Lex

Xin Hỏi Về Thoái Khí

3 bài viết trong chủ đề này

Em mới là thành viên mới của diễn đàn và cảm thấy học hỏi được từ đây rất nhiều điểu bổ ích. Xem qua các bài viết của mọi người về PTLV thì khái niệm thoái khí được nhắc đến rất nhiều. Em thấy chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này, mọi người có thể giải thích cho em được không. Và có thể cho em vài ví dụ về thoái khí trong căn hộ gia đình ( cửa chính , cửa sổ, cầu thang sắp xếp sao mà bị thoái khí)

Ngoài ra em còn thấy trong PTLV còn nhắc đến việc xây gờ ở lối đi, ban công vào để dẫn khí vào nhà. Cũng mong mọi người giải thích rõ cho em về vấn đề này. Xin cảm ơn mọi người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em mới là thành viên mới của diễn đàn và cảm thấy học hỏi được từ đây rất nhiều điểu bổ ích. Xem qua các bài viết của mọi người về PTLV thì khái niệm thoái khí được nhắc đến rất nhiều. Em thấy chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này, mọi người có thể giải thích cho em được không. Và có thể cho em vài ví dụ về thoái khí trong căn hộ gia đình ( cửa chính , cửa sổ, cầu thang sắp xếp sao mà bị thoái khí)

Ngoài ra em còn thấy trong PTLV còn nhắc đến việc xây gờ ở lối đi, ban công vào để dẫn khí vào nhà. Cũng mong mọi người giải thích rõ cho em về vấn đề này. Xin cảm ơn mọi người.

Để biết rõ về điều này phải là một bài viết rất dài.

Bởi vậy chúng tôi không thể trả lời bạn trong điều kiện này. Với các thày phong thủy đến xem nhà cho ai đó, chẳng ai hỏi thầy là tại sao tôi lai là Đông trạch chứ không phải Tây trạch; tại sao tôi là Đoài chứ không phải Ly....vv.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Bài mang tính chất tham khảo, không phải là quan điểm chính thống của Phong Thủy Lạc Việt)

KHÍ TRONG PHONG THUỶ

Khi được đề cập trong bài này không phải là không khí, mặc dù sự sống của chúng ta không thể rời không khí. Khí ở đây là một dạng vật chất đặc biệt cũng gắn bó mật thiết với chúng ta, là một phần trong sự sống của chúng ta. Những điều thần bí về khí đã được khoa học dần dần làm rõ.

Khái niệm về khí được các triết gia cổ đại Trung Hoa nêu lên rất sớm. Ở thời đó, khí còn được dùng để giải thích nhiều hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: năm Chu U vương thứ 2 (năm 782 trước Công Nguyên), ở vùng sông Vị, sông Kinh, sông Lạc (thuộc tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay) xảy ra động đất lớn; khi đó Bá Dương Phu, một đại phu Triều Chu nói: “Động đất báo hiệu Triều Chu sẽ bị diệt vong, bởi dương khí, âm khí đã mất đi cái trật tự vốn có của nó. Dương khí bị âm khí ép xuống không bốc lên được, thế là xảy ra động đất. Khí của thuỷ thổ có thông suốt thì vạn vật mới sinh trưởng, bách tánh mới có của cải, còn động đất thì dòng sông bị tắc, vạn vật bị khô cằn, bách tánh loạn lạc”.

“Quản Tử, nội nghiệp” dùng khái niệm khí để giải thích nguyên nhân hình thành vạn vật trong trời đất, cho rằng vạn vật khởi đầu từ khí. “Trang tử, tri Bắc du” lần đầu tiên dùng từ sinh khí, nêu lên mối quan hệ giữa khí và đời sống con người: con người sinh sống lá nhờ khí, khí tụ thì sống, khí tán thì chết (nhân chi sinh dã, khí chi tụ dã, tụ tắc vi sinh, tán tắc vi tử).

Liên quan đến khí, các nhà tiên triết Trung Hoa còn nêu lên mối quan hệ giữa trời và người (thiên nhân cảm), cho rằng trời là đại vũ trụ, mội con người là một tiểu vũ trụ. Những gì xảy ra trên trời đều ảnh hưởng đến con người. Sự thay đổi của tự nhiên đối với hoạt động khí hoá của con người đều tuân theo quy luật cảm ứng và liên thông lẫn nhau. Điều này được chứng minh qua thực tế. Mỗi khi xảy ra hiện tượng nổ những đốm đen trên mặt trời thì trên trái đất số người bị bệnh tim mạch tăng lên, những bệnh theo thời tiết, khí hậu, bệnh truyền nhiễm ngày càng quần thể hoá. Đây là do đại vũ trụ mất cân bằng dẫn đến tiểu vũ trụ cũng mất cân bằng. “Sử ký, Lạc thư” nếu lên nhận xét: “Trời và người có mối quan hệ với nhau như hình với bóng vậy”. Có thể kể ra đây vài sự kiện xảy ra nhiều nơi trên thế giớim đã được loài người chứng kiến: Mỗi lần sao chổi Halley tới “thăm” trái đất chúng ta thì đều để lại những dấu ấn trên một số trứng gà mà người ta gọi là “trứng gà sao chổi”. Trên vỏ những trứng gà này được khắc lên những hình ảnh không thể xoá được. Năm 1758 ở Đức, năm 1834 ở Hy Lạp, năm 1910 ở Pháp và năm 1986 ở Ý đều xảy những hiện tượng này. Ngày nay ta nói đó là thông tin toàn bộ, còn người xưa thì nói “thiên nhân cảm”.

Ngoài cơ thể người

có 3 tầng khí:

trong, giữa và ngoài.

Quách Phác đời Lưỡng Tấn, người đại diện cho thuật phong thuỷ Trung Quốc đã tiếp thu những phát hiện của tiền nhân về khí và đưa vào phong thuỷ. Trong bộ “Táng kinh” nổi tiếng của ông nêu lên sinh khí có ngũ khí, tức khí của ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Hàm nghĩa của sinh khí là khí xung hoà âm dương, cụ thể vào địa hình núi sông, sinh khí dồi dào ở những nơi đất dày, sông sâu, thảo mộc rậm rạp. Một định luật nổi tiếng của phong thuỷ là “Sơn hoàn thuỷ bão tất hữu khí”, tức những địa hình có núi sông uốn lượn, ôm ấp là khí tụ. “Táng kinh” còn nêu lên cốt người chết khi đã chôn xuống đất thì có thể phát sinh sự giao cảm giữa khí và cốt và trở thành bất hủ, có thể chuyển thụ đến con cháu đời sau.

Đạo gia gọi khí là “Huyền” là “Đạo”. Trong “Đạo đức kinh” miếu tả: “Đạo” có tuổi cao nhất, sinh ra từ thuở trời đất chưa ra đời. Nếu cần đặc cho “Đạo” một cái tên thì đó là “mẹ đẻ của vạn vật”. Ngày nay nói khí của phong thuỷ; những người luyện khí công vận khí là nói khí này. Thế nhưng một số người ở các nước phương Tây lại hiểu lầm khí công là vận dụng không khí. Một học giả người Canada trong bài viết nhan đề “Lột trần chiếc áo thần bí của khí công” nêu lên khí công là “phương pháp làm việc trong không khí”, là “kỹ xảo hít thở không khí”. Nói như thế là hiểu sai bản chất của của khí công. Thực ra, người Trung Quốc cổ đại không gọi khí công mà gọi tịnh toạ (----- ------), đạo dẫn (----- ----), thổ nạp (----- ----- ----), nội đan công (----- ----- ------). Chữ khí (-----) viết là -----, dần dần theo thói quen viết thành-----.

Khí là danh từ hết sức trừu tượng và khái quát. Thời cổ đại Trung Hoa chia vật chất thành hai loại, một loại gọi là hình (------), gồm những vật có thể nhìn thấy được, loại kia là khí, không nhìn thấy được. Nhưng hai loại vẫn tồn tại. Một kiến giải cao hơn là hai dạng vật chất ấy có thể chuyển hoá với nhau. Cuối triều Minh, nhà khoa học Tống Ứng Tinh trong tác phẩm “Thiên công khai vật” của mình, ông viết: “động vật, thực vật, khoáng vật đều là một dạng khí. Từ khí biến thành hình, từ hình biến thành khí”.

Từ quan điểm nêu trên có thể khám phá được những bí ẩn về những người có công năng đặc biệt, họ đã biến hình thành khí, biến khí thành hình như thế nào.

Cuối những năm 70 thế kỷ trước Trung Quốc phát hiện một số thiếu nhi có công năng đặc biệt. Có thể lấy được vật trong bình kín. Cao Oa, Trương Bảo Thắng có thể lấy được những viên thuốc trung bình ra ngoài trong khi nắp bình vẫn đậy kín. Những người có công năng đặc biệt cón có thể nhìn thấy khí và phân biệt được ngũ sắc của khí.

Mấy ngàn năm trước đây, trên thế giới lưu truyền những truyền thuyết ly kỳ về khí được truyền bá rộng rãi, như truyền thuyết trên đầu phật tổ Thích Ca Mâu Ni, và chúa Jesus có vần sáng chung quanh.v.v... Người cổ Trung Hoa nêu lên khí là nguồn năng lượng cần thiến cho cơ thể sống. Nó có hai loại âm và dương. Trong sinh vật, khí âm dương cân bằng thì sinh vật khoẻ mạnh, ngược lại thì phát bệnh.

Từ thế kỷ 20, khoa học đã chứng minh được xung quanh cơ thể người có một lớp khí bao bọc, đó là một dạng năng lượng có liên quan mật thiết đến sinh mệnh con người. Nó không chỉ bao quanh người mà còn thấm vào cơ thể và phác ra bức xạ.

Năm 1988, các nhà khoa học Liên Xô phát hiện xung quanh cở thể người và vật thể khác có sóng điện từ và tác động lẫn nhau. Những người có công năng đặc biệt thì sóng (khí) đó là vật chuyển tải thông tin, trong khoảnh khắc có thể truyền đi hàng ngàn cây số. Điều này có thể giải thích nguyên nhân tại sao khi một người gặp sự không may thì người nhà ở xa hàng ngàn cây số có thể lập tức cảm nhận được. Các học giả phương Tây từng đi vào thế giới vi mô để tìm bản chất của khí, bởi hạt cơ bản là hạt nhỏ nhất trong thế giới vật chất đã được phát hiện vừa có tính hạt vừa có tính sóng như khí. Nhưng bản chất của khí thì phải đi vào “siêu vi mô”.

Thế là họ đã đến với triết học phương Đông để tìm đáp án, tìm hiểu điều dự báo của Lão gia về vũ trụ quan cho rằng nguồn gốc của vạn vật là khí là đạo, là siêu vi. Mức độ siêu vi này đã từ thực biến thành hư, tiếp cận với hư vô. Đến mức độ hư vô thì có thể giải thích được giao cảm của khí công và công năng đặc biệt Trương Bảo Thắng, Cao Oa có thể dùng ý thức để lấy những viên thuốc trong bình khi nắp còn đậy kín, tức thông qua ý niệm làm cho vật từ có biến thành hư không rồi trở lại có (hoàn nguyên vật như cũ).

Từ thời trung cổ đến nay, người ta phát hiện trong cơ thể một số người có “linh khí” đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. “Linh khí” đó chính là sóng năng lượng của con người được điều khiển qua ý niệm

Khí của phong thuỷ - Vi ba (Micro Ware)

Phát hiện vi ba là sự gặp nhau giữa quan niệm truyền thống của văn hoá Trung Hoa về khí và khoa học kỹ thuật hiện đại.

Vi ba là thành viên trẻ nhất trong gia tộc Sóng điện từ, có bước sóng 0,001 – 0,3m. Theo bước sóng, các thành viên trong gia tộc sóng điện từ được sắp xếp như sau: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, vi ba, tia hồng ngoại, quang có thể nhìn thấy (visible light), quang tử ngoại, tia X, tia Y.

Năm 1978, hai nhà thiên văn học điện xạ người Mỹ là Arno Allan Pensias và Robert Woodrow Wilson đã đoạt giải Nobel vật lý về phát hiện vi ba từ vũ trụ. Tầm quan trọng của thành quả khoa học này như thế nào, chúng ta hãy xem đánh giá của viện Khoa học Thuỵ Điển trong quyết định trao giải Nobel: “Phát hiện của Pensias và Wilson mang ý nghĩa rất cơ bản. Phát hiện của hai ông đã cho chúng ta những thông tin từ rất lâu, khi mà vũ trụ mới bắt đầu tạo ra”.

Như vậy, khí là “mẹ đẻ của vạn vật” theo quan niệm của Đạo gia đã được khoa học hiện đại chứng minh.

Phát hiện của hai nhà khoa học nêu trên xảy ra trong một trường hợp khá ngẫu nhiên. Năm 1964, tại bang New Jersey, khi dựng Antel thông tin vệ tin hình chảo, họ phát hiện trên đỉnh Antel có tín hiệu lạ. Nhiệt càng cao, tín hiệu càng rõ. Và họ đã kiên trì thí nghiệm trong một năm suốt 4 mùa, xoay chảo Antel theo 4 phương 8 hướng. Kết quả thật kỳ diệu: tín hiệu không thay đổi. Điều này chứng tỏ tín hiệu không phải trong hệ mặt trời mà đến từ vũ trụ. Thế là “mẹ đẻ vạn vật” đã được tìm thấy. Vi ba được các nhà khoa học gọi là “khu vực vàng”, nó xuyên qua tầng điện ly đến với chúng ta.

Về y học, sóng vi ba tạo ra hiệu ứng có lợi cho sức khoẻ con người và dễ được chúng tiếp thu. Vi ba có thể làm cho giống cây chóng nảy mầm, rượu mau thuần thục, ví dụ rượu Mao Đài nổi tiếng của Trung Quốc sau khi chế tạo ra còn vị cay, thậm chí đắng, phải cất giữ 5 - 8 năm mới dùng được, nhưng qua xử lý vi ba thì thời gian cất giữ rút ngắn rất nhiều.

Người ta đã đo trong cơ thể những người luyện khí công đều có sóng vi ba.

Những nhà phong thuỷ chọn những nơi “cát địa”, tức ở đó giàn sinh khí, sóng vi ba dồi dào – Những vị trí sông núi uốn lượn, bao bọc là những nơi sóng vi ba tụ, còn những nơi gió thổi mạnh thì vi ba bị tán.

Vạn vật là sản phẩm của tạo hoá. Điều kỳ diệu là mọi sinh vật trên trái đất đều có xu hướng “mở cửa” đón nhận vi ba. Ta chú ý xem những là cây, những bông hoa xoè ra có giống hình chảo Antel không? Năm 1990, một tạp chí khoa học của Ấn Độ đã nổi một dây điện vào là chuối (chỗ dẫn nước trên lá), đầu dây kia nối vào máy thu hình thì phát hiện hình ảnh rõ ràng hơn.

Trên cơ thể con người có bộ phận nào thu sóng vi ba không. Điều này chưa rõ. Nhưng con người là loại động vật cao cấp nhất, có thể thông qua các tư thế để tiếp nhận vi ba, còn có thể tìm nơi cư trú tốt hoặc dựng Antel trên nhà để thu sóng vi ba.

Tóm lại, vi ba là nguồn của cải vô giá mà vũ trụ ban cho chúng ta, nó cũng cần thiết như không khí vậy. Đúng như người xưa nói “thiên nhân cảm”, Đạo gia nói, con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ.

http://24x7.vn/showthread.php/phong-th-y-k...-th-y-7166.html

Share this post


Link to post
Share on other sites