trananh

Bão Số 9 áp Sát Miền Trung

12 bài viết trong chủ đề này

(Dân trí) - Các tỉnh miền Trung sẽ phải hứng chịu bão số 9 cực kỳ nguy hiểm. Những dấu hiệu hiện nay cho thấy cơn bão này tương tự bão Xangsane mạnh kỷ lục hồi tháng 10/2006.

>> Bão số 9 giật cấp 15 áp sát biển miền Trung

Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương nhận định: Đây là cơn bão lớn cuối mùa được dự đoán sẽ trực tiếp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các vùng ven biển.

Đến 13 giờ hôm nay (27/9), bão vẫn đang di chuyên trên biển Đông. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 390 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp giật cấp 12, cấp 13.

Bão số 9 được dự báo sẽ nguy hiểm tương tự bão Xangsane đổ về Đà Nẵng năm 2006. (Ảnh CTV)

Dự báo đến khoảng trưa 29/9, tâm bão nằm cách tỉnh Quảng Trị - Đà Nẵng khoảng 80 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15.

Cơn bão Xangsane đổ bổ vào miền Trung với sức gió trên cấp 12 hồi tháng 10/2006 đã làm 68 người chết và mất tích, gây thiệt hại về tài sản lên tới trên 10.000 tỷ đồng.

Theo nghiên cứu của Viện Khí tượng thủy văn, trung bình khoảng ba năm sẽ có hai lần bão mạnh trên cấp 12 đổ bộ vào vùng biển Việt Nam; mỗi năm có khoảng 30% các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam mạnh cấp 10 đến cấp 12.

Với diễn biến hiện nay bão số 9 được đánh giá nguy hiểm tương tự như bão Xangsane, với sức gió trên cấp 13 đã diễn ra hồi tháng 10/2006, tại các tỉnh miền Trung.

Vị trí đổ bộ của bão số 9 lần này được dự báo sẽ là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sau khi tràn qua các tỉnh miền Trung, bão số 9 tiếp tục di chuyển sang Lào. Dù vậy, đây là cơn bão cuối mùa với diễn biến phức tạp, nên cần đề phòng khả năng bẻ hướng đột ngột, đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ ”- ông Hải cho biết.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, từ đêm nay, phía nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió sẽ mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.

Từ ngày 28/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to; Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và nam biển Đông, vùng biển các tỉnh Bình Thuận - Cà Mau có gió mạnh.

Các chuyên gia khí tượng đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ đường đi của bão số 9.

Huy động quân đội giúp dân ứng phó với bão số 9

Trước dự báo mức độ nguy hiểm và tính chất khó lường của bão số 9, Bộ tư lệnh quân khu 5, Vùng C Hải quân, Đoàn Phòng không B75, Bộ đội biên phòng các tỉnh miền Trung đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, lương thực thực phẩm… chuẩn bị “đón” bão.

Các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 5 đã chủ động chằng chống hệ thống nhà cửa, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

Đoàn Phòng không B75 đã huy động 450 cán bộ chiến sĩ cùng 3 ca nô, 20 xe tải, xe con, 50 nhà bạt, gần 300 áo phao và phao cứu sinh; mỗi đơn vị chuẩn bị 2 máy phát điện và nhiều dụng cụ y tế, thuốc men, mỳ tôm... để ứng cứu kịp thời cho nhân dân.

Vùng C Hải quân tổ chức bắn pháo hiệu báo bão và hướng dẫn tàu thuyền ngư dân vào nơi tránh bão an toàn. Vùng C Hải quân cũng đã huy động toàn bộ lực lượng triển khai mọi công tác chuẩn bị, khi có lệnh là cử 5 tàu trực cấp cứu tại vịnh Đà Nẵng, cửa biển Thuận An (Thừa Thiên-Huế), Cửa Đại (Quảng Nam) và Sa Kỳ (Quảng Ngãi) ứng cứu. Hiện đã có 400 cán bộ, chiến sĩ đã sẵn sàng phục vụ người dân vùng bão lũ.

Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng và Quảng Ngãi cũng đang tích cực kêu gọi, hướng dẫn bà con ngư dân cơ động tránh bão, các lực lượng tổ chức chằng chống nhà cửa và chuẩn bị phương tiện sẵn sàng giúp dân. Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã huy động 120 cán bộ chiến sĩ cùng nhiều tàu bè, ca nô thường trực sẵn để tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Tính đến chiều 27/9, các địa phương ở miền Trung (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa) đã kêu gọi được trên 2.000 tàu thuyền vào trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 4.242 tàu/30.932 lao động vẫn còn hoạt động trên biển trong đó, địa phương có số tàu thuyền đang ở trên biển nhiều nhất là Bình Định: 2.639 tàu/16.823 lao động; tiếp đến là Quảng Ngãi với 762 tàu/7.185 lao động.

Đặc biệt, hiện có 23 tàu/326 lao động của Quảng Ngãi đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa khó có khả năng chạy vào bờ kịp nên dự kiến các tàu thuyền này sẽ vào đảo Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa để trú ẩn. (K.Hồng)

Thanh Trầm

Thưa chú

Hôm nay , hôm nay nhân đọc được bài viết này – cháu chợt nhớ tới những năm 2007 , 2008 – khi mà những trận bão kinh hoàng đe dọa cuộc sống của nhân dân Việt nam – vốn đã rất cơ cực – trong số đó đặc biệt là cơn bão chim én – đe dọa đồng bào miền trung – vừa mới trải qua một trận lũ lịch sử

Là người Hà Nội – điều kiện vật chất không tồi – hiếm khi bị bão tố tác động – vừa mới bị ngập một trận do mưa năm ngoái ( 2008 ) đã kêu gào inh ỏi – huống chi những người nông dân miền Trung.

Cơn bão “ Con én “ đó – đã được tất cả các trung tâm khí tượng – với các phương tiện tối tân nhất dự báo là sẽ đổ vào miền Trung – chỉ có chú ( và các học viên LVĐT ) dự đoán ngược lại – kết quả chú đã đúng – cơn bão đã bị hút ngược trở lại ra biển

( để khách quan – cháu xin copy toàn bộ thông tin liên quan , cả đường link về vấn đề này ở dưới - cho những người quan tâm dễ theo dõi )

Vậy một lần nữa lần này – Chú có thể đưa ra DỰ ĐOÁN VỀ CƠN BÃO SỐ 9 NĂM 2009 ĐƯỢC KHÔNG CHÚ

Cháu chào chú

Trần Anh

================================================================================

=

đây là LINK gốc để mọi người tham khảo :

http://www.vietlyso.com/forums/showthread....173&page=41

Bản tin VnExpress ngày 16/ 11 cho biết nước lũ đã gần như rút hết. Dự báo về khả năng một đợt lũ tiếp theo vẫn đang trong tình trạng dự báo. Như vậy, chưa chắc Thiên Sứ đã sai và vế đầu của quẻ dự báo đã đúng..

Trích:

Thứ sáu, 16/11/2007, 19:57 GMT+7

Miền Trung lại đối mặt với cơn lũ mới

Trước mắt Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 205 tỷ đồng cho 7 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do lũ. Số tiền này được dùng để mua giống cây trồng, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trung ương cũng gửi tiếp 8.200 tấn gạo, 250 tấn mì tôm, 8 tấn thuốc Coramin để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 30.200 lít thuốc sát trùng để tiêu độc môi trườn

Miền Trung mênh mông biển nước. Ảnh: Hàn Phong.

Trong khi đó ở nhiều tỉnh miền Trung, nước lũ hôm nay gần như đã rút hết, để lại một khung cảnh hoang tàn xơ xác. Ông Nguyễn Văn Ba, ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cho biết, đi trốn nước lụt 2 ngày về lại, "không biết nhà mình ở chỗ mô vì đã bị nước cuốn trôi mất rồi". Vợ ông ôm 2 đứa con nhỏ ngồi thẫn thờ trên gốc cây đã đổ rạp trước nơi vốn là nhà của mình, chả thiết ăn uống.

Mong rằng mọi việc đúng như dự báo , hoặc thiệt hại không tăng đáng kể.

Thiên Sứ

Thiên Sứ viết:

Tôi tự độn quẻ cảm ứng vào giờ Hợi ngày 6 - 10 Đinh Hợi. Quẻ Cảnh Đại An.

Viết vào giờ Tý 7 - 10 Đinh Hợi. Quẻ Thương Tốc Hỷ.

Nhanh thì ngày mai. Chậm không quá 3 ngày tất cả các cơn mưa, lũ sẽ rút khỏi miền Trung. Những cơn bão, áp thấp sẽ tan và thời tiết trở lại yên bình cho đến tận cuối năm.

Trước khi viết những lời này, trên truyền hình thông báo dự báo của TT Khí tượng thủy văn: Mưa lớn có khả năng lại ập vào miền Trung.

Thiên Sứ

Thông tin dưới đây đã gián tiếp xác nhận:

Lũ miền Trung đã rút, Những dự báo về mưa lớn đe doa lũ trở lại đã không xảy ra.

Nguồn VnExpress:

Thứ ba, 20/11/2007, 20:42 GMT+7

Hết lũ, miền Trung gặp 'bão' giá

Rau xanh, thực phẩm tươi có loại tăng giá gấp 10 lần. Những vật liệu xây dựng như đinh, ngói, tôn lợp nhà cũng bị đầu cơ vì nhu cầu tái thiết nhà cửa tăng cao. Trong khi đó, một đợt áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão ngoài biển Đông.

>Quảng Nam lo di dân tránh lũ / Xuất hơn 200 tỷ đồng, 8.000 tấn gạo cứu đói khẩn cấp

Sáng 20/11, xách giỏ ra chợ Cẩm Lệ mua thức ăn, chị Nguyễn Thị Hà ở Đà Nẵng cứ ngỡ mình nghe lầm khi người bán "thổi" giá đến 10.000 đồng một bó rau muống, trong khi bình thường chỉ mất 1.000 đồng. Thịt, trứng các loại cũng đội giá gấp 3 lần trước đây. Thắc mắc được người bán phân bua do nước lụt nên không có hàng để bán.

Theo chị Lệ, sau cơn lũ, giá cả leo thang đến chóng mặt. Các địa phương khác đổ dồn về Đà Nẵng lấy hàng nên đã đẩy giá lên cao chưa từng có. Trong khi nguồn cung thì khan hiếm vì bị tàn phá bởi nước lũ.

Lãnh đạo Đà Nẵng cho biết thêm, việc bình ổn giá ngay thời điểm này là điều "không thể", tỉnh cũng đang áp dụng tất cả các biện pháp để giải quyết tình thế. Trong khi việc khắc phục thiệt hại do lũ liên tiếp gặp nhiều khó khăn, theo thông tin mới nhất, một đợt áp thấp nhiệt đới vừa hình thành ở Biển Đông có khả năng thành bão lại đang tiếp tục đe dọa người dân các tỉnh miền Trung

Ông Huỳnh Vạn Thắng, Trưởng ban phòng chống lụt bão Đà Nẵng cho biết hiện nay nước lũ đã rút, nhưng tỉnh đang gấp rút thông báo đến các tàu thuyền, cấm không cho phép ra khơi để tránh thiệt hại và nguy hiểm. Theo ông Thắng thì hiện có 1.956 tàu neo đậu ở Đà Nẵng không được phép rời bến.

Trích đoạn do Thiên Sứ giới thiệu.

thay đổi nội dung bởi: Thiên Sứ, 20-11-2007 lúc 09:41 PM.

Anh chị em tham khảo Lạc Việt độn toán thân mến.

Lại sắp bão nữa! Hiện tượng hai cơn áp thấp nhiệt đới nối đuối nhau từ Phi luật tân sau bão này, giống hệt trường hợp cuối năm ngoái mà tôi dự báo nó sẽ tan . Nhưng lần này nó xuất hiện gần hơn. Nếu cơn bão này không ập vào miền Trung mà chỉ ảnh hưởng thôi cũng mệt. Còn không may nó quẹo vào đấy thì rất khốn khổ cho đồng bào nơi đây. Làm gì có ai khổ mãi thế! Chuyện này rất vô lý. Khoa học thì phải hợp lý! Bởi vậy, tôi chẳng độn quẻ gì cả mà quyết đoán luôn:

Con bão này sẽ không hình thành và sẽ tan vào chậm lắm là ngày mai 22/ 11 - 2007.

Nhờ anh chị em cao thủ ghé ngang đây xủi quẻ dự báo xem:

Quẻ đoán của tôi có chính xác không?

Cách đặt vấn đề của tôi, mới nghe có vẻ hơi buồn cười. Nhưng tôi thật sự nghiêm túc. Mong anh chị em lưu tâm.

Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.

Thiên Sứ

Bão đe dọa Nam Bộ

Cập nhật cách đây 2 giờ 37 phút

Bản đồ dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương tối 20.11

* Dự báo của Hải quân Hoa Kỳ tối hôm qua cho rằng, bão sẽ mạnh dần lên, có thể đạt cấp 10, giật trên cấp 12 vào ngày 22.11 và đến ngày 23.11 bão sẽ suy yếu còn cấp 8, giật cấp 9, tâm bão là khu vực Vũng Tàu, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

* Công điện khẩn của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương

Hôm qua 20.11, trong khi áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã vượt qua quần đảo Philippines tiến vào phía nam biển Đông, thì ở ngoài khơi phía đông nam Philippines lại có thêm một ATNĐ thứ 2 hình thành. Chiều hôm qua, ATNĐ thứ 2 này ở vị trí khoảng 12,9 độ vĩ bắc, 136,9 độ kinh đông, di chuyển chủ yếu theo hướng tây. Theo mô hình dự báo của Hải quân Hoa Kỳ, ATNĐ này có khả năng mạnh lên thành bão vào ngày hôm nay 21.11 và có thể mạnh đến cấp 12, giật cấp 14 vào ngày 23.11, khi đã vào gần đến miền nam Philippines, sau đó tiến về phía nam biển Đông. Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng Dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, ATNĐ này còn quá xa, nhưng nếu vào biển Đông thì khả năng sẽ ảnh hưởng đến khu vực Nam Bộ.

Bản đồ dự báo của Hải quân Hoa Kỳ cho rằng, bão sẽ đổ bộ vào TP.HCM và một số tỉnh lân cận

Chiều 20.11, Cơ quan cảnh báo bão nhiệt đới JTWC (Mỹ) và TSR (Anh) đồng loạt đưa tin về bão nhiệt đới 23W và ATNĐ 24W hoạt động cùng lúc từ phía nam Philippines đến phía nam VN. Do bão chưa mạnh nên chưa có tên quốc tế. Theo dự báo, đến 13 giờ chiều 22.11, bão 23W bắt đầu ảnh hưởng từ Phan Rang đến Phan Thiết, tâm bão trực chỉ TP.HCM. Đến chiều tối 23.11, bão đổ bộ gần TP.HCM với sức gió 70 đến 90 km/giờ, gây mưa lớn từ bắc Nha Trang đến Năm Căn. Cùng thời điểm trên, bão 24W sẽ đổ bộ lên vùng đảo phía nam Philippines, gần lộ trình bão 23W đã đi qua, với sức gió trên 120 đến 150 km/giờ. Do hiện nay vùng biển phía nam còn ấm, nếu không có thay đổi bất ngờ vào giờ chót, bão 24W có khả năng theo vết xe đổ của bão 23W, tiếp tục đổ bộ gần TP.HCM, gây mưa lụt - Đ.N.K

Lúc 21 giờ 30 đêm qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Hồi 19 giờ ngày 20.11, ATNĐ ở vào khoảng 9 - 10 độ vĩ bắc; 118,2 - 119,2 độ kinh đông, trên khu vực phía đông nam biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (từ 50 - 61 km/giờ), giật trên cấp 7. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Do ảnh hưởng của ATNĐ, vùng biển phía nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía đông quần đảo Trường Sa) có gió xoáy mạnh cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vùng biển các tỉnh Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh.

Trung tâm dự báo bão Tokyo (Nhật Bản) tối qua dự báo hôm nay (21.11) ATNĐ ở phía nam biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, nhưng chưa có dự báo xa hơn về cơn bão này. Trong khi đó, mô hình dự báo của Hải quân Hoa Kỳ tối hôm qua cho rằng, bão sẽ mạnh dần lên, có thể đạt cấp 10, giật trên cấp 12 vào ngày 22.11 và đến ngày 23.11 bão sẽ suy yếu còn cấp 8, giật cấp 9, tâm bão là khu vực Vũng Tàu, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

10 năm trước, cũng vào tháng 11, cơn bão số 5 (Linda) đã đổ bộ vào Cà Mau, làm chết và mất tích hơn 3.000 người. Tin mới nhất, vào đêm hôm qua, ATNĐ thứ 2 ở ngoài khơi phía đông nam Philippines đã mạnh lên thành bão, cơn bão thứ 23 trên vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương trong năm 2007. Cơn bão này có tên là Mitag (tên do Micronesia đề xuất), lúc 19 giờ hôm qua ở vị trí khoảng 13 độ vĩ bắc, 136,5 độ kinh đông, mạnh cấp 8, giật cấp 9 và sẽ còn tiếp tục mạnh thêm.

Mai Vọng

Nguồn Thanh Niên Online.

Híc! Buồn quá!

Sau đây là bản tin thời tiết từ Vietnamnet.net.

Bão số 7 dữ ngang ngửa bão Linda năm 1997

16:55' 21/11/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - ThS. Lê Thị Xuân Lan - Phó Trưởng Phòng Dự báo và Phục vụ - Đài Khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ cảnh báo: bão số 7 (Hagibis) có thể tàn phá nhanh và mạnh không kém bão số 9 (Linda, tháng 11/1997), từng gây tổn thất rất lớn về người (khoảng 3.000 nạn nhân chết và mất tích).

Bão số 7 - bão Hagibis - đang di chuyển gần như đường thẳng (đường màu đỏ). Ảnh: H.Cát

Liên tục mạnh thêm

Ngày 18/11, tại vùng biển phía đông nam đảo Mindanao - Philippines, một áp thấp nhiệt đới hình thành, mạnh lên nhanh chóng. Đến 7h sáng ngày 20/11, đã đi vào biển Đông và trở thành áp thấp nhiệt đới thứ 9 trên biển này.

Sau đó, 1h sáng ngày 21/11, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 7 - bão Hagibis (trong tiếng Phillipines, Hagibis có nghĩa là chim én).

"Từ khi hình thành cho đến nay, áp thấp nhiệt đới này mạnh lên liên tục. Việt Nam dự báo, sáng nay, 21/11, cơn bão này đang đi qua quần đảo Trường Sa. 7h sáng ngày 22/11, bão số 7 sẽ vượt qua quần đảo Trường Sa tiến về các tỉnh Nam Trung Bộ cho đến Nam Bộ" - ThS. Xuân Lan nói.

Đến 7h sáng ngày 23/11, cơn bão ở khoảng 10,4o vĩ Bắc và 111o kinh Đông, tức là cách bờ biển Phan Thiết 300km về phía Đông - Đông Nam, cách Côn Đảo 300km về phía Đông - Đông Bắc. Vị trí này ngang vĩ độ với Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Bà Rịa khoảng 350km về phía Đông.

Khả năng qua quần đảo Trường Sa, bão số 7 sẽ tiếp tục mạnh lên nhiều nữa. Qua bản đồ theo dõi bão trên biển Đông, đường đi của cơn bão gần như theo một đường thẳng. Nhìn chung, bão sẽ gây ảnh hưởng từ Ninh Thuận - Bình Thuận đến mũi Cà Mau, trong đó có TP.HCM.

"Đây là cơn bão cực kỳ nguy hiểm. Vị trí hiện nay của bão Hagibis tương tự như cơn bão Linda - cơn bão số 5 của năm 1997. Ngày 24/11, bão số 7 có thể đổ bộ vào bờ," ThS. Xuân Lan dự báo.

Bão số 7 được Đài Khí tượng Thuỷ văn Nam Bộdự báo dữ ngang ngửa bão Linda. Đầu tháng 11/1997, bão Linda hình thành tại khu vực Trường Sa, tiến vào Cà Mau sau 48 giờ, rất nhanh và rất mạnh. Các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, kể cả Khánh Hoà, cũng bị ảnh hưởng do cơn bão này. Bão Linda gây tổn thất rất lớn về người: khoảng 3.000 người chết và mất tích trong bão.

Cuối năm, bão nối bão

Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ, mùa mưa bão năm nay khác mọi năm ở chỗ mưa nhiều và bão muộn, dồn dập vào các tháng cuối năm. Đến tháng 7 mới có những cơn áp thấp nhiệt đới mạnh.

Liên tiếp trong 5 ngày cuối tháng 11/2007, hai cơn bão cùng vào biển Đông, đều hướng đến vùng biển Việt Nam. Vào ngày 25/1, ngay sau bão số 7 (Hagibis), một cơn bão khác có tên Mitag (trong tiếng Micronesia, Mitag là tên một người phụ nữ) sẽ đổ bộ vào biển Đông 1 với cường độ mạnh hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, hiện nay bão Mitag còn ở rất xa, nên tất cả mô hình đang dự báo cho thấy bão sẽ ảnh hưởng đến khu vực từ Khánh Hoà trở xuống mũi Cà Mau.

"Cho đến giờ phút này, tất cả dự báo trong nước và quốc tế, đều cảnh báo, bão Mitag sẽ ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Bình Thuận cho đến Cà Mau. Trong đó, trọng điểm ảnh hưởng là từ Bà Rịa Vũng Tàu cho đến mũi Cà Mau. Đó là một điểm rất nguy hiểm", ThS. Xuân Lan cho biết.

So sánh 2 cơn bão Mitag và Hagibis với bão Durian (bão số 9, năm 2006), ThS.Lan cho biết hoàn lưu (ảnh mây) của bão Durian nhỏ hơn hẳn. Trong khi bão Durian càn quét qua các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, khiến 73 người chết, 31 người mất tích.

Thêm vào đó, phía sau cơn bão Mitag, một cơn bão khác đang lấp ló hình thành.

Hương Cát

BẢN TIN TRÊN THANH NIÊN ONLINE

Về diễn biến bão số 7 - Chim Én

Đau đầu với "con chim én" Bão số 7 (tên quốc tế là Hagibis, tiếng Philippines là con chim én) hôm qua bỗng dưng giảm tốc nhưng lại tăng sức lên đến cấp 12 và muốn chuyển hướng. Diễn biến này khiến cho các nhà dự báo đau đầu trước câu hỏi: Bão vào bờ hay đi ra ngoài? Ông Nguyễn Minh Giám, Trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ chiều hôm qua cho chúng tôi xem các mô hình dự báo nước ngoài, toàn là các "đại gia" về dự báo bão như: Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Anh... với nhiều dự báo khác nhau.

Trong số 5 mô hình dự báo, vào chiều hôm qua chỉ có mô hình của Hải quân Mỹ là cho bão số 7 vào bờ. Từ khi còn là áp thấp nhiệt đới cho tới chiều hôm qua, lúc nào mô hình của Hải quân Mỹ cũng cho vào bờ, ban đầu cho vào Cà Mau, có lúc thì cho vào TP.HCM, rồi nhích dần lên Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước và chiều 22.11 là Phan Rang. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan cho biết thêm: "Một số mô hình khác của Mỹ, có cái thì cho đi vô, có cái thì cho đi ra biển. Trong 10 mô hình dự báo của nước ngoài, thì có 5 mô hình cho đi vào, 5 mô hình cho đi ra".

Vì sao có sự khác biệt như vậy? Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, do hiện nay cùng lúc có 2 cơn bão hoạt động, gọi là bão đôi. Hai cơn bão có sự tương tác nhau, vô cùng phức tạp, không theo một quy luật nào cả. Cơn bão Mitag bên ngoài bứt phá, chuyển hướng đi lên phía trên, nên sự chuyển động của "anh này" tác động đến "anh kia" nên rất khó dự báo một cách chính xác.

Ra đi chim én!

Thiên Sứ

THÔNG TIN VỀ KHẢ NĂNG BÃO "CHIM ÉN" CÓ KHẢ NĂNG QUAY RA BIỂN?

Nguồn Tuổi Trẻ Online

Trung tâm cảnh báo bão chung Hải quân Mỹ nhận định trong đêm nay bão sẽ đổ bộ vào phía nam Nha Trang và có lúc sức gió đến cấp 14, giật cấp 16. Trong khi đó, các dự báo khác của cơ quan khí tượng Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong và Đài Loan đều chung nhận định vào ngày mai 24-11, bão Hagibis sẽ quay ngược ra biển mà không đi vào đất liền nữa. Ông Vũ Anh Tuấn, trưởng phòng dự báo hạn ngắn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết hiện cơn bão rất khó dự báo vì có nhiều hình thái thời tiết khác nhau đang chi phối.

Bay ra biển đi chim én!

Thiên Sứ

Trên TiVi vừa thông báo: Bão Chim én quay về phía Đông Bắc.

Đi đi chim én. Có nàng chim Tinh Vệ đang đợi ngoài biển.

Thiên Sứ

Posted Image

Tin mới nhận lúc 9 Am 24/11/2007 .

Như vậy chim én Phi bay quay về cố quốc nhé .

Hoan hô Lạc Việt Độn Toán

THÔNG TIN KIỂM CHỨNG.

Bão số 7 = Chim Én đã quay ngược ra biển.

Cho đến hôm nay thì tất cả các Trung Tâm dự báo khí hậu trong nước và quốc tế đều xác nhận điều này. Và đây là điều mà Thiên Sứ tôi đã khẳng định ngay từ khi cơn bão còn đang ầm ầm kéo vào đe dọa sự yên bình của đồng bào miến Trung vừa trải qua cơn lũ lụt.

Có thể nói rằng: Nếu như theo tiêu chí khoa học - một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri - thì chính những phương pháp dự báo Đông Phương mới thực sự là khoa học vì khả năng tiên tri. Còn lại, những trung tâm dự báo trên, tuy có phương tiện kỹ thuật , nhưng họ mang tính thông báo nhiều hơn là dự báo.

Họ có thể giải thích hiện tượng kỳ lạ này. Nhưng cũng chỉ giới hạn ở sự giải thích và không thể chứng minh được. Còn các phương pháp dự báo Đông phương - cụ thể là Lạc Việt độn toán - thì cho biết từ trước hệ quả của cơn bão Chim Én: Không xâm phạm vào Việt Nam.

Rất hy vọng các nhà khoa học sẽ quan tâm về các phương pháp dự báo Đông phương về tính khoa học thật sự của nó.

Nguồn Thanh Niên Online:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú

Hôm nay , hôm nay nhân đọc được bài viết này – cháu chợt nhớ tới những năm 2007 , 2008 – khi mà những trận bão kinh hoàng đe dọa cuộc sống của nhân dân Việt nam – vốn đã rất cơ cực – trong số đó đặc biệt là cơn bão chim én – đe dọa đồng bào miền trung – vừa mới trải qua một trận lũ lịch sử

Là người Hà Nội – điều kiện vật chất không tồi – hiếm khi bị bão tố tác động – vừa mới bị ngập một trận do mưa năm ngoái ( 2008 ) đã kêu gào inh ỏi – huống chi những người nông dân miền Trung.

Cơn bão “ Con én “ đó – đã được tất cả các trung tâm khí tượng – với các phương tiện tối tân nhất dự báo là sẽ đổ vào miền Trung – chỉ có chú ( và các học viên LVĐT ) dự đoán ngược lại – kết quả chú đã đúng:

cơn bão đã bị hút ngược trở lại ra biển.

( để khách quan – cháu xin copy toàn bộ thông tin liên quan , cả đường link về vấn đề này ở dưới - cho những người quan tâm dễ theo dõi )

Vậy một lần nữa lần này – Chú có thể đưa ra DỰ ĐOÁN VỀ CƠN BÃO SỐ 9 NĂM 2009 ĐƯỢC KHÔNG CHÚ

Cháu chào chú

Trần Anh

Bây giờ là 18g 38. Khoảng 22g tối nay tôi sẽ trả lời Trần Anh.

Thực ra tôi đã có ý nghĩ về cơn bão này, cũng ở mục Lạc Việt độn toán, mong nó không đổ bộ vào Việt Nam. Nhưng sau đó rút lui ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines: Gần 100 người thiệt mạng vì bão Ketsana

Thứ hai, 28/09/2009, 16:02(GMT+7)

Posted Image

Đường phố ở thủ đô Manila ngập trong nước.

VIT - Gần 100 người thiệt mạng và khoảng 32 người khác vẫn còn mất tích một ngày sau khi cơn bão nhiệt đới Kestana càn quét miền bắc Phillipines mang đến những trận mưa khủng khiếp kéo theo lũ lụt và lở đất trên diện rộng.Cho đến 6h chiều (giờ địa phương) ngày 27/9, khoảng 69.513 hộ gia đình tại Metro Manila và các tỉnh lân cận đã lâm vào cảnh màn trời chiếu đất sau khi nhà cửa của họ bị cơn bão tàn phá. Các trung tâm điều phối chỗ ở tạm thời của chính phủ cũng chỉ xoay sở được nơi ăn chốn ở cho khoảng 12.000 hộ gia đình, khoảng gần 60.000 người, Anthony Golez phụ trách Hội đồng điều phống thảm họa quốc gia (NDCC) cho biết.

Theo ông Golez, hầu hết các nạn nhân đều bị chết đuối trong khi những người khác bị chôn vùi trong những đống đất lở. Một binh lính và 4 tình nguyện viên cũng thiệt mạng trong khi cố gắng cứu sống người dân.

Posted Image

Hàng chục ngàn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. (Ảnh: THX)

Tại ngoại ô phía tây của Metro Manila, khu vực bị ảnh hưởng nặng lề nhất, phóng viên Tân Hoa Xã còn nhìn thấy khoảng ngàn người mất nhà cửa vẫn bị kẹt trong các thị trấn ngập nước, nhiều người không có lương thực khi màn đêm buông xuống. Lực lượng cứu hộ phải rất vất vả để tiếp cận họ do các phương tiện xe cộ nằm la liệt bên đường.

Posted Image

Hàng ngàn người tập trung tại cây cầu đã bị ngâp chờ lực lượng cứu hộ tại tỉnh Cainta of Rizal. (Ảnh: THX).

Nhiều trực thăng, bè nứa, xuồng máy tốc độ cao, những chiếc thuyền thô sơ làm bằng gỗ, bẹ chuối cũng được sử dụng để cứu những nạn nhân mắc kẹt.

Kestana, theo tiếng địa phương là Ondoy, đổ bộ vào Philippines sáng hôm 26/9. Khi cơn bão này càn quét khu vực Luzon trong 24 giờ, mưa đã đổ xuống thủ đô Manila và gần 25 tỉnh thành khác, gây ra lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng 40 năm qua.

Posted Image

Gần 100 người đã thiệt mạng, và hàng chục người khác bị thương. (Ảnh: THX).

Tổng thống Philippines Gloria Macapagal-Arroyo hôm 28/9 tuyên bố sẽ tiếp tục công tác cứu hộ cho đến khi tìm thấy hết các nạn nhân.

Cùng ngày, cả đại sứ quán Mỹ và Trung Quốc tại Manila cam kết hỗ trợ tiền mặt lên tới 60.000 đô la Mỹ cho Hội chữ thập đỏ Philipines. Binh lính của quân đội Mỹ cũng được huy động để tham gia công tác cứu hộ.

Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2

HN (Theo AFP, THX)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miền Trung: Hơn 4.000 tàu thuyền vẫn lênh đênh trên biển

Chưa kịp khắc phục hậu quả của đợt áp thấp nhiệt đới vừa đi qua, các tỉnh miền Trung lại đang phải đối mặt với cơn bão số 9 sẽ đổ bộ vào đất liền trong 2 ngày tới.

Hàng nghìn tàu thuyền chưa kịp tìm nơi trú ẩn

Tin từ Trung tâm PCLB miền Trung-Tây Nguyên, cho biết: Tính đến chiều ngày 27/9, các địa phương ở miền Trung (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa) đã kêu gọi được trên 2.000 tàu thuyền vào trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 4.242 tàu với 30.932 lao động vẫn còn hoạt động trên biển.

Trong đó, địa phương có số tàu thuyền đang ở trên biển nhiều nhất là Bình Định: 2.639 tàu với 16.823 lao động; tiếp đến là Quảng Ngãi với 762 tàu/ 7.185 lao động. Điều đáng quan tâm là hiện có 23 tàu với 326 lao động của Quảng Ngãi đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa khó có khả năng chạy vào bờ kịp.

Dự kiến các tàu thuyền này sẽ vào đảo Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa để trú ẩn. Đồng thời hiện vẫn có 23 tàu với 372 lao động của Đà Nẵng cũng hoạt động quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, cùng ngày, Bộ tư lệnh Quân khu 5 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Quân khu chuẩn bị các trang thiết bị y tế, lương thực, thuốc men…. Chủ động chằng chống hệ thống nhà cửa, kho tàng, bến bãi...ở những nơi trọng yếu bão lũ.

Vùng C Hải quân tổ chức bắn pháo hiệu báo bão và huy động có 400 cán bộ chiến sỹ cùng 17 xe ô tô, hàng chục nhà bạt, 200 áo phao và nhiều dụng cụ y tế, thuốc men...sẵn sàng ứng cứu vùng bão, lũ. Cử 5 tàu trực cấp cứu tại vịnh Đà Nẵng; cửa biển Thuận An (Thừa Thiên-Huế); Cửa Đại (Quảng Nam) và Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Đoàn Phòng không B75 đã huy động 450 cán bộ chiến sỹ cùng 3 ca nô; 20 xe tải, xe con, 50 nhà bạt, gần 300 áo phao và phao cứu sinh sẵn sàn ứng cứu.

Tại tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế, chiều nay gần 2.000 tàu thuyền đã vào bờ tìm nơi tránh trú bão an toàn. Số phương tiện này đang được ngư dân sắp xếp, neo đậu tàu thuyền, chằng chồng tránh va đập.

Về tình hình tàu thuyền tại Quảng Trị, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 10 tàu với 80 ngư dân đánh bắt trên biển, đã có 2 tàu đã vào trú ẩn tại cửa Hội, Nghệ An, 8 tàu còn lại đang trên đường trở về đất liền, 11 tàu xa bờ các tỉnh khác đang neo đậu tại Quảng Trị cũng đã tìm được nơi trú ẩn an toàn.

Posted Image

  • Cập nhật cách đây 5 giờ 40 phút
Lũ dữ chưa qua, bão mạnh sắp tới

Lũ chưa qua, bão mạnh đã đe dọa. Các tỉnh Trung Trung Bộ đang khẩn trương hoàn tất mọi công tác phòng chống trước khi cơn bão mạnh cấp 12, giật tới cấp 15 đổ bộ vào đất liền.

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… là các tỉnh dự báo bị tâm bão quét qua. Phạm vi ảnh hưởng của bão rất rộng, nhiều tỉnh miền Trung sẽ phải hứng chịu.

17 người chết, 6 người mất tích do mưa lũ

Theo số liệu từ Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến hôm qua, mưa lũ tại miền Trung làm 17 người chết và 6 người mất tích; gần 10.000 ngôi nhà bị ngập, tốc mái, hư hỏng, 2.500 ha lúa, gần 6.000 ha hoa màu và 1.750 ha ao nuôi thủy sản bị ngập. Thiệt hại nặng nhất là Thanh Hóa với 5.500 ngôi nhà, 1.700 hoa lúa; Quảng Bình gần 4.000 nhà, 150 ha lúa; 23 tàu bị hỏng và chìm…, ước tính hàng trăm tỷ đồng.

Tin nhanh.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

21:00 JST, 28 September 2009Posted Image

21:00 JST, 28 September 2009Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như có lời dự đoán ở (Lời Tiên Tri 2009) là : năm nay rất cần đề phòng thiên tai do : NƯỚC. Nên với cơn bão này, điều e ngại với các tỉnh miền trung là thủy tai trong và sau bão. Mức độ phá hoại của gió thấy thế mà không phải thế. Không được như cơn bão Chim én năm trước. (Bây giờ là 22h ngày 28/9). Hy vọng vào giờ cuối trước khi vảo đến đất liền, sẽ có những điều may mắn kỳ lạ xuất hiện.

Tôi hy vọng, hy vọng và hy vọng là như vậy.

Thương quá ! khúc ruột miền Trung ơi. :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơn bão số 9 này sẽ phải quay ngược lại thành số 6. Sẽ không vào đất liền với bất cứ lý do nào, trước 9 giờ sáng 29/ 9 - 2009.

Tuy nhiên tại Đà Nẵng - vùng có tượng đài mà thiên hạ đồn rằng dùng để trấn yểm - vẫn có mưa lớn và gần như lụt.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơn bão số 9 này sẽ phải quay ngược lại thành số 6. Sẽ không vào đất liền với bất cứ lý do nào, trước 9 giờ sáng 29/ 9 - 2009.

Tuy nhiên tại Đà Nẵng - vùng có tượng đài mà thiên hạ đồn rằng dùng để trấn yểm - vẫn có mưa lớn và gần như lụt.

Thiên Sứ

Cập nhật trên diễn đàn lyhocdongphuong - 6:54 AM

Bão mạnh cấp 12-13 vào Trung Trung Bộ

Nguồn Thanhnien Online

29/09/2009 0:56

Posted Image

Những thanh niên khỏe mạnh tại bãi thuyền Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đang hợp sức kéo thuyền vào bờ - Trường Mầm non ở Quảng Trị vừa khánh thành đã bị tốc mái hoàn toàn sau lốc - Cây cối ngã đổ ở Quảng Ngãi - ảnh: Nguyễn Phúc - Hiển Cừ

* Bão số 9 gần giống bão Xangsane

* Học sinh các tỉnh có bão đi qua nghỉ học 2 ngày 29-30.9

* Xuất hiện thêm 2 áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Thái Bình Dương

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương lúc 21 giờ 30 tối qua cho biết hồi 19 giờ hôm qua, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ vĩ bắc; 111,1 độ kinh đông, cách bờ biển Thừa Thiên-Huế - Quảng Nam khoảng 280 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (từ 134 - 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực nam vịnh Bắc Bộ.

Dự báo

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 9 di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Từ đêm qua, vùng gió mạnh trước bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hà Tĩnh - Quảng Ngãi. Đến 19 giờ ngày 29.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ vĩ bắc, 108,1 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh từ Quảng Trị - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (từ 118 - 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 150 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 350 km. Trong khoảng 24 - 48 giờ tiếp theo, bão số 9 di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Đến 19 giờ ngày 30.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ vĩ bắc, 105,3 độ kinh đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (từ 62 - 74 km một giờ), giật cấp 9. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 150 km. Trong khoảng 48 - 72 giờ tiếp theo, bão số 9 di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đông bắc Thái Lan.

Posted Image

Ảnh chụp vệ tinh cơn bão số 9 - nguồn: trung tâm dự báo KTTV T.Ư

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía tây khu vực bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Khu vực nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Từ sáng sớm 29.9, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Kom Tum gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Các tỉnh từ Thanh Hóa - Bình Định và Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. Vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa - Thừa Thiên-Huế cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao từ 3 – 5m. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và nam biển Đông, vùng biển các tỉnh Bình Thuận - Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Cơn bão mạnh nhất mùa mưa bão năm nay

Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết đây là cơn bão mạnh nhất từ đầu mùa mưa bão năm nay. Hiện dự báo của các đài khí tượng thủy văn quốc tế không có sự khác biệt quá lớn. Các đài của Trung Quốc, Hàn Quốc nhận định bão sẽ đi hơi chếch lên phía Bắc, tâm bão đổ bộ vào giữa Quảng Bình và Quảng Trị. Đài của Mỹ dự báo bão đổ bộ vào Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, trong khi đài của Nhật cho rằng tâm bão sẽ đi qua Thừa Thiên - Huế.

Posted Image

Bộ đội biên phòng Quảng Nam giúp ngư dân đưa thuyền vào nơi trú ẩn hôm 28.9 ảnh: H.X.H

Còn theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, bão số 9 hình thành ở vĩ độ cao hơn, nhưng gần giống như bão số 6/2006 (bão Xangsane) về đường đi, cường độ và thời gian. Bão Xangsane mạnh cấp 13, giật cấp 14, cấp 15, đổ bộ Trung Trung Bộ vào ngày 30.9.2006, trong đó mắt bão đi qua TP Đà Nẵng. Còn bão số 9 (cũng mạnh cấp 12, 13, giật cấp 14, 15) dự báo khoảng chiều và tối nay 29.9 vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Đáng lưu ý, nếu như bão Xangsane đi vào đất liền rồi tan nhanh, mưa ít, thì cơn bão số 9 này có thể vẫn còn có mưa ít nhất 2 ngày sau đó.

Cũng theo ông Bùi Minh Tăng, trong khi bão số 9 đang hoành hoành trên biển Đông và dự báo bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta thì ở ngoài khơi Thái Bình Dương cùng lúc đang có hai áp thấp nhiệt đới hoạt động, lần lượt có vị trí tâm ở vào khoảng 9,5 độ bắc, 143 độ đông và 9 độ bắc, 155 độ đông. “Hai áp thấp nhiệt đới này đang di chuyển theo hướng tây và sẽ mạnh lên thành bão trong khoảng 1-2 ngày tới”, ông Tăng nói.

Quang Duẩn - Mai Vọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Ba, 29/09/2009 - 8:07 AM

Tâm bão quét từ Quảng Trị đến Quảng Nam trưa nay

(Dân trí) - Sáng nay, 29/9, bão số 9 giật cấp 15 đã ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực nam Vịnh Bắc Bộ. Trưa và chiều nay, vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Theo thông báo khẩn cấp từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương: Hồi 4 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển Thừa Thiên Huế - Quảng Nam khoảng 140 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão lên tới cấp 13, giật cấp 14, cấp 15 và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực nam Vịnh Bắc Bộ. Biển động dữ dội.

Trong 24 giờ tới, bão số 9 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.

Khoảng trưa và chiều nay (29/9) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Nam. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Kom Tum sẽ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, có nơi cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 kèm theo mưa to đến rất to. Nhiều khả năng xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.

Đặc biệt, vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao từ 3 - 5m.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và Nam biển Đông, vùng biển các tỉnh Bình Thuận - Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết: “Hướng di chuyển của bão số 9 vẫn duy trì Tây và Tây Bắc. Dự kiến đến 4 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão sẽ dịch chuyển đến khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giảm xuống cấp 8, cấp 9, giật cấp 10 rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới”.

Sáng sớm 1/10, vùng áp thấp này đã di chuyển đến khu vực Đông Bắc Thái Lan, đi sâu vào đất liền. Sức gió tiếp tục giảm thành vùng áp thấp rồi tan dần.

Thanh Trầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm bão lệch hướng, 170.000 dân được sơ tán
Cập nhật lúc 10:45, Thứ Ba, 29/09/2009 (GMT+7)


Tâm bão lệch khoảng 40 đến 50km so với dự báo ban đầu. Hiện đã sơ tán được 170.000 dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão


Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên, hiện đã sơ tán được gần 170.000 dân trong khu vực chịu ảnh hưởng từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, trong đó sơ tán tại chỗ hơn 150.000 người và 16.350 người đến khu vực khác. Nhiều nhất là Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam với hơn 50.000 người, Đà Nẵng hơn 33.000 người...



Quảng Trị: Nhiều xã bắt đầu bị chia cắt

Mưa lớn trên diện rộng trong sáng 29/9 khiến nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã của Quảng Trị bắt đầu bị chia cắt.

Từ 11h sáng nay, các xã Hải Hoà, Hải Quê (huyện Hải Lăng), xã Triệu An (huyện Triệu Phong) đã bị cô lập, các tuyến đường vào bị nước lũ dâng cao cộng với cây đổ đã bị chia cắt.

Tính đến sáng 29/9, cả tỉnh đã di dời hơn 5.700 hộ dân trong diện ngập úng và có nguy cơ lũ quét. Hơn 100 ngôi nhà bị tốc mái, 2 trường hỏng bị hư hỏng nặng, 6 người bị thương trong lúc giằng néo nhà cửa tránh bão.

Giao thông chia cắt, hệ thống điện lưới không hoạt động nên khó khăn nhất của các xã bị cô lập lại là thông tin về bão để chủ động phòng tránh.

Cách tiếp cận duy nhất để đón nhận thông tin diễn tiến, đường đi của bão là qua điện thoại di động, mà chủ yếu là lãnh đạo xã gọi vào 1080, dù vậy, nhiều lãnh đạo xã cho hay đường dây này luôn tắc nghẽn.

Trưa 29/9, khi PV VietNamNet có mặt tại UBND xã Hải Hoà, mỗi khi có thông tin mới về bão, lãnh đạo xã lại cắt cử 2 người cầm loa phát thanh bằng tay đến các xóm, thông báo để người dân không chủ quan, lơ là với bão.

Cũng trong sáng nay, có một sản phụ đau bụng trở dạ đã được dân quân xã dùng ghe đưa lên trạm y tế.

Đầu giờ chiều 29/9, hầu hết các tuyến đường liên xã của huyện Triệu Phong đã ngập chìm dưới nước 60-70cm, nhiều xe ô tô con đã chết máy dọc đường.

Qua điện thoại, PV VietNamNet được thông tin, đoàn xe của Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường trong nỗ lực tiếp cận với xã Triệu An bị cô lập đã bị mắc kẹt giữa dòng nước sâu 70cm, nước tràn vào xe.

Trước đó, trên đường đi kiểm tra tình hình bão huyện Hải Lăng, đoàn xe này cũng đã nhiều lần bị tắc giữa đườg vì cây đổ, phải huy động 2 máy cưa dẫn đường và lúc quay ra đã bị nước lũ chia cắt, phải vòng qua địa phận huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thưa Huế để trở về TP. Đông Hà.

Tại cảng cá của tỉnh, Sở GTVT Quảng Trị đã huy động 2 xà lan cỡ lớn, có lắp cẩu hàng chục tấn đứng chắn sóng cho hàng trăm chiếc thuyền neo đậu sâu trong cảng, tránh trường hợp bị sóng đánh làm hư hại như những cơn bão trước.

Tại các xã bị chia cắt của huyện Triệu Phong, Chủ tịch huyện này cho hay: "Do mới bị chia cắt từ đêm qua và sáng nay, (chủ yếu là các xã ở cửa sông, cửa biển) nên chưa gặp phải khó khăn về lương thực".

Tuy vậy, lãnh đạo huyện khẳng định, trước đó 5 ngày, để chủ động phòng tránh bão nên huyện đã tập trung lương thực dự trữ cho các xã trong diện nguy cơ bị cô lập, có thể đủ cho người dân cầm cự từ 5 đến 7 ngày trong bão, nếu nước tiếp tục dâng cao.

Quãng Ngãi

Trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi, sáng 29/9, UBND tỉnh đã chỉ đạo di dời khẩn cấp trên 1000 hộ dân ở các xã ven biển từ huyện Bình Sơn tới huyện Đức Phổ

Riêng huyện đảo Lý Sơn - nơi tâm bão đi qua gió giật cấp 12, cây cối hoa màu bị thiệt hại nặng. Hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái phải di dời tới trường học, trụ sở ủy ban các xã. Hiện thiệt hại chưa thống kê được, do phương tiên liên lạc giữa Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh và huyện đảo Lý Sơn chỉ duy nhất qua máy bộ đàm.

Theo ghi nhận của VietNamNet, tại khu vực nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện gió mạnh cấp 10, cấp 11, sóng biển cao từ 5 – 7 m. Theo thống kê sơ bộ có hàng trăm tàu cá nằm ở các bãi ngang ven biển Quãng Ngãi bị đánh chìm. Tuy nhiên, việc cứu hộ các tàu này là không thể, do gió bão và mưa rất mạnh..

Tuyến đường quốc lộ 24B xuống các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh), xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) cây cối bị ngã rạp, nước lũ lên cao khiến các địa phương này bị cô lập hoàn toàn.

Cũng theo ghi nhận, tại địa bàn TP Quãng Ngãi, gió mạnh cấp 10 -11 đã khiến các bảng hiệu quảng cáo bị hất tung, bay khắp đường. Giao thông một số tuyến đường bị ắch tắc do cột điện, cây cối ngã.

Đến 11h sáng nay (29/09) mực nước trên các sông như Trà Khúc, Trà Bồng lên cao và ở mức báo động 3. Lũ lên cao bất ngờ ngoài dự đoán khiến người dân bị động, vừa phải đối phó với bão, vừa đối phó với mưa lũ..

Tình hình nước lũ lên cao khiến hàng ngàn hộ dân ở xã Bình Chánh, Bình Dương (huyện Bình Sơn) bị ngập chìm trong nước, chính quyền địa phương các xã này đang tìm cách sơ tán dân tới các điểm cao, an toàn…

Toàn tỉnh mất điện từ tối hôm qua. Gió rất mạnh, hiện phương tiên liên lạc với bên ngoài chủ yếu qua điện thoại cố định, tuy nhiên tại nhiều xã, đường dây bị đứt, khiến liên lạc bị cắt đứt.


Bình Định, Phú Yên có mưa lớn, gió giật mạnh

Bình Định, Phú Yên mới lọt vào danh sách những địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 9. Để tránh sự lúng túng, bị động cho 2 tỉnh này, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã gửi công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão 2 tỉnh triển khai mọi biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản, phương tiện và các công trình.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Bão chuyển hướng khiến tâm bão lệch khoảng 40 đến 50km so với dự báo ban đầu. Tuy nhiên, điều may mắn là tâm cơn bão này không chỉ có một điểm mà là một vùng điểm. Do vậy, các tỉnh Bình Định, Phú Yên bị ảnh hưởng trực tiếp của gió lốc mạnh, mưa lớn và sóng biển dâng cao. Còn vùng tâm bão được xác định sẽ vẫn đổ vào Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi vào trưa hoặc chiều nay”.

Các tỉnh lân cận chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão số 9 là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên. Tuy tâm bão không đi qua nhưng vùng gió mạnh cấp 6 có bán kính tới 200km nên tại các địa phương này đã xuất hiện mưa lớn, gió giật.


Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo ngắn hạn - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Đến nay vẫn chưa xác định được lý do vì sao bão áp sát vào Đà Nẵng rồi lại dịch chuyển xuống phía Nam”.

Ông Lê Thanh Hải thông tin: “Hiện giờ tâm bão đã lệch xuống phía Nam, sau đó ổn định trở lại và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây để xuyên hết bề ngang miền Trung, sau đó mới sang Lào”.


Hồi 8 giờ sáng 29/9, vị trí tâm bão còn cách bờ biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 50km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 9 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định.

Posted Image
Tâm bão số 9 đã lệch xuống phía Nam, tuy nhiên vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất sẽ vẫn là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi (Ảnh: NCHMF)


Như vậy khoảng trưa và chiều ngày 29/9 vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Lúc này, bão vẫn mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10-11.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão số 9 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam sẽ có nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao từ 3 – 5m (ở thời điểm thủy triều đạt đỉnh).

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết tình hình lũ trên sông Cả, các sông từ Quảng Trị đến Phú yên, Gia Lai, Kon Tum đang ở mức khẩn cấp. Hiện nay, lũ các sông từ Quảng Trị đến Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và sông Ba đang lên nhanh, hạ lưu sông Cả đang ở mức đỉnh. Đặc biệt là các sông ở Đà Nẵng đang lên mức trên báo động 3.

Mất liên lạc với đài quan trắc khí tượng Lý Sơn

Ông Lê Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho hay: “Đêm qua, đài quan trắc khí tượng thủy văn của chúng tôi đặt tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đo được gió mạnh cấp 12, giật cấp 14 ở khu vực này. Nhưng hiện giờ đài quan trắc này đã mất tín hiệu, không thể liên lạc được”.

Theo báo cáo của Bộ tham mưu Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ 30 phút ngày 29/9, trên tuyến biển từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận có 46.509 tầu/193.622 lao động đang hoạt động trên biển đã được thông báo, hướng dẫn tránh bão.

Trong ngày 28/9, Bộ tham mưu Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đã tổ chức cứu hộ cứu nạn cho 9 vụ (7 tàu vận tải, 1 tàu hút cát, 1 sà lan, 4 tàu đánh cá). Do sóng lớn, các lực lượng cứu hộ chỉ tập trung chủ yếu cứu nạn, đến nay các thuyền viên đã an toàn.

( Theo vietnamnet.vn )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão tấp sâu vào Quảng Ngãi 10km, 18 người thiệt mạng
Cập nhật lúc 15:18, Thứ Ba, 29/09/2009 (GMT+7)



Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, bão số 9 đã vào bờ 10km và hiện có 500 hộ bị lũ sông cô lập. Ông Hải chỉ đạo phải tìm cách tiếp cận và cứu hộ 500 hộ dân này.

Bão số 9 oanh tạc miền Trung

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tiền phương phòng chống lụt bão, tính đến 3h chiều 29/9, đã có 18 người chết, 1 người mất tích do bão số 9. Trong đó, Bình Định có 4 người chết, 1 người mất tích; Huế có 2 người chết; Quảng Ngãi có 5 người chết; Quảng Nam có 3 người chết và Kon Tum có 4 người chết.

Lũ lên cao, nhiều xã bị cô lập

Trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi, sáng 29/9, UBND tỉnh đã chỉ đạo di dời khẩn cấp trên 1.000 hộ dân ở các xã ven biển từ huyện Bình Sơn tới huyện Đức Phổ

Posted Image
Chạy bão với tài sản chỉ có xô nhựa và gói mì tôm. Ảnh: Vũ Trung


Riêng huyện đảo Lý Sơn - nơi tâm bão đi qua gió giật cấp 12, cây cối hoa màu bị thiệt hại nặng. Hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái phải di dời tới trường học, trụ sở ủy ban các xã. Hiện thiệt hại chưa thống kê được, do phương tiên liên lạc giữa Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh và huyện đảo Lý Sơn chỉ duy nhất qua máy bộ đàm.


Theo ghi nhận của VietNamNet, tại khu vực nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện gió mạnh cấp 10, cấp 11, sóng biển cao từ 5 – 7m. Theo thống kê sơ bộ có hàng trăm tàu cá nằm ở các bãi ngang ven biển Quãng Ngãi bị đánh chìm. Tuy nhiên, việc cứu hộ các tàu này là không thể, do gió bão và mưa rất mạnh..

Tuyến đường quốc lộ 24B xuống các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh), xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) cây cối bị ngã rạp, nước lũ lên cao khiến các địa phương này bị cô lập hoàn toàn.

Cũng theo ghi nhận, tại địa bàn TP Quãng Ngãi, gió mạnh cấp 10 -11 đã khiến các bảng hiệu quảng cáo bị hất tung, bay khắp đường. Giao thông một số tuyến đường bị ắch tắc do cột điện, cây cối ngã.

Đến 11h sáng 29/9, mực nước trên các sông như Trà Khúc, Trà Bồng lên cao và ở mức báo động 3. Lũ lên cao bất ngờ ngoài dự đoán khiến người dân bị động, vừa phải đối phó với bão, vừa đối phó với mưa lũ..

Tình hình nước lũ lên cao khiến hàng ngàn hộ dân ở xã Bình Chánh, Bình Dương (huyện Bình Sơn) bị ngập chìm trong nước, chính quyền địa phương các xã này đang tìm cách sơ tán dân tới các điểm cao, an toàn…

Toàn tỉnh mất điện từ tối qua. Gió rất mạnh, phương tiên liên lạc với bên ngoài chủ yếu qua điện thoại cố định, tuy nhiên tại nhiều xã, đường dây đứt nên liên lạc bị cắt đứt.

Còn 500 hộ dân cô lập giữa lúc thủy triều đang lên

Lúc 14h30 chiều 29/9, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Đào Xuân Học báo cáo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: "Bão số 9 đã đổ bộ vào đất liền tại khu vực Dung Quất (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và đã đi sâu vào đất liền 10km. Gió vẫn rất mạnh và mưa vẫn rất lớn Thủy triều và lũ dâng còn rất phức tạp".

Theo Phó Thủ tướng, hiện có 3 trường hợp đáng phải lo ngại.

Đó là trường hợp trại nuôi tôm xã Hòa Liên (quận Liên Chiểu) Đà Nẵng có 6 người bị cô lập. Ban chỉ đạo tiền phương đã báo cho bộ đội biên phòng Đà Nẵng đến ứng cứu.

Tại đầm nuôi tôm Dốc Phú (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 12 hộ đang bị cô lập thủy triều đang lên. Ban chỉ đạo tiền phương đã báo cho lãnh đạo tỉnh để điều lực lượng ứng cứu.

Đặc biệt tại thôn Thạch An xã Bình Mỹ huyện Bình Sơn có 500 hộ bị lũ sông Trà Bồng chia cắt cô lập. Ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn cũng có 100 hộ ở vùng nuôi tôm cũng bị thủy triều cô lập.

Phó Thủ tướng chỉ đạo: "Cần nhanh chóng đẩy mạnh việc ứng cứu. Hiện nay tập cần trung ứng cứu cao nhất cho 500 hộ thôn Thạch An, xã Bình Mỹ bị nước lũ sông Trà Bồng cô lập".

Hiện nay, lũ trên sông Trà Bồng đã vượt mức lũ trong lịch sử trước đây.

Theo thông tin từ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, đường bộ lên nơi 500 hộ này trú ngụ có 3 đoạn ngập rất nặng, không có phương tiện nào qua được. Nếu đi đường bộ đến nơi cách 500 hộ đó 20km vẫn phải dừng lại.

Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi và quân khu 5 cần triển khai phương tiện cứu hộ bằng đường sông để tìm cách tiếp cận và cứu hộ 500 hộ này

Theo báo cáo của BCĐ tiền phương, hiện đã có 2 người chết, 5 người bị thương ở Quảng Ngãi, Quảng Nam có 3 người chết.

(theo vietnamnet.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay