu, thổ vượng thì thận yếu.

Ví dụ thực tế :

1 người quẻ cuộc đời thuần khôn, năm mậu thìn. Mậu thổ , thìn thổ, khôn thổ. Thổ quá vượng nên người này bẩm sinh chân thận rất kém. Người này sinh giờ Mùi, Mệnh Âm dương. Thổ vượng nên xì hơi hỏa của thái dương, tăng thêm sức cho Thái âm , nên người này tính cách giống thái âm hơn thái dương rất nhiều, mắt trái kém hơn.

Thú vị hơn, nếu chú ý quẻ hỗ, thì thấy tính chất ngũ hành của quẻ hỗ chính là chế hóa bớt ngũ hành của quẻ chính. Ví dụ quẻ Thuần Cấn, thổ vượng , quẻ hỗ Lôi Thủy Giải, lấy Thủy nuôi dương mộc mà chế hóa bớt tính thổ của nó. Ví dụ như xem phong thủy 1 nhà, được quẻ Sơn Hỏa Bôn động hào 1 biến Thuần Cấn, Cấn là đá, được hỏa tôi luyện, lá số của người này cung Điền có Hỏa tinh, bạch hổ, chính vì thế nên trong nhà có đá thành tinh. Cách chế hóa nằm trong quẻ hỗ Lôi Thủy Giải. Kì lạ là quẻ Chấn là hành nhân, sau được 1 người qua đường giúp hóa giải, lại đúng phương Đông.

Cháu suy nghĩ như vậy, nhưng vì ít kinh nghiệm nên chưa thể kiểm chứng. Mong các cô bác bình giải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thôi được, đối với các bạn trẻ như Minh An tôi xin chia sẻ đôi điều.

Như các vị trưởng bối đã luống tuổi, bản ngã đã định, tôi chỉ mong các vị có được cuộc sống an lành, vì đạo hay đời gì cũng đã gần tỏ tường. Minh An không thể giống họ được phải không dù có thể rất hâm mộ một ai đó ...

Nhưng đối với các bạn trẻ, mọi chuyện còn đang ở phía trước, tôi nghĩ Minh An nên sống với cái đạo ứng với sự trẻ trung, tươi mới của mình. Ví dụ hãy tự vấn xem câu:"Đạo của Dịch là bất Dịch, là biến Dịch" sẽ được giác như thế nào ? phải được ngộ như thế nào?... cho phải Đạo đắc trong thời của mình. Không nên chỉ thấm ý rồi thôi ... rất già và rất uổng...

Hiện tại có lẽ vì "chưa đủ duyên" nên rất nhiều người trong chúng ta đã không có đủ tri thức để hiểu được nhân loại hiện đại đã có cả "một kho tàng tri thức khoa học đồ sộ và chính xác" để luận về vô thường, bàn về sự biến dịch và bất dịch. Hy vọng các bạn trẻ lưu tâm đến lưu ý này.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cháo bác quangnx.

Dịch, hay Tử vi, như cháu đã viết 1 bài, nếu không tu tâm, giữ sự an định, sẽ dễ bị quẩn vào nó.

Như quẻ Ly, nó là đạo, dưỡng tâm trong cái rỗng không, lấy lòng nhân làm gốc, ban phát ánh sáng cho vạn vật. Nhưng quẻ Ly cũng là trung phù, là hư tâm. Phật cũng bảo thiện và ác chỉ cách nhau 1 sát na.

Người học Dịch, theo cháu, phải có trách nhiệm đối với nó.Cũng như được giao trọng trách, anh không thể chỉ muốn sử dụng quyền hành mà không chịu trách nhiệm với bản thân mình. Cũng thế, đa phần người học Dịch chỉ muốn tham thấu, ứng dụng. chính vì thế mà ngã mạn. Học Dịch, trước hết là biết được cái bất toàn của con người mình, điều chỉnh hành vi.

Đạo của Dịch bao trùm vạn vật, chính vì thế mà người chuyên về thiên văn thấy cái lý của mình trong thiên văn, người giỏi toán học thấy cái logic của mình trong toán học, nhưng cũng chính vì thế mà quẩn vào nó. Cổ nhân ngoài việc dùng cái trí mà soi xét vạn vật, còn dùng cái tâm rỗng không của mình mà cảm nhận. Quay về những cái đơn giản của ngũ hành, Thủy là trí, thủy có thể trong, có thể đục, nhưng cuối cùng, mục đích vẫn là sử dụng cái đạo ( Ly - lửa, ánh sáng mặt trời) mà làm thủy bốc hơi, đưa cái trí về sự tinh khiết vẹn toàn.

