dafahao

Khám Phá “tây Du Ký”*

1 bài viết trong chủ đề này

Khám phá “Tây Du Ký”* (1) Tác giả: Chuan Jiang

[Chánh Kiến]

(1) Thạch Hầu (Con Khỉ Đá)

Sự ra đời của Thạch Hầu là sự mô tả cách mà bất cứ sinh mệnh nào trong vũ trụ được tạo thành lúc khởi nguyên: đó là từ sự thông minh của vũ trụ. Nó nhảy ra khỏi kẻ tảng đá. Sự ra đời của nó gây nên một khối năng lượng rất lớn được phóng thích và làm rung động Trời Đất. Thạch Hầu được sinh ra với hai con mắt mà có thể nhìn thấy được các lâu đài trên Thượng giới. Thật ra, con người cũng có khả năng này từ lúc đầu. Chính là những quan niệm thế gian này đã ngăn cản cặp mắt chúng ta không nhìn thấy. Khi Thạch Hầu rửa mắt bằng nước của thế gian này, đôi mắt của nó bị mất ánh sáng vàng kim. Từ điều này chúng ta có thể biết rằng những người mới sinh ra rất tinh khiết cả thân lẫn tâm. Sau này, khi học ở trường và học được kiến thức và cái cách mà chúng ta cư xử với người và vật trong đời sống hằng ngày và, vì thế, mất hết tính tự nhiên mà trời ban cho. Chính vì lý do này, trên con đường tu luyện, người ta nói về tống khứ tất cả các quan niệm cũ của thế gian và trở về bản lai nguồn cội (phản bổn quy chân).

Thạch Hầu này có những tính chất rất độc đáo và không bao lâu trở thành vua của loài khỉ trên Hoa Quả Sơn và sống một cuộc sống nhàn hạ. Bình thường, bất cứ ai sống một cuộc sống thoải mái cũng không nghĩ đến tu luyện. Tuy nhiên, Thạch Hầu có một căn cơ rất tốt. Nó vẫn muốn đắc Đạo.

Ma qủy đầu tiên mà Thạch Hầu phải đánh bại là Hỗn thế ma vương (Qủy Phá phách) . Nếu bất cứ ai muốn đạt được điều gì, họ phải vượt qua tính thụ động của họ và phải làm việc một cách rất nghiêm chỉnh.Thạch Hầu rất chăm chỉ, đó chính là phẩm chất tối thiểu của một người tu luyện, bên cạnh còn phải có khả năng tự kiềm chế và đầu óc phải trong sạch.

* “Tây Du Ký” là một bộ tiểu thuyết thần kỳ Trung hoa. Nhà sư Tam Tạng và ba đệ tử của ông đi Ấn độ để thỉnh kinh Phật. Trên bề mặt, nó chỉ là tiểu thuyết về cuộc mạo hiểm của Thạch Hầu với những phép thần thông tuyệt đỉnh để chiến đấu với tất cả những loài qủy quái. Thật ra, đó là câu chuyện về tu luyện và nói lên những chấp trước mà người tu phải vượt qua từng thứ một.

Khám phá Tây Du Ký (4)* Tác giả: Chuan Jiang

(4) Quan Âm tìm người để Thỉnh kinh Phật về Trung hoa

[Chanhkien.org] Tại sao Phật Pháp phổ biến đến Trung hoa? Phật Như lai nghĩ rằng: “Nam thiện bộ châu (Một trong bốn châu [mà] theo Phật giáo, ám chỉ là Trung hoa) là nơi đầy những người với lòng tham, thích thú khi người khác bị hoạn nạn, bị giết hại. Nó còn được gọi là một nơi rất dữ tợn, thích tranh đấu và là một biển tội lỗi. Hiện tại ta có Tam tạng chân kinh (3 tạng chân kinh) và kinh này sẽ khuyến khích người ta làm nhiều điều thiện”. Vì thế những tôn giáo chính thống trong xã hội nên có điều này. Chúng tồn tại là để giữ được tiêu chuẩn đạo đức con người và khuyến khích con người làm điều thiện. Nó cũng là tiêu chuẩn căn bản trong xã hội để đánh giá một tín ngưỡng là chính hay bất chính. Những gì Như Lai nói là thật. Những nhân vật chính trong Tây Du Ký mà Quan Âm gặp là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã, tất cả đều không phải là người thường. Họ đã vi phạm tội ác trên thiên đường và bị đưa xuống trần để trả tội. Điều này ám chỉ đến sự an bài của Trời.

Ví dụ như về câu chuyện Bát Tiên. Khi thân xác của Thiết Quải Lý, một trong Bát Tiên thường dùng cây gậy sắt để chống đi, bị thiêu hủy, chủ nguyên thần của ông ta nhập vào xác của một nhà sư bị chết. Điều này chỉ rõ tại sao hình dạng của người thường và thân thể của tiên thánh là hai vật hoàn toàn khác nhau. Có thể họ là người thường hay tiên thánh trong nhiều kiếp luân hồi, thân thể của họ chỉ là hình thức. Khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, ngài bỏ lại thân thể người thường và chỉ đem chủ nguyên thần đi.

Con người thật chính là chủ nguyên thần. Vậy thì chủ nguyên thần của con người từ đâu mà có? Chúng đến từ thiên đường. Khi người ta nói con người là tội lỗi nó có nghĩa rằng họ đã phạm tội và vì thế bị đày xuống trần gian sinh ra làm con người. Những tôn giáo chính thống dạy con người trở về bản lai nguồn cội của mình, rồi để trở về lại thiên đường, đó là căn nhà thật sự của họ.

* “Tây Du Ký” ” là một bộ tiểu thuyết thần kỳ Trung hoa. Nhà sư Tam Tạng và ba đệ tử của ông đi Ấn độ để thỉnh kinh Phật. Trên bề mặt, nó chỉ là tiểu thuyết về cuộc mạo hiểm của con khỉ với những phép thần thông tuyệt đỉnh để chiến đấu với tất cả những loài qủy quái. Thật ra, đó là câu chuyện về tu luyện và nói lên những chấp trước mà người tu phải vượt qua từng thứ một.

Khám phá Tây Du Ký (5)*

Posted Image Bản để in

Tác giả: Chuan Jiang

(5) Đường Tăng tiếp chiếu chỉ Vua Đường thỉnh kinh Phật

[Chánh Kiến] Khi Đường Tăng nhận được lệnh ban từ Vua Đường và chuẩn bị sẳng sàn lên đường, rất nhiều nhà sư cố gắng khuyên nhủ ông không nên đi và nói với ông rằng những gì chờ đón ông ta là những hiểm nguy và kết quả thì vô định. Người thường biết rằng làm tiên thánh là điều tốt, nhưng có bao nhiêu người tin tưởng điều đó? Mặc dầu có rất nhiều người theo Phật giáo và tụng kinh, nhưng có bao nhiêu người có lòng thành tín thật sự? Bước đầu tiên trong tu luyện là phải có lòng thành tín và sẳn sàng chấp nhận khổ cực. Phật giáo giảng dạy ‘tín, nguyện , hành’. Bước đầu tiên là có lòng thành tín. Người ta nói rằng “Điều đó thật sự tồn tại nếu bạn thật sự tin vào nó, và nó không tồn tại nếu bạn không có lòng tin”. “Sự việc thật sự xảy ra khi bạn thật lòng tin vào nó”. Sự phân chia rõ rệt khi người ta nói về tu luyện. Lão Tử nói: “Khi một thượng nhân nghe về Đạo, người này sẽ kiên trì tu Đạo. Khi một trung nhân nghe Đạo, người này tu Đạo lúc có lúc không. Khi một hạ nhân nghe Đạo, người này sẽ cười to. Nếu người này không cười lớn, thì đó không phải là Đạo”.

Nhà sư Tam Tạng có một căn cơ khá tốt nên những can nhiễu như thế không ảnh hưởng ông chút nào. Vì thế ông lên đường đi thỉnh kinh. Ông ta mang theo hai người thường tùy tùng với ông. Họ bị bọn qủy sứ ăn ngay lúc vừa khởi hành. Vì căn cơ tốt của ông. Ông thoát chết và được cứu thoát bởi một vị tiên. Một người tu luyện sẽ gặp phải khảo nghiệm ngay từ bước đầu trong tu luyện. Trước hết, người đó phải kiên trì. Ba nhân vật trong đoàn tùy tùng của ông đi theo ông trong chuyến thỉnh kinh đó. Họ là những người thường chứ không phải người tu luyện. Họ không có lòng tin kiên định. Thật sự điều đó càng rất nguy hiểm. Khi một người tu có lòng thành tín kiên định, người đó sẽ được thần thánh giúp đỡ khi họ gặp quỷ sứ.

* “Tây Du Ký” ” là một bộ tiểu thuyết thần kỳ Trung hoa. Nhà sư Tam Tạng và ba đệ tử của ông đi Ấn độ để thỉnh kinh Phật. Trên bề mặt, nó chỉ là tiểu thuyết về cuộc mạo hiểm của con khỉ với những phép thần thông tuyệt đỉnh để chiến đấu với tất cả những loài qủy quái. Thật ra, đó là câu chuyện về tu luyện và nói lên những chấp trước mà người tu phải vượt qua từng thứ một.

Khám phá “Tây Du Ký” (7)

Tác giả: Thuyền Tưởng

(7) Ba Đệ tử

[Chánh Kiến] Ba người đệ tử của Tam Tạng là Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh.

Ngộ Không có nghĩa là giác ngộ với chữ Không. Ngộ năng có nghĩa là ngộ chữ Năng (1). Ngộ Tĩnh có nghĩa là ngộ chữ Tĩnh (thanh tĩnh).

Rất nhiều điều trong tam giới là sai lầm. Trong Phật giáo, mọi thứ trước khi giác ngộ đều mê lầm. Con người bị chấp trước vào sự mê lầm vì giới hạn nhận thức của họ. Bất cứ điều gì họ thấy đều có phần suy đoán trong đó, mà điều này sẽ tạo ra sự giả tạo. Trong tu luyện, chân là được chú trọng nhiều nhất. Chỉ khi nào người tu có thể tống khứ được chấp trước gây ra mê lầm, thì người tu mới có thể đạt ngộ và trí huệ.

Ngộ Không là cảnh giới cao nhất. Thanh tịnh và không là những từ ngữ trong giới tu luyện. Khi người ta thanh tịnh, người đó có thể chống lại những cám dỗ đời thường và rất gần với chân nguyên của họ. Thanh tịnh hay không đều là trạng thái của tâm. Khi một người có thể tống khứ hết tất cả chấp trước, người đó đạt được thanh tịnh và có thể phản bổn quy chân.

Ngộ Năng là cảnh giới tiếp dưới, không hoàn toàn thanh tịnh, khi mà một người vẫn còn những ham muốn trần tục. Người đó có thể có rất nhiều huyền năng siêu phàm. Đối với người thường, đó là điều không thể tưởng tượng nổi, nhưng đối với người tu luyện, thì không có gì đặc biệt cả.

Cảnh giới của Sa Tăng là thấp nhất. Người đó không đạt thanh tịnh được và cũng không có huyền năng siêu phàm. Người này muốn giữ tâm trong sạch. Đối với người thường, đó là điều rất tốt để có một tâm vô ngã.

Như thế, ba tên hiệu tượng trưng cho nhiều cảnh giới tu luyện và trạng thái khác nhau. Bất cứ khi nào nhà sư Tam Tạng gặp ma quỷ, Ngộ Không có thể đánh bại ma qủy và Bát Giới có thể giúp. Sa Tăng chỉ làm theo lời chỉ dạy một cách trung thành. Đó là lý do tại sao Sa Tăng và Tam Tạng là thường hay bị yêu qủy bắt.

Chú thích:

(1): chữ Năng trong từ điển Hán Việt có nhiều nghĩa, trong số đó có những nghĩa sau:

1. Tài năng.

2. Hay, sức làm nổi gọi là năng (khả năng).

3. Lại một âm nữa là nại (chịu nhịn).

4. Vật lý gọi cái gì tạo ra công sức là năng.

* “Tây Du Ký” là một bộ tiểu thuyết thần kỳ Trung hoa. Nhà sư Tam Tạng và ba đệ tử của ông đi Ấn độ để thỉnh kinh Phật. Trên bề mặt, nó chỉ là tiểu thuyết về cuộc mạo hiểm của Thạch Hầu với những phép thần thông tuyệt đỉnh để chiến đấu với tất cả những loài qủy quái. Thật ra, đó là câu chuyện về tu luyện và nói lên những chấp trước mà người tu phải vượt qua từng thứ một.

Khám phá “Tây Du Ký”* (23)

Thật giả Mỹ Hầu Vương – Hỏa Diệm Sơn – Kim Quang Tự

[Chanhkien.org]

Lục nhĩ mỹ hầu (mỹ hầu 6 tai) cùng với Tôn Ngộ Không 500 năm trước là cùng thuộc một họ. Tôn Ngộ Không 500 năm trước cũng là một yêu tinh đại náo thiên cung. Thuyết về ‘tặc tâm’ thời bấy giờ vẫn chưa được trừ bỏ.

Đối với người tu luyện mà nói, thông qua quá trình tu luyện [nếu] không thanh trừ những thứ bất hảo ở chốn thâm sâu này cùng những tư tưởng tự kỷ, thì những tư tưởng bất hảo đó sẽ luôn sản sinh can nhiễu. Bất luận là tu luyện lâu bao nhiêu, nếu yêu cầu phóng túng đối với bản thân, thì là ‘bất hành’ [không đạt], cần phải bảo trì “dũng mãnh tinh tấn”. Việc các bồ tát, chư thần tiên không phân biệt được mỹ hầu sáu tai với Tôn Ngộ Không nguyên nhân chính không phải là do ma từ ngoài, mà là do ma từ trong tâm, đơn giản là vì những tư tưởng bất hảo của bản thân người tu luyện.

Câu chuyện về thật giả mỹ hầu vương thực sự có nội hàm sâu sắc phi thường.

Mục đích của tu luyện là gì? Từ nhìn nhận bề ngoài, tất cả người tu luyện đều đang tu. Nhưng, có một sự khác biệt to lớn. Người ta tu luyện với đủ loại mục đích hữu cầu khác nhau. Có người tu luyện vì sự hiếu kỳ, có người thì muốn được an lạc hạnh phúc, một số muốn trừ bỏ bệnh tật, số khác thì lại muốn có được tri thức học tập, nghiên cứu lý luận rồi thì truy cầu những công năng đặc dị, một số lại muốn tìm kiếm những an ủi về mặt tinh thần, một số thì muốn giải quyết những rắc rối trong cuộc sống của họ, và vì nhiều lý do khác nữa. Những mục đích này đều không đúng, và sớm muộn chúng cũng sẽ tạo ra những can nhiễu cho người tu luyện. Thực sự, tất cả mọi rắc rối đều xuất phát từ cá nhân người tu luyện. Tu luyện không có điều kiện nào hết và một người đến với Pháp vì những nguyên lý của vũ trụ. Dù là mục đích nào đi chăng nữa thì cũng là dơ bẩn và cần phải xóa sạch hoàn toàn. Vì những vị Giác Giả từ cao tầng sẽ dùng tất cả các phương cách để moi ra những tư tưởng dơ bẩn đó. Giống như mỹ hầu vương giả, (một người tu với những mục đích dơ bẩn) nhìn có vẻ giống với hầu vương và có thể lừa gạt được nhiều người.

Hỏa diệm sơn

Sau khi thầy trò đi qua khỏi Hỏa diệm sơn, thấy rằng mọi thứ đều tốt và cả nước và lửa đều hữu dụng. Điều này tượng trưng cho thời điểm khi cơ thể người tu đạt tới trạng thái cân bằng. Đối với người luyện tập các môn khí công thông thường, đó thực sự là một thành công, nhưng đối với người tu luyện chân chính, thì nó vẫn còn quá xa với mục đích cuối cùng.

Công pháp đạo gia đều giảng luyện đan, kỳ thật nhiều môn phái tu luyện chân chính, đều giảng biến hóa thân thể vật chất, chỉ là hình thức và phương pháp khác nhau, tại các phương diện, căn bản khoa học hiện đại không sao sánh được. Một lão nhân ngày xưa, 85 tuổi, mắt không hoa tai không điếc, tóc trắng trùng tân thành đen, đã thành “phản lão hoàn đồng “, đủ để người thường thán phục không ngớt rồi.

Tiểu thuyết võ hiệp là tác phẩm văn học, điểm này mọi người nhất định bảo trì [sự] thanh tỉnh. Trong tiểu thuyết miêu tả các chủng võ công cao siêu như thế nào, đều là văn học tuyển nhiễm [phóng đại]. Hơn nữa lấy ” võ công ” làm đất dụng võ, muốn an bài các chủng tranh đấu, bảo tàng, mỹ nữ, bí kíp, đồng thời muốn sử dụng một số bối cảnh lịch sử, khiến người xem nghĩ rằng cảnh chân thật. Tình huống thực tế trong giới tu luyện khác rất xa. Nếu võ công chân chính có thể đạt đến các chủng trình độ như thế , người ấy đã vĩnh viễn siêu xuất tầng thứ khí công thông thường, đã phải tiến nhập vào tu luyện chân chính, người tu luyện chân chính là tu tâm, là không có khả năng giống trong tiểu thuyết mà tranh tranh đấu đấu. Điểm này hy vọng mọi người minh bạch .

Kim Quang Tự

Sau khi vượt qua Hỏa Diệm Sơn, khảo nghiệm tiếp theo là Kim Quang Tự.

Trong một số sách khí công có nói đến đầu tín [đỉnh đầu], [coi] trọng các thuật ngữ đẳng cấp , thường nói về một chủng kết cầu nhân thể. Con người tiên thiên là [có phần] “biết” (”minh”), chỉ là nó bị che lấp bởi những quan niệm hậu thiên tựa như kim quang tự bị huyết vũ xối xả.

Khi Đường Huyền Trang lên tháp dọn dẹp, những đồ đệ đã trợ giúp hàng phục yêu ma và đưa viên minh châu về lại ngọn tháp, tựa như người tu luyện tiêu diệt những can nhiễu ma quỷ và những tư tưởng tạp nhiễm. Ngọn tháp ngay tức thì lại tỏa sáng lung linh.

Người tu luyện khi khai đỉnh có thể phóng xuất ra hoa quang (ánh quang rực rỡ), đương nhiên đó không phải là mắt thịt chúng ta có thể nhìn thấy. Trong “Phong thần diễn nghĩa” có nhiều mô tả liên quan đến “đỉnh thượng hoa quang” (hoa quang trên đỉnh [đầu]) .

* “Tây Du Ký” là một bộ tiểu thuyết thần kỳ Trung hoa.Thánh tăng Đường Tam Tạng cùng ba đệ tử của ông tới Ấn độ để thỉnh kinh Phật. Trên bề mặt, nó chỉ là bộ tiểu thuyết nói về cuộc mạo hiểm của Thạch Hầu Tông Ngộ Không với những phép thần thông tuyệt đỉnh chiến đấu với tất cả những loài yêu ma qủy quái. Ở một tầng nghĩa sâu hơn, đó là câu chuyện về tu luyện và nói lên những chấp trước mà người tu phải vượt qua từng thứ một.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay