wen

Điều Chỉnh Lại Những Thiếu Sai Lệch Của Triết Học âm Dương Ngũ Hành

11 bài viết trong chủ đề này

Gửi diễn đàn

Về Chỉnh lại cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành (xin được giấu tên tác giả)Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương).

Hai cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành là cấu trúc số và cấu trúc tượng. Cấu trúc số là hệ thập phân được xắp xếp thành hai đồ hình Hà Đồ và Lạc Thư. Cấu trúc tượng là nguyên lý Âm dương Ngũ hành được biểu hiện một cách tương tự bằng các hình tượng (hào, quái).

Tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng trong cấu trúc số được xác định rất rõ ràng, nhưng trong cấu trúc tượng, tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng nhiều điểm sai lệch với chính tiền đề của nó. Sau đây là những điểm sai lệch cần chỉnh lý trong cấu trúc tượng.

I.NHỮNG ĐIỂM SAI LỆCH TRONG CẤU TRÚC TƯỢNG

Trong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.

Thứ nhất là hiện tại có sự sai lệch giữa Tiền đề và Nguyên lý của Bát quái. Tiền đề xác định tính chất của 8 quái chỉ có 4 tính chất là Kim, Hỏa, Thủy, Mộc, còn nguyên lý đang có thì 8 quái có 5 tính chất là Kim, Hoả, Thủy, Mộc và Thổ. Nội dung của Tiền đề có nói "Tứ tượng sinh ra Bát quái", Tứ tượng chỉ có 4 tính chất là Kim, Hoả, Thủy, Mộc cho nên Bát quái cũng chỉ có 4 tính chất tương ứng thì mới đúng lý.

Thứ hai là sự không nhất quán về tính chất của các quái trong 8 quái. Nguyên lý hiện tại, 8 quái có những tính chất như sau: 3 hành Kim, Mộc, Thổ thì có Âm có Dương còn 2 hành Thủy và hành Hỏa thì không có Âm dương.

Thứ ba, cấu trúc tượng đang tồn tại một nguyên lý sai lệch rất rõ ràng. Sai lệch này sẽ được chỉ ra khi căn cứ vào một tiền đề về cách xác định tính chất Âm dương Ngũ hành cho một đối tượng bất kỳ trong các cấu trúc nói chung và cấu trúc tượng nói riêng. Tiên đề có nội dung là:

"Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương)"

Căn cứ vào Tiền đề trên, thì thấy các đối tượng trong cấu trúc tượng có sự sai lệch, thiếu sót sau đây:

A-Về đối tượng của Lưỡng nghi:

Lưỡng nghi là Nghi âm và Nghi dương, hai đối tượng này so với Tiên đề thì thấy nó thiếu tính chất xác định trong Ngũ hành.

B-Về đối tượng của Tứ tượng:

Tứ tượng là Thái dương, Thái âm, Thiếu âm và Thiếu dương. Xét về tên gọi như vậy thì thấy 4 đối tượng này thiếu tính chất xác định trong Ngũ hành.

C-Về đối tượng của Bát quái:

Bát quái là Dương kim, Âm kim, Dương mộc, Âm mộc, Dương thổ, Âm thổ, Thủy và Hỏa. Như vậy tức là hai đối tượng Thủy và Hỏa có tính chất xác định trong Ngũ hành nhưng lại không có đối tượng Âm và Dương.

II.NHỮNG ĐIỂM SAI LỆCH VỀ HÌNH BÁT QUÁI

Kinh dịch có ghi "Hà đồ, Lạc thư vồn là nguồn gốc của quái hoạch" tức là 9 cung của đồ hình Hà đồ và 9 cung của đồ hình Lạc thư là bản đổ quy hoạch, sắp xếp vị trí 8 quái thành Hình bát quái.

Hình Bát quái Tiên thiên và Hình Bát quái Hậu thiên là hệ quả của sự phối hợp cấu trúc tượng với cấu trúc số. Tức là nạp Bát quái và Thái cực vào 9 cung của Hà đồ theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành tương ứng thì sẽ được hệ quả là Hình Bát quái Tiên thiên, nạp Bát quái và Thái cực vào 9 cung của Lạc thư theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành tương ứng thì sẽ được hệ quả là Hình Bát quái Hậu thiên.

