Hà Uyên

Cơ Sở Nào để Lập Cục Môn Tử Vi ?

40 bài viết trong chủ đề này

Xin chào anh chị em.

Môn Tử vi, thông qua Tháng sinh và Giờ sinh, xác định được cung lập Mệnh. Tiếp đến là xác định Ngũ hành cho Cục, thông qua Can của Năm sinh. Với những trị số cơ bản như sau:

- Hoả Lục cục

- Thổ ngũ cục.

- Kim tứ cục

- Mộc tam cục.

- Thủy nhị cục.

Trị số: 2, 3, 4, 5, 6 được phối hợp với Ngũ hành: Thủy - Mộc - Kim - Thổ - Hỏa, không biết Người xưa căn cứ vào đâu, để xác lập như vậy ?

Anh chị em cùng bình giải xem, Tại sao lại được cấu tạo như vậy ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi Minh An.

Phàm hai quẻ Càn Khôn sinh ra sáu con, Bố Mẹ thân thoái mà 6 con thì tiến (2 lùi 6 tiến), cũng như là Âm Dương sinh ra Ngũ hành vậy. Chúng phối hợp với nhau mà thành 64 quẻ. Cũng giống như Can Chi phối hợp với nhau, mà thành Giáp Tý vậy. Nhân quẻ mà suy ra Cơ - Ngẫu, Biến - Hóa, thì cũng như Can Chi phối hợp, mà cũng suy ra Xung - Hợp - Chế - Hóa vậy.

Thì có khác nào khi nói về Ngũ hành, Thuỷ chỉ sinh ở Canh Tân, mà không Hóa ở Bính - Tân. Hỏa chỉ sinh ở Giáp Ất, mà không Hóa ở Mậu - Quý. Thuyết Biến quái, thì cho đây, là cái gốc của Dịch. Tất cả 64 quẻ đều lấy từ đây mà ra. Như vậy, là vẫn lấy Hóa khí làm Bản khí, thì cũng trái với ý nghĩa tương sinh của Ngũ hành vậy.

- Bỏ một dùng ba: 360 thì dùng 270

- Bỏ hai dùng sáu: Bố Mẹ lùi mà sáu con tiến => 2 lùi 6 tiến.

- Bỏ ba dùng chín: Bỏ Tuyệt, Thai, Dưỡng => dùng từ Sinh tới Mộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thân giảm" có câu:

Dương cực tắc kháng,

Âm cực tắc ngưng,

Kháng tắc hữu hối,

Ngưng tắc hữu hung.

Dương cực thì kháng,

Âm cực thì ngưng,

Kháng thì hối hận,

Ngưng thì hung hiểm.

Địa thế Khôn, Thổ dĩ hậu súc tải vật. Vô Thổ bất Thủy.

Địa trung hữu Thủy, Sư: Thổ dĩ dung súc Thủy.

Âm lấy Dương làm gốc, Dương lấy Âm làm gốc.

Thủy sinh ở 1 lấy Hoả thành ở 6.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào anh chị em.

Môn Tử vi, thông qua Tháng sinh và Giờ sinh, xác định được cung lập Mệnh. Tiếp đến là xác định Ngũ hành cho Cục, thông qua Can của Năm sinh. Với những trị số cơ bản như sau:

- Hoả Lục cục

- Thổ ngũ cục.

- Kim tứ cục

- Mộc tam cục.

- Thủy nhị cục.

Trị số: 2, 3, 4, 5, 6 được phối hợp với Ngũ hành: Thủy - Mộc - Kim - Thổ - Hỏa, không biết Người xưa căn cứ vào đâu, để xác lập như vậy?

Anh chị em cùng bình giải xem, Tại sao lại được cấu tạo như vậy ?

Bác Hà Uyên kính mến.

Trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" tôi có trình bày về một mối liện hệ như sau giữa phương pháp bói bài Tây liên hệ với 32 cặp quẻ Dịch và con số từ 2 đến 6 trong số cục của Tử Vi.

Trong phương pháp bói bài Tây 54 lá, khi bói người ta bỏ các lá bài từ 2 đến 6, mỗi con số có 4 chất Rô, Cơ, Chuồn, Bích. Tổng số phải bỏ là 20 con bài. Còn lại 34 con bài , bỏ tiếp 2 con fan. Còn đúng 32 lá.

- Nếu chúng ta sắp 64 quẻ Hậu thiên theo thứ tự từng cặp 1 - 2; 3 - 4; 5 -6.....đến hết 64 quẻ thì sẽ có 32 cặp quẻ Dịch đối xứng Âm Dương và đối xứng nghịch đảo. 32 cặp quẻ Dịch đối xứng này hoàn toàn trùng khớp với 32 con bài Tây dùng để coi bói, cũng có hình cấu trúc đối xứng trong từng con bài.

- Trong bộ bài Tây không dùng số 1 như trong Dịch và Tử Vi. Độ số các con bài Tây bỏ từ 2 - 6 hoàn toàn trùng khớp với độ số cục trong Tử Vi từ 2 đến 6.

Như vậy, có một sự trùng khớp lý thuyết với hai phương pháp này. Phải chăng, chúng cùng là hệ quả của một lý thuyết nhất quán?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Hà Uyên kính mến.

Trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" tôi có trình bày về một mối liện hệ như sau giữa phương pháp bói bài Tây liên hệ với 32 cặp quẻ Dịch và con số từ 2 đến 6 trong số cục của Tử Vi.

Trong phương pháp bói bài Tây 54 lá, khi bói người ta bỏ các lá bài từ 2 đến 6, mỗi con số có 4 chất Rô, Cơ, Chuồn, Bích. Tổng số phải bỏ là 20 con bài. Còn lại 34 con bài , bỏ tiếp 2 con fan. Còn đúng 32 lá.

- Nếu chúng ta sắp 64 quẻ Hậu thiên theo thứ tự từng cặp 1 - 2; 3 - 4; 5 -6.....đến hết 64 quẻ thì sẽ có 32 cặp quẻ Dịch đối xứng Âm Dương và đối xứng nghịch đảo. 32 cặp quẻ Dịch đối xứng này hoàn toàn trùng khớp với 32 con bài Tây dùng để coi bói, cũng có hình cấu trúc đối xứng trong từng con bài.

- Trong bộ bài Tây không dùng số 1 như trong Dịch và Tử Vi. Độ số các con bài Tây bỏ từ 2 - 6 hoàn toàn trùng khớp với độ số cục trong Tử Vi từ 2 đến 6.

Như vậy, có một sự trùng khớp lý thuyết với hai phương pháp này. Phải chăng, chúng cùng là hệ quả của một lý thuyết nhất quán?

Vâng, anh Thiên Sứ.

Hà Uyên đã đọc được hơn ba lần về tác phẩm: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Cảm ơn Anh.

Dưới đây, là một trong những cách tường giải về độ số Cục trong môn Tử vi:

Từ Nguyên lý:

- Bỏ một dùng ba: 360 thì chỉ dùng 270 => 1 giáng 3 thăng.

- Bỏ hai dùng sáu: Bố Mẹ lùi mà sáu con tiến => 2 lùi 6 tiến.

- Bỏ ba dùng chín: Bỏ Tuyệt, Thai, Dưỡng => dùng từ Sinh tới Mộ.

Hành kim : Có 2 quẻ là Càn và Đoài. Càn 1 , Đoài 2. Tuy nhiên, số 9 chính là 1 số chứa trong nó cả Càn lẫn Đoài nên số của hành kim là : 9+1+2 = 12/4 = 4 => Kim tứ cục. Từ Sinh , Vượng, Mộ có 3 khoảng, từ Sinh đến Vượng, từ Vượng đến Mộ và từ Mộ đến Sinh. Số của mỗi hành sẽ được chia cho 3 khoảng đó. Như vậy, tại mỗi khoảng, giá trị của hành kim là 12 : 3 = 4 ( Kim tứ cục)

Tương tự hành Thổ có Cấn và Khôn , trị số là 8+7 = 15 / 3 = 5 => là Thổ ngũ cục

Hành Thủy quẻ Khảm có trị số là 6 / 3 = 2 => Thủy nhị cục.

Hành Mộc là quẻ Chấn và Tốn. Trị số là 4+5 = 9 / 3 => Mộc tam cục.

Duy chỉ có hành hỏa là Ly , 3 : 3 = 1. Chẳng lẽ lại là Hỏa nhất cục.

Bạn Minh An đã gửi thư, đặt v/đ về việc tường giải của mình.

Cũng mong anh Thiên Sứ cùng anh chị em trên diễn đàn cho ý kiến bình giải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Lạc tướng

Vâng, anh Thiên Sứ.

Hà Uyên đã đọc được hơn ba lần về tác phẩm: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Cảm ơn Anh.

Dưới đây, là một trong những cách tường giải về độ số Cục trong môn Tử vi:

Từ Nguyên lý:

- Bỏ một dùng ba: 360 thì chỉ dùng 270 => 1 giáng 3 thăng.

- Bỏ hai dùng sáu: Bố Mẹ lùi mà sáu con tiến => 2 lùi 6 tiến.

- Bỏ ba dùng chín: Bỏ Tuyệt, Thai, Dưỡng => dùng từ Sinh tới Mộ.

Hành kim : Có 2 quẻ là Càn và Đoài. Càn 1 , Đoài 2. Tuy nhiên, số 9 chính là 1 số chứa trong nó cả Càn lẫn Đoài nên số của hành kim là : 9+1+2 = 12/4 = 4 => Kim tứ cục. Từ Sinh , Vượng, Mộ có 3 khoảng, từ Sinh đến Vượng, từ Vượng đến Mộ và từ Mộ đến Sinh. Số của mỗi hành sẽ được chia cho 3 khoảng đó. Như vậy, tại mỗi khoảng, giá trị của hành kim là 12 : 3 = 4 ( Kim tứ cục)

Tương tự hành Thổ có Cấn và Khôn , trị số là 8+7 = 15 / 3 = 5 => là Thổ ngũ cục

Hành Thủy quẻ Khảm có trị số là 6 / 3 = 2 => Thủy nhị cục.

Hành Mộc là quẻ Chấn và Tốn. Trị số là 4+5 = 9 / 3 => Mộc tam cục.

Duy chỉ có hành hỏa là Ly , 3 : 3 = 1. Chẳng lẽ lại là Hỏa nhất cục.

Bạn Minh An đã gửi thư, đặt v/đ về việc tường giải của mình.

Cũng mong anh Thiên Sứ cùng anh chị em trên diễn đàn cho ý kiến bình giải.

Liêm trinh hiểu cụ lão "vệ quốc quân" băn khoăn gì, Sin cụ đọc toàn bộ các tài liệu của cụ thiên sứ, liêm trinh nghĩ rằng trong đó có một cái gì đó rất khoa học mà có thể do vô tình cụ thiên sứ tìm ra mà chính cụ thiên sứ cũng không biết còn tất cả mọi người cũng như cụ thiên sứ chưa ai nhận ra được.

Vấn đề cục của tử vi chắc tiền nhân không dùng cách cộng trừ nhân chia mà nó liên hệ chặt chẽ với "ngũ vận lục khí của đông y" liêm trinh đang nghĩ dở thì đến đoạn nhịp sinh học giảm về trí tuệ khám phá nên tạm dừng. Liêm trinh cũng đang muốn giải quyết nốt vấn đề này để xem tiền nhân chính sác hay chưa chính sác để kế thừa trong một lý thuyết lý học tổng quát cho bất cứ hệ khảo sát nào.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi cụ Hà uyên.

Trước đây Minh An có đọc 1 cuốn sách về di truyền học, nó đề cập đến việc ánh sáng mặt trời và thủy triều tác động như thế nào đối với sự sắp xếp bộ gen, chất lượng tinh trùng v.v.. của mỗi người.

Nếu nghiên cứu kĩ hơn về quẻ Ly và quẻ Khảm, có lẽ sẽ có manh mối chăng? Vấn đề nêu trong 1 topic về cách an Mệnh và Thân có lẽ cũng liên quan chặt chẽ đến cường độ ánh sáng và thủy triều.

Phải chăng tại thời điểm đó, cường độ ánh sáng và thủy triều tác động đến ngũ hành trong cơ thể mỗi người , từ đó quyết định tính cách và số phận?

Vài suy nghĩ lan man của cháu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Minh An.

Khi tìm hiểu về Ngũ hành, mối quan hệ "sinh- khắc" cũng phải đủ một điều kiện, dựa vào quy luật Tứ thời của Tự nhiên. Ví như khi nói Hỏa khắc Kim, khi chúng ta xét Hoả phải ở trong trạng thái "thành" thì mới có thể khắc được Kim. Thông qua "số" mà bàn thì, Hỏa thành ở 7, thì 7 + 4 + 9 = 20 = 6 + 5 + 4 + 3 + 2 = 20. Tương tự như vậy, khi Kim khắc Mộc, thì số "thành" của Kim là 9 ta có: 9 + 3 + 8 = 20, cũng bằng 20 => điều này, cho chúng ta nhận thức được những gì ?

Người xưa lấy Mộc tinh để làm thước đo cho mỗi một cung, cũng gọi là Tuế tinh, 12 năm. Khi căn cứ vào lấy "Vượng" để dụng sự, thì lấy Mộc làm thước đo như sau:

- Mộc có trị số Vượng là 3 của Chấn => Mộc Tam cục

- Kim có trị số Vượng là 7 của Đoài => 7 - 3 = 4 => Kim Tứ cục

- Hỏa có trị số Vượng là 9 của Ly => 9 - 3 = 6 => Hỏa Lục cục

- Thủy có trị số Vượng là 1 của Khảm => 3 - 1 = 2 => Thủy Nhị cục.

- Thổ có trị số Vượng là 8 của Cấn => 8 - 3 = 5 => Thổ Ngũ cục

Anh chị em cùng Minh An bình giải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Minh An.

Khi tìm hiểu về Ngũ hành, mối quan hệ "sinh- khắc" cũng phải đủ một điều kiện, dựa vào quy luật Tứ thời của Tự nhiên. Ví như khi nói Hỏa khắc Kim, khi chúng ta xét Hoả phải ở trong trạng thái "thành" thì mới có thể khắc được Kim. Thông qua "số" mà bàn thì, Hỏa thành ở 7, thì 7 + 4 + 9 = 20 = 6 + 5 + 4 + 3 + 2 = 20. Tương tự như vậy, khi Kim khắc Mộc, thì số "thành" của Kim là 9 ta có: 9 + 3 + 8 = 20, cũng bằng 20 => điều này, cho chúng ta nhận thức được những gì ?

Người xưa lấy Mộc tinh để làm thước đo cho mỗi một cung, cũng gọi là Tuế tinh, 12 năm. Khi căn cứ vào lấy "Vượng" để dụng sự, thì lấy Mộc làm thước đo như sau:

- Mộc có trị số Vượng là 3 của Chấn => Mộc Tam cục

- Kim có trị số Vượng là 7 của Đoài => 7 - 3 = 4 => Kim Tứ cục

- Hỏa có trị số Vượng là 9 của Ly => 9 - 3 = 6 => Hỏa Lục cục

- Thủy có trị số Vượng là 1 của Khảm => 3 - 1 = 2 => Thủy Nhị cục.

- Thổ có trị số Vượng là 8 của Cấn => 8 - 3 = 5 => Thổ Ngũ cục

Anh chị em cùng Minh An bình giải.

Tam hợp của Địa chi được căn cứ vào đâu để quy Ngũ hành cho Tam hợp ?

Có thể, Người xưa cũng thông qua nguyên lý: "Bỏ một dùng ba, bỏ hai dùng sáu, bỏ ba dùng chín" chăng ?

- Hợi - Mão - Mùi => Sinh - Vượng - Mộ => Căn cứ vào Vượng để Quy thần về thuộc Mộc.

- Thân - Tý - Thìn => Sinh - Vượng - Mộ => Căn cứ vào Vượng để Quy thần về thuộc Thủy.

- Tị - Dậu - Sửu => Sinh - Vượng - Mộ => Căn cứ vào Vượng để Quy thần về thuộc Kim.

- Dần - Ngọ - Tuất => Sinh - Vượng - Mộ => Căn cứ vào Vượng để Quy thần về thuộc Hỏa.

Vậy còn Thổ thì sao ? Tại sao Thiên can Mậu thì lại được khởi Trường sinh từ cung Dần ? Tại sao Địa chi tam hợp cục của Thổ lại được khởi Trường sinh từ cung Thân ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên 1 ly trà buổi sáng.

Nếu ta sắp xếp thành 2 nhóm như sau

Càn Đoài Tốn Khảm

Khôn Cấn Chấn Ly

Cách sắp xếp trên dựa vào ý tưởng nội bất dịch, ngoại biến dịch( Phù hợp với đạo của người học Dịch, tâm an định bất dịch nhưng trí luôn biến dịch theo vạn vật) 8 quẻ chia làm 2 nhóm, nhóm 1 đứng đầu là quẻ Càn, nhóm 2 đứng đầu là quẻ Khôn . 3 hào, hào giữa không biến đối, 2 hào 1 và 3 biến đối.

Nạp thập thiên can cho bát quái, ta có như sau.

Càn Đoài Tốn Khảm Càn

Giáp Đinh Mậu Tân Nhâm

Khôn Cấn Chấn Ly Khôn

Ất Bính Kỷ Canh Quý

Đếm theo thập thiên can, bắt đầu từ Giáp đến Quí, ta sẽ có 1 đường hình Sin.

Tiếp tục lấy quy tắc thiên can tàng độn trong thập nhị địa chi.

Ta có Tý ẩn Quý, Sửu ẩn v.v....... Không lấy trung khí và khí thừa, lại quy về bát quái, vẽ trên mô hình địa bàn lá số tử vi cháu phát hiện thấy nhiều điều lạ.

Kinh mong cụ Hà Uyên cùng các cô bác trên diễn đàn bình giải.

Cháu không giỏi dùng máy tính lắm nên không biết vẽ như thế nào. Hic. Để cháu lần mò vẽ sơ lược, post lên diễn đàn để cụ và các cô bác tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên và quí vị quan tâm.

Trong cách cục của Tử Vi có hai phần: Phần Ngũ Hành và số cục.

1 - Về Ngũ hành thì nó thể hiện quy luật vận động của từng hành khí - liên quan đến tháng trong năm sinh của đương số trong Tử Vi, mà mệnh cung đặt ở đó.

2 - Về số của cục theo Ngũ hành. Bắt đầu từ số 2 và kết thúc ở 6.

Phải chăng điều này liên quan đến những gia trị khởi nguyên có tính lý thuyết của dãy số trong một thuật toán miêu tả sự vận hành trong lịch sử vũ trụ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hahaha!

Các anh thân mến,

Nghe các anh trò chuyện về độ số của cục làm tại hạ buồn cười quá. Em mong các anh quay lại quy luật của môn Tử Vi. Theo thứ tự như sau:

(1) Phương pháp an cung mệnh

- đếm tháng thuận, rồi đếm giờ sinh nghịch

- Tháng là "mặt trặng"

- Giờ là "mặt trời"

- Rồi đặt câu hỏi, tại sao thuận rồi nghịch ?

(2) Cục có nghiã trong Tử Vi Thiên Văn Học là vòng quay thuận nghịch

- Khi mặt trời và mặt trăng quay nghịch và bắc đẩu cửu phi tinh quay thuận

(3) Độ số trong cục

- Độ số 2,3,4,5,6 là vòng quay của sao Tử Vi (phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh).

- Quy luật nhị hợp trong nhị thập bát tú (có nhắc trong vài bài trước của tại hạ)

- Nhị Cục - Lúc nhật thực vào cung Tý thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Sửu

- Tam Cục - Lúc nhật thực vào cung Dậu thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Thìn

- Tứ Cục - Lúc nhật thực vào cung Tý thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Sửu

- Ngũ Cục - Lúc nhật thực vào cung Mùi thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Ngọ

- Lục Cục - Lúc nhật thực vào cung Thìn thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Dậu

- Sau khi được độ số của cục thì theo thứ tự như sau:

- Nhị Cục thì Tử Vi an tại cung Sửu, 2 ngày sau thì sao Tử Vi an tại cung Dần ....

- Tam Cục thì Tử Vi an tại cung Thìn , 3 ngày sau thì sao Tử Vi an tại cung Tị ....

- ... cứ như thế cho Tứ, Ngũ và Lục Cục

(4) Ngũ hành của cục

- Cái nầy thì tại hạ để cho các anh tử tìm kiếm. Tại hạ không muốn nằm trong sự tranh chấp sự thay đổi vị trí của Thủy và Hoả . Mong các anh thông cảm

Đào Hoa

... xin lỗi không có thì giờ vẽ hình cho dễ hiểu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ĐaoHoa.

Cảm ơn DaoHoa đã giúp cho được mở rộng tầm mắt, với những gì mà Thiên văn đã và đang chứng thực cho những kiến thức của tiền nhân.

Thông qua Thiên văn, chúng ta sẽ hiểu được tại sao hình thành vòng Tứ hoá của Tử vi, tại sao Không Kiếp được quy định khởi tại Hợi cung, Tả Hữu được khởi từ Thìn Tuất, tháng Nhuận không được tính, ... ,

Cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên 1 ly trà buổi sáng.

Nếu ta sắp xếp thành 2 nhóm như sau

Càn Đoài Tốn Khảm

Khôn Cấn Chấn Ly

Cách sắp xếp trên dựa vào ý tưởng nội bất dịch, ngoại biến dịch( Phù hợp với đạo của người học Dịch, tâm an định bất dịch nhưng trí luôn biến dịch theo vạn vật) 8 quẻ chia làm 2 nhóm, nhóm 1 đứng đầu là quẻ Càn, nhóm 2 đứng đầu là quẻ Khôn . 3 hào, hào giữa không biến đối, 2 hào 1 và 3 biến đối.

Nạp thập thiên can cho bát quái, ta có như sau.

Càn Đoài Tốn Khảm Càn

Giáp Đinh Mậu Tân Nhâm

Khôn Cấn Chấn Ly Khôn

Ất Bính Kỷ Canh Quý

Đếm theo thập thiên can, bắt đầu từ Giáp đến Quí, ta sẽ có 1 đường hình Sin.

Tiếp tục lấy quy tắc thiên can tàng độn trong thập nhị địa chi.

Ta có Tý ẩn Quý, Sửu ẩn v.v....... Không lấy trung khí và khí thừa, lại quy về bát quái, vẽ trên mô hình địa bàn lá số tử vi cháu phát hiện thấy nhiều điều lạ.

Kinh mong cụ Hà Uyên cùng các cô bác trên diễn đàn bình giải.

Cháu không giỏi dùng máy tính lắm nên không biết vẽ như thế nào. Hic. Để cháu lần mò vẽ sơ lược, post lên diễn đàn để cụ và các cô bác tham khảo.

Chào Minh An.

Ly trà uống sáng thú vị quá, cảm ơn Minh An.

Vấn đề mà Minh An đã tìm hiểu và nêu ở trên, Hà Uyên thấy thật mới lạ, và thú vị. Nếu có thể, Minh An mở một chuyên mục riêng cho chủ đề này, để bình giải được rộng rãi hơn. Vì chủ đề này, khi Minh An gửi thư, chúng ta tập chung vào tìm hiểu cơ sở những nguyên tắc hình thành môn Tử vi.

Minh An có thấy những kiến giải của DaoHoa về Thiên văn Tử vi thật là sáng tỏ và minh tường không ? Hà Uyên nhận thấy kiến thức về Thiên văn của bản thân được học hỏi rất nhiều. Vào mùa Đông, mà nhìn lên bầu Trời để tìm Tử vi hệ, cũng là một điều thú vị.

Thiên can tàng độn quy về Bát quái, phối với mô hình Địa bàn số Tử vi, thấy nhiều điều lạ (!). Làm cho Hà Uyên tò mò quá.

Nếu như vậy, thì Minh An cũng phải nắm bắt được quy luật hình thành Nạp âm ngũ hành cho Lục thập Can chi ? vì Hà Uyên cũng chưa hiểu được tại sao lại gọi là Đại dịch Thổ, Trường lưu Thủy, ...v.v ,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi, cháu còn đi học nên chưa có thời gian viết thành hệ thống, cháu chỉ nếu ra những suy nghĩ của cháu, biết đâu các cô bác có thể như Newton thấy quả táo rơi <_<

Cháu lại có 1 nghi ngờ nữa.

Kinh Dịch dùng thuật toán chính là hệ nhị phân. Như thế, ta có âm dương là 2^1, tứ tượng là 2^2, bát quái là 2^3, 64 trùng quái là 2^6. Vậy còn 2^4 và 2^5 ở đâu?

Nếu chúng ta chú ý đến quy tắc rút quẻ Hỗ của Mai Hoa Dịch, sẽ thấy rằng cứ 4 quẻ có chung 1 quẻ Hỗ, ví dụ như quẻ Cấu, Quẻ Càn, Đại Quái, Quải đều có chung quẻ hỗ là Thuần Càn. Như vậy, chúng ta có tất cả 16 quẻ hỗ.

16 quẻ hỗ này thực ra là sự hoán đổi của 4 vạch âm dương ( 2^4). 8 quái đơn là hoán đổi 3 vạch âm dương. 64 trùng quái là hoán đổi của 6 vạch âm dương. Tại sao bắt đầu từ 2 vạch âm dương, kết thúc ở 6 vạch âm dương. Hay nói cách khác, tứ tượng, 16 quẻ hỗ, 64 trùng quái là sự mô tả và hệ thống lại rất nhiều sự kết hợp giữa 2 mặt đối lập ( âm và dương).

Đặt vấn đề : 16 quẻ hỗ có liên quan gì tới 14 chính tinh và 2 sao Tuần Triệt.

Phân tích tiếp, ta phân tích độ số ngũ hành của các quẻ cùng 1 quẻ Hỗ.

Lấy ví dụ

quẻ hỗ là quẻ Thuần Càn, có 4 quẻ cùng chung quẻ hỗ này là Thuần Càn, Đại Quá, Quải và Cấu.

Ta thấy trong 4 quẻ này xuất hiện các quẻ đơn sau : Càn, Đoài, Tốn. Trong đó quẻ Càn xuất hiện 4 lần, Đoài 2 lần và Tốn 2 lần. Độ số ngũ hành :

Kim : 4+2 =6

Mộc : 2

Tổng độ số là 8.

Phân tích như thế 16 quẻ hỗ, đều thấy tổng độ số luôn bằng 8.

Phân tích sâu hơn, cháu đặt vấn đề sao Phá Quân tính Hỏa hình Thủy. Chính vì sự xung đột ngũ hành giữa tính và hình như vậy nên Phá quân mới gọi là "Nhất diệu tính nan minh", và tại 2 vị trí Thìn và Tuất, Tính và Hình của nó nhập mộ. Tại Thìn, Hình thủy nhập mộ, tại Tuất, tính Hỏa nhập mộ.

Tiếp đó, Cự môn tính thủy hình hỏa. Chính vì thế mà trong quy tắc an sao, Cự Môn và Phá Quân không thể đứng chung. Bản chất của Cự môn là thủy nên đa mưu hơn Phá Quân, bản chất Phá quân là Hỏa nên nóng hơn. Hình của Phá quân là thủy nên giao tế uyển chuyển, đôi khi xảo. v..v....

Tại 2 vị trí Tý và Ngọ, 1 cái là vượng địa của Thủy, 1 cái là vượng địa của Hỏa, chính vì thế cả 2 sao Phá Quân và Cự Môn khi ở thế Tý ngọ đều hay.

Tiếp tục, nếu ta lại rút ruột 16 quẻ hỗ để có những quẻ hỗ mới, ta sẽ chỉ còn 4 quẻ là thuần càn, thuần khôn, ký tế và vị tế.

4 quẻ này 1 kim, 1 thổ và 2 thủy hỏa giao tranh. Ta đặt vấn đề 4 quẻ này ứng với tứ hóa, quẻ Càn với 4 đức nguyên , hanh, lợi, trinh ứng với hóa khoa, hành kim nên hóa khoa mùa thu đắc địa.

Vài dòng lan man. Mong các cô bác bình giải.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu ta viết trên 1 khổ giấy dài hình chữ nhật 8 quẻ thành 2 dòng như sau :

Càn.........Đoài..........Khảm............Tốn..........Càn

Giáp .......Đinh...........Mậu..............Tân..........Nhâm

Khôn.......Cấn...........Ly..................Chấn........Khôn

Ất ...........Bính............Đinh.............Canh.........Quý.

Sau đó, mô phỏng hình lá Mobis ( hình này không có mặt trái, không có mặt phải, Thực chất chiếc lá Mobis được tạo thành như thế này: Bạn hãy cắt một vạt giấy hình chữ nhật nếu bạn nối hai đầu giấy với nhau thì bạn sẽ có một hình ống tròn, Nhưng bạn không làm như thế, mà bạn hãy dán mặt trái của đầu giấy bên này với mặt phải của đàu giấy bên kia thì bạn sẽ có một chiếc lá Mobis.

Nếu bạn không tin rằng chiễc lá này không có 2 mặt thì bạn hãy thử đặt con kiến vào một vị trí trên hình đó, bạn sẽ thấy rằng con kiến đó sẽ có thể đi đến khắp nơi trên chiếc lá đó mà không cần phải đi qua cạnh tờ giậy)

Với hình chiếc lá mobis này suy ngẫm trong địa bàn tử vi sẽ thấy nhiều lý thú.

Cháu không giỏi toán nên chỉ biết qua về lá mobis.

Chúc cả nhà sức khỏe và đam mê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé chào bác Hà Uyên

Nếu như vậy, thì Minh An cũng phải nắm bắt được quy luật hình thành Nạp âm ngũ hành cho Lục thập Can chi ?

Dễ ợt ấy mà bác nhưng hơi dài khi nào rảnh bé viết

vì Hà Uyên cũng chưa hiểu được tại sao lại gọi là Đại dịch Thổ, Trường lưu Thủy, ...v.v ,

"đại dịch thổ" sách của bé hổng có nên bé hổng biết nó là gì cả. "trường lưu thủy" của nhâm thìn, quý tỵ thì thìn tỵ thuộc tốn, tốn có một tượng là dài nên là thủy dài.

Bé chào bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Minh an

Kinh Dịch dùng thuật toán chính là hệ nhị phân. Như thế, ta có âm dương là 2^1, tứ tượng là 2^2, bát quái là 2^3, 64 trùng quái là 2^6. Vậy còn 2^4 và 2^5 ở đâu?

vậy các trường siêu đại học và các phòng thí nghiệm thủa bát quái ra đời đã dùng hệ nhị phân để lập bát quái đi đâu hết cả rồi vậy bạn.

bé chào bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé chào bác Hà Uyên

Dễ ợt ấy mà bác nhưng hơi dài khi nào rảnh bé viết

"đại dịch thổ" sách của bé hổng có nên bé hổng biết nó là gì cả. "trường lưu thủy" của nhâm thìn, quý tỵ thì thìn tỵ thuộc tốn, tốn có một tượng là dài nên là thủy dài.

Bé chào bác.

Chào Bé thơ.

Nếu được như vậy thì hay quá. Hà Uyên đợi.

Thân mến.

Nếu ta viết trên 1 khổ giấy dài hình chữ nhật 8 quẻ thành 2 dòng như sau :

Càn.........Đoài..........Khảm............Tốn..........Càn

Giáp .......Đinh...........Mậu..............Tân..........Nhâm

Khôn.......Cấn...........Ly..................Chấn........Khôn

Ất ...........Bính............Đinh.............Canh.........Quý.

Sau đó, mô phỏng hình lá Mobis ( hình này không có mặt trái, không có mặt phải, Thực chất chiếc lá Mobis được tạo thành như thế này: Bạn hãy cắt một vạt giấy hình chữ nhật nếu bạn nối hai đầu giấy với nhau thì bạn sẽ có một hình ống tròn, Nhưng bạn không làm như thế, mà bạn hãy dán mặt trái của đầu giấy bên này với mặt phải của đàu giấy bên kia thì bạn sẽ có một chiếc lá Mobis.

Nếu bạn không tin rằng chiễc lá này không có 2 mặt thì bạn hãy thử đặt con kiến vào một vị trí trên hình đó, bạn sẽ thấy rằng con kiến đó sẽ có thể đi đến khắp nơi trên chiếc lá đó mà không cần phải đi qua cạnh tờ giậy)

Với hình chiếc lá mobis này suy ngẫm trong địa bàn tử vi sẽ thấy nhiều lý thú.

Cháu không giỏi toán nên chỉ biết qua về lá mobis.

Chúc cả nhà sức khỏe và đam mê

Chào Minh An.

Dân tộc Ấn độ đã giải quyết việc này từ rất lâu rồi, kể cả đơn vị số "O". Chuyên mục này là TRAO ĐỔI HỌC THUẬT về Tử vi mà.

Minh An có tìm hiểu về nguyên tắc " Kê - Mã - Chư - Long - Ngưu - Hổ" không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Đào Hoa

Hahaha!

Các anh thân mến,

Ha ha he he hi hi cái gì ... Những điều Đào Hoa ghi dưới đây có thời gian mà VẼ ra cũng không thông đâu mà hahaha các anh nhé!

Nghe các anh trò chuyện về độ số của cục làm tại hạ buồn cười quá. Em mong các anh quay lại quy luật của môn Tử Vi. Theo thứ tự như sau:

(1) Phương pháp an cung mệnh

- đếm tháng thuận, rồi đếm giờ sinh nghịch

- Tháng là "mặt trặng"

- Giờ là "mặt trời"

- Rồi đặt câu hỏi, tại sao thuận rồi nghịch ?

(2) Cục có nghiã trong Tử Vi Thiên Văn Học là vòng quay thuận nghịch

- Khi mặt trời và mặt trăng quay nghịch và bắc đẩu cửu phi tinh quay thuận

(3) Độ số trong cục

- Độ số 2,3,4,5,6 là vòng quay của sao Tử Vi (phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh).

- Quy luật nhị hợp trong nhị thập bát tú (có nhắc trong vài bài trước của tại hạ)

- Nhị Cục - Lúc nhật thực vào cung Tý thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Sửu

- Tam Cục - Lúc nhật thực vào cung Dậu thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Thìn

- Tứ Cục - Lúc nhật thực vào cung Tý thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Sửu

- Ngũ Cục - Lúc nhật thực vào cung Mùi thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Ngọ

- Lục Cục - Lúc nhật thực vào cung Thìn thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Dậu

Nhị tứ cục giống nhau à? Hỏi vậy thôi chứ biết Đào Hoa gỏ lộn ... Lý ra:

- Tứ Cục - Lúc nhật thực vào cung Hợi thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Dần

phải không!? Dù vậy, để vẽ "hướng cầm tay của Bắc đẩu thất tinh hay cửu tinh" sẽ có vấn đề.

Chưa kể, để lý luận vào chi tiết phần dưới đây cũng sẽ gặp trở ngại:

- Sau khi được độ số của cục thì theo thứ tự như sau:

- Nhị Cục thì Tử Vi an tại cung Sửu, 2 ngày sau thì sao Tử Vi an tại cung Dần ....

- Tam Cục thì Tử Vi an tại cung Thìn , 3 ngày sau thì sao Tử Vi an tại cung Tị ....

- ... cứ như thế cho Tứ, Ngũ và Lục Cục

Còn chuyện dưới đây thì lý lẽ nằm trong tay kẻ mạnh!

(4) Ngũ hành của cục

- Cái nầy thì tại hạ để cho các anh tử tìm kiếm. Tại hạ không muốn nằm trong sự tranh chấp sự thay đổi vị trí của Thủy và Hoả . Mong các anh thông cảm

.. thôi thì đợi Đào Hoa rảnh vẽ Sapa xem rồi góp ý sau vậy.

Đào Hoa

... xin lỗi không có thì giờ vẽ hình cho dễ hiểu

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Hà Uyên

Chào Minh An.

Khi tìm hiểu về Ngũ hành, mối quan hệ "sinh- khắc" cũng phải đủ một điều kiện, dựa vào quy luật Tứ thời của Tự nhiên. Ví như khi nói Hỏa khắc Kim, khi chúng ta xét Hoả phải ở trong trạng thái "thành" thì mới có thể khắc được Kim. Thông qua "số" mà bàn thì, Hỏa thành ở 7, thì 7 + 4 + 9 = 20 = 6 + 5 + 4 + 3 + 2 = 20. Tương tự như vậy, khi Kim khắc Mộc, thì số "thành" của Kim là 9 ta có: 9 + 3 + 8 = 20, cũng bằng 20 => điều này, cho chúng ta nhận thức được những gì ?

Điều này chẳng có cơ sở gì cả. Nói tới số THÀNH thì là: (6,7,8,9,10) tương ứng với ngũ hành (Thủy,Hỏa,Mộc,Kim,Thổ) thì ví dụ:

Thủy khắc Hỏa: 6 + (2 + 7) = 15

Hỏa khắc Kim: 7 + (4 + 9) = 20

Kim khắc Mộc: 9 + (3 + 8) = 20

Mộc khắc Thổ: 8 + (5 + 10) = 23

Thổ khắc Thủy: 10 + (1 + 6) = 17

cho chúng ta nhận thức được gì, ngoài việc có 2 đáp số 20.

Người xưa lấy Mộc tinh để làm thước đo cho mỗi một cung, cũng gọi là Tuế tinh, 12 năm. Khi căn cứ vào lấy "Vượng" để dụng sự, thì lấy Mộc làm thước đo như sau:

- Mộc có trị số Vượng là 3 của Chấn => Mộc Tam cục

- Kim có trị số Vượng là 7 của Đoài => 7 - 3 = 4 => Kim Tứ cục

- Hỏa có trị số Vượng là 9 của Ly => 9 - 3 = 6 => Hỏa Lục cục

- Thủy có trị số Vượng là 1 của Khảm => 3 - 1 = 2 => Thủy Nhị cục.

- Thổ có trị số Vượng là 8 của Cấn => 8 - 3 = 5 => Thổ Ngũ cục

Anh chị em cùng Minh An bình giải.

Thà rằng, cứ như anh Thiên Sứ đặt để Ngũ hành Cục trong Tử Vi theo Hà Đồ:

(1,6) Thủy

(2,7) Hỏa

(3,8) Mộc

(4,9) Kim

(5,10) Thổ

theo số SINH (1,2,3,4,5) nhưng vì số 1 không dùng nên xài 6 cho Thủy cục đỡ nghĩ suy. Chứ khi thì dùng toàn là số THÀNH 7,9,8 tương ứng với Ngũ Hành theo Lạc Thư để trừ 3 (Mộc) nhưng theo Lạc Thư thì

- Mộc (lý ra) có trị số Vượng là 4 của Tốn

mà, phải không anh Hà Uyên!? Lạc Thư có SỐ tương ưng với Ngũ Hành như sau:

(1) Thủy

(2,5,8) Thổ

(3,4) Mộc

(6,7) Kim

(9) Hỏa

Thế mà anh lại dùng 3 làm Mộc chỉ vì theo sách vở đã định: Mộc 3 cục hay anh có dụng ý khác?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Hà Uyên

Điều này chẳng có cơ sở gì cả. Nói tới số THÀNH thì là: (6,7,8,9,10) tương ứng với ngũ hành (Thủy,Hỏa,Mộc,Kim,Thổ) thì ví dụ:

Thủy khắc Hỏa: 6 + (2 + 7) = 15

Hỏa khắc Kim: 7 + (4 + 9) = 20

Kim khắc Mộc: 9 + (3 + 8) = 20

Mộc khắc Thổ: 8 + (5 + 10) = 23

Thổ khắc Thủy: 10 + (1 + 6) = 17

cho chúng ta nhận thức được gì, ngoài việc có 2 đáp số 20.

Thà rằng, cứ như anh Thiên Sứ đặt để Ngũ hành Cục trong Tử Vi theo Hà Đồ:

(1,6) Thủy

(2,7) Hỏa

(3,8) Mộc

(4,9) Kim

(5,10) Thổ

theo số SINH (1,2,3,4,5) nhưng vì số 1 không dùng nên xài 6 cho Thủy cục đỡ nghĩ suy. Chứ khi thì dùng toàn là số THÀNH 7,9,8 tương ứng với Ngũ Hành theo Lạc Thư để trừ 3 (Mộc) nhưng theo Lạc Thư thì

- Mộc (lý ra) có trị số Vượng là 4 của Tốn

mà, phải không anh Hà Uyên!? Lạc Thư có SỐ tương ưng với Ngũ Hành như sau:

(1) Thủy

(2,5,8) Thổ

(3,4) Mộc

(6,7) Kim

(9) Hỏa

Thế mà anh lại dùng 3 làm Mộc chỉ vì theo sách vở đã định: Mộc 3 cục hay anh có dụng ý khác?

Sapa

Chào Sapa.

Sapa hiểu được cách hình thành trị số cục của người xưa thì hay quá, cùng bình giải cho được sáng tỏ về những môn học thuật của Tiền nhân.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Hà Uyên

Điều này chẳng có cơ sở gì cả. Nói tới số THÀNH thì là: (6,7,8,9,10) tương ứng với ngũ hành (Thủy,Hỏa,Mộc,Kim,Thổ) thì ví dụ:

Thủy khắc Hỏa: 6 + (2 + 7) = 15

Hỏa khắc Kim: 7 + (4 + 9) = 20

Kim khắc Mộc: 9 + (3 + 8) = 20

Mộc khắc Thổ: 8 + (5 + 10) = 23

Thổ khắc Thủy: 10 + (1 + 6) = 17

cho chúng ta nhận thức được gì, ngoài việc có 2 đáp số 20.

</FONT>

Thà rằng, cứ như anh Thiên Sứ đặt để Ngũ hành Cục trong Tử Vi theo Hà Đồ:

(1,6) Thủy

(2,7) Hỏa

(3,8) Mộc

(4,9) Kim

(5,10) Thổ

theo số SINH (1,2,3,4,5) nhưng vì số 1 không dùng nên xài 6 cho Thủy cục đỡ nghĩ suy. Chứ khi thì dùng toàn là số THÀNH 7,9,8 tương ứng với Ngũ Hành theo Lạc Thư để trừ 3 (Mộc) nhưng theo Lạc Thư thì

- Mộc (lý ra) có trị số Vượng là 4 của Tốn

mà, phải không anh Hà Uyên!? Lạc Thư có SỐ tương ưng với Ngũ Hành như sau:

(1) Thủy

(2,5,8) Thổ

(3,4) Mộc

(6,7) Kim

(9) Hỏa

Thế mà anh lại dùng 3 làm Mộc chỉ vì theo sách vở đã định: Mộc 3 cục hay anh có dụng ý khác?

Sapa

Tốn là gió là không khí, hổng có cái chi hết ngoài các loại khí cho chúng ta hít hơi, hít khí tốt thì khỏe mạnh không may hít phải khí độc thì ốm to.

Cộng trừ số mà tìm ra chân lý thì bé thành tỷ phú nhờ đánh sổ số lô đề lâu rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo thiển ý của tôi thì một ký hiệu bằng số, hoặc một ký hiệu toán học nào đó, hay một khái niệm (Thí dụ như Ngũ hành..) đều phải - hoặc là phản ánh một thực tế; hoặc là nó phải có tính hợp lý trong hệ thống lý thuyết của nó. Nếu xét về sự phản ánh thực tế thì các số từ 1 đến 6 phản ánh cái gì? Hoặc con số đó nói lên điều gì trong hệ thống của thuyết ADNH? Tại sao con số của cục trong Tử Vi - vốn chỉ là một phương pháp dự báo có tính ứng dụng của thuyết ADNH - lại không dùng số 1 mà chỉ dùng số từ 2 - 6?

Tất nhiên có thể có nhiều cách giải thích: Nào là 1 là số Thái Cực, 2 đến 6 có 5 số là ngũ hành, nào là Tiên Thiên...vv ....va... vv....Nhưng những cách giải thích đó sẽ có tính hợp lý như thế nào với cả hệ thống lý thuyết của nó thì lại là điều cần tiếp tục sáng tỏ. Nếu không có tính hợp lý và tính hệ thống thì cách giải thích đó sai. Dù nó nhân danh cái gì.

Tôi chỉ đặt vấn đề số của 2 đến 6 là sự tổng hợp những nhóm hiện tượng được phân loại theo Ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi, cháu còn đi học nên chưa có thời gian viết thành hệ thống, cháu chỉ nếu ra những suy nghĩ của cháu, biết đâu các cô bác có thể như Newton thấy quả táo rơi :mellow:

Cháu lại có 1 nghi ngờ nữa.

Kinh Dịch dùng thuật toán chính là hệ nhị phân. Như thế, ta có âm dương là 2^1, tứ tượng là 2^2, bát quái là 2^3, 64 trùng quái là 2^6. Vậy còn 2^4 và 2^5 ở đâu?

Nếu chúng ta chú ý đến quy tắc rút quẻ Hỗ của Mai Hoa Dịch, sẽ thấy rằng cứ 4 quẻ có chung 1 quẻ Hỗ, ví dụ như quẻ Cấu, Quẻ Càn, Đại Quái, Quải đều có chung quẻ hỗ là Thuần Càn. Như vậy, chúng ta có tất cả 16 quẻ hỗ.

16 quẻ hỗ này thực ra là sự hoán đổi của 4 vạch âm dương ( 2^4). 8 quái đơn là hoán đổi 3 vạch âm dương. 64 trùng quái là hoán đổi của 6 vạch âm dương. Tại sao bắt đầu từ 2 vạch âm dương, kết thúc ở 6 vạch âm dương. Hay nói cách khác, tứ tượng, 16 quẻ hỗ, 64 trùng quái là sự mô tả và hệ thống lại rất nhiều sự kết hợp giữa 2 mặt đối lập ( âm và dương).

Đặt vấn đề : 16 quẻ hỗ có liên quan gì tới 14 chính tinh và 2 sao Tuần Triệt.

Phân tích tiếp, ta phân tích độ số ngũ hành của các quẻ cùng 1 quẻ Hỗ.

Lấy ví dụ

quẻ hỗ là quẻ Thuần Càn, có 4 quẻ cùng chung quẻ hỗ này là Thuần Càn, Đại Quá, Quải và Cấu.

Ta thấy trong 4 quẻ này xuất hiện các quẻ đơn sau : Càn, Đoài, Tốn. Trong đó quẻ Càn xuất hiện 4 lần, Đoài 2 lần và Tốn 2 lần. Độ số ngũ hành :

Kim : 4+2 =6

Mộc : 2

Tổng độ số là 8.

Phân tích như thế 16 quẻ hỗ, đều thấy tổng độ số luôn bằng 8.

Phân tích sâu hơn, cháu đặt vấn đề sao Phá Quân tính Hỏa hình Thủy. Chính vì sự xung đột ngũ hành giữa tính và hình như vậy nên Phá quân mới gọi là "Nhất diệu tính nan minh", và tại 2 vị trí Thìn và Tuất, Tính và Hình của nó nhập mộ. Tại Thìn, Hình thủy nhập mộ, tại Tuất, tính Hỏa nhập mộ.

Tiếp đó, Cự môn tính thủy hình hỏa. Chính vì thế mà trong quy tắc an sao, Cự Môn và Phá Quân không thể đứng chung. Bản chất của Cự môn là thủy nên đa mưu hơn Phá Quân, bản chất Phá quân là Hỏa nên nóng hơn. Hình của Phá quân là thủy nên giao tế uyển chuyển, đôi khi xảo. v..v....

Tại 2 vị trí Tý và Ngọ, 1 cái là vượng địa của Thủy, 1 cái là vượng địa của Hỏa, chính vì thế cả 2 sao Phá Quân và Cự Môn khi ở thế Tý ngọ đều hay.

Tiếp tục, nếu ta lại rút ruột 16 quẻ hỗ để có những quẻ hỗ mới, ta sẽ chỉ còn 4 quẻ là thuần càn, thuần khôn, ký tế và vị tế.

4 quẻ này 1 kim, 1 thổ và 2 thủy hỏa giao tranh. Ta đặt vấn đề 4 quẻ này ứng với tứ hóa, quẻ Càn với 4 đức nguyên , hanh, lợi, trinh ứng với hóa khoa, hành kim nên hóa khoa mùa thu đắc địa.

Vài dòng lan man. Mong các cô bác bình giải.

Đây cũng là một hướng suy luận hay của Minh An, và tiếp tục triển khai hoàn chỉnh có thể ứng dụng được.

Mong tiếp tục.

Share this post


Link to post
Share on other sites