Li Feng

Tìm Thấy Nguồn Gốc Thánh Gióng ?

7 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

"Thánh Gióng họ Đổng, xuất thân rõ ràng, có cha, mẹ. Dòng họ Đổng nổi tiếng có công giúp nước cứu dân", Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược và Tiến sĩ Lương Văn Kế đã công bố những phát hiện mới về nguồn gốc Thánh Gióng.
Những công bố này được căn cứ vào một bản thần phả của đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội). Theo thần phả, Thánh Gióng có họ Đổng, xuất thân rõ ràng, có cha, có mẹ. Đặc biệt, dòng họ Đổng nổi tiếng với những chiến công trị thủy, giúp nước cứu dân.

Xuất thân rõ ràng
Trong khi khảo cứu di tích đền Bộ Đầu thờ Phù Đổng Thiên Vương (tên thường gọi là đền Quan Thánh nằm trên cánh đồng giữa hai thôn Bộ Đầu và Thượng Giáp) ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, các nhà khoa học có những phát hiện mới rất có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa. Đặc biệt, trong hậu cung của ngôi đền và cũng là chùa khang trang có pho tượng uy nghi lẫm liệt đức Đổng Sóc Thiên Vương cao tới 6 m. Đây có lẽ là pho tượng cổ lớn nhất trong di sản văn hóa dân tộc còn lại cho đến ngày nay. Ngài đầu đội mũ bách tinh chói lọi, mặt đỏ hồng màu cánh sen, đôi mắt sáng quắc nhìn về phương Bắc, hai chân giẫm lên lưng hai con giao long. Tay phải cầm long đao, lòng tay trái nâng thờ mộ tháp của mẫu thân. Hai bên tả hữu là Bát bộ đại kim cương chia làm hai hàng đứng hầu phía sau. Mỗi pho cao hơn 3 m.
Bản thần phả gốc của ngôi đền này được tìm thấy trong Viện nghiên cứu Hán Nôm, ngoài bìa có đóng dấu bầu dục của Viễn Đông Bác cổ thời Pháp thuộc. Thần phả do Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn bằng Hán văn vào năm thứ nhất niên hiệu Hồng phúc, triều Lê Anh Tông (1572). Nội dung bản thần phả thờ đức Đổng Sóc Thiên Vương này có nhiều điểm khác lạ so với truyền thuyết Thánh Gióng quen thuộc.

Mẹ Thánh Gióng có tên họ và xuất xứ rõ ràng. Người không phải là một bà già luống tuổi xấu xí như huyền thoại dân gian lưu kể, mà là người con gái có nhan sắc của thánh thần. “Khi cô tròn 16 tuổi, gương mặt hồng tươi, mắt tựa ánh trăng rằm hồ thu, nhan sắc tuyệt vời, nghiễm nhiên thành một trang giai nhân tuyệt thế. Lại có điều lạ thường, trên đầu nàng luôn hiện một vầng hào quang ngũ sắc lãng đãng như cánh chim loan. Dù nàng đi đâu, đi chơi hay đi lấy củi hay làm đồng thì vầng hào quang đó vẫn bay ở trên đầu, tứ bề muôn đóa huy hoàng quấn quýt, một vùng gió biếc hương đưa ngan ngát”.

Posted Image

Tiến sĩ Khoa học Lương Văn Kế.


Người phụ nữ này sau thành vợ yêu của Đại quan lang họ Đổng tên Gia vùng Đại Mạn Châu danh giá. Tuy nhiên, hồng nhan bạc mệnh, chỉ một năm sau chồng bà qua đời, bà vào tu tại chùa Hoàng Nham, do được 'thiên thụ' mà có thai. Sau ba năm bốn tháng sinh ra một bọc hình như đóa sen hồng còn phong nhụy, lúc nào cũng thoang thoảng hương đưa và có những dải mây cầu vồng quấn quýt, 7 tháng sau bông sen còn chưa nở. Chỉ khi vua Hùng đưa về cung ngày đêm chăm sóc, dần dần đóa sen mới nở hình hài nhi.
Hài nhi đó chính là vị anh hùng lẫm liệt mang tên Thánh Gióng mà dân gian vẫn nhắc tới với sự thụ thai kỳ lạ mang tên 'vết chân to'. Dòng họ Đổng từ đó ngày càng danh giá. Tiến sĩ Lương Văn Kế, người gắn cả tuổi thơ với ngôi đền Phù Đổng Thiên Vương hé lộ rằng, người cháu 13 đời của ông Đổng Sóc đã tiếp tục sự nghiệp lẫy lừng của tổ tiên mình. Thần phả mà các ông tìm thấy còn cho biết, sự nghiệp thực sự của những ông Gióng này không chỉ là đánh giặc. Điều thú vị hơn, cả hai ông điều rất hiếu thuận với mẹ. Điều sẽ được làm sáng rõ khi hội thảo về ông Gióng thứ hai được công bố. “Sự tồn tại của dòng họ Đổng đã quá rõ ràng, vấn đề là làm thế nào để chắp nối được liên tục phả hệ của dòng họ này mà thôi”, tiến sĩ Lương Văn Kế nói.

Dòng họ trị thủy
Sự khác biệt trong câu chuyện về Thánh Gióng trong thần phả và truyền thuyết không chỉ thể hiện ở dòng họ và sự thụ thai, mà còn khác biệt ở chiến công của ngài Phù Đổng Thiên Vương. “Đó là một tâm thức khác của người dân về vị anh hùng dân tộc”, Tiến sĩ Lương Văn Kế nói.

Posted Image

Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược.

Thánh Gióng của thần phả này là một anh hùng trị thủy, “Đây là một điều nghe hết sức hợp lý và đối với những kẻ hậu sinh là vô cùng lý thú”, Tiến sĩ Cung Khắc Lược nói: “Một trong những hiểm họa luôn rình rập đất nước ta đó là lụt lội. Cho đến giờ, một năm chúng ta phải đối mặt với không biết bao nhiêu trận bão lũ, nhất là trong thời kỳ biến đổi khí hậu này”. Theo thần phả, thủa ấy, ở động Xích Thủy do Hùng Vương trị vì có thần tướng Đằng Xà nổi lên cướp bóc suốt từ rẻo Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Thái Nguyên. Quân giặc được mô tả mặt thú hình yêu, đầu rắn mặt cá... như là hiện thân của những cơn lũ và những loài thủy quái làm hại dân lành.
Bộ thần phả như một thiên anh hùng ca hiếm hoi của Việt Nam diễn lại trận đánh và cuộc đời vị Thiên vương lẫm liệt: “Thiên thần lập tức xông thẳng tới nơi giặc ở Động Xích Quỉ bên núi Ngũ Lĩnh. Tướng giặc Đằng Xà bấy giờ đang giữa trăm quân hầu cận, trông thấy ngài bèn hồn bay phách lạc. Bọn tả hữu vội tẩu tán. Thần tướng bắt sống được tướng giặc Đằng Xà bên chân núi Ngũ Lĩnh, chém nó thành ba đoạn. Tàn quân giặc Xích Quỉ bị đánh tan tác như tro bụi. Thần tướng trở gót một mạch về triều, tới trước mặt vua nói: Ơn bú mớm thật là sâu nặng, Xin nhà vua hãy thay ta chăm sóc mẹ. Dứt lời thiên thần cầm đao long vút thẳng lên trời”.
Lòng hiếu với mẹ của ông Gióng không ngừng ở đó. Khi ông đã về trời, nhận được tin mẹ mình đang bị thuồng luồng ăn thịt, ông bèn giáng thế cứu mẹ mình. Đoạn hùng ca Thánh Gióng cứu mẹ làm thỏa lòng người Việt về tâm thức cao đẹp của dân tộc: “Đầu ngài đội mũ bách tinh chói lọi, thân khoác long bào kim giáp, mặt đỏ như mặt trời, mắt sáng như dao. Một chân ngài đặt giữa đồng, còn chân kia giẫm chết đôi giao long bên bờ sông. Ngài nâng mẹ lên lòng bàn tay trái. Bỗng nhiên thi thể mẹ hóa thành ngôi tháp lớn ngay trong lòng bàn tay ngài”. Hình ảnh hai con giao long quấy phá đó theo Tiến sĩ Lương Văn Kế cũng tượng trưng cho hiện tượng lũ lụt và thủy quái quấy phá dân lành.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu thì hiện trong dân gian và các thần phả vừa mới tìm thấy còn có một “phiên bản” Thánh Gióng thứ ba.
Theo Gia đình và Xã hội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy là đi tìm nguồn gốc thì lại phát hiện thêm huyền thoại khác. Huyền thoại này lại hay không kém. Nếu không biết huyền thoại này, lỡ mà có nhìn thấy tượng người cầm tháp, chân đạp Giao Long thì lại tưởng là thần hộ pháp trong truyện Phong Thần hay Tây Du. Cái này nên viết thành truyên tranh mà phổ biến cho thêm phong phú kho tàng truyện cổ Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy một vài chi tiết tương đồng giữa truyện Thánh Gióng và Na Tra Thái tử và liên tưởng đến sử thuyết của bác Nhatnguyen52 cho rằng, có thể Thánh Gióng là một tướng của Chu Vũ Vương Cơ Phát (Hùng Ninh Vương) phạt trụ mà thôi. Này nhé:

- Cùng là anh hùng niên thiếu, sức mạnh phi thường.

- Cùng có bố làm quan to, mẹ trẻ đẹp.

- Cùng có thể phun lửa. Thánh Gíng cưỡi ngựa sắt phun lửa còn Na Tra chân đạp vòng xe lửa.

- Thánh Gióng dùng roi sắt, Na Tra dùng giáo sắt

- Sự sinh nở hao hao giống nhau (Mẹ cùng đẻ ra bọc thịt có mùi thơm ngào ngạt)

- Cùng có thân thể liên quan đến hoa sen.

- Cùng liên quan đến Bảo tháp trên tay.

- Cùng rất yêu thương mẹ.

- Cùng đánh Rồng, Giao long.

- Cùng đánh giặc Ân theo lệnh Vua.

....

Tuy nhiên, hình tượng Thánh Gióng đẹp hơn Na Tra rất nhiều, câu truyện cũng đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều. Có lẽ đó cũng là thể hiện tài năng nổi trội của người nghệ sỹ Việt cổ khi xưa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng đồng tình với so sánh của anh Vo Truoc.

Theo những dẫn liệu ở trên trong thần phả thì Thánh Gióng không hề trị thủy. Ý tưởng cho rằng Thánh Gióng trị thủy là của mấy nhà nghiên cứu chua thêm vào khi đọc thần phả này (xin đọc kỹ bài mở đầu).

Chữ "thủy" ở đây còn có thể hiểu là phương Bắc (kiểu như Tần Thủy Hoàng hay Trọng Thủy). Như vậy theo thần phả có thể hiểu là Thánh Gióng đánh giặc phương Bắc (cả một vùng biên giới phía Bắc như trên đã dẫn - suốt từ rẻo Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Thái Nguyên - không thể là khu vực trị thủy được vì toàn núi đồi).

Như vậy hình tượng Thánh Gióng theo thần phả này không khác xa với truyền thuyết chung về Đổng Thiên Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chúng ta phải thận trọng nghiên cứu những thần tích này xem nó có trước hay sau thần tích truyền thống về Thánh Gióng của ta.

Cá nhân tôi thấy thần tích mới này.... Tàu quá thể.

Cũng như cùng nói về Cao Biền, mà thần tích đa số dân chúng Bắc Bộ đều ghi nhận là 1 kẻ gian xảo độc ác, dùng nhiều tà thuật, thế mà thần tích ở Phú yên, vốn có sau rất lâu lại ghi nhận là quan tốt???

Tôi nghi ngờ thần tích Thánh Gióng mới tìm ra này xuất hiện sau rất nhiều thần tích truyền thống mà chúng ta nghe. Như hôm trước, tôi đọc được 1 bản na ná thế, bảo mẹ Gióng là cung nữ trong cung, họ Đàm, thế là thế nào?

Bản thần phả gốc của ngôi đền này được tìm thấy trong Viện nghiên cứu Hán Nôm, ngoài bìa có đóng dấu bầu dục của Viễn Đông Bác cổ thời Pháp thuộc. Thần phả do Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn bằng Hán văn vào năm thứ nhất niên hiệu Hồng phúc, triều Lê Anh Tông (1572).

trong khi truyện Thánh Gióng được ghi sớm nhất trong Lĩnh Nam Chích Quái, trước đó rất lâu rồi, rõ ràng bản thần tích này chịu ảnh hưởng từ văn hóa TQ, nên nếu nói, nếu có, phải nói nó lấy tinh hoa từ Na Tra của TQ chứ sao lại bảo hình tượng Gióng ( bản thần tích này) tương đồng và hay hơn Na Tra làm sao được?

Theo bản Thánh Gióng cổ nhất là từ Lĩnh Nam Chích Quái thì Na Tra và Thánh Gióng là 2 mô tip hoàn toàn khác nhau. 1 người trừ bạo ngược, giai cấp thống trị, báo hiếu cha mẹ là Na Tra, 1 người sinh ra để đánh giặc là Thánh Gióng, giống nhau chỗ nào mà có thể so sánh họ với nhau?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi thấy thần tích mới này.... Tàu quá thể.

Tôi thấy ý kiến này của yevon cũng xác đáng, phải nghiên cứu kỹ hơn mới kết luận được.

Cá nhân tôi cũng chẳng ưa gì Na Tra nhưng lại rất tôn kính hình tượng Tháng Gióng. Sở dĩ tôi liên hệ (chứ không phải đánh đồng) 2 hình tượng này là do liên tưởng tới giả thuyết của anh Nhatnguyen52 trong Sử thuyết họ Hùng của anh ấy cho rằng, có thể Thánh Gióng là một tướng của Chu Vũ Vương đánh Trụ (đánh giặc Ân) và Chu Vũ Vương là một vị Hùng vương (Hùng Vương thứ 13 - Hùng Ninh Vương). Cái này đúng là quá sức tưởng tượng của tôi, nhưng được anh Nhatnguyen52 nghiên cứu rất nghiêm túc nên tôi rất tôn trọng. Đúng sai quả thực tôi không xác quyết được. Thấy tương đồng thì nêu lên thôi.

Có thể đúng như anh nói, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của Tàu nên mới soạn bản thần phả như vậy. Nhưng cũng có thể, truyện Na Tra chịu ảnh hưởng của hình tượng Thánh Gióng của thời Hùng Vương chăng. Nhưng dù sao đi nữa thì hình tượng Thánh Gióng trong câu truyện truyền thống như ta vẫn biết, đối với tôi, vẫn là đẹp nhất, hơn cả NaTra lẫn bản thần phả nhiều.

Trong chuyên mục đi tìm biên giới Việt cổ thời vua Trưng trên diễn đàn này, giáo sư Trần Đại Sỹ còn sưu tầm được một bộ phổ rất cổ, viết vào thời Đường, về sự tích Nữ vương Phật Nguyệt, một nữ tướng của hai bà Trưng, đọc rất Tàu, cứ như truyện Tôn Ngộ Không vậy. Không lẽ người Tàu dùng văn chương Tàu ca ngợi hai bà Trưng đến vậy? Ở Việt nam ta hoàn toàn không có câu truyện sự tích hai bà như thế. Cho nên tôi chú ý tới giả thuyết của anh Nhatnguyen52 về những ghi nhận cùng một sự kiên theo 2 dòng sử Ta và Tàu có nhiều khác biệt cả về nội dung lẫn văn phong.

Thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites

vệc thu thập thêm 1 bản của Đại học sĩ Nguyễn Bính có thể làm 1 tư liệu để xem xét vấn đề " sự phát triển tình tiết của 1 câu chuyện trong quá trình phát triển của văn hóa dân tộc", xa hơn 1 chút là " quá trình tiếp thu, giao lưu văn hóa nước khác", chứ vội vàng nhét những chi tiết này vào bản Thánh Gióng cổ truyền là vô cùng nguy hại.

Tôi nói ko đâu xa, bản Tấm Cám với cái chi tiết Tấm trả thù Cám mà ta đọc hiện nay nó là 1 kết quả của sự chắp nối lộn xộn như thế.

1 số chi tiết cổ nữa mà motip Tấm Cám nhiều nơi cùng chung có là:

Nếu truyện là mẹ ghẻ con chồng - con cá bống ( hay bò/ trái cây/...) của Tấm thực chất là mẹ Tấm đầu thai, kết cục đều bị mẹ con cám ăn.

Nếu truyện là mẹ con, chị em ruột sinh đôi ( có kiểu motip này) - phải bỏ vụ cá bống nhưng thay bằng vụ bắt để phân xử ai chị ai em.

- Tấm bị giết bằng cách giội nước sôi, hoặc dội nước sôi rồi băm xác đem giấu, sau đó hóa kiếp liên tục

Bản Tấm Cám vốn chỉ có 2 loại kết thúc:

1 - cái chết Cám tự chuốc lấy khi vô tình bắt chước theo Tấm ( Cám ngày trước giết Tấm bằng cách giội nước sôi, nay thấy Tấm đẹp, nghĩ rằng Tấm dội nước sôi nên mới thế, thế là làm thử và... ở các bản Miến Điện, Tây Nguyên mà theo ending này, Cám có thể tự dội nước chỉ vì nghe 1 cô hàng nước vu vơ nào đó mách lẻo hay hài hước hơn là Tấm Cám thật lòng... tắm trắng cho nhau.). Thường là Cám hỏi " sao chị trắng thế", Tấm thật thà trả lời " chị bị em dội nước hôm đó nên trắng". Cám làm theo, chết. Ending này chỉ xuất hiện khi Tấm Cám là chị em ruột, nó góp phần nhấn mạnh chi tiết Tấm Cám là chị em sinh đôi, Cám muốn trắng như Tấm để tiếp tục chơi trò đánh tráo.

2 - cái chết bị làm mắm do vua hoặc thần thánh trừng trị ( Những bản theo ending này, cám luôn luôn bị giết 1 cách cố ý bởi 1 ai đó ngoài Tấm, VD như bản của Ý là bị vua làm mắm, Indonesia là bị kiếm thần chém và vua lệnh làm mắm, bản của Cam là bị cá sấu đớp,...), cái này thường là ending của hướng dì ghẻ con chồng.

Nhưng bản Tấm Cám cổ nhất hiện nay còn lưu lại là do 1 người Pháp sưu tầm ở Mỹ Tho, nó chắp vá lộn xộn những chi tiết thuộc nhiều motip trong các version Tấm Cám khác nhau kia. Nó ghi Tấm Cám là chị em ruột mà lại có vụ cá Bống, Nó đã cho Tấm Cám tắm trắng với nhau vô tình là Cám chết ( bản này rõ ràng có ghi câu đối thoại " Cám hỏi " sao chị trắng thế", Tấm thật thà trả lời " chị bị em dội nước hôm đó nên trắng". Cám làm theo, chết." miêu tả cái chết của Cám ch3i là tai nạn.) nhưng lại nhét thêm cái ending làm mắm bên kia vào nữa, thay người làm mắm là Tám. Nguyên nhân tình trạng này có thể là do ông người Pháp ấy hỏi chuyện 1 lúc mấy người Việt/ Chăm/ Cam/ Hán,... mỗi người đều kể Tấm Cám của dân tộc mình rồi ông ta thu thập hết, cứ tưởng mình đang nghe 1 câu chuyện ( thực ra là nhiều câu chuyện có motip na ná nhau) rồi trộn luôn vào nhau mà ko biết.

Vài chục năm sau, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan ko biết, cứ lấy câu chuyện vốn đã bị chắp vá lộn xộn ko còn trật tự lẫn logic này, cố thêm thắt, bỏ " chị em ruột" thay bằng " mẹ ghẻ", xóa " Cám giội nước sôi giết Tấm", thay đoạn đối thoại phần tai nạn cái chết của Cám thành " Tấm trả lời " có muốn trắng để chị giúp cho" rồi giữ luôn cái ending làm mắm bởi tay Tấm ---- > 2 cái ending bị trộn lại + Vũ Ngọc Phan xào nấu = ending trả thù có 1 không 2 trong lịch sử truyện Tro Bếp của nhân loại. Đó cũng là truyện duy nhất gọi là cổ tích mà lại có chi tiết có vẻ như là nhân vật có phát triển tâm lý ( Tấm đầu hiền sau ác).

Và cho đến giờ trường lớp còn cự nhau trên cái bản chắp vá loạn xạ ngầu như cái đồ tô màu ấy 1 câu hỏi ngớ ngẩn " Tấm có ác quá ko" ( hỏi thế cũng như ko, bởi đó là kết quả của sự sai sót trong thu thập, biên tập 1 cách vô tình. Dẫu nó trông giống cái gì đi nữa thì nó vẫn là cái đồ tô màu ko ý nghĩa mà thôi.).

Nếu ko thận trọng về vụ Thánh Gióng, tôi lo rằng tương lai ta sẽ có thêm 1 vết xe đổ liền sau vụ Tấm Cám.

Share this post


Link to post
Share on other sites