Thiên Sứ

Xung Quanh đề án Mở Bể Than 210 Tỉ Tấn đồng Bằng Sông Hồng

4 bài viết trong chủ đề này

Xung quanh đề án mở bể than 210 tỉ tấn đồng bằng sông Hồng

26/09/2009 0:22

Posted Image

Khai thác than như thế nào để không ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân?

- Ảnh: Lưu Quang Phổ

Hôm qua 25.9, ông Nguyễn Mạnh Quân - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho biết, Hội đồng thẩm định đề án phát triển bể than đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang tiếp tục tổng hợp ý kiến của các bộ ngành, các nhà khoa học để soạn thảo báo cáo gửi Chính phủ. Dự kiến giữa tháng 10, Hội đồng thẩm định sẽ họp một lần nữa rồi thống nhất hoàn chỉnh báo cáo gửi Chính phủ.

4 dự án thử nghiệm

Dư luận hiện đang quan tâm đặc biệt đến việc Tập đoàn công nghiệp than -khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chuẩn bị cho 4 dự án thử nghiệm công nghệ khai thác than ngầm tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên.

Theo đề án của Công ty năng lượng Sông Hồng (SHE - một đơn vị thuộc TKV), công ty này sẽ khai thác than ngầm dưới lòng đất (sâu từ -350m trở xuống) theo hai công nghệ: công nghệ khí hóa than ngầm (biến than từ dạng rắn thành dạng khí trong lòng đất) và khai thác than hầm lò theo kiểu truyền thống (phần lớn hầm lò đi ngầm dưới lòng đất) .

Ban đầu, công ty này sẽ liên kết với đối tác Úc, Nhật đầu tư 6,5 triệu USD cho việc thăm dò và thử nghiệm. Việc thử nghiệm được dự định tiến hành với 4 dự án, mỗi dự án chiếm đất khoảng 150 ha. 3 dự án triển khai tại Hưng Yên, trong đó 2 dự án thử nghiệm công nghệ hầm lò (hầm lò nông -450m trở xuống, và hầm lò sâu -600m trở xuống), 1 dự án áp dụng công nghệ khí hóa than ngầm ở mức nông (độ sâu -300m). Dự án còn lại ở Thái Bình (khí hóa than ngầm ở độ sâu -450m).

Posted Image

Nếu được chấp thuận, ngay trong năm 2010, SHE sẽ tiến hành khoan, đào hầm lò để khai thác thử nghiệm. Sau 6 tháng sẽ cho kết quả về công nghệ khí hóa than ngầm. Việc khai thác theo phương án hầm lò truyền thống thì phải sau khoảng 10 năm mới cho kết quả.

Kết quả thử nghiệm nếu được đánh giá tốt, sau năm 2025, dự kiến phía TKV sẽ phát triển hàng loạt dự án, tối đa là 26 dự án (Hưng Yên 6, Thái Bình 19, Nam Định 1). Tổng diện tích chiếm đất của các dự án trên là khoảng 3.900 ha (Hưng Yên 900 ha, Thái Bình 2.850 ha, Nam Định 150 ha). Tổng số diện tích chiếm đất nông nghiệp của các dự án khai thác tại ĐBSH chiếm hơn 0,7% diện tích ĐBSH.

Theo tài liệu SHE báo cáo cơ quan chức năng từ tháng 7.2009, trong giai đoạn đầu (từ nay đến 2025, giai đoạn thử nghiệm công nghệ), phía TKV sẽ đề nghị được nhận quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang công nghiệp khoảng 600 ha, trên địa bàn hai tỉnh Hưng Yên (450 ha) và Thái Bình (150 ha).

Nước, đất và lúa

Vấn đề đáng lo ngại nhất mà dự án này gặp phải là sụt lún, tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có thể tóm gọn những trở ngại này trong ba vấn đề: nước, đất và lúa.

Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã chỉ đạo thành lập một ban phản biện gồm các chuyên gia đầu ngành về môi trường, địa chất, thủy văn để đánh giá đề án này. Trong đó, các nhà khoa học cho rằng: "Khi khai thác phải đặc biệt chú ý đến vấn đề sụt lún bao gồm sụt lún tức thời, sụt lún lâu dài, sụt lún tại chỗ và sụt lún lan tỏa có thể biến đồng bằng phì nhiêu này thành hồ chứa nước nhiễm mặn; Khi tháo khô mỏ để khai thác than phải đặc biệt chú ý đến sự nhiễm mặn, sự xâm lấn của nước biển, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự sống của con người, động thực vật vùng ĐBSH ".

Ban phản biện đánh giá chất lượng của đề án còn chưa tốt. Cụ thể phương án thử nghiệm công nghệ khai thác hầm lò đã dẫn ra ví dụ ở một số mỏ ở các nước Nga, Úc, Trung Quốc, Banglades, Nhật,... nhưng chỉ nêu mà không so sánh với công nghệ của đề án; phương án thử nghiệm khí hóa than ngầm mỏ Tiên Dung phần thuyết minh có 125 trang, thì có 103 trang là giới thiệu công nghệ khí hóa than so với ở nước ngoài và có 22 trang giới thiệu một cách sơ lược phần thiết kế khí hóa than ở ĐBSH.

Ban phản biện cho rằng, chỉ nên tiến hành thử nghiệm công nghệ khí hóa than và công nghệ hầm lò mỗi loại một mỏ. Sau khi có kết quả thử nghiệm mới tiến hành tiếp công tác khác thử nghiệm. Báo cáo phản biện viết: "Đề án phát triển bể than ĐBSH còn nhiều chỗ sơ sài, trùng lặp, thiếu cơ sở chưa đạt yêu cầu của đề án theo các quy định hiện hành".

Giải pháp nào chống sụt lún?

Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc SHE cho biết: "Nếu phải di dời hàng triệu người dân ở ĐBSH để khai thác than thì nên quên đi dự án này. Chúng tôi sẽ khai thác than ngầm dưới lòng đất, chỉ sử dụng một diện tích nhỏ đất nông nghiệp để làm nhà xưởng, đào giếng khai thác. Dù ở dưới khai thác than, ở trên bà con vẫn cấy lúa, sinh hoạt bình thường”.

* Thưa ông, ngày 23.9, tại Bộ Công thương, Hội đồng thẩm định đã đánh giá như thế nào về đề án này?

- Hội đồng thẩm định đã đánh giá đây là đề án công phu, nhiều thông tin có giá trị. Chúng tôi được biết, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có báo cáo xin ý kiến của Chính phủ về việc cho phép làm các dự án thí điểm.

* Nhiều nhà khoa học cho rằng thách thức lớn nhất với dự án này là chống sụt lún, chống nước tràn vào khu mỏ?

- Để chống sụt lún, chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp bù cát, phù sa vào khoảng không đã khai thác; để lại các trụ bảo vệ vĩnh cửu cùng nhiều giải pháp khác. Quan điểm chung của chúng tôi là phải giữ lại tầng đất từ bề mặt đến độ sâu -150m. Đây là tầng đất cần được bảo vệ. Khi tầng đất từ -150m lên phía trên được bảo vệ tốt, sẽ tránh được nguy cơ sụt lún, nước tràn vào hầm lò.

* Trước mắt, 4 dự án thử nghiệm (trên diện tích 600 ha) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân ?

- Chúng tôi đã tính toán những phương án tốt nhất để tiến hành thử nghiệm nhằm đảm bảo an toàn, ổn định đời sống cho người dân. Tác động của các dự án thử nghiệm sẽ được theo dõi thường xuyên để có các biện pháp xử lý kịp thời.

* Nếu trong quá trình triển khai các dự án thử nghiệm gặp phải vấn đề kỹ thuật không giải quyết được thì sao?

- Đây là dự án lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, do đó tiêu chí đầu tiên là đảm bảo an toàn cho người dân. Nếu việc thử nghiệm gặp các vấn đề phức tạp không thể giải quyết được, chúng tôi sẽ phải dừng dự án và thế hệ mai sau sẽ tiếp tục nghiên cứu, khai thác.

* Trường hợp dự án thử nghiệm thành công, theo ông, chúng ta có thể lấy lên khoảng bao nhiêu tấn trong tổng số hơn 210 tỉ tấn than theo dự báo?

- Theo tôi, khai thác được khoảng hơn 35 tỉ tấn đã là thành công. Nếu mỗi năm khai thác 10 triệu tấn thì việc khai thác sẽ diễn ra trong 350 năm. Lượng than này sẽ giúp giải quyết vấn đề an ninh năng lượng của đất nước.

Thanh Phong (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾP THEO

Giải pháp nào chống sụt lún?

Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc SHE cho biết: "Nếu phải di dời hàng triệu người dân ở ĐBSH để khai thác than thì nên quên đi dự án này. Chúng tôi sẽ khai thác than ngầm dưới lòng đất, chỉ sử dụng một diện tích nhỏ đất nông nghiệp để làm nhà xưởng, đào giếng khai thác. Dù ở dưới khai thác than, ở trên bà con vẫn cấy lúa, sinh hoạt bình thường”.

* Thưa ông, ngày 23.9, tại Bộ Công thương, Hội đồng thẩm định đã đánh giá như thế nào về đề án này?

- Hội đồng thẩm định đã đánh giá đây là đề án công phu, nhiều thông tin có giá trị. Chúng tôi được biết, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có báo cáo xin ý kiến của Chính phủ về việc cho phép làm các dự án thí điểm.

* Nhiều nhà khoa học cho rằng thách thức lớn nhất với dự án này là chống sụt lún, chống nước tràn vào khu mỏ?

- Để chống sụt lún, chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp bù cát, phù sa vào khoảng không đã khai thác; để lại các trụ bảo vệ vĩnh cửu cùng nhiều giải pháp khác. Quan điểm chung của chúng tôi là phải giữ lại tầng đất từ bề mặt đến độ sâu -150m. Đây là tầng đất cần được bảo vệ. Khi tầng đất từ -150m lên phía trên được bảo vệ tốt, sẽ tránh được nguy cơ sụt lún, nước tràn vào hầm lò.

* Trước mắt, 4 dự án thử nghiệm (trên diện tích 600 ha) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân ?

- Chúng tôi đã tính toán những phương án tốt nhất để tiến hành thử nghiệm nhằm đảm bảo an toàn, ổn định đời sống cho người dân. Tác động của các dự án thử nghiệm sẽ được theo dõi thường xuyên để có các biện pháp xử lý kịp thời.

* Nếu trong quá trình triển khai các dự án thử nghiệm gặp phải vấn đề kỹ thuật không giải quyết được thì sao?

- Đây là dự án lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, do đó tiêu chí đầu tiên là đảm bảo an toàn cho người dân. Nếu việc thử nghiệm gặp các vấn đề phức tạp không thể giải quyết được, chúng tôi sẽ phải dừng dự án và thế hệ mai sau sẽ tiếp tục nghiên cứu, khai thác.

* Trường hợp dự án thử nghiệm thành công, theo ông, chúng ta có thể lấy lên khoảng bao nhiêu tấn trong tổng số hơn 210 tỉ tấn than theo dự báo?

- Theo tôi, khai thác được khoảng hơn 35 tỉ tấn đã là thành công. Nếu mỗi năm khai thác 10 triệu tấn thì việc khai thác sẽ diễn ra trong 350 năm. Lượng than này sẽ giúp giải quyết vấn đề an ninh năng lượng của đất nước.

Thanh Phong (thực hiện)

* Theo tài liệu nghiên cứu sơ bộ, trữ lượng bể than nâu ở ĐBSH là 210 tỉ tấn (90% nằm ở địa phận tỉnh Thái Bình), tầng than từ khoảng -150 (sâu 150m so với mặt đất) xuống -2.000m.

* “Nhiều người lầm tưởng đây là việc khai thác ồ at, đại trà tại toàn bộ ĐBSH. Nhưng thực tế đây là dự án thử nghiệm với quy mô chiếm đất nhỏ, thử nghiệm để biết kết quả khai thác có tác động như thế nào đến môi trường, sụt lún và đời sống người dân. Các nhà khoa học, cơ quan nhà nước đang làm việc hết sức cẩn trọng, kỹ lưỡng. Một số ý kiến cũng đang tranh luận, cho rằng chỉ nên triển khai 2 dự án thử nghiệm thay vì 4 dự án như đề xuất của SHE, cuộc họp lần tới chúng tôi mới thống nhất. Tôi cho rằng đề án của SHE là khá công phu, có giá trị, họ đã bỏ ra nhiều công sức làm ra. Tuy nhiên, đề án cũng có một số vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế” - Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương.

* Theo SHE, sở dĩ công ty này đề xuất triển khai thử nghiệm 4 dự án là vì: Tầng chứa than của ĐBSH rất lớn, trong khai thác phải dùng những giải pháp kỹ thuật rất khác nhau. Cả 4 dự án thử nghiệm lựa chọn là điển hình và độc lập với nhau hoàn toàn về công nghệ - kỹ thuật. Dự án này không thay thế dự án khác.

* Trong một báo cáo mới đây gửi Chính phủ, TKV đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng cơ chế thăm dò dầu khí thăm dò đối với than. Theo đó TKV được chủ trì cùng các nhà đầu tư khác ở trong và ngoài nước tổ chức điều tra cơ bản và tổ chức thăm dò than trên toàn bộ diện tích có chứa than ở bể than Đông Bắc (phần chưa thăm dò và phần dưới sâu -300m) và bể than ĐBSH (khoảng 3.500 km2) theo nguyên tắc tự trang trải, tự chịu rủi ro.

Káp Thành Long

Lời bàn của Thiên Sứ:

Tôi cảm giác rằng: Người ta đã định hướng phản biện theo mục tiêu: Làm thế nào để khai thác tốt nhất than ở đồng bằng sông Hồng và không đặt vấn đề: Có nên khai thác hay không?

Tại sao không có những công trình nghiên cứu làm sao quản lý tốt nhất những mỏ than đã khai thác, mà chỉ là tiếp tục khai thác mới có hiệu quả nhất đối với môi trường?

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi cảm giác rằng: Người ta đã định hướng phản biện theo mục tiêu: Làm thế nào để khai thác tốt nhất than ở đồng bằng sông Hồng và không đặt vấn đề: Có nên khai thác hay không?
Tại sao không có những công trình nghiên cứu làm sao quản lý tốt nhất những mỏ than đã khai thác, mà chỉ là tiếp tục khai thác mới có hiệu quả nhất đối với môi trường?"

Hic. Chú Thiên Sứ ah. Nếu tìm thấy tài nguyên mà không khai thác thì để thế hệ sau họ khai thác mất àh. Đời người được là mấy hả chú. Chú nói thế là chú không làm "......." được là phải rồi. HI HI. Quýt làm thì cam đành phải chịu thui. Chú đừng đặt câu hỏi thế này trên diễn đàn nhé, trả lời đúng thực tế thì nó buồn lòng lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

hix hix ..quýt làm mà cam phải chịu :rolleyes: .chán quá bao giờ mới hết cái cảnh này

việc khai thác than ở quảng ninh vẫn còn chưa giải quyết được mà cứ hò nhau mở dự án này , mở dự án nọ, nhiều dự án mà ko thể quản lý được thì có ích gì, tiền bạc của dân lại trôi theo sông theo biển mất thôi :lol:

cháu nghe nói ở quảng ninh(ngoài vùng du lịch) , khi dọn ra 1 mâm cơm vài 3 phút sau thấy cả lớp than đen ngòm bám vào thức ăn , dân biết đó là mất vệ sinh, nhưng ko ăn thì sao mà sống được ....

kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay