Kadest

Giới Thiệu Các Bài Viết Của Phá Điền

8 bài viết trong chủ đề này

KÍNH THƯA QUÝ VỊ !

Trước đây tôi có giới thiệu bài viết Âm Dương của Phá Điền, ngay trên diễn đàn này, nhưng chỉ một vài ngày sau thì bị xóa đi.

Chuyện đăng bài và bị xóa bài, tôi không có khiếu nại gì...

Thế nhưng tôi rất bất bình về một thành viên của diễn đàn này (mà tôi không nhớ tên), đã vin vào thái độ chính trị của Phá Điền mà phủ định sạch trơn bài viết của y, mặc dù trong bài y viết chẳng có tí chính trị nào.

Tôi thực sự không mong muốn xảy ra chuyện như vậy, nhất là trên một diễn đàn lớn, có tiếng thuần học thuật, phi chính trị như thế này.

Vì diễn đàn này là phi chính trị, cho nên tôi cũng không muốn đề cập đến thái độ chính trị của Phá Điền.

Hôm nay tôi xin mạn phép giới thiệu lại bài viết Âm Dương cùng những bài viết khác mang tính học thuật của y. Tôi cảm thấy những bài viết này có giá trị nhất định, dù đúng dù sai. Tôi hy vọng việc này sẽ có ích cho diễn đàn.

Cũng xin lỗi quý vị, bởi bài viết củ Phá Điền có những hình ảnh minh họa mang link yahoo, không nhúng vào đây được nên chỉ xin dẫn link bài viết ra đây thôi, mong quý vị thông cảm.

Chữ Khoa Đẩu :

Âm Dương Ngũ Hành :

Hà Đồ Lạc Thư :

Tái bút : Phá Điền không muốn tham gia diễn đàn này, nhưng y đã đồng ý để tôi giới thiệu bài viết của y ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KÍNH THƯA QUÝ VỊ !

Trước đây tôi có giới thiệu bài viết Âm Dương của Phá Điền, ngay trên diễn đàn này, nhưng chỉ một vài ngày sau thì bị xóa đi.

Chuyện đăng bài và bị xóa bài, tôi không có khiếu nại gì...

Thế nhưng tôi rất bất bình về một thành viên của diễn đàn này (mà tôi không nhớ tên), đã vin vào thái độ chính trị của Phá Điền mà phủ định sạch trơn bài viết của y, mặc dù trong bài y viết chẳng có tí chính trị nào.

Tôi thực sự không mong muốn xảy ra chuyện như vậy, nhất là trên một diễn đàn lớn, có tiếng thuần học thuật, phi chính trị như thế này.

Vì diễn đàn này là phi chính trị, cho nên tôi cũng không muốn đề cập đến thái độ chính trị của Phá Điền.

Hôm nay tôi xin mạn phép giới thiệu lại bài viết Âm Dương cùng những bài viết khác mang tính học thuật của y. Tôi cảm thấy những bài viết này có giá trị nhất định, dù đúng dù sai. Tôi hy vọng việc này sẽ có ích cho diễn đàn.

Cũng xin lỗi quý vị, bởi bài viết củ Phá Điền có những hình ảnh minh họa mang link yahoo, không nhúng vào đây được nên chỉ xin dẫn link bài viết ra đây thôi, mong quý vị thông cảm.

Chữ Khoa Đẩu :

Âm Dương Ngũ Hành :

Hà Đồ Lạc Thư :

Tái bút : Phá Điền không muốn tham gia diễn đàn này, nhưng y đã đồng ý để tôi giới thiệu bài viết của y ở đây.

Chúng tôi luôn ủng hộ những bài viết hoặc đóng góp mang tính học thuật, bất kể tác giả là ai quan điểm ra sao.

Nhưng chúng tôi chỉ chấp nhận những bài viết được copy hoặc trích dẫn có nguồn và tên tác giả, chúng tôi sẽ từ chối và xóa bài khi bài viết được trích dẫn bằng đường link, sẽ không tránh khỏi dẫn đến nội dung khác của đường link đó. Vì như thế là phạm nội quy quảng cáo của Diễn đàn.

Còn việc tác giả có tham gia hay không là quyền của tác giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng chúng tôi chỉ chấp nhận những bài viết được copy hoặc trích dẫn có nguồn và tên tác giả, chúng tôi sẽ từ chối và xóa bài khi bài viết được trích dẫn bằng đường link, sẽ không tránh khỏi dẫn đến nội dung khác của đường link đó. Vì như thế là phạm nội quy quảng cáo của Diễn đàn.

Còn việc tác giả có tham gia hay không là quyền của tác giả.

Vâng, việc này tôi hiểu.

Nhưng đáng tiếc là tôi không thể nhúng hình ảnh mang link yahoo vào đây, không biết là vì tôi hay vì diễn đàn không cho phép...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay là tôi copy phần chữ vào đây, kèm với link nguồn, nha?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết: Chữ Khoa Đẩu

Tác giả: Phá Điền

Nguyên âm : viết trước (bên trái), sau (bên phải), hay ở trên phụ âm. Nguyên âm ‘u’ viết sau phụ âm và hơi thụt xuống.

Nguyên âm ‘ă’ không đi với khóa đuôi thì đọc âm ‘a’.

Posted Image

Phụ âm : viết trước (bên trái), sau(bên phải), hay ở dưới nguyên âm.

Posted Image

Khóa đuôi : không có chữ gì khác viết ở trên, ở dưới hay bên phải khóa đuôi.

Posted Image

Riêng khóa o/u có 2 vị trí : trước hoặc sau nguyên âm.

Với vai trò khóa trước (hay khóa trái), đối với những nguyên âm viết trước hay trên phụ âm, hay là nguyên âm kép, khóa o/u được viết vào vị trí của phụ âm, và đẩy phụ âm ra sau.

Dấu thanh : viết dưới phụ âm. Những chữ có phụ âm bị đẩy ra sau thì dấu thanh viết dưới khóa o/u (khóa trái). Những chữ chỉ có 2 thanh (sắc , nặng) thì chỉ dùng dấu nặng, không viết dấu thì đọc với thanh sắc.

Posted Image

Bài viết: Âm Dương

Tác giả: Phá Điền

Học thuyết âm dương có một bài khẩu quyết như thế này : Vô cực sinh thái cực

Thái cực sinh lưỡng nghi

Lưỡng nghi sinh tứ tượng

Tứ tượng sinh bát quái

Bát quái sinh vạn vật

Vô cực là vô cùng nhỏ, người ta biểu diễn trên giấy bằng một điểm. Một điểm là sự bắt đầu của tất cả mọi vật. Rồi vô cực, tức là cái vô cùng nhỏ, nó lớn dần lên, lớn đến vô cùng vô tận, nó trở thành thái cực. Như vậy thái cực là vô cùng lớn, người ta biểu diễn bằng một hình tròn lấy vô cực làm tâm. Rồi các thứ hỗn độn trong thái cực chuyển động không ngừng. Sự chuyển động đó kích thích sự phân chia trong thái cực : thành 2, 4,8,16,...

Hình ảnh dưới đây thể hiện sự phân sinh từ lưỡng nghi đến bát quái, bằng các hào âm dương

Posted Image

Âm Dương chính là lưỡng nghi. Lưỡng nghi phân đôi thành tứ tượng. Mỗi tượng được biểu diễn bằng hai hào, hào trên là tĩnh, hào dưới là động, động để tiếp tục phân chia. Hai hào dương là thái dương, hai hào âm hợp thành thiếu dương, một hào âm và một hào dương là tượng âm, hào âm tĩnh là thái âm, hào âm động là thiếu âm. Tiếp tục phân chia hào động theo nguyên tắc trên, ta có bát quái, mỗi quái gồm ba hào, hai hào trên là tĩnh, hào dưới cùng là động. Phân chia như vậy thêm hai lần nữa, ta có 64 quẻ. Vân vân...

Dưới đây xin giới thiệu ba Thiên đồ hình bát quái :

Posted Image

Ở đây xin thống nhất sử dụng phương vị Thiên đồ, khác với phương vị Địa đồ. Địa đồ, tức là bản đồ địa lý, quy ước các hướng nhìn từ trên xuống : Bắc ở trên, Nam ở dưới, Đông bên phải, Tây bên trái. Bây giờ ta đứng nhìn về hướng bắc, hướng nam sau lưng, hướng đông bên phải, hướng tây bên trái. Ngửa mặt nhìn lên trời đi nào, đã nhìn thấy các hướng của Thiên đồ chưa nhỉ ? Thiên đồ quy ước các hướng nhìn từ dưới lên : Nam ở trên, Bắc ở dưới, Đông bên phải, Tây bên trái.

Trước khi tìm hiểu các Thiên đồ bát quái, hãy nhớ rằng bát quái là tám loại khí trong trời đất.

Nhìn vào Tiên thiên, ta thấy có một chỗ hội tụ dương khí (Khảm, Cấn) và một chỗ hội tụ âm khí (Ly, Đoài). Hai khối hội tụ khí này đối xứng qua tâm Thái cực (tức là Vô cực). Như vậy tại thời điểm Tiên thiên, thái cực đang sinh âm dương. Sau Tiên thiên, Càn Khôn dịch chuyển về phía hội tụ, đổi chỗ với Tốn Chấn. Sự dịch chuyển này xảy ra trên hai cái 1/4 vòng tròn, nên khiến cho thái cực xoay ngược chiều kim đồng hồ, cũng hai cái 1/4 vòng tròn, tức la 180 độ : âm dương đã phân biệt.

Tiếp theo là âm động, dương tĩnh. Âm động tiếp tục phân chia thành thái âm và thiếu âm. Các quái thuộc âm, theo thứ tự trên thiên đồ lúc này là : Tốn Đoài Ly Khôn. Xoay một vòng ngược chiều kim đồng hồ, thái cực xoay nửa vòng, dừng lại, quán tính kéo thêm một chút : Đoài Ly Khôn Tốn, hai quẻ ngoài dừng lại, hai quẻ trong lại theo quán tính đảo chỗ : Đoài Khôn Ly Tốn, quán tính cũng kéo thái cực xoay thêm 1/4 vòng nữa. Tất cả dừng lại. Lúc này Đồ hình của chúng ta đã trở thành Hậu Thiên !

Nhìn lại Hậu Thiên, ta thấy thái âm và thiếu âm đã phân biệt. Tiếp theo là âm tĩnh, dương động.Dương động phân chia thành thái dương và thiếu dương. Sự phân chia diễn ra như trên. Tất cả dừng lại. Chúng ta có Chung Thiên bát quái đồ !

Tôi gọi là Chung Thiên, nghĩa là đồ hình cuối cùng, bởi vì từ đây trở đi, tứ tượng đã hình thành đầy đủ, các quái tiếp tục xoay chuyển trên thái cực, để tiếp tục phân chia, nhưng thứ tự các quái không thay đổi nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết: Hà Đồ

Tác giả: Phá Điền

Bài này bàn về Hà Đồ.

Hà Đồ bản gốc.

Posted Image

Hà Đồ thể hiện bằng số, vòng tròn thể hiện số 10.

Posted Image

Hà Đồ gồm hai phần, phần lõi gồm 2 lớp : lớp trong là số 5, lớp ngoài là số 10.

Phần vỏ cũng 2 lớp : lớp trong gồm các số 1 2 3 4, lớp ngoài gồm các số 6 7 8 9.

Thực ra chúng ta có hai đồ hình giống nhau khi vẽ lên trên giấy, nhưng khác nhau khi chúng ta xét đến sự vận động của nó.

Hà Đồ với phần lõi động, phần vỏ tĩnh, thể hiện Ngũ Hành.

Bây giờ ráp Ngũ Hành vào Hà Đồ , theo đúng các hướng quy ước của Thiên Đồ :

Hướng Nam ở trên, hành Hỏa

Hướng Bắc ở dưới, hành Thủy

Hướng Đông bên phải, hành Mộc

Hướng Tây bên trái, hành Kim

Chính giữa là hành Thổ.

Posted Image

Nhìn lại đồ hình này, chúng ta nhìn thấy rất rõ 3 dãy thứ tự căn bản của Ngũ Hành :

Dãy 1 : bắt đầu từ chính giữa, sang trái rồi đi vòng ngược chiều kim đồng hồ :

Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa.... đây là dãy tương sinh.

Dãy 2 : bắt đầu từ chính giữa, đi theo thứ tự các con số 1 2 3 4 :

Thổ Thủy Hỏa Kim Mộc.... đây là dãy tương khắc.

Dãy 3 : đọc theo cách đọc 1 hệ trục tọa độ Oxy, gồm trục hoành từ trái sang phải, trục tung từ dưới lên trên, hai trục cắt nhau tại O : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ ...đây là thứ tự thông thường.

Hà Đồ với phần lõi tĩnh, phần vỏ động, thể hiện Bát Quái.

Trước hết ta xét sự tương ứng của các con số trên phần vỏ Hà Đồ với các Quái.

Phần vỏ Hà Đồ gồm 2 lớp, mà mỗi lớp đều có 2 số chẵn, thuộc Âm và 2 số lẻ, thuộc Dương.

2 số chẵn lại khác nhau, 2 số lẻ cũng vậy. Như thế mỗi lớp gồm đủ tứ tượng.

Các số 9 7 3 1 thuộc Dương, trong đó 9 3 là Thái Dương, 7 1 là Thiếu Dương.

Các số 8 6 4 2 thuộc Âm, trong đó 8 4 là Thái Âm, 6 2 là Thiếu Âm.

Ráp các con số vào dãy Bát Quái :

Càn Cấn Khảm Chấn Tốn Ly Đoài Khôn

9 3 7 1 2 6 4 8

Bây giờ ta xét sự vận động của phần vỏ Hà Đồ.

Toàn bộ phần vỏ chuyển động xoay quanh lõi 1 vòng.

Lực quán tính kéo thêm 1 chút, rồi lực quán tính của lớp ngoài kéo thêm chút nữa, lớp ngoài bứt khỏi lực hướng tâm của lớp trong, nhưng lại vướng lực hướng tâm của lõi...

Tạm coi như sự vận động dừng lại, chúng ta có 1 đồ hình với phần vỏ chỉ còn 1 lớp...

Bỏ qua phần lõi, thay các số ở phần vỏ bằng các quái, chúng ta có Đồ hình Tiên Thiên !

Posted Image

*Phụ mục : Lạc Thư

Lạc Thư bản gốc.

Posted Image

Lạc Thư thể hiện bằng số.

Posted Image

Lạc Thư thật ra là Sấm Ký, chứ không có ứng dụng trong Âm Dương Ngũ Hành.

Sấm Ký Lạc Thư gồm 2 phần :

Thứ nhất là số 15, ngang dọc hay chéo đều là 15.

Thứ hai là bài khẩu quyết để dễ nhớ đồ hình Lạc Thư :

Tam sơn tứ hải hội bát tiên

Cửu long ngũ hổ độc nhất thiên

Nhị vương thất tướng phò lục quốc

Đã là Sấm Ký thì không nên lạm bàn, xin dừng ở đây.

Chậc, phải chuyển hình ảnh sang google picasa mới nhúng được....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Kadest thân mến.

Tôi đồng ý với ý kiến của Wildlavender, hoàn toàn hoan nghênh tinh thần trao đổi học thuật của anh trong việc giới thiệu bài viết của các tác giả liên quan đến Lý học Đông phương.

Tuy nhiên anh chắc cũng biết chủ trương vị học thuật của diễn đàn và phi chính trị. Bởi vậy, tất cả mọi hình thức quảng cáo và diễn tả có tính chính trị và thương mại đều sẽ bị xóa bỏ.

Bởi vậy, mong anh cũng sẽ không phiền khi tôi buộc phải xóa những đường link kèm theo bài viết của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Kadest thân mến.

Tôi đồng ý với ý kiến của Wildlavender, hoàn toàn hoan nghênh tinh thần trao đổi học thuật của anh trong việc giới thiệu bài viết của các tác giả liên quan đến Lý học Đông phương.

Tuy nhiên anh chắc cũng biết chủ trương vị học thuật của diễn đàn và phi chính trị. Bởi vậy, tất cả mọi hình thức quảng cáo và diễn tả có tính chính trị và thương mại đều sẽ bị xóa bỏ.

Bởi vậy, mong anh cũng sẽ không phiền khi tôi buộc phải xóa những đường link kèm theo bài viết của anh.

À, đồng ý, tôi có phiền gì đâu, chẳng qua tôi dẫn kèm link nguồn để đối chiếu thôi....

Share this post


Link to post
Share on other sites