Nhưng với nguyên lý về tính chất của 8 quái như hiện nay của cấu trúc tượng thì không thể nào thực hiện được điều hợp lý như trên. Điều này chứng tỏ nguyên lý của cấu trúc tượng đang có những khái niệm sai lệch.

Như vậy, vấn đề tiếp theo là phải chỉnh lý tính chất Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng một cách rõ ràng, chi tiết và hơp lý là một việc cần thiết.

III.NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG CẤU TRÚC TƯỢNG

Trong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.

1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng

Dịch có Thái cực, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ. Do nguyên lý của Âm dương mà Thái cực sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Do Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương mà Tứ tượng sinh ra Bát quái.

Nghi âm có tính chất xác định là Âm thổ, nghi dương có tính chất xác định là Dương thổ.

Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim.

Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc.

Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim.

Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa.

Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủy.

Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc.

Posted Image

Bảng 4. Hệ thống các hình tượng (hào, quái) của cấu trúc tượng

2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng

2.1-Thái Cực

Thái cực là sự hợp nhất của Âm dương Ngũ hành, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ, sắc vàng. Hình tượng của Thái cực là một hình tròn 4 màu.

Posted Image

Hình 6.Thái cực đồ-Hình tượng của hành Thổ

2.2-Lưỡng Nghi

Do nguyên lý Âm dương Ngũ hành mà Thái cực (hành Thổ) sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Hình tượng của Dương thổ là một vạch liền, gọi là Hào dương, hình tượng của Âm thổ là một vạch đứt, gọi là Hào âm.

Posted Image

Hình 7. Lưỡng nghi-Hình tượng của Dương thổ và Âm thổ

2.3-Tứ tượng

Do Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng được xác định là Thái dương kim, Thiếu dương hỏa, Thiếu âm thủy và Thái âm mộc.

Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim

Hình tượng của Thái dương kim và Thiếu dương hỏa được hình thành như sau:

Hào dương chồng thêm hào dương thành Thái dương kim(hai hào dương).

Hào dương chồng thêm hào âm thành Thiếu dương hỏa(dưới hào dương, trên hào âm)

Posted Image

Hình 8. Dương thổ sinh ra Thái dương kim và Thiếu dương hỏa

Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc

Hình tượng của Thiếu âm thủy và Thái âm mộc được hình thành như sau:

Hào âm chồng thêm hào dương thành Thiếu âm thủy(dưới hào âm, trên hào dương).

Hào âm chồng thêm hào âm thành Thái âm mộc(hai hào âm).

Posted Image

Hình 9. Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc

2.4-Bát quái

Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương (Âm sinh, Dương trưởng) mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Tính chất Âm dương Ngũ hành của Bát quái được xác định như sau:

Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim

Thái dương kim chồng thêm Hào dương thành quái Càn. Quái Càn là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là Dương kim. Thái dương kim chồng thêm Hào âm thành quái Đoài. Quái Đoài là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Kim nên tính chất xác định là Âm kim.

Posted Image

Hình 10. Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim

Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hoả

Thiếu dương hỏa chồng thêm Hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Dương hỏa. Thiếu dương hỏa chồng thêm Hào âm thành quái Chấn. Quái Chấn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Âm hỏa.

Posted Image

Hình 11. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa

Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủy

Thiếu âm thủy chồng thêm Hào dương thành quái Tốn. Quái Tốn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Thủy nên tính chất xác định là Âm thủy. Thiếu âm thủy chồng thêm Hào âm thành quái Khảm. Quái Khảm là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Thủy nên tính chất xác định là Dương thủy.

Posted Image

Hình 12. Thiếu âm thuỷ sinh ra Âm thủy và Dương thủy

Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc

Thái âm mộc chồng thêm Hào dương thành quái Cấn. Quái Cấn là giai đoạn bạn đầu (Âm sinh) của hành Mộc nên tính chất xác định là Âm mộc. Thái âm mộc chồng thêm Hào âm thành quái Khôn. Quái Khôn là trạng thái lớn mạnh(Dương trưởng) của hành Mộc nên tính chất xác định là Dương mộc.

Posted Image

Hình 13. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc

Như trên, cấu trúc tượng đã có được một sự hợp lý giữa Tiền đề và Nguyên lý. Các đối tượng đã xác định được tính chất Âm dương Ngũ hành rõ ràng, điều là căn bản để tiến đến sự kết hợp cấu trúc tượng với cấu trúc số và có được hệ quả là 2 Hình Bát quái. Tiếp theo, cần nêu ra đây nội dung Tiền đề và Nguyên lý riêng của cấu trúc số.

IV.NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CƠ BẢN TRONG CẤU TRÚC SỐ

1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi

Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi

Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi

Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi

Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi

Trời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ.

Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa.

Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc.

Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim.

Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ.

Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời.

Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất.

2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

Số 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ.

Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa.

Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc.

Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim.

Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ.

3-Hệ quả Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư.

Posted ImagePosted Image

Hình Hà đồ và Lạc thư

Posted Image

Hình 3. Ngũ hành sinh, khắc

Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ:

Kim sinh Thuỷ

Thuỷ sinh Mộc

Mộc sinh Hoả

Hoả sinh Thổ

Thổ sinh Kim

Posted Image

Hình 4. 9 cung Hà đồ

Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư:

Kim khắc Mộc

Mộc khắc Thổ

Thổ khắc Thủy

Thủy khắc Hỏa

Hỏa khắc Kim

Posted Image

Hình 5. 9 cung Lạc thư

Đến đây, các đối tượng trong 2 cấu trúc số và cấu trúc tượng đã được xác định tính chất Âm dương Ngũ hành một cách chi tiết.

V.PHỐI HỢP CẤU TRÚC TƯỢNG VỚI CẤU TRÚC SỐ THEO NGUYÊN LÝ THỐNG NHẤT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Phối hợp cấu trúc số với cấu trúc tượng theo nguyên lý thống nhất Âm dương Ngũ hành sẽ được hệ quả là 2 Hình Bát quái. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Hà đồ sẽ được hệ quả là hình Bát quái Tiên thiên. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Lạc thư sẽ được hệ quả là hình Bát quái Hậu thiên.

Qui tắc nạp Bát quái vào Hà đồ cũng như nạp Bát quái vào Lạc thư là qui tắc tương ứng theo tính chất Âm dương Ngũ hành:

Quái Càn và số 9, tương ứng với nhau theo tính chất dương Kim.

Quái Đoài và số 4, tương ứng với nhau theo tính chất âm Kim.

Quái Ly và số 7, tương ứng với nhau theo tính chất dương Hỏa.

Quái Chấn và số 2, tương ứng với nhau theo tính chất âm Hỏa.

Quái Tốn và số 6, tương ứng với nhau theo tính chất âm Thuỷ.

Quái Khảm và số 1, tương ứng với nhau theo tính chất dương Thuỷ.

Quái Cấn và số 8, tương ứng với nhau theo tính chất âm Mộc.

Quái Khôn và số 3, tương ứng với nhau theo tính chất dương Mộc.

Đặc biệt Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ được nạp vào vị trí trung cung của Hà đồ và Lạc thư.

Posted Image

Hình 14. Thực tại Bát quái Tiên thiên

Posted Image

Hình 15. Thực tại Bát quái Hậu thiên

Trên đây là kết quả của công trình nghiên cứu của một học giả ,xin quý vị và những người am hiểu về Phong Thủy học cho biết nhận xét của mình về bài viết trên.

xin cảm ơn !

Wen

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị của tác giả là:

Về Chỉnh lại cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

Vậy qua bài viết trên tác giả muốn có kết luận cuối cùng và chỉnh lại như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả xin được giấu tên này không phải là anh chàng Rubi sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy qua bài viết trên tác giả muốn có kết luận cuối cùng và chỉnh lại như thế nào?

Cac dieu chinh cuoi cung dang trong qua trinh hoan thien,se gui toi dien dan bai viet hoan thien tiep theo.

Wen

Tác giả xin được giấu tên này không phải là anh chàng Rubi sao?

Chinh Xac rui !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị của tác giả là:

Vậy qua bài viết trên tác giả muốn có kết luận cuối cùng và chỉnh lại như thế nào?

Chú Thiên Sứ kính mến, các anh chị thân mến, Rubi cháu là như thế này.

Cái chủ đề này, anh hội viên gì đó copy vào đây, Rubi cũng thấy ngay rồi, nhưng mà bây giờ mới tham gia.

Kết luận cuối cùng và Chỉnh lại như thế nào ?

Câu hỏi này của chú, có thể là một sự đương nhiên, đương nhiên phải đặt ra như thế cho vấn đề. Cháu thấy, có được kết luận cuối cùng thì rất tốt, nhưng tình hình hiện nay, cháu thấy chưa thể tự mình đưa ra kết luận được.

Có lẽ, thay vì kết luận cuối cùng, cháu thấy, nói ngắn gọi là, bài vở nên tự viết lại cho gọn gàng sạch sẽ hơn. Để xem, nó có thể làm tài liệu nghiên cứu có giá trị nhất định hay không. Theo hướng này thì có lẽ, nếu có viết thành được mấy trang tài liệu nghiên cứu, thì tiêu đề của nó sẽ tương tự như là "nhật ký nghiên cứu Âm dương Ngũ hành". Rồi trong đó, cháu có thể tự nói rằng chỉnh lý lại như thế này thế kia, theo hướng thứ nhất, thứ hai. Vậy xem ra, đây là hướng nghiên cứu mà không bám vào kết luận cuối cùng.

Bây giờ, nhân chủ đề này, cháu mới manh nha hướng giải quyết tiếp theo như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc chỉnh lại Hậu Thiên; Tiên Thiên - phối Hà Đồ hay Lạc Thư....ai đưa ra ý kiến gì cũng được. Thí dụ:

Thiên Sứ: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, Nguyễn Tiến Dũng: Trung Thiên bát quái đồ; Trần Quang Bình: Hâu Thiên Âu Lạc phối Hà đồ....vv ....

Nhưng việc hiệu chỉnh này - Hà Đồ - Lạc Thư - Bát quái Tiên, Hậu Thiên - mang tính nguyên lý lý thuyết cho tất cả mọi phương pháp ứng dụng cua thuyết Âm Dương Ngũ hành - thì - nó phải là một sự giải thích hợp lý tất cả mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó và miêu tả được một thực tại khách quan có khả năng nhận thức được và hình thành nên lý thuyết đó.

Nếu thỏa mãn điều kiện này thì sự hiệu chỉnh đó được coi là đúng. Nếu thuyết của Rubi muốn được coi là đúng thì nó phải giải thích được tất cả mọi lĩnh vức ứng dụng liên quan. Thí dụ như: Phong Thủy, Đông Y...vv...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc chỉnh lại Hậu Thiên; Tiên Thiên - phối Hà Đồ hay Lạc Thư....ai đưa ra ý kiến gì cũng được. Thí dụ:

Thiên Sứ: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, Nguyễn Tiến Dũng: Trung Thiên bát quái đồ; Trần Quang Bình: Hâu Thiên Âu Lạc phối Hà đồ....vv ....

Nhưng việc hiệu chỉnh này - Hà Đồ - Lạc Thư - Bát quái Tiên, Hậu Thiên - mang tính nguyên lý lý thuyết cho tất cả mọi phương pháp ứng dụng cua thuyết Âm Dương Ngũ hành - thì - nó phải là một sự giải thích hợp lý tất cả mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó và miêu tả được một thực tại khách quan có khả năng nhận thức được và hình thành nên lý thuyết đó.

Nếu thỏa mãn điều kiện này thì sự hiệu chỉnh đó được coi là đúng. Nếu thuyết của Rubi muốn được coi là đúng thì nó phải giải thích được tất cả mọi lĩnh vức ứng dụng liên quan. Thí dụ như: Phong Thủy, Đông Y...vv...

Thưa chú Thiên Sứ, nội dung điều kiện chú nói cháu thấy cũng đơn giản nhưng lại cũng rất phức tạp, là một đoạn thì nó rất ngắn, nhưng là một câu thì nó rất dài. Câu văn dài này để cháu ngẫm thêm.

Dạ, đúng là điều kiện đó là tiêu chuẩn để kết luận.

Nhưng nói riêng về cháu hiện tại. Vấn đề cháu thấy, thực ra có hai trường hợp để chỉnh lý, và tất nhiên là phải tìm ra một trường hợp có triển vọng, vì dụ như phải chứng minh được chắc chắn Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ là một nguyên lý đúng so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư. Hoặc ngược lại, vì dụ phải chứng minh được Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư đúng chắc chắn so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ.

Xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà đồ có các yếu tố cũ và mới có sự logic.

Cũng xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư mà từ đó người ta định ra ý nghĩa cho các yếu tố hệ quả, hay nói một cách khác, có nhiều nguyên lý cho thấy có nguồn gốc từ Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư.

Bởi vì khái quát có giới hạn, cháu thấy cả hai trường hợp trên đều có nhưng giá trị khiến vấn đề chưa thể đinh hướng theo hướng nào. Giả sử, sai với trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư, nhưng nó vẫn chứa đựng những nguyên lý mà người ta đã căn cứ vào đó để phát triển thành một hệ nguyên lý liên quan. Vậy nên cháu thấy, dù trường hợp này có sai thì cũng vẫn phải tìm hiều nó để xem cái nguyên lý liên quan đến nó đã có hệ thống như thế nào.

Và một điều tất yếu, cháu thấy là phải đem nguyên lý của Phong thủy và Đông y vào để so sánh đối chiếu. Nhưng nó cũng không đơn giản có thể kết luận được rằng trường hợp nào trong hai trường hợp trên là đúng. Nhưng đây là ý kiến riêng của cháu, nó phụ thuộc vào khả năng hay kiến thức của người nghiên cứu.

Nhưng trọng điểm của vấn đề này, cháu thấy, là nguyên lý của tính chất mỗi phần tử trong Cấu trúc tượng cũng như trong Cấu trúc số phải được xây dựng, mà cháu đang tập trung khám phá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ, nội dung điều kiện chú nói cháu thấy cũng đơn giản nhưng lại cũng rất phức tạp, là một đoạn thì nó rất ngắn, nhưng là một câu thì nó rất dài. Câu văn dài này để cháu ngẫm thêm.

Dạ, đúng là điều kiện đó là tiêu chuẩn để kết luận.

Nhưng nói riêng về cháu hiện tại. Vấn đề cháu thấy, thực ra có hai trường hợp để chỉnh lý, và tất nhiên là phải tìm ra một trường hợp có triển vọng, vì dụ như phải chứng minh được chắc chắn Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ là một nguyên lý đúng so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư. Hoặc ngược lại, vì dụ phải chứng minh được Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư đúng chắc chắn so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ.

Xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà đồ có các yếu tố cũ và mới có sự logic.

Cũng xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư mà từ đó người ta định ra ý nghĩa cho các yếu tố hệ quả, hay nói một cách khác, có nhiều nguyên lý cho thấy có nguồn gốc từ Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư.

Bởi vì khái quát có giới hạn, cháu thấy cả hai trường hợp trên đều có nhưng giá trị khiến vấn đề chưa thể đinh hướng theo hướng nào. Giả sử, sai với trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư, nhưng nó vẫn chứa đựng những nguyên lý mà người ta đã căn cứ vào đó để phát triển thành một hệ nguyên lý liên quan. Vậy nên cháu thấy, dù trường hợp này có sai thì cũng vẫn phải tìm hiều nó để xem cái nguyên lý liên quan đến nó đã có hệ thống như thế nào.

Và một điều tất yếu, cháu thấy là phải đem nguyên lý của Phong thủy và Đông y vào để so sánh đối chiếu. Nhưng nó cũng không đơn giản có thể kết luận được rằng trường hợp nào trong hai trường hợp trên là đúng. Nhưng đây là ý kiến riêng của cháu, nó phụ thuộc vào khả năng hay kiến thức của người nghiên cứu.

Nhưng trọng điểm của vấn đề này, cháu thấy, là nguyên lý của tính chất mỗi phần tử trong Cấu trúc tượng cũng như trong Cấu trúc số phải được xây dựng, mà cháu đang tập trung khám phá.

Cá nhân tôi tôn trọng tất cả mọi ý kiến có tính phát minh khác cái cũ. Nhưng nó phải phù hợp với một tiêu chí nhất quán. Cho dù tiêu chí đó nhân danh Thương Đế thì cũng phải hợp lý với chính nó. Riêng tôi, tôi chọn tiêu chí khoa học làm tiêu chí nhất quán trong các chủ đề của tôi.

Rubi cứ việc nghiên cứu theo định hướng của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi tôn trọng tất cả mọi ý kiến có tính phát minh khác cái cũ. Nhưng nó phải phù hợp với một tiêu chí nhất quán. Cho dù tiêu chí đó nhân danh Thương Đế thì cũng phải hợp lý với chính nó. Riêng tôi, tôi chọn tiêu chí khoa học làm tiêu chí nhất quán trong các chủ đề của tôi.

Rubi cứ việc nghiên cứu theo định hướng của mình.

Dạ vâng, cháu cảm ơn chú.

@Wen:

Cái nhà anh Wen này tại sao lại tạo ra chủ để này nhể ? :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào rubi

Thưa chú Thiên Sứ, nội dung điều kiện chú nói cháu thấy cũng đơn giản nhưng lại cũng rất phức tạp, là một đoạn thì nó rất ngắn, nhưng là một câu thì nó rất dài. Câu văn dài này để cháu ngẫm thêm.

Dạ, đúng là điều kiện đó là tiêu chuẩn để kết luận.

Nhưng nói riêng về cháu hiện tại. Vấn đề cháu thấy, thực ra có hai trường hợp để chỉnh lý, và tất nhiên là phải tìm ra một trường hợp có triển vọng, vì dụ như phải chứng minh được chắc chắn Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ là một nguyên lý đúng so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư. Hoặc ngược lại, vì dụ phải chứng minh được Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư đúng chắc chắn so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ.

Xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà đồ có các yếu tố cũ và mới có sự logic.

Cũng xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư mà từ đó người ta định ra ý nghĩa cho các yếu tố hệ quả, hay nói một cách khác, có nhiều nguyên lý cho thấy có nguồn gốc từ Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư.

Bởi vì khái quát có giới hạn, cháu thấy cả hai trường hợp trên đều có nhưng giá trị khiến vấn đề chưa thể đinh hướng theo hướng nào. Giả sử, sai với trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư, nhưng nó vẫn chứa đựng những nguyên lý mà người ta đã căn cứ vào đó để phát triển thành một hệ nguyên lý liên quan. Vậy nên cháu thấy, dù trường hợp này có sai thì cũng vẫn phải tìm hiều nó để xem cái nguyên lý liên quan đến nó đã có hệ thống như thế nào.

Và một điều tất yếu, cháu thấy là phải đem nguyên lý của Phong thủy và Đông y vào để so sánh đối chiếu. Nhưng nó cũng không đơn giản có thể kết luận được rằng trường hợp nào trong hai trường hợp trên là đúng. Nhưng đây là ý kiến riêng của cháu, nó phụ thuộc vào khả năng hay kiến thức của người nghiên cứu.

Nhưng trọng điểm của vấn đề này, cháu thấy, là nguyên lý của tính chất mỗi phần tử trong Cấu trúc tượng cũng như trong Cấu trúc số phải được xây dựng, mà cháu đang tập trung khám phá.

Lý học là một bộ môn khoa học và chúng ta là những nhà khoa học thuần túy nên liêm trinh nghĩ cứ thoải mái khám phá sáng tạo. Chỉ có điều cái bộ môn oái ăm này chỉ có mỗi thực tiến mới kiểm chứng được nên hơi lâu mới có kết quả. Giải quyết song lý thuyết rồi muốn kiểm chứng một vị trí thôi có nhanh cũng mất 1 năm -2 năm, còn kiểm chứng cả toàn bộ nhanh nhất cũng gần 10 -20 năm ru bi ạ. Lại còn cái họa tiềm ẩn là tận dụng tinh hoa cũ làm linh kiện để lắp nghép trong công trình và cái nếp nghĩ linh kiện tận dụng đã đúng ăn sâu vào đầu thành ra cứ loay hoay không chứng minh nổi vì linh kiện lắp nghép râu ông nọ cắm cắm bà kia nữa đấy.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào rubi

Lý học là một bộ môn khoa học và chúng ta là những nhà khoa học thuần túy nên liêm trinh nghĩ cứ thoải mái khám phá sáng tạo. Chỉ có điều cái bộ môn oái ăm này chỉ có mỗi thực tiến mới kiểm chứng được nên hơi lâu mới có kết quả. Giải quyết song lý thuyết rồi muốn kiểm chứng một vị trí thôi có nhanh cũng mất 1 năm -2 năm, còn kiểm chứng cả toàn bộ nhanh nhất cũng gần 10 -20 năm ru bi ạ. Lại còn cái họa tiềm ẩn là tận dụng tinh hoa cũ làm linh kiện để lắp nghép trong công trình và cái nếp nghĩ linh kiện tận dụng đã đúng ăn sâu vào đầu thành ra cứ loay hoay không chứng minh nổi vì linh kiện lắp nghép râu ông nọ cắm cắm bà kia nữa đấy.

Kính bạn

Kính chú Liêm Trinh. Nương theo đối thoại của chú, cháu có vài ý song song thế này.

Rubi cháu thấy, Nghiên cứu đi đôi với Kiểm chứng, Lý thuyết đi đôi với Ứng dụng. Đồng thời Nghiên cứu thì Lý thuyết sẽ dần hoàn thiện, Kiểm chứng thì Ứng dụng sẽ có sự mở rộng.

Song có thể, nếu vấn đề Nghiên cứu bị yếu thì Lý thuyết sẽ mất đi chính khí, giống như thế đất bị đứt long mạnh, và cũng là hiện tượng ở con người, học mà không nghĩ, đem cái học ấy (cũng có lấy được bằng cấp) để ứng dụng (đáp ứng nhu cầu của xã hội). Đó có thể là hiện tượng trong sự học và hành của ngành lý học này. Tức là người ta vẫn có thể nắm lấy Lý thuyết rồi Ứng dụng và lách qua (lách luật) Nghiên cứu và Kiểm chứng, thực tế thì vẫn thấy người ta vẫn có thể tồn tại như thế, giống như anh Kiến trúc sư thiết kế một ngôi nhà mà cái dầm nó bị lệch 50% so với trụ cột, ngôi nhà vẫn xây xong, người ta vẫn có thể ở mà không phát hiện ra được lỗi kia. Và bản thiết kế ấy lại được người khác sao chép để ứng dụng thi công...như vậy thì chưa biết khi nào có người phát hiện ra lỗi này.

Mở rộng và nói chung tất cả các ngành, vẫn đầy dẫy sự lách qua Nghiên cứu và Kiểm chứng để thực dụng với Lý thuyết và Ứng dụng, và các ngành đó vẫn tồn tại như thế, có lượng mà kém chất.

Còn nói riêng, Nghiên cứu đi đôi với Kiểm chứng, cháu thấy thế này.

Yếu tố khởi đầu cho sự khôi phục một ngành học, ví dụ như lý học, đều thấy có người tiên phong, đầu tư tâm lực (bằng trí tuệ: lựa chọn cúng như chấp nhận con đường)...Đề cập trực tiếp đến Nghiên cứu đi đôi với Kiểm chứng, cháu cũng nhân thấy sự đi đôi này là thiết yếu. Nói nghiêng về một bên, nếu anh (nói chung) đã có sự Nghiên cứu và có kết quả là Lý thuyết, việc tiếp sau là qua Ứng dụng để Kiểm chứng thì anh sẽ chỉnh lý Lý thuyết để dần hoàn thiện nó là có triển vọng. Đó là theo hướng Nghiên cứu trước rồi Kiểm chứng sau, đó là điều tất yếu.

Song trong sự phản biện một phát kiến mới, nhiều người cứ hấp tấp đem cái Kiểm chứng để phản biện Lý thuyết thì đó chỉ là, như là cầm đèn chạy trước ô tô. Thực tế, sự phản biện cũng là sự tất yếu tương tác.

Đó là cháu có vài ý song song với đối thoại của chú Liêm Trinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay