Posted 15 Tháng 10, 2009 KHÔN VI ĐỊA Khôn: Nguyên, Hanh, lợi, tấn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc chủ, lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh cát. Tượng viết: Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 KHÔN VI ĐỊA Khôn: Nguyên, Hanh, lợi, tấn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc chủ, lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh cát. Tượng viết: Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật. Quẻ Khôn tượng trưng cho Đất: Nguyên thủy, Hanh thông, lợi về giữ vững chính bền giống như Ngựa cái. Người quân tử đi lên, nếu muốn được (len lên) đi đầu, thì tất nhiên sẽ đi lạc đường. Nếu đi theo, sau người, thì sẽ có người làm chủ, tất có lợi. Đi về phía Tây Nam thì được bạn. Đi về phía Đông Bắc thì mất bạn. An phận giữ vững chính bền thì tốt lành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Khôn - Tên quẻ. Quẻ Khôn, được kết cấu cả sáu Hào đều là Hào âm. Quái trên quái dưới đều là Khôn, tượng trưng cho Đất. Thuyết quái: Khôn là thuận. Điều này có nghĩa là: Khôn lấy Đất làm Tượng, lấy "thuận" làm nghĩa. Đất phối hợp với Trời, khai sáng hóa sinh muôn vật, đồng thời khiến cho muôn vật được hanh thông. Là sự hợp "thể" giữa Càn và Khôn, với dụng ý bản thể là "đất", thì cũng có thể khởi đầu cho sự sinh ra muôn vật. Nhu thuận mà có thể chạy, đó là hình tượng cho đức của quẻ Khôn. Khôn thuộc Âm. Khôn là Đạo bề tôi, đạo vợ, theo sau chứ không đi trước. Nếu đi trước, thì sẽ lạc đường. Âm lấy Dương làm chủ, ở sau và thuận theo thì có lợi. Đồng tính là bạn, là vật Âm, tất phải lìa đồng bọn mà đi theo khác loài. Là Âm, tất phải "táng bằng" mà xu phụ với Dương, thì mới được "cát". Đức của Khôn nếu được an thuận giữ được chính, thì mới được "cát". Quẻ Càn lấy thống thiên làm gốc, quẻ Khôn lấy thuận thiên làm tiền đề. Cho nên, quẻ Càn thì cứng, quẻ Khôn thì mềm. Đức của Càn thì không hạn chế, Đức của Khôn bị chế bởi các nghĩa "tẫn mã", "hậu đắc chủ", ... , Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Lời trong quẻ Khôn nói: " Nhu thuận, khoan dung, cũng giống như Ngựa cái theo Ngựa đực, nguyên khởi, hanh thông, sung mãn với tình yêu trung chính" Người quân tử cần phải học theo tinh thần của quẻ Khôn, do có lợi thế đạt được thành tựu, không nhất định phải đi khai phá, mà có thể thuận theo người đứng đầu, chuyển hóa sức mạnh của người đứng đầu, để cuối cùng, có thể đạt được thành công. Cho nên, nhu thuận theo quẻ Khôn, sẽ hướng tới sự tích cực trong lòng với mục đích "phía Tây Nam được bạn" là thuận mà theo, phía "Đông Bắc mất bạn" lại là công thành mà thân thoái. Là con người có tâm an mà ngay thẳng, thì sao lại không gặp may mắn chứ ??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Chúng ta, cần phải biết rằng, tất cả mọi điều trong cuộc sống, đều được sự ban ơn của Sinh Mệnh. Sự thanh thản trong cuộc đời cuả mỗi một con Người, không phải chỉ có dựa vào sức lực để mà có được. Đất mà dày, sẽ rất thuận lợi để nuôi dưỡng vạn vật. Đối với người Quân tử thì sao ? Họ nên học theo phép tắc của Đất, lấy đức hạnh to lớn để bao hàm toàn bộ cho sự sống. Đất mầu mỡ để nuôi dưỡng vạn vật, nhưng Đất lại chẳng hề kêu ca oán thán. Đó chính là cách ứng xử khoan dung của Đất. Khoan dung, thì có thể làm được những việc to lớn, theo