Thiên Sứ

Đồ Sắt ở Mộ Chum Khoảng 2.500 Tuổi

5 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện mộ chum khoảng 2.500 tuổi

(Dân trí) - Chiều 5/10, trong khi thi công dãy trường học trong khuôn viên Trường THCS Quế Lộc (thôn Lộc Đông, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, Quảng Nam), các công nhân đã phát hiện một mộ chum bằng đất nung nằm cách mặt đất khoảng 0,5m.

Posted Image

Mộ chum này được đánh giá thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh

Ban Giám hiệu nhà trường đã giữ nguyên hiện trường và điện báo cho Phòng VH-TT huyện. Sau khi xử lí và làm sạch hiện trường, các cán bộ Phòng VH-TT huyện đã làm phát lộ một mộ chum đã bị vỡ mất khoảng 1/3 phía trên; chiều cao còn lại là 60cm, đường kính 45cm, nắp chum hình nón cụt đã bị sụp vào trong…

Phía bên trong mộ chum, phát hiện một số đồ tùy táng chôn theo gồm: 30 hạt cườm bằng mã não, 01 dao sắt (đã bị gãy), 01 chiếc đục bằng sắt (đã gãy họng tra cán), 01 dọi xe chỉ bằng gốm và một số đồ gốm đã vỡ nát chưa rõ kiểu dáng.

Posted Image

Một số đồ tùy táng được chôn kèm theo.

Theo đánh giá ban đầu, mộ chum này thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh, có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm.

Sáng qua 6/10, cán bộ Bảo tàng tỉnh Quảng Nam đã đến hiện trường để tiến hành khai quật và đưa mộ chum cùng những mảnh gốm về Bảo tàng Quảng Nam nghiên cứu. Số hiện vật còn lại hiện đang lưu giữ tại Phòng VH-TT huyện Nông Sơn.

Lâm Nguyên Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy là từ khoảng 500 năm trước công nguyên người Việt Nam ta đã biết đến kỹ nghệ làm đồ sắt, không còn là thời đại đồ đồng thuần chất nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy là từ khoảng 500 năm trước công nguyên người Việt Nam ta đã biết đến kỹ nghệ làm đồ sắt, không còn là thời đại đồ đồng thuần chất nữa.

Theo cái "hầu hết" và "cộng đồng" thì Thời Hùng Vương không có đồ sắt. Bởi vì họ không tìm thấy di vật khảo cổ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mà họ cho là nơi cư trú của người Việt cổ. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng Quảng Nam thì hơi xa đồng bằng Bắc bộ. Vẫn tính là Việt Nam nhưng không tính vào nền văn minh Đông Sơn được. Nhưng thời Hùng Vương đã có giao thương với rất nhiều nước trên thế giới, tại sao ở Sa Huỳnh người ta có đồ sắt mà thời Hùng Vương không sử dụng đồ sắt. Át hẳn người ta có lý do gì đó mà ta chưa biết được hoặc chưa tìm được hiện vật đồ sắt thôi vì nó vẫn còn trong lòng đất. Cháu hy vọng là các cuộc khảo cổ trong tương lai sẽ tìm ra hiện vật bằng sắt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng nói tóm lại thì người Việt Nam nói chung đã có đồ sắt từ trước công nguyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng Quảng Nam thì hơi xa đồng bằng Bắc bộ. Vẫn tính là Việt Nam nhưng không tính vào nền văn minh Đông Sơn được. Nhưng thời Hùng Vương đã có giao thương với rất nhiều nước trên thế giới, tại sao ở Sa Huỳnh người ta có đồ sắt mà thời Hùng Vương không sử dụng đồ sắt. Át hẳn người ta có lý do gì đó mà ta chưa biết được hoặc chưa tìm được hiện vật đồ sắt thôi vì nó vẫn còn trong lòng đất. Cháu hy vọng là các cuộc khảo cổ trong tương lai sẽ tìm ra hiện vật bằng sắt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng nói tóm lại thì người Việt Nam nói chung đã có đồ sắt từ trước công nguyên.

Theo bác thì không cần phải đợi khảo cổ tìm thấy ở Đồng bằng bắc bộ mới xác định được thời Hùng Vương có đồ sắt. Bởi vì , khi thời đại đồ sắt đã trở thành phổ biến và những dấu ấn văn hóa của thời Hùng Vương đã xác định ở các nơi thì việc thời Hùng Vương có đồ sắt là tất yếu. Di sản khảo cổ chỉ là hiện vật xác minh mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites