VuongChu

Tìm Hiểu Về Pháp Luân Công - Pháp Luân Đại Pháp

76 bài viết trong chủ đề này

Để hiểu đầy đủ về Pháp Luân Công – Pháp Luân Đại Pháp, độc giả lyhocdongphuong.org.vn có thể tự mình đọc và suy nghẫm:

Pháp Luân Công – Pháp Luân Đại Pháp là môn Pháp thuộc Phật Gia, là môn Tính Mệnh Song Tu: vừa tu tâm tính, vừa luyện thân thể. Cụ thể:

1. Sách Pháp Lý

1.1. Chuyển Pháp Luân (Tiếng Việt):

Chuyển Pháp Luân (đuôi pdf):

* Thông tin cơ bản:

-Tên sách: Chuyển Pháp Luân

-Thể loại: Phật Gia

-Tác giả - người sáng lập: Đại Sư Lý Hồng Chí

-Năm xuất bản: 12/1994

* Cấu trúc sách Chuyển Pháp Luân:

Chuyển Pháp Luân

Lý Hồng Chí

Luận Ngữ

Bài giảng thứ nhất

1. Chân chính đưa con người lên cao tầng

2. Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau

3. Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu

4. Khí công là văn hoá tiền sử

5. Khí công chính là tu luyện

6. Luyện công vì sao không tăng công

7. Đặc điểm của Pháp Luân Đại Pháp

Bài giảng thứ hai

1. Vấn đề liên quan đến thiên mục

2. Công năng dao thị

3. Công năng túc mệnh thông

4. Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới

5. Vấn đề hữu sở cầu

Bài giảng thứ ba

1. Tôi đối xử với các học viên đều như đệ tử

2. Công pháp Phật gia và Phật giáo

3. Tu luyện phải chuyên nhất

4. Công năng và công lực

5. Phản tu và tá công

6. Phụ thể

7. Ngôn ngữ vũ trụ

8. Sư phụ cấp gì cho học viên

9. Trường năng lượng

10. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp truyền công như thế nào

Bài giảng thứ tư

1. Mất và được

2. Chuyển hoá nghiệp lực

3. Đề cao tâm tính

4. Quán đỉnh

5. Huyền quan thiết vị

Bài giảng thứ năm

1. Đồ hình Pháp Luân

2. Kỳ Môn công pháp

3. Luyện tà pháp

4. Nam nữ song tu

5. Tính mệnh song tu

6. Pháp thân

7. Khai quang

8. Khoa chúc do

Bài giảng thứ sáu

1. Tẩu hoả nhập ma

2. Luyện công chiêu ma

3. Tự tâm sinh ma

4. Chủ ý thức phải mạnh

5. Tâm nhất định phải chính

6. Khí công võ thuật

7. Tâm lý hiển thị

Bài giảng thứ bảy

1. Vấn đề sát sinh

2. Vấn đề ăn thịt

3. Tâm tật đố

4. Vấn đề trị bệnh

5. Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công

Bài giảng thứ tám

1. Tịch cốc

2. Trộm khí

3. Thu khí

4. Ai luyện công thì đắc công

5. Chu thiên

6. Tâm hoan hỷ

7. Tu khẩu

Bài giảng thứ chín

1. Khí công và thể dục

2. Ý niệm

3. Tâm thanh tịnh

4. Căn cơ

5. Ngộ

6. Người đại căn khí

………

Cuốn «Chuyển Pháp Luân» không đẹp đẽ về văn chương bề mặt, thậm chí không phù hợp với ngữ pháp hiện đại. Tuy nhiên, nếu tôi dùng ngữ pháp hiện đại để chỉnh lý cuốn [sách] Đại Pháp này, thì sẽ xuất hiện một vấn đề nghiêm trọng: quy phạm kết cấu của ngôn ngữ văn chương [dẫu] chau chuốt, nhưng sẽ không có nội hàm cao hơn và sâu hơn. Bởi vì việc sử dụng từ vựng quy phạm hiện đại hoàn toàn không cách nào biểu đạt được chỉ đạo của Đại Pháp tại các tầng khác nhau ở cao hơn và biểu hiện của Pháp tại mỗi từng tầng, cũng như [không thể] dẫn đến diễn hoá [về] bản thể và công của học viên cùng các loại biến hoá về thực chất trong đề cao [tầng].

………

Lý Hồng Chí

5 tháng Giêng, 1996

Phụ lục: Tra cứu từ ngữ

1.2. Băng hình 9 bài giảng Pháp của Đại Sư Lý Hồng Chí:

1.3. Băng tiếng 9 bài giảng Pháp của Đại Sư Lý Hồng Chí:

2. Công Pháp trong Pháp Luân Công – Pháp Luân Đại Pháp

(Kết hợp với các động tác Thủ Ấn xuyên suốt 5 bài tập công…)

2.1. Sách Đại Viên Mãn Pháp (Tiếng Việt)

* Đại Viên Mãn Pháp (đuôi pdf):

Đại Viên Mãn Pháp (đuôi word):

* Thông tin cơ bản:

-Tên sách: Pháp Luân Phật Pháp Đại Viên Mãn Pháp

-Thể loại: Công Pháp Phật Gia

-Tác giả - người sáng lập: Đại Sư Lý Hồng Chí

-Năm xuất bản: 12/1994

* Cấu trúc của sách Đại Viên Mãn Pháp:

Đại Viên Mãn Pháp

Lý Hồng Chí

Chương I: Đặc điểm của công pháp

1. Tu luyện Pháp Luân, không luyện đan, không kết đan.

2. Khi người không luyện công, Pháp Luân vẫn luyện người

3. Tu luyện chủ ý thức, bản thân đắc công

4. Vừa tu tính vừa tu mệnh

5. Năm bài công pháp, đơn giản dễ học

6. Không mang theo ý niệm, không xuất thiên [sai], tăng trưởng công nhanh

7. Luyện công không giảng địa điểm, thời gian, phương vị, cũng không giảng thu công

8. Có Pháp thân của tôi bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu

Chương II: Đồ hình và giải thích động tác

1. Phật Triển Thiên Thủ pháp

2. Pháp Luân Trang pháp

3. Quán Thông Lưỡng Cực pháp

4. Pháp Luân Chu Thiên pháp

5. Thần Thông Gia Trì pháp

Chương III: Cơ lý của động tác

1. Bài công pháp thứ nhất

2. Bài công pháp thứ hai

3. Bài công pháp thứ ba

4. Bài công pháp thứ tư

5. Bài công pháp thứ năm

Phụ lục

Phụ lục I: Yêu cầu đối với trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp

Phụ lục II: Quy định đệ tử Pháp Luân Đại Pháp truyền Pháp truyền công

Phụ lục III: Tiêu chuẩn phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp

Phụ lục IV: Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cần biết

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Từ sách Pháp Luân Công đến Chuyển Pháp Luân - Từ tên gọi môn Pháp Luân Công đến Pháp Luân Đại Pháp:

1.1. Vào 5/1992 Đại Sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra bộ môn Khí Công tu luyện bậc cao ở Trung Quốc, tên gọi là Pháp Luân Công.

Tên gọi sách: Pháp Luân Công

Sách Pháp Luân Công (Tiếng Việt):

Cấu trúc sách Pháp Luân Công:

Pháp Luân Công Lý Hồng Chí

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1. Nguồn gốc của khí công

2. Khí và công

3. Công lực và công năng

4. Thiên mục

5. Trị bệnh bằng khí công và trị bệnh ở nhà thương

6. Khí công Phật gia và Phật giáo

7. Chính pháp và tà pháp

CHƯƠNG II PHÁP LUÂN CÔNG

1. Vai trò của Pháp Luân

2. Hình dáng của Pháp Luân

3. Ðặc Ðiểm Của Pháp Luân Công

4. Tính mệnh song tu

5. Ý niệm

6. Tầng thứ tu luyện của Pháp Luân Công

CHƯƠNG III: TU LUYỆN TÂM TÍNH

1. Nội hàm của tâm tính

2. Mất và Ðược

3. "Chân-Thiện-Nhẫn" đồng tu

4. Bỏ tâm tật đố (ganh tỵ)

5. Buông bỏ mọi ràng buộc

6. Nghiệp Lực

7. Ma quỷ quấy nhiễu

8. Căn cơ và ngộ tính

9. Tâm thanh tịnh

CHƯƠNG IV: PHÁP LUÂN CÔNG CÔNG PHÁP

1. Phật Triển Thiên Thủ Pháp

2. Pháp Luân Trang Pháp

3. Quán Thông Lưỡng Cực Pháp

4. Pháp Luân Chu Thiên Pháp

5. Thần Thông Gia Trì Pháp

6. Vài điều cần thiết căn bản trong lúc luyện Pháp Luân Công

CHƯƠNG V: VẤN ĐÁP

1. Pháp Luân và Pháp Luân Công

2. Các nguyên tắc và phương pháp thực hành

3. Tu luyện tâm tính

4. Thiên mục

5. Khổ nạn

6. Các không gian và nhân loại

1.2. Đến 12/1994, khi sách Chuyển Pháp Luân được ra đời thì sách chính là Chuyển Pháp Luân và Đại Viên Mãn Pháp như ở phần trên. Lúc này tên gọi môn Pháp là Pháp Luân Đại Pháp.

Hiện tại người theo học đều dùng sách Chuyển Pháp Luân.

2. Thời gian đặc định giảng Pháp, truyền Công của Đại Sư Lý Hồng Chí tại Trung Hoa:

* Đại Sư Lý Hồng Chí giảng Pháp truyền Công chính thức theo hình thức lớp học:

Bắt đầu từ 5/1992 đến 1994 Đại Sư Lý Hồng Chí đi khắp Trung Hoa để giảng Pháp truyền công theo lời mời của các Hiệp Hội Khí Công các địa phương như Thành Đô, Quảng Châu, Hắc Long Giang, Quý Châu, Tế Nam, Vũ Hán…

* Từ tháng 12/1994, khi sách Chuyển Pháp Luân ra đời về cơ bản Đại Sư đã ngừng giảng theo hình thức lớp học.

* Đến khoảng 6/1997 việc giảng Pháp truyền Công của Đại Sư Lý Hồng Chí chuẩn bị kết thúc tại Trung Quốc. Thời điểm đó công việc truyền giảng Đạo Pháp của Đại Sư chuẩn bị mãn hạn.

* Thời gian cuối của quá trình giảng Pháp truyền Công , thay vì sang Âu Châu tại Pháp quốc định cư như đặc định, Đại Sư Lý Hồng Chí đã chọn Mỹ Quốc.

3. Đọc Chuyển Pháp Luân có thể hướng thiện cho con người trở thành một người tốt trong xã hội. Với tiêu chuẩn nhận định tốt xấu rõ ràng:

Người có tâm cầu Đạo có thể tìm thấy con đường phản bồn quy chân, hoàn nguyên tại đây.

4. Định ra Chính Pháp, Tà Pháp rõ ràng:

5. Khó khăn cho những người tu Đạo:

Không gian khác và can nhiễu từ không gian khác:

…………

Chúc Quý Vị độc giả an lành!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em là Phong em biết anh rồi, em nghĩ không nên post những quyển sách ĐẠI PHÁP nơi đây:

Vì sách ĐẠI PHÁP là cao quý chỉ có thể vào trang mà đọc thôi. Môi trường ở đây tuyệt đối không phù hợp

Cái gì quá dễ dàng thì người ta không biết trân quý, họ sẽ không có lòng thành mà đọc đâu

Cái này hơi giống áp đặt người ta đọc, mình chỉ đưa link web Đại Pháp ai muôn đọc thì vào đấy đọc

EM NGHĨ MÔI TRƯỜNG Ở ĐÂY KHÔNG NÊN POST SÁCH ĐẠI PHÁP ANH NÊN XÓA NGAY ĐI CHỈ NÊN ĐỂ ĐƯỜNG LINK THÔI

THÀNH KÍNH

Đúng rồi! Bụt chùa nào thì nên tu chùa nấy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

P nên đọc lại, đọc lại nhiều lần:

Tâm hoan hỉ

Tu khẩu

Tâm hoan hỉ của P đang quá lớn, nghiêm túc sửa đổi. "Phù hợp với trạng thái xã hội..."

Nói thế có biết là đang tạo mâu thuẫn với người khác, tức là tạo nghiệp cho bản thân? Nghiêm khắc sửa đồi.

Phần tôi cũng nghiem khắc sửa đổi, tôi sẽ xem lại bản thân có chấp trước gì không.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

[Chào các bạn ...

Mình tình cờ đọc qua diễn đàn của các bạn, thấy được các bạn thảo luận với nhau rất là sôi nổi về PLC

:) :lol: . mình thì chưa chính thức theo tôn giáo nào hết ,nhưng thích nhất là phật giáo, dao gần đây thì có xem qua CPL , mình thấy các bạn dang tranh cai nhau de quyết định PLC là tà hay là chánh. Theo ý riêng của mình là : Trong tà có chánh mà trong chánh thì có tà , bất luận một tôn giáo hay học thuyết nào cũng thường cho là học thuyết của mình đúng nhất là của riêng mình đó là chuyện hiển nhiên. Nhưng nếu bất kỳ một học thuyết nào mà có lợi ich cho mọi loài chúng sinh giúp cho mỗi loài cùng yêu thương lẫn nhau ( có cùng chung một mục đích là tình thương cùng giúp đỡ nhau để đạt đến Chân , Thiện , Mỹ hay Nhẫn gì đó cũng được ) Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mang danh giáo phái đó hay tôn giáo đó làm đúng điều đó ( có cùng chung một mục đích như trên ) thì tổ chức hay cá nhân đó là đang thực hiện con đường chánh đạo còn làm ngược lại thì là Tà Đạo ( mặc dù học thuyết hay tôn giáo đó có đươc công nhận là Chanh hay Tà ). Chỉ vậy thôi mà các bạn cứ mãi tranh cãi nhau tà tà chánh chánh chi cho mệt :P :lol: :blink:

Bye Bye các bạn nhé

Tks

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp Luân Công đơn thuần chỉ là môn khí công, tập luyện, nâng cao sức khỏe. Chẳng có liên quan gì đến Phật Giáo cả. Hơi đâu mà nghe ba láp , ba xàm của ông Lý Hồng Chí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp Luân Công đơn thuần chỉ là môn khí công, tập luyện, nâng cao sức khỏe. Chẳng có liên quan gì đến Phật Giáo cả. Hơi đâu mà nghe ba láp , ba xàm của ông Lý Hồng Chí.

Vài lời với Như Thông:

- Rõ ràng theo giới thiệu sách Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí cũng đâu thấy đề cập đến Phật giáo, nên việc Như Thông nói như trên là thừa!

- Như Thông đã đọc sách ấy chưa? Miêu mập thì chưa đọc. Tuy nhiên, Miêu nghĩ không thể lấy ý kiến cá nhân cho rằng "ba xàm, ba láp" để nói chung được. Có thể Như Thông thấy vậy, nhưng những người khác lại không thấy thế thì sao? Tốt hơn hết hãy để mọi người tự nhận xét.

Riêng Miêu thì chẳng có thời gian xem đâu, nên bỏ phiếu trắng vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi anh vuongchu nhé.

Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm thì nên đọc sách Pháp Luân Công trên phapluan.org

Chào Dafahao!

Sách này, Rubi nghe nói có bản mới và có sự khác với bản cũ, vậy sự khác nhau này do tác giả hay do dịch giả vậy nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài lời với Như Thông:

- Rõ ràng theo giới thiệu sách Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí cũng đâu thấy đề cập đến Phật giáo, nên việc Như Thông nói như trên là thừa!

- Như Thông đã đọc sách ấy chưa? Miêu mập thì chưa đọc. Tuy nhiên, Miêu nghĩ không thể lấy ý kiến cá nhân cho rằng "ba xàm, ba láp" để nói chung được. Có thể Như Thông thấy vậy, nhưng những người khác lại không thấy thế thì sao? Tốt hơn hết hãy để mọi người tự nhận xét.

Riêng Miêu thì chẳng có thời gian xem đâu, nên bỏ phiếu trắng vậy.

Hiểu biết cá nhân tôi thì thế này:

Danh từ Pháp Luân Công: Pháp Luân Công (còn có tên khác là Pháp Luân Đại Pháp) là chỉ trường phái tu tập mới xuất hiện ở Trung Hoa từ 1992. Trong môn Pháp Luân Công lúc mới ra đời có cuốn sách là "Pháp Luân Công". Cuốn sách "Pháp Luân Công" là Khí công và nguyên lý luyện Công cao cấp.

Ví dụ khi luyện khí nếu huyệt lao cung hoặc bách hội khai thông, nếu có thể phát khí cho người khác hoặc nhận phát khí từ người khác thì thông thường chỉ cảm giác mát mát như gió nhẹ. Còn Công - khi phát công tới người khác hoặc nhận công từ người khác - thì cảm giác nóng bừng... Luyện Công lên cao hơn sẽ thành công năng. Luyện đến bước cuối cùng thì là Phật Pháp Thần Thông. Pháp Luân Đại Pháp luyện Công như vậy.

Khoảng cuối năm 1994 khi sách Chuyển Pháp Luân ra đời, Pháp Luân Đại Pháp là Tính Mệnh Song Tu. Chuyển Pháp Luân bao hàm nguyên lý từ nguyên lý làm người tốt trong xã hội tiến đến các nguyên lý vũ trụ, học viên trực tiếp tống khứ tâm chấp trước con người... Do đó tu nhanh và chắc.

Phần luyện Thân là 5 bài công pháp có tác dụng cải biến thân thể tiến đến thân thể cấu thành từ vật chất cao năng lượng. Luyện 5 bài công pháp còn để luyện xuất ra những thể sinh mệnh cao cấp... thân thể con người giống như tiểu vũ trụ, 1 tiểu vũ trụ hay cả 1 đại vũ trụ, điều gì cũng bao hàm.

Công pháp của Pháp Luân Đại Pháp là luyện tập Pháp Luân, mang đặc tính vận động của vật chất, của vũ trụ như hình thức điện tử xoay quanh hạt nhân hay trái đất quay quanh mặt trời...

Thân! Anh Miêu hiện đang tập môn gì không, khi thực tế bước vào tập luyện thực sự thì khá hay, quay lại soi chiếu sách thật thấm thía!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mình cũng đang bắt đầu tu luyện PLC... mất cả đêm qua và sáng nay để đọc bài thảo luận của Rubi và Phương Thiên Hữu, cuối cùng mình quyết định

Phật tại tâm. muốn khẳng định đó là tốt hay xấu phải tận mắt thấy tai nghe. (không thể nghe theo ý ng này ng kia)

Chỉ cần tâm hướng thiện, mong muốn làm điều tốt, gặt bỏ điều xấu thì sẽ chứng nhận đc và kô bị tà ma lôi kéo. Nếu PLC là tà ma thì nó sẽ hướng con người theo điều xấu (không sớm thì muộn), và có thể (tôi giả sử) PLC là tà ma và đang ru ngủ huyễn hoặc mọi người, nhưng một khi PLC trở mặt bộc lộ tà ma, lúc đó tôi hi vọng TÂM HƯỚNG THIỆN SẼ THỨC TỈNH TÔI, không lẽ mình làm điều xấu (giết người, cướp của, bất hiếu, tham ô... lại là điều tốt)

Còn về việc bênh vực tôn giáo này, chê bai tôn giáo kia tôi không ủng hộ. Đạo nào cũng hướng con người tới việc thiện, sao phải chê bai. Tôi chưa thấy học viên PLC nào làm việc xấu cả, và sách CPL cũng kô dạy con người ta làm điều xấu...

Vậy nên thay vì nghe ý kiến ng này ng kia, tôi quyết định sẽ tự mình chứng thực, điều duy nhất tôi tin tưởng chính là tâm hướng thiện...

Đạo đó tốt hay không cứ nhìn vào hành động của đệ tử sẽ biết... Tôi hiểu biết thấp kém chỉ có thể nói tới đây

Chúc học viên Pháp Luân Công sẽ luôn là những người hữu ích cho xã hội, luôn làm điều tốt và truyền điều tốt, hướng thiện tới mọi người

Thiên Phủ

Edited by Thiên Phủ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái bút :

Ở đây đã bao người thấy được 3 ngàn thế giới, đã chứng thực được tiền kiếp và hậu kiếp...

NHững gì LHC viết bàn về Thiền Tông, Mật Tông, Phật Pháp hiện tại tôi không tự chứng thực đc, mọi lý luận của các bạn cũng chỉ là lý lẽ suông, đúng hay sai tôi tạm thời gác qua

Nhưng Chân Thiện Nhẫn là cái rất thực, tôi sẽ theo

Nếu nói Chân Thiện Nhẫn hay Trực chỉ nhân tâm gì gì đó là của đạo Phật và PLC ăn cắp thì hơi quá đáng. Đạo nào mà chẳng hướng thiện, hướng con người sống ngay thẳng ... Con người sống qua thời gian cũng có sự giống nhau , giao lưu học hỏi về văn hoá...

Kinh là ngay thẳng, chính cũng là ngay thẳng. Ngược với ngay thẳng là lệch, lệch là Tà. Kinh là Miệng Phật, Thiền là Tâm Phật, cho nên Thiền và Kinh không hai. Kinh là ấn chứng Thuyết thông của Thiền Sư, Thiền là ấn chứng Tâm thông của Pháp Sư. Cho nên nói pháp mà lệch với Thiền, lệch với Kinh thì đó là tà giáo, ngoại đạo.

Đườn gtới La MÃ thì nhiều lắm đường sông, đường bô, đường chim bay, tôi không dám nói tới giải thoát , niết bàn này nọ, nhưng chung quy là đều hướn gthiện...

PLC cao siu quá, con người ta đếch cần xuất gia, giữ giới luật gì, cũng đếch cần chánh ngôn tuyên bố công đức gì, ai mạnh thì người ấy tập, không cho tập thì tập trung lại phản đối, phản đối là phản đối chứ đếch cần học hỏi gì về vấn đề tại sao bị phản đối.

Tôi từng có thắc mắc, nếu mọi người đều giữ giới luật xuất gia không sinh con đẻ cái, vậy thế giới loài người này sẽ đi đâu về đâu... Chẳng phải Phật muốn cứu độ hết tất thảy mọi người sao. Đó vẫn là 1 thắc mắc cho đến bây giờ ... Mong RuBi giải đáp

Còn muốn nói nhiều lắm nhưng sức trí có hạn, nói nhiều e sẽ sai nhiều nên chờ ý kiến của thêm nhiều ng khác vậy

KẾt bài reply này tôi xin có 1 chút thắc mắc :

1)Kinh nhân quả ba đời

''31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?

Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.

'' 40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?

...Xông hơi thịt cá trước bàn Phật. ''

...

ai là người trừng trị những lỗi lầm đó... tôi đang rất hoang mang vì những răn đe đại loại đốt kinh Phật hay gì đó sẽ bị xử nặng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là diễn đàn học thuật, các bạn tham gia có thể đưa những tư liệu để tham khảo. Có thể tranh luận để làm sáng tỏ chân lý. Nhưng đề nghị các bạn không nên lôi kéo, khuyên nhủ người khác.

Chân lý tự nó sáng tỏ.Yêu cầu các bạn cũng không giới thiệu các trang web khác khi chưa được sự đồng ý của ban Quản Trị.

Đề nghị anh Vương Chu bỏ mấy đường link trong chữ ký của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1)Kinh nhân quả ba đời

''31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?

Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.

'' 40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?

...Xông hơi thịt cá trước bàn Phật. ''

...

ai là người trừng trị những lỗi lầm đó... tôi đang rất hoang mang vì những răn đe đại loại đốt kinh Phật hay gì đó sẽ bị xử nặng...

chao Ban.

Với những thắc mắc đó của bạn chỉ phải tự thân mỗi người ngộ ra thôi ,chứ không có trả lời và cũng không có đúng sai .

Vơi lại tôi thây bài viết của bạn " thấy được vũ trụ đã mở ra trước mắt (hình như bài đã bị xóa ) " Với câu hỏi đơn giản như vậy mà còn còn không ngộ ra được mà còn phải thắc mắc , " thì làm sao có đươc cảm nhận như bài viết bị xóa " ?????????????????????????????????????

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi từng có thắc mắc, nếu mọi người đều giữ giới luật xuất gia không sinh con đẻ cái, vậy thế giới loài người này sẽ đi đâu về đâu... Chẳng phải Phật muốn cứu độ hết tất thảy mọi người sao. Đó vẫn là 1 thắc mắc cho đến bây giờ ... Mong RuBi giải đáp

Còn muốn nói nhiều lắm nhưng sức trí có hạn, nói nhiều e sẽ sai nhiều nên chờ ý kiến của thêm nhiều ng khác vậy

Với thắc mắc như vậy thì cũng đừng nên thắc mắc , bởi gì những thắc mắc vậy nhiều lắm .

Ví dụ : ta là ai ?? ta từ đâu tới ? vũ trụ là gì ??? ..............

vốn dĩ là không có câu trả lời

muốn giải đáp đươc chịu khó tu mấy tỷ năm ,đến lúc thành phật tự nhiên sẽ có giải đáp .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nhân thường có câu Không Thày Đố Mày Làm Nên.

Cũng như bảo vệ luận án mà không có người chứng minh.

Cũng như trong các tập sách mà không có lời giới thiệu của những nhà chuyên môn.

Những cái này tương đồng với sự thọ ký trong Phật giáo. Nếu tự ngộ mà không được thọ ký thì thảy đều rơi vào ngoại đạo thiên nhiên.

Ví như là tự học vi tính, có thể biết này biết kia, có thể biết rất cao nhưng nó hoàn toàn khác với học vi tính ở trung tâm có thày dạy. Những cái học ở trung tâm tuy đơn giản song nó vô hình giải quyết rất nhiều vấn đề mà so với tự học có khi mất rất nhiều thời gian mà không biết đến những sự đơn giản nhất để ứng dụng bài học, vận hành hệ thống.

Ngoại đạo thường có hai dạng, một dạng đồng hóa với Phật giáo, một dạng phản biện Phật giáo. Hai dạng này tuy có kiến giải song không được Chân sư Thiền đức ấn chứng thọ ký cho nên thường đi lạc hướng, dừng trụ một nơi rồi nơi rồi dần dần rơi trở lại sự sinh diệt.

Quả nhiên Lý Hồng Chí có khả năng song không được Chân sư Thiền đức ấn chứng thọ ký cho nên đã gây ra những điều vô cùng tai hại đến phước và trí của nhiều người hiếu kỳ ham tu. Ngay trong tiêu đề sách Chuyển Pháp Luân là đã có vấn đề rồi.

Như câu chuyện của Thiền Sư Huyền Giác, nổi tiếng với Chứng Đạo Ca song quá trình tự ngộ vẫn phải có Lục Tổ Huệ Năng ấn chứng thì từ đó mới trở nên chính pháp và chính kiến vang danh Thiền môn cho tới hôm nay và mãi về sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình cũng đang bắt đầu tu luyện PLC... mất cả đêm qua và sáng nay để đọc bài thảo luận của Rubi và Phương Thiên Hữu, cuối cùng mình quyết định

Phật tại tâm. muốn khẳng định đó là tốt hay xấu phải tận mắt thấy tai nghe. (không thể nghe theo ý ng này ng kia)

Chỉ cần tâm hướng thiện, mong muốn làm điều tốt, gặt bỏ điều xấu thì sẽ chứng nhận đc và kô bị tà ma lôi kéo. Nếu PLC là tà ma thì nó sẽ hướng con người theo điều xấu (không sớm thì muộn), và có thể (tôi giả sử) PLC là tà ma và đang ru ngủ huyễn hoặc mọi người, nhưng một khi PLC trở mặt bộc lộ tà ma, lúc đó tôi hi vọng TÂM HƯỚNG THIỆN SẼ THỨC TỈNH TÔI, không lẽ mình làm điều xấu (giết người, cướp của, bất hiếu, tham ô... lại là điều tốt)

Còn về việc bênh vực tôn giáo này, chê bai tôn giáo kia tôi không ủng hộ. Đạo nào cũng hướng con người tới việc thiện, sao phải chê bai. Tôi chưa thấy học viên PLC nào làm việc xấu cả, và sách CPL cũng kô dạy con người ta làm điều xấu...

Vậy nên thay vì nghe ý kiến ng này ng kia, tôi quyết định sẽ tự mình chứng thực, điều duy nhất tôi tin tưởng chính là tâm hướng thiện...

Đạo đó tốt hay không cứ nhìn vào hành động của đệ tử sẽ biết... Tôi hiểu biết thấp kém chỉ có thể nói tới đây

Chúc học viên Pháp Luân Công sẽ luôn là những người hữu ích cho xã hội, luôn làm điều tốt và truyền điều tốt, hướng thiện tới mọi người

Thiên Phủ

Mình rất thích cái suy nghĩ của bạn, Bản thân mình nghĩ PLC ko phải là tà đạo, nhưng mình chưa nghĩ nó hẳn đã là pháp môn nhà Phật. Mình đang tu theo Mật Tông của Phật Giáo và mình cũng được dạy rằng "Ai tu người nấy chứng, không nên đi công kích lẫn nhau" tránh tình trạng gà cùng một mẹ đá nhau. Tà chánh gì ắt sau sẽ rõ, nguyên lý vô hình không nên lấy lý lẽ hữu hình giải thích. Ai chọn tu đường nào dù đúng hay sai đều do nghiệp quả. 1 tâm hướng phật, tu tập tinh tấn sẽ hiểu được chân lý và hưởng an lạc. Chúc bạn tu tập tốt :D

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tu hành mà rơi vào dạng ví như là đem dao không cán đi chặt cây đổ ngang đường thì nhiều lắm. Vô minh vốn là không thật có nhưng nó rất sâu rất dày, khơi khơi mà đòi dẹp được vô mình thì không thể được. Vô minh không dẹp được thì tu hành kiến giải chồng lên kiến giải, hiếu kỳ chồng lên hiếu kỳ. Bao giờ dao được lắp cán thì ví như hành giả mới có thể phân biệt được lớp da tà chính bên ngoài. Bỏ tà quy chính rồi thì còn phải tiệm tu dẹp trừ rất nhiều lớp kiến giải vô minh, đã gọi là kiến giải vô minh thì không thày đồ mày làm nên.

Chỉ có người thực chứng tin mừng trong lúc hành thiền thì mới có thể tự tin được và phân biệt được thật sự tà chính, hoặc là phải là người tham học nhiều năm với những bậc Đại Thiền Sư.

Chứ như chỉ dựa vào sự phân tích của cái đầu để mà chọn phương pháp tu hành thì dễ thường là tu mù. Kiến giải ba phải thường ham thích tu Mật tông, Khí công, Thiền dụng công. Tu luyện lai rai, lôi thôi, dụng công một hồi thì cũng chỉ là tự đánh lừa mình, khi mà hết dụng công thì lại là phàm phu, rốt cục nhìn lại quá trình thì thấy mọi thứ đã phàm hóa hết. Người trí mà không có Thầy thì rất khó tu, vì thế mà Phật giáo cực kỳ khó tu. Người ngu mà có Thầy thì dễ được khai mở chính kiến cho nên Phật pháp dễ tu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em xin có ý là

Trong phật giáo có câu là Vạn Pháp Do Tâm tạo

Ở đây em chỉ hiểu theo nghĩa đen là

Có rất nhiều phương pháp tu hành khác nhau, nhưng cuối cùng cũng hướng đến mục đích giải thoát cho con người

Tìm được niềm vui ,sự tốt đẹp ,hạnh phúc đích thực.

Vì vậy pháp luân công em nghĩ cũng là một pháp môn trong hàng Vạn Pháp của nhà phật :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em xin có ý là

Trong phật giáo có câu là Vạn Pháp Do Tâm tạo

Ở đây em chỉ hiểu theo nghĩa đen là

Có rất nhiều phương pháp tu hành khác nhau, nhưng cuối cùng cũng hướng đến mục đích giải thoát cho con người

Tìm được niềm vui ,sự tốt đẹp ,hạnh phúc đích thực.

Vì vậy pháp luân công em nghĩ cũng là một pháp môn trong hàng Vạn Pháp của nhà phật :rolleyes:

Vạn Pháp ấy là sự vật sự kiện, còn Pháp Phương Tiện của Phật là để trị Tâm bệnh chúng sinh. Pháp Phương Tiện là do Trí Phật đặt ra, còn Vạn Pháp là do Thức Tình Chúng Sinh chiêu cảm nghiệp báo.

Nhắc đến mục đích giải thoát, nhiều người vẫn lấy đó để gọi là mục đích song căn bản quan điểm chân chính thì không có thật nghĩa và thật hành. Vì thế nói đến mục đích thì phải mổ sẻ điểm xuất phát, cái nhân tu thế nào. Trong khi thấy được cái chính nhân thì vẫn phải có Thầy Tổ thọ ký thì mới là Phật Pháp.

Còn theo một vị tu luyện có vợ có con lại thêm cả sự náo động như vậy mà còn cứ đâm đầu vào và cho rằng Pháp Luân Công là Phật Gia thì Phật ấy cũng sẽ rất phàm, chẳng liên quan gì đến giải thoát và kinh liễu nghĩa của Phật Giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo suy nghĩ của đệ thì trong phật pháp

phật ADIDA là vua của các vị phật

mà thật ra không phải chỉ có mỗi phật ADIDA ,thích ca mâu ni,chúa jesu(cũng được coi là một vị phật)...

mà có hàng hà sa số vị phật mỗi một vị phật đều có những con đường thành phật khác nhau

phật ADIDA ,Thích ca mâu ni cũng đã từng có vợ con

Nhưng con người chúng ta chỉ có duyên với một số vị phật như ADIDA ,Thích Ca....

Vụ việc pháp luân công náo động như vậy chẳng qua do pháp luân công đã ảnh hưởng lên suy nghĩ, tư tưởng của rất nhiều người dân đều này làm ảnh hưởng đến chính sách mị dân cuả những nhà chính trị TQ vì vậy mới xảy ra như vậy .Âu đó cũng là kiếp nạn của con đường thành phật, tương tự như những kiếp nạn mà các vị phật trong quá khứ.

mà mục đích của pháp luân công không có gì tà đạo cả.

Vì vậy đệ tin rằng đó cũng là một pháp tu trong phật giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo suy nghĩ của đệ thì trong phật pháp

phật ADIDA là vua của các vị phật

mà thật ra không phải chỉ có mỗi phật ADIDA ,thích ca mâu ni,chúa jesu(cũng được coi là một vị phật)...

mà có hàng hà sa số vị phật mỗi một vị phật đều có những con đường thành phật khác nhau

phật ADIDA ,Thích ca mâu ni cũng đã từng có vợ con

Nhưng con người chúng ta chỉ có duyên với một số vị phật như ADIDA ,Thích Ca....

Vụ việc pháp luân công náo động như vậy chẳng qua do pháp luân công đã ảnh hưởng lên suy nghĩ, tư tưởng của rất nhiều người dân đều này làm ảnh hưởng đến chính sách mị dân cuả những nhà chính trị TQ vì vậy mới xảy ra như vậy .Âu đó cũng là kiếp nạn của con đường thành phật, tương tự như những kiếp nạn mà các vị phật trong quá khứ.

mà mục đích của pháp luân công không có gì tà đạo cả.

Vì vậy đệ tin rằng đó cũng là một pháp tu trong phật giáo.

Không phải Tổ Bồ Đề Đạt Ma có luyện võ công thì võ công cũng là Phật pháp, không phải Tổ Đạt Ma Luyện Khí Công thì Khí Công cũng là Phật Pháp. Không thể thấy Thiên chúa là Tôn giáo thì Tôn giáo ấy cũng là đồng với Phật giáo, và không thể lẫn lộn Chúa với Phật.

Sự đồng hóa kiến giải của các Tôn giáo và Đạo giáo thường hướng tới Phật giáo, nhưng nếu không có Phật giáo thì các Tôn giáo đó chẳng thể như thế, điều này, sự kiện đồng hóa là do học giả đề xướng, với cả cơ bản một số quan điểm Thiên Chúa hoàn toàn không đồng với Giáo lý Phật.

Học Phật căn bản là nắm bắt các Kinh Liễu Nghĩa, là các kinh chỉ tới chỗ cứu cánh của Phật giáo. Phân biệt với Kinh Liễu Nghĩa thì có Kinh Bất Liễu Nghĩa, các kinh Bất Liễu Nghĩa không chỉ tới chỗ cứu cánh. Đó là cơ bản đặc điểm Phật Giáo.

Ngoại đạo thường bàn luận tới các câu nói của các hành giả tu theo kinh Liễu Nghĩa. Lý Hồng Chí cũng vậy, lấy trạng thái tu luyện Pháp Luân Công, phụ thuộc vào nó để bình luận Thiền Tông. Bản thân LHC không rõ tường tận Kinh Liễu Nghĩa thì làm sao có thể bàn tới chỗ Liễu Nghĩa được. Không bàn được mà lại cố bàn thì bàn cái gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ thì không không đánh đồng chúa với phật,chúa và phật chỉ là 2 con người khác nhau 2 tên gọi khác nhau tùy vào văn hóa nhưng mục đích cuối cùng giống nhau

ví như như từ "bầu trời" viêt nam gọi là "trời" nhưng trung quốc gọi là "thiên" người anh thì "sky"

nhưng cuối cùng đều là "bầu trời"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ thì không không đánh đồng chúa với phật,chúa và phật chỉ là 2 con người khác nhau 2 tên gọi khác nhau tùy vào văn hóa nhưng mục đích cuối cùng giống nhau

ví như như từ "bầu trời" viêt nam gọi là "trời" nhưng trung quốc gọi là "thiên" người anh thì "sky"

nhưng cuối cùng đều là "bầu trời"

Khó có thể nói mục đích giống nhau vì giáo lý Phật thì có quan điểm luân hồi còn Chúa thì chỉ nói có một kiếp. Phật thắc mắc con người từ đâu đến và rồi phát hiện sự luân hồi, Chúa thấy chỉ có một kiếp vậy không rõ mục đích cúa Chúa ra sao mà lại phát hiện như thế.

Nếu chúa ở một thế giới khác và Phật ở một thế giới khác thì khả dĩ là mục đích giống nhau mặc dù cái thấy khác nhau. Nhưng ở cùng một cõi, Chúa sinh sau Phật, thấy khác Phật thì khó có thể cho rằng cùng chung mục đích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về mặt lý thuyết thì thời Đức Phật và Chúa sống không có giáo lý. Giáo lý chỉ được đặt ra khi hình thành tôn giáo, điều này thì do các đệ tử của 2 ngài tạo nên. Theo đệ nghĩ các ngài đều sống với cái Toàn thể, vượt không gian và thời gian. Còn sự khác nhau chỉ là cách thể hiện ra bên ngoài những gì các đệ tử lĩnh hội được từ các Ngài và đó là Tôn Giáo

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về mặt lý thuyết thì thời Đức Phật và Chúa sống không có giáo lý. Giáo lý chỉ được đặt ra khi hình thành tôn giáo, điều này thì do các đệ tử của 2 ngài tạo nên. Theo đệ nghĩ các ngài đều sống với cái Toàn thể, vượt không gian và thời gian. Còn sự khác nhau chỉ là cách thể hiện ra bên ngoài những gì các đệ tử lĩnh hội được từ các Ngài và đó là Tôn Giáo

Chúa sinh sau Phật là điều được lịch sử ghi nhận.

Nếu đúng là Chúa sang Ấn tìm đạo thì khó có thể nói rằng thời Chúa không có giáo lý nào.

"cùng nêu cao tình yêu thương đồng loại, chủ trương lòng từ bi, sự tha thứ và giúp con người vượt lên các thói hư tật xấu...Tất cả các tôn giáo lớn đều mang mục đích giống nhau. Tuy nhiên phải nói Phật giáo có đôi chút khác biệt với Thiên chúa giáo: chúng tôi tin có vô lượng kiếp - và quý vị chỉ tin có một kiếp.

Quý vị tin có một Vị Sáng Tạo - và chúng tôi thì không. Quý vị tin có sự tự do ý chí (libre arbitre - free will) - và chúng tôi thì nhất quyết đấy là do nơi nghiệp..."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay