Hà Uyên

Siêu Bão Parma Sẽ đạt Cấp 16 - 17 Trong Vài Ngày Tới

24 bài viết trong chủ đề này

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vào thời điểm bão số 9 đổ bộ và gây hại ở Việt Nam thì ngoài khơi Thái Bình Dương xuất hiện hai cơn bão Parma và Melor.

Đến chiều 30/9, bão Parma có vị trí tâm ở vào khoảng 10 độ bắc, 135 độ đông, cách Philippines khoảng 1.100km về phía đông với cường độ cấp 12, giật cấp 14. Bão Melor ở vào khoảng 12,7 độ bắc, 154,5 độ đông, cách bão Parma khoảng 2.400km về phía đông bắc, cường độ cấp 8, giật cấp 10.

Hai cơn bão này đang di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ từ 25 - 30 km/giờ và sẽ trở thành siêu bão trong khoảng 2-3 ngày tới. Riêng bão Parma sẽ đạt cấp 16 - 17, cấp cuối cùng trong thang độ gió Bôpho (khoảng 250 km/giờ) khi tiến gần tới đảo Luzon.

Còn quá sớm để có thể khẳng định bão Parma có vào Biển Đông hay không, nhưng vào những ngày cuối tuần này, chí ít nó cũng sẽ gây gió mạnh nguy hiểm ở khu vực đông bắc Biển Đông.

Do vậy, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đang theo dõi chặt chẽ hai cơn bão này và khuyến cáo, tàu thuyền không nên di chuyển đến vùng đông bắc Biển Đông để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.

Ngày 30/9, ở các tỉnh Trung Trung bộ và Tây Nguyên - nơi bão số 9 đổ bộ trực tiếp, tuy vẫn còn mưa nhưng cường độ giảm đáng kể, lũ các sông từ Quảng Trị đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk đã đạt đỉnh và đang xuống nhưng còn ở mức cao trong 1 - 2 ngày tới.

Do lũ thượng nguồn về kết hợp với kỳ triều cường, trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên sẽ lên, gây ngập úng nhiều nơi.

Đỉnh triều trên sông Sài Gòn và Đồng Nai tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lên cao vào buổi sáng (từ 5 - 8 giờ) và buổi chiều (từ 16 - 20 giờ) đạt từ 1,42 - 1,45m sẽ gây ngập úng trên diện rộng./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Những cơn bão lớn từ nay đến cuối năm sẽ dịch lên phía Bắc, không liên quan đến Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, anh Thiên Sứ.

Hướng phát triển theo trục Đông - Tây, mang tính Dương. Hướng phát triển theo trục Nam - Bắc, mang tính âm (lực dãn nở bứt ra khỏi mặt đất). Khi đồng thời giãn nở theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, đó là dấu hiệu không may hoặc nguy hiểm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư ngỏ cộng tác viên website THOITIET.NET



Thư ngỏ cộng tác viên website THOITIET.NET Posted Image
Website ThoiTiet.NET là là website phi lợi nhuận với mục tiêu trở thành địa chỉ tin cậy thông tin chuyên đề về lĩnh vực thời tiết nhằm cung cấp quảng bá thông tin và phổ biến kiến thức về lĩnh vực dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn, hàng không, ... cho cộng đồng-xã hội. Chúng tôi mong muốn cộng tác với các cá nhân để phát triển website hình thức tự nguyện và hợp tác, dưới các hình thức:
- Cộng tác viên thông tin (info editor): cập nhật, cung cấp thông tin, dịch thuật và phổ biến kiến thức trong lĩnh vực thời tiết, khí tượng thủy văn, hải dương, môi trường,... trong các lĩnh vực kỹ thuật - kinh tế - văn hóa -xã hội, bao gồm cả thông tin phổ biến và thông tin trao đổi trên diễn đàn THOITIET.NET. Các chuyên mục sẽ được thiết lập theo ý kiến của bạn đọc cũng như nguồn tin ổn định và đầy đủ..
- Công tác viên công nghệ/phát triển ứng dụng (developer): xây dựng các mô hình công nghệ để cập nhật tự động cổng thời tiết từ các nguồn tin tổng hợp trên Internet và các website chuyên môn (theo mô hình e-weather) cũng như các đề xuất/sáng kiến để phát triển website theo hướng weather portal hoặc kho thông tin/dữ liệu (phần mềm, kiến thức, công nghệ, mô hình...)
Posted Image
Quản trị Diễn đàn (Forum Admin):
(
DIENDAN) nhằm lập kênh đối thoại, trao đổi và hỗ trực tuyến trên diễn đàn với cộng đồng những người quan tâm và say mê lĩnh vực thời tiết, về các chủ đề (topic) khác nhau. Quản trị bao gồm các nhiệm vụ "điều tiết" (moderator) các kênh thông tin hoặc chuyên mục theo chuyên đề ý kiến bạn đọc.

Mọi liên hệ xin gửi về: intecom@minhviet.com.vn hoặc info@minhviet.com.vn

Xin chân thành cám ơn !

ThoiTiet.NET


Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa hai chú.

Cũng mong là các cơn bão nay không ảnh hưởng đến Việt Nam.

Theo gợi ý về hướng phát triển theo Âm - Dương của chú Hà Uyên. Cảm thấy cái tên gọi của hai cơn bão Pac - ma, Mê - nóc và hình thù của chúng trên bản đồ vệ tinh. Thấy đúng như một cặp Âm Dương ( Pạc - ma : đực, nhỏ con - Mê - nóc : cái, bự con )

Trong Dương có Âm, Pạc - ma (Đực - Dương) phát triển theo hướng Bắc Nam ( tính Âm). Trong Âm có dương , Mê - nóc ( Cái - Âm) phát triển theo hướng Đông Tây ( tính Dương).

Âm Dương giao hòa, trái dấu thì hút nhau. "Con đực" Pạc - ma, sẽ trở đầu quay ngang hướng đúng về phía Bắc, tà tà đợi "con cái " Mê - nóc tấn tới.

Hi vọng lịch sử sẽ lặp lại giống như bão Chim én năm kia, theo lời kêu gọi của Tinh Vệ mà quay đầu ngược bờ. Pạc - ma sẽ lụy vì cái Tỉnh Khí ( áp dụng ứng dụng về khí của bác Ngân Liễu Đình) của Mê - nốc mà suy nhược.

Quy luật Trời sinh: Âm Dương sau cơn hòa nhau cuồng nhiệt thì khí lực suy giảm, Pạc - ma và Me- nóc cũng thế để mà tan biến.

Tất nhiên vùng giao hòa sẽ là nơi khốc liệt, những cột nước sẽ cao như núi, nhọn như chông. Các hạm đội tàu ngầm nào có mặt ở khu vực này, biết điều thì chạy cho xa kẻo bị bốc hết lên, lều phều như rác.

Tuy nhiên : không thể mất cảnh giác như cơn bão số 9 vừa rồi, với tình trạng mưa to,nước lớn.

Thưa hai chú, mong là kịch bản mà cháu "tưởng" ra như trên, sẽ cứ như thật. Để bá tánh vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á được chút yên lành. Vừa mới qua cơn bão gió, động đất , sóng thần liên miên chỉ trong 24 tiếng đồng hồ, dân chúng khổ lắm rồi. Trời mà cố đánh mấy cú này nữa, thế thì khác gì....tận diệt.

Kính hai chú.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu bão cấp 16 bất ngờ chuyển hướng vào biển Đông

(24h) - Theo dự báo mới nhất từ trang Tropical Storm Risk, bão Parma đã bất ngờ chuyển hướng di chuyển từ Tây Bắc sang Tây Nam và sẽ đi vào biển Đông.

Thay vì được dự báo đổ bộ vào khu vực Hong Kong - Đài Loan thì bây giờ dự báo cho biết bão Parma sẽ đi lượn qua điểm cực bắc của đảo Luzon (Philippines) và đi vào biển Đông vào ngày 6/10 với sức gió từ 154 đến 177 km/h.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương tối ngày 1/10/2009 cho biết, 2 cơn bão Parma và Melor vẫn còn ở xa. Hiện chưa khẳng định được bão có vào biển Đông hay không.

Posted Image

Dự báo về đường đi của hai cơn bão Parma và Melor đêm 1/10.

Nếu có ảnh hưởng thì phải từ 3 - 4 ngày nữa mới có khả năng đi vào được. Nếu đi vào được cũng rất ít khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.

Hai cơn bão này đều xuất hiện ở mức độ tương đối gần nhau, nên cũng có tương tác với nhau, có khả năng tạo ra những tình huống phức tạp.

Lúc 13h chiều 1/10, bão Parma đã trở thành “siêu bão”, mạnh tới cấp 16, giật cấp 17.

Ngày 1/10/2009, Chính phủ Philippines đã đặt quân đội và các đội cứu hộ dân sự khẩn cấp ở đảo Luzon trong tình trạng báo động cao khi một siêu bão mới ngày càng đến gần.

Nếu không đổi hướng, dự báo bão Parma sẽ đổ bộ vào gần tỉnh Quirino và Isabela trên đảo Luzon vào thứ Bảy và được dự báo đây có thể là cơn bão mạnh nhất tràn vào Philippines kể từ tháng 11/2006 – khi bão Durian đã tàn phá Philippines.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vusonganh Thân mến.

Tôi vừa đưa bài này trong topic "Lời Tiên tri 2009", trả lời Ngư Hóa Long - lúc 5g 30 - cho rằng:

Nếu bão chuyển hướng về phía Tây thì sau đó sẽ lên phái Bắc. Tức là lại vào Hồng Kông Đài Loan. Nay nhận được thông tin của vusonganh là nó chuyển về phía Tây - lăm le đổ bộ vào Việt Nam - như vậy không ngoài dự đoán.

Vusonganh yên tâm đi.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry52236

Ông Hà Uyên và Bác Thiên Sứ kính mến!

Không biết siêu bão này có tiếp tục đi lên phía Bắc không ah?

Việt Nam có thể đối mặt với siêu bão mới

Với sức gió mạnh cấp 15-16, sau khi đi qua Philippies, bão Parma có thể đi vào biển Đông và hướng về Việt Nam, trong khi miền Trung đang phải khắc phục hậu quả của bão số 9.

Posted Image

Bão Parma chụp từ vệ tinh hồi 23h30 ngày 1/10. Ảnh: NEA, Singapore.

Posted Image

Đài Hải quân Mỹ dự báo đường đi của bão Parma. Ảnh: JTWC.

Nếu ngày mai - 3 - 9 2009, Bão đổi hướng về phía Tây so với địa điểm trên bản đồ của Hải Quân Hoa Kỳ thì bão sẽ đi lên phía Bắc sau đó. Tức là không vào Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Bảy, 03/10/2009, 08:52 (GMT+7)

Bão Parma và Melor rất mạnh và phức tạp

TT (TP.HCM) - Đêm 2-10, bão Parma có gió mạnh đến cấp 13, giật cấp 14-15, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 250km vê hướng đông đông nam. So với một ngày trước đó, bão Parma đã giảm 2 cấp độ.

Theo ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, dự báo chiều 3-10 bão Parma sẽ đổ bộ lên đảo Luzon. Tuy nhiên do tương tác với bão Melor nên bão Parma sẽ di chuyển chậm lại khoảng 10-15km/giờ theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, có khả năng giảm cấp độ. Trong khi đó, do thu hút năng lượng từ bão Parma nên bão Melor cách đó hơn 1.000km đang mạnh lên đến cấp 15-16 và giật cấp 17.

Theo nhận định của ông Tăng, hướng đi của bão Melor vào phía bắc của Đài Loan nên khó có khả năng cùng với bão Parma di chuyển vào biển Đông. Tương tự, trang dự báo của Hải quân Mỹ cũng cho biết bão Parma đang có dấu hiệu yếu đi chút ít. Sau khi vượt qua phía bắc đảo Luzon, nhiều khả năng bão Parma sẽ đổi hướng tây tây nam vào khu vực bắc biển Đông. Ông Tăng nhận định hướng đi, cường độ của hai cơn bão trên còn diễn biến phức tạp và cần được theo dõi.

* Theo ông Tăng, riêng về thời tiết trong ngày và đêm 3-10 (trung thu) khá đẹp. Khu vực Bắc bộ trời ít mây, không mưa. Khu vực Trung bộ ngoài Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tương đối có nhiều mây, các tỉnh còn lại từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận, Bình Thuận thời tiết ngày nắng, đêm không mưa. Khu vực Tây nguyên và Nam bộ vào chiều và tối có mưa rào nhẹ và dông vài nơi, thời tiết khá mát mẻ.

QUANG KHẢI

( TTO)

TIN BÃO XA

Trưa nay (3/10) cơn bão có tên quốc tế là PARMA đã di chuyển đến vùng bờ biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippin), đây là cơn bão thứ 17 ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm 2009.

Hồi 13 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão PARMA ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 122,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 13 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc, 121,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng giữa Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 13 giờ ngày 5/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc, 120,8 độ Kinh Đông, trên vùng eo biển Ba Sy giữa đảo Đài Loan và đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300 km.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có mưa và dông, gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.

Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 9h30 ngày 4/10.

( Theo nchmf.gov.vn )

Trưa qua 2/10, tình cờ trên kênh phim truyện HBO chiếu lại bộ phim : " Cơn bão khủng khiếp" xem lại cảnh lưỡi sóng trong cơn bão biển - quá kinh luôn.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines lại oằn mình gánh bão

03/10/2009 15:49

Posted Image

Chưa kịp khắc phục hậu quả bão cũ, người dân Philippines lại hứng tiếp bão mới - Ảnh: AFP

(TNO) Gió mạnh đã quật ngã nhiều cột điện cũng như cây cối ở miền bắc Philippines khi cơn bão thứ hai trong vòng 8 ngày đang trên đường đổ bộ vào nước này (dự kiến trong ngày hôm nay, 3.10), theo hãng tin AP. Trong khi đó, Đài Loan cũng bắt đầu sơ tán nhiều khu dân cư nằm trên hướng di chuyển của cơn bão này.

>> Cơn bão Ketsana (bão số 9)

Người dân Philippines hiện vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả do cơn bão Ketsana gây ra hồi tuần trước. Theo giới chức nước này, nguy cơ sẽ xảy ra thảm họa lớn khác không còn cao do cơn bão mới, Parma, đã chuyển hướng nhẹ và không còn tiến vào những khu vực đông dân cư trên đảo Luzon nữa. Tuy nhiên, ở Luzon hiện vẫn còn mưa lớn và gió mạnh đang càn quét tỉnh miền bắc Cagayan, AP đưa tin.

Hãng tin AP dẫn lời Bonifacio Cuarteros - một quan chức ở Tuguegarao, thủ phủ tỉnh Cagayan - cho biết nhiều cây cối ở đây đã bị bật gốc, trụ điện thì bị đổ ngã. “Chúng tôi đang cầu nguyện bão sẽ không tàn phá quá dữ dội nhưng với tình hình hiện nay, chúng tôi cũng không biết trước điều gì sẽ xảy ra”, ông Cuarteros nói.

Cơn bão Parma đã chuyển hướng nhẹ và dự kiến sẽ đổ bộ vào tỉnh Aurora, gần đỉnh phía bắc của đảo Luzon vào tối nay. Sức gíó của cơn bão Parma cũng đã suy yếu đi, hiện chỉ còn 175 km/giờ so với 195km/giờ vào ngày hôm trước.

Một ngày trước đó, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã ban bố tình trạng thiên tai trên toàn quốc. Khoảng 33.000 người ở những nơi bão dự kiến sẽ đổ bộ vào cũng đã được sơ tán.

Trong khi người dân Philippines phần nào cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tin bão có chuyển hướng chút ít thì cư dân ở Đài Loan lại đang rất lo lắng. Giới chức ở đây đã cảnh báo bão, đồng thời sơ tán người dân ở các làng tại thành phố Kaohsiung, ở phía tây nam Đài Loan. Cũng tại Kaohsiung này, bão Morakot tràn vào đây hồi tháng 8 vừa qua đã gây lũ lụt, làm khoảng 700 người thiệt mạng.

Một số hình ảnh về tình hình mưa bão tại Philippines (Ảnh AFP):

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Châu Yên

Nguồn: Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại Indonesia, tổng thống Yudhoyono bị xem là người mang vận đen đến cho đất nước

Một những thiếu sót của chính quyền Indonesia là cho phép xây dựng các toà nhà dễ sập, ngay tại một vùng đất nổi tiếng là “vành đai lửa”, nơi cọ sát của hai mảng kiến tạo. Padang, thành phố nhiều rủi ro địa chấn, lại có nhiều công trình xây cất, không đúng với tiêu chuẩn chống động đất.

Tại Indonesia, trước tình trạng động đất, không thiếu những người mê tín dị đoan đã quy cho ông Susilo Bambang Yudhoyono là kẻ bị ma đưa lối, quỹ dẫn đường, bởi vì kể từ khi ông lên nhậm chức tổng thống năm 2004 cho đến nay, đất nước này đã phải chịu nhiều tai hoạ.

Vào tháng 12 năm 2004, cơn sóng thần đã gây ra cái chết của hơn 160 ngàn người trên đảo Sumatra. Từ đó, đã hai lần Sumatra bị động đất. Vào tháng 3 năm 2007, một cơn địa chấn đã làm cho 71 người thiệt mạng. Với cơn động đất thứ tư vừa qua, con số nạn nhân lên đến hàng ngàn.

Trong dân gian, và đặc biệt tại Indonesia, mỗi khi xảy ra điều bất trắc, khó dự kiến, tâm lý mê tín dị đoan thường phát triển. Hãng tin AFP ngày hôm nay cho biết rất nhiều người Indonesia tin rằng động đất vừa qua là biểu hiện cơn thịnh nộ của Đấng Tối Cao. Theo Hồi giáo và rất sùng đạo, nhiều người dân Indonesia nói rằng : Chúa Allah đã trừng phạt những kẻ phạm tội. Cho dù không phải bất cứ ai cũng mê tín dị đoan, nhưng Indonesia là mảnh đất màu mỡ cho tử vi, tướng số.

Sau cơn động đất, nhiều phương tiện truyền thông đã tường thuật lại lời kể các chứng nhân : nào là người ta đã thấy trên bầu trời các biểu tượng của Thượng Đế, ví dụ như một cầu vòng ngũ sắc quấn quanh mặt trời. Có người quả quyết đã nhìn thấy chữ viết tên của "Allah" giữa đám mây.

Theo tử vi, ông Yudhoyono đã sinh ra vào một ngày xấu

Nhưng kẻ bị đổ tội «xúi quẩy» là tổng thống Yudhoyono. Theo một vị nghiên cứu chiêm tinh bói toán dựa trên các pho sách Primbon của đảo Java, thì ông Yudhoyono đã sinh ra vào một ngày rất xấu, mồng 9 tháng 9 năm 1949. Với vị lãnh đạo này, người mê tín dị đoan xem là Indonesia còn phải chịu rất nhiều hiểm hoạ. Về phần mình, tổng thống Yudhoyono đã nhún vai, bác bỏ các lời đồn đại. Dẫu sao thì ông Yudhoyono đã được bầu thêm một nhiệm kỳ tổng thống 5 năm vào tháng 7 vừa qua.

Tuy nhiên, trong cái hoạ có cái may. Theo nhà phân tích chính trị Bima Arya Sugiarto, thì cho dù một số người sẽ sử dụng trò mê tín dị đoan để tấn công vào tổng thống, việc dân chúng Indonesia tin tưởng vào thần linh, tướng số cũng là cơ may cho chính quyền. Bởi vì như vậy, họ đã phó thác cho định mệnh những may rủi gặp phải thay vì phanh phui những thiếu sót của chính quyền trong việc phòng chống thiên tai hay việc xây dựng các toà nhà dễ sập, ngay tại một vùng đất nổi tiếng là “vành đai lửa”, nơi cọ sát của hai mảng kiến tạo.

Padang, thành phố nhiều rủi ro địa chấn, lại cho phép xây cất nhiều công trình không đúng với tiêu chuẩn chống động đất. Điều này cho thấy con đường phòng chống thiên tai còn rất bấp bênh tại Indonesia.

Bảo Thạch Bài đăng ngày 04/10/2009 Cập nhật lần cuối ngày 04/10/2009 12:48 TU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan cũng rung chuyển vì động đất

04/10/2009 08:01. (VTC News) – Đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/10 tại khu bờ Đông của Đài Loan đã diễn ra trận động đất mạnh 6,3 độ richter làm chấn động cả trung tâm thành phố.

Posted Image

AFP dẫn nguồn tin từ cơ quan địa chấn học địa phương cho biết, tâm chấn của trận động đất này nằm ở độ sâu khoảng 15 km cách khu bờ Đông của Đài Loan 23 km. Trận động đất đã làm rung chuyển cả trung tâm hành chính Taipei của Đài Loan và gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân.

Hiện vẫn chưa có bất cứ thông báo nào về mức độ thiệt hại về người và của cũng như nguy cơ xảy ra sóng thần, song nó lại để lại tâm lý nơm nớp lo sợ trong lòng dân chúng Đài Loan.

Posted Image

Đài Loan cũng thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất với cường độ khác nhau. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận trong thời gian gần đây có cường độ 7,6 độ richter đã diễn ra vào tháng 9/1999 đã làm gần 2.400 người thiệt mạng, rất nhiều người bị thương và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Mới đây nhất, hai trận động đất mạnh liên tiếp xảy ra trên đảo Sumatra của Indonesia cũng đã làm hàng nghìn người thiệt mạng và hiện vẫn đang còn rất nhiều người bị chôn vùi dưới đống đổ đát.

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Rian, Lenta, Vesti)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một trận động đất ở Indonesia

(VTC News) - Ngày 4/10 tại phía Đông Indonesia lại tiếp tục diễn ra một trận động đất mạnh 6,1 độ richter trong khi hậu quả của trận động đất trước vẫn chưa được khắc phục.

Tâm chấn của trận động đất mới diễn ra vào lúc 10h36 (giờ địa phương), cách trung tâm của tỉnh West Papua 123 km về phía Đông Bắc. Hiện vẫn chưa có thông tin gì về mức độ thiệt hại của trận động đất mới này.

Chỉ cách đây 4 hôm, ngày 30/9, hai trận động đất mạnh đã liên tiếp diễn ra tại đảo Sumatra của Indonesia cách tỉnh West Papua 3.500 km với cường độ 7,6 độ richter đã làm hơn 3.000 người chết và bị thương, chôn vùi hơn 3.000 người dưới đống đổ nát, phá huỷ hơn 20.000 ngôi nhà và công trình xây dựng, hơn 75% thành phố Padang trên đảo Sumatra đã bị phá huỷ.

Liên quan đến trận động đất mới ở phía Đông và hai trận động đất trước đó tại đảo Sumatra, đại diện của cơ quan địa vật lý quốc gia Indonesia khẳng định, giữa chúng không hề có mối liên hệ với nhau vì Sumatra và West Papua nằm trên hai thềm lục địa khác nhau.

Giải thích cho lý do tại sao tại Indonesia liên tiếp xảy ra động đất, các nhà khoa học, nhà địa chấn học cho rằng, Indonesia nằm ở một trong những khu vực chịu tác động mạnh nhất của địa chấn trên hành tinh và là một phần của cái gọi là “vòng lửa Thái Bình Dương” (vết nứt lục địa mạnh). Hàng năm đất nước này phải gánh chịu từ 6.000-7.000 cơn địa trấn mạnh trên 4 độ richter.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Parma có đường đi dị thường


"Bão Parma đi chậm, loanh quanh và liên tục đổi hướng. Tối qua, nó đã quay vào đảo Luzon (Philippines) sau đúng 3 ngày rời khỏi hòn đảo này, tạo thành 2 nút thắt trên đường đi", ông Lê Thanh Hải, Phó giám Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết.


Theo ông Hải, sáng nay, bão đang hoành hành ở đảo Luzon, cường độ giảm còn cấp 8. Trong thời gian tới, có 3 khả năng xảy ra. Một là sau khi vào đảo Luzon, Parma sẽ xuôi về phía nam và quay ra phía đông của đảo này. Hai là bão hoành hành trên đảo và suy yếu. Khả năng thứ ba, nguy hiểm nhất là bão sẽ lại đi vào biển Đông lần thứ hai và có thể mạnh thêm do được tiếp thêm năng lượng.

Sáng nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cũng như các đài khí tượng của Hong Kong, Hải quân Mỹ đều nghiêng về khả năng thứ ba, bão quay lại biển Đông lần thứ hai.

Tuy nhiên, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương vẫn cảnh báo do tác động của yếu tố môi trường quanh bão, đặc biệt là tương tác với siêu bão Melor (mạnh cấp 14) nên diễn biến của bão Parma còn có thể thay đổi.

Được hình thành từ ngày 28/9 từ một áp thấp nhiệt đới ở vùng biển phía đông của Philippines, bão Parma nhanh chóng mạnh lên cấp 17, cấp mạnh nhất trong bảng phân loại gió Beaufort. Khi vượt qua đảo Luzon (ngày 3/10) với sức gió mạnh cấp 13-14, bão đã làm ít nhất 16 người thiệt mạng. Trưa 4/10, khi vào biển Đông, bão còn cấp 11-12.

Vòng đời của một cơn bão thường là 10-15 ngày, với Parma hôm nay đã là ngày thứ 10. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có cơn bão Wayne tồn tại hơn 20 ngày, suốt từ 17/8 đến 6/9/1986, đường đi rất phức tạp, vào ra biển Đông tới 3 lần.

Đối phó với bão Parma, chiều 6/10, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương có công điện yêu cầu các tỉnh thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục thông báo cho chủ tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển của bão để thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

Hồng Khánh
(vnexpress.net)



CM “tưởng” chuyến này thiên nhiên sẽ biểu diễn một trò chơi kỳ ảo, cho thiên hạ lác mắt bằng sự “kết hôn” của cô cậu Pạc- ma và Mê - nốc. Thiên nhiên kỳ bí, còn nhiều điều chưa thể khám phá bằng phương tiện hiện đại thời nay được đâu. Nên đừng vội trách lá diêu bông – vừa qua sau bão số 9, một số địa phương ở miền trung đã trách cứ và nổi giận với Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bộ tài nguyên và môi trường là dự đoán sai dẫn đến hậu quả tai hại. Thật ra các ông bà ở nhà đài đã hoạt động hết sức rồi, báo Khoa học và đời sống đã có một phóng sự về họ, thấy họ cũng cực khổ, vất vả lắm chứ. Nhưng sức người có hạn, phương tiện có khung trước Thiên nhiên hùng vĩ và kỳ bí cũng như kỳ quái.
Vài năm gần đây, thiên nhiên đã biểu diễn cho con người vài chiêu. Độc đáo như cơn bão Chim Én năm trước. Dự báo ban đầu là vào vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh, nhưng thực tế nó lướt dọc theo bờ biển nam trung bộ ngược lên hướng bắc, gần đến Nha trang thì quay ngoắt 150 độ quay ra biển. Dịp đó làm bà con Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh được phen hoảng hồn vì mới bị nếm mùi bão số 9 ngày 5/12/2006.
Bởi vậy cơn bão số 9 vào miền Trung vừa qua, ban đầu nó giữ nguyên lộ trình, chỉ phút cuối nó đảo mình sang trái một đoạn vài chục km và mở rộng tâm quay. Như vậy đâu có gì ghê gớm lắm. Nhưng do nhà Đài báo chính xác điểm đến bằng tin là bão sẽ vào Đà Nẵng, nên Quảng Nam Quảng Ngãi ung dung. Nhưng cho là dự đoán đúng đi, thì khả năng tốt nhất là di tản được người, hạn chế tổn thất sinh mạng , còn tài sản chắc là chịu thua với những cơn lũ như vậy.
Cho nên phải cảnh giác, phòng ngự từ xa, ko chủ quan khinh địch qua hậu quả của hai cơn bão số 9 năm 2006 vào BR-VT cùng các tỉnh miền Tây nam bộ và cơn bão số 9 vừa qua vào miền Trung và Tây nguyên là những ví dụ.

Trở lại với hiện nay :
Không ngoài dự đoán cậu chàng Pạc- ma, lượn lờ đợi cô nàng Mê – nốc nên luẩn quẩn trên mũi Bắc của Philippin. Do chồn chân mỏi gối rồi nên tinh lực có phần suy giảm.


TIN BÃO XA (Cơn bão số 10)

Hồi 07 giờ ngày 7/10, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 121,7 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Lu – Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển chậm theo hướng Nam Đông Nam, mỗi giờ đi được khoảng 3 - 5 km. Đến 07 giờ ngày 8/10, vị trí tâm bão vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc, 122,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Lu–Dông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 07 giờ ngày 9/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc, 121,1 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Lu - Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão số 10 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 07 giờ ngày 10/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc, 118,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 690 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh.
Do tác động của các yếu tố môi trường quanh bão, đặc biệt là tương tác với siêu bão Melor, hồi 07 giờ ngày 7/10 có vị trí ở vào khoảng 28,2 độ Vĩ Bắc; 131,5 độ Kinh Đông, cường độ mạnh cấp 14, nên diễn biến của bão số 10 còn có thể thay đổi khác với nhận định trên. Cần chú ý theo dõi bản tin tiếp theo được phát vào lúc 14h30 ngày 7/10.

Theo www.nchmf.gov.vn




Hôm trước, khi “ tưởng” ra kịch bản cho hai cơn bão này, tôi có 1 dự đoán khả năng miền Nam trong vài ngày tới sẽ bị mưa lụt. Do ám ảnh với Pạc- ma, những xét nó chuyển dịch về phía Bắc và tan biến vì “lụy tình” nên không liên tưởng được đến lũ và triều cường ở Nam bộ, đành xóa dự báo đi.
Hôm qua Bình Thuận bị lũ lớn, TP. HCM bị triều cường ngập lụt, Cần Thơ vài hôm trước cũng chung tình trạng. Vậy quẻ đã ứng cho miền nam, và như vậy tất yếu cậu chàng Pạc-ma sẽ “trở về cát bụi” trên biển trong vài ngày tới.
Với tượng thủy tai trong năm nay, hiện đang mùa Thu của hành Kim. Tất cả các miền đều phải lưu ý với NƯỚC.
Trưa nay 07/10 mặt trời lại có quầng trên khu vực Đông Nam Bộ.


Posted Image

Posted Image

Vì vậy xin hãy cảnh giác. Có thể Pạc- ma tan, nhưng "hồn ma" của nó sẽ vất vưởng gây hại, cộng thêm phía Bắc đang có các đới gió mùa lạnh tràn xuống, khiến khu vực miền nam trong vài ngày tới có mưa lớn. Cũng không thể chủ quan với lũ từ đầu nguồn tràn về sông Đồng Nai và một số sông suối khác của Lâm Đồng, Bình Thuận. Miền Tây Nam bộ cần cảnh giác trong mùa nước nổi, xui xẻo mà đầu nguồn sông Mê Kông tự nhiên có cái đập thủy điện nứt vỡ, thì phải chạy cho mau.

Hi vọng dự đoán là sai toét.
Ôi Thiên tai. Khổ lắm! Xin Trời nghe ?

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 10)

12/10/2009

Hồi 16 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Hà Tĩnh khoảng 410 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Như vậy khoảng tối nay (12/10), bão sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ. Đến 16 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc, 106,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Hà Tĩnh khoảng 70 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới tiềp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 14/10, vị trí tâm trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc, 103,4 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Ngoài ra, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo chiều tối và đêm mai (13/10) bộ phận không khí lạnh này sẽ tăng cường xuống các tỉnh miền Bắc nước ta.

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Từ sáng sớm ngày 13/10, ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thuỷ triều cao từ 2 – 4 mét. Phía Đông Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình, từ sáng ngày 13/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.

Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 21h30 ngày 12/10.

Nguồn:TTDBKTTVTW

Share this post


Link to post
Share on other sites

<h1 id="title" class="title">Bão mạnh thêm, Quảng Ninh - Đà Nẵng cấm biển tàu thuyền</h1> Cập nhật lúc 11:37, Thứ Ba, 13/10/2009 (GMT+7)

Bão số 10 đã mạnh lên cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 ngay trên vịnh Bắc Bộ. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đã có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng thực hiện việc cấm tàu thuyền ra khơi.

Từ chiều tối nay bão đổ bộ vào đất liền

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sáng nay (13/10), tại đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.

Hồi 7 giờ sáng 13/10, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 20 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Hà Tĩnh khoảng 250 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

http://vietnamnet.vn/xahoi/200910/Bao-manh...-thuyen-873424/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Hà Uyên, cơn bão Parma sẽ được gọi là cơn bão có số chẵn (số 8, 10 theo VN) thường hướng về phía Bắc, đồng bằng Bắc bộ, những cơn bão có số lẻ (7, 9) thường hướng về phía Nam.

Vâng, chú Hà Uyên đã dự báo chính xác, bão số 10 đi vào đồng bằng Bắc Bộ đêm nay và ngày mai.

Cảnh - Đại An. Hy vọng là sẽ có điều an lành cho người dân bắc bộ.

Pacma nay là số 10 là một cơn bão "điên", cố tình "quấy phá" dải đất chữ S. Trước khi vào bờ sẽ gặp phải trở lực, bị "dày vò"một trận, sức lực tiết giảm.

Các vùng ven biển thật sự cẩn thận với những con sóng rất to, rất bất ngờ, rất nhanh xuất hiện, đen sì, lừng lững, ầo ạt đổ ập.... rất nguy hiểm. Hy vọng sẽ không gây thiệt hại về người, do có sự phòng tránh tốt của người dân. Nhưng e ngại sẽ có những thiệt hại lớn về tài sản, vật thể công trình kiến trúc. Khả năng có những hạng mục "tên tuổi" bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vùng Đông bắc rất phải cẩn thận về sạt sập đất, ngập lụt do nước...

Rất phải cẩn thận với hiện tượng sét đánh trong mưa...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công Minh thân mến.

Trong suốt một thời gian dài, Đất nước chúng ta khi tổ chức đón Chính khách của nước các nước, hầu như không bao giờ bị mưa, bão. Đây là một kết luận hết sức đúng đắn. Mặc dù Nha khí tượng chỉ có thể báo trước về thời tiết trước 15 ngày, trong khi kế hoạch đón Nguyên thủ, thường phải chuẩn bị ấn định ngày, trước đó từ 8 tháng tới 1 năm.

Điều này, cho chúng ta hiểu rằng, "Khí Tượng" cũng là một nghi thức lớn. Vậy, chọn ngày chẳng may đúng ? suốt bao nhiêu năm nay, nghi thức đón Nguyên thủ các nước, không bao giờ bị mưa chăng ?

Chúng ta sẽ cùng nhau, tìm hiểu thêm về v/đ này.

Cảm ơn Công Minh đã dùng ngôn ngữ ví về cơn Bão rất hay: cố tình

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa chú Hà Uyên.

Cháu xin cám ơn về những gợi ý để tìm hiểu... nêu ở trên của chú.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản tin vào lúc : (14/10/2009 0:35)

Bão “ma” đổ bộ vào Việt Nam

Posted Image

Bản đồ dự báo bão số 10 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư

* Hoạt động từ 29.9 đến 14.10, bão số 10 (Parma) đã tồn tại 360 giờ, di chuyển khoảng 5.500 km với hành trình kỳ dị

* Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11 và hôm nay đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa

Sau khi nhấn chìm miền bắc Philippines trong biển nước, gây lụt kéo dài và lở đất làm chết hàng trăm người, bão Parma bất ngờ mạnh lên tới cấp 11 và hôm nay 14.10, đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa.

Bão Parma khi vào Philippines có tên Pepeng, vào biển Đông Việt Nam có tên bão số 10. Parma - tên do Macau đề cử - là một loại thức ăn gồm đùi lợn muối sấy khô trộn với gan gà và nấm. Có lẽ do nó "hấp dẫn" như vậy nên bão Melor - tức hoa nhài do Malaysia đặt tên - đã cố giằng kéo để “ngoạm” bớt một phần năng lượng của Parma khi xảy ra hiệu ứng Fujiwhara hôm 7.10. Có người còn đọc chệch Parma là bão “ma” do đường đi dị thường và do nó từng “ngắc ngoải” nhưng không chịu chết, với 2 lần đổ bộ Philippines, 2 lần ra vào biển Đông, nay đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Bắc Bộ Việt Nam.

Bản tin phát lúc 23 giờ 30 phút tối qua 13.10 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết: hồi 22 giờ cùng ngày, tâm bão số 10 chỉ còn cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Thanh Hóa khoảng 110 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 13 - 14. Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đến 10 giờ sáng nay 14.10, tâm bão nằm trên khu vực các tỉnh Quảng Ninh - Thanh Hóa. Tiếp đó, bão đi theo hướng tây, và đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa với sức gió mạnh nhất cấp 9 - 10.

Đường đi của Parma rắc rối, loằng ngoằng. Nhất là khi nó chà đi xát lại phía bắc đảo Luzon (Philippines), hình thù kỳ quái, trông giống một con ma! Cái sự "ma" này đã dẫn đến những phán đoán khác nhau về nó. Hôm 6.10, một tiến sĩ khí tượng ở Hà Nội nhận định: "Parma sẽ lịm đi hoặc với xác suất nhỏ hơn, sẽ chuyển sang quỹ đạo hyperbol và quay ra Thái Bình Dương". Mạng T2K (Philippines) có lần dự báo: "Parma mất rất nhiều năng lượng khi đổ độ lần 2 lên đảo Luzon, mang mưa lớn lên hầu hết phía bắc Luzon, từ 75 mm - 200 mm (mưa vừa đến mưa to). Nếu tiếp tục loay hoay trên đất liền, Parma sẽ xuống cấp áp thấp nhiệt đới hoặc tệ hơn: suy yếu rồi tan biến trên dãy núi vùng Abra với những trận mưa lên đến 300 mm (mưa rất to) ở gần tâm hoặc dọc theo sườn núi". Cùng lúc, các mô hình tính toán của Mỹ đưa ra 5 đường đi của bão từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ. Người viết từng thử đưa ra 2 kịch bản đối với Parma: "1/ Bão lùi ra biển tây bắc Philippines, mạnh lên trở lại do gặp vùng biển ấm. Từ đó nó thẳng tiến Hải Nam, trong trường hợp khối áp cao ở nam Trung Quốc không gây nhiều áp lực. 2/ Trong trường hợp bị khối áp cao đè xuống, gió tây nam yếu thì bão với sức mạnh mới, sẽ vào Bắc Bộ hoặc miền Trung Việt Nam". Nhận định đó đến giờ này, có phần đúng.

Sáng 13.10, khi đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh cấp 9 - giật cấp 11, Trung tâm khí tượng Việt Nam NCHMF dự báo: Trong khoảng 24 - 48 giờ tiếp theo (tức từ 7 giờ sáng 14.10), áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 7 giờ ngày 15.10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 19,6 độ vĩ bắc, 103,0 độ kinh đông, trên khu vực Thượng Lào. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2 - 4 mét.

Quang Duẩn

Hoạt động từ sáng 29.9 đến sáng 14.10, bão Parma đã tồn tại 360 giờ, di chuyển xấp xỉ 5.500 km từ đông sang tây. Rõ là, bão “ma” đang giữ kỷ lục xưa nay hiếm, trong khi kình địch “hoa nhài” đã sớm tan hương rã cánh. Hồi 12 giờ trưa 13.10, T2K ghi nhận bão Parma có đường kính 445 km, cột sóng biển gần tâm cao 4,5m, gió mạnh từ 120 - 150 km/giờ. Căn cứ vào đó sẽ biết sức công phá của nó không phải nhỏ.

Đến hôm nay, bão “ma” đang tiếp tục làm mưa làm gió vùng ven biển, trên đất liền. Mới đây thôi, nó nhấn chìm miền bắc Philippines trong biển nước, gây lụt kéo dài và lở đất làm chết hàng trăm người. Tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Bắc Bộ Việt Nam, dù chưa có báo cáo thiệt hại, nhưng với tổng lượng mưa do T2K dự báo là vừa, to đến rất to (75 mm - 200 mm - 300 mm) từ vòng ngoài tới gần tâm bão, chắc chắn hậu quả sẽ không nhỏ chút nào.

Nhưng vì sao thời điểm này bão liên tục xuất hiện và bão Parma sống dai như vậy? Câu trả lời chỉ có thể là, El Nino xuất hiện, biển ấm toàn vùng, đến nơi nào bão cũng được nạp thêm năng lượng. Cứ thế, chúng xuất hiện, tồn tại, hoành hành... chỉ đến khi đối mặt dãy Trường Sơn hoặc vùng núi cao tây bắc của Việt Nam, bão mới chịu xếp giáo quy hàng!

Khẩn cấp đối phó

Chiều 13.10, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã họp bàn và triển khai khẩn cấp các biện pháp đối phó với bão số 10.

Tại cuộc họp, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, sau khi càn quét đảo Hải Nam (Trung Quốc), tiến vào vịnh Bắc Bộ, hôm qua bão số 10 đã mạnh lên 3 cấp, từ cấp 8 lên cấp 11. Hồi 17 giờ chiều cùng ngày, tâm bão còn cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Hà Tĩnh khoảng 170 km về phía đông và đã gây ra gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 13, cấp 14 trên vịnh Bắc Bộ; vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Trong 12 giờ tiếp theo, bão chủ yếu di chuyển theo hướng tây với vận tốc 10 - 15 km/giờ và sáng nay 14.10 đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa. “Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, gió bão sẽ mạnh cấp 9 - 10, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 12 - 13. Mưa bão đã bắt đầu xuất hiện từ chiều 13.10, sẽ tăng dần và chủ yếu tập trung từ đêm cùng ngày đến hết ngày 15.10 với lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi trên 200 mm”, ông Tăng nói. Ngoài ra, theo ông Tăng, trên vùng biển ngoài khơi Philippines hiện đang có một áp thấp nhiệt đới hoạt động, dự báo sẽ mạnh lên thành bão trong 48 - 72 giờ tới.

Theo thanhnien.com.vn

Pacma nay là số 10 là một cơn bão "điên", cố tình "quấy phá" dải đất chữ S. Trước khi vào bờ sẽ gặp phải trở lực, bị "dày vò"một trận, sức lực tiết giảm.

Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

14/10/2009 18:05

(TNO) Theo bản tin phát lúc 17 giờ 30 hôm nay 14.10 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều nay (14.10), sau khi khi đi vào vùng bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình, bão số 10 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nam Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ ngày 15.10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km/giờ).

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển về phía Tây suy yếu và tan dần

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, vùng biển vịnh Bắc Bộ, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đêm nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa; riêng các tỉnh ven biển có mưa vừa, có nơi mưa to.

TNO

TIN CUỐI CÙNG VỀ BÃO SỐ 10

14/10/2009 21:30

Tối nay (14/10), sau khi khi đi vào vùng bờ biển Hải Phòng – Ninh Bình, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Theo www.nchmf.gov.vn

Đúng là tổ tiên phù hộ cho con cháu !

Tuy nhiên

Có thể Pạc- ma tan, nhưng "hồn ma" của nó sẽ vất vưởng gây hại, cộng thêm phía Bắc đang có các đới gió mùa lạnh tràn xuống...

Nên bà con ta vẫn phải cảnh giác, không thể chủ quan được

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay