Posted 27 Tháng 9, 2009 SUY NGHĨ VỀ "BÁT QUÁI" Trải qua mấy ngàn năm, hệ Bát Quái được sắp đi xếp lại nhiều lần, trong đó lần sắp xếp của Chu Văn Vương phản ánh một sự biến đổi nhất định về chất. Bát Quái sắp xếp theo cách được coi là của Chu Văn Vương này gọi là “Hậu Thiên Bát Quái”. Đây là hình Bát Quái phổ biến nhất cho đến ngày nay.Bài báo này nói riêng về một số điều tìm hiểu thêm về trật tự trong “Hậu Thiên Bát Quái”.Trong sách Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê cho biết hai tên “Tiên Thiên Bát Quái” và “Hậu Thiên Bát Quái” không thấy dấu hiệu xuất hiện trong Kinh Dịch, chắc là do người đời sau đặt ra, có thể là từ đời Hán. Nhưng, những “người đời sau này” căn cứ vào đâu để đặt ra hai cái tên đối chọi nhau như vậy. Hình như ngay tên gọi đó đã xác nhận một sự phân biệt rạch ròi, một bước biến đổi về chất. Nguyễn Hiến Lê cũng đưa ra một số lời giải thích, nhưng rồi chính ông lại bác bỏ cả, và thú thật là “không hiểu nổi”, và “Kinh Dịch có nhiều điều khó hiểu”... “ta phải chấp nhận vậy thôi”.Trong một công trình hết sức nghiêm túc và rất có triển vọng, mới đây ông Nguyễn Hoàng Phương đã dùng lý thuyết dập mờ để nghiên cứu phân tích một số thuyết dự báo Trung Quốc cổ, trong đó có Bát Quái. Về Bát Quái, ông đã đưa ra một hệ phương trình có hai hệ nghiệm, và ông gán cho một hệ nghiệm là của “Tiên Thiên”, còn hệ nghiệm kia là của “Hậu Thiên” thì chưa có lời giải thích. Nhưng vì sao cái này là "Tiên Thiên", cái kia là "Hậu Thiên" thì chưa có lời giải thích. Và từ những hệ nghiệm đó tìm ngược trở lại các đặc thù của “Tiên Thiên” và “Hậu Thiên” thì chưa thấy nói đến, ngay đến cách làm việc này cũng còn bỏ ngỏ. Cho nên, chưa thể từ các hệ nghiệm đó mà nhận biết sự phân biệt về chất giữa “Tiên Thiên” và “Hậu Thiên”, thậm chí cũng chưa nêu bật được sự khác nhau về hình thức giữa hai cách sắp xếp này.“Tiên Thiên” và “Hậu Thiên” khác nhau trước hết ở cách sắp xếp thứ tự, và đặc biệt ở nội hàm, tượng ở “Hậu Thiên” được mở rộng thêm nhiều. Mỗi cách sắp xếp là theo một tiêu chí riêng nào đó, và chính cái tiêu chí sắp xếp đó sẽ bộc lộ tư tưởng, ý đồ của sự sắp xếp. Như bài báo trước đã trình bày, “Tiên Thiên” được sắp xếp theo hệ thống cấu trúc. Cứ theo ngôn từ mà xét, từ điển Hán ngữ hiện đại cho biết “Tiên Thiên” là để chỉ “người và động vật khi còn là bào thai”. Vậy “Tiên Thiên Bát Quái” là Bát Quái thời kỳ phôi thai, còn là một “cấu trúc tự thân”, thậm chí chưa phải là một sự vật cụ thể, có sức sống. “Kinh dịch” Khi chỉ mới có Bát Quái, chưa có lời văn, thì ý nghĩa “dịch” dù có hàm súc mấy đi nữa cũng chứa đựng một nội hàm rất mờ. Khi Văn Vương viết lời văn đầu tiên cho “Kinh Dịch”, có thể ông còn được học truyền khẩu cái nội hàm mờ đó, và đã chế biến nó theo cách của ông.Văn Vương đã sắp xếp lại Bát Quái theo những tiêu chí nào đó phù hợp với những lời giải thích “dự báo học” mà ông gán cho các quẻ. “Kinh Dịch” hình thành và ra đời dưới dạng hoàn chỉnh, cả về biểu tượng và lời văn. Bát Quái được sắp xếp lại này gọi là “Hậu Thiên Bát Quái”, tức là Bát Quái thời kỳ đã thực sự ra đời và hoạt động như “người và động vật sau khi rời khỏi thân thể mẹ và có một đời sống độc lập” (Từ điển Hán ngữ hiện đại). Vấn đề của chúng ta là dò tìm lại các tiêu chí mà ngày xưa các cụ đã dùng để sắp xếp lại thành “Bát Quái Hậu Thiên”. Gần như không có khả năng tìm được đúng các tiêu chí đã được sử dụng, chẳng qua chỉ là một cách minh họa lời phán đoán về các tiêu chí có thể đã được dùng.Bát Quái thường được đưa ra cùng với các sơ đồ “Hà Đồ” và “Lạc Thư”, hai hình tượng được coi là hình tượng gốc gợi lên ý tưởng và biến dịch cho Bát Quái. Thực ra, mối liên quan giữa: “Hà Đồ” và “Lạc Thư” với Bát Quái tỏ ra khá mỏng manh, có tỉnh hình thức. Có thể nghĩ rằng người xưa có hứng thú đặc biệt với các “ma phương”, vĩ “Hà Đồ” và “Lạc Thư” đều thuộc loại “ma phương” theo nghĩa nào đó. “Lạc Thư” rõ ràng là một “ma phương” cấp 3 theo nghĩa tương tự như ngày nay (tổng theo dòng ngang, cột dọc và đường chéo đều bằng 15). Còn “Hà Đồ” lại là một ma phương loại khác, theo đường xoắn (tham khảo “Chu Dịch Thập Nhật Đàm”, Trung Văn, Nhà xuất bản Thượng Hải, 1946). Trong Hà Đồ và Lạc Thư, số 5 đứng giữa không ứng với quẻ nào, nên thứ tự sắp xếp các quẻ của Văn Vương có thể mã hóa thành. Trật tự Quẻ: Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài Mã xuôi..........1..... 2...... 3.... 4...... 6.. 7... 8...... 9..Mã ngược...... 9..... 8...... 7.... 6...... 4...3... 2...... 1 Có thể thấy ngay rằng dù mã xuôi hay mã ngược, cách sắp xếp theo thứ tự này của Văn Vương cũng không phù hợp với trật tự các con số trong Lạc Thư hay Hà Đồ.Ngược lại, có thể mã theo trật tự Tiên Thiên rồi theo các con số của Lạc Thư hay Hà Đồ mà đổi thành trật tự Hậu Thiên chăng ?Bảng mã sẽ là:Trật tự Quẻ Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn Mã xuôi........ 1..... 2... 3.... 4.... .6.... 7..... 8...... 9...Mã ngược..... 9..... 8... 7.... 6..... 4.... 3..... 2...... 1...Với Hà Đồ, ta cũng vẫn không thể làm cho cách sắp xếp phù hợp được. Còn với Lạc Thư, mặc dù bằng các phép chuyển vị (đổi dòng thành cột). đổi hàng, đổi cột ta có thể có 8 ma phương khác nhau, nhưng vẫn không thấy được sự phù hợp cần thiết. Vậy là với giả thiết dựa vào sự gợi ý của Lạc Thư hay Hà Đồ, ta đều chưa tìm ra được một hình ảnh có thể minh hoạ cách sắp xếp của Văn Vương. Có thể còn có những khóa mã khác nữa mà người viết bài này không biết đến. Mong rằng nó vẫn còn là một gợi ý có ích.Tiêu chí sắp xếp thứ hai có thể nghĩ đến là tiêu chí “giá trị”. Do bói toán có nhu cầu xác định trình độ “Cát - Hung” nên mỗi quẻ có thể được gán một “giá trị” biểu thị phần cát, phần hung, và có thể có phần phi cát, phi hung. Có thể coi giá trị của một quẻ là tổng hợp (theo một nghĩa nào đó) của các giá trị của các hào tạo nên nó. Ta có thể lấy giá trị ban đầu của các hào là bằng nhau vào bằng 0,5. Và, vì theo lý thuyết Trung Quốc cổ đại, trong âm có dương và trong dương có âm, nên phép hợp ở đây có thể dùng phép cộng xác suất biến cố không độc lập (giá trị được coi như xác suất), tức là phép hợp phi bài trung (hợp (a, :lol: = a + b - ab). Cáo hào âm và dương ban đầu có giá trị 0,5 như nhau, nhưng khi trở thành thành phần một quẻ thì giá trị của nó thay đổi tuỳ theo vị trí và vai trò trong quẻ. Vị trí và vai trò này được thể hiện bằng những hệ số làm thay đổi giá trị của hào. Trong mỗi quẻ có ba hào, mà sự phân chia hệ số thay đổi phải tùy thuộc vào tính chất của hào mà thay đổi. Theo Nguyễn Hiến Lê, giá trị của hào có thể thay đổi theo các điều kiện sau đây:- Đắc trung: hào chiếm vị trí giữa của quẻ.- Đắc chính: hào dương chiếm vị trí lẻ, hào âm chiếm vị trí chẵn.Có thể xét thêm hai điều kiện phụ:- Hợp chủ: hào dương trong quẻ dương, hào âm trong quẻ âm.- Có thế: hào ở trên được coi là thế phát triển cao hơn hào ở dưới.Tôi đã chọn các hệ số sau đây để tính giá trị các quẻ:- Trung: đắc trung = 0,6; không đắc trung: 0,2.- Chính: đắc chính = 0,5; không đắc chính: 0,25.- Chủ: hợp chủ = 0,4; không hợp chủ: 0,3- Thế: hào trên tăng giá trị 1,5 so với hào dưới.Với các hệ số này, tôi đã tính giá quẻ theo hai cách:- Cách thứ nhất: kết hợp phép hợp xác suất với phép tính thông thường (với các yếu tố không phụ thuộc).- Cách thứ hai: dùng phép hợp xác suất phổ biến và đã thu được kết quả như sau: Quẻ.... Càn........ Đoài........ Ly.... Chấn...... Tổn..... Khảm... Cấn...... Khôn... Giá tích 0.12267 -0.11725 -0.12164 0.12149 -0.12556 0.12457 0.12227 -0.11950 Giá hợp 0.99963 -0.25264 -099219 0.91971 -0.99546 0.95432 0.94987 - 0.25529Xếp riêng các quẻ âm và dương và theo thứ tự trị tuyệt đối của “giá trị” giảm dần, ta sẽ được: ............Quẻ dương...................................... Quẻ âm............................. Càn (giá tích: 0.12667; giá hợp: 0.99963.. Tốn giá tích: - 0.12556; giá hợp: - 094546 Khảm (GT:0.12457; GH: 0.95432)............. Ly (GT: - 0.12164;GH: - 0.99219) Cấn (Giá Thành 0.12227; GH:0.94987)....... Khôn (GT: - 0.11950; GH: - 0,25529) Chấn (GT:0.12149; GH:0.91971)............... Đoài (GT: - 0.11726; GH: - 0.25264)Trong kết quả tính trên đây, riêng quẻ Đoài đã được điều chỉnh bằng một hệ số bộ phẩn bổ sung).Thứ tự sắp xếp trên đây phù hợp với cách sắp xếp “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương. Như vậy, lời phán đoán trong số báo trước nói “thứ tự sắp xếp các quẻ... được làm lại theo nhu cầu bói toán”... đã được minh họa bằng cách tính giá trị các quẻ, có thể coi như “biểu thị hàm lượng cát - hung” chứa đựng trong quẻ đó. Chưa ai tìm được tư liệu đáng tin cậy nào có thể chứng minh được rằng Văn Vương đã sắp xếp lại Bát Quái theo tiêu chí gì và như thế nào. Cách suy nghĩ và tính toán như trên nhiều lắm cũng chỉ đáng coi là một ví dụ minh hoạ một cách tiếp cận vấn đề nan giải này.Việc dùng tập mờ có giá để minh hoạ “Hậu Thiên Bát Quái” trên đây mới chỉ được thực hiện với 8 quẻ đơn, 24 hào. Tôi chưa dám đi vào 64 quẻ trùng, với 368 hào, một việc vượt quá xa khả năng rất hạn chế của mình. Xin nêu cách làm như một lời gợi ý thô thiển./.Đỗ Nguyên Đương - Tạp chí Hán Nôm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 9, 2009 Kính Bác Hà Uyên! Theo thiển ý cùa tôi thì nếu chúng ta cứ theo phương pháp nghiên cứu cũ, căn cứ vào hình tướng bề ngoài của hiện tượng cùng những ghi chép không rõ ràng của cổ thư mà tư duy, cảm nhận và suy luận thì chẳng bao giờ chúng ta vén được bức màn đen che phủ bản chất của học thuyết ADNH được. Có chăng chỉ hé lộ được một vài điều thú vị có tính hình thức, cón rất xa mới tới được chân lý. Bằng chứng là hàng ngàn năm qua, biết bao thế hệ tài trí của cả Ta lẫn Tàu đã lao động cật lực mà bản chất thực của học thuyết ADNH càng ngày càng mịt mờ hơn. Chẳng nhẽ trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuất ngày nay chúng ta định tiêu tốn thêm vài ngàn năm nữa như vừa qua hay sao? Ngay cả khi ấy đi chăng nữa liệu chúng ta có chắc chắn thành công hay không, hay lại càng mịt mờ hơn? Rõ ràng câu trả lời đã có qua sự mơ hồ ngày càng tăng về học thuyết ADNH từ hàng ngàn năm nay. Vì vậy, chúng ta phải tìm con đường khác. Với suy nghĩ đó, tôi cũng thử một phương pháp nghiên cứu khác và trình bày một số kết quả nghiên cứu còn sơ lược, chưa hoàn chỉnh của mình trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” trên diễn đàn. Theo những kết quả đó, có thể trả lời được trong một hệ thống logic và nhất quán những câu hỏi của bài báo trên như sau: - Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ Âm và Dương còn thống nhất, chưa bộc lộ rõ mâu thuẫn trong sự vật, Vũ trụ. - Thời kỳ Hậu thiên là thời kỳ mâu thuẫn âm dương đã bộc lộ rõ trong quá trình phát triển của sự vật, Vũ trụ. - Tiên thiên Bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động chủa Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Tiên Thiên - Hậu thiên bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động của Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên. - Đồ hình Huyền không phi tinh là đồ hình mô tả vận động của Khí âm qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên. - Hà Đồ là mô hình cấu trúc ADNH của không gian. - Lạc Thư là đồ hình cấu trúc ảnh hưởng ADNH của Mặt trời tới không gian Trái đất. … Tôi đang từng bước hoàn chỉnh các nghiên cứu trên và hy vọng một ngày nào đó được giới thiệu cùng ACE trên diễn đàn. Kính Bác! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2009 Trật tự Quẻ: Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài Mã xuôi..........1..... 2...... 3.... 4...... 6.. 7... 8...... 9.. Mã ngược...... 9..... 8...... 7.... 6...... 4...3... 2...... 1 ....... Trật tự Quẻ Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn Mã xuôi........ 1..... 2... 3.... 4.... .6.... 7..... 8...... 9... Mã ngược..... 9..... 8... 7.... 6..... 4.... 3..... 2...... 1... Với mã số trên thì không thể nào xắp được vòng Tiên Thiên Bát Quái. Xắp theo vòng Lưỡng Nghi như sau: Bên nội gồm có: Khôn (1) Tốn (2) Ly (3) Đoài (4) Bên Ngoại gồm có: Cấn (6) Khảm (7) Chấn (8) Càn (9) Sau đó thay đổi vị trí 2 và 8 cho độ số của Lưỡng Nghi hoá biến thành độ số của Lạc Thư. Bạn sẽ có hình Tiên Thiên Bát Quái. Nhưng thay đổi vậy thì có nghiã là gái nằm bên trai và trai nằm bên gái. Ouch !!! Nếu không vậy thì làm sao có Hậu Thiên Bát Quái để sửa đổi cái sai lầm trong Tiên Thiên Bát Quái. Phương pháp sửa đổi của Văn Vương thì hôm sau bàn tiếp. Đào Hoa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2009 Với mã số trên thì không thể nào xắp được vòng Tiên Thiên Bát Quái. Xắp theo vòng Lưỡng Nghi như sau: Bên nội gồm có: Khôn (1) Tốn (2) Ly (3) Đoài (4) Bên Ngoại gồm có: Cấn (6) Khảm (7) Chấn (8) Càn (9) Sau đó thay đổi vị trí 2 và 8 cho độ số của Lưỡng Nghi hoá biến thành độ số của Lạc Thư. Bạn sẽ có hình Tiên Thiên Bát Quái. Nhưng thay đổi vậy thì có nghiã là gái nằm bên trai và trai nằm bên gái. Ouch !!! Nếu không vậy thì làm sao có Hậu Thiên Bát Quái để sửa đổi cái sai lầm trong Tiên Thiên Bát Quái. Phương pháp sửa đổi của Văn Vương thì hôm sau bàn tiếp. Đào Hoa Chào Đào Hoa. Cũng biết là Đào Hoa đang rất bận, mà còn dành thời gian quan tâm hướng về, Hà Uyên thực sự trân trọng. Cách đặt vấn đề "bên nội" và "bên ngoại" thì sáng suốt quá. Nhưng Hà uyên vẫn còn băn khoăn về "vô - hữu", khi cầu phối lần một thì được Chấn - Tốn, cầu phối lần hai thì được Ly - Khảm, cầu phối lần ba mới được Cấn - Đoài. Khôn (1) Càn (9) là đầu cuối, như vậy Khôn 1 phối Cấn 6, có nghĩa là Khôn 1 phối với cuối của Càn là Cấn 6. Điều này, cho chúng ta hiểu về sự "thích nghi" thì bàn về Hà đồ, còn để biết lẽ "tiến thoái" thì bàn ở Lạc thư. Hà Uyên hiểu như vậy có đúng không ? Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2009 Vo Truoc thân mến. Hà Uyên đã đọc xong chuyên luận của Vo Trước được lần thứ nhất, cả thêm phần bình giải ở chuyên mục xong hành. Một thói quen của Hà Uyên, khi đọc một đề cương, một báo cáo, một tham luận, ... , thì thường là Hà Uyên gắng gạt bỏ những cái gì mà mình đã đang có trong đầu, sau đó đọc đi đọc lại ít nhất là 3 lần, rồi mới dùng tượng của quẻ Đỉnh để xào nấu, cũng lo rằng xào nấu xong mà làm đổ hết thức ăn của Vương công. Cho Hà Uyên thêm thời gian đọc chuyên luận mà Vo Truoc đã bình giải về Ngũ hành, rồi chúng ta sẽ cụ thể hoá sau. Cảm thông một thói quen của Hà Uyên, không thể đọc lướt qua, cưỡi ngựa xem hoa, mà vội vàng bình giải ngay được. Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2009 Một danh xưng khi bàn về Dịch, đó là phép xem Hồng phạm, dùng hai chữ "trinh, hối". Trong đó "trinh" tức là tĩnh, còn "hối" tức là động. Nội dung chính của sánh căn cứ theo hai nghĩa “biến dịch” và “không biến dịch” làm chuẩn mực để làm sáng tỏ lẽ động và tĩnh của nhân sự. Cho nên, sách có nói, số cơ ngẫu là 7, 8 vậy, giao trùng là 6, 9 vậy. Quẻ vạch theo số 7, 8 là “không biến dịch”, hào vạch theo số 6, 9 là "biến dịch" vậy. Quẻ tuy “không biến dịch”, mà bên trong có “biến dịch”, thì có nghĩa là "hối ". Hào tuy “biến dịch”, mà trong lại có cái "không biến dịch”, thì gọi là “trinh”. Cho nên, nếu thấy tĩnh cát mà động hung thì chớ có dùng. Khi thấy động cát mà tĩnh hung thì chớ có xử. Thấy động tĩnh đều tốt thì mọi việc đều tốt. Thấy động tĩnh đều hung, thì trong vòng trời đất không thể trốn đầu cho thoát được. Đó là nghĩa lý thâm sâu vi tế mà Thánh nhân làm Dịch vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2009 Hàm nghĩa cơ bản của “thần” là chỉ sự biến hoá. Sự biến hoá của “thần” được khởi nguồn từ Dịch truyện - Hệ từ thượng: “Không suy đoán dược âm dương được gọi là thần”. Ý nghĩa của sự biến hoá, không những biểu thị “không lường được” biến hoá của âm dương, mà còn chứng tỏ sự biến hoá của vạn vật cũng rất diệu kỳ. Thần, chính là sự biểu hiện biến hoá tới những chi tiết nhỏ nhất của vạn vật, đạt tới đỉnh tối cao của tinh thần. Đây chính là: “cùng thần tri hoá, đức chi thịnh dã” (thần biến hoá đến tận cùng, để đạt được đức tối đa). Số chẵn, số lẻ và hào tượng cương nhu, sự biến hoá kỳ diệu của nó rất khó đoán định, cũng gọi là “thần”. Khi hào tượng biến hoá, trước tiên cũng khó xác định được: hào nào là hào Lão âm (6), hào nào là hào Lão dương (9), mà gốc nguồn cũng bởi âm dương rất khó đoán định. Tính chất biến hoá khôn lường của âm dương, Kinh Dịch gọi là “đạo”, còn Hệ từ” gọi là “thần”. Nên có câu “người biết đạo của biến hoá, thì hiểu được hành vi của thần”. Trời Đất vận hành, vạn vật động – tĩnh, đều là tự tạo - tự chuyển dịch - tự hoá, để thích nghi với môi trường của tự nhiên; Nó không phụ thuộc vào sự điều khiển chủ quan của ý chí con người, mà cùng chựu sự tác động qua lại, chi phối bởi tính chất của tự nhiên. Nguyên nhân của sự biến hóa khôn lường này, cũng được gọi là “thần”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2009 DỊCH HỌC HỌ HÙNG Dịch học họ HÙNG . bài 1. PHẦN I DỊCH HỌC TỔNG QUÁT I . Dẫn nhập . 1 . Dịch học họ HÙNG- Đôi lời nói trước: Dịch lý nghĩa là: Lẽ biến đổi, do vậy Dịch lý bao trùm vũ trụ, vì trong trời đất, không có gì là không thay đổi, khác nhau chỉ ở tốc độ dời đổi mà thôi, nhanh thì vài phần tỷ của giây, chậm thì hàng tỷ năm. Dịch học là sự nhìn nhận tiếp cận Dịch lý thông qua hệ thống ký hiệu như ngôn ngữ văn tự đồ hình .v.v..; như vậy Dịch lý chỉ có một nhưng có thể có nhiều nền dịch học ; cho tới nay, ít ra cũng có 3 nền Dịch học khác nhau đã được biết tới, đó là Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch và Chu Dịch. Theo Cổ Thư Trung Hoa thì Liên Sơn Dịch là Dịch học nhà Hạ, Quy Tàng Dịch là Dịch học nhà Thương và Chu Dịch là Dịch học của nhà Chu. Dịch Liên Sơn và Quy Tàng nay đã thất truyền, chỉ còn Chu Dịch trở thành một trong Ngũ Kinh; linh hồn của văn minh Trung Hoa thường gọi là Kinh Dịch. Trung Hoa và Việt Nam cổ là 2 Quốc gia theo chế độ Sĩ trị nghĩa là ai muốn làm quan thì phải đi học, học hàm Tiến Sĩ hay Ông Nghè là điều kiện để kẻ Sĩ được bổ làm Quan; Ngũ Kinh là sách buộc phải “làu thông” của Sĩ tử. Nói như thế để ta thấy sự quan trọng của Kinh Dịch đối với vận nước hay sự hưng thịnh, suy vong của dân tộc Trung Hoa như thế nào. Kinh Dịch chưa bao giờ và không bao giờ là sách bói toán, bàn chuyện quỉ thần cả; sỡ dĩ có việc phân định này vì trình độ văn minh của kẻ chiếm lĩnh kinh Dịch và nội dung hàm chứa trong Kinh Dịch cách nhau quá xa, không thể hiểu nổi nên cho là chuyện quỉ thần… Cũng như một chàng chăn ngựa lang thang trên thảo nguyên vô tình nhặt được cuốn sách viết về thuyết tương đối của Einsten thì đối với bản thân anh ta và đoàn trại chăn nuôi của anh ta: cuốn sách trên cũng chỉ là sách bói toán quỉ thần mà thôi vì nó ghi toàn những cái “không hiểu nổi…” Để đi vào phần chính của sách xin có đôi lời nói trước tránh những phiền toái không đáng có. 1. Không tranh dành với ai. Dịch Lý có 1 nhưng Dịch học thì có nhiều, tuỳ phương cách và vị trí tiếp cận nên khi gọi là Dịch học họ Hùng không mang nghĩa xác định Kinh Dịch là của Việt Nam; đã có Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch tại sao lại không thể có Dịch họ Hùng ? . 2. Sẵn sàng tranh luận. Khi 1 ý tưởng gọi là mới được đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, dựa trên các luận cứ khoa học để tranh luận sẽ hiển lộ chân lý đó là điều đáng mong đợi nhưng không nên sa vào các cuộc tranh cãi không bờ bến gì cả, vì tranh cãi như thế chỉ mất thì giờ vô ích, không thể đạt được sự nhất trí, ví dụ … Khổng Tử than: “… Hà không xuất đồ…, Lạc không xuất Thư…”; căn cứ vào chỗ nào để khẳng quyết… Hà là Sông Hoàng Hà hay Mạnh Hà ; Lạc là Lạc Thuỷ … trên đ̣ất Trung quốc , gỉa dụ ngay giờ ta nói Hà chỉ Hồng hà hay sông Hồng và Lạc là sông Lô ở Việt nam thì sao ?... Nếu tranh cãi với nhau về điều này thì làm sao có thể thống nhất ? Dựa vào đâu mà kết luận sai hay đúng . Dịch học là sự nhìn nhận hay nhãn quan về thế giới và cuộc đời. Dịch học họ Hùng là ý thức hệ của người họ Hùng, nó định hướng tư tưởng người Việt từ ngàn xưa; biểu tượng Dịch lý hay Dịch tượng đã trở thành ngôn ngữ của con cháu nhà Hùng; mọi sự hiểu biết đều là hiểu biết dưới ánh sáng của Dịch lý... Dưới gầm trời này không có gì nằm ngoài Dịch lý vì Dịch là biến động mà giới tự nhiên có gì không biến động? Sự việc ngôn ngữ Việt được cấu thành dựa trên Dịch lý đủ xác quyết câu “Dịch học họ Hùng” không cần bàn thêm. Từ đây cũng thấy 1 việc đơn giản: Muốn học hay tìm hiểu về Dịch học Họ Hùng thì phải thông thạo ngôn ngữ Việt, Dịch học không thể Dịch sang ngôn ngữ khác được, ngay với Hán văn , thứ ngôn ngữ thân cận nhất với Việt ngữ, ăn chung 1 bàn nằm chung 1 chiếu cả ngàn năm rồi vẫn không thể chuyển tải trọn vẹn Dịch lý được, chính vì thế mới gây nên “bát quái trận đồ”… chỉ có vào mà không có lối ra cho những ai muốn học Dịch. Cũng 1 Kinh Dịch thôi mà hàng ngàn học giả viết về nó, bàn về nó… đặc biệt càng viết, càng bàn càng không hiểu. Mỗi khi có thêm 1 tác phẩm viết về Dịch thì xem ra ...lại thêm 1 phần rối rắm, thử hỏi từ cổ chí kim nào đã có ai dám vỗ ngực xưng tên nói mình quán thông Dịch lý ? Ai cũng phảng phất thấy trong Dịch học tàng chứa cái gì đó rất là cao siêu, tinh diệu… nhưng cụ thể cao siêu tinh diệu ở chỗ nào, nguyên lý vận động của các dịch tử ( phần tử dịch học là gì )? … thì chưa thấy ai chỉ ra …người ta dừng ở mức áp dụng những công thức sẵn có trong dịch học…không 1 lời giải thích . Tất cả chỉ tại vì: Hán Văn không thể chuyển tải được trọn nghĩa Dịch học, nên học Dịch bằng Hán Văn thì dù có tốn công sức tới đâu cũng chỉ là gãi ngoài da mà thôi. Nội dung cuốn sách này sẽ minh chứng điều đó. Dịch học Họ Hùng có nhiều điểm rất khác với Chu Dịch, những chuẩn mốc dùng xác định chính là từ ngữ và tục ngữ Việt Nam, dân tộc hậu duệ chính dòng họ Hùng. Dịch học được khởi phát bởi Vua Bào Hy, có nghĩa là Dịch đã có từ thời Thái cổ, thời của truyền thuyết... vậy mà lại rất “hiện đại”, ngày nay khi tìm hiểu, nghiên cứu vẫn không đủ từ để thực thấu đáo, tỏ tường, như thế ta phải thống nhất về ý nghĩa để tạo 1 số từ mới: 1. Dịch Tượng Trong Hoa ngữ chữ tượng này chính là con voi; được mượn để chỉ sự tượng trưng thường được ghép với nhiều chữ tạo thành các từ kép như: biểu tượng, ngẫu tượng, hiện tượng, hình tượng, tượng hình (chữ)... Dịch Tượng là những dấu hiệu hình ảnh được mượn để mang thông tin chứa 1 ý nghĩa nào đó, chính nhờ những tượng tin mà con người có thể hiểu , truyền dẫn và lưu trữ thông tin về dịch học .. Ngày nay trong Hán ngữ người ta dùng từ: mã tin là từ tương đương với tượng tin trong Dịch học Họ Hùng nhưng ta thấy ngay sự khác biệt; tượng là tượng trưng, tức mượn một vật một việc chỉ 1 số ý nhất định nào đó, khiến trí khôn con người có thể hiểu được và truyền thụ được cho nhau; còn mã thì ...đành “không biết”.... 2. Tượng số Những con số được phân định gánh một thông tin trong trường hợp nhất định, chuyên biệt nào đó từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã số 3. Tượng vạch Hệ thống các dấu hiệu, cấu tạo bằng các vạch, theo qui ước mang những thông tin nhất định được mọi người chấp nhận từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã vạch Những chữ “tượng” được thay bằng “mã” trong Hán ngữ ... là một phần trong kỳ án lịch sử Hán – Hoa, sự việc được khẳng định trong cuốn “Sử thuyết Họ Hùng” trong đó sách chỉ ra nguyên nhân việc tráo voi bằng ngựa rõ ràng nhất đã có học giả người Tàu thay Tứ tượng bằng Tứ Mã. Thực kỳ lạ khi những gì đã có từ rất xa xưa, tưởng là thời con người còn “ăn hang ở lổ” nay hoàn toàn tương thích với ngôn ngữ số hóa, đó là 1 phần của sự “đặc biệt” chỉ ở Kinh Dịch mới có sự thống nhất cổ xưa và hiện đại như thế . Sở dĩ phải tạo ngay những từ kép với chữ “tượng” vì về căn bản Dịch học Họ Hùng trải qua 2 thời kỳ rất rõ rệt. Thời Thái cổ - nghĩa là còn trong truyền thuyết Dịch lý họ Hùng dùng “tượng số” để diễn ý. Sang thời cổ tức thời lập quốc họ Hùng cách nay khoảng 5000 – 6000 năm; Dịch chuyển sang dùng “tượng vạch” làm phương tiện diễn đạt, 6 tầng vạch hoặc đứt hoặc liền tổ hợp thành 64 nguyên tố Dịch học, thường gọi là quẻ trùng hoặc quẻ chồng. Về mặt vật chất chỉ với hơn 100 nguyên tố hóa học mà với các cách liên kết khác nhau đã tạo ra thiên hình vạn trạng, tạo ra cả vũ trụ mênh mông. Tương tự các nguyên tố Dịch học cũng liên kết với nhau theo nhiều cách để kết cấu nên một thế giới liên tục vận động, cũng thiên hình vạn trạng đến nỗi cả vũ trụ mênh mông chỉ là 1 phần của nó... phần còn lại chính là ý thức của con người, ý thức và chủ động là đôi cánh của Dịch học, không có đôi cánh này thì vũ trụ mãi mãi vẫn chỉ là cái mênh mông, không có ý nghĩa gì, không giá trị gì. Bài 2,3,4 viết về sự liên quan giữa Trống đồng và dịch học xin đọc những bài đã đăng trước . Trở về thời Thượng cổ, chúng ta cùng suy nghĩ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2009 Bài viết rất thú vị - Cách đặt vấn đề rất hay .Phải chăng HỒNG BÀNG DỊCH đã xuất hiện ? Xin tiếp tục phát triển chủ đề . Kính. dienbatn . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2009 DỊCH HỌC HỌ HÙNG Dịch học họ HÙNG . bài 1. PHẦN I DỊCH HỌC TỔNG QUÁT I . Dẫn nhập . 1 . Dịch học họ HÙNG- Đôi lời nói trước: Dịch lý nghĩa là: Lẽ biến đổi, do vậy Dịch lý bao trùm vũ trụ, vì trong trời đất, không có gì là không thay đổi, khác nhau chỉ ở tốc độ dời đổi mà thôi, nhanh thì vài phần tỷ của giây, chậm thì hàng tỷ năm. Dịch học là sự nhìn nhận tiếp cận Dịch lý thông qua hệ thống ký hiệu như ngôn ngữ văn tự đồ hình .v.v..; như vậy Dịch lý chỉ có một nhưng có thể có nhiều nền dịch học ; cho tới nay, ít ra cũng có 3 nền Dịch học khác nhau đã được biết tới, đó là Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch và Chu Dịch. Theo Cổ Thư Trung Hoa thì Liên Sơn Dịch là Dịch học nhà Hạ, Quy Tàng Dịch là Dịch học nhà Thương và Chu Dịch là Dịch học của nhà Chu. Dịch Liên Sơn và Quy Tàng nay đã thất truyền, chỉ còn Chu Dịch trở thành một trong Ngũ Kinh; linh hồn của văn minh Trung Hoa thường gọi là Kinh Dịch. Trung Hoa và Việt Nam cổ là 2 Quốc gia theo chế độ Sĩ trị nghĩa là ai muốn làm quan thì phải đi học, học hàm Tiến Sĩ hay Ông Nghè là điều kiện để kẻ Sĩ được bổ làm Quan; Ngũ Kinh là sách buộc phải “làu thông” của Sĩ tử. Nói như thế để ta thấy sự quan trọng của Kinh Dịch đối với vận nước hay sự hưng thịnh, suy vong của dân tộc Trung Hoa như thế nào. Kinh Dịch chưa bao giờ và không bao giờ là sách bói toán, bàn chuyện quỉ thần cả; sỡ dĩ có việc phân định này vì trình độ văn minh của kẻ chiếm lĩnh kinh Dịch và nội dung hàm chứa trong Kinh Dịch cách nhau quá xa, không thể hiểu nổi nên cho là chuyện quỉ thần… Cũng như một chàng chăn ngựa lang thang trên thảo nguyên vô tình nhặt được cuốn sách viết về thuyết tương đối của Einsten thì đối với bản thân anh ta và đoàn trại chăn nuôi của anh ta: cuốn sách trên cũng chỉ là sách bói toán quỉ thần mà thôi vì nó ghi toàn những cái “không hiểu nổi…” Để đi vào phần chính của sách xin có đôi lời nói trước tránh những phiền toái không đáng có. 1. Không tranh dành với ai. Dịch Lý có 1 nhưng Dịch học thì có nhiều, tuỳ phương cách và vị trí tiếp cận nên khi gọi là Dịch học họ Hùng không mang nghĩa xác định Kinh Dịch là của Việt Nam; đã có Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch tại sao lại không thể có Dịch họ Hùng ? . 2. Sẵn sàng tranh luận. Khi 1 ý tưởng gọi là mới được đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, dựa trên các luận cứ khoa học để tranh luận sẽ hiển lộ chân lý đó là điều đáng mong đợi nhưng không nên sa vào các cuộc tranh cãi không bờ bến gì cả, vì tranh cãi như thế chỉ mất thì giờ vô ích, không thể đạt được sự nhất trí, ví dụ … Khổng Tử than: “… Hà không xuất đồ…, Lạc không xuất Thư…”; căn cứ vào chỗ nào để khẳng quyết… Hà là Sông Hoàng Hà hay Mạnh Hà ; Lạc là Lạc Thuỷ … trên đ̣ất Trung quốc , gỉa dụ ngay giờ ta nói Hà chỉ Hồng hà hay sông Hồng và Lạc là sông Lô ở Việt nam thì sao ?... Nếu tranh cãi với nhau về điều này thì làm sao có thể thống nhất ? Dựa vào đâu mà kết luận sai hay đúng . Dịch học là sự nhìn nhận hay nhãn quan về thế giới và cuộc đời. Dịch học họ Hùng là ý thức hệ của người họ Hùng, nó định hướng tư tưởng người Việt từ ngàn xưa; biểu tượng Dịch lý hay Dịch tượng đã trở thành ngôn ngữ của con cháu nhà Hùng; mọi sự hiểu biết đều là hiểu biết dưới ánh sáng của Dịch lý... Dưới gầm trời này không có gì nằm ngoài Dịch lý vì Dịch là biến động mà giới tự nhiên có gì không biến động? Sự việc ngôn ngữ Việt được cấu thành dựa trên Dịch lý đủ xác quyết câu “Dịch học họ Hùng” không cần bàn thêm. Từ đây cũng thấy 1 việc đơn giản: Muốn học hay tìm hiểu về Dịch học Họ Hùng thì phải thông thạo ngôn ngữ Việt, Dịch học không thể Dịch sang ngôn ngữ khác được, ngay với Hán văn , thứ ngôn ngữ thân cận nhất với Việt ngữ, ăn chung 1 bàn nằm chung 1 chiếu cả ngàn năm rồi vẫn không thể chuyển tải trọn vẹn Dịch lý được, chính vì thế mới gây nên “bát quái trận đồ”… chỉ có vào mà không có lối ra cho những ai muốn học Dịch. Cũng 1 Kinh Dịch thôi mà hàng ngàn học giả viết về nó, bàn về nó… đặc biệt càng viết, càng bàn càng không hiểu. Mỗi khi có thêm 1 tác phẩm viết về Dịch thì xem ra ...lại thêm 1 phần rối rắm, thử hỏi từ cổ chí kim nào đã có ai dám vỗ ngực xưng tên nói mình quán thông Dịch lý ? Ai cũng phảng phất thấy trong Dịch học tàng chứa cái gì đó rất là cao siêu, tinh diệu… nhưng cụ thể cao siêu tinh diệu ở chỗ nào, nguyên lý vận động của các dịch tử ( phần tử dịch học là gì )? … thì chưa thấy ai chỉ ra …người ta dừng ở mức áp dụng những công thức sẵn có trong dịch học…không 1 lời giải thích . Tất cả chỉ tại vì: Hán Văn không thể chuyển tải được trọn nghĩa Dịch học, nên học Dịch bằng Hán Văn thì dù có tốn công sức tới đâu cũng chỉ là gãi ngoài da mà thôi. Nội dung cuốn sách này sẽ minh chứng điều đó. Dịch học Họ Hùng có nhiều điểm rất khác với Chu Dịch, những chuẩn mốc dùng xác định chính là từ ngữ và tục ngữ Việt Nam, dân tộc hậu duệ chính dòng họ Hùng. Dịch học được khởi phát bởi Vua Bào Hy, có nghĩa là Dịch đã có từ thời Thái cổ, thời của truyền thuyết... vậy mà lại rất “hiện đại”, ngày nay khi tìm hiểu, nghiên cứu vẫn không đủ từ để thực thấu đáo, tỏ tường, như thế ta phải thống nhất về ý nghĩa để tạo 1 số từ mới: 1. Dịch Tượng Trong Hoa ngữ chữ tượng này chính là con voi; được mượn để chỉ sự tượng trưng thường được ghép với nhiều chữ tạo thành các từ kép như: biểu tượng, ngẫu tượng, hiện tượng, hình tượng, tượng hình (chữ)... Dịch Tượng là những dấu hiệu hình ảnh được mượn để mang thông tin chứa 1 ý nghĩa nào đó, chính nhờ những tượng tin mà con người có thể hiểu , truyền dẫn và lưu trữ thông tin về dịch học .. Ngày nay trong Hán ngữ người ta dùng từ: mã tin là từ tương đương với tượng tin trong Dịch học Họ Hùng nhưng ta thấy ngay sự khác biệt; tượng là tượng trưng, tức mượn một vật một việc chỉ 1 số ý nhất định nào đó, khiến trí khôn con người có thể hiểu được và truyền thụ được cho nhau; còn mã thì ...đành “không biết”.... 2. Tượng số Những con số được phân định gánh một thông tin trong trường hợp nhất định, chuyên biệt nào đó từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã số 3. Tượng vạch Hệ thống các dấu hiệu, cấu tạo bằng các vạch, theo qui ước mang những thông tin nhất định được mọi người chấp nhận từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã vạch Những chữ “tượng” được thay bằng “mã” trong Hán ngữ ... là một phần trong kỳ án lịch sử Hán – Hoa, sự việc được khẳng định trong cuốn “Sử thuyết Họ Hùng” trong đó sách chỉ ra nguyên nhân việc tráo voi bằng ngựa rõ ràng nhất đã có học giả người Tàu thay Tứ tượng bằng Tứ Mã. Thực kỳ lạ khi những gì đã có từ rất xa xưa, tưởng là thời con người còn “ăn hang ở lổ” nay hoàn toàn tương thích với ngôn ngữ số hóa, đó là 1 phần của sự “đặc biệt” chỉ ở Kinh Dịch mới có sự thống nhất cổ xưa và hiện đại như thế . Sở dĩ phải tạo ngay những từ kép với chữ “tượng” vì về căn bản Dịch học Họ Hùng trải qua 2 thời kỳ rất rõ rệt. Thời Thái cổ - nghĩa là còn trong truyền thuyết Dịch lý họ Hùng dùng “tượng số” để diễn ý. Sang thời cổ tức thời lập quốc họ Hùng cách nay khoảng 5000 – 6000 năm; Dịch chuyển sang dùng “tượng vạch” làm phương tiện diễn đạt, 6 tầng vạch hoặc đứt hoặc liền tổ hợp thành 64 nguyên tố Dịch học, thường gọi là quẻ trùng hoặc quẻ chồng. Về mặt vật chất chỉ với hơn 100 nguyên tố hóa học mà với các cách liên kết khác nhau đã tạo ra thiên hình vạn trạng, tạo ra cả vũ trụ mênh mông. Tương tự các nguyên tố Dịch học cũng liên kết với nhau theo nhiều cách để kết cấu nên một thế giới liên tục vận động, cũng thiên hình vạn trạng đến nỗi cả vũ trụ mênh mông chỉ là 1 phần của nó... phần còn lại chính là ý thức của con người, ý thức và chủ động là đôi cánh của Dịch học, không có đôi cánh này thì vũ trụ mãi mãi vẫn chỉ là cái mênh mông, không có ý nghĩa gì, không giá trị gì. Bài 2,3,4 viết về sự liên quan giữa Trống đồng và dịch học xin đọc những bài đã đăng trước . Trở về thời Thượng cổ, chúng ta cùng suy nghĩ. Rất mong Bác Hà Uyên tiếp tục. Kính Bác Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 10, 2009 Thiên nhiên, cơ chế của tạo hoá luôn thấy ở "sinh," đồng thời cũng luôn thấy ở "chế ước". Không có "sinh" thì không có sự phát triển, không có "chế ước" thì sự phát triển thái quá mất đi tính quy luật của tự nhiên mà có hại. Do vậy, trong sinh phải có chế ước, trong chế ước phải có sinh. Nếu giữa Âm Dương mất chế ước, thì sẽ phát sinh thiên thắng (mất cân đối), thậm chí quyết ly máy tạo hoá không thể nào duy trì được. Nguyên nhân cái gì gây ra sự mất chế ước giữa Âm Dương ? Giai đoạn chuyển hoá tiêu trưởng của Âm Dương. Từ Dương bắt đầu sinh do Âm xuất Dương, Dương thịnh dần, Dương thịnh vượng; rồi đến Âm bắt đầu sinh do Dương nhập Âm, Âm thịnh dần, Âm cực thịnh. Địa khí thăng lên, Thiên khí giáng xuống, là khí của Trời Đất tác dụng hỗ tương. Sau khi thăng rồi giáng xuống, đó là tác dụng của Trời. Sau khi giáng rồi thăng, đó là tác dụng của Đất. Thiên khí giáng xuống, khí rót về mặt đất. Địa khí thăng lên, khí bay bốc ở khung trời. Cho nên, trên dưới giao nhau và hô ứng với nhau, thăng giáng lấy làm nhân quả lẫn nhau, mà phát sinh "biến" và "hoá". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2009 Âm Dương có nguồn gốc từ động tĩnh. Thịnh suy có nghĩa là đắp đổi lẫn nhau, nuôi nhau, cái này nương tựa vào cái kia mà biến thông, nhờ biến thông nên phối hợp với Bốn mùa. Âm thắng Dương thì Tĩnh, Âm thịnh thì nhu. Dương thắng Âm thì Động, Dương thịnh thì cương. Động đúng quy luật thì việc gì cũng thắng, động sai quy luật thì việc gì cũng hỏng. Động gây họa phúc, động tạo ra hưng thịnh hay diệt vong cũng là ý nghĩa ấy. Tại Thiên thì Dương động mà Âm tĩnh, Âm sinh ở trên. Tại Địa thì Dương tĩnh mà Âm động, Dương sinh ở dưới. Thăng giáng gây nên sự biến hóa. Thăng chủ sinh, giáng chủ tiêu. Do vậy, vạn vật đều phản sinh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2009 Kính cụ Lạc tướng Cụ biết chữ nho, cụ thử vào các trang lý học của người Trung Quốc xem họ có phát kiến gì mới không để đưa lên diễn đàn để mọi người bàn luận cho thêm phần hấp dẫn. Kính cụ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2009 Kính cụ Lạc tướng Cụ biết chữ nho, cụ thử vào các trang lý học của người Trung Quốc xem họ có phát kiến gì mới không để đưa lên diễn đàn để mọi người bàn luận cho thêm phần hấp dẫn. Kính cụ Chào Liêm Trinh. Nhiều sách quá, đến nỗi không biết lấy từ nguồn sách nào. Cảm ơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2009 kính cụ lạc tướng Chào Liêm Trinh. Nhiều sách quá, đến nỗi không biết lấy từ nguồn sách nào. Cảm ơn Sách đọc không hay bằng sách "cảm" cụ nên đến nơi thờ tự Cụ Hồ để sin hay đến chùa để sin Đức Phật. Phải thật cói duyên mới "cảm" được ý, phần còn lại là cúi "xét" ở bản thân mình và những người xung quanh. Duyên lành sách tới, lỡ duyên đành chịu,sách lý học vốn dĩ tuân theo các quy luật lạ lùng của lý học. Kính cụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2009 kính cụ lạc tướng Sách đọc không hay bằng sách "cảm" cụ nên đến nơi thờ tự Cụ Hồ để sin hay đến chùa để sin Đức Phật. Phải thật cói duyên mới "cảm" được ý, phần còn lại là cúi "xét" ở bản thân mình và những người xung quanh. Duyên lành sách tới, lỡ duyên đành chịu,sách lý học vốn dĩ tuân theo các quy luật lạ lùng của lý học. Kính cụ. Bác Liêm Trinh "cảm" về Bát quái như vậy đây :lol: , hay thật. Cuối cùng vẫn là gợi ý về sách hi hi :lol: . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2009 HÒA Vạn vật luôn luôn sống động theo những hòa điệu nhịp nhàng. Heraclitus, nhà triết học cổ Hy Lạp, cho rằng tính năng động tuần hoàn của những cặp siêu lực đối nghịch là nguyên nhân của sự sống động của vũ trụ Triết học Đông phương cũng có niềm tin tương tự. Triết học Trung Hoa cho rằng vạn vật luôn luôn biến hóa năng động nhịp nhàng giữa hai thái cực âm dương. Triết học Phật giáo thì có đạo trung dung biểu hiện qua Bát Chánh Đạo. Khái niệm về một vũ trụ hài hòa và sống động cũng được biểu hiện trong những triết học cận đại. Saint-Simon nhìn những lịch sử văn minh nhân loại như những xen kẻ giữa những thời kỳ “hữu cơ” và những thời kỳ “khủng hoảng”. Herbert Spencer nhìn vũ trụ như đang biến đổi theo những thời kỳ thăng trầm hợp tan. Hegel thấy lịch sử nhân loại phát triển theo hình xoắn ốc từ hợp nhất đến phân hóa rồi trở lại hợp nhất ở một mức độ cao hơn. Toynbee thấy được những thăng trầm tuần hoàn của các nền văn minh nhân loại. Sorokin thấy được sự thăng trầm tuần hoàn của những nền triết học duy vật và duy linh. Đạo, là quá trình biến đổi liên tục của vũ trụ, trong đó vạn vật biến đổi hài hòa trật tự giữa hai thái cực âm dương. Khi dương thịnh, sự biến hóa sẽ có khuynh hướng về âm. Tương tự, khi âm thịnh, sự biến hóa sẽ có khuynh hướng về dương. Âm dương điều hòa chính là Đạo. Những thái cực âm và dương không phải là hai thái cực riêng rẻ độc lập. Trái lại, chúng là hai giới hạn của một thể thống nhất. Quá trình biến đổi của mỗi hiện tượng hay sự vật là những dao động không ngừng giữa hai thái cực đó. Quá trình của một hiện tượng hay sự vật kể cả chúng ta , dù nam giới hay nữ giới, đều có cả âm tính lẫn dương tính. Dịu dàng, trực cảm, tổng hợp, hợp tác, bảo tồn là những âm tính. Hung hăng, thuần lý, phân tích, cạnh tranh, khai thác là những dương tính. Âm tính và dương tính liên hệ mật thiết với hai loại tâm thức tương ứng trong mỗi chúng ta. Chúng bổ sung lẫn nhau, phản ảnh những tầm nhìn, lời nói, hành động của chúng ta. Xã hội đương thời của chúng ta dường như đang ở vào thời kỳ dương thịnh, một xã hội dựa trên phát triển khoa học kỹ thuật để cạnh tranh khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm và gây hại môi trường sống. Phương pháp phân tích dường như vẫn được tận dụng so với phương pháp tổng hợp. Điều này làm xã hội mất đi sự hài hòa âm dương, do đó trì trệ sự phát triển trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y học, kinh tế, chính trị, quân sự, v.v. Sự nhấn mạnh vào triết học Descartes phân chia ranh giới giữa tri thức và vật chất đã dẫn đến quan điểm trong đó vũ trụ được xem như một hệ thống cơ khí với những vật thể được xem như những bộ phận riêng rẻ. “Cái tôi” của mỗi người được dựng nên như để tượng trưng cho phần hồn của mình với đầy đủ đầu óc phán đoán suy luận. Phần xác được xem như thứ yếu. Dần dần con người quên đi cái bản chất thực sự của suy tư là, không những xuất phát từ toàn bộ con người chúng ta mà còn từ môi trường chung quanh chúng ta nữa. Từ đó, chúng ta xem cơ thể chúng ta như những chiếc máy cơ khí, và xem thiên nhiên quanh chúng ta như độc lập với chúng ta, cần được chế ngự và khai thác triệt để. Chúng ta tin rằng tính chất cục bộ có thể hoàn toàn xác định tính chất của toàn bộ. Do đó, chúng ta xem nhẹ mối tương quan mật thiết giữa những cơ cấu xã hội như giáo dục, văn hóa, y tế, kinh tế, chính trị, quân sự. Chúng ta xem trọng phẩm lượng và xem nhẹ phẩm chất. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng tương tự, các nhà nghiên cứu dường như xem những ngành chuyên môn khác không dính dáng gì đến ngành mình đang nghiên cứu. Môn hình học vị tướng chẳng hạn, trước đây được xem như một sản phẩm thuần túy của trí tuệ, độc lập với các ngành nghiên cứu khoa học. Bây giờ họ đã thấy tầm quan trọng của hình học vị tướng được áp dụng hữu hiệu trong nhiều ngành khoa học. Thời xưa, thiên nhiên và nhất là địa cầu được xem như một người mẹ hiền hòa nuôi dưỡng chăm sóc sự sống trên địa cầu. Cổ Hy Lạp có nữ thần Gaia tượng trưng cho mẹ địa cầu. Vào thời cận đại, dương thịnh âm suy, thiên nhiên và mẹ địa cầu bị thống trị. Nam giới chiếm ưu thế. Capra cho rằng quan điểm này được Do Thái giáo và Ky Tô giáo ủng hộ, và do đó Thượng Đế được nhân cách hóa thành một nam giới, thống trị thiên nhiên bằng những định luật nhiệm mầu với những suy lý và quyền lực tối cao. Những định luật khoa học tự nhiên được xem như phản ảnh của những định luật nhiệm mầu đó của Thượng Đế. Ngày nay, thời dương thịnh đó dường như đã đạt đến mức tối đa và đã bắt đầu suy thoái. Nhiều người không còn tin rằng Thượng Đế là một nam giới đầy phép nhiệm mầu nữa. Kaku cho rằng sở dĩ khoa học và tôn giáo khó thông cảm nhau bởi vì khoa học tin vào một “thượng đế của trật tự” trong lúc tôn giáo tin vào một “thượng đế của phép lạ”. Dường như văn minh nhân loại đã chuyển mình hướng về sự điều hòa âm dương. Đã đến lúc phân tích cần được phối hợp với tổng hợp, cạnh tranh phối hợp với hợp tác, thuần lý phối hợp với trực cảm, khoa học phối hợp với tôn giáo, nam tính phối hợp với nữ tính, văn hóa phối hợp với sinh hóa, v.v. Tâm Đàn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2009 Lời của Đại tượng truyện 64 quẻ Dịch luôn hướng tới HÒA. Tâm cảm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 10, 2009 Tự nhiên vốn tĩnh, đó là gốc của Đạo. Tĩnh sinh ra động, thế rồi Động sinh ra Trời Đất, mà sinh ra muôn loài. Vạn vật đoạt Khí của Trời Đất, con Người đoạt chất của vạn vật, vạn vật đoạt Khí lực của con người. Đây có phải cái lý tương sinh, tương dưỡng, tương thành của Tam tài: Trời Đất Người. (?) Có thể, Đạo Tam tài là kết cấu tạo nên một quái Dịch, có cấu tạo ba Hào. (!) Tâm sự. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 10, 2009 DỊCH HỌC HỌ HÙNG VIẾT: Tam Tòa hay Tam Tài Tòa trong tiếng Việt có nghĩa là đơn nguyên, Thiên Chúa tam ‘tòa’ tức Thiên chúa ba ‘ngôi’. Tòa nhà tức một khối nhà. Chu Dịch viết rất giản đơn: Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái … có người gọi đó là Dịch, thực ra đó chỉ là phương pháp luận Dịch lý chứ không phải là Dịch học. 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8 chính là định luật sóng đôi mà ta đã nói tới. Ngoài sự diễn biến theo qui luật trên Dịch học còn có một loại hình diễn biến khác. 1 → 3 → 5 → 9 thái cực → tam tài → ngũ hành → cửu trù 1 cục →3 tòa → 5 hình → 9 chỗ Ở lưỡng ngôi ta có 2 thành phần hợp tác với nhau để sinh thành. Con người đầu đội trời, chân đạp đất như vậy con người đứng giữa, ở trung tâm đúng nghĩa chữ nhân; do mối tương quan tay ba. Xã hội < = > Con người < = > Tự nhiên. Một bên là tương quan: người – xã hội; bên kia là tương quan: người – tự nhiên thông qua trung tâm là con người, 2 mối tương quan này trở thành ràng buộc của nhau, chế độ xã hội phải phù hợp với mối quan hệ người – tự nhiên. Tức trình độ khoa học và công cụ kỹ thuật. Tam tài có tính mẫu mực là Thiên Nhân Địa, vẫn được dùng để tôn cao địa vị con người ngang với trời đất. Thiên là những yếu tố vô hình, địa là những yếu tố hữu hình cụ thể. Năng lượng, ánh sáng đến từ vũ trụ hợp với các nguyên liệu từ đất tạo thành cây cỏ thực vật, đến khi có sự tham gia của bàn tay khối óc con người thành ra sự kết hợp tay ba: Thiên – Nhân – Địa và nền nông nghiệp ra đời từ sự kết hợp đó. Sự ra đời của kỹ thuật trồng trọt được Dịch học đánh giá rất cao trong hào Nhị quẻ Kiền: “hiện long tại điền lợi kiến đại nhân” nếu dịch là “rồng hiện trên mặt ruộng kiến (gặp) đại nhân thì có lợi” chỉ đúng về mặt chữ còn đối với Dịch học thì coi như vô nghĩa. ý nghĩa câu trên theo kiến giải Dịch học là : “con người trở nên người lớn tức vượt qua thời người nguyên thủy khi bắt đầu biết trồng trọt, lúc chấm dứt sự phụ thuộc hoàn toàn vào giới tự nhiên cũng là lúc xuất hiện thần tính (được ví như con rồng) khiến con người vượt trên mọi sinh vật, sánh ngang cùng trời đất. Cặp từ Thiên và Địa không nhất thiết phải là trời và đất như ở trên ta đã nói đến: trời chỉ các yếu tố vô hình, đất là những gì cụ thể, có thể nắm bắt được. Thí dụ: trong công thức nổi tiếng về binh pháp: ‘thiên thời – địa lợi – nhân hòa’, thì thiên đâu có nghĩa là trời mà là thời cơ lịch sử, địa là điều kiện vật chất đang thủ giữ, còn nhân là lòng người, lòng quân và lòng dân, yếu tố quan trọng nhất. Trong Tam tòa thì Tòa Nhân luôn luôn là quan trọng nhất, có một thế giới gọi là khách quan vận động một cách mù lòa, vô hướng, vô nghĩa; tất cả những giá trị xuất phát từ thế giới ý thức, vũ trụ trở nên có “giá trị” từ khi nó được phản ánh bằng thông tin vào não con người và được chính con người ban cho phần giá trị để trở thành 1 phần của thế giới đã được định hướng. Ở Âm mà Âm do đó được sinh ra, đó bởi do không có Âm. Ở Dương mà Dương do đó được hình thành, đó bởi do không có Dương Vạn vật đều có thuộc tính riêng. Khi ta làm một chiếc bàn gỗ, đứng ở q Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 10, 2009 DỊCH HỌC HỌ HÙNG VIẾT: Tam Tòa hay Tam Tài Tòa trong tiếng Việt có nghĩa là đơn nguyên, Thiên Chúa tam ‘tòa’ tức Thiên chúa ba ‘ngôi’. Tòa nhà tức một khối nhà. Chu Dịch viết rất giản đơn: Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái … có người gọi đó là Dịch, thực ra đó chỉ là phương pháp luận Dịch lý chứ không phải là Dịch học. 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8 chính là định luật sóng đôi mà ta đã nói tới. Ngoài sự diễn biến theo qui luật trên Dịch học còn có một loại hình diễn biến khác. 1 → 3 → 5 → 9 thái cực → tam tài → ngũ hành → cửu trù 1 cục →3 tòa → 5 hình → 9 chỗ Ở lưỡng ngôi ta có 2 thành phần hợp tác với nhau để sinh thành. Con người đầu đội trời, chân đạp đất như vậy con người đứng giữa, ở trung tâm đúng nghĩa chữ nhân; do mối tương quan tay ba. Xã hội < = > Con người < = > Tự nhiên. Một bên là tương quan: người – xã hội; bên kia là tương quan: người – tự nhiên thông qua trung tâm là con người, 2 mối tương quan này trở thành ràng buộc của nhau, chế độ xã hội phải phù hợp với mối quan hệ người – tự nhiên. Tức trình độ khoa học và công cụ kỹ thuật. Tam tài có tính mẫu mực là Thiên Nhân Địa, vẫn được dùng để tôn cao địa vị con người ngang với trời đất. Thiên là những yếu tố vô hình, địa là những yếu tố hữu hình cụ thể. Năng lượng, ánh sáng đến từ vũ trụ hợp với các nguyên liệu từ đất tạo thành cây cỏ thực vật, đến khi có sự tham gia của bàn tay khối óc con người thành ra sự kết hợp tay ba: Thiên – Nhân – Địa và nền nông nghiệp ra đời từ sự kết hợp đó. Sự ra đời của kỹ thuật trồng trọt được Dịch học đánh giá rất cao trong hào Nhị quẻ Kiền: “hiện long tại điền lợi kiến đại nhân” nếu dịch là “rồng hiện trên mặt ruộng kiến (gặp) đại nhân thì có lợi” chỉ đúng về mặt chữ còn đối với Dịch học thì coi như vô nghĩa. ý nghĩa câu trên theo kiến giải Dịch học là : “con người trở nên người lớn tức vượt qua thời người nguyên thủy khi bắt đầu biết trồng trọt, lúc chấm dứt sự phụ thuộc hoàn toàn vào giới tự nhiên cũng là lúc xuất hiện thần tính (được ví như con rồng) khiến con người vượt trên mọi sinh vật, sánh ngang cùng trời đất. Cặp từ Thiên và Địa không nhất thiết phải là trời và đất như ở trên ta đã nói đến: trời chỉ các yếu tố vô hình, đất là những gì cụ thể, có thể nắm bắt được. Thí dụ: trong công thức nổi tiếng về binh pháp: ‘thiên thời – địa lợi – nhân hòa’, thì thiên đâu có nghĩa là trời mà là thời cơ lịch sử, địa là điều kiện vật chất đang thủ giữ, còn nhân là lòng người, lòng quân và lòng dân, yếu tố quan trọng nhất. Trong Tam tòa thì Tòa Nhân luôn luôn là quan trọng nhất, có một thế giới gọi là khách quan vận động một cách mù lòa, vô hướng, vô nghĩa; tất cả những giá trị xuất phát từ thế giới ý thức, vũ trụ trở nên có “giá trị” từ khi nó được phản ánh bằng thông tin vào não con người và được chính con người ban cho phần giá trị để trở thành 1 phần của thế giới đã được định hướng. Ở Âm mà vô Âm, Âm do đó được sinh ra. Ở Dương mà vô Dương, Dương do đó mà hình thành. Khi nói "nhất Âm nhất Dương", tuy là hai Khí, xong thường lấy cái nhất làm Đạo ở hư vô để sử lý. Theo thuộc tính riêng của vạn vật, khi ta làm một chiếc bàn gỗ, đứng ở quan điểm gỗ là "phá", nhưng đứng ở quan điểm cái bàn là "thành". Như vậy, "phá" và "thành" cũng là tương đối ở trong tình trạng biến đổi không ngừng, như Dịch đã bàn đến. Nhất Tĩnh - Tam Động - Ngũ ứng - Cửu thông. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 10, 2009 Cháu xin mạn phép viết vài lời. Cháu nghĩ rằng vạn vật tuy vô cùng, nhưng đều bao hàm trong Bát Quái. Ví dụ như vật có miệng là quẻ Đoài, sách vở là quẻ Khôn. Một hôm cháu tự dưng suy nghĩ linh tinh rồi thắc mắc " Con người là quẻ gì?". Con chó là quẻ Cấn, ngựa là quẻ Càn, vậy thì con người là quẻ gì? Cháu nghĩ mãi, một hôm nghe lại câu cũ rích " Con người là tiểu vũ trụ". Vũ trụ chứa trong nó sự biến dịch của bát quái, vậy có lẽ con người cũng là 1 thực thể bao hàm cả bát quái bên trong nó. Mỗi quẻ lại có 1 thuộc tính, bát quái có 5 thuộc tính là ngũ hành. Hỏa chủ về Lễ, Mộc chủ về Nhân, Thổ chủ về Tín, Thủy chủ về Trí, Kim chủ về Nghĩa. Tĩnh là gì? Có lẽ chính là sự hài hòa của bát quái dựa trên sự tu dưỡng, vừa đủ của ngũ hành. Càn cương kiện, Đoài vui vẻ, Ly đẹp đẽ, Chấn thăng hoa, Tốn thuận, Khảm là cái trí ( Trong như nước, mềm mại như nước, nhu hòa như nước), an định như Cấn, điềm đạm như Khôn. Những điều ấy muốn đạt được phải dựa trên sự rèn luyện, bổ xung, giảm bớt ngũ hành. Trí quá hóa xỏa, nên Trí (Thủy) phải được dùng vào việc Nhân ( Mộc), dùng Tín ( Thổ) tự xét mình, xây dựng trên nền tảng của Nghĩa ( Kim). Nếu không dựa trên hài hòa của ngũ hành, thì Đoài sẽ thành thị phi chứ không còn là vui vẻ, Tốn sẽ thành nghi ngờ chữ chẳng phải thuận theo, Ly sẽ là hư tâm chứ chẳng phải đẹp đẽ, Cấn là trì trệ chứ nào phải an định. Cá tính mỗi người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và bát quái, nhưng mỗi quẻ, mỗi hành lại mạnh yếu khác nhau? Người học Dịch trước hết phải tự mình hiểu sự bất toàn của mình, lấy lý ngũ hành bát quái mà tu dưỡng bản thân, lại mượn thêm khí của vạn vật mà theo Đạo. Lại nói về Đạo? Đạo phải chăng có hình là quẻ Ly. Ly là lửa, là cái khởi nguồn cho văn minh nhân loại. Ly là mặt trời, là cái nuôi dưỡng vạn vật sinh sôi. Tại sao Phật dạy chữ Không? Phải chăng cũng là hình quẻ Ly. Tại sao Lão Tử nói, cái rỗng không ấy chính là đạo? Tại sao Chúa Giê su dạy về lòng bác ái, phải chăng là Ly soi sáng vạn vật? Từ đó suy ngẫm rằng, lửa chỉ cháy được trong hư không, muốn hướng đến đạo, phải có cái gốc của lòng Nhân (mộc) và dưỡng tâm mình trong cái Không huyền diệu. Ai nói tu Đạo mà lòng Nhân không đủ, cuối cùng lửa cũng tắt. Nhưng lòng Nhân phải dựa trên Trí ( Thủy). Cháu từng gặp 2 người cùng có quẻ biến của quẻ cuộc đời là Trung Phù, nhưng 1 người xảo trá, 1 người lại rất giỏi Mật tông, tâm rất tốt. Trung Phù là quẻ Đại Ly.Ly vừa là đạo, nhưng không cẩn thận cũng lại là hư tâm. -------------------- Bát quái huyền diệu. Cháu lại nhớ câu chuyện của Kim Dung, có những vị cao tăng của Thiếu Lâm Tự, vì mải mê nghiên cứu võ học, quên mất cái gốc Phật Pháp mà mang họa vào thân. Liên tưởng đến Kinh Dịch, Dịch vừa có thể dự đoán, nhưng ý nghĩa trước tiên của Dịch là dùng cái lý của trời đất, mượn đó mà tu thân. Cũng như những cao tăng Thiếu Lâm, người học Dịch nếu để cái tâm quẩn vào trong khả năng dự đoán của nó, mà không dưỡng rèn Tâm, thì hỏng mất. Cháu có quen 1 anh, giỏi Dịch lắm mà bây giờ bán nước mía đá. Cái Nghiệp mà ta thường nói về những người dùng Dịch để hành nghề xem bói, hay là chuyện tiết lộ thiên cơ tội nặng lắm. theo cháu nghĩ, một phần cũng là do không chịu dùng lý của Dịch mà tu thân, lại ham hố cái lợi, danh, không thì tự coi mình là cao, không thì nuôi tham vọng khai thông những bế tắc xưa nay trong Dịch. Cách vật ( hiểu rõ sự vật) - Trí tri - Chính tâm - Thành ý - Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. ---------------------- Những dòng này chỉ là suy nghĩ của riêng cháu. Ở diễn đàn, cháu tuy mới biết nhưng rất kính trọng cụ Hà Uyên. Cháu chúc các anh chị và cô chú trên diễn đàn mạnh khỏe. Kính mong cụ Hà Uyên có những nghiên cứu mới thật hay. Cháu chào cả nhà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 10, 2009 Dịch học họ Hùng http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...art=#entry12588 Dương "cảm" âm "ứng", "cảm" tức là động vậy, "ứng" đó có thể được coi là thông chăng ? Share this post Link to post Share on other sites