wildlavender

Tan Hoang Trong Bão, Chìm Ngập Trong Lũ

5 bài viết trong chủ đề này

Thứ Tư, 30/09/2009, 00:38 (GMT+7)

Tan hoang trong bão, chìm ngập trong lũ

TTO - KẾT THÚC MỘT NGÀY CĂNG THẲNG: 38 người chết * 100.000 căn nhà bị sập, tốc mái và hư hại * Bão số 9 đã thành áp thấp nhiệt đới * Nước lũ các sông dâng cao, nhiều nơi trở tay không kịp * Đã sơ tán 370.000 dân * Ngày mai Vietnam Airlines bay trở lại về miền Trung

Đêm nay 29-9, người dân miền Trung sẽ tiếp tục trải qua một đêm dài do gió vẫn còn mạnh, mưa vẫn ào ạt, nước vẫn lai láng khắp nơi... Hàng ngàn hộ dân bị sập nhà và tốc mái sẽ trải qua một đêm trắng với nước trên đầu, nước dưới chân và bao nỗi lo toan.

Tính đến hết ngày 29-9, bão số 9 đã làm 38 người chết và mất tích. Riêng tỉnh Thừa - Thiên Huế có 66 người mất tích trên rừng chưa xác định được tình trạng. Từ Ban chỉ đạo tiền phương phòng chống bão số 9 tại Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đào Xuân Học cho biết ngoài số người chết và mất tích, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định còn có hơn 100 ngàn nhà bị sập, tốc mái, hư hại. Có ít nhất 90 tàu thuyền bị chìm.

Quảng Bình: Thủy điện Hố Hô sạt lở nặng nề

Chiều 29-9, các đoàn tàu lửa chở khách SE3, SE1 chạy từ Hà Nội vào Sài Gòn đã rời ga Đồng Hới tiếp tục hành trình vào phía Nam, sau khi phải dừng lại tại ga này vì mưa bão.

Mực nước các sông lớn đang dâng cao. Nước sông Nhật Lệ lên rất nhanh và vượt mức báo động 3, có nơi chỉ cách thảm cỏ của các công viên ven sông chỉ từ 0,3-0,5m. Hồ thủy lợi Rào Đá dung tích 65 triệu m3 nước đã phải xả lũ. Nguy cơ mưa lớn từ thượng nguồn sẽ làm các địa phương phía Nam tỉnh như Lệ Thuỷ, Quảng Ninh sẽ bị ngập lũ trong ngày 30-9.

Công trình thủy điện Hố Hô (công suất 14MW, tổng vốn đầu tư trên 350 tỉ đồng, do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển điện miền Bắc, thuộc Công ty Điện lực I) làm chủ đầu tư đã bị sạt lở nặng tại khu vực trạm tăng áp OPY. Các mảng đất lớn tại vách taluy ngay trạm tăng áp đã trượt sâu xuống sườn núi. Nhiều chỗ đất quanh trạm biến áp cũng xuất hiện các vết rạn nứt lớn do bị nước lũ xói thành những hố sâu phía dưới.

Tại Hà Tĩnh, lúc 11g ngày 29-9, một đoạn đê biển ở thôn Hoàng Chuân, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã bị sóng biển dâng cao đánh sạt một khoảng gần 30m. UBND xã Cẩm Nhượng đã kịp thời huy động hàng trăm người dân dùng bao cát, đá hộc hàn chỗ vỡ. Nhiều hộ dân đã phá dỡ cả tường nhà, cột bê tông để làm vật liệu hàn đê. Sau ba giờ gắng sức, đoạn đê vỡ đã được hàn khẩu.

Quảng Trị: Chia cắt các huyện thị

Đến 17g chiều 29-9, gió vẫn giật mạnh cấp 8-9 tại khu vực Quảng Trị. Mưa lớn suốt ngày hôm nay đã làm ngập và chia cắt nhiều tuyến đường ở các huyện thị. Đoạn đường ven biển từ Cửa Tùng vào Cửa Việt bị ngập sâu nhiều đoạn khiến ôtô cao cầu cũng không qua được. Nhà dân các xã ven biển bị ngập từ 0,5 đến 1 mét.

Đặc biệt tuyến đường đi các huyện miền núi bị sạt lở gây chia cắt hoàn toàn như tuyến A Vao - Tân Đi, tuyến A Vao - Palin, vùng Lìa. Phía nam huyện miền núi Hướng Hóa có 3 xã bị cô lập từ sáng 29-9

Rất may là cho đến lúc này Quảng Trị chưa có thiệt hại về nhân mạng, chỉ có 9 người dân bị thương nhẹ do lốc xoáy gây ra. Toàn tỉnh có 228 nhà dân bị tốc mái hư hỏng, 5 trường học, 7 trụ sở bị hư hại, 735 nhà dân bị ngập sâu. Thiệt hại lớn nhất lúc này là gần 200 hecta cao su ở Gio Linh, Vĩnh Linh bị bão làm gãy đổ và 1900 hecta cà phê bị rụng quả.

Huế: Lũ lên nhanh bất ngờ

Tại Huế, huyện Phú Vang đã chia cắt hoàn toàn với thành phố Huế. Tại huyện Phú Lộc, nhiều xã đã bị mưa lũ cô lập. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Ngọc Thiện, hiện trên toàn tỉnh đã có 2 người chết và 3 người bị thương.

Bão số 9 đã đổ bộ vào Huế vào khoảng 13g30 chiều nay. Dù không còn là tâm bão, nhưng Huế vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của bão. Gió rít liên hồi, cây ngã ào ạt, những mái tôn khua như tiếng báo động, và mưa xối xả trút nước.

Khoảng 3 giờ chiều, trời ngưng mưa gió. Người dân đổ ra đường để dọn bão. Du khách cũng trút nỗi lo, kéo nhau đi chụp ảnh thì bất ngờ nước lũ từ đầu nguồn sông Hương đổ về. Khoảng chập tối, dòng nước đỏ ngầu từ các con sông đã tràn ngập các đường phố.

Khu vực trong kinh thành đã ngập sâu hơn 1m, có nơi ngập đến 1,5m; vùng thấp trũng như Bãi Dâu, và các huyện cuối sông Hương như Phú Vang, Hương Trà còn ngập sâu hơn. Nước lên quá nhanh khiến người dân trở tay không kịp.

Tin ban đầu từ Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh có 3 người chết, 16 người bị thương, 1600 ngôi nhà tốc mái, 123 ngôi nhà sụp đổ hoàn toàn.

Trước đó, sáng 29-9, trực ban Đồn biên phòng Vinh Hiền (huyện Phú Lộc), nơi đầu sóng ngọn gió, đồng thời cũng nằm trong vùng dự báo tâm bão đi qua, cho biết sóng biển đã dâng lên rất cao, cùng lúc nước từ các sông suối đổ về khiến nước ở đầm phá dâng lên rất nhanh. Nước biển và nước đầm phá đã hòa vào nhau.

Toàn bộ những làng xóm vùng ven cửa biển Tư Hiền đã chìm trong khoảng hơn 1m nước, tầng trệt đồn biên phòng Vinh Hiền cũng ngập trong nước. Chiến sĩ trực ban gào thét qua điện thoại cho biết sóng chồm rất cao.

Trong khi đó, đồn biên phòng Lăng Cô cũng là điểm xung yếu nằm trong vùng tâm bão, trực ban đồn cho biết gió to khiến nước biển dâng rất nhanh, nước mưa từ đèo Hải Vân đổ xuống khiến cho nước trong đầm dâng lên mạnh và nhanh.

Đà Nẵng: Ba người chết, 9 tàu thuyền bị đánh vỡ

11g ngày 29-9, tại Đà Nẵng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp khẩn với ban chỉ đạo tiền phương phòng chống cơn bão số 9. Từ sáng, mưa bão đã làm 9 tàu thuyền ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà bị đánh vỡ và chìm. Đến trưa nay, trên 600 hộ dân vẫn tiếp tục bị cô lập vì nước lũ, nhiều người vẫn phải bám trụ trên mái nhà, không liên lạc được với bên ngoài do mọi thông tin điện thoại, điện đã bị cắt.

Từ trưa 29-9, gió rít ào ào ngày một mạnh hơn và mưa lớn đã diễn ra trên toàn địa bàn Đà Nẵng. Nhiều tuyến phố chìm nghỉm trong nước như đường Bạch Đằng, Nguyễn Văn Linh, Tôn Đức Thắng…. Nhiều khu dân cư với trên 600 hộ dân bị cô lập và bị mất liên lạc hoàn toàn.

Tính đến 16g chiều 29-9, tại Đà Nẵng đã có 3 người chết do mưa bão (một người ở Cẩm Lệ bị điện giật chết và 1 người bị nước cuốn trôi). Và mưa to, gió lớn vẫn đang tiếp tục hoành hoành. Còn tại các âu thuyền, dù tàu thuyền đã được đưa vào trú ẩn nhưng do gió to, sóng biển đánh dữ dội đã làm hàng chục tàu bị đánh chìm. Nước tại sông Hàn đang lên rất nhanh và tiếp tục ngập sâu hơn vào đường Bạch Đằng.

Có mặt trên xe thiết giáp của Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng đi thị sát và kiểm tra tình hình bão số 9 ở quận Ngũ Hành Sơn, phóng viên Tuổi Trẻ Online cho biết, nhiều đường phố bị ngập, cây cối ngã đổ khiến giao thông hết sức khó khăn. Các nhà dọc đường Trần Phú, 2-9, Lê Văn Hiến… cửa đóng then cài để tránh bão. Trong khi đó, hai khu vực Khuê Đông và Mân Quang đã bị nước lũ lên cao cô lập từ 2g ngày 29-9.

Nước lũ cuộn cuộn chảy qua thôn Cẩm Toại Trung (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) khiến vùng này bị cô lập hoàn toàn - Ảnh: Quốc Nam

Đến chiều tối nay, nước biển đã tràn qua tuyến đường Nguyễn Tất Thành, nhiều bờ kè trên tuyến đường này đã bị bão đánh vỡ. Nhiều đoạn nước cũng băng qua đường Bạch Đằng, đe dọa những khu dân cư hai bên đường.

Tại sông Hàn, nước đang lên rất nhanh, sóng nước đục ngầu cuồn cuộn dập vào những mạn thuyền neo đậu hai bên bờ làm những chiếc thuyền này chới với trong gió bão. Nhiều con tàu cá trị giá bạc tỷ đang đánh đố với bão.

Trong khi đó, tại Hòa Hiệp Nam (Hòa Vang), cũng có mặt trên xe thiết giáp của quân đội, phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận công tác di dân tại khu vực này đã cơ bản hoàn tất. Tuy nhiên hiện khu vực này sóng đánh quá lớn nên nguy cơ xói lở rất cao.

Tâm bão Quảng Nam: 5 người chết, thiệt hại 3.000 tỷ đồng

Vào lúc 18g chiều nay, bão số 9 đã đổ bộ vào địa phận Quảng Nam, trọng điểm là huyện Núi Thành với sức gió mạnh cấp 9-10, giật trên cấp 11-12. Bão số 9 được xác định đi vào vùng biển Núi Thành, tiếp giáp vời vùng rìa phía đông của thành phố Tam Kỳ, vào sâu địa phận huyện Tiên Phước và sau đó sẽ suy yếu.

Lúc 18g45 tối, tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Quế Sơn cho biết có thêm hai người chết do bị lũ cuốn trôi, nâng số người thiệt mạng ở toàn tỉnh lên 5 người. Nạn nhân là Võ Văn Mai (1988) và Giang Mạnh Hùng (1992) khi đi qua cầu chìm Mè Tré bị lũ cuốn, đã tìm được thi thể.

Thống kê ban đầu của Ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam lúc 19g cho biết thiệt hại ước tính hơn 3.000 tỷ đồng, 5 người chết, hơn 5.200 nhà dân bị sập, hơn 150.000 nhà dân bị tốc mái, hơn 50.000 nhà bị ngập sâu.

1.000 ha lúa hè thu đang trong giai đoạn bị thu hoạch ở các khu vực trũng thấp bị ngập thiệt hại trên 80%; 3.000 ha hoa màu bị ngập úng, hư hỏng; trên 1.000 ha ao nuôi trồng thuỷ sản (tôm và các nước ngọt) bị ngập nước và thiệt hại.

Mưa lũ đã làm nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở các địa phương vùng trũng thấp bị sạt lở, hư hỏng. Giao thông lên huyện miền núi Tây Giang bị cô lập hoàn toàn.

UBND tỉnh đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ cho Quảng Nam 5.000 tấn gạo, 200 tỷ đồng để giúp nhân dân sớm khắc phục hậu quả.

Trước đó, lúc 10g45, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp điện đàm với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải. Thủ tướng chỉ đạo các cấp chính quyền và nhân dân Quảng Nam chủ động đối phó vỡi bão số 9, bằng mọi cách bảo đảm tính mạng của nhân dân, tài sản của dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước; thường xuyên giữ liên lạc với Trung ương và Chính phủ để báo cáo tình hình và đề xuất các tình huống khẩn cấp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng động viên nhân dân Quảng Nam bình tĩnh ứng phó với bão số 9, Trung ương sẽ theo dõi sát tình hình bão tại Quảng Nam và tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống.

Quảng Ngãi: Tan hoang

Theo thông tin ban đầu từ Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, tính đến chiều 29-9, Quảng Ngãi đã có 3 người chết, 4 người mất tích do lũ cuốn trôi. Mưa bão đã làm chìm 43 chiếc tàu, trong đó huyện Lý Sơn có 30 tàu, Tư Nghĩa 4 tàu, Bình Sơn 11 tàu, trong đó 1 tàu vận tải 1.500 tấn của công ty Long Hải bị chìm tại khu vực Cảng Dung Quất.

Mưa lũ đã làm sập trên 100 nhà, trên 5.000 nhà bị tốc mái, hư hại. Hàng trăm hoa màu bị mất trắng. Hiện nhiều tuyến đường về các huyện bị cô lập do cây cối ngã đổ và sạt lở. Các huyện Trà Bồng, Tây Trà hầu như mất liên lạc hoàn toàn. Tàu Long Hải trọng tải 1500 tấn (tại vùng biển Dung Quất) và sàn lan bị trôi, các trụ sở của UBND xã An Vĩnh, An Hải, chợ An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, huyện Bình Sơn bị tốc mái.

Nhiều tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi ngập sâu trong nước từ 0,5 đến 1 mét kết hợp với nhiều cây xanh ngã đổ chắn ngang đường khiến giao thông đình trệ hoàn toàn. Dọc theo tuyến đường từ thành phố Quảng Ngãi xuống Khu kinh tế Dung Quất nhiều cây xanh ngã đổ, gió mạnh đến cấp 9 giật trên cấp 10.

Hiện mực nước ở các sông trong tỉnh lên nhanh, tính đến 16 giờ ngày 29-9, mực nước ở sông Trà Bồng đạt mức 6,5 mét (trên mức báo động 3 là 2,5 mét), Trà Khúc 7,19 mét (trên báo động 3 là 1,49 mét), Sông Vệ 5,2 mét (trên báo động 3 là 1,7 mét), tương đương với mức lũ lịch sử năm 1999. Dự kiến trong đếm nay và sáng 30-9, mực nước ở các sông trên tiếp tục lên.

Bình Định: 5 người chết, 2 người mất tích

Trong ngày 29-9, trên địa bàn tỉnh Bình Định có gió bão mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Theo số liệu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, bão số 9 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh.

Tính đến 19g ngày 29-9, cả tỉnh Bình Định có 5 người thiệt mạng. Tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, 2 anh Nguyễn Thành Linh, 38 tuổi ở thôn Hội Sơn và Cao Sơn Hùng 32 tuổi ở thôn Thạch Bàn Tây bị lật thuyền chết tại hồ chứa nước Hội Sơn; Tại huyện Phù Mỹ, có bà Nguyễn Thị Xưa, 48 tuổi và bà Lê Thị Sen cùng ở thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi đi gỡ lưới ở đầm Châu Trúc bị ngã xuống đầm chết; Tại huyện Hoài Nhơn, bà Huỳnh Thị Lâm, 59 tuổi ở thôn Phú Xuân, xã Hoài Mỹ leo lên sửa mái nhà bị té ngã chết và anh Nguyễn Hữu Cường 20 tuổi, đi tàu BĐ 0216-TS neo đậu tại cảng Sông Hàn, Đà Nẵng bị đứt dây chìm tàu mất tích; Tại TP Quy Nhơn, ông Dương Văn Bình, 41 tuổi ở phường Lê Hồng Phong đi sõng bị ngã xuống sông Hà Thanh mất tích.

Cả tỉnh cũng đã có 12 người bị thương. Gió bão đã làm sập đổ 105 nhà, làm tốc mái, hư hỏng 2.284 nhà cùng nhiều trường học; 8.300 ha lúa mùa đang làm đòng, trỗ bị đổ ngã, giảm 30% năng suất; 735ha hoa màu ngã đổ, hư hỏng; 110ha hồ nuôi tôm, cá bị ngập, sạt lở; 11 trụ điện bị ngã đổ, làm đứt gần 12km đường dây.

Phú Yên: 22 nhà bị sập, 12 tàu thuyền bị chìm

Đến 19g ngày 29-9, ở tỉnh Phú Yên đã có 22 ngôi nhà của người dân bị sập vì gió lớn. Trong đó, huyện Tuy An có 2 ngôi nhà dân tại xã An Hiệp, thị xã Sông Cầu: 20 ngôi nhà, tập trung ở 4 xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Bình và Xuân Cảnh. Ngoài ra, sóng lớn còn đánh chìm 12 tàu thuyền của ngư dân thị xã Sông Cầu khi đang neo tại bến.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh chưa có thiệt hại về người

Kon Tum: 13 người chết

Theo Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Kon Tum, tính đến 16 giờ ngày 29-9, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có 13 người chết. Tại làng Mố Bành, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, lở đất gây sập nhà khiến năm người dân bị thiệt mạng, tại thôn 3 Khen xã Văn Xuôi, huyện Tu Mrông, bốn công nhân làm đường đi xã Ngọc Yêu bị đất đá vùi lấp. Tại thôn Đông Thượng (xã Đăk Peh, Đắc GLây) ba người chung một gia đình bị nước lũ cuốn trôi. Thôn Đắk Poát (xã Đăk Peh, Đắc GLây) một người mất tích.

Huyện Đăk Hà có 9 nhà dân thuộc xã Đăk Pxi bị nước lũ nhấn chìm, hiện nay mới di dời được 4 hộ đến nơi an toàn. Trung tâm xã Đăk Pxi đang bị cô lập hoàn toàn trong hai ngày nay, con đường độc đạo đến xã bị chia cắt bởi cầu Đăk Vét nước ngập sâu trên 4 mét. Cầu tại thôn 12 xã Đăk Mar bị nước lũ đánh sập và hai phòng học bị gió giật tốc mái. Trong ngày 30-9, trực thăng sẽ được huy động ứng cứu người dân bị chia cắt ở Kon Tum.

Đắc Lắc: Hơn 500 căn nhà tốc mái

Tính đến cuối giờ chiều nay, tại Đắc Lắc, do ảnh hưởng bão số 9, nhiều nơi bị ảnh hưởng nặng. Tại huyện Ma D’rak, hơn 500 ngôi nhà bị tốc mái, 500 ha lúa, 500 ha ngô và 1.000 ha mía ngã đổ, nhiều trường học và cơ quan nhà nước bị thiệt hại nặng nề. 5 trụ điện bị gãy đổ, đường dây 35kv bị hư hỏng gây mất điện toàn huyện, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ngập trong nước lũ. Xã Cư Trang, huyện Ma D’rak đường lầy lội không thể vào được. Tại đây, hệ thống điện cũng bị cắt đứt trong hai ngày nay chưa khắc phục được.

Ở Krông Buk, Krông Năng gió mạnh làm tốc mái, đổ nhiều nhà dân, trường học, đổ nhiều cây cối… Một cây thông lớn bị ngã đổ cũng gây kẹt xe trên quốc lộ 14 nhiều giờ liền… Tại Krông Bông, gió lốc làm tốc mái 9 nhà dân, ngập hơn 50 ha lúa…

Lâm Đồng: Một giáo viên tử nạn, 8 người khác bị thương

Theo Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, tính đến 17 giờ ngày 29-9, toàn tỉnh đã có ít nhất 1 người chết và 8 người khác bị thương (gồm 4 HS và 2 người dân tại Đà Lạt, 2 người còn lại ở Đức Trọng) do bão số 9 gây ra.

Nạn nhân tử vong là cô giáo Phùng Thị Thanh (SN 1978), giáo viên trường THPT Trần Phú - Đà Lạt bị cây thông cổ thụ trên đường Trần Hưng Đạo bật gốc đè chết trong lúc đưa con gái Vũ Quỳnh Anh (HS lớp 1, trường Lê Quý Đôn Đà Lạt) đến trường bằng xe máy. Rất may cháu Anh chỉ bị thương nhẹ. Vụ ngã đổ thông nói trên còn làm 3 học sinh khác của trường Trần Phú bị thương khi đang trên đường về nhà vì được nghỉ học.

Chiều 29-9, Giám đốc Sở GD-ĐT Lâm Đồng, Nguyễn Thị Anh Phương cho biết: Sở đã có thông báo khẩn chỉ dạo cho các Phòng giáo dục và hiệu trưởng các trường cho HS nghỉ học trong 2 ngày 29 và 30-9, thông báo phát hành vào lúc 6g30 sáng

Quảng Trị, một điểm dự báo bão đổ bộ, đến 18g đã sơ tán 3.298 hộ với 11.000 người ở các vùng ven biển, vùng ngập sâu ở khắp địa bàn chín huyện thị trong toàn tỉnh.

Dù chưa đổ bộ vào đất liền nhưng bão số 9 đã gây nhiều thiệt hại cho Quảng Trị. Lượng mưa đo được trên toàn tỉnh phổ biến từ 50-120mm, khu vực nam huyện Hải Lăng có nơi mưa lên 140-150mm. Đặc biệt trận lốc xoáy tại các xã Hải An, Hải Quế, Hải Xuân vào lúc 3g30 sáng 28-9 đã làm sập đổ, tốc mái 65 ngôi nhà, làm một người dân bị thương. Tại huyện Gio Linh cũng có 22 nhà dân bị lốc làm hư hại.

Tại Thừa Thiên - Huế, tỉnh đã khẩn trương di dời dân từ sớm. Tại xã Vinh Hiền - xã nằm cửa biển huyện Phú Lộc và cũng là một trong các vùng trọng yếu nhất tỉnh - công việc sơ tán dân được triển khai khá sớm.

Tính đến 20g tối 28-9, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Ngọc Thiện cho biết toàn tỉnh đã sơ tán được 12.531 hộ dân với 50.506 người đến nơi an toàn. Tuy nhiên, tỉnh dự kiến buộc phải di dời, sơ tán 21.320 hộ dân với gần 90.000 người. Tuy bão chưa đổ bộ, nhưng rạng sáng 28-9, một cơn lốc đã tràn qua xã Phong Bình, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) khiến 15 nhà dân và một số cơ quan, công sở bị tốc mái nặng.

Tại Đà Nẵng, gần 3.000 hộ dân sống dọc ven biển của các quận Sơn Trà, Liên Chiểu và Thanh Khê đã phải di dời ngay trong thời điểm gió bão giật mạnh. Tại quận Sơn Trà, hơn 1.000 hộ dân với trên 5.000 nhân khẩu cũng đã kịp chuyển đến các trường học trước khi bão đổ bộ. Chiều tối 28-9, nạn nhân đầu tiên của bão số 9 tại Đà Nẵng được xác định. Đó là ông Nguyễn Đăng Sâm Bê (tổ 16, phường Hòa Thọ Tây, Q.Cẩm Lệ), chết do điện giật khi trèo lên nóc nhà để chèn chống mái tôn

Tính đến cuối ngày 29-9, theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn khu vực miền Trung, toàn khu vực đã sơ tán được 370.000 dân.

Đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 8 đến cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.

Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên, Kom Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 6, cấp 7, có nơi cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao từ 3 - 5m. Ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Định và Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, vùng biển các tỉnh Bình Thuận - Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cùng chung tay góp sức với đồng bào cả nước, vusonganh kính đề nghị diễn đàn chúng ta lập quỹ ủng hộ cứu trợ đồng bào Miền Trung. vusonganh xin được ủng hộ 200.000đồng, nhờ Thien Luan gửi giúp cho chị wildlavender .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chùm ảnh: Hiện trường nơi bão quét qua

(Dân trí) - Đến giờ này, nhiều người dân miền Trung vẫn chưa hoàn hồn trước sự tàn phá của cơn bão số 9. Dọc miền Trung đâu đâu cũng thấy nước ngập, cây bật gốc, panô, biển hiệu sập đổ...

>> 30 người chết trong bão, thiệt hại tiếp tục tăng lên

>> Bão dữ “quần nát” miền Trung

Quảng Ngãi:

Posted Image

Cả thành phố Quảng Ngãi ngập chìm trong nước (Ảnh: Minh Trí)

Đà Nẵng:

Posted Image

Một ngôi nhà lợp tôn bị tốc mái hoàn toàn (Ảnh: Công Bính)

Posted Image

(Ảnh: Công Bính)

Posted Image

Cây cối trung tâm thành phố Đà Nẵng đổ la liệt (Ảnh: Khánh Hiền)

Huế:

Posted Image

Pano trước trụ sở Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế bị sập (Ảnh: Đại Dương)

Posted Image

(Ảnh: Đại Dương)

Posted Image

Thành phố ngập chìm trong nước (Ảnh: Đại Dương)

Posted Image

Chạy bão (Ảnh: Đại Dương)

Posted Image

Huy động xuồng, ghe ở đường Bạch Đằng để vận chuyển người, xe (Ảnh: Đại Dương)

Posted Image

Quốc lộ 1A qua Huế nước ngập quá bánh xe (Ảnh: Đại Dương)

Posted Image

Cây, bảng hiệu ngã đầy đường. (Ảnh: Đại Dương)

Posted Image

Mái tôn tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế bị lốc cuốn gần hết (Ảnh: Đại Dương)

Quảng Trị:

Posted Image

Một biển quảng cáo bị đánh gãy gục (Ảnh: Văn Được)

Posted Image

Một cây xanh bị quật gãy trước cửa ga Đông Hà (Ảnh: Văn Được)

Posted Image

Cây bật gốc đổ vào nhà dân (Ảnh: Văn Được)

Quảng Bình:

Posted Image

Các tàu SE1, SE3 đều phải dừng tại ga Đồng Hới vì không thể vượt đèo Hải Vân trong mưa bão. (Ảnh: Hồng Kỹ)

Hà Tĩnh:

Posted Image

Một chiếc cần cẩu tại Cảng Vũng Áng bị sóng biển nuốt chửng (Ảnh: Văn Dũng)

Posted Image

Hai chiếc tàu chở 24 thủy thủ vật lộn với sóng lớn (ảnh chụp lúc 13h40 - Văn Dũng)

Nhóm PV - CTV miền Trung

Nguồn: dantri.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự kiện ngày 29/9/2009

Đối với các trận sóng thần thì bất cứ sự chuẩn bị nào, mỗi giây phút đều rất quan trọng. Chỉ đơn giản là một cuộc điện thoại mà có thể cứu được hàng trăm mạng người.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao ngày 09-09-09 đặc biệt ?

Với những nền văn hóa coi 9 là con số may mắn, ngày hôm nay đã được chờ đợi từ lâu. Về lý thuyết thì ngày 9/9/2009 chẳng có gì đặc biệt, song nó lại có nhiều điều thú vị trên phương diện toán học và lịch sử.

Chiếm vị trí cuối cùng trong hệ thống chữ số, song số 9 có vai trò khá đặc biệt. Đối với nhiều nền văn hóa nó tượng trưng cho sự bao dung, lòng trắc ẩn và thành công. Tuy nhiên, những chuyên gia về số khẳng định số 9 cũng được gắn với thói kiêu ngạo và ích kỷ.

Pythagoras, một nhà toán học Hy Lạp cổ đại, từng nói rằng số 9 có rất nhiều điểm đặc biệt. Nếu lấy 9 nhân với một số bất kỳ trong dãy số 1-9 rồi cộng hai số trong kết quả, ta sẽ được tổng là 9. Chẳng hạn 9 x 3 =27, và 2+7=9.

Nếu nhân mọi số có hai chữ số (như 19, 85) với 9 rồi cộng các chữ số trong kết quả, chúng ta cũng được kết quả là 9. Ví dụ: 9 x 62 = 558; 5+5+8=18; 1+8=9. Ngày 9/9 năm nay là ngày thứ 252 trong năm, mà 2+5+2=9.

Người dân Trung Quốc và Nhật Bản rất coi trọng chữ số 9. Tuy nhiên quan niệm của họ đối với nó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với người dân tại xứ sở Vạn lý trường thành, chữ số 9 tượng trưng cho sự trường thọ.

Trong lịch sử, các hoàng đế Trung Quốc luôn cho rằng số 9 là biểu tượng của quyền lực. Nó hiện diện trong cách ăn mặc (long bào có hình 9 con rồng), kiến trúc và thậm chí cả đội múa lân của vua chúa (9 người). Người ta nói rằng Tử Cấm Thành ở thủ đô Bắc Kinh có 9.999 phòng.

Trong khi đó, các hoàng đế Nhật Bản không bao giờ mặc trang phục có 9 con rồng. Tại xứ sở hoa anh đào, chữ số 9 được phát âm giống từ “đau khổ”. Vì thế mà người ta cho rằng nó mang đến sự xui xẻo. Số 9 bị xa lánh chỉ sau số 4 (được phát âm giống từ “chết”).

http://vtc.vn/394-225591/phong-su-kham-pha...09-dac-biet.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay