Thiên Đồng

Họ Quên Hay Vùi Lấp Sự Thật?

4 bài viết trong chủ đề này

Cố Cung - Tử Cấm Thành Bắc Kinh

(Vietime) - Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và ho

Posted Image

Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh - Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm.

Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn.

Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.

Cửa Ngọ Môn Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm. Bên trên xây 1 toà điện lớn 9 gian ngay mặt chính, 4 góc hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm toà điện này đều 2 tầng, mái được nối với nhau bằng hành lang cửa sổ có mái che. Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. Các kiến trúc trong Cố Cung chiếu theo tính chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình.

Ngoại triều: là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà (gọi là Tiền Tam điện) trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau.

Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hoà Môn thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam điện. Quần thể này được xây dựng trên đài cao 6m, gần giống như hình chữ Thổ (TQ). Đài chia làm 3 tầng, mỗi tầng đều có lan can bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống, chính giữa mỗi bậc đều có 1 tảng đá lớn hình chữ nhật, bên trên khắc hình rồng mây rất tinh tế.

Cửa Thái Hoà Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Sư tử vốn ở Châu Phi, đến đời nhà Hán, quốc vương Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống Hoàng đế nhà Hán. Từ đó, sư tử du nhập vào Trung Quốc. Sư tử là loài vật có sức mạnh, lại rất hung dữ, khiến nhiều loài thú rừng khác phải khiếp sợ, vẫn được mệnh danh là Chúa Sơn lâm. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.

Trước Thiên An Môn và trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định. Tức là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà.

Điện Thái Hoà Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.

Các kiến trúc của Trung Quốc thời trước to hay nhỏ thường lấy số gian làm chuẩn mực. Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số 1 thời xưa còn giữ lại. Mái của các kiến trúc ngày xưa có nhiều loại và nhiều kiểu xây dựng khác nhau, 1 tầng hoặc 2 tầng. Tuỳ theo từng kiến trúc to hay nhỏ, mức quan trọng ra sao mà có cách xử lý mái khác nhau. Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1 loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn.

Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình 1 con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là 1 khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Đằng sau ngai vàng là chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công…Nếu cho điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, thì bệ rồng phải là trung tâm của trung tâm. Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Người Hán coi rồng là tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa. Trong giới học giả Trung Quốc, đối với rồng có nhiều giả thiết khác nhau. Người cho rồng là hình tượng tổng hợp của nhiều con vật, như: rắn, cá, trâu, bò, chim muôn…Người cho rồng là hình tượng của mây mưa, sấm chớp. Cũng có người cho rồng là hình tượng của khủng long và cá sấu hợp lại…

Thực ra, cho đến nay, người ta chưa kết luận được rằng rồng là loài vật như thế nào nhưng rồng vẫn luôn được nhân dân Trung Quốc coi là con vật thiêng. Từ khi Hán Vũ Đế tự nhận mình là con rồng thì các hoàng đế Trung Hoa sau đó đều tự coi mình là rồng, là con trời, được Thượng Đế phái xuống trần gian để trông coi trăm họ. Do đó, cung điện vua ở gọi là Long cung, quần áo vua mặc gọi là Long bào, ghế vua ngồi gọi là Long kỷ, các đồ dùng của vua đều chạm trổ hoa văn hình rồng và các hoa văn trang trí trong cung điện nhà vua đâu đâu cũng mang hình rồng. Con đường chính nhà vua đi có lát 9 phiến đá lớn, trên mặt chạm trổ 9 con rồng, biểu tượng của Cửu trùng đài.

Ở điện Thái Hoà, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.

Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản. Điện Bảo Hoà là nơi cử hành ngự thi, tức là các khoá sinh thi đậu Tiến sĩ ở các nơi được gọi đến Điện Bảo Hoà để vua đích thân khảo tra lại lần cuối cùng, nên nơi đây có diện tích rộng, được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy.

Điện Bảo Hoà có 9 gian, còn điện Trung Hoà hình vuông, rộng 5 gian. Cả 3 ngôi điện: Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà đều lợp bằng ngói lưu ly màu vàng, cửa sổ màu đỏ cùng trên nền màu trắng nhưng về khối hình thì 2 lớn 1 nhỏ, mái của 3 ngôi điện khác nhau họp thành 1 quần thể kiến trúc hài hoà, phong phú, đa dạng.

Cung Càn Thanh Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản.

Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà. Vì vậy, sự tranh chấp ngôi vua thường diễn ra rất quyết liệt, khi thầm lén, lúc công khai trong hoàng tộc và quần thần.

Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh có 35 con trai. Sau 1 thời gian dài tranh chấp, cuối cùng người con trai thứ 4 của ông được kế vị. Sau khi Ung Chính lên ngôi vua, ông rút kinh nghiệm nên đã đưa ra quyết định là lúc vua còn sống không công bố tên tuổi người kế vị, mà chỉ viết tên tuổi người đó vào 2 mảnh chiếu chỉ: 1 mảnh Nhà vua giữ bên mình, còn mảnh kia được để ở cung Càn Thanh, phía sau bức đại tự Chính Đại Quang Minh, chờ khi vua băng hà mới đem 2 mảnh có tên người đó gộp lại và công bố cho mọi người biết.

Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng hậu. Sau này bên trong chia làm 2 phần: phía Đông, Hoàng đế dùng làm nơi động phòng sau buổi kết hôn, phía Tây làm nơi cúng lễ. Ở vào khoảng giữa 2 cung Càn Thanh và Khôn Ninh có điện Giao Thái hình vuông, quy mô không lớn, là nơi để Hoàng hậu tiếp đón Hoàng thân Quốc thích đến chào mừng nhân ngày Lễ, Tết. Nó được trang trí có hoa văn rồng và hoa văn phượng xen lẫn nhau. Rồng tượng trưng nhà vua, còn Phượng tượng trưng hoàng hậu. Lối kiến trúc của 3 ngôi điện lớn ở tiền triều phía trước, nhưng về quy mô to nhỏ, cao thấp, rộng hẹp thì kém nhiều.

Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển) Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung đình. Ngự hoa viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu, các.

Về thực vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Quốc, ở đây còn tuỳ theo thời tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng bày trong vườn làm cho Ngự hoa viên có 1 cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước.

Điện Dưỡng Tâm Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng.

Đông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ). Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.

Theo Di sản thế giới - NXB Trẻ

http://www.vietime.com/news/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem hết cả bài này chẳng biết họ quên cái gì và vùi lấp cái gì? Nhưng có điều là không thấy nhắc đến Nguyễn An - người Việt tham gia hoặc chính là kiến trúc sư thiết kể Tử Cấm Thành?

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Vietime) - Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và ho

Về thông tin này có lẽ tôi phải sưu tầm lại và bổ sung kiến thức của mình, bởi hình như đến năm 1406 nhà Hồ chưa bị mất nước (!?)

Cố Cung ở Bắc Kinh là một điểm tham quan nổi tiếng của Trung Quốc (và cả trên thế giới), có nhiều người đi tham quan rất nhiều lần và lần nào quay lại Bắc Kinh đều muốn vào xem tiếp, họ kể rằng ngoài việc chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt mỹ ra còn cho thấy một nỗi uy nghi (có phần lạnh lẽo và khiếp sợ) của Thiên Triều. Có một điều là trong toàn bộ khuôn viên rộng lớn của Cố Cung tuyệt không hề thấy một bóng cây xanh nào, có vẻ như các vua quan phong kiến Trung Hoa rất sợ bị "thích khách" (!)

Nhưng lịch sử quá trình xây dựng Cố Cung lại gắn liền với thời điểm thất bại quân sự đau đớn nhất của dân tộc Việt dưới thời nhà Hồ. Rất nhiều thợ thuyền giỏi bị bắt về để phục vụ Thiên Triều, không riêng gì Cố Cung với kiến trúc sư trưởng công trình Nguyễn An, mà còn rất nhiều ngành nghề khác từ gốm sứ (như gốm Chu Đậu), sau này một số hậu duệ tản mác tái thành lập làng nghề ven sông Hồng sau khi giành độc lập và có tên tuổi đến bây giờ (như gốm Bát Tràng), cho đến các kỹ thuật quân sự ưu việt của Hồ Nguyên Trừng, ... và cả những tội ác (không cần phải nhắc lại) đối với trẻ em và phụ nữ mà "Trúc Nam Sơn không ghi hết tội ... (Bình Ngô Đại Cáo)".

Vài lời mạn đàm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyễn An Kỷ Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc

Nguyễn An kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh, công trình trị thủy sông Hoàng Hà

Nguyễn An quê vùng Hà Đông, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông không những có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà (Trung Quốc).

Chưa đầy 16 tuổi, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác"cung vua Trần". Khối óc thông minh và bàn tay tài hoa tuyệt vời của Nguyễn An đã lọt vào mắt Trương Phụ khi hắn chọn bắt những người Việt Nam có tài khéo nghệ tinh đem về dâng vua Minh (Trung Quốc). Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy nên đã giao cho ông chức thái giám.

Thành Bắc Kinh xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vua Minh thấy quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề "và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể". Vua thấy vậy ủy cho quan thái giám Nguyễn An làm thổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh.

Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết về việc xây dựng thành Bắc Kinh hồi ấy nói rõ: "Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng". Điều đó có nghĩa là từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách. Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau:

Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty.

Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng một cái bi lâu. Góc thành phía tây dựng một giác lâu.

Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm chín chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành.

Khối lượng công việc cực lớn và phức tạp ấy đòi hỏi người tổng công trình sư chẳng những phải có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu. Vậy mà, bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin một vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong ba năm chứ không năm năm như bộ công yêu cầu. Điều đó khiến cho triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ. Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn hai năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một "kỳ nhân", thưởng cho 50 lạng vàng và nhiều vóc nhiễu quý.

Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là người có tài đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăng trối: Đem toàn bộ của cải của ông không phải để xây lăng như những người có công thời ấy thường làm, mà là đem phát chẩn cho dân bị lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới.

Nguyễn An mất năm 1456

Đọc thêm: 紫 禁 城 (Zi jin cheng) Tử Cấm Thành http://east-asian-history.suite101.com/article.cfm/nguyen_an

nguồn: http://kimlong9999.blogspot.com/2008/10/ng...y-xy-dng-c.html

NGUYỄN AN-KIẾN TRÚC SƯ THIÊN TÀI VIỆT NAM (1381-1456) Posted Image Bậc cửa chạm đá

Nguyễn An là một kiến trúc sư người Việt sinh ra ở cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, đã từng tham gia các phường thợ xây dựng ở Thăng Long. Khi quân nhà Minh xâm lược nước ta đã bị bắt đưa sang Trung Hoa. Ông đã được vua Thành tổ nhà Minh sử dụng với nhiệm vụ xây dựng thành Bắc Kinh. Những tư liệu còn lưu lại rất hiếm hoi về nhà kiến trúc sư tài danh này nên ông đã không được biết nhiều. Người đầu tiên viết và giới thiệu về ông là Lê Quý Đôn, nhà bác học thời Lê Trịnh ở thế kỷ XVIII, trong tác phẩm nổi tiếng là Kiến văn Tiểu lục như sau: “Nguyễn An trải thờ 5 triều vua: Thái Tông, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông nhà Minh. Làm quan đến chức thái giám. An là người giản dị khắc khổ, cứng rắn, liêm khiết giỏi về mưu mẹo tính toán, rất sở trường về công việc xây dựng, những việc tu tạo thành hào Bắc Kinh 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, công đường nha môn sáu bộ và các trường xưởng, nhà trạm, An đều thân hành xếp đặt, tỏ ra rất có công lao, các tơ tào trong bộ công chỉ theo kế hoạch của An đã lậĐể tìm hiểu rõ về những nhân vật tài danh của đất nước ta sau cuộc xâm lược của nhà Minh ở đầu thế kỷ XV là rất khó khăn, vì quân Minh vơ vét của cải, sách vở, bắt các trẻ em, nhà sư, thợ giỏi các ngành nghề đưa về Yên Kinh (Bắc Kinh) để phục vụ triều đình nhà Minh. Đây là một công việc hết sức gian nan vất vả. Công cuộc chống quân xâm lược của nhà Hồ thất bại, Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Đô đốc thiêm sự Liễu Thăng cùng 5 viên tướng Lỗ Lân, Trương Thăng, Du Nhượng, Lương Định, Thân Chí bắt giải Hồ Quý Ly và các con là Hán Thương, Nguyên Trừng, Triết Uông, các cháu là Nhuế, Lô, Phạm, Ngũ Lang, em là Quý Tỳ cùng họ hàng các tướng lĩnh triều đình cộng 13 người, cùng các ấn tín đưa về Kim Lăng để dâng vua Minh. Thời kỳ này Minh thành tổ là Hoàng đế Chu Đệ chuyển kinh đô, từ Nam Kinh lên Bắc Kinh (1403). Bắc Kinh là thành đô có lịch sử ngàn năm trước kia là kinh đô của nhà Nguyên ở thế kỷ XIII, của nhà Kim (1115-1234), nhà Liêu (907-1125). Khi nhà Minh tiêu diệt triều Nguyên xâm lược đã di chuyển lên kinh đô Đại Đô để phát triển thành kinh đô Bắc Kinh. Công việc xây dựng kinh đô mới cần rất nhiều thợ giỏi, kiến trúc sư tài ba để làm việc, chính vì vậy nhà Minh đã bắt rất nhiều thợ giỏi của nước ta đưa về Bắc Kinh để phục vụ cho triều đình, trong đó có Nguyễn An và nhiều người khác như Phạm Hoằng, Vương Cận (Trần Vũ) đã theo vua Minh đi đánh Cao Hú lập nhiều công danh được ban đai ngọc, yên vàng v.v...

Nguyễn An và sự nghiệp xây dựng cung điện ở Bắc Kinh

Trong nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu trên nhiều nguồn tài liệu quý giá của Việt Nam, Trung Quốc, các nhà nghiên cứu: Yên Tử Trần Đại Sỹ, Thúc Ngọc Trần Văn Giáp, Trịnh Cao Tưởng và Trương Tú Dân (Trung Quốc) trong bài: Nguyễn An nhà kiến trúc thiên tài người Việt Nam đã tham gia công trình kiến thiết đại Bắc Kinh dưới thời Minh (*) với các sử liệu thời Minh cho ta thấy một Nguyễn An đã trưởng thành ở Việt Nam, tham gia các hiệp thợ xây dựng cung điện ở Thăng Long và bị đưa sang Trung Quốc thời Minh. Nguyễn An là người có tài về thư toán, kiến trúc, sinh năm Tân Dậu - niên hiệu Xương Phù thứ 5 triều vua Trần Thuận Tông (1381), quê thuộc vùng Hà Đông, nơi có nhiều phường nghề phục vụ cho triều đình ở kinh đô Thăng Long. Năm 1407 triều đình vua quan nhà Hồ bị quân Minh bắt giải sang Kim Lăng xử tội, sau đó đến các văn nhân, thợ giỏi, thiếu niên, nhà sư để phục dịch triều đình nhà Minh. Vì tài năng của Nguyễn An đã được phát hiện nên năm Vĩnh Lạc thứ 14 (1416) theo lệnh của Minh Thành Tổ (Chu Đệ), Nguyễn An được giao trọng trách “Tổng công trình sư” xây dựng mới khu Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Cố Cung) gồm 3 điện lớn: Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân và 2 cung Càn Thanh, Khôn Ninh. Đây là một công việc hết sức to lớn, ba ngôi điện chính nằm ở trung tâm Tử Cấm Thành. Điện Phụng Thiên có quy mô lớn nhất chiều dài khoảng 64m, rộng 37m, cao 27m với bộ kiến trúc khung gỗ đồ sộ gồm 84 cột và 182 dầm xà ngang dọc chạm khắc tinh vi, sơn son thiếp vàng lớn nhất ở Trung Quốc còn lại đến nay. Nơi đây, chính giữa đặt ngai vàng của các Hoàng đế Trung Hoa. Ba tòa điện này tọa lạc trên một bệ đá ngọc thạch khổng lồ hình chữ I, vì ngôi điện ở giữa (Hoa Cái) nhỏ là nơi chuẩn bị các nghi lễ cho điện Phụng Thiên. Công trình này được hoàn thành sau 5 năm đến năm 1421 thì kết thúc. Nhưng một điều không may là non nửa năm sau, cả ba điện đã bị hỏa tai thiêu cháy. Vì vậy đến năm 1440, tháng 3 năm Cảnh Thống thứ 5, Nguyễn An lại được vua Minh giao cho 7 vạn thợ và ban lệnh xây dựng, trùng tu 3 điện Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân, cùng 2 cung Càn Thanh, Khôn Minh. Với tài năng kiệt xuất ông đã hoàn thành công việc trùng tu, xây dựng lại trong 1 năm với 3 điện, 2 cung, vào tháng 10 niên hiệu Minh Chính Thống thứ 6 (1441) một cách xuất sắc. Vua Minh Anh Tông đã đặc thưởng cho Nguyễn An 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 súc gấm, vóc, nhiễu và 1 vạn quan tiền (Anh Tông chính thống thực lục - Q84). Năm Minh Gia Tĩnh thứ 41 (1562) đã đổi tên 3 điện này là Hoàng cục điện, Trung cực điện và Kiến cực điện. Sau khi nhà Mãn Thanh xâm lược tiêu diệt nhà Minh và tiến vào Bắc Kinh, các vua Mãn Thanh ở luôn trong Tử Cấm Thành. Năm Thuận Trị thứ hai (1645) Hoàng đế Khang Hy cho đổi tên ba điện này là: Thái Hòa điện, Bảo Hòa điện, Trung Hòa điện, mang ý nghĩa đại diện cho một cung điện lớn nhất của một triều đại mới, với mục đích ổn định lâu dài, bền vững. Trung Hòa là giữ được cái gốc lớn nhất của Thiên hạ, thấu tình đạt lý, hòa hợp trời đất để bình yên, tên điện của Tử Cấm Thành đều có 2 loại văn tự Mãn, Hán. Vị trí 3 ngôi điện được các vua Thanh cai trị.

Theo biên niên sử nhà Minh, chúng ta có thể thấy rõ sự nghiệp của kiến trúc sư lỗi lạc Nguyễn An đã được các vua Minh sử dụng, tạo nhiều điều kiện để ông thi thố tài năng trong xây dựng. Năm Chính Thống thứ 2 (1437) Vua Minh Anh Tông giao cho ông làm Tổng đốc công cùng với đốc công người Minh là Ngô Trung có nhiệm vụ làm chín môn lâu thành Bắc Kinh, trước 9 cửa lâu thành làm 9 cầu đá, 9 cống thoát nước, xây kè đá hai bên bờ thành hào, đào sâu hơn nơi trước đây là cầu gỗ, hào đất. Công việc này được làm trong hơn 2 năm. ông đã hoàn thành công việc vào tháng 4 năm Chính Thống thứ 4 (1439). Minh sử còn cho biết nhiều công việc cụ thể của Nguyễn An : “ở Chính Dương Môn đã làm xong một tòa nhà Chính lâu và hai tòa tả, hữu lâu. Còn Sùng Văn môn, Tuyên vũ môn (hai bên của Chính Dương môn). Triều Dương môn ở phụ thành phía đông, Đông trực môn, Tây trực môn ở phụ thành phía tây, An Định môn, Đức Thắng môn ở phía sau, mỗi cửa đều có một chính lâu và một nguyệt thành lâu (thành phụ kiểu ưng thành đây là lối xây thành của người Hán). Bốn góc thành lại dựng vọng gác lâu. Bên ngoài các cửa đều dựng nhà bia (Minh thực lục, Anh Tông Chính thống thực lục, Q26/trg 8).

Tác giả Diệp Thanh viết bộ sách “Thủy đông nhật ký” thời Minh còn cho biết Nguyễn An rất coi trọng việc học hành nên ông đã thân chinh làm đốc công xây dựng nhà thái học. Trong Tuyên Phủ miếu ở Bắc Kinh có bia khắc ghi sự việc này.

Năm Chính thống thứ 10 (1445) Nguyễn An được lệnh cùng các quan thành nhà Minh sửa chữa, xây gạch toàn bộ mặt ngoài thành nội Bắc Kinh. Thành Bắc Kinh (Đại Đô) được đắp thời nhà Nguyên (1280-1368) thành đắp bằng đất. Đến thời Vĩnh Lạc nhà Minh mới xây một mặt gạch, mặt trong vẫn bằng đất, những năm trời mưa, tuyết rơi lớn làm tường thành nhiều chỗ bị sụt lở, phải tu sửa mất nhiều nhân lực nên đường phố đầy bùn đất, lầy lội bẩn thỉu. Mãi đến nay mới được sửa chữa quy mô, những nơi sụt lở và xây gạch cả hai mặt trong, ngoài (Anh Tông Chính thực lục, Q.130). Theo biên sử nhà Minh thời Chính Thống mới được hoàn thành tường gạch thành Bắc Kinh, hào sâu, cổng thành vững chắc, cầu đá vững bền, vọng lâu quy chuẩn. Trong Hoàng Thành các cung điện lộng lẫy, nguy nga, lầu son gác tía, tráng lệ như căn bản của Bắc kinh ngày nay, được bảo tồn từ thời Minh, đã tiến hành xây dựng mạnh mẽ đại quy mô, trong thời gian dài 8 năm, kể từ niên hiệu Chính Thống thứ 2 (1437) đến năm thứ 10 (1445). Người đảm trách từ khi khởi đầu kế hoạch thảo sang Yên đô là Nguyễn An đã được vua Minh Thành tổ chọn dùng: từ các kiểu mẫu công trình, kiến trúc chính của ba điện, 2 cung, các ty ở phủ bộ thành Bắc Kinh mà ông là người đảm trách thiết kế, lập kế hoạch, theo dõi thi công. Các quan ở bộ công đều không thể thay đổi được, chỉ việc khoanh tay làm theo kiểu mẫu đã vạch ra sẵn (Minh sử thiết hoạn quan. Truyện thứ 3. Quyển 25 trang 6). Tên tuổi của Nguyễn An được ghi trong những bậc tiền bối có công xây dựng kinh thành Bắc Kinh ở một tấm bia trên đồi Thạch Cảnh Sơn (Bắc Kinh) sách Kinh Thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết : ...”Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là một người đại tài xuất chúng”.

Nguyễn An luôn là người được vua Minh giao cho những trọng trách lớn. Khi đang tái thiết Bắc Kinh, năm Cảnh Thống thứ 9 (1444), năm ấy do mưa lớn kéo dài, đê sông Bồ Cầu bị vỡ hơn 20 đoạn. Nhà vua lại cử ông đi cùng với quan Hữu thị lang Bộ Công là Vương Hựu đi cứu đê sông Bồ Cầu, đặc biệt là khu vực bến đò Yến nhi. Đời sống nhân dân vùng đê vỡ vô cùng nguy khốn. Nguyễn An đã đệ tấu trình xin cấp nhân lực, tiền của và trực tiếp chỉ huy toàn bộ hàn khẩu các đoạn đê vị vỡ sông Bồ Cầu thắng lợi. Hàng triệu dân vùng lưu vực sông Bồ Cầu đã thoát khỏi thảm họa, người dân nơi đây coi ông là vị cứu tinh của Bồ Cầu. Vài năm sau ông còn được giao nhiệm vụ xây dựng công trình thủy sông Tái Dương. Sự thành công đem lại nhiều kết quả to lớn nên được nhiều bộ sử lớn ghi chép, ca ngợi, cảm phục ông, ngoài việc mẫu mực thiết kế, tính toán chi ly để khiến mọi người cứ theo mẫu mà làm. Mặc dù là một đại quan của triều Minh, một công trình sư do chính nhà vua trao nhiệm vụ, ông vẫn thường xuyên có mặt tại hiện trường, theo dõi đôn đốc thi công, thậm chí chính ông tự tay vác cuốc, gánh đất, đắp đất, kéo xích sắt v.v... đồng cam cộng khổ với dân phu để hoàn thành công việc (Minh sử Q34/trang 6, Hoàng Minh Thư Q13/trg17); (Minh Thư Q158/trg 3); (Anh Tông chính Thống Q119); (Thất tu loại cảo Q11/116).

Tôi đã được biết công trình kiến trúc của Nguyễn An qua sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, khi qua Trung Quốc được ngắm nhìn những công trình kiến trúc đồ sộ to lớn thật ngỡ ngàng và cảm phục, tự hào về một người Việt Nam đã xây dựng ở đây từ thế kỷ X. Lúc đó là năm 1977 chưa có du lịch như bây giờ, đi bộ qua Thiên An môn, còn tự tay lay cánh cổng gỗ cao lớn, chạy bánh xe gỗ để thử cảm giác thật sự, bên cạnh những người dân Bắc Kinh còn nghèo, đi chơi ra Thiên An Môn hóng mát, còn đi xe đạp mặc áo may ô cởi trần là chuyện bình thường. Cửa Thiên An Môn đồ sộ màu đỏ sậm trước quảng trường có độ cao khoảng gần 40m do 2 nhà kiến trúc sư Khoái Tường và Lục Tường thiết kế được xây năm 1420 với tên Thừa Thiên Môn, đến năm 1651 được xây dựng lại và đổi tên là Thiên An Môn là cổng chính phía nam còn lại tới ngày nay. Khi ta vào tới điện Thái Hòa là một khu vực vô cùng rộng lớn, tọa lạc trên 3 cấp thềm sân đá có thành lan can bằng đá bạch ngọc, với đường ngự lộ 3 cấp, chính giữa chạm khắc rồng mây vô cùng tinh xảo và to lớn. Những phiến đá nguyên khối vô cùng to lớn này, theo tài liệu cổ Trung Quốc mỗi tảng dài hơn 3 trượng, rộng 1 trượng dầy 5 thước, nặng khoảng 180 tấn. Theo Minh sử năm Cảnh Thái thứ 7 (1456) triều vua Minh Cảnh Tông có lụt lớn ở sông Hoàng Hà. Đê ở vùng Trương Thụ thuộc tỉnh Sơn Đông bị vỡ. Triều đình đã tốn nhiều nhân tài, vật lực mà không hàn khẩu được, cả một vùng Sơn Đông rộng lớn bị chìm ngập trong biển nước, dân Sơn Đông vô cùng lầm than cơ cực. Trước tình thế đó Vua Cảnh Tông đã đặc phái Nguyễn An đến chỉ huy cuộc hàn khẩu này. Trên đường đi, ông bị ốm, do tuổi cao đã mất ở dọc đường, hưởng thọ 75 tuổi. “Khi ông mất trong túi không còn quá 10 đồng tiền” (Minh sử liệt truyện. Truyện thứ 12q. Mục hoạn quan. Trg6 ). Trước khi ông mất vẫn chỉ mặc áo vải, đắp chăn vải” ông còn dặn lại “Hiến tất cả của cải được ban cho suốt đời và các của riêng đem nộp làm của công” (Hoàng Minh Thư Q.13, trg 17).

Kiến trúc sư thiên tài Nguyễn An mất đi đã để lại nhiều công trình cung điện, là những dấu ấn văn hóa của một tài năng kiệt xuất, đã được sử dụng đúng chỗ để ông phát huy trong xây dựng, kiến trúc, ông đã góp phần làm đẹp cho kinh thành Bắc Kinh tráng lệ, một tòa thành vĩ đại, hoành tráng, diễm lệ, đầy các cung điện lầu son, gác tía, cửa son, ngói hoàng ly lóng lánh. Đó là những đại kỳ quan về kiến trúc của các triều đại phong kiến phương đông từ thế kỷ XV đã tồn tại qua gần 6 thế kỷ. Nguyễn An là một con người đã đi vào lịch sử được nhiều sử sách Trung Hoa ca ngợi về nhiều phương diện, ông còn là một nhà thơ, một tấm gương đạo đức cao đẹp. Nguyễn An xứng danh là một kiến trúc sư thiên tài như nhiều sử sách, báo chí Trung Hoa ca ngợi hết lời. Ông là một danh nhân Việt Nam thời cổ trung đại, được lớn lên và trưởng thành trong nền văn hóa Việt Nam, Trung Hoa, thực sự là ngôi sao Việt Nam tỏa sáng trên nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại mà người Việt Nam cần học tập và biết tới để tự hào, tự tin trong công cuộc xây dựng đất nước ta tươi đẹp hôm nay.

Trịnh Quang Vũ

(*) Tiến bộ Nhật báo - ngày 2 tháng 2 năm 1950

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quý Đôn toàn tập Q.II Kiến văn tiểu lục NXB-KHXH 1977

2. Đại việt sủ ký toàn thư - NXB KHXH TII 1985

3. Yên tử củ sĩ - Trần Đại Sỹ Giám đốc Trung Quốc sự vụ viện Pháp á

4. Kiến trúc cổ Việt Nam - NXB xây dựng 2006 Trịnh Cao Tưởng

5. Thúc Ngọc Trần Văn Giáp nhà sử học

6. Tư liệu của tác giả và họa sĩ Đồng Thị Hoàn

7. Nghệ thuật kiến trúc cổ Bắc Kinh - NXB Kim Đồng

9. Bí mật Tử cấm thành NXB Thanh niên 2001

nguồn:http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Tapchimythuat/mythuattruyenthong/2008/9/1841.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay