xitrum

Không Nên Chạm đến 4 “điểm Huyệt” Của Sông Hồng

3 bài viết trong chủ đề này

Không nên chạm đến 4 “điểm huyệt” của sông Hồng

(Dân trí) - Nguyên Cục trưởng Cục đê điều Nguyễn Kim Liên đã chỉ ra 4 điểm huyệt mà dự án qui hoạch khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội nên "tránh". Cũng theo ông, vấn đề đặt ra của dự án này sẽ động chạm đến… 10 triệu cư dân đồng bằng sông Hồng.

Hội thảo phản biện xã hội về tiêu thoát lũ và tác động của dự án qui hoạch cơ bản khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội lần 2 do Hội tưới tiêu Việt Nam tổ chức 8/10 đã tiếp tục nhận được những ý kiến thẳng thắn của các nhà nghiên cứu.

Đào sâu hay mở rộng đều không ổn định

Nguyên Cục trưởng Cục đê điều Nguyễn Kim Liên nhìn nhận, vấn đề đặt ra của dự án hợp tác với Hàn Quốc không phải chỉ là việc thoát lũ mà quan trọng hơn, còn động chạm đến 10 triệu nông dân đồng bằng sông Hồng.

Theo ông, dòng sông Hồng biến động dữ dội chỉ sau sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và việc đắp đê sông Hồng chỗ rộng, chỗ hẹp là tổng kết suốt chiều dài lịch sử của cha ông ta về dòng sông này.

Với quan điểm tôn trọng tự nhiên, ông Liên cho rằng, chúng ta có thể gọt được đất, nhưng không gọt được… trời. “Người Hà Nội vẫn mơ về một kè đẹp chạy dọc dòng sông, nhưng có làm kè dòng sông lại bồi đắp lên và tự tìm một cân bằng mới”, ông Liên nhận định.
Theo dự án, lòng sông sẽ được mở rộng tại cửa Liên Mạc và điểm sau cầu Chương Dương, nhưng ông Liên lại chỉ ra 4 “điểm huyệt” của đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội không được chạm đến: cửa Liên Mạc, Bắc Hưng Hải, Vĩnh Tuy, sông Đuống.

Posted Image

Ông Nguyễn Kim Liên: việc đắp đê chỗ rộng, chỗ hẹp là tổng kết của cha ông ta về dòng sông

Theo ông Liên, đây chính là những điểm dòng sông áp sát vào giúp cho việc lấy nước nên dù ủng hộ ý tưởng xoá đi những manh múm, nheo nhóc bên dòng sông, ông vẫn “quán triệt” nguyên tắc bảo lưu 4 điểm huyệt trên cùng quan điểm không động tới bãi giữa sông. 

Từng nhiều năm giảng dạy về động lực và chỉnh trị sông tại Đại học Xây dựng, đồng thời cũng đang thực hiện công trình nghiên cứu về sông Hồng, ông Lâm Tất Hậu cho rằng, điều kiện thuỷ văn, địa chất đã sinh ra hình thái sông Hồng như đã có. “Điều kiện như thế, chỉ mặt cắt như thế mới ổn định, còn đào sâu hay mở rộng đều không ổn định”, ông Hậu nhấn mạnh.

Phát biểu trước đó, ông Hoàng Truyền Kỳ, thành viên Hội tưới tiêu cũng cho rằng, không thể đào sâu lòng sông, bởi theo ông, chỉ mỗi cửa cống Liên Mạc, năm nào cũng phải nạo vét, nhưng sau mỗi lần như vậy lại bị dòng sông bồi lấp. Hơn nữa, theo ông Kỳ, vấn đề lấy nước cho đồng bằng ra sao, tiêu nước như thế nào chưa được dự án đề cập tới.

Mở rộng sang vấn đề di dân, ông Kỳ nhìn nhận, mức hỗ trợ 600 triệu đồng cho mỗi hộ dân là chưa thoả đáng, bởi nhiều ngôi nhà 6-7 tầng, giá trị có thể lên đến 5 - 7 tỉ đồng. Về tỉ lệ đồng ý thực hiện dự án cao trong các lần triển lãm, ông Kỳ cho rằng, đó chỉ là những người vãng lai, còn người dân tại khu vực lại là vấn đề khác.

Đừng biến phố cổ thành sân sau

Đánh giá dự án đã đưa ra những vấn đề rất hay, nhưng ông Phan Đình Đại, chuyên gia phía Việt Nam tham gia dự án này cũng nhìn nhận, có 2 điểm rất cơ bản của dự án chưa ổn.
Cụ thể, trong qui hoạch chưa làm rõ được việc di dân như thế nào (mới chỉ nói tái định cư tại chỗ) nên tính thiếu tính khả thi. Dự án cũng mới chỉ nghiên cứu lũ bề mặt, chưa đề cập đáy sông vận động như thế nào, địa chất ra sao, dẫn tới phương án xử lí đê điều không hợp lí.

Posted Image

Nhiều ý kiến chưa đồng tình với phương án đê của dự án

Kiến trúc sư cảnh quan Trần Thanh Vân cho rằng, Hà Nội đã mở rộng với diện tích 334 ngàn ha mà vẫn tìm cách “chui” vào lòng sông là không hợp lí. Theo bà Vân, không nên xây nhà cao tầng tại khu vực sông Hồng mà phải để nơi này thoáng rộng, mênh mông…

Cách làm như vậy được bà Vân nhấn mạnh là để tôn trọng phố cổ. “Xây những nhà cao tầng tại đó sẽ biến phố cổ thành sân sau của những toà nhà cao tầng”, bà Vân phân tích.

Một số phát biểu tại hội thảo còn cho rằng, nếu đắp thêm đê như dự án đề xuất sẽ hình thành 4 bờ đê hai bên sông, ảnh hưởng đến không gian tại khu vực sông Hồng.

Việc nâng cao bãi Tứ Liên cũng mang đến lo ngại về vấn đề thoát nước. Chưa kể, vấn đề thoát nước của sông Hồng không thể chỉ cắt đoạn Hà Nội ra tính mà phải tính cả hệ thống sông, tính ở tất cả các ngả đi về…

Cấn Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm thì thấy chưa khả thi - như các bài phân tích trên. Nhưng không làm thì cũng thấy không ổn. Cuối cùng là hội thảo để bàn chovui.

Thật là một điều bùn! Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đê điều là một trong những giải pháp phòng chống lũ, và là "một giải pháp quan trọng nhất hiện nay" đặc biệt với các tỉnh ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tuy vậy, đương lúc có đê có thể không cần đê, nghĩa là vào mùa cạn sự hiện hữu của đê là không cần thiết, hơn nữa còn gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi khác; đồng thời đất đai các khu vực ven sông ngày càng suy thoái do thiếu phù sa sông bồi tụ. Thay vì bồi tụ cho bãi bồi ven sông, giờ phù sa bồi tụ ngay trong lòng, lòng sông ngày càng cao, con nước càng lớn, quẫy mình muốn đổi dòng, bởi vậy chúng ta càng fai đắp đê ngày một to hơn, ngày một cao lớn hơn. Cụ thể cao trình khu vực nội thành Hà Nội nhiều nơi thấp hơn lòng sông Hồng rất nhiều, rất khó khăn cho bài toán tiêu thoát úng ngập nhất là khi HN có những trận mưa lớn kéo dài.

Bởi vậy quan điểm giữ đê hay phá bỏ đê đã vô tình hình thành nên hai trường phái và có những tranh luận rất gẳt gao về vấn đề này, không chỉ trong thời gian hiện tại và từ rất lâu trong quá khứ.

Vấn đề qua trọng trong dự án này là đặt sông Hồng vào đúng vai trò lịch sử của nó, lấy sông Hồng là vị trí trung tâm, trục động lực trong chiến lợc phát triển kinh tế. Không chỉ có cấp nước, tưới tiêu, phát triển nông nghiệp, phòng chống sạt lở, lũ lụt mà cần phải lợi dụng tổng hợp cho nhiều ngành kinh tế khác. Tức là chúng ta "chấp nhận sống chung với lũ" để đổi lại hưởng lợi từ dòng sông được nhiều hơn. Và HN sẽ không còn là một thủ đô "quay lưng lại với dòng sông" nữa. Thực tế, hiện nay có rất nhiều công trình kiểm soát lũ trên thượng lưu, bằng chứng là sự hiện diện của các hồ chứa đã và đang được xây dựng. Vấn đề lũ lụt của Hà Nội được kiểm soát khá tốt, chúng ta đang có đề tài cấp nhà nước về việc nghiên cứu chuyển đổi khu vực phân lũ Tam Nông, Thanh Thủy sang hình thức sử dụng khác; cống Vân Cốc, sông Đáy tiêu thoát lũ cho HN trên sông Hồng nhiều năm nay chỉ vận hành không tải, ít được sử dụng...

Do đó cần đánh giá, xem xét vai trò của sông Hồng trong đoạn phát triển hiện nay & trong tương lai. Việc khơi thông dòng chảy, mở rộng và nạo vét khơi sâu là cần thiết cho các mục tiêu phát triển. Tuy vậy tránh làm cục bộ mà cần có bài toán quy hoạch toàn tuyến, biện pháp chỉnh trị tổng hợp.

Việc lấy ý kiến các nhà khoa học là cần thiết, xong những cuộc họp như vậy thi thoảng dấy lên trên các phương tiện truyền thông rồi lại xẹp xuống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay