Posted 17 Tháng 10, 2009 Dân chọn phương án mái che khu mộ bà Hoàng Thị Loan 22/10/2007 (VietNamNet) - Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người dân, các nhà khoa học về 2 phương án thiết kế sơ bộ mái che khu mộ bà Hoàng Thị Loan hoặc may mắn hơn nữa là nhận được những phương án thiết kế mới vừa đảm bảo sự hài hoà của không gian kiến trúc vừa thể hiện được các tiêu chí văn hoá truyền thống. Mặt bằng tổng thể khu mộ bà Hoàng Thị Loan. Phương án chinh trang tôn tạo mộ Bà Hoàng thị Loan : 1- Công trình mang tính tâm linh nên việc bố trí mặt bằng hay tổ hợp mặt đứng của công trình cần nghiêm trang do vậy đã chọn việc bố cục đối xứng và các kich thước cơ bản theo tỷ lệ vàng. Mặt bằng: Mở rộng khu vực chuẩn bị hành lễ thành hình vòng cung hoà hợp với địa hình và tạo được một góc nhìn rộng ra khung cảnh xung quanh. Xung quanh mộ cũng được mở rộng để tạo một không gian cho mọi người hành lễ một cách thuận lợi , đồng thời tạo thêm sự khang trang cho phần mộ. Không gian này đều có mái che vừa tạo không khí trang nghiêm , ấm cúng và thuận tiện khi mưa nắng. Xung quanh phần sân hành lễ có lan can và trồng hoa để đảm bảo bốn mùa đều xanh đẹp của cỏ cây hoa lá. 2. Mặt cắt : Mặt cắt hiện trạng từ sân chuẩn bị hành lễ lên mộ chưa hợp lý vì độ dốc hơi lớn và không có chiếu nghỉ đã gây khó khăn cho những người cao tuổi và trẻ em khi lên xuống. Nên được chỉnh sửa thành 2 đợt với chiếu nghỉ rộng 1,2m.Tổng cộng có 33 bậc thang. Mặt bằng thang được thiết kế thu hẹp dần lên, tạo điểm nhấn thị giác tốt, tập trung hướng nhìn về khu trung tâm là nơi đặt mộ, đồng thời phù hợp với địa hình (xem hình vẽ). Khung che trên mộ được thay bằng hệ ba mái che. Phần mái chính giữa cao hơn vừa để tạo sự thông thoáng, giao hoà âm dương đồng thời làm cho phần mái chính không lớn quá, như vậy sẽ hoà hợp với thiên nhiên với đường cong nhấp nhô của núi đồi cây cỏ. Sân hành lễ nằm trong phần có mái che được tôn bằng với phần nền phía trong tạo sự thuận lợi cho khách thăm viếng. 3. Mặt đứng và hình khối: Mặt đướng của công trình được tổ hợp đối xứng và kích thước gian giữa được lấy theo tỷ lệ vàng, hai gian hai bên dựa theo tỷ lệ gian chính để xác định kích thước nên đ• tạo được sự hài hoà của ba mái và gây cảm giác cân dối trang nghiêm cho công trình. Hình khối công trình dựa theo ý tưởng tượng trưng của chiếc khung cửi nhưng đã được hình tượng hoá qua hệ cột hình chữ nhật với mái vát cong tượng trưng cho những tấm vải và trên cùng là hình tượng của con thoi đưa qua đưa lại. Điều này đựoc thể hiện qua hai phưong án về hình khối. Hai phương án này đều có chung một mặt bằng, mặt cắt, sự khác nhau chỉ ở sự tạo nên hệ khung của chiếc khung cửi. Phương án 1: Có tính hình tượng cao hơn , hệ mái và các chi tiết chứa đựng sự biểu dụ hình ảnh chiếc khung cửi lồng trong một công trình kiến trúc mang tính tôn thờ linh thiêng. Tính ẩn dụ cao hơn nên được chọn làm phương án chính. Phương án 2: Phần khung cửi được làm rõ hơn bởi các phần cột hình chữ nhật kéo vượt lên khỏi mái . Như vậy dễ hình dung phần vát cong của mái là tấm vải đang lồng trong khung cửi. Hình tượng rõ nét hơn nhưng sự lồng ghép giữa hình tượng và công năng của công trình (nơi thờ cúng) hơi thật, thiếu tính ẩn dụ. 4. Phần mộ : Được giữ không đụng chạm đến , đá mới ốp bên ngoai là đá tự nhiên liền khối và có độ dầy từ 6 đến 9 cm, bên ngoài chạm trổ các hình hoa lá cách điệu. Khi ghép toàn bộ các phiến đá vào với nhau tạo được hình cách điệu của một bông sen (như hiện nay). Mục đích ốp thêm đá cho ngôi mộ để tạo nên sự đẹp đẽ, bền chắc, linh thiêng có tính vĩnh cửu như tấm lòng của nguòi Việt Nam hôm qua hôm nay và mai sau đối với Bà, người đã sinh ra Bác Hồ kính yêu của chúng ta. 5. Kết cấu: Phần khung cũ được dỡ bỏ, thay thế bằng hệ khung bê tông cốt thép. Hệ khung này không chôn sâu mà sử dụng giải pháp móng nông ( tránh đào xung quanh mộ ) có giằng liên kết với nhau. Phần thân là các hệ dầm đan xen nhau tao nên một bộ khung như khung cửi. Phần mái bằng BTCT sau đó dán ngói gốm mũi hài lên trên. 6. Vật liệu: Để tạo sự bên chắc và tính thẩm mĩ cao , ngoài sự sử dụng vật liêu có độ bền cao như bê tông , sắt thép cho những phần chịu lực. Các vật liệu trang trí được chọn từ các loại đá tự nhiên có chất lượng cao của Việt Nam . Các chi tiết trang trí sử dụng chạm khắc vào đá để có độ bền và tính nghệ thuật cao. Như vậy Khu mộ mới xứng tầm của một công trình mới trong thế kỷ XXI. Ban Quản lý Dự án Bảo tồn khu mộ bà Hoàng Thị Loan rất mong muốn thu nhận những ý kiến đóng góp của người dân, các nhà khoa học về 2 phương án thiết kế sơ bộ này hoặc may mắn hơn nữa là nhận được những phương án thiết kế mới vừa đảm bảo sự hài hoà của không gian kiến trúc vừa thể hiện được các tiêu chí văn hoá truyền thống. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn sẽ được chuyển đến Ban Tổ chức và đăng tải kết quả tại đây. Phương án I: Phương án I: Góc nhìn chính diện mái che khu mộ Phương án I: Góc nghiêng mái che khu mộ Phương án II: Phương án II: Góc nhìn chính diện mái che khu mộ Phương án II: Góc nghiêng mái che khu mộ Xin gửi ý kiến bình chọn theo cách sau: Your browser does not support inline frames or is currently configured not to display inline frames. ------------ Quí vị quan tâm thân mến. Trong phần mở đầu có đoạn viết đáng chú ý: (VietNamNet) - Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người dân, các nhà khoa học về 2 phương án thiết kế sơ bộ mái che khu mộ bà Hoàng Thị Loan hoặc may mắn hơn nữa là nhận được những phương án thiết kế mới vừa đảm bảo sự hài hoà của không gian kiến trúc vừa thể hiện được các tiêu chí văn hoá truyền thống. Tiêu chí văn hóa truyền thống tức là phoengxui đấy! Thưa quí vị!Trước đây, có dịp xuống Thanh Hóa với Laviedt, Hahung, chúng tôi có ghé thăm mộ bà Hoàng Thị Loan. Tôi có ghi việc này trên blog.VIẾNG MỘ BÀ HOÀNG THỊ LOAN Thư mục: Những bài nghiên cứu & bình luận Đăng ngày: 10:12 01-03-2008 http://vn.myblog.yahoo.com/thiensulacviet/index?&page=68 Đây là khu mộ nổi tiếng trong văn hoá sử vì bà là thân mẫu của vị anh hùng khai quốc là Hồ Chủ Tịch. Giới phong thuỷ Việt cũng có nhiều bài viết liên quan đến khu mộ của Bà. Phần lớn những bài viết này trên trang web hải ngoại. Mộ của bà cách nơi tôi tầm long khoảng chừng 10 km thuộc về một cuộc đất khác. Chúng tôi đã dự tính nhân dịp xuống Nghệ An sẽ viếng mộ Bà sau khi hoàn tất công việc. Nhưng khi xong việc thì tôi cũng mệt nhừ tử, nên định dịp khác sẽ viếng mộ Bà. Tuy nhiên, phần vì bữa cơm trưa đã góp vào việc phục hồi sức khoẻ, phần vì Hahùng cũng đốc thúc, nên tôi đồng ý đi. Khu di tích lúc này vắng vẻ, vài hàng quán trên bãi đỗ xe mời chào mấy vị khách ít ỏi là chúng tôi. Nhưng vì là khu di tích nên cũng có những công trình phục vụ chu đáo. Khu lăng mộ ở trên núi cao gọi là Động Tranh. Từ dưới chân núi lên có những bậc đá được đẽo gọt cẩn thận. Tôi cố gắng trèo lên một cách mệt nhọc. Núi khá cao, có lẽ cũng phải vài trăm bậc mới lên dến đỉnh. Trên đường lên núi, người ta làm những chỗ nghỉ chân, trông giống như những cái ô được cách điệu khổng lồ. Những chỗ nghỉ chân này lại bị ngáng bởi một ống nước ngang hông. Tôi không hiểu tại sao lại có sự thiết kế kỳ cục vậy. Đáng nhẽ tôi phải chụp ảnh để minh hoạ. Nhưng lúc ấy tôi mệt quá không kịp nghĩ đến điều này. Càng lên cao thì sự vất vả, mệt nhọc càng tăng lên, tôi như muốn đứt hơi. Cả ngày leo núi với một người chưa đi bộ quá 1km gần 10 năm nay và đã 60 tuổi như tôi, không mệt mới là lạ. Lúc ấy tôi khấn nguyện anh linh Bà phù hộ cho tôi lên được đến nơi và cuối cùng chúng tôi cũng lên đến được khu lăng mộ của Bà. Việc đầu tiên là chúng tôi thắp nhang khấn nguyện sự phù hộ của Bà cho quốc thái dân an và nền văn hiến Việt, sau đó mới bắt đầu quan sát chung quanh với cách nhìn của khoa Phong thuỷ. Khu lăng mộ được xây cất đơn giản và khiêm tốn, nhưng rất trang nghiêm. Trên bản đồ vệ tinh Hahung xác định khu mộ toạ trên đầu rồng và ở thế cưỡi rồng. Như vậy, khoảng không gian sâu xuống trước mộ trong trường hợp này phải coi như miệng rồng, chứ không thể coi là phần thiếu hụt của mạch khí. Tuy nhiên, minh đường phía trước lăng có một con đường đi thẳng vào. Tôi nghĩ giá như làm hai con đường bao quanh thì hay hơn. CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC MINH ĐƯỜNG CỦA LĂNG Trước khi xuống lăng, chúng tôi lễ tạ và đi theo một đường khác ra về. Xuông núi tất nhiên đỡ mệt hơn rất nhiều. Tuy vậy, vì quá mệt mỏi nên tôi lùi lũi đi thẳng. Hahung thì sức khoẻ tốt, còn rẽ ngang leo lên các vùng sườn núi chung quanh để quan sát các ngôi mộ gần đấy. Tính Hahung rất chu đáo trong công việc, nhiều lần đi theo tôi anh ta bao giờ cũng quan sát tỷ mỷ, nên giúp ích được cho công việc rất nhiều. Khi xuống gần chân núi, phần vì mệt mỏi, phần vì chờ Hahung, tôi và Laviedt dừng chân ở mấy công trình mới xây dựng phục vụ cho khu lăng. Một lát sau Hahung lò dò xuống đến nơi. Thầy trò lếch thếch ra về. Anh con trai trưởng của gia đình thân chủ tôi mặt méo xẹo đang ngồi chờ ở quán nước gần đó. Chắc anh ta cũng mệt lắm rồi. Chúng tôi đang lếch thếch bước tới thì chợt Hahung gọi: “Sư phụ xem này…”. "Cái gì đấy Hahùng?”. Hahung chỉ tay vào dãy kiot mới xây. Tôi ngảnh lại nhìn và nói: “Model nhỉ?”. “Sư phụ có nhận xét gì về kiến trúc và vị trí các kiot này không ạ?”. “Không!....” Lúc ấy, tôi thực sự mệt quá rồi. Tôi chỉ muốn vào quán nước nghỉ ngơi và lên xe để…ngủ, nên chẳng còn đầu óc đâu mà tư duy. “Sao con thấy những kiến trúc này có vẻ không ổn về phong thuỷ?”. “Hic! Khi nào các chủ kiot ấy làm ăn ế ẩm và nhờ thì chúng ta hãy quan tâm. …”. Nhưng rồi vì nể người học trò tận tuỵ, tôi cũng chụp mấy cái hình kiot ấy và đưa lên đây. Ngắm lại thấy nó xấu thật. Làm ăn buôn bán ở kiot này thì cũng khó khá. Ai lại để nguyên hình cái thập tự giá với mái có cây xà chính (Đòn vong) nhọn hoắt chĩa thẳng ra ngoài thì buôn bán gì được. “Con nghĩ nó không đơn giản chỉ xấu cho cái kiot, mà có thể gây ảnh hưởng đến không gian xung quanh!”. “Có thể anh nói đúng” – tôi trả lời Hahung – “Nhưng tiếc thay! Phong thuỷ không phải là một phương pháp dễ giải thích, đã vậy nó lại chưa được công nhận phương pháp luận của nó. Bởi vậy, chúng ta cũng không thể bàn sâu hơn”. Tôi ngậm ngùi: “Nếu là chúng ta thì sẽ không xây những kiot như thế này!”. “Nếu lỡ xây rồi sư phụ có hoá giải được không?” Hahung hỏi. “Việc này Hahung cũng hoá giải được mà không cần đến sư phụ. Hãy suy ngẫm lại những bài giảng”. “Thưa sư phụ! Có hai dẫy kiốt, mỗi dãy năm cái. Đây chính độ số Âm 10 ở trung cung Hà Đồ”. “Uh! Đây chính là nguyên lý đầu tiên tôi giảng trong lớp mà. Đấy cũng chính là nguyên lý chọn ngày giỗ Mẹ Âu Cơ mùng 5 tháng 5 Âm lịch của người Việt đấy!”. Hahung thấy tôi quá mệt nên cũng không nói gì thêm nữa. Về đến Hanoi thì đến ngày hôm nay - 25 tháng Giêng - tôi mới vào mạng được. Nhưng mạng lại chập chờn, khi có khi không. Bởi vậy, bây giờ tôi mới đưa được lên đây câu chuyện còn dang dở này. Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2009 Phương án II: Với phương án II, về mặt cảm quan, kiến trúc mái tạo cảm giác nặng nề và khó chịu, bởi bề mặt mái bị đâm xuyên bởi các cột chống đỡ. Phương án I: Với phương án I, về mặt cảm quan thấy nhẹ nhàng dể chịu hơn. Nên chăng, không tạo con đường đi trực thẳng lên Bi Mộ mà chỉ nên tạo hai lối đi lên hai bên thôi. Phía trước nên tạo thành một khuôn viên với những khóm cây cảnh tạo hình, những hình tượng biểu trưng văn hóa Việt. Ví dụ biểu trưng lấy từ trên trống đồng. Một vài thiển ý. Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2009 Chẳng phương án nào tốt cả. Để hôm nào tôi về sẽ vẽ một phương án trình làng. Share this post Link to post Share on other sites