Những điều trên cháu được 1 người anh huấn dạy, cháu thấy thấm thía lắm. Đấy là tôn chỉ của cháu. Viết lên mong rằng các cô bác, ai thấy gì hay thì nhặt nhạnh, không thì coi như ngựa non háu đá :mellow:

Minh An thân mến.

Trong bài viết của Minh An tôi chỉ bỏ một câu vì nó thừa "Đạo của Dịch là bất Dịch, là biến Dịch". Còn những điều mà người anh của Minh An truyền lại là đúng đấy.

Đạo của Dịch bao trùm vạn vật, chính vì thế mà người chuyên về thiên văn thấy cái lý của mình trong thiên văn, người giỏi toán học thấy cái logic của mình trong toán học, nhưng cũng chính vì thế mà quẩn vào nó. Cổ nhân ngoài việc dùng cái trí mà soi xét vạn vật, còn dùng cái tâm rỗng không của mình mà cảm nhận. Quay về những cái đơn giản của ngũ hành, Thủy là trí, thủy có thể trong, có thể đục, nhưng cuối cùng, mục đích vẫn là sử dụng cái đạo ( Ly - lửa, ánh sáng mặt trời) mà làm thủy bốc hơi, đưa cái trí về sự tinh khiết vẹn toàn.

"Đạo của Dịch bao trùm vạn vật" - Đây chính là bản chất của Dịch - Lý thuyết thống nhất. Bởi vậy giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại có điểm tương đồng khi họ đang đi tìm một Lý thuyết thống nhất và bản chất của Lý thuyết ấy đã có trong Lý học Đông Phương và thất truyền. Thế nhưng cái chúng ta đang tìm hiểu lại là một phương pháp ứng dụng trong lý học Đông phương rất cụ thể: Tại sao số cục là từ 2 đến 6? Hay nói cách khác: Chúng ta đang đi tìm cách để lấp khoảng trống giữa bản chất bao trùm của Lý học trong mọi lĩnh vực và mối liên hệ của nó vối những phương pháp ứng dụng rất cụ thể. Nếu nó không thất truyền thì chúng ta chẳng cần phải tìm hiểu tại sao? Vì nó thất truyền, nó có khoảng trống, nên chúng ta phải tìm hiểu.

Có nhiều phương pháp tiếp cận để tìm hiểu. Nếu phương pháp sai thì mất thì giờ. Nếu phương pháp đúng thì tìm được chân lý.

Lý học dù cao siêu, nhưng nó không thể vượt khỏi quy luật hình thành từ nhận thức thực tại khách quan (Trực quan sinh động) đến hình thành một lý thuyết (Tư duy trừu tượng). Đây cũng là điểm tương đồng của Lý học với sự phát triển tri thức hiện đại. Bởi vậy nếu lấy tri thức hiện đại để liên hệ và lấp khoảng trống thất truyến, làm sáng tỏ những phương pháp ứng dụng khó hiểu của Lý học là một phương pháp tiếp cận. Còn cách mà Minh An đưa ra với một số cách khác, cũng là một phương pháp tiếp cận. Nhưng vì bản chất thất truyền - nên khó hiểu của cả một hệ thống lý thuyết - lại được lấy ra để lấp khoảng trống của chính nó. Tất nó sẽ dẫn đến đem một cái khó hiểu này để giải thích một cái khó hiểu khác. Nên anh Quangnx thất vọng mà thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh An thân mến.

Trong bài viết của Minh An tôi chỉ bỏ một câu vì nó thừa "Đạo của Dịch là bất Dịch, là biến Dịch". Còn những điều mà người anh của Minh An truyền lại là đúng đấy.

"Đạo của Dịch bao trùm vạn vật" - Đây chính là bản chất của Dịch - Lý thuyết thống nhất. Bởi vậy giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại có điểm tương đồng khi họ đang đi tìm một Lý thuyết thống nhất và bản chất của Lý thuyết ấy đã có trong Lý học Đông Phương và thất truyền. Thế nhưng cái chúng ta đang tìm hiểu lại là một phương pháp ứng dụng trong lý học Đông phương rất cụ thể: Tại sao số cục là từ 2 đến 6? Hay nói cách khác: Chúng ta đang đi tìm cách để lấp khoảng trống giữa bản chất bao trùm của Lý học trong mọi lĩnh vực và mối liên hệ của nó vối những phương pháp ứng dụng rất cụ thể. Nếu nó không thất truyền thì chúng ta chẳng cần phải tìm hiểu tại sao? Vì nó thất truyền, nó có khoảng trống, nên chúng ta phải tìm hiểu.

Có nhiều phương pháp tiếp cận để tìm hiểu. Nếu phương pháp sai thì mất thì giờ. Nếu phương pháp đúng thì tìm được chân lý.

Lý học dù cao siêu, nhưng nó không thể vượt khỏi quy luật hình thành từ nhận thức thực tại khách quan (Trực quan sinh động) đến hình thành một lý thuyết (Tư duy trừu tượng). Đây cũng là điểm tương đồng của Lý học với sự phát triển tri thức hiện đại. Bởi vậy nếu lấy tri thức hiện đại để liên hệ và lấp khoảng trống thất truyến, làm sáng tỏ những phương pháp ứng dụng khó hiểu của Lý học là một phương pháp tiếp cận. Còn cách mà Minh An đưa ra với một số cách khác, cũng là một phương pháp tiếp cận. Nhưng vì bản chất thất truyền - nên khó hiểu của cả một hệ thống lý thuyết - lại được lấy ra để lấp khoảng trống của chính nó. Tất nó sẽ dẫn đến đem một cái khó hiểu này để giải thích một cái khó hiểu khác. Nên anh Quangnx thất vọng mà thôi.

Anh Thiên Sứ thân mến.

Việc anh Quangnx thất vọng, là nói tới Hà Uyên, chứ không phải nói Minh An đâu. Nguyên nhân từ đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...art=#entry52518

Cảm ơn Quangnx đã quan tâm nhắc nhở.

Anh Thiên Sứ thông cảm cho.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Hà Uyên

Điều này chẳng có cơ sở gì cả. Nói tới số THÀNH thì là: (6,7,8,9,10) tương ứng với ngũ hành (Thủy,Hỏa,Mộc,Kim,Thổ) thì ví dụ:

Thủy khắc Hỏa: 6 + (2 + 7) = 15

Hỏa khắc Kim: 7 + (4 + 9) = 20

Kim khắc Mộc: 9 + (3 + 8) = 20

Mộc khắc Thổ: 8 + (5 + 10) = 23

Thổ khắc Thủy: 10 + (1 + 6) = 17

cho chúng ta nhận thức được gì, ngoài việc có 2 đáp số 20.

Chào Sapa, Hà Uyên quan tâm tới trị số 20 là có nguyên nhân của nó. Hướng phát triển theo trục Đông - Tây, mang tính Dương. Hướng phát triển theo trục Nam - Bắc, mang tính âm (lực dãn nở bứt ra khỏi mặt đất). Khi đồng thời giãn nở theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, đó là dấu hiệu không may hoặc nguy hiểm.

Thà rằng, cứ như anh Thiên Sứ đặt để Ngũ hành Cục trong Tử Vi theo Hà Đồ:

(1,6) Thủy

(2,7) Hỏa

(3,8) Mộc

(4,9) Kim

(5,10) Thổ

theo số SINH (1,2,3,4,5) nhưng vì số 1 không dùng nên xài 6 cho Thủy cục đỡ nghĩ suy. Chứ khi thì dùng toàn là số THÀNH 7,9,8 tương ứng với Ngũ Hành theo Lạc Thư để trừ 3 (Mộc) nhưng theo Lạc Thư thì

- Mộc (lý ra) có trị số Vượng là 4 của Tốn

mà, phải không anh Hà Uyên!? Lạc Thư có SỐ tương ưng với Ngũ Hành như sau:

(1) Thủy

(2,5,8) Thổ

(3,4) Mộc

(6,7) Kim

(9) Hỏa

Thế mà anh lại dùng 3 làm Mộc chỉ vì theo sách vở đã định: Mộc 3 cục hay anh có dụng ý khác? Cảm ơn Sapa nhiều.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào anh chị em.

Môn Tử vi, thông qua Tháng sinh và Giờ sinh, xác định được cung lập Mệnh. Tiếp đến là xác định Ngũ hành cho Cục, thông qua Can của Năm sinh. Với những trị số cơ bản như sau:

- Hoả Lục cục

- Thổ ngũ cục.

- Kim tứ cục

- Mộc tam cục.

- Thủy nhị cục.

Trị số: 2, 3, 4, 5, 6 được phối hợp với Ngũ hành: Thủy - Mộc - Kim - Thổ - Hỏa, không biết Người xưa căn cứ vào đâu, để xác lập như vậy ?

Anh chị em cùng bình giải xem, Tại sao lại được cấu tạo như vậy ?

Phapvan xin được tìm lại lập luận của người xưa về trị số cục tử vi

1. Cơ sở Lý‎ học của trị số Cục

- Theo môn Tử Vi thì tìm Ngũ Hành của Cục trước.

- Sau đó căn cứ vào tính chất Ngũ Hành : Kim - Mộc, Thủy - Hỏa, Thổ để xác định Số của Cục.

- Số của Cục căn cứ vào Số của Hà Đồ (Hà Đồ và Lạc Thư coi như một mệnh đề đúng): Hành Mộc có trị số 3; hành Kim có trị số 4; hành Thổ có trị số 5; hành Thủy Hỏa đảo số cho nhau, vấn đề là ở đây ?

Nếu như ở đây không đảo số thì mọi người dễ dàng thống thất. (Chỗ này anh Thiên Sứ đã giải quyết bằng cách đổi lại Thủy Hỏa)

- Như vậy mọi người lại thấy đơn giản quá, ít ai chấp nhận.

2. Bản đồ Tử Vi

Bản đồ Tử Vi gồm có : 12 cung địa chi; Hành Cục và Số của Hành Cục; Sao Chính và Sao phụ.

Hiểu như sau :

- 12 cung chính là quy tắc định đóan

- Số là để đánh dấu

- Sao là phương của Dụng đã ấn định.

3. Câu hỏi tự đặt ra : vì sao cổ nhân dùng số Sinh mà không dùng số thành ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một cảm nhận sâu sắc về "Sự Trầm Luân" khi tôi đọc các bài viết trong chủ đề này... Tôi kính mong mọi người tin rằng Dịch học, Lý học chân chính không thể chỉ gồm các lý luận vần lân như vậy được. Không lẽ mọi người lại tiếp tục bằng lòng với cách thức diễn dịch như vậy mãi sao?

Mong các bạn thông cảm cho sự bức xúc này của tôi, nhưng kỳ thực là tôi rất thất vọng!...

Hiện tại có lẽ vì "chưa đủ duyên" nên rất nhiều người trong chúng ta đã không có đủ tri thức để hiểu được nhân loại hiện đại đã có cả "một kho tàng tri thức khoa học đồ sộ và chính xác" để luận về vô thường, bàn về sự biến dịch và bất dịch. Hy vọng các bạn trẻ lưu tâm đến lưu ý này.

Thân mến

Ai mà không tin anh quangnx ở điểm này thì anmay mời đọc thử mấy cuốn sách của Rodney Collin và thày ổng là ông P.D Ouspenky để coi khoảng cách giữa Chân lý của phương Tây so với phương Đông (như các bác đang hỉu) nó xa gần bi nhiu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai mà không tin anh quangnx ở điểm này thì anmay mời đọc thử mấy cuốn sách của Rodney Collin và thày ổng là ông P.D Ouspenky để coi khoảng cách giữa Chân lý của phương Tây so với phương Đông (như các bác đang hỉu) nó xa gần bi nhiu.

Tôi cùng anh bạn đi lễ Chùa, Chủa lá hoang sơ trong lòng Thành Phố. Các Ni ở đây sống rất đạm bạc. Ra về người bạn tôi cứ tấm tắc thương hại các Ni và thấy Tu như thế quá khổ. Tôi nói với người bạn không biết mình thương hại họ, hay họ đang thấy mình thật đáng thương.

Khoa học chân chính thì ít, mà "Khoa học Trùm Mền" thì nhiều. Các nhà khoa học chân chính giù có lên giàn hỏa thiêu thì vẫn bảo vệ chân lý. Còn các nhà Khoa Học Trùm Mền" khi vô thường đến như : bệnh tật, đe dọa tài sản của cải thì bản Thân lại quằn quại như con giun. Lúc đấy có "Trầm Luân" không ?. Anh nói người khác "Vần Luân" thì anh phải đưa ra cái cái của anh không "Vần Luân" để người khác tham khảo. Và anh chỉ ra cái "Vần Luân" của người ta. Còn nếu anh Cao rồi, thì cái "Vần Luân" ấy sẽ có nhiều người khác thưởng thức được theo cách của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cùng anh bạn đi lễ Chùa, Chủa lá hoang sơ trong lòng Thành Phố. Các Ni ở đây sống rất đạm bạc. Ra về người bạn tôi cứ tấm tắc thương hại các Ni và thấy Tu như thế quá khổ. Tôi nói với người bạn không biết mình thương hại họ, hay họ đang thấy mình thật đáng thương.

Cả bác, bạn bác và các ni (nếu họ nghĩ như bác) đều đang ảo tưởng cả, vì bác không phải là họ sao biết họ đáng thương hay không? Và họ cũng không phải là bác làm sao biết bác đáng thương hay không?

Nói chính xác ra thì đại đa số trong chúng ta đều đang ảo tưởng hết, vì chúng ta không ngừng "cho rằng" người khác đang nghĩ gì, cảm thấy gì, trong khi chúng ta không hề có 1 cơ chế nào để biến chúng ta thành người khác để mà cảm nhận được cái họ cảm nhận cả.

Ngay cả cảm nhận của mỗi người chúng ta, chúng ta liệu đã biết rõ chưa?

Khoa học chân chính thì ít, mà "Khoa học Trùm Mền" thì nhiều. Các nhà khoa học chân chính giù có lên giàn hỏa thiêu thì vẫn bảo vệ chân lý. Còn các nhà Khoa Học Trùm Mền" khi vô thường đến như : bệnh tật, đe dọa tài sản của cải thì bản Thân lại quằn quại như con giun. Lúc đấy có "Trầm Luân" không ?. Anh nói người khác "Vần Luân" thì anh phải đưa ra cái cái của anh không "Vần Luân" để người khác tham khảo. Và anh chỉ ra cái "Vần Luân" của người ta. Còn nếu anh Cao rồi, thì cái "Vần Luân" ấy sẽ có nhiều người khác thưởng thức được theo cách của họ.

Ai mà lửa đốt đến đít vẫn không quằn quại như giun thì cháu thật với bác họ đã là THÁNH hoặc ngủm củ tỏi rồi chứ không còn là các nhà Khoa Học nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phapvan xin được tìm lại lập luận của người xưa về trị số cục tử vi

1. Cơ sở Lý‎ học của trị số Cục

- Theo môn Tử Vi thì tìm Ngũ Hành của Cục trước.

- Sau đó căn cứ vào tính chất Ngũ Hành : Kim - Mộc, Thủy - Hỏa, Thổ để xác định Số của Cục.

- Số của Cục căn cứ vào Số của Hà Đồ (Hà Đồ và Lạc Thư coi như một mệnh đề đúng): Hành Mộc có trị số 3; hành Kim có trị số 4; hành Thổ có trị số 5; hành Thủy Hỏa đảo số cho nhau, vấn đề là ở đây ?

Nếu như ở đây không đảo số thì mọi người dễ dàng thống thất. (Chỗ này anh Thiên Sứ đã giải quyết bằng cách đổi lại Thủy Hỏa)

- Như vậy mọi người lại thấy đơn giản quá, ít ai chấp nhận.

2. Bản đồ Tử Vi

Bản đồ Tử Vi gồm có : 12 cung địa chi; Hành Cục và Số của Hành Cục; Sao Chính và Sao phụ.

Hiểu như sau :

- 12 cung chính là quy tắc định đóan

- Số là để đánh dấu

- Sao là phương của Dụng đã ấn định.

3. Câu hỏi tự đặt ra : vì sao cổ nhân dùng số Sinh mà không dùng số thành ?

3. Câu hỏi tự đặt ra : vì sao cổ nhân dùng số Sinh mà không dùng số thành ?

Trả lời được câu hỏi này có thể lý giải tất cả các “Kỳ Án” trong Tử Vi.

Số Sinh ra mọi người có thể giống nhau, nhưng "Thành Số" trong cuộc đời mỗi người khác nhau. Do đó tùy thời mà biến không chấp nê ở số "Thành". Cho giù các điều kiện khách quan bên ngòai giống nhau hòan tòan thì, do Tâm thức mỗi người khác nhau nên "Thành Số" khác nhau (nhân sinh quan).

Số Thành do mỗi Người tự quyết định kết quả cuộc đời mình (vô tình hay cố ý). Đây có lẽ là cơ sở Lý học để Cổ nhân chọn "Số Sinh" cho Hành Cục.

Lấy "Số" để chỉ thị mà không phải gò bó. Cổ nhân dùng "Sao" để dậy, chứ không phải "Sao" (Tinh) thay được Tinh Thần.

Phép "Dụng" do Người chứ không phải do "Số". Biến thông tùy theo việc Hung – Cát không phải tùy theo "Pháp". Định chủ ở Tâm chứ không phải chủ ở "Sao".

4. Vì sao Thủy Hỏa lại đảo số ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng Thủy có thể Thăng Hoa và Hỏa có thể Biến Thiên nên được đặc cách Đảo số?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng Thủy có thể Thăng Hoa và Hỏa có thể Biến Thiên nên được đặc cách Đảo số?

Cũng gần như vậy. Bác xem truyện Tây Du Ký có nhớ lúc Thái Thượng Lão Quân dùng Lửa Tam Muội đốt Đại Thánh trong lò Bát Quái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

3. Câu hỏi tự đặt ra : vì sao cổ nhân dùng số Sinh mà không dùng số thành ?

Trả lời được câu hỏi này có thể lý giải tất cả các “Kỳ Án” trong Tử Vi.

Số Sinh ra mọi người có thể giống nhau, nhưng "Thành Số" trong cuộc đời mỗi người khác nhau. Do đó tùy thời mà biến không chấp nê ở số "Thành". Cho giù các điều kiện khách quan bên ngòai giống nhau hòan tòan thì, do Tâm thức mỗi người khác nhau nên "Thành Số" khác nhau (nhân sinh quan).

Số Thành do mỗi Người tự quyết định kết quả cuộc đời mình (vô tình hay cố ý). Đây có lẽ là cơ sở Lý học để Cổ nhân chọn "Số Sinh" cho Hành Cục.

Lấy "Số" để chỉ thị mà không phải gò bó. Cổ nhân dùng "Sao" để dậy, chứ không phải "Sao" (Tinh) thay được Tinh Thần.

Phép "Dụng" do Người chứ không phải do "Số". Biến thông tùy theo việc Hung – Cát không phải tùy theo "Pháp". Định chủ ở Tâm chứ không phải chủ ở "Sao".

4. Vì sao Thủy Hỏa lại đảo số ?

4. Vì sao Thủy Hỏa lại đảo số ?

Con người được tạo ra khởi thủy từ động Tâm Tình của cha mẹ. Tinh Cha (thủy) Huyết (thủy) Mẹ, âm dương hòa hợp. Ngay khi tiếng khóc chào đời là luồng dưỡng khí của Trời và dòng sữa mẹ nuôi dưỡng. Con người đã gồm đủ âm dương của người Cha và Mẹ, gồm đủ âm dương của Đất và âm dương của Trời. Tam tài đã đủ, Sáu vạch đã thành. Khi người ta được sinh ra, tức có Ta. Đã có Ta thì phải có cái sinh ra ta và cái khắc ta. Đồng thời Ta sẽ sinh ra cái ta sinh và cái ta khắc. Đây chính là qui luật nhân quả, hai nguyên nhân và hai kết quả.

Sự chuyển hóa tinh hoa âm dương ngũ hành: của cha mẹ, của trời và đất đã tạo ra cái Ta, cái Một (thái cực) một tiểu thiên địa cũng đủ âm dương ngũ hành. Con người sống và lớn lên nhờ mùi vị của đất và dưỡng khí của trời kể từ khi lá số Tử Vi được thành lập.

Share this post


Link to post
Share on other sites