thời gian sẽ hình thành một cục diện vững vàng và thuận thế. Tích cực để đạt được mục đích, nhưng vẫn là người biết lẽ tiến thoái. Thuận theo mà chấp hành, tâm an mà trung chính, con Người như vậy làm sao chẳng may mắn ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 R.L. Wing bàn về ý nghĩa quẻ này: Trong thời kỳ của sự ĐÁP ỨNG TỰ NHIÊN, bạn đang phải đối phó với những thực tế, chứ không phải với những tiềm năng. Bạn chỉ có thể nhận biết được những hoàn cảnh ở xung quanh bạn, nhưng không thể hiểu được, những sức mạnh nào đang chi phối hoàn cảnh đó. Do đó, Bạn không nên hành động một cách độc lập, hoặc là bạn muốn tìm cách lãnh đạo người khác. Nếu một khi Bạn cứ muốn sai bảo người khác. Thì chính Bạn sẽ lạc lối và trở nên rối loạn. Vì Bạn không được tiếp xúc với những sức mạnh đang chi phối hoàn cảnh, do vậy Bạn cần có bạn bè và người cộng sự giúp đỡ để hoàn thành mục tiêu. Một khi Bạn cứ xuôi mình thuận theo sự đáp ứng Tự nhiên, và để cho mọi người dẫn dắt Bạn, thì Bạn có thể thành tựu ngay cả những mục đích lớn lao. Hãy giữ một tư thái thoải mái, nhu thuận, đáp ứng tự nhiên ngay cả những vấn đề kinh doanh và chính trị phức tạp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 KHÔN VI ĐỊA Khôn: Nguyên, Hanh, lợi, tấn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc chủ, lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh cát. Tượng viết: Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật. Phapvan xin nhờ bác Hà Uyên xác định giúp hai chữ Tấn Mã phải chăng là Tấn Điểu ? (Mấy người bạn cho rằng chữ Mã là chữ Điểu, vì Long phải đi với Phụng và cho đây có thể là Tư Tưởng Chủ Đạo của dân tộc Việt suốt quá trình lịch sử dân tôc Việt hành trình về phương Nam.) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 Có nhiều người không thích học Dịch theo bản Dịch Nghĩa, đó cũng là điều dễ hiểu vì ai cũng thích học cái gốc hơn là ngọn. Nhưng sau đây là quan điểm của tôi khi nghiên cứu: “Học Kinh Dịch theo bản Dịch Âm trước khi hiểu qua được bản Dịch nghĩa là một việc giống như chưa học bò đã lo học chạy”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 Phapvan xin nhờ bác Hà Uyên xác định giúp hai chữ Tấn Mã phải chăng là Tấn Điểu ? (Mấy người bạn cho rằng chữ Mã là chữ Điểu, vì Long phải đi với Phụng và cho đây có thể là Tư Tưởng Chủ Đạo của dân tộc Việt suốt quá trình lịch sử dân tôc Việt hành trình về phương Nam.) Chào Phapvan. Mã hay Điểu, cho đây có thể là "Tư Tưởng Chủ Đạo của dân tộc Việt", về đầu này, Hà uyên phải tìm hiểu thêm, mong Phapvan thông cảm. Là quẻ thứ hai, lấy hình tượng là Mã => Ngựa, thì đối với Hà Uyên hiểu là "Âm thì Động", không biết là đúng hay sai (!) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 Có nhiều người không thích học Dịch theo bản Dịch Nghĩa, đó cũng là điều dễ hiểu vì ai cũng thích học cái gốc hơn là ngọn. Nhưng sau đây là quan điểm của tôi khi nghiên cứu: “Học Kinh Dịch theo bản Dịch Âm trước khi hiểu qua được bản Dịch nghĩa là một việc giống như chưa học bò đã lo học chạy”. Hà Uyên chào Dichnhan07. Cảm ơn Dichnhan07 đã đưa ra hướng chỉ đạo về cách Học Kinh Dịch. Hà Uyên nêu v/đ cho chủ đề này là: Tập - Đọc, mà không nói Học vậy. Vào Văn Miếu, Hà Uyên đọc bia của các ngài đỗ Tiến sỹ, thú thực cũng không hiểu, phải nhờ chuyên gia hàng đầu về Hán lẫn Nôm Dịch lại Ý, của những chữ được khắc trên Văn bia, thì mới tạm vỡ ý mà dần hiểu thêm về Ông Cha. Cũng mong Dichnhan07 cùng Tập - Đọc, trên 5 năm thì nói Học, được 10 năm thì nói Hiểu, được 15 năm thì nói Biết, được 20 năm thì nói Ứng, được 25 năm thì nói Dụng, được 30 năm hay lâu hơn nữa, có lẽ lại chẳng muốn nói gì nữa. Đành vậy, Hà Uyên đang Tập - Đọc mà, mong Dichnhan07 cùng bình giải, để chúng ta nhìn nhận Dịch Kinh ngày càng thêm được củng cố, theo từng sở thích của mỗi cá nhân. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2009 Chào Phapvan. Mã hay Điểu, cho đây có thể là "Tư Tưởng Chủ Đạo của dân tộc Việt", về đầu này, Hà uyên phải tìm hiểu thêm, mong Phapvan thông cảm. Là quẻ thứ hai, lấy hình tượng là Mã => Ngựa, thì đối với Hà Uyên hiểu là "Âm thì Động", không biết là đúng hay sai (!) Cám ơn bác Hà Uyên đã gợi ý : "Là quẻ thứ hai, lấy hình tượng là Mã => Ngựa, thì đối với Hà Uyên hiểu là "Âm thì Động", không biết là đúng hay sai (!)" Phapvan xin bình quái từ : Nếu như Quẻ Càn là đức tính của người Quân Tử thì quẻ Khôn là hành động của người Quân Tử. Khôn nguyên hanh, lợi tẫn điểu (mã) chi trinh : người quân tử khi hành động phải trống rỗng vô tư, mềm mại dẻo dai như đôi cánh chim bay trong khỏang Lục Hư thì kết quả điều lợi mới chính bền dài lâu. Cụ thể phương pháp Quân tử hữu du vãng : người quân tử xem xét suy cổ nghiệm kim. Tiên mê : trước phải dứt trừ sự vô minh mê mờ. Hậu đắc : sau mới được thực hiện Chủ lợi : ắt làm chủ được điều lợi. Tây nam đắc bằng : thuận theo qui luật (nhập thế) được nhiều bè bạn ủng hộ. Đông bắc táng bằng : nếu trở về mối Đạo (xuất thê) dứt trừ tình cảm (thất tình lục dục.) Giống như Lão tử cưỡi trâu xanh về núi. An trinh cát : tốt và bình an dài lâu (giù nhập thế hay xuất thế). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2009 Anh chị em cùng Phapvan tham khảo thêm một trang Web: http://www.hofs88.com/index.php?option=com...1&Itemid=34 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2009 Có một điều mà tôi chắc chắn là nếu chưa hiểu gì về nguồn gốccủa Kinh Dịch thì dù có đọc bản Dịch Âm hay Dịch Nghĩa thì cũng không bao giờhiểu hết được. Ví như các bậc dịch sách bên Tàu lẫn bên Việt đều giải Dịch nhiềukhi “ngang” không đọc nổi, những lúc như vậy người đọc phải làm sao để vượt quađược cái “ngang” đó. Xem hào đầu quẻ Dự thì tôi thấy rõ, bản dịch của cụ Ngô bịsai, lỗi này do tại bản dịch bên Trung. Tôi có xem quyển Kinh Dịch Lược Giải củatác giả Dương Đình Khuê được lưu hành trên mạng. Ông bình giải hào đầu về mặt nộidung không khác gì so với bản dịch của cụ Ngô, đều có ý nói tới phận bề tôi bấttrung làm càn. Không biết tác giả dựa vào đâu để bình giải như vậy nhưng tôi hoàntoàn không đồng tình. Tôi căn cứ và lịch sử Việt Nam, dựa vào đó mà luận cho hàonày, không thấy có điều gì trùng hợp giữa lịch sử với lời bình luận của các nhàtừ xưa tới nay (đang nói về hào đầu quẻ Dự, vì chưa chứng minh về nguồn của Dịchnên tôi không tiện bình luận lại hào này, mong quý vị thông cảm). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 10, 2009 Có một điều mà tôi chắc chắn là nếu chưa hiểu gì về nguồn gốccủa Kinh Dịch thì dù có đọc bản Dịch Âm hay Dịch Nghĩa thì cũng không bao giờhiểu hết được. Ví như các bậc dịch sách bên Tàu lẫn bên Việt đều giải Dịch nhiềukhi “ngang” không đọc nổi, những lúc như vậy người đọc phải làm sao để vượt quađược cái “ngang” đó. Xem hào đầu quẻ Dự thì tôi thấy rõ, bản dịch của cụ Ngô bịsai, lỗi này do tại bản dịch bên Trung. Tôi có xem quyển Kinh Dịch Lược Giải củatác giả Dương Đình Khuê được lưu hành trên mạng. Ông bình giải hào đầu về mặt nộidung không khác gì so với bản dịch của cụ Ngô, đều có ý nói tới phận bề tôi bấttrung làm càn. Không biết tác giả dựa vào đâu để bình giải như vậy nhưng tôi hoàntoàn không đồng tình. Tôi căn cứ và lịch sử Việt Nam, dựa vào đó mà luận cho hàonày, không thấy có điều gì trùng hợp giữa lịch sử với lời bình luận của các nhàtừ xưa tới nay (đang nói về hào đầu quẻ Dự, vì chưa chứng minh về nguồn của Dịchnên tôi không tiện bình luận lại hào này, mong quý vị thông cảm). Yếu Lý của Kinh Dịch được Thánh Nhân lấy ví dụ là yếu chỉ bí mật của bậc Thánh. Với phần lớn như chúng ta "không bao giờ hiểu hết được" cũng là thường tình. Vì chúng ta đâu có được như Thánh Nhân. Chỉ mong hiểu được một đôi ý của Kinh để tránh bớt lỗi lầm trong cuộc sống là điều mong muốn chung của mỗi người. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 10, 2009 Anh chị em cùng Phapvan tham khảo thêm một trang Web: http://www.hofs88.com/index.php?option=com...1&Itemid=34 Cám ơn bác Hà Uyên. Cám ơn bác Hà Uyên đã gợi ý : "Là quẻ thứ hai, lấy hình tượng là Mã => Ngựa, thì đối với Hà Uyên hiểu là "Âm thì Động", không biết là đúng hay sai (!)" Phapvan xin bình quái từ : Nếu như Quẻ Càn là đức tính của người Quân Tử thì quẻ Khôn là hành động của người Quân Tử. Khôn nguyên hanh, lợi tẫn điểu (mã) chi trinh : người quân tử khi hành động phải trống rỗng vô tư, mềm mại dẻo dai như đôi cánh chim bay trong khỏang Lục Hư thì kết quả điều lợi mới chính bền dài lâu. Cụ thể phương pháp Quân tử hữu du vãng : người quân tử xem xét suy cổ nghiệm kim. Tiên mê : trước phải dứt trừ sự vô minh mê mờ. Hậu đắc : sau mới được thực hiện Chủ lợi : ắt làm chủ được điều lợi. Tây nam đắc bằng : thuận theo qui luật (nhập thế) được nhiều bè bạn ủng hộ. Đông bắc táng bằng : nếu trở về mối Đạo (xuất thê) dứt trừ tình cảm (thất tình lục dục.) Giống như Lão tử cưỡi trâu xanh về núi. An trinh cát : tốt và bình an dài lâu (giù nhập thế hay xuất thế). Phapvan xin chỉnh lại : Khôn nguyên hanh, lợi tẫn điểu (mã) chi trinh : Khôn nhất trống rỗng vô tư, luôn làm lợi cho tha nhân như chim mẹ nuôi con. Cụ thể : Quân tử hữu du vãng : Quân tử nghiệm cổ suy kim Tiên mê : Trước dứt trừ mê mờ Hậu đắc : Sau đắc thành Chủ lợi : Chủ làm lợi cho tha nhân. Tây nam đắc bằng : Xuất hiện được nhiều bè bạn giúp đỡ. Đông bắc táng bằng : Công thành thân thóai, xong việc rút lui. (Đắc Đạo thì diệt thân) An trinh cát : Yên lặng luôn luôn (tới cùng) tốt. Liên hệ với Lịch Sử lập quốc của Việt Nam : Truyền thuyết Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, lập con trưởng Hùng Vương lên ngôi, quốc hiệu là Văn Lang. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 10, 2009 Phapvan thân mến. Một trong những đặc thù lớn của Triết học Trung quốc, là so sánh "Người" với "Vật". Do vậy, khi chúng ta bình giải Dịch theo những gì mà ngày hôm nay đang có (hiện hữu), thì Hà Uyên sẽ nghiêng về dùng "Vật" thay cho từ "Quân tử". Đây là điều hết sức tế nhị mà Hà Uyên hứng thú về v//d này, "2" và "8", Khôn và Cấn. Khi mà chúng ta chỉ quan tâm tới Đại tượng truyện, thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về "Nguồn gốc của Kinh Dịch". Mấy hôm nay Hà Uyên hơi mệt, Phapvan cùng anh chị em tiếp tục bình giải. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2009 Mấy hôm nay Hà Uyên hơi mệt,hi....hi .......bác Hà Uyên mệt rồi bé nghĩ nên nghỉ ngơi dưỡng sức dưỡng tâm. Kiến thức,tiền bạc..... thì cũng quý nhưng hỏng quý bằng sức khỏe. Khi mệt thì suy nghĩ sai lầm,rất dễ đi vào còn đường ma đạo của học thuật. Mong bác bảo trọng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2009 Phapvan thân mến. Một trong những đặc thù lớn của Triết học Trung quốc, là so sánh "Người" với "Vật". Do vậy, khi chúng ta bình giải Dịch theo những gì mà ngày hôm nay đang có (hiện hữu), thì Hà Uyên sẽ nghiêng về dùng "Vật" thay cho từ "Quân tử". Đây là điều hết sức tế nhị mà Hà Uyên hứng thú về v//d này, "2" và "8", Khôn và Cấn. Khi mà chúng ta chỉ quan tâm tới Đại tượng truyện, thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về "Nguồn gốc của Kinh Dịch". Mấy hôm nay Hà Uyên hơi mệt, Phapvan cùng anh chị em tiếp tục bình giải. Cám ơn bác Hà Uyên tiếp tục gợi ý. Phapvan đã thay "Vật" và thấy Kinh Dịch giống như nàng Kiều lưu lạc. Số "2" và "8" có nhiều ẩn ngữ. Mấy ngày nay thời tiết bất thường Bác gìn giữ sức khỏe. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2009 Xét hào 2 quẻ Lâm cả lời hào lẫn lời tượng đều không thấy vừa ý. Xét lại bản dịch âm thì thấy là do đời sau dịch sai. Hào 2: Đều tới, tốt, không gì không lợi. Tượng nói rằng: Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy. Nói vậy chẳng phải mâu thuẫn sao? Bản nghĩa của Chu Hy trong Kinh Dịch Trọn Bộ có 5 chữ "chưa rõ ý nghĩa ra sao". Dựa theo Sử ta mà thuyết lại thì lời dịch như trên là chưa thoả đáng, không sửa lại thì hậu học không hiểu được. Nhưng đây lại liên quan tới nguồn gốc của Dịch, nói mà chưa chứng minh thì không ai phục nên cứ tạm để lại. Viết vài lời để phân biệt chân- giả. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2009 Xét hào 2 quẻ Lâm cả lời hào lẫn lời tượng đều không thấy vừa ý. Xét lại bản dịch âm thì thấy là do đời sau dịch sai. Hào 2: Đều tới, tốt, không gì không lợi. Tượng nói rằng: Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy. Nói vậy chẳng phải mâu thuẫn sao? Bản nghĩa của Chu Hy trong Kinh Dịch Trọn Bộ có 5 chữ "chưa rõ ý nghĩa ra sao". Dựa theo Sử ta mà thuyết lại thì lời dịch như trên là chưa thoả đáng, không sửa lại thì hậu học không hiểu được. Nhưng đây lại liên quan tới nguồn gốc của Dịch, nói mà chưa chứng minh thì không ai phục nên cứ tạm để lại. Viết vài lời để phân biệt chân- giả. Bản dịch thường dựa vào mặt chữ ít chú ý tới tượng quẻ, tượng hào. Vả lại ngôn ngữ, văn hóa thời gian biến đổi (thậm chí khác biệt) người chú khó mà diễn đúng ý lời kinh dịch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2009 Cái sai của bản dịch là cái sai đương nhiên phải có, không cócái sai đó thì chẳng có cái gì cho hậu thế đọc, tôi không hề trách cứ gì ngườikhác, nói ra chỉ để cho mọi người biết “mặt trăng không phải ngón tay, nhưng nhờngón tay có thể biết được mặt trăng”. Share this post Link to post Share on other sites