wildlavender

HOÀNG ĐẾ ĐẦU TIÊN CỦA NHẬT BẢN LÀ TRUNG QUỐC ?

7 bài viết trong chủ đề này

30% người Nhật có huyết thống Trung Hoa?

Hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản là người Trung Quốc? (Phần I)

Thứ ba, 1/7/2008, 07:00 GMT+7

Từ Phúc là đồ đệ của nhân vật nổi tiếng thuộc phái Binh gia Quỷ Cốc Tử. Quỷ Cốc Tử từng làm tể tướng nước Sở, sau đó về ở ẩn ở nước Vệ, thu nhận đồ đệ tại tỉnh Hà Nam, huyện Kỳ, núi Vân Mộng. Bởi vì Quỷ Cốc Tử thu nhận đồ đệ tại đây mà địa danh này trở nên nổi tiếng.

Posted Image

Năm 1987, tôi được biết Ueno, một học giả Nhật Bản hiện đang làm việc tại trường đại học Waseda, nghiên cứu rất sâu về Từ Phúc. Vị học giả này nói rằng, chính Từ Phúc và những người đi theo ông ta đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần nhìn nhãn cầu có màu vàng nâu của người Nhật Bản có thể khẳng định họ là hậu duệ của bộ lạc Tề (nước Tề, quê hương Từ Phúc). Ở Nhật Bản có rất nhiều người mang họ Saito, trong Hán ngữ có nghĩa là Tề. Có thể nói, chí ít cũng có 30% người Nhật có huyết thống Trung Hoa và họ đều là hậu duệ của những tùy tòng của Từ Phúc.

1. Lai lịch Từ Phúc

Từ Phúc là đồ đệ của nhân vật nổi tiếng thuộc phái Binh gia Quỷ Cốc Tử. Quỷ Cốc Tử từng làm tể tướng nước Sở, sau đó về ở ẩn ở nước Vệ, thu nhận đồ đệ tại tỉnh Hà Nam, huyện Kỳ, núi Vân Mộng. Bởi vì Quỷ Cốc Tử thu nhận đồ đệ tại đây mà địa danh này trở nên nổi tiếng. Quỷ Cốc Tử tên là Vương Thần, còn gọi là Vương Hử, người nước Vệ, thời Chiến Quốc. Lớn lên theo thuật Tung Hoành, tinh thông binh pháp, võ thuật, kỳ môn độn giáp. Ông nổi tiếng có cuốn sách Quỷ Cốc Tử binh pháp còn lưu truyền đến nay. Quỷ Cốc Tử thường ngày ẩn cư trong núi Vân Mộng dạy đệ tử. Trong những đồ đệ của Quỷ Cốc Tử thì Từ Phúc là đồ đệ thuộc hàng sau Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi, Mao Toại, những nhân vật nổi tiếng thời Chiến Quốc.

Trong số những đồ đệ của Quỷ Cốc Tử, Tôn Tẫn, Bàng Quyên chú trọng ở binh pháp, thông hiểu cả kỳ môn bát quái. Thời đại của họ ước chừng vào khoảng thời đại của Tần Hiếu Công. Trương Nghi, Tô Tần chủ ở thuật Tung Hoành (du thuyết, ngoại giao). Khi họ xuất núi là thời kỳ của Tần Huệ Vương và Tần Chiêu Vương còn Hiếu Văn Vương, ông của Tần Thủy Hoàng chỉ lên ngôi được 1 năm thì chết.

Còn Mao Toại, Từ Phúc là những đồ đệ cuối đời của Quỷ Cốc Tử. Thời đại của Mao Toại ước vào thời cha của Tần Thủy Hoàng, Khánh Tương Vương (thời kỳ Lã Bất Vi nắm quyền). Từ Phúc là đệ tử nổi danh cuối cùng của Quỷ Cốc Tử, học khí công, tu tiên và võ thuật. Thời điểm ông ta xuất núi chính vào khoảng thời gian Tần Thủy Hoàng đăng cơ, cùng thời với tể tướng Lý Tư. Thời gian vị đệ tử cuối cùng này của Quỷ Cốc Tử xuống núi ước vào khoảng từ năm 280 đến năm 230 trước CN, trước sau khoảng bốn đến năm mươi năm.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, Từ Phúc hiến kế cho Tần Thủy Hoàng rằng dùng 500 đồng nam, 500 đồng nữ, đi thuyền lớn tới đảo Bồng Lai để hỏi thần tiên xin thuốc trường sinh bất lão. Kết quả là vào năm 219 trước CN đi lần thứ nhất không có kết quả gì. Lần thứ hai vào năm 209 thì một đi không trở lại. Tần Thủy Hoàng đợi một năm không thấy Từ Phúc trở lại, thân mình đã chết trước, không biết rằng, Từ Phúc đã đến Doanh Châu ở biển Đông (tức Nhật Bản).

Sách sử còn ghi chép lại rằng, Từ Phúc tức Từ Thị, tên chữ là Quân Phòng, người Lang Nha, đất Tề (nay là Cán Du, Giang Tô, Trung Quốc), phương sĩ nổi tiếng thời Tần. Ông học rộng, tài cao, thông hiểu y học, thiên văn, hàng hải,… đồng tình với trăm họ, vui thú với việc giúp đỡ người khác cho nên có danh vọng rất cao trong lòng người dân ven biển.

Posted Image

Tần Thủy Hoàng đi tuần phía Đông

Năm 28 Thủy Hoàng (tức năm 219 trước CN), lần thứ nhất Tần Thủy Hoàng đi tuần phía Đông, lên núi Thái Sơn khắc vào đá ca ngợi công đức. Sau đó qua huyện Hoàng, núi Phàn Thành, lên núi Chi Phù (nay là Yên Đài), xuống Lang Nha ở phía Nam, lưu tại đó ba tháng. Trong thời gian đó, Tần Thủy Hoàng nhìn thấy ở ven bờ biển xuất hiện một người con trai, cho rằng đó là tiên nhân xuất hiện bèn phái Từ Phúc dẫn đồng nam, đồng nữ đáp một số thuyền tiến ra biển đi tìm thuốc trường sinh bất lão. Từ Phúc ra biển tìm thuốc nhiều năm mà không có kết quả gì.

9 năm sau (tức năm 210 trước CN), Tần Thủy Hoàng tuần thú phía Đông lần thứ hai, Từ Phúc sợ Tần Thủy Hoàng trách móc mình, bèn dối trá rằng, ở ngoài biển có một con cá mập rất đáng sợ, do đó thuyền rất khó đến gần được núi tiên để cầu thuốc, nên phái những thiện xạ cùng đi để họ giết con cá nguy hiểm này mới có khả năng lên bờ cầu xin thuốc tiên được. Tần Thủy Hoàng lại một lần nữa phái Từ Phúc mang đồng nam, đồng nữ và thợ khéo tay, võ sĩ, xạ thủ tổng cộng hơn 500 người, mang theo ngũ cốc, lương thực, đồ dùng, nước ngọt ra biển cầu xin thuốc tiên.

Từ Phúc ra biển Đông không cầu được “thuốc bất lão”, sau khi lên bờ tại Kumanoura, Nhật Bản, phát hiện ra một “bình nguyên rất rộng” (tức là đảo Kyushu, Nhật Bản). Thuốc trường sinh bất lão không tìm được nếu trở về sẽ gặp họa sát thân, Từ Phúc bèn tính kế lâu dài, định cư nơi đây, không quay trở về nữa. Từ Phúc và những người đi cùng đã dạy cho những người ở đảo Kyushu những văn minh tiên tiến của triều Tần như kỹ thuật canh tác nông nghiệp và đánh bắt cá, luyện kim, làm muối,… và cả kỹ thuật điều trị bệnh trong y học, thúc đẩy xã hội nơi đây phát triển, nhờ vậy rất được nhân dân nơi đây kính trọng.

Người Nhật Bản tôn Từ Phúc làm “thần cai quản việc nông canh” và “thần y dược”. Ở Wakayama, Saga, Hiroshima, Aichi, Akita,… đều có dấu tích của những hoạt động của Từ Phúc. Ở Saga, Shinmiya trong các đền thờ đều lấy Từ Phúc làm thần để thờ phụng, mỗi năm đều tổ chức hoạt động tế lễ rất rầm rộ. Để phát huy mạnh mẽ tinh thần của Từ Phúc, Trung Quốc và Nhật Bản đã phối hợp lập nên Hội Từ Phúc, mấy năm gần đây những tác phẩm học thuật và văn nghệ liên quan đến Từ Phúc không ngừng xuất bản, những vở kịch liên quan đến Từ Phúc cũng không ngừng được lên sân khấu.

( còn nữa )

Hy Văn (vietimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

2. Từ Phúc là Thủy Hoàng Đế của người Nhật Bản?

Người Nhật Bản thường chỉ nói thần tộc Thiên Hoàng vượt biển mà tới đất này nhưng lại không đề cập đến chuyện từ đâu mà tới.

Vào năm 1987, tôi từng qua thăm Shinmiya bởi vì tôi rất muốn nhìn tận mắt nơi Từ Phúc lên bờ ở Nhật. Thành Shinmiya nằm ở huyện Wakayama. Tôi cũng từng gặp qua thị trưởng của thành phố Shinmiya. Điều lý thú là ông ta vốn cũng là người rất có hứng thú với nhân vật Từ Phúc. Ông ta mang tôi đến địa điểm Từ Phúc lên bờ. Đây là một bờ biển rất đẹp, có một ngôi đền thờ thần màu hồng, xung quanh rất yên tĩnh. Chúng tôi cũng tìm đến địa điểm mà theo truyền thuyết là nơi Từ Phúc đã phát hiện ra loại thuốc trường sinh bất lão. Vị thị trưởng này giải thích rằng, loại thuốc này có tác dụng bổ thận trị bệnh, người có một quả thận khỏe, tuổi thọ đương nhiên sẽ được kéo dài!

Posted Image

Bia mộ của Từ Phúc được lập tại vùng ngoại ô của thành phố

Thị trưởng còn dẫn tôi tham quan bia mộ của Từ Phúc được lập tại vùng ngoại ô của thành phố. Tấm bia này dùng Hán ngữ để ghi chép từ việc Từ Phúc làm sao tìm ra thuốc trường sinh bất lão cho đến việc vì sao ông quyết định định cư lâu dài ở Nhật. Bia mộ được lập vào năm 1834, trên bia có ghi 5 chữ “Từ Phúc chi mộ bi” do một vị thư pháp gia có tiếng thủ bút còn lời thơ trên mặt bia là do một vị Hán học người Nhật viết ra.

Thị trưởng nơi đây còn cho biết, vào ngày 28 tháng 11 hàng năm, người Wakayama đều tập trung trước mộ Từ Phúc để tổ chức hoạt động kỷ niệm rất trọng thể. Vào năm 1980, lễ kỷ niệm Từ Phúc của người Wakayama đã tròn 2200 năm. Từ năm 19915 trở đi, nhân dân Wakayama thành lập Hội bảo vệ di tích Từ Phúc. Năm 1931, họ còn thành lập Hội bảo vệ di sản văn hóa Từ Phúc, tới năm 1955 cuối cùng họ đã thành lập nên Hiệp hội Từ Phúc.

Posted Image

Người thân tín bên cạnh Từ Phúc

Bên cạnh mộ của Từ Phúc còn có bảy ngôi mộ khác, tương truyền là bảy người thân tín bên cạnh Từ Phúc. Không có ai nói được rõ ràng về số phận của 3000 đồng nam, đồng nữ mà Từ Phúc mang theo đến Nhật Bản.

Có rất nhiều địa phương ở Nhật Bản, đặc biệt là Kyushu cũng có những di tích về Từ Phúc. Lần đầu qua Fukutomi, tôi đã hỏi một vị quan chức cao cấp nơi đây rằng có biết về Từ Phúc hay không. Vị này cũng có một chút lúng túng, bởi vì ông ta từ trước đến nay chưa từng nghe qua cái tên này. Vì thế tôi kể cho ông ta nghe một số chuyện về Từ Phúc. Ngày thứ hai, ông ta đưa cho tôi một cuốn Trung tâm Kyushu tại Trung Quốc. Trong sách có nhiều bài nói về mối quan hệ giữa Trung Quốc, Kyushu và Từ Phúc.

Tất cả người Nhật Bản đều kính trọng Từ Phúc. Trong thôn Kinryu ở Saga, Từ Phúc trở thành một vị thần về tri thức và y dược được mọi người sùng bái. Ngoài ra ông còn được mọi người xưng tụng như là thần nước và thần nông nghiệp. Những người dân trong thôn gọi Từ Phúc là “Kinryu tiên sinh”. Ở đó còn có một bức tranh tường cổ miêu tả mối quan hệ giữa Từ Phúc và Kinryu. Đây là tác phẩm của một họa sĩ sống vào thế kỷ XVII, hiện tại đã trở thành bảo vật của chùa Kinryu.

Ở Kinryu, mỗi khi gặp hạn hán, người dân lại tới chùa Kinryu mang bức họa Từ Phúc trên kiệu, đi khắp chợ để cầu mưa. Khi đi phía sau của kiệu người ta dùng cỏ và lá trúc kết thành một con rồng lớn nặng 2 tấn, dài 36 mét. Toàn bộ nghi thức này được gọi là “Vũ khất hành sự” (nghi thức cầu mưa) được cử hành vào 8 tháng 8, bốn năm năm một lần. Trong nghi thức trọng thể này, những người tham gia nỗ lực đánh trống để cầu trời cho mưa xuống.

Vào năm 1724, tại Chifu, gần Kinryu cũng bị hạn hán nghiêm trọng nhưng sau khi tiến hành nghi thức cầu mưa này thì mưa xuống. Vì vậy, người Nhật Bản tin rằng, khi Từ Phúc tới Chifu tìm thuốc trường sinh bất lão, ông đã giúp đỡ rất nhiều nông dân nơi đây. Thậm chí còn có thuyết nói ông đã yêu một cô gái của vùng đất Chifu này.

Tôi cũng đã tham quan vùng ven biển của Shinmiya, tới nơi có bức tường thành đổ nát cao khoảng một mét rưỡi, dài khoảng chừng 32 km. Người Nhật Bản tin rằng Từ Phúc cũng tu sửa một đoạn trường thành. Nó là hình ảnh thu nhỏ của Vạn Lý Trường Thành của nước Tần Trung Quốc. Vào thời kỳ Mạc Phủ Edo (1600 - 1876), còn được tu sửa vượt qua kỷ lục của toàn thành này. Một số học giả cho rằng, Từ Phúc tu sửa đoạn thành này thực tế là để phòng chống quân của Tần Thủy Hoàng vì truy bắt ông ta mà tấn công Nhật Bản. Vào thời kỳ Edo, không có một lực lượng lao động lớn, để xây dựng một tòa thành như vậy là điều không thể tưởng tượng nổi, đây thực là một khoản chi phí lớn.

Địa điểm Từ Phúc lên bờ cũng rất phù hợp với địa điểm mà nhân vật Thần Vũ Thiên Hoàng lên bờ. Một học giả Đài Loan tên là Vệ Đỉnh Sinh vào năm 1970 đã viết một cuốn sách tên gọi là Từ Phúc và Nhật Bản, nói rằng vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản không phải ai khác chính là Từ Phúc. Ông dựa vào sự trùng hợp rất kỳ lạ về thời gian mà Thiên hoàng và Từ Phúc lên bờ mà đưa ra kết luận khá mới mẻ này. Trong sách còn đề cập đến việc từ sinh hoạt trong những mộ huyệt quan trọng của hoàng tộc Nhật Bản vào thời đại Thiên Chiếu Đại Thần, người ta phát hiện ra một chiếc gương đồng thời Tần và một chiến đao mà người nước Tần thường dùng. Nếu như không phải là Từ Phúc tới đây, thì Nhật Bản làm sao có được những di vật thời cổ đại này? 2000 năm trước khi Từ Phúc tới Nhật Bản, Nhật Bản còn đang trong thời kỳ đồ đá, làm sao có thể chế tạo những thứ như vậy? Cuốn sách này còn nói tiếp, sự thực đã chứng minh Từ Phúc chính là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản.

Tác giả còn lo lắng rằng nếu như người Nhật Bản cứ tiếp tục tin chắc vào thần thoại rằng họ là hậu duệ của thần mà không tiếp nhận các luận điểm khoa học thì lịch sử rất có thể sẽ bị lặp lại, bởi nguyên nhân gây ra chiến tranh là vì người Nhật Bản tin rằng mình là chủng tộc ưu tú nhất.

Lịch sử của Nhật Bản chìm ngập trong những thần thoại. Đại đa số người Nhật đến nay vẫn tin họ là hậu duệ của những vị thần, như trong hai bộ biên niên sử sớm nhất của Nhật Bản là Cổ sự ký (Truyền thuyết cổ đại) và Nhật Bản thư ký (Nhật Bản biên niên sử) có ghi chép. Căn cứ vào những cuốn sử này, Thần Vũ Thiên Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản lên ngôi vào năm 660 trước CN. Nhưng cho tới đầu thế kỷ thứ VIII, Nhật Bản vẫn chưa có một bộ sử biên niên ghi chép lịch sử nào hoàn toàn đáng tin cậy. Và điều không thể tranh cãi nữa là cả hai bộ sử này đều dùng Hán ngữ cổ đại để viết thành.

(Còn nữa)

Hy Văn (Vietimes) dịch từ QQ.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này đã xác định rõ hơn giả thuyết của tôi về nguồn gốc dân Nhật Bản từ nước Văn Lang xưa.

Doanh Châu là một xứ sở của thần thoại Việt.

Xin quí vị quan tâm xem xét bài thơ của Lý Bạch sau đây:

MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT

Thơ Lý Bạch

Hải khách đàm Doanh Châu,

Yên đào vi mang tín nan cầu

Việt nhân ngữ Thiên Mụ,

Vân hà minh diệt hoặc khả đổ.

Thiên Mụ liên thiên hướng thiên hoành,

Thế bạt Ngũ Nhạc, yểm Xích Thành.

Thiên Thai tứ vạn bát thiên trượng,

Đối thử dục đảo đông nam khuynh.

Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt,

Nhất dạ phi đô kính hồ nguyệt.

Hồ nguyệt chiếu ngã ảnh,

Tống ngã chí Diễm Khê.

Tạ công túc xứ kim thượng tại,

Lục thuỷ đãng dạng thanh viên đề.

Cước trước Tạ công lý

Thân đăng thanh vân thê.

Bán bích kiến hải nhật

Không trung văn thiên kê

Thiên nham vạn hác lộ bất định,

Mê hoa ỷ thạch hốt dĩ mính,

Hùng bào long ngâm âm nham tuyền.

Lật thâm lâm hề kinh tằng điên.

Vân thanh thanh hề dục vũ,

Thuỷ đạm đạm hề sinh yên.

Liệt khuyết tích lịch,

Khâu loan băng tồi.

Động thiên thạch phi,

Hoanh nhiên trung khai.

Thanh minh hạo đãng bất kiến để,

Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân đài.

Nghê vi y hề phong vi mã,

Vân chi quân hề, phân phân nhi lai hạ.

Hổ cổ sắt hề loan hồi xa,

Tiên chi nhân hề liệt như ma.

Hốt hồn quý dĩ phách động,

Hoảng kinh khởi nhi trường ta.

Duy giác thì chi chẩm tịch,

Thất hướng lai chi yên hà.

Thế gian hành lạc diệc như thử.

Cổ lai vạn sự đông lưu thuỷ,

Biệt quân khứ hề hà thì hoàn ?

Thả phóng bạch lộc thanh nhai gian.

Tu hành tức kỵ phỏng danh sơn.

An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý,

Sử ngã bất đắc khai tâm nhan!

MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT

Cảm tác thơ Lý Bạch

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Khách hải hồ kể mãi xứ Doanh Châu.

Cõi huyền thoại nơi chân trời giáp biển.

Chuyện thần tiên văn hiến Việt ngàn xưa.

Nơi ấy.

Lồng lộng trên cao

Thiên Mụ chắn ngang trời.

Giữa huyền không bời bời.

Ngũ nhạc còn bé, Xích thành nhỏ nhoi.

Núi Thiên Thai hùng vĩ xuyên mây.

Trước Thiên Mụ cũng ngả nghiêng chao đảo.

Ta ôm mộng sống trong huyền thoại Việt.

Mơ vượt sóng trào hồ Động Đình đất Kính.

Xuyên Ngô Việt trong trăng thanh lung linh.

Về Diễm Khê thanh bình.

Theo bóng trăng đến lều tranh Tạ Linh Vân.

Nơi nước biếc soi áng mây thơ thẩn.

Hạc kêu, vượn hót

Gió giục mây vần.

Mượn hài thần Tạ công, ta nhẹ bước thanh vân.

Lưng chừng núi chợt thấy mặt trời lồng lộng.

Mão Nhật kê tinh gáy gọi hừng Đông

Đường đi mênh mông.

Mây buông ráng hồng.

Chợt trời sập tối.

Sầm sập mây trôi.

Nghe Kỳ lân gào thét.

Tiếng Rồng gầm vang khe.

Gió giật chớp loè.

Núi tan, non lở.

Chợt vỡ toang cửa trời rộng mở.

Thăm thẳm huyền vi.

Chói loà trời trăng soi lầu vàng, gác bạc.

Thiên thần lừng lững bay.

Giáp trụ hiên ngang, lấp lánh bẩy sắc cầu vồng.

Cưỡi thần mã phi nhanh như gió.

Cõi trời huyền thoại Việt.

Toàn người đẹp nghiêng thành.

Ảo huyền như trăng thanh.

Dáng tiên thanh tú .

Đông như cỏ manh.

Nghe hổ chơi đàn.

Hồn Bá Nha chứa chan.

Chợt nhìn phượng múa.

Vũ khúc Nghê Thường mê man…

Giật mình tỉnh giấc mơ vàng.

Mang mang như khói hương tàn trôi đi.

Ngàn thu qua có nhắc gì?

Mơ xưa xứ Việt ngang mi dâng sầu.

Đất trời nhắc cuộc bể dâu.

Nào mơ danh tướng công hầu mà chi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản là người Trung Quốc? (Phần II)

Thứ năm, 3/7/2008, 07:00 GMT+7

Nghiên cứu của Ueno còn đề xuất rất nhiều những kết luận khác. Ông cho rằng, Từ Phúc và những người tùy tòng của ông đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần xem màu mắt vàng của người Nhật Bản thì có thể khẳng định họ là hậu duệ bộ lạc Tề (tức bộ lạc quê hương của Từ Phúc). Những người Nhật bản này có rất nhiều người mang họ Trai Đằng, trong Hán Ngữ có nghĩa là Tề.

3. Từ Phúc là người sáng lập Thần Đạo giáo Nhật Bản?

Người Nhật Bản không thích khảo cổ, bởi vì đã khảo thì nguyên hình tất lộ. Thần Đạo giáo của Nhật Bản vốn đến từ Trung Quốc.

Vào năm 1987, tôi có quen Ueno, một học giả Nhật nghiên cứu rất sâu về Từ Phúc, hiện đang công tác tại đại học Waseda. Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị liên minh đánh bại, ông di dân sang sống ở Mỹ và một số nước Mỹ Latin. Ông nói với tôi rằng, sau khi ông rời Nhật Bản mới phát hiện tại sao ở Châu Á, phát xít Nhật Bản lại phạm phải nhiều tội ác như vậy, tại sao Nhật Bản lại muốn chinh phục thế giới. Vị học giả này rời Nhật Bản đã 25 năm, và 10 năm trước đây mới quay trở lại Nhật Bản.

Ueno cho rằng, vào triều Tần, Tần Phúc nhất định là một thủ lĩnh người nước Tề nhờ nghiên cứu cách chế tạo thuốc trường sinh mà nổi danh. Tần Thủy Hoàng muốn trừ khử Từ Phúc vì Từ Phúc chắc chắn sẽ là mối đe dọa với ông ta. Ông ta phái Từ Phúc đi tìm thuốc trường sinh mà ông ta biết là nhiệm vụ không thể hoàn thành. Từ Phúc biết rằng, nếu mình tay không trở về Trung Quốc nhất định sẽ bị Tần Thủy Hoàng xử tử. Đó là nguyên nhân Từ Phúc không trở về Trung Quốc.

Ueno nói, Từ Phúc mang theo những đại thành của nền trí tuệ và tri thức của người Trung Quốc, trong đó bao gồm Đạo giáo. Ông cho rằng, Từ Phúc mới chính là người sáng lập chân chính của Thần Đạo giáo ở Nhật Bản. Thời Chiến Quốc, nước Tề là nước tuân thủ tôn giáo một cách nghiêm ngặt, mỗi người đến đạo quán đều phải trai giới, ở đó có phòng dành riêng cho mọi người thực hiện việc trai giới, làm sạch tâm hồn. Cho đến nay trong mỗi đền thờ thần xã đều còn giữ lại kiểu phòng như vậy dành cho những người tham bái thực hiện việc trai giới, loại phòng này được gọi là “Tề thất”, hoặc “Tề”, tức là quê hương nước Tề của Từ Phúc.

Tôi cũng có đôi điểm nghi ngờ trong cách lý giải của Ueno, vì thế khi tôi tới mỗi huyện tham quan đều tìm hiểu qua các đền thờ thần xã, xem có giống như lời của Ueno nói hay không. Khi tôi đến tham quan các thần xã, đều đặt một câu hỏi: “Ở đây có Tề thất, dành cho người đến cúng bái hay không?”. Người hầu trong thần xã rất kinh ngạc nhìn tôi, đại khái nói rằng chưa từng có ai hỏi đến vấn đề này. Họ đều trả lời rằng: “Đương nhiên là có loại tề thất như vậy, mỗi người đến cúng bái ở đền thần xã trước hết đều phải trai giới ở phòng này”. Tôi cũng hỏi họ là có biết nguồn gốc của loại “Tề thất” này không thì họ không biết. Nhưng rõ ràng những lý giải của Ueno không phải là không có lý.Nghiên cứu của Ueno còn đề xuất rất nhiều những kết luận khác. Ông cho rằng, Từ Phúc và những người tùy tòng của ông đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần xem màu mắt vàng của người Nhật Bản thì có thể khẳng định họ là hậu duệ bộ lạc Tề (tức bộ lạc quê hương của Từ Phúc). Những người Nhật bản này có rất nhiều người mang họ Trai Đằng, trong Hán Ngữ có nghĩa là Tề.

Ông còn nói Khổng Tử và Lão Tử đều có nguồn gốc sâu xa từ nước Tề. Những người tùy tòng của Từ Phúc cũng có nhiều họ khác nhau, trong số đó cũng có rất nhiều người họ Tần, là quốc danh dưới vương triều Tần. Tại quận Sơn Khẩu, 1300 năm trước đã từng xây dựng nên một vương quốc Tần. Từ phong tục tập quán đều như là xuất phát từ Trung Quốc, họ đều là hậu duệ của “đặc phái viên” của triều đại nhà Tần, Từ Phúc.

Căn cứ theo thống kê của Ueno, chí ít cũng có 30% người Nhật có huyết thống Trung Hoa và họ đều là hậu duệ của những tùy tòng của Từ Phúc.

Ueno nói: “Nếu như người Nhật Bản biết rằng mình với người Trung Quốc là như đồng bào, có cùng huyết thống thì trong chiến tranh thế giới thứ hai họ đã không phạm phải những hành động tàn ác như vậy đối với người Trung Quốc. Chúng ta rất có thể cũng sẽ không tiến hành xâm lược người Trung Quốc”. Ông còn nói: “Trước khi tôi sang Trung Quốc, bởi vì những tội ác chúng ta gây ra với Trung Quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai mà tôi luôn cảm thấy day dứt. Nên trước khi sang Trung Quốc tôi phải cố gắng khắc phục cảm giác này”.

Posted Image

Tượng Từ Phúc ở Nhật Bản

Ueno nói rằng cách nói rằng mình con cháu của thần của người Nhật Bản hiện nay là rất nguy hiểm. Nếu như người Nhật tiếp tục tin vào những thần thoại này, lịch sử sẽ lại tiếp diễn. Vì thế, ông đã tính tới việc viết một cuốn sách để người Nhật Bản triệt để nhìn rõ nguồn gốc khởi nguyên của họ.

Ở Nhật Bản, điều được giữ tuyệt đối bí mật là phần mộ của tổ tiên. Nếu chưa được hoàng tộc cho phép không có ai được đụng chạm đến những phần mộ này chứ đừng nói đến vì mục đích nghiên cứu mà khai quật các phần mộ này. Nếu như người Nhật Bản cho phép khai quật các phần một tổ tiên để nghiên cứu, thì chắc chắn lịch sử của Nhật Bản sẽ phải được viết lại. Nếu như họ phát hiện ra rằng tổ tiên của mình là người Trung Quốc hay người Cao Ly, họ sẽ giải thích ra sao? Tôi nghĩ so với việc không quan tâm đến sự thực mà chỉ chìm đắm trong tưởng tượng và thần thoại thì tốt hơn nhiều.

4. Hata Tsutomu, thủ tướng của Nhật Bản đã công khai thừa nhận mình là hậu duệ của Tần Thủy Hoàng

Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật Bản mang họ Trung Quốc, ở Hàn Quốc cũng như vậy.

Vào năm 1994, ứng cử viên thủ tướng Hata Tsutomu trước khi nhận chức đã công khai thừa nhận mình là hậu duệ của hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng. Điều này khiến cho nhiều người Nhật Bản ngỡ ngàng. Ông nói rằng tổ tiên của mình họ Tần, mãi đến 200 năm trước đây mới đổi thành họ Vũ Điền, bởi trong tiếng Nhật, chữ Tần và chữ Vũ Điền phát âm gần giống nhau. Ông tự cho mình là người đời sau của tùy tòng gồm 3000 đồng nam đồng nữ do Từ Phúc dẫn đầu tới Nhật Bản. Nói cách khác, vị thủ tướng này đã thừa nhận trong mình có dòng máu Trung Quốc.

Posted Image

Mộ của con cháu Từ Phúc được đặt trong chùa Miếu Thiện của huyện Thần Nãi, khi tôi phát hiện ra, tôi đã tin rằng 2200 năm trước, Từ Phúc đã vượt biến đến Nhật Bản”, nữ sĩ Tajima Yuuko, thuộc Hiệp hội hữu nghị Nhật Trung huyện Kanagawa, hiệp hội hữu nghị Từ Phúc của Kanagawa đã nói như vậy khi bà ở cảng Liên Vân, Giang Tô.

Có rất nhiều người người thuộc hiệp hội hữu nghị Nhật Trung huyện Kanagawa, hiệp hội hữu nghị Từ Phúc của Kanagawa đã đến cảng Liên Vân để thống báo những phát hiện mới nhất về mộ phần con cháu của Từ Phúc, nằm trong chùa Miếu Thiện ở Kanagawa, bên trái mộ của họ Fukutomi. Đại ý những ghi chép trong mộ được các chuyên gia khảo chứng, nói rằng tổ tiên của họ là Từ Phúc của triều Tần, sở dĩ họ lấy họ Fukutomi là vì lấy chữ Phúc trong tên Từ Phúc để con cháu không quên nguồn gốc tổ tiên.

Trong truyền thuyết, Từ Phúc sinh ra ở thị xã cảng Liên Vân, huyện Cán Du, trấn Kim Sơn được sử sách ghi chép là người đầu tiên của Trung Quốc vượt biển đến đất Phù Tang (Nhật Bản). Tại hơn 2200 năm trước, Từ Phúc phụng mệnh Tần Thủy Hoàng, dẫn đầu 3000 đồng nam đồng nữ vượt biển. Mọi người đều cho rằng: Từ Phúc đã đem văn minh thời Tiên Tần như kỹ thuật canh tác, luyện kim, dệt vải, văn tự,… truyền bá ở đảo quốc Nhật Bản.

Nguyên thủ tướng của Nhật Hata Tsutomu vào năm 2000 đã về vùng quê của Từ Phúc ở Cán Du. Ông từng nhiều lần phát biểu rằng, gốc gác của dòng họ Vũ Điền là ở Trung Quốc, tổ tiên của ông chính là Từ Phúc.

Hy Văn (Vietimes) dịch từ QQ.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Wildlavender đã sưu tầm được bài viết này.

Đối với người bàng quan, xem để biết qua nội dung thì bài viết này có vẻ như là một lập luận hoàn hảo về nguồn gốc người Nhật là người Trung Hoa. Nhưng chỉ cần xem kỹ một chút thì chúng ta đã thấy hoài nghi vì bằng chứng duy nhất chỉ là Đài tưởng niệm Từ Phúc duy nhất có ở Nhật Bản và một số vấn đề tín ngưỡng liên quan. Chúng ta đặt một giả thiết rằng lập luận trong bài viết trên là đúng và ứng dụng giả thuyết "Người Nhật Bản có nguồn gốc Trung Hoa" để giải thích những vấn đề liên quan đến nó. Nếu như giả thuyết trên giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan một cách nhất quán với nó một cách khách , quan, có tính quy luật và có khả năng tiên tri thì giả thuyết này được coi là đúng theo đúng tiêu chí khoa học.

Trước hết chúng ta xem mộ bia của Từ Phúc được lập từ năm nào qua đoạn dưới đây:

Thị trưởng còn dẫn tôi tham quan bia mộ của Từ Phúc được lập tại vùng ngoại ô của thành phố. Tấm bia này dùng Hán ngữ để ghi chép từ việc Từ Phúc làm sao tìm ra thuốc trường sinh bất lão cho đến việc vì sao ông quyết định định cư lâu dài ở Nhật. Bia mộ được lập vào năm 1834, trên bia có ghi 5 chữ “Từ Phúc chi mộ bi” do một vị thư pháp gia có tiếng thủ bút còn lời thơ trên mặt bia là do một vị Hán học người Nhật viết ra.

Như vậy mộ bia này mới được lập cách đây gần 200 năm: 1934 - 2008. Vậy vấn đề được đặt ra là trước đó ở đây mộ Từ Phúc như thế nào? Tôi xin lưu ý quí vị quan tâm là tại Phú Thọ, dân địa phương sẵn sàng chỉ cho khách tham quan, hoặc những người quan tâm đủ các loại bia mộ từ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Mẫu Âu Cơ...và trên ngay Đền Hùng có cả lăng vị vua Hùng thứ VI. Xin xem hình minh họa dưới đây:

BÊN LĂNG VUA HÙNG THỨ VI

Posted Image

Tôi tin rằng sẽ chẳng có một học giả khả kính nào khẳng định và chứng minh được rằng: vua Hùng Vương thứ VI đã được an táng tại đây. Cũng như vậy thì một Từ Phúc với một chiều dài gần 2000 năm đã được chôn ở đây liệu có phải là điều xác thực không? Và tất nhiên mộ Từ Phúc nói trên được chôn ở đấy là bằng chứng vật thể cho việc Từ Phúc là tổ tiên người Nhật Bản hiện đại cho bài viết trên. Nhưng tôi chưa bao giờ và cũng chưa hề thấy các học giả nào trong và ngoài nước, khẳng đinh những bia mộ của các vị vua trong lịch sử Việt là đích thực của các vị vua Hùng cả.

Bởi vì, nếu thực sự là Từ Phúc đích thực dẫn hàng ngàn người đến Nhật Bản và sinh con đẻ cháu làm nên dân tộc Nhật hiện đại thì Nhật Bản thì Lịch sử Nhật Bản phải bắt đầu từ thế kỷ thứ II trước Cn và chí ít lịch sử Nhật Bản không mơ hồ khi mà lịch sử Nhật Bản chỉ tương đối rõ ràng từ thế kỷ thứ III sau Công Nguyên. Và cho đến nay, chính người Nhật vẫn còn chưa khẳng định được cội nguồn của mình. Các bạn có thể dễ dàng tìm những tư liệu này trên các website ngay bằng tiếng Việt liên quan đến lịch sử văn hóa Nhật Bản để xác định điều này. Ngay trong bài viết trên chính người viết cũng thừa nhận:

Nhưng cho tới đầu thế kỷ thứ VIII, Nhật Bản vẫn chưa có một bộ sử biên niên ghi chép lịch sử nào hoàn toàn đáng tin cậy. Và điều không thể tranh cãi nữa là cả hai bộ sử này đều dùng Hán ngữ cổ đại để viết thành.

Như vậy bạn đọc cũng thấy rằng: Lịch sử Nhật Bản chỉ thực sự có từ thế kỷ XVIII

Chưa hết, chúng ta phân tích những mâu thuẫn trong bài viết trên dựa trên chính những tư liệu của bài này:

Căn cứ vào những cuốn sử này, Thần Vũ Thiên Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản lên ngôi vào năm 660 trước CN.

Như vậy, căn cứ vào lịch sử Nhật thì người Nhật đã có vua lên ngôi năm 660 trước Cn. Trong khi Từ Phúc đến Nhật vào thời Tần thủy Hoàng, sau đó khoảng 400 năm? Vậy chúng ta giải thích thế nào về điều này?

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi tiếp tục viết tiếp chủ đề này tôi xin được đưa lên đây một bản tin thời sư. Nhưng điều tôi mong quí vị quan tâm lưu ý về một thần thoại Nhật Bản sẽ liên quan đến bài phân tích của tôi tiếp theo. Đó là sự liên hệ nội dung của thần thoại này với sự tích Ngưu Lang chức nữ phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc.

Tôi làm đậm và chuyển sang màu xanh bleur đoan cần quan tâm.

Nguồn Vietnamnet.vn

Lãnh đạo G8 viết nguyện ước lên cây tre

10:43' 03/07/2008 (GMT+7)

Lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh G8 tại Nhật sẽ không cầu nguyện dưới một vì sao, mà thay vào đó là gắn những ước mong của họ lên một cây tre.

Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ diễn ra trong ba ngày từ 7 - 9/7 tại thị trấn Toyako (Hokkaido, miền bắc Nhật Bản). Lãnh đạo các nước giàu có và phát triển trên thế giới dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề như giá lương thực, nhiên liệu leo thang, tình trạng ấm nóng toàn cầu cũng như sự phát triển hạt nhân.

Giới truyền thông đưa tin, mỗi lãnh đạo tham dự hội nghị sẽ được yêu cầu viết ước nguyện của họ lên một tờ giấy. Tờ giấy này sau đó sẽ được gắn lên một cây tre để biến các mong muốn trở thành hiện thực.

Nghi thức trên là một phần của lễ hội Tanabata truyền thống của Nhật, được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 Dương lịch. Lễ hội dựa vào một truyền thuyết kể về hai người yêu nhau bất hạnh chỉ được trùng phùng trên dải ngân hà mỗi năm một lần.

Thời điểm diễn ra lễ hội năm nay trùng với thời gian khai mạc hội nghị thượng đỉnh G8.

Bên cạnh các hoạt động kỉ niệm lễ hội Tanabata, hơn 70.000 cửa hàng, văn phòng và điểm tham quan du lịch ở Nhật như Tháp Tokyo, sẽ tham gia chiến dịch tắt điện để tiết kiệm năng lượng vào tối 7/7.

Trong một bài phát biểu hồi tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản, Yasuo Fukuda, từng cho biết: "Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ được tổ chức vào ngày lễ hội Tanabata, vì vậy chúng ta sẽ tắt điện và ngắm nhìn dải ngân hà trong khi tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường".

  • Thanh Bình (Theo Reuters, Japan Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm thân mến.

Bài viết trên cho thấy sự khẳng định nguồn gốc người Nhật từ Trung Quốc và cho rằng Tử Phúc và vài ngàn bộ hạ (Có sách chép 500 đồng nam, 500 đồng nữ) là người Trung Quốc đầu tiên đặt chân lên đất Nhật Bản và để lại dấu ấn văn hóa Trung Hoa ở đây.

Nguyên nhân của Từ Phúc ra đi chính là đến miền đất Doanh Châu huyền thoại ngoài biển để tìm thuốc trường sinh bất lão cho Tần Thủy Hoàng. Nhưng chúng ta cũng đã nhận thấy rằng: Doanh Châu là miền đất thần thoại thuộc văn minh Việt điều này ngót ngàn năm sau chính Lý Bạch cũng phải thừa nhận và bị mê hoặc bởi những huyền thoại kỳ bí Việt. Bởi vậy , chúng ta có thể khẳng định rằng: Khi thôn tính được lục quốc và miền Nam Dương Tử, chính Tần Thủy Hoàng đã bị mê hoặc bởi sự kỳ vĩ của nền văn hiến Việt qua Tử Phúc và Từ Phúc là người gốc Bách Việt. Sự giải thích này hoàn toàn hợp lý với hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh và khách quan.

Giả thuyết này thừa nhận Từ Phúc là người Việt cùng với một số đồng bào của mình 500 đồng nam, 500 đồng nữ đã đến Nhật. Nhưng với một lực lượng như vậy, Từ Phúc chưa đủ khả năng để lập thành một quốc gia hùng mạnh sau này. Vì ngày ấy, trên đất Nhật bây giờ tuy hoang vu nhưng đã có thổ dân sinh sống (*). Chính vì vậy, Từ Phúc đã để dấu ấn ở đây là những con dao đồng tìm thấy ở Nhật Bản. Chỉ đến khi cuộc nổi dậy của người Việt ở Nam Dương Tử, dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng thất bại, những đạo thủy binh của Hai Bà và những người dân Việt bất khuất mới di tản sang mảnh đất Phù Tang hiện nay. Chính lực lương này với một số lượng đông đảo , kết hợp với một bộ phận dân Việt đã ở đây trước đó mà giả thiết là do Từ Phúc người Việt làm nên công động người Nhật Bản đông đúc hiện nay. Giả thuyết này giải thích được hầu hết những vấn đề liên quan đến nó theo tiêu chí khoa học, trong đó có vấn đề gen di truyền của người Nhật giống 90% với người Việt trên đất Việt Nam hiện nay và là thông tin khoa học cập nhật mới nhất trong vòng hai ba năm nay. Trước đây tôi tưởng thông tin này là thông tin cá nhân giữa tôi và giáo sư Trần Quang Vũ, nhưng đến nay thì xác định được rằng: Đây là thông tin khoa học đã được phổ biến. Điều này cũng giải thích sự biến dạng của câu chuyện tình Ngưu Lang Chức nữ ghi dấu ấn trong truyền thuyết và lễ tục Nhật Bản.

Nghi thức trên là một phần của lễ hội Tanabata truyền thống của Nhật, được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 Dương lịch. Lễ hội dựa vào một truyền thuyết kể về hai người yêu nhau bất hạnh chỉ được trùng phùng trên dải ngân hà mỗi năm một lần.

Kết luận của tôi cho rằng:

Nền văn hiến huyền vĩ của người Lạc Việt mà hậu duệ chính là người Việt Nam ngày này là điều không thể chối cãi, khoa học ngày càng phát triển (Thí dụ như kỹ thuật dùng gen để xác định nguồn gốc chủng tính) thì càng chứng tỏ chân lý này. Tất cả những giá trị huyền vĩ Đông Phương là tinh hoa của một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trước nền văn minh hiện nay thuộc về người Lạc Việt.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites