Posted 11 Tháng 10, 2009 Mai Hoa Dịch - nguyên tác của Thiệu Khang Tiết, có ghi rằng: Theo truyền thuyết vua phục Hy thấy con long mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, trên lưng nó có bức đồ họa 55 vết điểm Đen và Trắng. Liền theo đó thiết lập Hà đồ. Đặt phép tắc trị Dân và vạch ra Bát quái, mở đầu Kinh Dịch. Mới bảo rằng: Thôi thì cái gì là truyền thuyết, cứ bỏ qua. Đành rằng chẳng ai tin. Nhưng cũng chẳng lấy đó để mà phản bác được. Người nào có Mồm thì người ấy nói. Mà Tớ Của thì có hơn 1 tỷ cái Mồm. Mỗi mồm nói một giây, thì cả tỷ cái mồm nói đến cả tỷ giây. Đố ai nghe cho xuể :P . Thôi thì nhận đại đi cho rồi. Rõ là phương pháp đại bá nhé. Phục chưa !. Nhất quán chưa !. Tớ, người an nam, nhỏ bé, bé hều à. Chấp cái đại bá. Chỉ khiêm tốn hỏi anh Đại Bá một vài câu đơn giản. -Thì cứ cho anh Đại Bá có cái Hà đồ đi. Anh bảo rằng, từ đó mà đặt phép tắc trị dân !!!. Ghê quá ta. Vậy Anh triển khai đi, xem nó thế nào ?. -Rồi lại bảo, từ Hà đồ, vạch ra Bát quái - mở đầu kinh dịch. Vậy thì từ cái Hà đồ đó, anh vạch ra bát quái đi. Không được nói khơi khơi, mà phải làm thật kia. Anh vạch ra sao thành tám quẻ đây ?. Và từ đó chứng minh rằng Bát quái bao la vạn tượng. Nói đủ trên trời dưới đất, nhân sinh ?. Tại sao bát quái thì nói được, mà tứ tượng lại chưa ?. Nếu bảo tứ tượng vì ít hơn tám, cho hẳn 16, hay 32 quái đi. Nó đâu sao không chìa ra để ba hoa cho đủ trên trời, dưới đất, đủ hết càn khôn ?. Lại phải nhờ tới 64 chăng ?. Thế thì chấp cho tới 128, hay 256 cho anh Đại Bá sướng run cả chân tay. Sướng chưa. Nhưng nó đâu, nói hết càn khôn nghe thử ?. Trò chuyện với mấy anh đại bá. các ảnh ... tịt. Nay đưa lên đây, nhờ các em an nam mit giải thích hộ, và chứng minh hộ cái đó là kỳ thư đích thực của văn học trung quốc, là viên ngọc vô giá quý báu của trung quốc. Nó là sản phẩm tư duy vĩ đại ... đuôi to ...của người trung quốc ?. Nào mời các Bạn giúp nhân dân trung quốc với !!!. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2009 Vô cực sinh Thái cực sinh Lương nghi sinh tứ tượng sinh bát quái sinh lục thập tứ quái :P . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2009 Tại sao lại không có 128 quẻ, hoặc 256..........nhân tiếp nữa nhé...... Tại sao quẻ lại không gạch 7, 8 hào cho nó ........có nhiều thông tin để mà dự đoán nhỉ ? Ngày Xưa từ hào đầu - vua chúa đén dan đen có 6 nấc thôi , Xà hội chỉ có 04 thành phần chính là : Sĩ, Nông, Công Thương....... Ngày nay tầng lớp xã hội ......dễ đến 10 thành phần ....ấy chứ lại Cái này phải hỏi Chú Vui Vui rồi....hehhehe Trân Trọng Trường Giang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Kinh Dịch là bộ Kinh duy nhất trên cõi đời này vì đó là bộ Kinh không có chữ, chỉ có vạch là chấm tròn đen trắng mà thôi. Những chữ viết về sau tới Khổng Tử mới có trong Kinh Dịch nên gọi là Hệ Từ tức là đèo lời vào. Phục Hy lập đức, Văn Vương lập công và Khổng Tử lập ngôn. Có trách là trách Khổng Tử sau lắm lời chứ Dịch chẳng có lời nào! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Tại sao lại không có 128 quẻ, hoặc 256..........nhân tiếp nữa nhé...... Tại sao quẻ lại không gạch 7, 8 hào cho nó ........có nhiều thông tin để mà dự đoán nhỉ ? Ngày Xưa từ hào đầu - vua chúa đén dan đen có 6 nấc thôi , Xà hội chỉ có 04 thành phần chính là : Sĩ, Nông, Công Thương....... Trường Giang 6 hào ứng với âm dương của tam tài, thiên địa nhân! Vài lời! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Uh, nghĩ cũng lạ hén?! Tự nhiên 1 vạch liền thì gọi là Dương 2 vạch liền là Thái Dương. Nghĩa là vượt qua cái Dương, bao la, vô biên không giới hạn của dương. 3 vạch liền thì...ak ak trở lại là...trời. Nghĩa là tập hợp con của cái Thái Dương! Vậy là: 2>1 (hai lớn hơn 1), hợp lý! nhưng lại: 3<2, ba nhỏ hơn hai, vô lý! Đúng ra phải gọi 3 vạch liền là...Cụ Thái Dương, hay Tổ thái Dương chứ nhỉ? Hic. :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 1 sanh 2 là một lần sanh 2 sanh 4 là hai lần sanh 4 sanh 8 là ba lần sanh 8 sanh 16 là bốn lần sanh 16 sanh 32 là năm lần sanh 32 sanh 64 là sáu lần sanh 64 sanh ........... .............. Vậy là vô số lần sanh, giống như vi khuẩn vậy, nên mới có câu" sanh, sanh , sanh....chi vi dịch" Đây là câu nói nòng cốt đã biến kinh DIỆT của dân tộc Việt ( Diệt ) thành kinh dịch của Trung quốc. Nếu ! đây là câu nói của Khổng tử thì ông ta dù do không lý giải được kinh Diệt hay cố ý vẫn có tội đồng lõa trong việc cướp tác quyền của dân tộc ta. Việc chứng minh câu "sanh sanh chi vi dịch" là hoàn toàn SAI các bạn có thể xem trong cuốn "KMDGNT" của tôi đã đưa lên trang web này. Sanh sanh sanh sanh...chi vi dịch thì chỉ thành đại dịch...thôi! TN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Uh, nghĩ cũng lạ hén?! Tự nhiên 1 vạch liền thì gọi là Dương 2 vạch liền là Thái Dương. Nghĩa là vượt qua cái Dương, bao la, vô biên không giới hạn của dương. 3 vạch liền thì...ak ak trở lại là...trời. Nghĩa là tập hợp con của cái Thái Dương! Vậy là: 2>1 (hai lớn hơn 1), hợp lý! nhưng lại: 3<2, ba nhỏ hơn hai, vô lý! Đúng ra phải gọi 3 vạch liền là...Cụ Thái Dương, hay Tổ thái Dương chứ nhỉ? Hic. :lol: Kí đoạn này nghe wen wne :( :lol: :lol: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Kinh Dịch là bộ Kinh duy nhất trên cõi đời này vì đó là bộ Kinh không có chữ, chỉ có vạch là chấm tròn đen trắng mà thôi. Những chữ viết về sau tới Khổng Tử mới có trong Kinh Dịch nên gọi là Hệ Từ tức là đèo lời vào. Phục Hy lập đức, Văn Vương lập công và Khổng Tử lập ngôn. Có trách là trách Khổng Tử sau lắm lời chứ Dịch chẳng có lời nào! kyte nói như vậy là không khéo rồi. Thử tưởng tượng xem nhé !. Một người tự nhiên cầm đến đưa cho anh 64 quẻ. Nhưng miệng ngậm hột thị, ngay cả ú ớ cũng chẳng có. Xong !, quay đít đi luôn. Anh sẽ làm gì với người đó ?. Đuổi theo đấm cho nó một quả vào mồm, cho nó há mồm ra, xem nó có lưỡi không ?. Hay chạy theo nó, kiểm tra xem nó có phải là thằng điên không ?. Hay là bắt lấy nó, vì nó đã vi phạm nhân quyền - do nó trêu ta, làm mất thì giờ của ta, ...? Hay là tri hô công an bắt lấy nó hoặc làm gì đó cho nó sợ, nó phải kêu thét lên, để ta có thể chứng minh được rằng Nó không có Câm !. Nó mà là không điên, không câm, nghiêm túc. .. thì nó sẽ giải thích rằng: tại vì 64 quẻ này không có Lời. Nên Tôi mới không có Nhời !. Vậy thôi !. Vậy thì rõ ràng, những gì ta bực tức về người đó, ắt hẳn bây giờ phải trút lên "đầu" thằng Dịch này chứ !. Đúng là thằng Mắc Dịch !. Phải không ?. Hay là bảo, nó không có Lời, mà nó có Đức, có Công ?. Xạo à nghen !. Không có lời, sao Thị được Đức ?. Hiển được Công ?. Xòe bàn tay, còn thấy mạch máu nổi, huyết đang dịch chuyển. Chứ xòe 64 cái quẻ, anh thấy gì, nếu không lập Ngôn ?. Ấy gọi là ngụy biện đó. Chẳng qua là vì, vốn đã không hiểu, hệ thống không có, cóp nhặt. Khi thuyết trình thì thao thao bất tuyệt, nhưng khi bị vặn thì ... bla bla ...tịt. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 Chào kyte Kinh Dịch là bộ Kinh duy nhất trên cõi đời này vì đó là bộ Kinh không có chữ, chỉ có vạch là chấm tròn đen trắng mà thôi. Những chữ viết về sau tới Khổng Tử mới có trong Kinh Dịch nên gọi là Hệ Từ tức là đèo lời vào. Phục Hy lập đức, Văn Vương lập công và Khổng Tử lập ngôn. Có trách là trách Khổng Tử sau lắm lời chứ Dịch chẳng có lời nào!Lời kinh dịch được viết nên bởi cái đầu của Chu Công, Văn Vương,Khổng tử.......Tất là chẳng có chuyện bói toán ở đấy mà chỉ là các quy luật thuần túy của cuộc sống từ nhỏ đến to vào thời của các vị ấy. Rất may là các quy luật ấy đến giờ vẫn có giá trị bởi mới có vài nghìn năm quá nhỏ so với tuổi vũ trụ chưa đủ để "sao rời" nên quy luật tâm sinh lý con người và quy luật tự nhiên chưa thay đổi bao nhiêu. Nếu vô tình bốc dịch được một quẻ phản ánh đúng điều mình đang quan tâm thì cứ theo quẻ đó mà làm vì đã vô tình tìm ra đúng quy luật tất yếu được tổng kết từ mấy ngàn năm sưa. Muốn hiểu được lời ngụ ngôn của dịch theo liêm trinh phải có đủ bộ sao quang quý sương khúc mộ thai tọa thủ chiếu mệnh. Quang quý để cho có cảm nhận và hiểu được lời ngụ ngôn, xương khúc tạo ra tính linh cảm tốt để liên hệ các sự việc với nhau và ham học ham nghĩ từ khi biết chữ gặp cái gì cũng đọc cũng nghĩ. Mộ thai tọa để hiểu cả việc văn võ. Cứ đặt mình vào hiểu biết của các vị ấy mà suy ngix các sản phẩm các vị ấy viết ra.Còn việc bói bốc là dựa vào cảm ứng sau này và chỉnh sửa cách giải suốt mấy nginf năm sao cho tiếp cận được với kinh dich và đến giờ thì đạt đến độ gần hoàn hảo ở những người có trường năng lượng mạnh.Nguồn gốc kinh dịch cãi nhau thì thật khó, liêm trinh chỉ có điều thắc mắc ở một dân tộc trọng chữ như trung quốc mà 2 sách "liên sơn" và "quy tàng" biến mất thì có uẩn khúc gì đây hay hai sách ấy phải biến mất thì Kinh Dịch mới là của người trung quốc. Bạn có thời gian nhiều sách vở thử tìm xem hai cuốn ấy có biến hình sang cuốn nào hiện tại hay không. Từ hai cuốn ấy căn cứ vào nhân sinh quan vũ trụ quan trong đó để tìm xem nó xuất phát từ một nên văn hóa quyen cưỡi ngựa bắn cung, săn bắn, thạo chiến tranh hay một nền văn hóa quyen trồng lúa nước đánh bắt cá và chỉ chiến đấu tự vệ. Kính bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 Chào kyte Lời kinh dịch được viết nên bởi cái đầu của Chu Công, Văn Vương,Khổng tử.......Tất là chẳng có chuyện bói toán ở đấy mà chỉ là các quy luật thuần túy của cuộc sống từ nhỏ đến to vào thời của các vị ấy. Rất may là các quy luật ấy đến giờ vẫn có giá trị bởi mới có vài nghìn năm quá nhỏ so với tuổi vũ trụ chưa đủ để "sao rời" nên quy luật tâm sinh lý con người và quy luật tự nhiên chưa thay đổi bao nhiêu. Nếu vô tình bốc dịch được một quẻ phản ánh đúng điều mình đang quan tâm thì cứ theo quẻ đó mà làm vì đã vô tình tìm ra đúng quy luật tất yếu được tổng kết từ mấy ngàn năm sưa. Muốn hiểu được lời ngụ ngôn của dịch theo liêm trinh phải có đủ bộ sao quang quý sương khúc mộ thai tọa thủ chiếu mệnh. Quang quý để cho có cảm nhận và hiểu được lời ngụ ngôn, xương khúc tạo ra tính linh cảm tốt để liên hệ các sự việc với nhau và ham học ham nghĩ từ khi biết chữ gặp cái gì cũng đọc cũng nghĩ. Mộ thai tọa để hiểu cả việc văn võ. Cứ đặt mình vào hiểu biết của các vị ấy mà suy ngix các sản phẩm các vị ấy viết ra.Còn việc bói bốc là dựa vào cảm ứng sau này và chỉnh sửa cách giải suốt mấy nginf năm sao cho tiếp cận được với kinh dich và đến giờ thì đạt đến độ gần hoàn hảo ở những người có trường năng lượng mạnh. Nguồn gốc kinh dịch cãi nhau thì thật khó, liêm trinh chỉ có điều thắc mắc ở một dân tộc trọng chữ như trung quốc mà 2 sách "liên sơn" và "quy tàng" biến mất thì có uẩn khúc gì đây hay hai sách ấy phải biến mất thì Kinh Dịch mới là của người trung quốc. Bạn có thời gian nhiều sách vở thử tìm xem hai cuốn ấy có biến hình sang cuốn nào hiện tại hay không. Từ hai cuốn ấy căn cứ vào nhân sinh quan vũ trụ quan trong đó để tìm xem nó xuất phát từ một nên văn hóa quyen cưỡi ngựa bắn cung, săn bắn, thạo chiến tranh hay một nền văn hóa quyen trồng lúa nước đánh bắt cá và chỉ chiến đấu tự vệ. Kính bạn Chào Liêm Trinh,Tôi hết sức cân nhắc khi trả lời cho bạn đây vì sở học của tôi chẳng thấm vào đâu so với các vị tiền bối đi trước như Nguyễn Duy Cần ,Nguyễn Hữu Lương v.v…hoặc như trên diễn đàn này còn nhiều vị ẩn danh nên tôi rất ngại khi đưa ra ý kiến riêng tư của mình , mà nếu không trả lời cho bạn thì tôi khó yên tâm. Tôi có nghiên cứu Liên Sơn Dịch cũng như có nghiên cứu sơ qua Quy Tàng Dịch. Liên Sơn Dịch thì lấy quẻ Cấn làm đầu vì cho rằng Khí trong núi tuông ra bất tận không bao giờ dứt, khí ấy nuôi dưỡng vạn vật. Quy Tàng Dịch thì cho rằng vạn vật sinh từ đất và trở về đất nên lấy quẻ Khôn làm đầu. Tuy nhiên sau nhiều thế kỷ chiêm nghiệm các bậc tiền nho dùng Chu Dịch vì cho rằng lý luận có phần chặt chẻ hơn, tôi không biết có đúng như thế không vì tôi cũng chỉ tìm hiểu qua sách vở mà thôi chứ không phải là nhà nghiên cứu. Việt Nam mình có rất nhiều sách để bạn có thể tham khảo , theo tôi cuốn “ Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông Phương “ của Nguyễn Hữu Lương là cuốn sách để tìm hiểu Kinh Dịch hay nhất từ trước tới giờ. Bạn có thể hỏi mua ở mấy nhà sách cũ ở đường Nguyễn Thị Minh Khai. Thân ái Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 Bác Kyte ơi, Bác lỡ đọc Dịch rồi thì bác đọc luôn cuốn này, 1.Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 2.Hà Đồ trong Văn Minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 3.Tính Minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Đọc xong rồi, bác cho Thiên Đồng trao đổi học hỏi về Liên Sơn Dịch, thông qua các sách được không? :( Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 Theo Bạch Chu Dịch, quẻ Cấn(dừng lại) gọi là Căn(gốc rễ), cònQui Tàng lại gọi là Lang(chó sói). Chính vì việc “Danh Chính Ngôn Thuận” nên đờisau lấy Chu Dịch làm chuẩn mực. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 chào kyte Chào Liêm Trinh, Tôi hết sức cân nhắc khi trả lời cho bạn đây vì sở học của tôi chẳng thấm vào đâu so với các vị tiền bối đi trước như Nguyễn Duy Cần ,Nguyễn Hữu Lương v.v…hoặc như trên diễn đàn này còn nhiều vị ẩn danh nên tôi rất ngại khi đưa ra ý kiến riêng tư của mình , mà nếu không trả lời cho bạn thì tôi khó yên tâm. Tôi có nghiên cứu Liên Sơn Dịch cũng như có nghiên cứu sơ qua Quy Tàng Dịch. Liên Sơn Dịch thì lấy quẻ Cấn làm đầu vì cho rằng Khí trong núi tuông ra bất tận không bao giờ dứt, khí ấy nuôi dưỡng vạn vật. Quy Tàng Dịch thì cho rằng vạn vật sinh từ đất và trở về đất nên lấy quẻ Khôn làm đầu. Tuy nhiên sau nhiều thế kỷ chiêm nghiệm các bậc tiền nho dùng Chu Dịch vì cho rằng lý luận có phần chặt chẻ hơn, tôi không biết có đúng như thế không vì tôi cũng chỉ tìm hiểu qua sách vở mà thôi chứ không phải là nhà nghiên cứu. Việt Nam mình có rất nhiều sách để bạn có thể tham khảo , theo tôi cuốn “ Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông Phương “ của Nguyễn Hữu Lương là cuốn sách để tìm hiểu Kinh Dịch hay nhất từ trước tới giờ. Bạn có thể hỏi mua ở mấy nhà sách cũ ở đường Nguyễn Thị Minh Khai. Thân ái trong cái rủi có cái may của liêm trinh là không biết chữ gì khác ngoài chữ quốc ngữ và không có sách nên cũng chỉ dùng "chu dịch với dự đoán học" của Thiệu Vĩ Hoa. ỏ cuốn này trang 28 dòng 3 viết "liên sơn" và quy tàng đã mất từ lâu vậy ý kiến của bạn thế nào.Kính bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2009 chào bác Dịch Nhân Theo Bạch Chu Dịch, quẻ Cấn(dừng lại) gọi là Căn(gốc rễ), cònQui Tàng lại gọi là Lang(chó sói). Chính vì việc “Danh Chính Ngôn Thuận” nên đờisau lấy Chu Dịch làm chuẩn mực.Liêm trinh rất hiểu tấm lòng khoa học của bác, ngay cả trong các chiến dịch khoa học tập đoàn quân bác vẫn không mất đi phẩm chất nhà khoa học. Vâng, bác ạ liêm trinh cũng nghĩ đời sau lấy chu dịch làm chuẩn vì đến chu dịch là các đột phá khoa học lý học xã hội thần túy đã tạm dừng, còn sau này những người như họ Thiệu liêm trinh nghĩ là những nhà khoa học kết hợp giữa tự nhiên và xã hội nữa bác ạ. Liêm trinh cũng đoán một nhà khoa học như bác tất có công trình riêng có điều có được phép công bố, có muốn công bố hay không mà thôi.Kính bác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2009 Đặt tên Liên Sơn, là tượng núi tuôn ra nội khí. Liên Sơn, núi liền nhau. Sơn Hải Kinh viết: "Họ Phục Hy được Hà Đồ, nhà Hạ về sau nhân việc đó, gọi là Liên Sơn". Đây là cách hiểu phổ biến và ý nghĩa đặt tên của sách "Liên Sơn". Quy tàng được hiểu theo nghĩa: muôn vật, không có vật nào là không quy về tàng trữ ở trong đó. Sơn Hải Kinh viết: "Hoàng Đế được Hà Đồ, người đời Thương nhân đó, gọi là Quy Tàng". Kinh điển thích văn tự lục nói: "Quy tàng chẳng lưu hành ở đời". Tả truyện chính nghĩa viết: ở phần Tương Công năm thứ 9 đã phê phán sách Quy tàng Dịch, mà đương thời được thấy là sách "ngụy thư, chẳng phải là Ân Dịch". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2009 Kính cụ lạc tướng Đặt tên Liên Sơn, là tượng núi tuôn ra nội khí. Liên Sơn, núi liền nhau. Sơn Hải Kinh viết: "Họ Phục Hy được Hà Đồ, nhà Hạ về sau nhân việc đó, gọi là Liên Sơn". Đây là cách hiểu phổ biến và ý nghĩa đặt tên của sách "Liên Sơn". Quy tàng được hiểu theo nghĩa: muôn vật, không có vật nào là không quy về tàng trữ ở trong đó. Sơn Hải Kinh viết: "Hoàng Đế được Hà Đồ, người đời Thương nhân đó, gọi là Quy Tàng". Kinh điển thích văn tự lục nói: "Quy tàng chẳng lưu hành ở đời". Tả truyện chính nghĩa viết: ở phần Tương Công năm thứ 9 đã phê phán sách Quy tàng Dịch, mà đương thời được thấy là sách "ngụy thư, chẳng phải là Ân Dịch". Theo liêm trinh cụ có nhiều sách tối cổ và nguyên nghĩa cụ nghiên cứu xem nguyên bản của chữ " Được" là thế nào. Bây giờ dùng ngón bẻ chữ xem tại sao người viết không viết:Tạo ra,làm ra, phát minh ra mà lại viết "được" như chiếm được,thu được,nhặt được, trộm được, nguyên chữ "được" theo cách hiểu của người Việt Nam như liêm trinh đã cho thấy người Hoa nghi chép điều này đã thừa nhận dân tộc Hoa không phải tác giả phát minh hà đồ, lạc thư.Kính cụ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2009 Gửi các cụ, các Cụ, ông, bác, chú... Vui một chút, đừng lấy lá + ngọn mà tìm về gốc + phân bón :( . Vô cực sinh thái cực., chú Vui Vui hiểu thì giải thích nhé, ko hiểu ko phải giải thích, hiểu hiểu, không hiểu.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2009 Vô cực sinh Thái cực sinh Lương nghi sinh tứ tượng sinh bát quái sinh lục thập tứ quái :( . Có Vô cực không ?. Vậy Vô cực thế nào ?. Trong hình Thái cực thì Vô cực có được thấy không ?. Tại sao ?. Chỉ cần thế thôi, đủ biết là không nắm được Thái cực, và từ Thái cực sinh Lưỡng nghi thế nào, Tứ tượng hình thành ra sao, bát quái từ đâu mà ra ?. thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2009 Có Vô cực không ?. Vậy Vô cực thế nào ?. Trong hình Thái cực thì Vô cực có được thấy không ?. Tại sao ?. Chỉ cần thế thôi, đủ biết là không nắm được Thái cực, và từ Thái cực sinh Lưỡng nghi thế nào, Tứ tượng hình thành ra sao, bát quái từ đâu mà ra ?. thân ái. Giọng chú thật là quen, chưa thấy xác nhưng đã thấy hồn ở đâu đây, chú cháu mình đã trải qua tứ tượng rồi :(. Cháu không trêu chú nữa :( . BB Chú Vui Vui Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 10, 2009 Cảm ơn những lời nói hay 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2009 Chào anh, Vuivui Mai Hoa Dịch - nguyên tác của Thiệu Khang Tiết, có ghi rằng: Theo truyền thuyết vua phục Hy thấy con long mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, trên lưng nó có bức đồ họa 55 vết điểm Đen và Trắng. Liền theo đó thiết lập Hà đồ. Đặt phép tắc trị Dân và vạch ra Bát quái, mở đầu Kinh Dịch. Mới bảo rằng: Thôi thì cái gì là truyền thuyết, cứ bỏ qua. Đành rằng chẳng ai tin. Nhưng cũng chẳng lấy đó để mà phản bác được. Người nào có Mồm thì người ấy nói. Mà Tớ Của thì có hơn 1 tỷ cái Mồm. Mỗi mồm nói một giây, thì cả tỷ cái mồm nói đến cả tỷ giây. Đố ai nghe cho xuể :mellow: . Thôi thì nhận đại đi cho rồi. Rõ là phương pháp đại bá nhé. Phục chưa !. Nhất quán chưa !. Tớ, người an nam, nhỏ bé, bé hều à. Chấp cái đại bá. Chỉ khiêm tốn hỏi anh Đại Bá một vài câu đơn giản. -Thì cứ cho anh Đại Bá có cái Hà đồ đi. Anh bảo rằng, từ đó mà đặt phép tắc trị dân !!!. Ghê quá ta. Vậy Anh triển khai đi, xem nó thế nào ?. -Rồi lại bảo, từ Hà đồ, vạch ra Bát quái - mở đầu kinh dịch. Vậy thì từ cái Hà đồ đó, anh vạch ra bát quái đi. Không được nói khơi khơi, mà phải làm thật kia. Anh vạch ra sao thành tám quẻ đây ?. Và từ đó chứng minh rằng Bát quái bao la vạn tượng. Nói đủ trên trời dưới đất, nhân sinh ?. Tại sao bát quái thì nói được, mà tứ tượng lại chưa ?. Nếu bảo tứ tượng vì ít hơn tám, cho hẳn 16, hay 32 quái đi. Nó đâu sao không chìa ra để ba hoa cho đủ trên trời, dưới đất, đủ hết càn khôn ?. Lại phải nhờ tới 64 chăng ?. Thế thì chấp cho tới 128, hay 256 cho anh Đại Bá sướng run cả chân tay. Sướng chưa. Nhưng nó đâu, nói hết càn khôn nghe thử ?. Trò chuyện với mấy anh đại bá. các ảnh ... tịt. Nay đưa lên đây, nhờ các em an nam mit giải thích hộ, và chứng minh hộ cái đó là kỳ thư đích thực của văn học trung quốc, là viên ngọc vô giá quý báu của trung quốc. Nó là sản phẩm tư duy vĩ đại ... đuôi to ...của người trung quốc ?. Nào mời các Bạn giúp nhân dân trung quốc với !!!. Thân ái. Đây: http://www.vietlyso.com/forums/showthread....3334#post123334 Sapa 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 Rubi có thể đem đề tài nghiên cứu của mình sang một topic khác. Ở đây chủ đề là "Kinh Dịch của Trung Quốc?" Chúng ta nên tập trung vào chủ đề này. Rubi có hẳn một topic riêng của mình trong diễn đàn mà. Tôi xóa những bài không liên quan đến chủ đề. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites