wildlavender

Bão đánh “vỡ” Ra Nhiều Chuyện Làm ăn Gian Dối

19 bài viết trong chủ đề này

Bão đánh “vỡ” ra nhiều chuyện làm ăn gian dối

Cập nhật lúc 04:48, Thứ Ba, 06/10/2009 (GMT+7)

,Posted Image– “Nhờ” bão, người dân Đà Nẵng phát hiện bờ kè ven biển, trụ điện... còn dễ ngã đổ hơn cả hàng rào bằng tôn!

Bão số 9 oanh tạc miền Trung

Từ bờ kè không lõi sắt

Như đã phản ánh, cơn bão số 9 gây thiệt hại hết sức nặng nề cho tuyến đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành của Đà Nẵng. Đặc biệt, nửa phần đường tiếp giáp với bờ biển, đoạn từ cầu Phú Lộc đến Nam Ô, gần như không còn chỗ nào nguyên vẹn.

Posted Image

Các đoạn bờ kè bị sạt lở trên đường Nguyễn Tất Thành cho thấy hoàn toàn không có lõi sắt bên trong Ảnh: HC

Theo khảo sát sơ bộ của Sở GT-VT Đà Nẵng, khoảng 70% vỉa hè dọc theo phía biển đã bị sụt lún, tạo thành những “giao thông hào” sâu hoắm. Hàng chục ngàn viên gạch lát vỉa hè bị sóng biển tràn qua, lột phăng ném ra giữa đường. Hàng loạt lan can, bậc lên xuống biển dành cho du khách và người dân bị đánh vỡ hoặc cong queo, méo mó đến thảm hại…

Đặc biệt, sóng biển đã đánh sập hoàn toàn phần trên của 14 đoạn bờ kè, mỗi đoạn từ 20 – 25m và đây chính là những “cửa ngõ” để sóng biển tiếp tục tràn vào tàn phá con đường. Nền đường sụt lún tới mức gần như nghiêng hẳn về phía biển.

Nghiêm trọng nhất là mố cầu phía đông cầu Phú Lộc bị sạt hoàn toàn. Sóng lớn đánh sập nền và xé toạc đoạn mặt đường rộng hơn 5m ngay sát chân cầu, tạo thành hố sâu hết sức nguy hiểm…

Trước đó, trong cơn bão Xangsane năm 2006, tuyến đường Nguyễn Tất Thành cũng từng bị tàn phá nặng nề. Do vậy, vào tháng 7/2008, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã quyết định đầu tư 3,3 tỷ đồng để khắc phục những chỗ hư hỏng, sụt lún vỉa hè, hệ thống thoát nước và cảnh quan trên tuyến đường…

Chính hậu quả từ bão Xangsane cho thấy đường Nguyễn Tất Thành do nằm quá sát biển, không có hệ thống cây xanh che chắn nên là cung đường rất dễ bị sóng biển “vùi dập”. Vì vậy, việc sửa chữa, nâng cấp, khắc phục các điểm hư hỏng trên tuyến đường này tất yếu phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu.

Nhưng chỉ sau hơn 1 năm, tuyến đường lại tiếp tục bị phá nát. Và cũng “nhờ” có bão số 9 vừa qua mà người dân phát hiện ở các đoạn bờ kè bị vỡ, tuyệt nhiên không có cây sắt nào làm lõi bên trong. Tất cả chỉ là khối bê tông gồm đá dăm, đá hộc “kết nối” với nhau bằng xi măng như kiểu người ta xây tường. Thế nên khi sóng lớn tràn qua thì từng khối bê tông “được” bóc ra như thể người ta gỡ từng viên gạch ra khỏi bờ tường!

Không chỉ người dân quanh đó thắc mắc mà chính nhiều người đang làm trong ngành xây dựng cũng lắc đầu ngao ngán, không thể hiểu nổi vì sao một tuyến bờ kè quan trọng bảo vệ cho cung đường nằm ôm sát bờ biển, thường xuyên chịu tác động khắc nghiệt của thiên tai nhưng lại có kiểu kết cấu kỳ lạ đến vậy?

Những đoạn bờ kè “không lõi sắt” đó đang là lời “tố cáo” đầy thuyết phục về chất lượng xây dựng công trình ngay từ đầu, cũng như việc nâng cấp, sửa chữa tốn kém hàng tỷ đồng hồi tháng 7/2008?

Chúng tôi đem những câu hỏi này đặt ra với ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Sở GT-VT Đà Nẵng. Câu trả lời của ông là… chờ xem lại thiết kế, còn bây giờ ông đang bận tiếp khách!

Đến trụ điện không móng

Trong khi đó, người dân ở tổ 27C và 23C khu vực Thọ An, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà cho hay, khoảng 2 giờ sáng 29/9, gió lớn từ “rìa” cơn bão số 9 đã làm ngã đổ 5 cây trụ điện dài cả chục mét trên đường Phan Bá Phiến. Trụ điện đổ chắn ngang đường, dây điện nhùng nhằng khiến đoạn đường khoảng 500m bị ách tắc.

Posted Image

Trụ điện được chôn mà không hề có móng!

Đã mấy ngày trôi qua, nhiều người dân vẫn còn thở phào vì mấy cây trụ điện này đổ ngã vào ban đêm, chứ nếu vào ban ngày chắc đã có người phải mang hoạ. “May mắn” hơn nữa, cả 5 trụ điện đều ngã đổ về phía đông, nằm vật hết ra giữa đường, chứ nếu ngã theo chiều ngược lại thì hàng loạt nhà dân nằm gần các trụ điện này, nhiều nhà chỉ cách chân trụ điện khoảng 2 – 3m, đã lâm nguy.

Song điều khiến người dân bức xúc là sau khi các cây trụ điện ngã đổ, người ta mới phát hiện ra mấy cây trụ bê tông ly tâm đường kính khoảng 30cm, dài khoảng 10m, nặng hàng trăm kg này chỉ được… chôn rất sơ sài trên mặt đất. Chính xác là chỉ được cắm xuống đất khoảng 70cm – 1m, chứ hoàn toàn không có móng trụ, không có bê tông liên kết.

Người dân cho biết, số trụ điện này mới được dời vào lề đường cách đây vài tháng khi tiến hành chỉnh trang đường Phan Bá Phiến. Mới nhìn bên ngoài tưởng rất vững vàng, tuy nhiên kiểu làm ăn cẩu thả, gian dối đã không thể “múa rìu qua mắt... bão”.

Và không ít người đặt nghi ngờ: Một khi cả 5 trụ điện đều đồng loạt ngã đổ theo cùng một kiểu như thế thì những trụ điện còn lại trên tuyến đường này liệu có an toàn, hay chỉ cần một cơn gió nhẹ là đã ngã vật ra, gây hại cho người dân?

So sánh

Xin nêu ra đây một so sánh nhỏ: Ngay trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Công ty Deawon (Hàn Quốc) dựng tường rào bằng tôn, sườn sắt dài cả cây số bao quanh dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước. Tường rào cao hơn 2m, hướng ra biển và tất nhiên là hứng trọn những đợt gió bão cực mạnh từ biển tốc vào trong cơn bão số 9 vừa qua.

Posted Image

Trong khi bờ kè, trụ điện... ngã đổ thì hàng rào bằng tôn của khu đô thị Đa Phước chẳng hề suy suyển trước gió bão!

Ấy vậy mà, hàng rào này lại chẳng hề bị suy suyển, thậm chí một miếng tôn cũng không bị bong ra. Người dân xung quanh đều thắc mắc, không lẽ cái hàng rào tạm ấy lại vững vàng, đủ sức chống chọi với gió bão hơn cả những bờ kè, trụ điện bê tông… vốn phải đáp ứng yêu cầu về sự lâu bền, không nói vĩnh cửu thì chí ít cũng vài chục năm?

  • Hải Châu
  • nguồn vietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiền thì rất quí, nhưng tham quá thì trở thành kẻ bất nhân.

Vì tiền hôm nay mà quên mất phúc của con cháu ngày mai.

vải thưa sao che được mắt Thánh.

dại thật mà cứ tưởng mình khôn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đà Nẵng: Đổ xô đi mót gỗ sau bão

Thứ bảy, 03 Tháng mười 2009, 18:02 GMT+7

- Nhiều người dân thành phố Đà Nẵng mấy ngày nay đã đi dọc các bãi biển đường Phạm Văn Đồng và đường Nguyễn Tất Thành để mót củi và gỗ do sóng biển đánh dạt vào bờ sau bão số 9. (gỗ ở rừng đầu nguồn chảy về. Đây là số lượng gỗ rất lơn mà bọn lâm tặc chất chứa ở rừng đầu nguồn)

Trong hàng trăm đống rác trên các bãi bãi biển này có lẫn rất nhiều cành cây và cả những khúc gỗ rất lớn phải dùng xe cần cẩu để đưa lên. Rất nhiều gỗ đã được người dân thu gom, chất thành từng đống chuẩn bị chuyển về nhà.

Một người mót gỗ cho biết: có đủ các loại gỗ trên rừng bị bão cuốn, dạt vào bờ, nhưng do sóng đánh tróc hết vỏ ngoài nên khó xác định là loại gỗ gì. Duy nhất chỉ có gỗ thông dầu được nhận ra bởi mùi đặc trưng của nó.

Một số người dân đưa cả cưa ra cưa gỗ vàbán tại chỗ. Giá cả căn cứ theo đường kính và độ dài của cây gỗ. Một cây dài khoảng 3m, đường kính cỡ 30cm được bán với giá 600 -700 ngàn đồng.

Trong lúc đó, mặc dù bão đã tan 3 ngày, nhưng trên các đường phố Đà Nẵng vẫn còn tồn đọng nhiều đống rác cao. Dù được các cán bộ và người dân chung tay dọn dẹp, các công nhân của Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng làm việc cật lực… nhưng do thiếu phương tiện để vận chuyển nên tình trạng rác ứ đọng là không thể tránh khỏi. Trên đường phố lúc này, có những đống lấn ra gần một nửa đường đi, gây cản trở giao thông.

Sau đây là một số hình ảnh phóng viên VnMedia ghi lại được trong ngày 2/10:

Posted Image

Rất nhiều gỗ đang chờ được vận chuyển về nhà

Posted Image

Có những khúc gỗ to phải nhờ đến cần cẩu mới chờ đi được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước là chống bão, sau là chống lũ.

bão nguy hiểm 1, lũ nguy hiểm 10.

đợt này,chắc Thiên Đồng làm khung diều bằng gỗ... hihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các sư huynh ơi!!! Đọc các báo thì ở Quảng Nam mấy cái bãi gỗ còn khủng bố hơn cơ ạ. Chỉ có phá rừng mới ra nông nổi như vậy - 'rưng rưng nước mắt' rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lũ qua ra gỗ lậu

Lũ đã để lại những bãi gỗ khổng lồ ở Quảng Nam và Kontum, trong đó có gỗ xẻ, những cây to mấy người ôm được cưa cắt gọn gàng. Cục trưởng Cục Kiểm lâm khẳng định có cả gỗ khai thác trái phép.

Posted Image

Lũ đưa về từ rừng thượng nguồn nhiều thân gỗ lớn được cắt xén cẩn thận. Trong ảnh: gỗ rừng được người dân xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) vớt từ sông Vu Gia - Ảnh: Đ.Nam

Sau cơn bão số 9 và sau trận lũ kinh hoàng, hàng ngàn người dân ven sông Vu Gia thuộc huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) đã đổ xô về chân cầu Quảng Huế đoạn bắc qua xã Đại Cường để trục vớt gỗ rừng. Tại hạ nguồn các con sông và cầu lớn ở Kontum, lũ cũng đã để lại những bãi gỗ khổng lồ.

Trận lũ đã biến toàn bộ hai bên chân cầu Quảng Huế thành một bãi gỗ rộng hàng ngàn mét vuông ngay trên mặt sông, khiến dòng chảy thoát lũ tại đây tắc nghẽn.

Hiện tượng hiếm thấy

Ngay sau khi lũ rút, người dân trong vùng đã kéo nhau ra kín mặt sông để tìm những phách gỗ lớn trôi từ thượng nguồn về, một số người khác tìm cách trục vớt những thân gỗ lớn đang mắc kẹt dưới chân cầu kéo vào bờ dùng máy cưa rọc, xẻ gỗ ngay tại chỗ. Tất cả tạo nên một cảnh tượng khai thác gỗ hết sức hỗn loạn.

Đến trưa 5-10, hàng ngàn thân cây gỗ lớn đã được lực lượng kiểm lâm huyện Đại Lộc và người dân trong vùng trục vớt đưa lên bờ. Tại thôn Đông Phước (xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc), cả thôn phải hứng chịu một lượng cây gỗ lớn, chủ yếu là gỗ xẻ, có cây to cả mấy người ôm tràn về phang tới tấp làm hư hỏng hàng trăm ngôi nhà ven sông Vu Gia.

Theo ông Nguyễn Nhung - hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đại Lộc, không thể xác định cụ thể nguồn gốc của số gỗ rừng khổng lồ trên, nhưng chắc chắn nó phải xuất phát từ các cánh rừng già Nam Giang và Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam. Trong khi đó theo ông Phạm Thanh Lâm - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, việc xuất hiện quá nhiều thân gỗ lớn trôi theo lũ như vừa rồi là một hiện tượng hiếm thấy. “Điều này dứt khoát có sự góp mặt của các dự án xây dựng thủy điện, làm đường công vụ cũng như các dự án tái định cư trên vùng thượng nguồn” - ông Lâm khẳng định.

Đến chiều 5-10, bãi gỗ nổi trên mặt sông đoạn cầu Quảng Huế đã cơ bản được các lực lượng chức năng giải phóng, tuy vậy nơi đây vẫn còn rất đông người dân đang tìm cách trục vớt gỗ.

Posted Image

Cảnh trục vớt, cưa xẻ gỗ tấp nập ở chân cầu Quảng Huế (Đại Lộc, Quảng Nam) - Ảnh: Đ.Nam

Có cả gỗ quý được cưa xẻ

Tại Kontum, ngay từ khi nước từ thượng nguồn còn ngùn ngụt đổ về, nhiều người dân đã đem theo cưa máy, rìu và cả rơmooc kéo để vớt gỗ. Nhiều người bắt gặp những thân gỗ quý với đường kính lớn đã cưa xẻ.

Tại khu vực cầu Diên Bình (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô), một bãi gỗ trôi về ước chừng hàng ngàn mét khối, tấp kín toàn bộ tuyến quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh. Rất nhiều thân gỗ lớn đã được cưa sẵn thành những khối hình chữ nhật từ lâu, có cây chỉ được cưa ngọn và gốc, dấu cưa đã cũ nằm chìm dưới bùn.

Tương tự, tại khu vực cầu Tri Lễ (Tân Cảnh, Đắc Tô), tại bãi sông thuộc thôn Long Dôn (Đăk Ang, Ngọc Hồi) cũng xuất hiện một số gỗ đã được xẻ sẵn lẫn trong bãi cây rừng bị lũ đưa dạt về bãi sông.

Ông Trịnh Xuân Lộc, phó chủ tịch huyện Đăk Glei, cho biết số gỗ đã được xẻ sẵn này chủ yếu xuất phát từ khu vực thượng nguồn các xã dọc biên giới như Đăk Blô, Đăk Nhoong, Đăk Long... do lực lượng chức năng xẻ trong quá trình giải phóng khu vực hành lang biên giới chưa kịp vận chuyển về khu vực tập kết.

Còn ông Lâm Quang Vân, phó bí thư thường trực Huyện ủy Tu Mơ Rông, cho biết toàn bộ các cánh rừng trên địa bàn huyện đều được chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nên không có hiện tượng phá rừng. Ông không biết số gỗ được xẻ sẵn trôi về một số bãi bồi xuất phát từ đâu...

Theo Tuổi Trẻ Online

gỗ bị lũ cuốn, phần lớn cũng chỉ ở ngoài bìa rừng.

ở hạ nguồn mà trông như nhà máy gỗ thế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường “rách” làm đôi sau bão số 9

Sau đợt mưa bão kéo dài, tuyến đường nối Cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) với Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) bị sạt lở, nứt nghiêm trọng. Vết nứt toác chạy dọc thân đường như muốn xé con đường ra làm đôi.

Tuyến đường bị sạt lở nối Cảng biển nước sâu Vũng Áng với Cửa khẩu Cha Lo, đoạn từ km33 địa phận xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đến km79 thuộc địa phận xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Hệ thống kè chống sạt lở thuộc bờ taluy dương bị đổ sập nhiều điểm, kéo theo những tảng đất lớn chắn cả mương thoát nước và chiếm lòng đường.

Posted Image

Đất, đá đổ sụp xuống choán cả lòng đường

Hệ thống kè sập đổ để lộ chất lượng yếu kém của công trình. Nhiều chỗ kè đá chỉ được chồng xếp lên nhau sơ sài nên khi gặp thời tiết không thuận lợi, một chỗ bị sạt lở kéo theo hàng loạt điểm khác sạt lở theo.

Posted Image

Posted Image

Sự cố sạt lở làm lộ rõ chất lượng thi công công trình.

Nguy hiểm hơn, trên mặt đường xuất hiện những vết nứt rộng. Tại km68 thuộc địa phận xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa xuất hiện một vết nứt dài gần 200m chạy dọc chính giữa đường như muốn chia cắt con đường làm đôi. Vết nứt đang diễn biến phức tạp khi phần taluy âm đã bị sạt lỡ trong mưa bão và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cách không xa đoạn đường bị nứt, nền đường bị đất đá sạt lở làm biến dạng, thảm đường bị bong, trồi lên, trở thành cái bẫy giao thông chết người.

Posted Image

Vết nứt chạy dọc thân đường chưa có dấu hiệu dừng lại. Để cảnh báo các phương tiện tham gia giao thông đơn vị chủ đầu tư đã cho lập một hàng rào "dã chiến" ngay giữa vết nứt.

Trước tình trạng sạt lở, xuống cấp của tuyến đường nói trên, một đoàn công tác đặc biệt của Ban Quản lý dự án 85 (PMU 85, TP Vinh, Nghệ An, đơn vị chủ đầu tư) thuộc Bộ GTVT đã có mặt tại hiện trường xem xét tình hình. Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Mai, cán bộ PMU 85, người trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác, cho biết: "PMU 85 đã có báo cáo sơ bộ với Bộ GTVT về tình hình sạt lở tại tuyến đường này. Hiện thời tiết thuận lợi hơn nên chúng tôi đang khẩn trương đo đếm, ghi hình cụ thể các điểm sạt lở. Dự kiến ngày thứ 4 (7/10) PMU 85 sẽ có báo cáo cụ thể về tình hình sạt lở với Bộ GTVT, trên cơ sở đó Bộ sớm cử chuyên gia tìm phương án khắc phục".

Theo Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự cố này bóc trần việc làm ăn gian dối không phải ngẫu nhiên mà bị lộ. Thiên tai bão quét, quét cả lòng tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau bão lũ, dân đi tìm… nền nhà

Đứng giữa khoảng trống mênh mông, “bằng phẳng” một cách ngổn ngang sau bão lũ, hàng trăm người dân không còn biết nhà mình từng ở đâu.

Sáng ngày 2/10, khu vực bị sạt lở và có lũ đi qua tại phường Lê Lợi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum như một bãi chiến trường. Cơn lũ cuồng nộ đã san phẳng tất cả. Rất nhiều người dân không thể xác định được vị trí mảnh đất nhà mình ở đâu.

Bà Hoàng Thị Kỷ (65 tuổi) cùng cô con gái 19 tuổi đang mang thai, đầu đội nón lá dắt nhau đi xác định lại vị trí căn nhà của mình. Bà Kỷ nói trong nước mắt: Nhà tôi ở trước mặt bờ kè, sát chân cầu ĐăkBla thuộc tổ 1, phường Quyết Thắng. Nước đã cuốn phăng đi hết rồi, giờ cũng không biết nền nhà tui ở đâu”.

Posted Image

Bãi trống mênh mông, ngổn ngang như nhau, biết đâu là nền nhà mình?!

Bà kể, khi lũ lên cao, trong nhà có 3 người. Chồng bà - ông Nguyễn Trọng Khải - đã 75 tuổi, không đủ sức chống chọi với lũ. Con gái bà thì yếu ớt, lại đang mang thai. Mình bà gánh gồng ngăn nước vào nhà. Khi nước ngập, may thay cả gia đình được những người cứu hộ đưa đi tránh lũ kịp thời.

“Cái nền nhà cũng bị mất tích rồi. Biết vị trí nào mà dựng lều ở đây hả chú ?” - dáng bà tiều tụy cứ đi tới đi lui hỏi mọi người.

Hai bên đường Trương Quang Trọng, lúc trước, hàng chục ngôi san sát nhau. Thế nhưng, sau một trận lũ, 41 căn nhà không còn dấu tích. Người dân lúng túng xác định vị trí nhà mình. Những nhà còn nền thì người dân dùng nước xịt bùn, lấy chổi đẩy đất cát đi. “Khi rửa sạch bùn, nhà tôi trước lót gạch men màu xanh nên mới nhận ra đây là nền nhà của mình”, ông Võ Bửu Châu cho biết.

Posted Image

Bà Hoàng Thị Kỷ chỉ về phía bờ kè sát chân cầu cho biết nhà bà lúc trước ở chỗ đó, nhưng sau lũ không biết chính xác vị trí ở đâu mà lần.

Tại phường Lê Lợi, dọc 2 bên đường Phạm Văn Đồng, do còn có nhiều nhà lầu kiên cố nên người dân bị mất nhà dễ xác định vị trí đất nhà mình hơn. Anh Trần Công Lý buồn rầu: “Căn nhà bị cuốn trôi hết rồi nhưng cái toilet mới xây có kết cấu thép kiên cố nên vẫn còn trụ lại được. Nhờ đó tôi mới biết đất này là nền nhà của tôi”.

Bão lũ đi qua, người dân Kon tum trắng tay và sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Cạnh đó, còn những người trở thành “con nợ” của ngân hàng khi đã vay tiền đầu tư trang thiết bị kinh doanh… Anh Lê Hồng Linh (31 tuổi, ngụ 79 Phạm Văn Đồng) là một minh chứng cụ thể. Bôn ba xuôi ngược cũng không thấy khấm khá gì, anh quyết định đầu tư kinh doanh cửa hàng photocopy, vi tính, in ấn… ngay tại nhà. Để có vốn kinh doanh, anh đã vay của ngân hàng hơn 100 triệu đồng, mới kinh doanh được thời gian ngắn, chưa thu lại được vốn thì cơn bão lũ đã cuốn trôi tất cả. “Giờ mà có tìm được máy photocopy về thì chắc cũng hư hỏng, không sử dụng được. Bão lũ đã biến tôi không những trắng tay mà thành con nợ rồi” - anh Linh thở dài.

Posted Image

Dựng lều tạm để ở

Theo Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháy nhà lòi ra mặt chuột.

Từ đây sẽ có thêm thành ngữ : "Lũ qua ra gỗ" hay " Bão lũ đi qua lòi ra gỗ lậu".

Thôi chắc hong lấy gỗ lậu nẹp diều đâu, không bị CA vịn, cũng bị lâm tặc hâm he, diều bay hong nổi. Hic

Nhưn mừ, trong rủi có may, trong âm có dương, đỡ cho một số pà kon nhặt gỗ, lụm gỗ nên cũng qua cơn cơ hàn. A mi phò phò!

Đưởng bị sạt, bị rách, bị nứt, bờ kè sụp, cột điện tróc gốc...Duy chỉ có cái hàng rào tôn của công ty nào đó còn như Nguyễn Y Vân thì chứng tỏ là...tại trời không vun đất không tha, chứ hong tại người. Giống như dây điện rơi rớt lòng thòng giật chết mấy mạng thì cũng...tại trời luôn thôi. Amen!

Share this post


Link to post
Share on other sites

hay ho thật đúng là cháy nhà ra mặt chuột, ko biết sau vụ nầy có ông to đầu nào về quê cày ruộng ko :lol:

hy vọng sau trận bão lũ này mấy cái máy khoan, máy đục, máy khoét quốc khố nằm đắp chiếu cho dân đỡ khổ :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Sóng trùng dương lớp sau xô lớp trước"

Nếu có ông/bà nào về thì lại có ông/bà khác lên thay. mà người sau có khi lại còn "tài" hơn người trước.

Cái hàng rào tole ko bay theo bão (như trong bài báo trên) là của khu dự án Đa Phước mà Tetpy đang làm việc. Khu vực này được SP 'bảo kê" nên bão "tha" cho, cả tôn, cả đê kè và gạch lát nền vỉa hè đều ko bị bong tróc hay sụp lún,..gì cả. cát biển hầu như cũng ko tràn lên đường (chắc nhờ cái hàng rào tole nó chắn bớt??). Nhưng từ đoạn ngoài dự án thì càng đi về phía bắc (về phía đèo Hải Vân) càng te tua... Lạ lùng thế đấy ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời sự & suy nghĩ:

Lòi... mặt chuột

TT - Những ai là dân miền Trung, đã từng nếm mùi bão lụt, hẳn đều biết cái từ “mót củi”. Nghĩa là khi bão đã qua, lũ lụt cũng giảm phần hung hãn thì những người dân nghèo đổ xô đi kiếm củi từ thượng nguồn về. Bão số 9 đi qua, người dân lại đổ xô đi mót củi.

Nhưng xem hình ảnh của phóng viên Tuổi Trẻ từ miền Trung gửi vào, từ Kontum gửi xuống, chợt thấy một điều khác thường là củi mót bây giờ... lớn quá! Không khác thường sao được khi cây nào cây nấy to cỡ một vòng ôm người lớn trở lên. Và chưa kể như người dân đi “mót củi” hào hứng: nhiều cây quý quá. Mà nào có ít. Nhiều lềnh khênh! Đặc biệt, rất nhiều cây lớn trôi về không phải do lũ cuốn bứt gốc mà dấu cưa thẳng băng, thậm chí còn được xẻ vuông vức.

Không thể không đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của những cây “củi” khổng lồ này. Phải chăng chúng đã bị lâm tặc cưa trên thượng nguồn và nay có lũ về nên lòi ra mặt chuột?

Lãnh đạo kiểm lâm ở một số địa phương miền Trung không cho là như thế. Họ lý giải các cây này khai thác hợp pháp!?

Chúng tôi đem câu chuyện này hỏi một đại gia làng gỗ, anh cười bảo: “Dân khai thác gỗ hợp pháp có bãi, có chỗ tập kết đàng hoàng, làm gì có chuyện cưa cây để lung tung cho lũ cuốn”.

Để tìm hiểu thêm về chuyện phá rừng, chúng tôi vào Google, gõ cụm từ “phá rừng ở Quảng Nam”, kết quả cho ra 971.000 tin bài liên quan. Gõ “phá rừng ở Kontum”, đã có 111.000 tin bài liên quan. Gõ “phá rừng ở Quảng Ngãi” cho ra 399.000 kết quả. Gõ “phá rừng ở Huế” cho ra 415.000 kết quả... Có nghĩa chuyện phá rừng ở những địa phương này chẳng phải là chuyện mới. Nó diễn ra dai dẳng từ rất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được trị đến nơi đến chốn.

Cả nước đang đau xót cho sự thiệt hại nặng nề do cơn bão số 9 gây ra với người dân ở miền Trung và Kontum. Vẫn biết thiên tai là chuyện “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự mất mát do lũ sẽ được giảm thiểu nếu rừng phòng hộ đầu nguồn được giữ gìn. Và chúng ta đã làm công việc đó như thế nào? Xem những bức ảnh chụp ở hạ lưu sông Vu Gia (Quảng Nam), trong đó có cả gỗ được cắt xén cẩn thận, như một bãi tập kết tang vật của nạn phá rừng trên đầu nguồn mà lạnh người cho sự đối xử thô bạo với thiên nhiên.

Tôi chợt nhớ đến một phóng sự của các đồng nghiệp viết về nạn phá rừng ở Quảng Nam, trong đó một lâm tặc hoàn lương đã nói: ”Nếu mấy ổng làm nghiêm thì cái dăm cũng không lọt chớ đừng nói đến chuyện cây gỗ to như ri...”.

HUY THỌ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, ngày 07/10/2009,

Hà Tĩnh: Nguy cơ xóa sổ một làng ven biển

TTO - Cách đây hơn một tuần bãi biển Thạch Bằng (Hà Tĩnh) còn có đường bêtông chạy dọc biển và quán hàng nằm sát nhau. Nhưng nay thì đường bị cuốn trôi, nhà bị sóng và gió đánh sập, chỉ còn một đống đổ nát nằm bên bờ.

Posted Image

Nước biển xâm thực rất nhanh đã cuốn đường bêtông và đang uy hiếp xóm 1 của xã Thạch Bằng

Năm có bão thì biển xâm thực 40-50m. Năm không có bão thì sóng to gió lớn, nước biển cũng ăn sâu trên 10m. Nếu tình cảnh như ri thì xóm 1 của xã Thạch Bằng có nguy cơ biến mất”, chủ tịch xã Thạch Bằng Phan Đình Cương nói.“Mới ảnh hưởng bão số 9 thôi mà toàn bộ đường sá, quán hàng bị sóng biển đánh tơi tả không còn chi. Ngay nhà hàng xây cả trăm triệu đồng của tui làm vào sâu cả chục mét mà cũng bị sóng biển dâng cao làm sập”, anh Nguyễn Tuấn Hồng nói.

Posted Image

Chỉ mới ảnh hưởng bão số 9 mà quán hàng năm sâu trong bờ cũng bị sóng biển xâm thực đánh sập.

Theo UBND xã Thạch Kim, năm 2007 bão cuốn hai con đường bêtông dẫn ra biển và đánh sập, cuốn trôi hơn 10 quán hàng dọc bãi biển, hàng ngàn cây phi lao lớn tầm một người ôm cũng bị nước biển làm bật gốc. Sau khi sóng yên biển lặng, UBND xã Thạch Bằng đầu tư làm đường ven biển đi lại và người dân đi vay mượn gầy dựng nhà hàng để tiếp tục buôn bán. Nhưng ảnh hưởng của cơn bão số 9 làm toàn bộ đường sá, nhà hàng bị sóng gió dập cho tan nát, nước biển lại xâm thực hơn 15m.

Ông Cương cho biết thêm trước đây bãi biển Thạch Bằng nằm cách nơi người dân ở 400-500m. Trước thực trạng biển xâm thực hằng năm thì bãi biển nay chỉ cách bờ chừng 200m. Thành ra năm nào người dân cũng di dời quán hàng vào sâu. Nhưng cứ di dời bao nhiêu thì biển xâm lấn bấy nhiêu.

Hơn 200 hộ dân xóm 1 của xã Thạch Bằng bị nước biển đe dọa. “Đường sá, nhà hàng bị sóng biển cuốn mất có thể làm lại. Nhưng năm nào biển cũng xâm thực vào sâu ở xã Thạch Kim thì lo thật. Tình trạng này đã kéo dài hơn chục năm nay rồi. Trước nạn biển xâm thực, UBND xã Thạch Bằng đã đề xuất lên huyện, tỉnh làm đê chắn sóng, không thì chục năm nữa xóm 1 của xã Thạch Bằng không còn có trên bản đồ Hà Tĩnh nữa. Vậy mà đến nay chưa thấy ai đả động gì…”, ông Cương tâm sự.

VĂN ĐỊNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Sóng trùng dương lớp sau xô lớp trước"

Nếu có ông/bà nào về thì lại có ông/bà khác lên thay. mà người sau có khi lại còn "tài" hơn người trước.

Cái hàng rào tole ko bay theo bão (như trong bài báo trên) là của khu dự án Đa Phước mà Tetpy đang làm việc. Khu vực này được SP 'bảo kê" nên bão "tha" cho, cả tôn, cả đê kè và gạch lát nền vỉa hè đều ko bị bong tróc hay sụp lún,..gì cả. cát biển hầu như cũng ko tràn lên đường (chắc nhờ cái hàng rào tole nó chắn bớt??). Nhưng từ đoạn ngoài dự án thì càng đi về phía bắc (về phía đèo Hải Vân) càng te tua... Lạ lùng thế đấy ạ!

Tetpy thân mến.

Thực ra không có gì là huyền bí cả đâu. Hãy xem lại vị trí của Tetpy

Bão 2 hướng đổ bộ vào Đà Nẵng. Trấn yểm ở phía biển Đông, còn chỗ Tetpy làm vệc có trấn yểm đâu Sư Phụ ơi. Phen này Tetpy bay như chim nhé. Gió lồng vào Vịnh Đà Nẵng thì có mà chạy đường trời Tetpy nhỉ.

Posted Image

Trên bản đồ này cho thấy bán đảo Sơn Trà chính là bình phong che chở cho tetpy - nếu hướng gió là hướng Đông chếch Đông Bắc từ 7 đến 9 độ. Đấy chính là hướng bão ban đầu vào Đà Nẵng. Sau đó bão quẹo xuống phía Nam thì đường biên của bão sẽ có chiều hướng từ trên bán đảo Sơn Trà đánh xuống. Chúng sẽ tạo hiệu ứng gió xoáy ở vùng có trấn yểm và phần trên bán đảo Sơn Trà thì xoáy ngược lên trên. Phần giữa - chỗ tetpy ở và cả vùng lõm của đất liền phía trên chỗ tetpy - chính là điểm chia đôi của hai luồng xoáy ngược chiều nhau - có sức sức gió yếu nhất.

Đó là lý do để tôi phát biểu:

Sep 29 2009, 08:00 AM

Tặng Vusonganh.

Tôi hy vọng bão sẽ không vào Đà Nẵng như hồi năm 2006. Nhưng sẽ có gió mưa đủ để chứng tỏ rằng thày Tàu trấn yểm dởm. Chỗ ở của vusonganh, chính là nơi gió bão có cường độ nhẹ nhất.

Vậy thôi. Hoàn toàn "pha học". Hi.Cái zdấn đề ở chỗ: Nhìn đúng và phân tích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tetpy thân mến.

Thực ra không có gì là huyền bí cả đâu. Hãy xem lại vị trí của Tetpy

...........

Đó là lý do để tôi phát biểu:

Vậy thôi. Hoàn toàn "pha học". Hi.Cái zdấn đề ở chỗ: Nhìn đúng và phân tích.

Trời, sư phụ 2 tay 2 súng, một bên đại liên " pha học", một bên hoả tiễn liên luc địa vệ tinh dẫn đường "độn toán LV" thế này giang hồ chịu sao cho thấu :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời, sư phụ 2 tay 2 súng, một bên đại liên " pha học", một bên hoả tiễn liên luc địa vệ tinh dẫn đường "độn toán LV" thế này giang hồ chịu sao cho thấu :P

Vậy mà vẫn bị mấy tay giang hồ mãi võ đấm tơi tả.

Sắp sửa lại có vài bài gọi là phản biện đấy. Hãy chờ xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Họ" vẫn mang những "đồng tiền ấy" về nhà và trở thành "đại gia". Được nhiều người kính nể lắm và ao ước được như vậy lắm nhỉ. Không hiểu họ có biết "Đời con khát nước" không hè.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay