dafahao

Trả Lời Chủ đề Plc Bàn Về Thiền Tông

19 bài viết trong chủ đề này

Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi đã coi sơ qua bài của thienlongbatbo nói về PLC.Tôi không muốn tranh cãi, mong mọi người trao đổi hòa ái với nhau. Tôi xin nêu một sô ý kiến của mình về việc này như sau:

+) Đây là Pháp lý của từng pháp môn khác nhau,trong cuộc sống cũng có quy định tự do quan điểm. Chúng tôi một lòng mong muốn tu luyện, trở thành người tốt hơn vậy nên tin tưởng Sư phụ chúng tôi. Bạn nếu đọc kinh sách PLC nếu bạn không đồng ý thì thôi, không nên "đoạn chương thủ nghĩa" chỉ trích.

+) PLC không là tôn giáo, Sư phụ chúng tôi không xưng danh mình là "Phật", mong bạn chỉnh lại cách gọi 'giáo chủ", và "Phật Pháp Sư Tôn". Chúng tôi cũng không hề gọi Sư phụ bằng từ nào khác ngoài "Thầy" với lòng tôn kính vì đã dạy dỗ chúng tôi các nguyên lý có thể tu luyện và nhiều việc khác mà Thầy không quản khó khăn giúp đỡ chúng tôi.

+)Về việc đàn áp PLC tại Trung Quốc tôi nghĩ các bạn dễ dàng tìm thông tin về nguyên nhân trên google và đủ trình độ phân tích tốt xấu. PLC dạy mọi người nâng cao chuẩn mực đạo đức, tinh thần, có một sức khỏe tốt thì ảnh hưởng đến xã hội là vô cùng tuyệt vời. Sự ủng hộ của các chính phủ quốc gia và sự phổ biến PLC ở 114 vùng lãnh thổ đã nói lên điều đó. Đây là hình ảnh các học viên trên thế giới:

+) Tôi không hề tìm thấy một thông tin nào, bằng chứng nào nói tập PLC gây nên hậu quả bệnh tật này khác. Chỉ có điều ngược lại là cải thiện sức khỏe một cách kỳ diệu, nhưng đây không phải là mục đích chính.

+) Về việc bằng chứng về đàn áp là sai có bạn không tin vì thông tin ở Việt Nam chỉ có web của học viên PLC đăng. Các bạn nếu tìm kĩ sẽ thấy trong các bài của MINHHUE.NET có llink và dẫn chứng của các tổ chức khác như Tổ chức điều tra độc lập, Liên hiệp Quốc.

NHỮNG TUYÊN BỐ CỦA NGƯỜI KHAI SÁNG PHÁP LUÂN CÔNG:

Một lời tuyên bố ngắn của tôi

Pháp-Luân-Công chỉ là một hoạt-động khí-công của quần chúng. Nó không có một tổ-chức gì đặc-biệt, cũng chẳng có mục-đích chính-trị nào cả. Chúng tôi chưa hề dính líu trong bất cứ hoạt động chống chánh-phủ nào. Chính tôi cũng là người trong giới tu, và tôi không hề có sứ-mệnh liên-quan tới quyền lực chánh-trị. Tôi chỉ dạy cho người ta cách tu luyện. Nếu một người muốn tu luyện tốt, họ cần phải làm một con người có tiêu chuẩn đạo-đức cao. Trên thực tế, tôi đã đạt được điều nầy-- hơn 100 triệu người đã trở nên những con người tốt, hoặc càng tốt hơn nữa. Sự thật, tôi không có ý làm điều đó, nhưng khi đạo-đức của những người tu luyện được thăng tiến, nó thật sự mang đến lợi ích cho xã-hội.

Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn tòan không đúng. Tôi chỉ giãi thích sự liên-hệ giữa sự tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khỏe. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật. Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắt bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp-Luân-Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh, điều đó phải chăng có nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?

Có người phao tin đồn rằng tôi sửa đổi ngày tháng sanh của tôi, điều nầy có thật. Trong thời Cách-mạng Văn-hóa, chánh quyền đã in sai ngày tháng sanh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi. Còn về điều mà Thích-Ca-Mâu-Ni cũng cùng ngày tháng sanh đó, nó có liên-quan gì với tôi? Nhiều người khác cũng sanh vào ngày tháng đó. Hơn nữa, tôi không bao giờ tuyên-bố rằng tôi là Thích-Ca-Mâu-Ni.

Còn về vấn đề những người tu đã tập họp nơi Trung Nam Hải ở Bắc- Kinh để trình bày các sự kiện, tôi lúc bấy giờ đang trên đường đi úc và đổi máy bay ở Bắc Kinh. Tôi rời Bắc-Kinh và hoàn toàn không biết điều gì xảy ra ở đấy. Tôi luôn du hành một mình để tránh bất tiện. Tôi không liên lạc với những người tu luyện sở địa những nơi mà tôi đi qua vì sẽ có nhiều người họ mong được nhìn thấy tôi. Do đó mà tôi hoàn toàn không hay biết về những gì đang xảy ra ở Bắc-Kinh.

Chúng tôi không chống chánh phủ bây giờ đây cũng như trong tương lai. Những người khác có thể đối xử tệ với chúng tôi, nhưng chúng tôi không đối xử tệ với người khác, chúng tôi cũng không đối xử với người khác như thù nhân.

Chúng tôi kêu gọi mọi chánh phủ, mọi tổ-chức quốc-tế, mọi người dân có lòng tốt trên thế giới, hãy ủng-hộ và giúp đỡ chúng tôi để giải-quyết tình hình khũng hoảng hiện đang xảy ra tại Trung-Quốc. Hiện nay, mẹ và chị tôi vẫn còn ở Bắc-kinh, và họ đang trong tình trạng khó khăn. Nghe nói rằng cảnh sát muốn bắt họ. Có tin cho rằng các nhân viên cảnh sát đã đánh đập nhiều người tại Thẩm Dương (Shenyang), Đại Liên (Dalian), và những vùng khác. Tôi xin chánh phủ Trung-Quốc đừng đối xử với họ như vậy. Hy vọng của tôi là chánh phủ Trung-Quốc và các cấp lãnh đạo sẽ đừng đối xử với những người tu Pháp-Luân-Công như là những kẻ thù. Dân chúng Trung-Quốc khắp nước có một sự hiểu biết rất sâu sắc về Pháp-Luân-Công, và kết quả có thể là làm cho dân chúng mất lòng tin nơi chánh-quyền và cấp lãnh đạo, và bị thất vọng nơi chánh phủ Trung-Quốc.

Lý Hồng Chí Ngày

22 tháng 7, 1999

Một chút cảm tưởng của tôi

Các bài trên phương tiện truyền thông gần đây có đề cập đến tin truyền liên quan đến việc Trung Quốc muốn giảm bớt 5 trăm triệu Mỹ kim thặng dư mậu dịch [đối với Hoa Kỳ] làm điều kiện giao hoán, để dẫn độ tôi về nước. Chính về việc này mà tôi muốn có đôi lời. Tôi chỉ dạy người ta hướng thiện, đồng thời giải trừ bệnh tật cho con người một cách vô điều kiện, làm cho người ta đạt đến cảnh giới tư tưởng cao hơn. Tôi không nhận bất kể báo đáp về tiền bạc hay vật chất nào. Có tác dụng tích cực đối với nhân dân và xã hội. Làm đông đảo nhân tâm hướng thiện, đạo đức cao thượng. [Tôi] không hiểu có phải vì vậy mà dẫn độ tôi [về nước] chăng? Muốn tôi về nước là để có nhiều người hơn nữa đắc Pháp, tu tâm? Nếu là vậy, [tôi] đề nghị nhà nước [Trung Quốc] không cần tổn phí 5 trăm triệu Mỹ kim để giao hoán: Tôi sẽ tự trở về.

Tuy nhiên tôi nghe rằng những người bị dẫn độ thông thường là tội phạm chiến tranh hoặc kẻ thù của nhân dân. Cũng có kẻ là tội phạm hình sự. Nếu vậy thì tôi không hiểu rằng tôi được xếp vào loại nào trong đó vậy.

Thực ra, tôi vẫn luôn dạy mọi người rằng làm người cần lấy Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn, nên tự nhiên tôi cũng làm gương. Khi gặp phải những chỉ trích vô cớ và đối đãi bất công, cá nhân tôi và các đệ tử Pháp Luân Công đều thể hiện đầy đủ nội tâm đại Thiện đại Nhẫn [của mình], cấp cho chính phủ đầy đủ thời gian để [họ] hiểu rõ chúng tôi; [chúng tôi] im lặng nhẫn chịu. Tuy nhiên Dung Nhẫn ấy quyết không phải là tôi và các học viên Pháp Luân Công sợ hãi điều gì. Cần biết rằng một khi người ta hiểu biết được chân lý và ý nghĩa chân chính của cuộc đời, thì xả bỏ thân mệnh vì điều đó cũng không luyến tiếc. Đừng hiểu lầm tâm đại Nhẫn từ bi của chúng tôi là sự sợ hãi, từ đó tăng cường buông lung muốn gì làm nấy. Thực ra họ là những người giác ngộ, những người tu luyện đã hiểu được ý nghĩa chân thực của đời người. Cũng đừng nói những người tu luyện Pháp Luân Công là làm mê tín. Còn quá nhiều điều mà con người chưa lý giải được và khoa học chưa nhận thức được. Về tôn giáo mà nói, chẳng phải [tôn giáo] tồn tại với tín ngưỡng vào Thần sao? Thực ra các tôn giáo chân chính và tín ngưỡng vào Thần xưa kia đã duy trì đạo đức cho xã hội nhân loại qua mấy nghìn năm, rồi mới có được nhân loại ngày nay, trong đó bao gồm cả anh, cả tôi, cả mọi người. Nếu không, thì nhân loại đã sớm bắt đầu làm điều ác, từ đó dẫn đến tai nạn; có thể tổ tiên con người đã bị tuyệt diệt từ lâu. Và cũng không có sự kiện hôm nay. Kỳ thực đạo đức của nhân loại là quan trọng phi thường; con người nếu không [coi] trọng đức, thì điều xấu gì cũng làm, hết sức nguy hiểm đối với nhân loại. Đó là điều tôi có thể nói với con người. Trên thực tế tôi không có ý làm điều gì cho xã hội, hoàn toàn không định quan tâm đến bất kể vấn đề nào của người thường, lại càng không nghĩ gì đến quyền lực trong tay ai đó. Không phải ai ai cũng coi trọng quyền lực như vậy. Chẳng phải nhân loại có câu rằng “người ta có ý chí riêng của mình”? Tôi chỉ muốn người tu luyện được đắc Pháp, dạy cho họ cách nâng cao tâm tính một cách chân chính, cũng chính là nâng cao tiêu chuẩn đạo đức. Hơn nữa không phải ai ai cũng đến học Pháp Luân Công. Những điều tôi làm cũng không có dính dáng gì đến chính trị. Tuy nhiên nhân tâm hướng thiện và những người tu luyện đã nâng cao đạo đức đối với bất kể quốc gia nào, bất kể dân tộc nào, đều là điều tốt. Vì lẽ gì lại có thể coi việc giúp nhân dân hết bệnh khoẻ người và nâng cao chuẩn mực đạo đức cho nhân dân nói thành là ‘tà giáo’? Tất cả những người luyện Pháp Luân Công đều cũng là thành viên trong xã hội. Mỗi người đều có công tác và sự nghiệp của bản thân. Chỉ có điều là hàng ngày lúc sáng sớm họ đến công viên luyện Pháp Luân Công trong nửa giờ hoặc một giờ, rồi sau đó đi làm. Không có các thứ quy định cần thiết của một tôn giáo, không có chùa, không có giáo đường, không có các nghi thức tôn giáo. Muốn học thì học, muốn thôi thì thôi; không có danh sách; vậy có “[tôn] giáo” nào đây? Lại còn nói là “tà”; vậy phải chăng dạy người hướng thiện, không thu tiền tài, giúp người hết bệnh khoẻ người cũng xếp vào phạm vi “tà” hay sao? Hay là, không nằm trong phạm trù lý luận của đảng cộng sản thì tức là ‘tà’? Nhưng tôi biết rằng, tà giáo vẫn là tà giáo, điều ấy không phải do chính phủ quyết định. Lẽ nào một tà giáo nếu phù hợp với quan niệm của một số người trong chính phủ thì có thể xác định là chính [giáo], còn chính [giáo] nếu không phù hợp với quan niệm của bản thân liền có thể xác định là tà?

Thực ra tôi biết rõ vì sao một số người phản đối Pháp Luân Công. Theo như các bài trên phương tiện truyền thông đã dẫn nói rằng [số] người học Pháp Luân Công nhiều quá. Hơn 100 triệu là con số không nhỏ; nhưng lẽ nào lại sợ người tốt? Chẳng phải càng nhiều người tốt thì càng tốt, càng ít kẻ xấu thì càng tốt hơn ư? Tôi, Lý Hồng Chí, giúp đỡ một cách vô điều kiện những người luyện công nâng cao đạo đức con người, làm thân thể nhân dân khoẻ mạnh, làm xã hội an định; lấy thân thể khoẻ mạnh để phục vụ xã hội tốt hơn; đó chẳng phải là tạo phúc cho những người đương quyền hay sao? Trên thực tế [tôi] đã thật sự làm được điều đó. Cớ gì không biết và cảm ơn tôi, mà trái lại đẩy hơn 100 triệu con người về phía đối lập với chính phủ? Người ta có thể hiểu được chính phủ như thế không? Hơn nữa trong số hơn 100 triệu người ấy, có ai mà không có gia đình con cái, bạn bè thân quyến; hỏi đó có còn là vấn để chỉ của 100 triệu người hay không? Như vậy phản đối có thể còn nhiều người hơn nữa. Rốt cuộc “Những vị lãnh đạo miền đất tổ quốc thân yêu của tôi đã làm sao vậy?” Nếu dùng sinh mệnh của tôi, Lý Hồng Chí, là có thể gỡ bỏ nỗi sợ hãi những người tốt trong tâm của họ, thì tôi lập tức trở về, xử trí sao cũng được; hà tất phải viện đến “thủ đoạn động đến cả thiên hạ”, tốn tiền nhọc dân, dùng cả tiền bạc và chính trị để làm cái trao đổi vi phạm nhân quyền như thế? Mà Hoa Kỳ luôn luôn là quốc gia gương mẫu trong việc tôn trọng nhân quyền; hỏi chính phủ Hoa Kỳ liệu có thể bán nhân quyền lấy sự trao đổi đó không? Hơn nữa tôi là công dân vĩnh viễn của Hoa Kỳ, là công dân vĩnh viễn ở trong phạm vi của hành xử luật pháp của Hoa Kỳ.

Tôi không có ý chỉ trích cá nhân nào, chỉ có điều cách làm kia không sao lý giải được. Tại sao có thể bỏ qua cơ hội tốt đắc được lòng dân, mà trái lại đặt trên 100 triệu người về phía đối lập?

Có tin nói rằng có rất nhiều người đã đến Trung Nam Hải, do vậy có người đã cảm thấy tức giận. Thực ra những người đến không đông chút nào. Mọi người hãy nghĩ xem, có trên 100 triệu người học Pháp Luân Công mà chỉ có 10 nghìn người đến, hỏi có đông không? Không cần vận động, trong 100 triệu người thì người này muốn đi, người kia muốn đi, chỉ một lúc là 10 nghìn người, đúng không? Họ không có khẩu hiệu, không có biểu ngữ, không có hành vi bất hảo, lại càng không phản đối chính phủ, chỉ là muốn phản ảnh một tình huống lên chính phủ, có gì là không được? Họ muốn thỉnh nguyện; hỏi ở đâu có những người biểu tình ôn hoà như thế? Gặp họ phải chăng không cảm động? Tại sao lại cứ phải tìm những điểm không hay của Pháp Luân Công? Hơn nữa cách đàn áp kia cũng lỗi thời rồi. Pháp Luân Công không hề đáng sợ như một số người tưởng tượng ra đâu, trái lại là điều rất tốt. Đối với xã hội nào cũng chỉ có trăm phần lợi mà không có một phần hại nào hết. Trái lại, mất lòng dân mới là điều đáng sợ nhất. Nói thẳng, các học viên Pháp Luân Công, họ cũng là người còn đang tu luyện, còn có tâm của con người; khi [họ] bị đối xử bất công, tôi không biết họ sẽ nhẫn chịu được bao lâu. Đó cũng là điều tôi lo lắng nhất.

Lý Hồng Chí

2 tháng Sáu, 1999

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHÁP LUÂN CÔNG TRÊN THẾ GIỚI

Năm 1994, ông Lý Hồng Chí giảng Pháp tại Thụy Điển, là nước đầu tiên bên ngoài Trung Quốc được ông giảng Pháp. Kể từ đó, ông đã nhận lời mời từ nhiều quốc gia và đi khắp nơi trên thế giới để giảng Pháp. Trong suốt các khóa học, ông đã từ chối tiếp nhận tiền bạc hay bất kỳ khoản đóng góp nào cho họat động của mình. Ông đã giảng Pháp tại rất nhiều quốc gia như: Australia, Canada, Đức, New Zealand, Hồng Kông, Singapore, Thụy Sĩ, Đài Loan, và Hoa Kỳ. Theo nguyện vọng của ông, bất kỳ mọi hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp đều hoàn toàn miễn phí và do học viên tự nguyện thực hiện. Ngày 5-12-2004, ABC (Australian Broadcasting Corporation) đã công bố 100 đầu sách phổ biến nhất tại Úc năm 2004. Cuốn Chuyển Pháp Luân của ông Lý Hồng Chí, vốn đã từng là cuốn sách bán chạy nhất Bắc Kinh năm 1996, nay đứng thứ 14 trong danh sách của ABC. Danh sách này toàn là những đầu sách của tác giả Tây phương, riêng cuốn Chuyển Pháp Luân là của một tác giả Đông phương.

Posted Image

Vào tháng 5/1998, hơn 10.000 đã cùng tập công ở thành phố Thẩm Dương, Trung quốc.

Posted Image

Vào ngày 9/5/2009, 6.000 học viên Đài Loan đã xếp hình ở đồng cỏ Puding ở khu thắng cảnh Kenting, miền Nam Đài Loan, để tạo thành hình ảnh 3 chiều của cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Posted Image

Vào ngày 9/5/2009, hơn 6.000 học viên đã luyện công cùng nhau ở đồng cỏ Puding ở khu thắng cảnh Kenting, miền Nam Đài Loan để kỷ niệm lần thứ 17 ngày Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra công chúng

Posted Image

Các học viên luyện công cùng nhau ở Washington, DC

Posted Image

Các học viên luyện công cùng nhau ở trước Tòa thị chính thành phố San Francisco

Posted Image

Các học viên luyện công cùng nhau ở Toronto, Canada

Posted Image

Các học viên luyện công cùng nhau ở dưới chân Tháp Eiffel ở Paris, Pháp

Posted Image

Các học viên luyện công cùng nhau ở dưới chân núi Grand Paradise Mountain, Ý

Posted Image

Các nhóm khách tham quan đến tập Pháp Luân Công tại Hội sức khỏe toàn quốc ở Tây Ban Nha

Posted Image

Các học viên luyện công cùng nhau ở Nhật bản

Posted Image

Các học viên ở Uruguay giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và hướng dẫn luyện công

Posted Image

Một học viên hướng dẫn luyện công ở Dar es Salaam, thủ đô của Tanzania

Posted Image

Ở Greenland bên bờ Bắc Băng Dương

Posted Image

Nguyên Thủ tướng Papua New Guinea, một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương và gia đình học cách tập Pháp Luân Công

Kể từ khi Đại Pháp được giới thiệu ở Đài Loan năm 1995, hơn 1000 điểm luyện công đã được thành lập ở trên 300 thành phố và thị trấn trên toàn quốc, với gần 700 nghìn học viên ở mọi tầng lớp xã hội.

Posted Image

Vào ngày 15/11/2003, gần 10 nghìn học viên đã luyện công cùng nhau ở trước Văn phòng Tổng thống Đài Loan

Posted Image

Vào ngày 13/5/2007 5.000 học viên đã tạo hình dòng chữ “Kính chúc Sư Tôn sinh nhật vui vẻ” ở trước Đài tưởng niệm Chung Cheng ở Đài Bắc, Đài Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luận Ngữ trong quyển Chuyển Pháp Luân đã được cho vào sách giáo khoa tiếng Anh

Một học viên người Ấn độ đang dạy các bài tập của Pháp Luân Công ở một trường học

Vào ngày 13/4/2009 hơn 1000 học viên của Học viện đào tạo cảnh sát ở Dehli học cách tập Pháp Luân Công

Giáo viên và các học sinh ở Trường Byreshawara ở Bangalore đang tập Pháp Luân Công cùng nhau

1.200 học sinh ở một trường công lập dành cho các học sinh nữ ở Ấn độ học cách tập Pháp Luân Công

Dựa trên các báo cáo về các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp được tổ chức ở các chỗ khác nhau, các bài viết chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của các học viên và những lời chức mừng của các đệ tử Đại Pháp gửi tới Sư Phụ Lý Hồng Chí đã được đăng trên trang web Minh Huệ, Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ biến tới 31 nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á, 21 nước ở Lục địa Mỹ, 47 nước ở Châu Âu, 3 nước ở châu Đại Dương, và 12 nước ở Châu Phi

Sau đây là các nước và vùng lãnh thổ nơi Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền tới:

Lục địa Mỹ (21)

Hoa Kỳ Canada Cuba Peru Mexico Brazil

Argentina Chile Venezuela Nicaragua Panama Colombia

Bolivia Paraguay Uruguay Guatemala Dominican Republic Ecuador

Costa Rica Honduras Belize

Châu Á (31)

China Taiwan Hong Kong Macao Japan Korea

India Singapore Malaysia Indonesia Thailand Vietnam

Burma Cambodia Bangladesh Philippines Sri Lanka Afghanistan

Saudi Arabia United Arab Emirates Iran Iraq Israel Syria

Uzbekstan Tajikistan Turkmenistan Kyrgyzstan Lebanon Nepal

Northern Mariana Islands

Châu Âu (47)

The UK Ireland Holland Belgium Luxembourg France

Germany Austria Switzerland Iceland Denmark Norway

Finland Portugal Spain Italy The Vatican City State Sweden

Greece Czech Republic Slovakia Hungary Russia Belarus

Poland Latvia Lithuania Moldova Serbia and Montenegro Croatia

Ukraine Montenegro Macedonia Monaco Malta Bulgaria

Estonia Georgia Azerbaijan Albania Romania San Marino

Turkey Slovenia Kazakhstan Armenia Bosnia and Herzegovina

Châu Đại Dương (3)

Australia New Zealand Papua New Guinea

Châu Phi (12)

Egypt South Africa Mauritius Namibia Uganda Kenya

Ethiopia Sudan Congo Tunisia Morocco Tanzania

(TRÍCH http://minhhue.net/news/5595-Phap-Luan-Dai...-lanh-tho.html)

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁC HOẠT ĐỘNG THỈNH NGUYỆN VÀ GIẢNG RÕ SỰ THẬT CỦA HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG TRÊN THẾ GIỚI

Posted Image

Tuần hoành với di ảnh các nạn nhân.

Posted Image

Posted Image

Người dân đọc các tài liệu làm sáng tỏ sự thật

Posted Image

Anh Abbulnoor Mfinanga ký tên vào đơn thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công

Posted Image

Ông Orabraise ký tên thỉnh nguyện

Posted Image

Du khách và người dân xếp hàng ký vào đơn thỉnh nguyện

Posted Image

Posted Image

Hai người cẩn thận để lại chữ ký và thông tin liên lạc.

Posted Image

Một cô gái người Hoa ký vào đơn thỉnh nguyện nhằm ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại.

Posted Image

Vào buổi tối, các học viên đã cùng nhau tổ chức một buổi đốt nến tưởng niệm ở phía trước tòa Đại sứ quán Trung Quốc tại Tây Ban Nha nhằm lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và tưởng nhớ những người đã chết vì bị tra tấn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT CHÂN THIỆN NHẪN QUỐC TẾ

Triển lãm tranh họa Chân Thiện Nhẫn quốc tế của học viên Pháp Luân Công được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới để quảng bá sự tốt lành của Đại Pháp và giảng rõ sự thật. Triển lãm đã đón nhận nhiều khen ngợi từ khắp nơi trên thế giơi:

http://mythuatvietnam.info/forum/showthread.php?t=5957

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Tế Chân Thiện Nhẫn được tổ chức tại khách sạn Excelsior của Singapore đã thu hút nhiều người dân thuộc các dân tộc khác nhau và đến từ các giai tầng xã hội khác nhau.

Posted Image

Sảnh Trưng Bày

Posted Image

Uỷ Viên lập pháp Huang Jianting hy vọng nhiều người sẽ biết sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Posted Image

Bà Yang, uỷ viên quản trị của hiệp hội nghệ thuật địa phương

Posted Image

Ông.Ye, uỷ viên quản trị của hội dịch vụ công cộng địa phương

Posted Image

Xem tranh

Posted Image

Xem tranh

ĐỂ XEM MỘT SỐ BỨC TRANH TIÊU BIỂU CÙNG LỜI BÌNH LUẬN, GIẢI THÍCH MỜI CÁC BẠN XEM TẠI:

http://chanhkien.org kích vào mục nghệ thuật

ĐOÀN NGHỆ THUẬT THẦN VẬN

đoàn nghệ thuật thần vận là đoàn biểu diễn nghệ thuật đạt trình độ bậc nhất thế giới của học viên Pháp Luân Công, nhằm để quảng bá hình ảnh Đại Pháp, sự tốt lành của Đại Pháp:

https://chinhphap.com/showthread.php?t=498

Posted Image Các vũ công biểu diễn vũ điệu Mông Cổ

Posted Image

TANG SHEBANG: một vũ công của Đoàn nghệ thuật Thần Vận

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỀ NGHỊ BAN ĐIỀU HÀNH DIỄN ĐÀN XÓA BÀI "PLC CÓ PHẢI LÀ TÀ ĐẠO?"

TOPIC NÀY GÂY NÊN NHỮNG TRANH CÃI KHÔNG ĐÁNG CÓ, ẢNH HƯỞNG ĐẾN DANH DỰ CỦA PHÁP LUÂN CÔNG, LÀ MÔI TRƯỜNG ĐỂ CÔNG KÍCH PHẢN BÁC PLC

VÌ VẬY TÔI ĐỀ NGHỊ XÓA CẢ TOPIC TRÊN

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG TUYÊN BỐ CỦA NGƯỜI KHAI SÁNG PHÁP LUÂN CÔNG:

Một lời tuyên bố ngắn của tôi

Pháp-Luân-Công chỉ là một hoạt-động khí-công của quần chúng. Nó không có một tổ-chức gì đặc-biệt, cũng chẳng có mục-đích chính-trị nào cả. Chúng tôi chưa hề dính líu trong bất cứ hoạt động chống chánh-phủ nào. Chính tôi cũng là người trong giới tu, và tôi không hề có sứ-mệnh liên-quan tới quyền lực chánh-trị. Tôi chỉ dạy cho người ta cách tu luyện. Nếu một người muốn tu luyện tốt, họ cần phải làm một con người có tiêu chuẩn đạo-đức cao. Trên thực tế, tôi đã đạt được điều nầy-- hơn 100 triệu người đã trở nên những con người tốt, hoặc càng tốt hơn nữa. Sự thật, tôi không có ý làm điều đó, nhưng khi đạo-đức của những người tu luyện được thăng tiến, nó thật sự mang đến lợi ích cho xã-hội.

....

Một chút cảm tưởng của tôi

... Tất cả những người luyện Pháp Luân Công đều cũng là thành viên trong xã hội. Mỗi người đều có công tác và sự nghiệp của bản thân. Chỉ có điều là hàng ngày lúc sáng sớm họ đến công viên luyện Pháp Luân Công trong nửa giờ hoặc một giờ, rồi sau đó đi làm. Không có các thứ quy định cần thiết của một tôn giáo, không có chùa, không có giáo đường, không có các nghi thức tôn giáo. Muốn học thì học, muốn thôi thì thôi; không có danh sách; vậy có “[tôn] giáo” nào đây? Lại còn nói là “tà”; vậy phải chăng dạy người hướng thiện, không thu tiền tài, giúp người hết bệnh khoẻ người cũng xếp vào phạm vi “tà” hay sao? Hay là, không nằm trong phạm trù lý luận của đảng cộng sản thì tức là ‘tà’? Nhưng tôi biết rằng, tà giáo vẫn là tà giáo, điều ấy không phải do chính phủ quyết định. Lẽ nào một tà giáo nếu phù hợp với quan niệm của một số người trong chính phủ thì có thể xác định là chính [giáo], còn chính [giáo] nếu không phù hợp với quan niệm của bản thân liền có thể xác định là tà?

...

Lý Hồng Chí

2 tháng Sáu, 1999

Thôi, ông ấy nhẩy sang nước mỹ thì cũng là cái địa linh tụ nhân kiệt. Với sẵn một pháp môn, một tâm trạng với Đảng Trung Hoa thì rất tốt để là một phần tử góp phần làm tăng trọng lượng quan điểm chính trị tây phương.

Nói ở chủ để này è là sẽ ảnh hưởng đến diễn đàn, vì trực tiếp trong chủ để của người đăng có nội dung nóng về Đảng Trung Quốc, nên tiếp tục đối thoại thì vấn đề về Đảng đó sẽ bùng phát.

Ngoài ra, PLC với Lý Hồng Chí đã tác động rất không tốt tới những mảng cực lớn trong xã hội, chỉ có người có học và chân tu thật chứng mới nhìn ra được. Còn số đông người tham gia tập, đều rơi vào tình trạng BỆNH VÔ HỌC. Vô học vốn chưa phải là bệnh, nhưng trong một không gian cần có kiến thức để quyết định vấn đề thì BỆNH VÔ HỌC sẽ lộ ra ngay.

Cho nên bao nhiều triệu người theo tập PCL, thì bấy nhiều người thiếu kiến thức tôn giáo và tâm linh, từ đó BỆNH VÔ HỌC xuất hiện, gây tác hại đến chính kiến của chính pháp có bề dày lịch sử.

Với cách chuyển nội dung chủ đề PLC kiểu như thế này, thì tầm cỡ các Tổ Sư Thiền như Long Thọ Bồ Tát có tư tưởng chính trị thì mới đánh giá và có tiếng nói có trọng lượng để thuần phục cái BỆNH VÔ HỌC của số đông mấy trăm triệu người kia.

ĐỀ NGHỊ BAN ĐIỀU HÀNH DIỄN ĐÀN XÓA BÀI "PLC CÓ PHẢI LÀ TÀ ĐẠO?"

TOPIC NÀY GÂY NÊN NHỮNG TRANH CÃI KHÔNG ĐÁNG CÓ, ẢNH HƯỞNG ĐẾN DANH DỰ CỦA PHÁP LUÂN CÔNG, LÀ MÔI TRƯỜNG ĐỂ CÔNG KÍCH PHẢN BÁC PLC

VÌ VẬY TÔI ĐỀ NGHỊ XÓA CẢ TOPIC TRÊN

Lý Hồng Chí là giáo chủ PLC, lời nói của Y về Thiền Tông, chứng tỏ một điều Y mang trong đầu đầy TÀ KIẾN. Cho nên PLC là TÀ ĐẠO:

Bài giảng thứ nhất

...

Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau

Trước đây có nhiều khí công sư giảng rằng khí công có nào là sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Cái đó toàn là khí, đều là những thứ tại cùng một tầng luyện khí, mà cũng phân thành sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Về những gì thực sự tại cao tầng, hầu hết những người tu luyện khí công chúng ta không có gì trong đầu hết, [họ] hoàn toàn chẳng biết gì. Từ nay trở đi, những gì chúng tôi nói rõ đều là Pháp tại cao tầng. Hơn nữa tôi muốn khôi phục lại danh tiếng chân chính của [pháp môn] tu luyện. Tại khoá học này tôi muốn đề cập đến một số hiện tượng bất lương trong giới tu luyện. Chúng ta đối đãi, nhìn nhận những hiện tượng ấy như thế nào, tôi đều cần giảng rõ; hơn nữa truyền công giảng Pháp tại cao tầng có liên quan đến nhiều mặt, liên quan đến vấn đề rất lớn, thậm chí rất gay gắt; tôi cũng muốn giảng rõ những điều ấy; lại có những can nhiễu xuất phát từ không gian khác đến xã hội người thường chúng ta, đặc biệt can nhiễu đến giới tu luyện; tôi cũng cần giảng rõ; đồng thời [tôi] cũng giúp học viên của chúng ta giải quyết những vấn đề ấy. Nếu vấn đề ấy chẳng được giải quyết, [thì] chư vị không luyện công được. Muốn giải quyết tận gốc những vấn đề đó, chúng tôi cần phải coi mọi người [học viên] như những người tu luyện chân chính thì mới làm vậy được. Đương nhiên, không dễ mà chuyển biến ngay lập tức tư tưởng của chư vị; trong khi nghe bài giảng từ nay trở đi, chư vị sẽ chuyển biến tư tưởng của mình một cách từ từ; cũng mong muốn rằng chư vị chú ý nghe [giảng]. Tôi truyền công khác với người khác truyền công. Có người truyền công, họ chỉ đơn giản là giảng một chút về công lý của họ, sau đó kết nối [để truyền] một chút tín tức, rồi dạy một bộ thủ pháp là xong. Người ta hiện nay đã quen với [phương cách] truyền công như thế.

Truyền công chân chính cần phải giảng về Pháp, phải thuyết về Đạo. Qua mười bài giảng trên lớp, tôi cần nói rõ những [Pháp] lý tại cao tầng, chư vị mới có thể tu luyện được; nếu không, thì không cách nào tu luyện. Người ta chỉ truyền những thứ tại tầng chữa bệnh khoẻ người thôi; [nếu] chư vị muốn tu luyện lên cao tầng, [nhưng] chư vị lại không có Pháp để chỉ đạo tại cao tầng, [thì] chư vị không thể tu luyện được. Ví như chư vị đi học, chư vị mang sách giáo khoa tiểu học mà đến đại học, [thì] chư vị vẫn chỉ là học sinh tiểu học. Có người cho rằng [họ] học rất nhiều công, học công này, học công kia, có cả chồng chứng chỉ tốt nghiệp; nhưng công của họ vẫn chưa hề [tăng] lên. Họ cho rằng những thứ đó chính là nghĩa lý chân chính và toàn bộ khí công; không phải thế, đó chỉ là phần vỏ nông cạn của khí công, [là] những thứ tại tầng thấp nhất. Khí công không chỉ là vậy; nó là tu luyện, là điều rộng lớn tinh thâm; ngoài ra tại những tầng khác nhau tồn tại những Pháp khác nhau; vậy nó khác với những thứ luyện khí chúng ta biết hiện nay; [những thứ mà] chư vị có học nhiều nữa cũng vậy thôi. Lấy một thí dụ, sách tiểu học của Anh chư vị cũng học, sách tiểu học của Mỹ chư vị cũng học, sách tiểu học của Nhật chư vị cũng học, sách tiểu học của Trung Quốc chư vị cũng học, [rốt cuộc] chư vị vẫn chỉ là học sinh tiểu học. Chư vị học càng lắm khí công tại tầng thấp, nhận càng nhiều những thứ ấy, thì trái lại lại càng có hại, [vì] thân của chư vị đã bị loạn mất rồi.

Tôi cũng cần phải nhấn mạnh một vấn đề, tu luyện chúng ta cần phải có truyền công [và] giảng Pháp. Một số hoà thượng ở chùa, đặc biệt là [hoà thượng] Thiền tông có thể có cách nghĩ khác. Hễ nghe đến giảng Pháp, họ liền không thích nghe. Tại sao? Thiền tông [nhìn] nhận rằng: Pháp ấy không thể giảng, Pháp đã giảng ra [thành lời] thì không còn là Pháp nữa; không có Pháp có thể giảng; chỉ có thể tâm lĩnh thần hội; vậy nên đến ngày nay Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] điều ấy; [đó] là căn cứ theo một câu của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: ‘Pháp vô định Pháp’. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa. Ngày nay chư vị nếu muốn đến Thiền tông học Pháp, chư vị chớ hỏi; nếu chư vị hỏi ông [thầy] bất kể vấn đề gì, [ông ta] sẽ quay lại cho vào đầu chư vị một gậy, gọi là “bổng hát”3. Đó nghĩa là chư vị không được hỏi, phải tự mình ngộ. Chư vị nói: ‘Tôi chưa biết nên mới đến học, ngộ được gì đây? Ông lại cho tôi một gậy [là sao]?!’ Đó là cái sừng bò kia đã dùi đến đỉnh rồi, không còn gì có thể giảng nữa. Đạt Ma giảng rõ là nó chỉ có thể truyền đến lục tổ, sau đó không dùng được nữa. Mấy trăm năm qua rồi, đến nay vẫn có người ôm chết cứng cái lý của Thiền tông mà không bỏ. Hàm nghĩa chân chính của lời giảng “Pháp vô định Pháp” của Thích Ca Mâu ni là gì? Tầng của Thích Ca Mâu Ni là [tầng] Như Lai; [nhưng] các tăng nhân sau này có rất nhiều vị không hề ngộ đến tầng của Thích Ca Mâu Ni, [không ngộ được] tâm thái trong cảnh giới tư tưởng của Ông, hàm nghĩa chân chính trong Pháp mà Ông giảng, [cũng như] hàm nghĩa chân chính trong lời mà Ông nói. Vậy nên đời sau người giải thích thế này, người giải thích thế kia, giải thích đến độ hỗn loạn; cho rằng ‘Pháp vô định Pháp’ nghĩa là chư vị không được giảng, đã giảng ra thì không còn là Pháp nữa. Thật ra không phải nghĩa như vậy. Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp. Ông cũng phát hiện rằng Pháp của mỗi một tầng là thể hiện của Pháp tại mỗi một tầng đó; mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận] gần đặc tính của vũ trụ hơn; vậy nên, Ông bèn giảng: ‘Pháp vô định Pháp’.

Cuối cùng Thích Ca Mâu Ni lại giảng: ‘Ta đời này chưa có giảng Pháp nào hết’. Thiền tông lại lý giải rằng không Pháp có thể giảng. Vào những năm cuối, Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến tầng Như Lai; hỏi tại sao Ông nói Ông chưa có giảng Pháp nào hết? Thực ra Ông đã nêu ra một vấn đề gì? Ông [muốn] nói: ‘Đạt đến tầng Như Lai như ta, ta chưa thể thấy được [chân] lý tối hậu của vũ trụ, Pháp tối hậu của vũ trụ là gì’. Vậy nên Ông muốn nói người đời sau không được lấy những lời Ông giảng làm chân lý tuyệt đối, chân lý bất biến; nếu không người đời sau sẽ bị hạn cuộc vào tầng Như Lai hoặc thấp hơn Như Lai, mà không thể đột phá lên tầng cao hơn. Người đời sau không lý giải được nghĩa chân chính của câu nói ấy, [nên nhìn] nhận rằng Pháp đã giảng ra thì không còn là Pháp, [họ] lý giải kiểu như thế. Kỳ thực Thích Ca Mâu Ni [muốn] giảng rằng: Các tầng khác nhau có Pháp của các tầng khác nhau, Pháp của mỗi một tầng không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ; nhưng Pháp của mỗi một tầng có tác dụng [làm Pháp lý] chỉ đạo tại mỗi một tầng. Thật ra Ông đã giảng chính [Pháp] lý này.

Trước đây có nhiều người, đặc biệt [bên] Thiền tông, cứ nhất mực bảo trì nhận thức thiên kiến và sai lầm cực đoan ấy. Không dạy chư vị, thử hỏi chỉ đạo [tu] luyện làm sao, luyện thế nào, rồi tu ra sao? Trong Phật giáo có nhiều chuyện cổ Phật giáo, có thể có người đã từng xem; kể rằng lên trên trời, sau khi đến thiên quốc, rồi phát hiện rằng kinh «Kim Cương» ở đó so với kinh «Kim Cương» ở dưới [hạ giới], từng chữ đều khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. Tại sao kinh «Kim Cương» kia lại khác với kinh «Kim Cương» tại nhân gian? Lại có người nói: Kinh sách của thế giới Cực Lạc so với [kinh thư] dưới [hạ giới] quả là khác hẳn, hoàn toàn khác nhau, không chỉ các chữ khác nhau mà hàm nghĩa, ý nghĩa cũng khác nhau, chúng đã thay đổi hẳn rồi. Thật ra, chính là cùng một Pháp đồng nhất [nhưng] tại các tầng khác nhau [thì] có các biến hoá và hình thức hiển hiện khác nhau; đối với người tu luyện tại các tầng khác nhau, có thể phát huy tác dụng chỉ đạo khác nhau.

Mọi người đều biết, trong Phật giáo có cuốn sách nhỏ tên là «Tây phương Cực Lạc thế giới du ký», kể rằng một tăng nhân kia đả toạ luyện công, nguyên thần [bay] đến thế giới Cực Lạc xem ngắm cảnh tượng [nơi ấy]; hết một ngày; rồi quay về nhân gian đã thấy sáu năm trôi qua. Vị ấy thấy được không? Đã thấy, nhưng điều vị ấy đã thấy không phải là chân tướng. Tại sao? Bởi vì tầng của vị ấy không đủ, [nên] chỉ có thể ở tầng của vị ấy mà hiển hiện cho vị ấy những thể hiện của Phật Pháp mà vị ấy nên được thấy. Bởi vì một thế giới kiểu như vậy chính là thể hiện cấu thành của Pháp; cho nên, vị ấy không thể thấy được chân tướng. Tôi giảng rằng ‘Pháp vô định Pháp’ chính là có hàm nghĩa như thế.

...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không hiểu vì sao anh dafahao lại muốn xóa đi topic PLC là tà đạo,Phải chăng anh sợ chúng tôi nói rõ ra chân tướng của các anh,Đúng là có tật giật mình.Tôi thấy đây không phải là tranh cải ,tranh cải chỉ xảy ra với những quan điểm đang còn chưa rõ ràng,Còn PLC là tà đạo qua các bài giải thích của chúng tôi đã quá rỏ ràng rồi,chỉ có điều các anh cố tình chậm hiểu hay chậm hiểu thật thì tôi không biết.,và cũng có thể là do tà kiến ăn sâu quá hóa ngu rồi cũng nên,

Ở đây chúng tôi chỉ muốn giúp các anh hiểu rõ bản chất tà đạo của PLC mà thôi,còn nếu nó khiến anh khó chiu ,tức giận,thì tôi cũng không biết phải giúp anh hạ hỏa như thế nào Hay Anh thử múa vài bài PLC chắc là bớt nóng đi đấy.

Anh muốn tuyên truyền PLC có ai cấm đâu,Nếu nó là chánh giáo thì anh sợ gì phải không?,nhưng khổ nổi nó là tà giáo mới chết chứ,Mà tà giáo thì cố hữu luôn sợ chánh giáo vạch trần,Và dĩ nhiên những người theo chánh giáo không bao giờ ngồi yên mà nhìn bọn tà giáo tác quái đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bạn vào đọc topic này hãy thử suy nghỉ vì sao anh dafahao lại đưa ra nhiều hình ảnh dẩn chứng như vậy ?.mục đích của anh ta là gì?Nhửng hình ảnh đó nói lên điều gì.

Thứ nhất anh ta đưa ra những hình ảnh đó để cho những người không biết rõ bản chất của PLC dễ dàng đi theo,Khi người ta thấy những hình ảnh đó liền nghĩ rằng PLC này có nhiều người tu chắc nó phải tốt lắm đây nên người ta mới theo đông như vậy,hay là mình cũng theo tập cho biết .Và thế là mắt bẩy anh ta.Thực chất những hình ảnh đó đều xuất phát từ các trang web của PLC ,các hình ảnh đó đều có sắp đặt và đều có mục đích nhằm mị dân.các bạn hãy cảnh giác.

Mục đích của anh ta một mặt nhằm tuyên truyền một mặt muốn khẳng định vị thế hiện tại của PLC trên thế giới.Các bạn thử lên mạng kiếm đâu ra mấy bài báo đó ngoài mấy trang truyền giáo của PLC.Vậy thưc chất trên thế giới người ta có luyện tập PLC nhiều như vậy không,Câu trả lời là không.

Những hình ảnh anh ta đưa lên chỉ nói được một điều PLC là một môn khí công ,mà bản chất ông LÝ xuất thân là một người dạy khí công và đặc biệt Ông ta là một người thân Mỹ và giờ cũng đang sống tại MỸ.Vậy tại sao các bạn lại phải theo PLC ,một thứ khí công mà chúng ta đi đâu cũng hoc được.Rồi bị đưa vào những mưu đồ chính trị của bọn họ,như những người TQ đáng thương.Chúng ta muốn bình an và bình an sẽ thật sự khi chúng ta quên PLC đi .Những người VN vốn có truyền thống phật giáo,những con người thích hòa bình chúng ta không cần đến thứ tà đạo này .Hãy đễ nó trở về nơi nó đã sinh ra ,trở về với lũ ác quỹ,(Vì chỉ có ác quỹ mới nghĩ ra đươc những thứ như vậy.).Hãy suy nghĩ ,hãy cẩn thận ,hãy thấy rõ bản chất của tà giáo PLC.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:) Hà, tôi không hề nóng , bạn đừng phán xét theo tâm trạng ghét PLC rồi xét luôn tâm trạng của tôi. Tôi nói rồi đây là quan điểm cá nhân. Bạn tin cái gì thì tùy bạn thôi. Dẫn chứng tôi đưa ra là để thuyết phục các bạn, thay đổi sự nhìn nhận của các bạn.

Bạn chửi những người tập PLC là ngu hết à? Có nhiều vị là giáo sư, tiến sĩ lắm đó. Bạn thử nghĩ xem trụ vững 10 năm trước sự đàn áp, vu khống từ ĐCSTQ và truyền thông giả dối của nó. Kiên định không lay chuyển trước sự tra tấn, bức hại dã man tàn độc chưa từng có trong lịch sử và cả các ý kiến phản bác như các bạn nữa. Vậy những người trong PLC chẳng phải đáng khâm phục lắm ư? Không những là trụ vững trong sự giả dối và đàn áp. PLC còn được bằng khen rất nhiều trên thế giới, sự ủng hộ của rất nhiều chính phủ. Học viên PLC còn rất tài giỏi lập ra đài truyền hình Tân Đường Nhân, triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn, đoàn nghệ thuật Thần Vận làm cảm động và thức tỉnh nhiều người dân trên thế giới. Và là đoàn nghệ thuật bậc nhất, giá theo Thầy đề nghị là 500 đô la Mỹ kim một vé đó.

:D Tôi không phải là "anh" lại nhầm nữa rồi, đùa chút thôi, tôi 17 tuổi là học sinh chuyên Lê Khiết, gọi là bạn là cảm ơn lắm rồi. :P

Bạn lập luận là thiếu kiến thức tâm linh. ừ, chấp nhận nếu đó là trường hợp của tôi. Tôi trước kia không tin có Thần Phật và làm việc tốt thì có kết quả tốt, làm việc xấu thì có quả báo. Nhưng giờ thì khác. Tôi không phải là một học viên tốt lắm, tôi hơi làm biếng, tu luyện cũng chưa tốt. Nhưng tấm lòng của tôi với Đại Pháp là chí thành , tôi thật lòng mong muốn tu luyện, thật lòng muốn thành người tốt hơn.

Ngoài phạm trù lý thuyết CS TQ là thuyết vô thần đó. Tự do tín ngưỡng, lương tâm là quyền cơ bản của con người các quốc gia đều nhìn nhận như vậy, chỉ có những kẻ muốn quản cả tư tưởng người khác , ngạo mạn là hiểu biết muốn đấu với trời đất mới ngăn cản tín ngưỡng mà thôi.

Bạn lập luận rằng tất cả là PLC ngụy tạo, nghĩ xem trang web của Tổ chức độc lập, Liên Hiệp Quốc, các báo cáo từ tổ chức trung lập thứ 3 PLC ngụy tạo được sao?

Còn phải chăng hàng ngàn hình ảnh, hàng trăm bức tranh vẽ, hàng vạn bài viết tâm đắc thể hội, hàng triệu chữ kí. Rồi đài truyền hình Tân Đường Nhân, trường Minh Huệ, tổ chức CIPFG ( liên hiệp điều tra đàn áp PLC tại Trung Quốc), các họa sĩ triển lãm tranh nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn, phải chăng giả hết à? Nếu tôi post hết ảnh, video , các bài hát, các bài ca ngợi PLC thì sợ không có chỗ chứa và đọc cả tuần cũng không hết :P :P :P :lol: :lol:

CHÀ, thật sự là thứ lỗi nếu xưng hô không đúng, có gì mong bỏ qua cho. Vì trên diễn đàn xưng tôi quen rồi

bạn chê người khác thiếu kiến thức tâm linh, vậy bạn đã khai công khai ngộ rồi à?

Thử giải thích tại sao các võ sư bên khí công võ thuật có thể đẩy xe bằng thương. Các thiền sư có thể chôn xuống đất mấy ngày liền mà không chết, tại sao người ta có thể bay?

Đừng cái mà lấy lí luận của PLC xào nấu trả lời nghen

Thử bay lên tồi xem thử? (đùa chút thôi)

Dù sao tôi vẫn mong các bạn hiểu PLC là tốt. Tại sao cứ đi chống đối chúng tôi những con người một lòng mong muốn mình có đạo đức tốt hơn, nhận thức về tâm linh tốt hơn.

Tại sao cuộc đàn áp khốc liệt vô nhân đạo như thế, biết bao người đã ngã xuống, biết bao gia đình tan nát, biết bao đứa trẻ mất cha mẹ của chúng. Chỉ vì cha mẹ chúng quá kiên định nơi niềm tin Chân Thiện Nhẫn. Các bằng chứng thuyết phục nhất được đưa ra, các bằng chứng làm cảm động lòng người nhất được đưa ra.

Tại sao tôi không cảm hóa được trái tim các bạn tin rằng PLC là tốt , hãy giúp chúng tôi lên tiếng nói lương tâm để chấm dứt đàn áp.

Tôi thật sự là mong muốn hòa ái, tôi nói không hề khôn khéo. Là lời nói Chân Thật. Tôi viết hoàn toàn chân thật và vì danh dự Đại Pháp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi nếu tôi có hơi bất đông và cười cợt. Bài trên tôi viết hôm qua sửa không được. Tôi lập topic này ra là để giải thích cho các bạn theo quan điểm của riêng tôi. Và mong muốn các bạn hiểu Pháp Luân Công là tốt, ủng hộ chúng tôi trong việc chống đàn áp.

Các học viên Pháp Luân Công chỉ một lòng mong muốn tu luyện . Việc giảng rõ sự thật chỉ nhằm mục đích chấm dứt bức hại, cứu người. Mong các bạn không nêu những quan điểm chính trị về Mỹ quốc hoặc Trung Quốc, sự đối lập của hai hệ thống rồi kéo cả PLC vào.

PLC thuần túy là Pháp môn tu luyện, là điều tuyệt vời.

Còn các bạn cũng không nên công kích PLC như thế. Tôi đùa bay lên thử tôi xem là vì bạn chê chúng tôi là BỆNH VÔ HỌC, thế thì bạn đã khai ngộ và cao siêu chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Download :

http://guangming.dyndns.org/tongsong...rTiananmen.mp3

Background :

A young woman in China explains to her beloved mother why she must risk her life to appeal for Falun Dafa. With no other channels to seek justice, thousands of practicioners have traveld to Tiananmen Square just to say "Falun Dafa is good. Please stop persecuting it !". Whether calling out these words, holding a banner, or silently practicing the exercises on Tiananmen Square, what follow is usually imprisonment, beatings, tortures, and sometimes death, simply for upholding one's belief in Falun Dafa.

Lyrics :

Mama tomorrow i'm leaving home. For Dafa's name, i feel i must go. It pains my heart to see your black hair turn gray. I know you worry that they'll take me away.

Sung in Chinese [bạn nào nghe được tiếng Hoa xin hãy post lên đoạn lyrics này]

[Mama, please don't you worry for me. Truth has been safeguarded since antiquity. Dafa has taught me to seek Zhen-Shan-Ren. Now i'm prepared to face the storms ahead.]

Mama, please listen to these words of mine. Fame, wealth and gain i have left behind. And i desire is the heart pure and bright. Why fear the cold winds on a stormy night ? Mama, you raised me to speek the truth and think of others in all that i do. When you see the plum blossoms announcing spring. Mama, i hope you will proud of me. Mama, i hope you will be proud of me.

Bối cảnh :

Một cô gái trẻ ở Trung Hoa đang giải thích cho người mẹ thân yêu của cô vì sao cô phải mạo hiểm cả cuộc sống để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Không còn con đường nào khác để tìm đến công lý, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã đi đến quảng trường Thiên An Môn chỉ để nói lên "Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Hãy chấm dứt việc bức hại!". Bất kể là kêu lớn lên bằng lời nói, cầm những biểu ngữ hay tập công yên lặng trên quảng trường, và dù cho điều xảy đến là giam giữ, là đánh đập, là tra tấn, thậm chí còn là cái chết, các học viên vẫn đơn giản chỉ một nguyện giương cao niềm tin vào Đại Pháp.

Lời bài hát :

Mẹ yêu, sáng mai con phải đi rồi. Vì danh tiếng Đại Pháp, con cảm thấy con phải đi. Nhìn mái tóc đen của mẹ yêu chuyển sang bạc, lòng con đau nhói. Con biết mẹ lo lắng vì họ có thể bắt mang con đi.

Mẹ ơi xin đừng lo lắng cho con. Sự thật từ ngàn xưa đã luôn được bảo vệ. Đại Pháp đã giúp con tìm về Chân Thiện Nhẫn. Nay con đã sẵn sàng để đương đầu với bão tố cuồng phong. Mẹ ơi, xin hãy lắng nghe những lời này của con. Của cải và danh vọng con đã bỏ lại sau lưng. Điều con khao khát là một trái tim trong sạch và tươi sáng. Sợ chi nữa những con gió lạnh khi đang trong một đêm đầy giông bão ? Mẹ đã ủng hộ con nói lên sự thật và luôn nghĩ đến những người khác khi làm mọi việc. Khi đó rồi hoa sẽ nở rộ báo hiệu mùa xuân đã về. Mẹ yêu ơi, con muốn mẹ sẽ tự hào về con. Mẹ yêu ơi, con muốn mẹ sẽ tự hào về con.

( Do thành viên theosophy ở diễn đàn Chính Pháp dịch)

Share this post


Link to post
Share on other sites

XIN BAN QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN XÓA ĐI HAI BÀI KINH VĂN CỦA SƯ PHỤ TÔI Ở TRÊN TÔI POST:

Lời nhắn đến BatBoThienLong:

Tôi thật khó hiểu tại sao bạn lại công kích PLC đến độ như thế. Tôi thấy rằng quả thật chưa ai tử tế và đứng đắn từ bi như Đệ Tử Đại Pháp. Tôi thấy mình chỉ là người tu trung bình và cần cố gắng nhiều:

Một câu chuyện hay và cảm động:

Chuyện thần thoại hiện đại trong cõi người: Câu chuyện về Ah-yi (A-Di)

Bản in

[Minh Huệ] Ah-yi (biệt hiệu) là một người phụ nữ nội trợ thất học. Bà tin Phật từ thủa bé, đồng thời bà cũng là một Phật tử tục gia không lập gia đình mãi đến khi bà quá 40 tuổi. Thiên Nhãn của bà đã khai mở, tuy thế bà không mấy chú ý đến nó. Qua thiên nhãn, bà thấy bên trong bụng dưới của mình một em bé màu vàng kim sáng chói cỡ 30 đến 40 cm; bà không để ý đến nó. (chú thích của biên tập viên: đó là “thánh thai/nguyên anh” Xin tham khảo bài bốn sách chuyển Pháp Luân.). Sau khi lấy chồng, bà thường cãi nhau với chồng. Cứ mỗi lần cãi nhau, đứa bé màu vàng kim nhỏ đi. Sau sáu lần cãi vã, đứa né biến mất, và bà cũng không để ý đến chuyện đó.

Vào năm 1995, một người nào đó giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho bà. Khi bà dở quyển sách Chuyển Pháp Luân lên, không có chữ nào trong đó. Thay vào đó, tất cả những chữ này đều là hình Phật đang nháy mắt và nói chuyện với bà. Bà đã rất sợ hãi và không muốn đọc. Tuy thế bà giữ lại các hình minh họa các Pháp Công để bà có thể học ở nhà. Đêm đó bà mơ thấy ai đó đã đưa cho bà xem Chuyển Pháp Luân và bảo bà rằng nó là một cuốn sách rất quí. Sang ngày hôm sau, bà vội vã đến nhà bạn bà và lấy một bản.

Ah-yi thường tham gia các nhóm luyện công ngoài trời cùng các học viên cũng như quãng bá Đại Pháp. Một ngày kia trên đường về nhà sau khi luyện công, bổng nhiên tất cả mọi thứ trong không gian này bao gồm nhà cửa, xe cộ, người ta vân..vân đều biến mất. Một lúc, sau khi bà lại có thể trông thấy mọi thứ trong không gian này, bà đã ở bên ngoài nhà của mình. Các học viên khác thường thấy bà cười khi đứng luyện công. Bà nói rằng, “Mỗi người đều có một Pháp thân của Sư Phụ ở ngay phía sau, trông chừng. Đôi khi nếu các vị ngủ gục trong khi luyện công, Sư Phụ nhẹ nhàng lấy ngón tay huých vào khớp chân, và quí vị tỉnh dậy.” Đôi khi, Pháp thân của Sư Phụ che mồm bà lại để tiếng cười của bà không làm phiền người khác. Một ngày, bà đang tập Pháp Luân Trang Pháp (Bài số 2) trong nhà, khi đó bà bay bổng lên trên trần. Bà nói với Thầy, “Con có thể ngưng bay lên không? Thầy thấy đó, đầu con đã đụng trần mất rồi và không có đủ chỗ co con bay lên nữa?” Thế là bà từ từ hạ xuống.

Khi bà ngồi tĩnh công, Chủ ý thức của bà thường bay lên trên thiên đàng và chơi trên đấy. Sau đó, Thầy bảo với bà rằng làm như thế là sai, và thế là cô không làm như vậy nữa. Ngoài ra, trong khi ngồi thiền, bà thường trông thấy các vị thần từ không gian khác đến kéo bà đi vì họ muốn nhận bà làm đệ tử. Vì thế bà nói với thầy, “Thầy ơi, họ lại đến phá rối học viên tụi con. Xin hãy bảo họ đi đi.” Thế nhưng, Thầy không làm gì cả. Bà không thể đợi thêm nữa. Thế là bà bắt đầu đánh nhau với họ và yêu cầu họ rời đi. Sau đó, Thầy đến và giải quyết sự việc. Sau đó, bà nhận ra rằng Thầy đang thử xem các học viên chúng ta có kiên định với Đại Pháp. Bà nói với một số học viên lâu năm, “Căn cơ của học viên Đại Pháp chúng ta rất tốt đến mức các thần trong các không gian khác rất muốn nhận chúng ta làm đệ tử. Tuy thế, họ thật ra đang gây cản trở với Pháp công Đại Pháp của chúng ta. Chúng ta phải cảnh giác, và kiên định trong Đại Pháp. Còn không, rất dễ bị họ lừa.” Khi bà đến nhà các học viên lâu năm để học nhóm, bà bảo với họ rằng, “Bên trong nhà quí vị có màu vàng kim và sáng lấp lánh. Do ở đây có năng lượng cao, các chữ trên lịch treo tường bao gồm người ta và thú vật thường xuống đây từ cái lịch đó.” Sau một năm, Ah-yi không còn mù chữa nữa và có thể đọc tất cả các sách Đại Pháp. Phần lớn thời gian là bà ở nhà đọc Pháp. Không lâu sau, bà bắt đầu một nhóm tập tại nhà bà, và xung phong làm phụ đạo viên. Ngày càng nhiều người đến nhà bà cùng học Đại Pháp. Bà nói với một vài học viên lâu năm, “Nhiều người trong số học viên đến đây thì được coi là không chuyên cần trong các nhóm khác. Tuy thế, sau khi họ đến đây, tôi giúp họ đọc Đại Pháp mỗi ngày. Sau mỗi lần chúng tôi đọc xong, tôi có thể thấy sự thay đổi trên người họ. Tôi thật sự vui mừng cho ho.”

Ah-yi có nhiều công năng đặc dị, và bà cũng nhận ra rằng thầy của chúng ta sắp đặt việc tu luyện của mọi người theo hoàn cảnh của từng người. Có một ngày bà đã lãng phí rất nhiều nước, và thầy đã dẫn bà qua một không gian khác nơi không hề có nước và mọi người ở đó phải gánh chịu cảnh khát. Một hôm khác, bà đã lãng phí rất nhiều thức ăn, và thầy đã mang bà sang một không gian không hề có đồ ăn và mọi người sống rất cực khổ. Lúc đó bà hiểu ra rằng trong “Vấn đề sát sanh” (Chương Bảy Sách Chuyển Pháp Luân), thầy có nói, “Nếu không có những buổi cầu siêu như thế, các linh hồn này sẽ bị đói khát và sẽ sống rất khốn khổ”; tất cả điều như vậy đều thật sự tồn tại. Bà cũng nhận thấy rằng tất cả những gì thầy đã nói đều là biến hiện của “Chân” tại các cấp khác nhau. Có một giai đoạn, bà ăn rất nhiều ớt đỏ. Những ngày ấy, bà luôn thấy thứ gì đó dẹp dẹp và dài dài (chính là một quả ớt đỏ) treo trước mặt bà khi bà ngồi thiền. Sau 5-6 ngày, bà nhận ra rằng thầy chỉ ra điều đó cho bà để bảo bà phải xã bỏ chấp trước mê ăn ớt. Có nhiều việc tương tự như thế xãy đến với bà mà hết thảy đều được dùng để để nâng cao Tâm Tính và trau dồi hiểu biết về Đại Pháp của bà.

Ah-yi chỉ ngủ ba hay bốn tiếng một ngày. Bà nói rằng thầy rất nghiêm khắc với các học viên chân chính, và không muốn bà lười biếng và ngủ quá nhiều. Bà bảo rằng, “Nếu tôi muốn ngủ thêm một tí nữa, tôi thấy trong người tôi và trên giường rất nóng. Thế là tôi phải thức dậy. Thầy biết rằng tôi không biết chữ, nên người không muốn tôi lười biếng.” Một đêm, trong một giấc mơ, bà gặp thầy. Bà nói với người, “Thầy ơi, thầy biết đó, con lớn tuổi rồi và không được học hành bao nhiêu. Do ngộ tánh yếu kém của con, xin hãy nghiêm khắc với con, và chỉ dạy con nếu con có hiểu sai.” Thầy bảo, “Được thôi” và bước đi mất. Tuy nhiên bà không rõ rằng thầy có nghe thấy bà nói hay không, thế nên cố đuổi theo và nói, “Thưa Thầy, con đúng thật là một học viên thực thụ. Xin đừng bao giờ quên và bỏ con ở lại phía sau.” Thầy mỉm cười: “Được rồi, không có vấn đề gì đâu.”

Kể từ ngày 22 tháng Bảy năm 1999, trên truyền hình rao truyền trên qui mô lớn những điều phỉ báng Đại Pháp. Ah-yi rất khó chịu về việc này. và bà tiếp tục tổ chức nhóm học Pháp tại nhà của bà. Sau đó, bà đã đi kháng cáo, nhưng đã bị bắt trước khi bà đến được trung tâm kháng cáo. Tuy thế, không kể bất cứ nơi nào bà đi đến, cô thường quảng bá Đại Pháp tại đó. Bà kể các kinh nghiệm của bản thân bao gồm cả việc cô đã từng mù chữ. Cảnh sát đều rất cảm động và nói, “ Bà cụ ơi, Bà thật là từ bi.” Sau khi bà được gởi về nhà, người ta gởi đến một cảnh sát để trông chừng bà hàng ngày. Qua Thiên Mục, bà thấy rằng anh ta đã từng là con của bà trong một kiếp trước. Sau đó, bà nói cho anh ta Đại Pháp có thể độ nhân ra sao. Mỗi mỗi lần, người cảnh sát đều cảm động chảy nước mắt khi bà rời đi.

Ah-yi lên Bắc Kinh vài lần và bà không hề sợ hãi chút nào. Vì bà không thể tìm được khách sạn để nghỉ đêm, bà ngủ ngay trong một đường hầm gần quảng trường Thiên An Môn. Cho dù bà có dương biểu ngữ hay nói ra sự thật cách nào, cảnh sát đơn thuần không thể thấy được bà, hoặc thả bà ra ngay sau khi bắt giữ. Ah-yi phân phát vô số các tài liệu để minh tỏ sự thật. Sau khi về nhà, bà thường bắt đầu học Pháp chuyên cần ngay.

* * * * *

Bản tiếng Trung Quốc: http://minghui.cc/mh/articles/2001/4/4/9616.html.

Dịch từ tiếng Anh tháng Năm 2001; có thể sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

XIN BAN QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN XÓA ĐI HAI BÀI KINH VĂN CỦA SƯ PHỤ TÔI Ở TRÊN TÔI POST:

Lời nhắn đến BatBoThienLong:

Tôi thật khó hiểu tại sao bạn lại công kích PLC đến độ như thế. Tôi thấy rằng quả thật chưa ai tử tế và đứng đắn từ bi như Đệ Tử Đại Pháp. Tôi thấy mình chỉ là người tu trung bình và cần cố gắng nhiều:

Đại Pháp Hảo.

Người cầu Pháp, thường hạ tâm, không tiếc thân mạng còn chưa được đạo. Đâu lẽ nào, cái Đại Pháp Hảo từ trên trời rơi xuống như trái xung, thế mà nó lại là chánh pháp giải thoát thì thật là...

Có những pháp thì đàn bà dễ bị mê tín, có những pháp mà đàn ông thì dễ bị tà kiến. Hai hạng này, nếu bỏ nhà bỏ cửa tầm sự học đạo, hạ tâm cầu được đạo giải thoát thì may ra dẹp được các tà kiến và mê tín, trở nên làm thầy của mình và người. Còn nếu không tìm được chân sư xuất gia tu hành thanh tịnh chỉ dạy thì không nên học và tuyên truyền PLC nữa, và nếu cố tình lấy kiến thức Phật Giáo để sống thì đó là trộm pháp lại cũng là tự lừa mình và lừa người.

Lương thiện, tốt bụng, học thức, an bần..vv..nếu thiếu con mắt huệ của Thiền Tông thì cũng chỉ là những kẻ nói quàng nói xiên mà thôi, cứ ngay bản thân các vị học viên PLC đó, toàn là hạng tốt các kiểu, nhưng chẳng có kiểu nào chánh kiến một chút khi đọc cuốn sách đó của Lý Hồng Chí. Hãy tìm hiều và so sánh Ý, Khí và Phật Tánh đi nhá.

Phật Tánh là Vua

Ý là Tướng

Khí là Dân.

Dân loạn thì có kiến giải Khí là Phật Tánh.

Tướng loạn thì có kiến giải Ý là Bản thể, lại loạn sang Bản thể là Bản Tâm.

Bao giờ Tướng và Dân còn chưa tìm được Chúa thì còn lắm thứ mê tín và tà kiến, bất kể là con người thiện lành đạo đức thế nào, đều là đồ giả mà không tự biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước tiên xin diễn đàn xóa đi 2 bài kinh văn của Sư phụ do tôi post lên, điều này có thể được. Vì Đại Pháp có tính uy nghiêm tôi không nên tùy tiện post kinh văn ở diễn đàn khác để BBTl đoạn chương thủ nghĩa diễn giải theo ý mình

GỬI BÁT BỘ THIÊN LONG:

Tôi không muốn nhảy vào cái topic vu khống Pháp Luân Công mà trả lời bạn , tôi cũng không muốn đọc những lời vu khống mà tìm ra chỗ thắc mắc của bạn mà giải quyết . Tôi chỉ trả lời bạn vài lời;

Xưa nay là người tốt thì những nguyên tắc đạo lý truyền thống, các quy tắc đạo đức cơ bản luôn được họ chấp nhận trong tâm. Vậy bạn có thật sự làm một người cao thượng chân thật, thiện lành, nhẫn nại theo ý nghĩa thông thường nhất mà vào đây nói những lời hoa mỹ vu khống chúng tôi tin theo Chân Thiện Nhẫn.

Bạn có là người tu luyện hay không? sao bạn lần lượt mãi không trả lời tôi? bạn là người tu Phật giáo , bạn có xuất gia theo yêu cầu của phương pháp tu luyện của Phật giáo không, bạn có tuân theo những giới luật ấy không, có tu tâm tính không. Bạn không hiểu rằng Phật gia không chỉ có Phật giáo, Phật gia là rộng lớn hơn bào gồm nhiều pháp môn. Nhiều người tu luyện trong núi sâu , hang động nhưng không phải tôn giáo .

Khái niệm cơ bản thế bạn có hiểu không? Cớ chi vu khống Pháp Luân Công là tôn giáo, gọi Sư phụ của chúng tôi là giáo chủ. Bản thân chúng tôi chưa hề có ai gọi như thế , bạn không thấy là bạn bịa đặt sao?

Khái niệm cơ bản về Phật gia và Phật giáo, về tôn giáo là có hình thức tôn giáo, có tín ngưỡng ,có tổ chức, có nơi thờ tự ,có nghi lễ có giới luật. Khái niệm cơ bản như vậy bạn cũng không hiểu? Lấy cớ gì mà bàn luận về chúng tôi.

Bạn có thấy là bạn hành động vì tốt đẹp cho mọi người ở đây chăng? bạn nhẫn cũng không nhẫn .lời nói toàn là có ý bài xích vu khống. Bạn không hiểu rằng cần tu luyện tâm tính , tu tâm tính cải biến mình chứ không phải chia rẽ các pháp môn , vu khống là được thành quả.

Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp là một pháp môn tu luyện tốt nhất từ lích sử xưa nay.

Đại Pháp có tính uy nghiêm, không phải là bạn thích nói gì thì nói.

Nơi pháp luật cũng có tội cho việc xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, bịa đặt vu khống.

Nơi văn hóa truyền thống có Thiện có thiện báo ác có ác báo, những việc bạn làm và suy nghĩ của bạn tự thâm tâm bạn hiểu rõ.

Các Đệ tử Đại Pháp rất xuất sắc , các bạn có thể đọc về tâm đắc thể hội tu luyện của các học viên Pháp Luân Công tại Minh Huệ Net.

Một bài viết rất hay và cảm động: Đại Pháp uy nghiêm

http://phapluan.org/jw/binh_chu_20010717.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

GỬI BÁT BỘ THIÊN LONG:

Tôi không muốn nhảy vào cái topic vu khống Pháp Luân Công mà trả lời bạn , tôi cũng không muốn đọc những lời vu khống mà tìm ra chỗ thắc mắc của bạn mà giải quyết . Tôi chỉ trả lời bạn vài lời;

Vu khống hay là Vu cáo thì nó chỉ là từ ngữ. Không thể dùng từ ngữ để kết luận mà không có trích dẫn.

Xưa nay là người tốt thì những nguyên tắc đạo lý truyền thống, các quy tắc đạo đức cơ bản luôn được họ chấp nhận trong tâm. Vậy bạn có thật sự làm một người cao thượng chân thật, thiện lành, nhẫn nại theo ý nghĩa thông thường nhất mà vào đây nói những lời hoa mỹ vu khống chúng tôi tin theo Chân Thiện Nhẫn.

Tốt đối với Xấu.

Chân đối với cái gì?

Thiện đối với cái gì?

Nhẫn đối với cái gì?

Sau đó mới nên bàn đến vấn đề người khác nói PLC ra sao.

Bạn có là người tu luyện hay không? sao bạn lần lượt mãi không trả lời tôi? bạn là người tu Phật giáo , bạn có xuất gia theo yêu cầu của phương pháp tu luyện của Phật giáo không, bạn có tuân theo những giới luật ấy không, có tu tâm tính không.

Luyện là có được, có được thì có mất. Tu cái sẽ mất thì lạc vào đường tà. Không kể xuất gia hay là tại gia mà vấn đề bàn đến là cảnh giới nào. Ở thế gian mà bàn đến cảnh giới Thánh thì phải theo Thánh lý, bàn đền cảnh giới Phật thì phải theo Phật lý. Chứ đừng bàn đến cảnh giới Phật mà lại bảo là cốt tủy của Đạo Phật không còn tu được nữa như Lý Hồng Chí đã tuyên bố.

Bạn không hiểu rằng Phật gia không chỉ có Phật giáo, Phật gia là rộng lớn hơn bào gồm nhiều pháp môn. Nhiều người tu luyện trong núi sâu , hang động nhưng không phải tôn giáo .

Khái niệm cơ bản thế bạn có hiểu không? Cớ chi vu khống Pháp Luân Công là tôn giáo, gọi Sư phụ của chúng tôi là giáo chủ. Bản thân chúng tôi chưa hề có ai gọi như thế , bạn không thấy là bạn bịa đặt sao?

Cứ thích cái lớn hơn thì còn có tướng, có tướng thì có giới hạn, có giới hạn thì có đối đãi, có đối đãi thì luôn hồi. Trong luân hồi cho rằng có cái lớn hơn Phật giáo thì ấy là tà kiến.

Khái niệm cơ bản về Phật gia và Phật giáo, về tôn giáo là có hình thức tôn giáo, có tín ngưỡng ,có tổ chức, có nơi thờ tự ,có nghi lễ có giới luật. Khái niệm cơ bản như vậy bạn cũng không hiểu? Lấy cớ gì mà bàn luận về chúng tôi.

Có đối với Không. Chẳng có chẳng không mới là cơ bản.

Bạn có thấy là bạn hành động vì tốt đẹp cho mọi người ở đây chăng? bạn nhẫn cũng không nhẫn .lời nói toàn là có ý bài xích vu khống. Bạn không hiểu rằng cần tu luyện tâm tính , tu tâm tính cải biến mình chứ không phải chia rẽ các pháp môn , vu khống là được thành quả.

Nhân không, Pháp không thì sao lại vì ai hay không vì ai.

Tu tu luyện luyện nói dữ quá mà lại xoay lưng với "Hào quang tiếp vật thinh thinh pháp thiền".

Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp là một pháp môn tu luyện tốt nhất từ lích sử xưa nay.

Đại Pháp có tính uy nghiêm, không phải là bạn thích nói gì thì nói.

Nơi pháp luật cũng có tội cho việc xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, bịa đặt vu khống.

Nơi văn hóa truyền thống có Thiện có thiện báo ác có ác báo, những việc bạn làm và suy nghĩ của bạn tự thâm tâm bạn hiểu rõ.

Chính pháp và Tốt nhất chỉ là từ ngữ chết.

Các Đệ tử Đại Pháp rất xuất sắc , các bạn có thể đọc về tâm đắc thể hội tu luyện của các học viên Pháp Luân Công tại Minh Huệ Net.

Một bài viết rất hay và cảm động: Đại Pháp uy nghiêm

http://phapluan.org/jw/binh_chu_20010717.html

ĐÂY NÈ

Thôi chớ chạy tìm kiếm quẩn quanh,

Ngại gì muôn kiếp tử cùng sanh,

Buông tay thẳng đấy nhà liền đến

Chậm bước suy tư mất bảo thành.

Thiền tăng Thiền Phái Trúc Lâm-Hoa Kỳ

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỀ NGHỊ BAN ĐIỀU HÀNH DIỄN ĐÀN XÓA BÀI "PLC CÓ PHẢI LÀ TÀ ĐẠO?"

TOPIC NÀY GÂY NÊN NHỮNG TRANH CÃI KHÔNG ĐÁNG CÓ, ẢNH HƯỞNG ĐẾN DANH DỰ CỦA PHÁP LUÂN CÔNG, LÀ MÔI TRƯỜNG ĐỂ CÔNG KÍCH PHẢN BÁC PLC

VÌ VẬY TÔI ĐỀ NGHỊ XÓA CẢ TOPIC TRÊN

Lưu ý bạn! Chúng tôi không chấp nhận lời đề nghi cũng như cách dẫn Link của bạn đưa đến những nội dung đi quá xa tiêu chí học thuật của diễn đàn.

Chúng tôi có thể căn cứ vào nội quy cho phép để xóa bỏ toàn bộ bài viết của bạn nhưng vì lý do tôn trọng những kiến thức tổng hợp đựoc đóng góp của tất cả thành viên.

Việc xóa hay phát triển bài viết, chúng tôi thừa sức thẩm định để giữ hay lưu lại vì thế bạn có thể đưa chủ đề này đến nơi chuyên trách cho phù hợp.

Sự cảnh báo này của chúng tôi đồng nghĩa là bạn đã có dấu hiệu vi phạm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn dafaha.

Mong bạn lưu ý đây là một diễn đàn học thuật và phi chính tri. Nội quy của diễn đàn là tranh luận trong sự hòa ái. Bởi vậy tôi đã tự tay sửa lại chủ đề "Pháp Luân Công là tà đạo" thành "Bản chất của Pháp Luân công". Điều này chứng tỏ chúng tôi rất khách quan trong việc trao đổi học thuật.

Nhưng tôi cũng mong bạn nên lưu ý khi đưa các đường link đến các trang web khác có thể dẫn tới sự cảm nhận không chính xác về diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra thì Sư phụ chúng tôi không hề nói mình là gì cả. Sư phụ là Sư phụ, là người dạy dỗ , chăm lo cho các học viên, ngài không đòi hỏi bất kỳ cái gì nơi chúng tôi , ngài chỉ mong muốn chúng tôi thật tâm tu luyện , thay đổi bản tính thành tốt hơn theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

Sư phụ của chúng tôi tại Giảng Pháp

Trong Ngày Lễ Thành Lập

Hội Pháp Luân Đại Pháp Tân Gia Ba đã nói:

"..Mới đây tôi có nhắc đến vài hiện tượng trong xă hội. Hiện tại, không phải là tôi muốn làm gì cho xă hội; tôi không có ý đó. Tuy nhiên, Pháp này cứu độ con người, nó dạy con người trở thành tốt, và nó có thể thực sự cải biến tâm tính và bản chất căn bản của chư vị. Vì v́ậy, mặc dù có nhiều người không thực hành việc tu luyện, nhưng khi họ biết về các nguyên lý của Pháp này họ sẽ cố gắng trở thành người tốt. Khi con người nhận thức được điều gì độc hại họ sẽ chế ngự nếu họ trở thành xấu ác (vỗ tay), họ sẽ cố gắng trở thành người tốt. Đây có nghĩa là khi Chánh Pháp được truyền ra công chúng, nó chắc chắn sẽ mang lợi ích cho xă hội.

Qua bao nhiêu năm truyền Pháp, tôi đă giữ chắc một nguyên tắc sau: Tôi làm điều này vì vốn có trách nhiệm với con người và xă hội. Tôi chưa từng làm việc gì một cách liều lĩnh cả. Như chư vị biết, tôi phải đi xa đến tận Singapore để truyền Pháp, nhưng tôi không muốn lấy một xu nào của chư vị cả. Không lâu tôi sẽ ra đi và tôi chỉ để lại Pháp này cho chư vị. Có nhiều học viên hỏi tôi “Thưa Thầy, trong vũ trụ này có một cái lý gọi là: không mất, không được; để được ta phải mất; và trong khi mất, ta sẽ được”. Nhưng khi Thầy cứu độ chúng tôi mà không đ̣i hỏi chúng tôi chi cả, ban cho chúng tôi rất nhiều thứ tốt; truyền Pháp cho chúng tôi, bảo hộ chúng tôi khi chúng tôi tu luyện, giúp chúng tôi tiêu trừ nghiệp, hạ nhập nhiều nhiều thứ trong thân thể của chúng tôi, và c̣òn giải quyết vô số rắc rối cho chúng tôi tại các tầng thứ khác nhau bởi vì́ “tu là tùy vào chính ḿnh, Công là tùy vào Sư Phụ” - thế thì Thầy muốn gì? Tôi nói rằng tôi không muốn cái gì cả. Tôi khác với chư vị, vì tôi đến đây đặc biệt để làm việc này. Nếu chư vị hỏi tôi muốn gì, tôi chỉ muốn nhìn thấy trái tim của chư vị, trái tim cho tu luyện và trái tim ước ao cầu thiện. (Vỗ tay)..."

Tôi mạn phép trích một đoạn giảng Pháp. Pháp Luân Công truyền bá dưới xã hội với hình thức rất giản dị, tất cả mọi hoạt động điều do học viên tình nguyện thực hiện, không có tổ chức thu giữ tài vật,không ghi danh, không thu phí.

Mỗi người điều có công tác ngoài xã hội, có vợ con gia đình. Mỗi người trong bất kì hoàn cảnh xã hội nào điều có thể tự mình yêu cầu làm người tốt, hoàn thành công việc tốt, nhẫn nhịn, cao thượng, chân thật.

Kỳ thật , giản dị nhưng các học viên Pháp Luân Công số đông điều tu tâm dưỡng tính rất tốt. Đã làm cho Pháp Luân Công phổ biến trên khắp thế giới, vạch trần những điều giả dối do Trung Cộng tuyên truyền.

Đã làm cho người dân thế giới cảm động. Học viên Pháp Luân Công làm tất cả mọi việc điều bằng một tấm lòng thành, cùng một mục tiêu đưa Đại Pháp hồng truyền trên thế giới.

Tôi nghĩ nếu học viên có một tấm lòng chân thành khi đễn học Pháp học Công, thông qua tu luyện họ cải biến bản thể và tinh thần của mình tốt hơn. Họ trân quý Đại Pháp , trân quý bản thân họ , họ cũng mong muốn người khác đạt được lợi ích như họ. Vì vậy họ làm ngày làm đêm chỉ vì chứng thực Pháp, vì đạo đức và khôi phục văn hoátruyền thống, văn hoá truyền thống Trung Hoa bị hủy diệt trong thời Đại cách mạng văn hóa nay đã được tái sinh bởi nghệ thuật Thần Vận

Kỳ thật chính là họ làm không vì tư lợi mà là vì chứng thực Pháp vì mọi người, Cái tâm mong muốn đem điều tốt đẹp cho người khác. Tôi muốn các bạn hiểu rõ điều này.

Cho dù là biểu diễn nghệ thuật, làm công việc, có cuộc sống gia đình, công việc xã hội, làm công việc Đại Pháp, phát tờ rơi. Tất cả điều có thể tu luyện được bởi vì tu là tu tâm tính, cải biến về tâm tính chứ không chú trọng hình thức.

Vậy nên Pháp Luân Công không được truyền bá dưới hình thức tôn giáo

Mỗi học viên điều có trách nhiệm đôi với tu luyện bản thân, tự yêu cầu mình.

Kỳ thật mỗi học viên Pháp Luân Công như một phân tử nước tinh khiết và trong sạch, cùng hòa mình vào dòng chảy của Đại Pháp, đem phúc lành đến mọi nơi, thấm nhuần và tịnh hóa mọi vật, tĩnh nhưng mạnh mẽ, từ bi nhưng uy nghiêm, cho đi cả mà không màng nhận lại, chỉ mong muốn sự tốt đẹp và viên dung cho vạn vật. Mỗi người điều có khả năng độc lập, sự hợp tác với nhau để cùng vì một mục đích chung Hồng truyền Đại Pháp, chứng thực Pháp. Đây chính là hình thức Đại Đạo Vô Hình

Tôi nghĩ Pháp Luân Công không bị gì hết tại Việt Nam, học viên Pháp Luân Công thông qua tu luyện tâm tính tốt hơn sẽ có lợi ích cho xã hội.

Thử nghĩ nếu một người có thể làm việc hết mình, nghĩ đến người khác trước. Công việc tận tuy thực hẹnn, không phàn nàn mà chỉ giải thích hòa ái bằng lòng thành thì rât lợi cho xã hội phải không?

Học viên PLC cũng không phản đối chế độ gì cả. Mọi việc làm là để giảng rõ sự thật từ đó có thể chấm dứt bức hại tại Trung Quốc.

Thử nghĩ xem, học viên Pháp Luân Công có ước nguyện tốt đẹp thế.

Thế thì tại sao Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công.

Một Đảng có quân đội, có tên lửa, có súng ống, có lực lượng hùng mạnh thế lại đi đàn áp những con người tốt không có một vũ khí tự vệ là sao?

Đúng là một trò hề lịch sử phải không? Trò hề này diễn ra 10 năm mà chưa hạ màn? có đáng cười không?

Những người đàn áp ấy là những con người nào vậy, còn có lương tâm cơ bản của một con người không?

Thử hỏi 10 năm mà nhóm người ( đã từng là 100 triệu người ) ấy đã không mất niềm tin phải không?

Họ đã kiên định vạch trần sự thật , đã làm Pháp môn phổ biến trên toàn thế giới .

Họ đi đến đâu đem đến sự cao thượng và chân chính đến nơi đó, làm cho nhân dân cảm phục, có cai tù phải nhỏ lệ, phạm nhân khâm phục mà học công pháp, các cấp chính quyền thức tỉnh. Quả là đáng khâm phục.

Lật ngược ván cờ. Vừa qua 5 quan chức câp cao ĐCSTQ tham gia đàn áp PLC đã bị tòa án Tây Ban Nha và Argentina triệu tập vì tội ác chống lại nhân loại mà họ gây ra khi diệt chủng Pháp Luân Công.

Vậy vì sao học viên Pháp Luân Công lại vững như bàn thạch như vậy.

Bởi vì Trung Cộng từ trước đến này xem bạo lực và lừa dối là cách thức để tồn tại. Chúng xem vật chất quyết định tinh thần, xem người ta như khỉ, lúc khốn cùng vì sống mà sẽ từ bỏ lương tâm của mình.

Chúng nghĩ rằng cường quyền có thể thay đổi lương tâm của người ta.

Không, sai rồi. Lương tâm là cái căn bản nhất, là thứ mà người ta cần trân quý và gìn giữ nhất.

Thử hỏi một xã hội sẽ ra sao nếu như ai ai cũng nghi ngờ lẫn nhau, coi như thù địch, vì sống mà không việc gì mà không làm.

Không ăn thì không thể sống được nhưng chẳng lẽ vứt bỏ lương tâm của mình chỉ vì miếng cơm,

kỳ thật niềm tin bất diệt vào Chân lý vũ trụ, niềm tin bất diệt vào Chân Thiện Nhẫn, vào chân lý "thiện có thiện báo, ác có ác báo" là điều Trung Cộng không ngờ tới.

Chúng đã quên đi ông cha của chúng đã từng nói rằng "trên đầu ba thước có thần linh"

Trời đất điều thấu tỏ , điều không tha thứ cho những tội ác chúng làm ra.

Cả con người tỉnh ngộ cũng phẫn nội.

Thiên , Địa , Nhân điều phẫn nộ chúng cũng chưa tỉnh ngộ.

Vẫn chưa thấu tỏ Pháp Luân Công là gì .

Kỳ thực, Pháp Luân Công đem đến phúc lành cho nhân loại. Có thể cải biến một con người trở thành tốt hơn. Học viên Pháp Luân Công chỉ muốn làm người tốt, chân chính, rèn luyện bản thể và tinh thần tôi hi vọng các bạn hiểu rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay