Posted 18 Tháng 10, 2009 TRÍCH TỪ SÁCH : "HỒNG VŨ CẤM THƯ" LỊCH SỬ (Trích trong sách Hồng Vũ Cấm Thư của Dương Quân Tùng, dịch giả: Nguyễn Văn Minh) Hồi ấy, đương khi Hồng Vũ yến ẩm, các vương tước ở trong bảo điện nghe tiếng người Châu Bắc – Đôi là ông Lý Bá Truyền tinh thông địa lý, Vua liền mời ông vào bệ kiến. Vua dụ rằng: “Ta nghe ngươi rất giỏi về môn Địa Lý, vậy ta mong ngươi hết sức giúp ta, chớ vì điều lợi nào mà đổi lòng”. Ông Lý Bá Truyền lạy tạ, thưa rằng: “Thần là một người quê mùa ở đất Bắc – Đôi, Trước theo học ở Kinh Giang, một hôm vào chúa Hoa Kinh ở trên núi Đôi Châu, thấy có một quyển sách nhan đề là: Địa Lý Diệu Ngữ Thần Kinh, thưa đấy là do ý Trời sai khiến để giúp nhà vua” Lý Bá Truyền ở bên vua biên tập một cuốn sách bút kí bao la. Vua lấy làm vừa ý, mới đề mục rằng: Một thiên đại lục. Xong phong cho Lý Bá Truyền là Tỉnh An tiên sinh, cho cả mũ áo chức Ngự sử. Thời bấy giờ thuộc niên hiệu Hồng Vũ, năm Canh Tý, tháng Thân, giờ Thìn. CÁC THẾ ĐẤT LÀNH CÁC THẾ ĐẤT PHÁT TRẠNG NGUYÊN, PHÁT GIÁP KHOA, CHÍNH KHOA, THẾ KHOA, KHOA DANH Trước khi đi vào các thế đất cụ thể sau này, cần lưu ý đến một số điểm sau: 1. Các thế đất này là thế đất tự nhiên, được hình thành theo quy luật Thiên - Địa nào đó. Nếu có thể cho phép đi xa hơn theo một kiểu ngoại suy nào đó từ nhân thể, thì Mặt Đất – cũng giống như hình thể con người - phải có những chỗ lồi, chỗ lõm, những chỗ “phát, nhận” năng lượng từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong…Các chỗ lõm này phải tuân theo các quy luật xác định, nhằm bảo vệ, duy trì sự tồn tại của con người hay Quả Đất. Ngày nay, một số thế đất tự nhiên đã bị san bằng - tại các thành thị chẳng hạn- và chủ yếu chỉ còn lại ở các vùng đồi núi, cao nguyên, các vùng con người chưa hề đặt chân tới. Tuy nhiên, con người trong thế kỷ sau sẽ trở lại với thiên nhiên một phần nào, hạn chế phần nào sự phá phách Thiên Nhiên của mình, và từ đó một phần nào sẽ sống trong bối cảnh Thiên Nhiên sẵn có với các thế đất của nó. Trước mắt, có thể quan sát các thế đất của tổ tiên nhiều đời. Theo thống kê của Pháp (Raymong Réant) thì hài cốt tổ tiên còn ảnh hưởng đến người sống trong 600 năm. 2. Trong phần tiếp theo sau đây, có một số thế đất có dạng đặc biệt, như dạng cái bút (có đầu nhọn). Cổ nhân xem đây là biểu tượng của khoa bảng, của sự thành đạt trong thi cử…Nếu đối chiếu với nền văn minh hiệnđại, thì biểu tượng của khoa bảng không chỉ là cái bút kiểu xưa mà còn phải là cái bút bi hay cái máy vi tính! Thành thử cần hiểu các thế đất sau đây như thế nào, khi có xuất hiện hình bút? Để tôn trọng văn hoá truyền thống, chúng tôi vẫn giữ lại ý nghĩa biểu tượng khoa bảng của thế đất hình bút.(tác giả xin trân trọng cảm ơn anh Trần Xuân Hiến đã giứp đỡ tác giả trong việc dịch một số tư liệu từ tiếng Trung Hoa sang tiếng Việt). Các thế đất lành ĐẤT PHÁT CỰ PHÚ TẦM LONG TRÓC MẠCH Nguyên khí còn gọi là Long, Như đã nói trên đây, Long là một dạng Khí Tiên thiên, có tác dụng rất cơ bản đến sự sống các sinh vật. Vấn đề là tìm nơi tụ Long. Để làm việc này cần tìm gốc của Long. Trước hết Nguyên khí hay Khí Thiên giáng từ Trời xuống các đỉnh núi cao theo hình xoắn, như đỉnh núi Hymalaya, núi Tản Viên, núi Tam Đảo… Con Người có đầu và huyệt Bác Hội để nhận (hút) khí Thiên vào trong cơ thể mình, thì Quả đất có những đỉnh núi cao cũng để nhận khí Thiên vào lòng đất đai. Nơi Long xuất phát gọi là Tổ Sơn, nơi Long kết thúc gọi là Minh Đưòng. Long phải có nước đi theo, vì nước là môi trường hấp thụ Long (ở nhiều nước, các nhà khoa học có nghiên cứu các đặc tính của nước có Trường sinh học, tức là có Long. Nước có chứa Long có sức căng mặt ngoài tăng lên). Ngoài Tổ Sơn, Long còn có thể có những xuất phát điểm khác gọi là Thiếu Sơn. Như với Nguyên khí – Long mang theo bởi dòng Cửu Long Giang thì Hymalaya là Tổ Sơn, còn dãy Trường Sơn là Thiếu Sơn. Như thế đất nước ta là một Minh Đường rộng lớn mà Nguyên khí được cung cấp bởi hai loại anten lớn là Hymalaya và dãy Tràng Sơn. Nguyên khí - bằng một cơ chế nào đó - được chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau của đất nước ta như Núi Ba Vì và các nơi thờ Thánh Tản Viên , Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Thất Sơn, Yên Tử Sơn… ĐIỂM HUYỆT Các hình thể huyệt kết Có bốn hình thể huyệt kết như sau: Huyệt hình Oa thì tròn, huyệt hình Kiềm thì dài, huyệt hình Nhũ thì tròn, huyệt hình Đột thì dài. Các huyệt Oa và Kiềm thì phần nhiều ở chỗ có mạch sơn cước (ở núi đồi). Các huyệt Nhũ và Đột thường ở chỗ các mạch bình dương (ở những nơi có các độ cao chỗ thấp ít khác nhau, như ở các ruộng). Các huyệt trên còn gọi là kết Oa, kết Kiềm, kết Nhũ, kết Đột. Huyệt ở chỗ quá cao thì sát, ở chỗ quá thấp thì yểu. Nơi núi cao, cần điểm huyệt ở nơi vùng thấp, để tránh gió, do ở nơi cao gió sẽ tán khí. Trái lại ở những nơi bình dương, cần điểm huyệt ở chỗ cao nhất, như tại các gò cao, tránh thuỷ phá. Nếu có sắc thổ đẹp, có cây lá xanh tươi thì việc điểm huyệt ở nơi đó càng tốt. Những nơi bằng phẳng, xung quanh cs thành cao là nơi điểm huyệt tốt. Ở những núi đá không có huyệt. Nhưng nếu ở đó có chỗ vũng Oa thì nên điểm huyệt ở đó. SƠN THUỶ PHÁP Sơn thuỷ pháp là cách xem tướng đất để biết về người có liên quan. Sơn chủ người, thuỷ chủ tiền của. Núi đầy đặn sẽ sinh người mập mạp, núi đơn bạc sẽ sinh người gày ốm. Núi tinh sinh người tốt giỏi, núi ô trọc sinh người u mê. Thuỷ tĩnh thì sinh người thanh tú, thuỷ chảy xiết thì sinh người nghèo khổ. Thuỷ dồn tụ thì sinh người giàu có. Sơn lởm chởm là nơi có ác khí. Thuỷ chảy kêu réo là nơi hung. Có sơn nhưng không có thuỷ gọi là cô sơn. Có thuỷ nhưng không có sơn gọi là cô thuỷ. MINH ĐƯỜNG THUỶ PHÁP Chỗ nước tụ trước huyệt gọi là Minh Đường. Có thể có một hay nhiều Minh Đường. Minh Đường gần huyệt nhất gọi là Nội Đường, Minh Đường xa huyệt nhất gọi là Ngoại Đường, Minh Đường ở giữa gọi là Trung Đường. Có Minh Đường mới có huyệt kết, nếu không thì sẽ không có huyệt kết. Minh Dường ngay ngắn thì con cháu hiền tài. Minh Đường nghiêng lệch thì con cháu du đưng, nghèo khó. Minh Đường có nước tụ như nhà có chứa ngọc, còn Minh Đường có nước tiêu tan thì như nhà tán tài, điều đáng sợ nhất là Minh Đường có thể cạn nước về mùa thu. Minh Đường nằm nghiêng thì tuy là quan được nhưng trước sau cũng bị cách chức hay thoái chức. Minh Đường gần huyệt thì phát sớm. Minh đường xa huyệt thì phát chậm. Minh đưòng thụ nước bên trái thì trai trưởng phát trước, tụ bên phải thì trai thứ phát trước (còn nữ thì sao?) Nếu nước chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam, thì cần cho huyệt hướng về phía nước tới, tức là về phía Tây Bắc, để hứng được tất cả nước từ xa đến. LONG HỔ PHÁP Xung quang huyệt có thể có những giải đất bao bọc huyệt, bảo vệ huyệt như chân tay bảo vệ cơ thể. Giải bên trái gọi là Thanh Long hay Long, có nam tính. Còn giải bên phải gọi là Bạch Hổ hay Hổ và có nữ tính (trai trái gái phải). Long cần phải dài, Hổ cần phải ngắn. Long, Hổ có ảnh hưởng tốt hay xấu đến con cái. Chẳng hạn Long chủ sinh con trai, văn quan, Hổ chủ sinh con gái, vũ tướng. Nếu Long (nam) ôm lấy Hổ (nữ) thì địa thế rất quý. Còn nếu Hổ (nữ) ôm lấy Long (nam) thì địa thế không hoàn chỉnh. Nhiều Long, nhiều Hổ thì phát nhiều đời. Đơn Long, đơn Hổ thì chỉ phát một đời. Hổ từ bên phải đến, kéo dài qua bên trái là Hổ nghịch. Long từ bên trái kéo dài qua bên phải là Long nghịch Điều kị nhất là Long quay lưng lại, còn Hổ thì lại vươn đầu lên, gia đình sẽ sinh nghịch nhân. HUYỀN VŨ PHÁP Huyền Vũ là đồi, núi ở đằng sau huyệt. Huyền Vũ tròn hay vuông thì gia đình giàu có và thọ. Kiêng kỵ: Huyền Vũ thấp mỏng, bị gió thổi. Huyền Vũ không được thô và lấn át huyệt. (Châu Tước là các gò đống ở trước huyệt) ÁN SƠN PHÁP Án có nghĩa là một địa thế, như một bán giấy ngồi trước mặt người ngồi. Án không nên quá cao hoặc quá thấp. huyệt gần án thì phát nhanh hơn là khi xa án. Cổ nhân xem huyệt là chủ, án là khách, khách chủ tương kính nhau mới là tốt. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT CẦN BIẾT Đất màu sắc hồng hoàng, sáng tươi, mềm dẻo, nửa nạc nửa mỡ thì tốt. Đất đen, khô, rời vụn thì xấu, không có khí mạch. Đất ngạnh, có đá cứng thì rất hung. Nếu cả vùng đất đều bình thường như nhau, chỉ có một chỗ khác mịn, tươi hơn thì đó là đất tốt. Đất khi khai huyệt có sinh vật như rùa, cá – tinh thuỷ của Thiên Địa – là đất tốt. Trái lại, đất có rắn, chuột, sâu bọ, kiến là đất xấu. SƠ ĐỒ ĐỊA LINH NƯỚC VIỆT TỔ SƠN: Hy Mã Lạp Sơn (Nguyên Khí đi theo sông Cửu long) THIẾU SƠN: Dãy Trường Sơn (Nguyên khí đi theo song Cửu Long) ĐỊA LINH CHÍNH ĐỂ DỰNG CÁC THỦ ĐÔ: Thăng Long (Rồng thăng), cố đô Huế MINH ĐƯỜNGTHANH LONG, BẠCH HỔ: Biển Đông với chỗ thuỷ tụ của nó ÁN: Có người cho rằng án của Việt nam chính là Philippines (Nguyễn Việt Cường) http://thanhtanvien.com/bavi Share this post Link to post Share on other sites