Thiên Sứ

Phản Hồi Bài Viết "kinh Dịch Có Nguồn Gốc Từ đâu?"

14 bài viết trong chủ đề này

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Phản hồi bài viết "Kinh Dịch có nguồn gốc từ đâu?"

Nguồn anviettoancau.net

(Thứ Năm 01/31/2008 04:28:00 CH)

Sau khi đọc bài viết Kinh Dịch có nguồn gốc từ đâu? của tác giả Nguyễn Việt Thắng, là một người có tìm hiểu về cổ học và văn hoá sử Đông Phương, quan điểm của tôi rất rõ ràng: Cội nguồn văn hoá Đông phương là của người Lạc Việt, Kinh Dịch chỉ là một bộ phận của nền văn hoá này.

Tôi nhận thấy rằng: Việc chứng minh cho những giá trị văn hoá Lạc Việt - tổ tiên của người Việt hiện nay, gần 5.000 năm văn hiến - của một số những nhà nghiên cứu hoàn toàn có luận chứng rõ ràng. Sách của những tác giả này tuy không được phổ biến rộng rãi (giới thiệu trên báo chí), nhưng cũng được in chính thức đã chứng tỏ điều này.

Tôi có một vài ý kiến về bài viết của tác giả Nguyễn Việt Thắng như sau:

Tác giả đã viết:

"Kinh Dịch là một tác phẩm vĩ đại. Không ít các nhà nghiên cứu đã bỏ công tìm kiếm nguồn gốc của Kinh Dịch".

Tại sao các nhà nghiên cứu lại phải bỏ công đi tìm nguồn gốc Kinh Dịch, nếu như nguồn gốc đó chắc chắn thuộc về nền văn minh Hoa Hạ (như người Hoa Hạ khẳng định từ hàng ngàn năm nay)? Điều này đã chứng tỏ cái cội nguồn Hoa Hạ của Kinh Dịch có vấn đề! Bởi vậy việc đi tìm cội nguồn Kinh Dịch là xuất phát từ thực tế khách quan có nguyên nhân từ trong nội tại của các vấn đề liên quan đến Kinh Dịch.

Tác giả đã viết:

"Cho đến nay, nguồn gốc của Kinh Dịch đã được hầu hết các nhà Dịch học thống nhất, đó là:

- Kinh Dịch là một tác phẩm dân gian đã có từ rất lâu đời, đã có những phát triển khái niệm cơ bản trong thời đại nhà Trụ.

- Văn Vương là người có công đầu trong việc hoàn chỉnh và đưa ra hệ thống 64 quẻ, thuộc tiên thiên bát quái. Viết hào từ cho các quẻ này.

- Chu Công Đán, em trai Văn Vương là người chỉnh lý và đưa ra hệ thống Hậu thiên bát quái.

- Khổng Tử là người có công lớn nhất trong việc tập hợp chỉnh lý Kinh Dịch.

- Sau Khổng Tử, có nhiểu bộ sách giải nghĩa Quẻ từ, Hào từ".

Tất cả những yếu tố mà tác giả đưa ra để minh chứng qua đoạn trích dẫn ở trên như: Hầu hết các nhà Dịch học thống nhất không phải là một luận chứng khoa học. Số đông chưa bao giờ là một bằng chứng khoa học. Điều này chỉ có ở những ý tưởng chính trị của các chính trị gia khi cần lá phiếu. Những vấn đề lịch sử Kinh Dịch mà tác giả đưa ra như trên là một kiến thức phổ thông rất trực quan về Kinh Dịch. Vì đó là những điều mà cổ thư chữ Hán đã nói tới từ hàng ngàn năm nay. Ở đây tôi chưa đề cập đến sự sai lệch rất căn bản trong bản văn cổ: Chu Văn Vương không hề làm ra Tiên thiên bát quái mà làm ra Hậu thiên bát quái. Nếu quả là các nhà nghiên cứu phát hiện ra Chu Văn Vương làm ra Tiên thiên bát quái thì đây là một luận điểm mới cần chứng minh. Cho rằng họ đã chứng minh rồi và tác giả bảo chứng thì lại là một sự phủ nhận chính bản văn của Kinh Dịch cổ khẳng định Kinh Dịch có từ thời Bào Hy. Điều này tất cả những ai đã xem qua một cuốn Kinh Dịch nào cũng đều biết tới (Hệ từ viết: Thượng cổ giả; Bào Hy thị chi vương thiên hạ....)

Tác giả viết:

"Về các yếu tố trên không có ai phản đối"

Đây là sự khập khiễng và chứng tỏ tính chủ quan của tác giả. Bởi vì: Nếu không có ai phản đối thì mặc nhiên Kinh Dịch thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Chính sự sự phản đối của một số nhà nghiên cứu đã làm nên bài viết của tác giả.

Tác giả viết:

"Nhưng xảy ra vấn đề Kinh Dịch là của người Việt hay người Hán là do các yếu tố sau:

- Về mặt địa lý: Các học giả có tinh thần dân tộc cực đoan thường cho rằng nước Việt (Cộng đồng Bách Việt) có vị trí địa lý ở phía Nam, có nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ là cái nôi của nền văn minh, là nơi xuất phát Kinh Dịch (Hà đồ, Lạc thư do Thần Nông, Hoàng đề đều xuất phát tại đây) chính dân Bách Việt là tác giả của Kinh Dịch. Điển hình của quan niệm này là Giáo sư Kim Định. Ông đã có những nghiên cứu công phu để đưa ra những quan điểm rất táo bạo".

Tính áp đặt phi khoa học của tác giả bài viết thể hiện ở sự khẳng định qua câu: "Các học giả có tinh thần dân tộc cực đoan". Theo tác giả thì chứng minh cho một chân lý thuộc về dân tộc Việt với những luận cứ khoa học là một tinh thần dân tộc cực đoan chăng? Tôi xin được lưu ý một lần nữa với quí vị quan tâm là: Tất cả những bài viết hoặc sách của một số nhà nghiên cứu có quan điểm Kinh Dịch là của Việt Nam đều có luận cứ và chứng minh. Bởi vậy, sự phản bác những luận điểm của họ cũng phải có luận cứ khoa học với những tiêu chí khoa học rõ ràng. Quan niệm nước Văn Lang có biên giới: Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp biển Đông Hải là một quan niệm truyền thống và được ghi nhận trong những cuốn chính sử Việt và là sự tồn tại khách quan trong truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt trải hàng ngàn năm, chứ không phải sự áp đặt chủ quan của các học giả có tinh thần dân tộc cực đoan thường cho rằng...

Giáo sư linh mục Lương Kim Định là người đầu tiên công khai chứng minh cho cội nguồn dân tộc Việt theo tinh thần khoa học. Có thể có một số luận chứng chưa thật chặt chẽ. Tinh thần khoa học của ông được các nhà nghiên cứu đương thời như Bình Nguyên Lộc sau này phát huy.

Tác giả viết:

"Về mặt nhân chủng học: Các học giả cố gắng chứng minh nguồn gốc của dân tộc Hán là ở phía Tây-Bắc Trung Hoa ngày nay. Dân tộc này đã tràn xuống phía Nam thôn tính các dân tộc bản địa. Bản thân dân du mục là dân có trình độ văn minh thấp, họ đã thôn tính được lãnh thổ nhưng chính họ đã bị thôn tính về mặt văn hóa. Kinh Dịch là một trong số các "chiến lợi phẩm" trong cuộc đồng hóa này.

Các phân tích trên đều đúng về mặt lịch sử, địa lý nhưng các học giả có thể vì nhiều lý do, mà trong đó có lý do dân tộc chủ nghĩa đã cố tình nhầm lẫn đó là:

Nước Việt hoàn toàn không đồng nghĩa với cộng đồng Bách Việt. Nước Việt Nam ngày nay gồm nhiều cộng đồng dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất, cộng đồng này được cho là có nguồn gốc Bách Việt, và cũng chỉ là một phần của cộng đồng Bách Việt vốn có rất nhiều dân tộc".

Tác giả mới chính là người nhầm lẫn làm lạc hướng chủ đề khi viết rằng: "Nước Việt hoàn toàn không đồng nghĩa với Bách Việt". Các nhà nghiên cứu đang chứng minh cho văn minh Việt nói chung. Ở đây tác giả bài viết tách nước Việt ra khỏi cộng đồng Bách Việt. Vậy tác giả phải chứng minh: Nước Việt nào tách rời cộng đồng Bách Việt? Tác giả cho rằng: Người Việt (Kinh) hiện nay chỉ là một phần của cộng đồng Bách Việt... Một phần là một phần thế nào khi khoảng cách của sự tồn tại người Việt hiện nay với cội nguồn lịch sử là hơn 2.000 năm? Ở trên chính tác giả đã công nhận: Kinh Dịch là một chiến lợi phẩm trong cuộc đồng hoá này, và điều này đúng với thực tế lịch sử, địa lý... Như vậy, về mặt nội dung, thì chính tác giả đã tự phản bác mình: Thừa nhận Kinh Dịch không phải là của văn minh Hoa Hạ. Trong khi đó ở trên lại cho rằng: Kinh Dịch có từ thời Trụ thuộc lịch sử Trung Hoa?

Tác giả viết:

"Về mặt địa lý, nước Việt mà các Học giả hay nhắc tới với ý nghĩa xuất xứ Kinh Dịch khác xa với nước Việt trong tâm tưởng của người Việt. Nước Việt với cư dân là "Con rồng cháu tiên" có kinh đô thuộc Phong Châu - Vĩnh Phú ngày nay mới đúng là nước Việt tiền thân của nước Việt hiện đại. "

Rất tiếc! Chính truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên là truyền thuyết xưa nhất của văn hoá Việt xác nhận nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ... Thật là khập khiễng và mâu thuẫn đến phản khoa học khi phủ nhận điều này.

Tác giả viết:

"Các quốc gia trước đó mặc dù có lãnh thổ rộng lớn hơn nhiều, nhưng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn so với chiều dài lịch sử, chỉ có thể coi như chính quyền cát cứ chưa thể hiện được bản chất, tinh thần độc lập dân tộc".

Đã là quốc gia thì không thể gọi là chính quyền cát cứ. Nếu không có tinh thần độc lập dân tộc thì không thể gọi là quốc gia. Tiêu chí cho thời điểm lịch sử của một dân tộc là: Thời điểm lịch sử của một dân tộc, được tính từ thời điểm lập quốc của dân tộc đó. Tác giả chắc chắn chưa biết điều này.

Tác giả viết:

"Như vậy nói Kinh Dịch xuất phát từ dân tộc Việt, hay có nguồn gốc nước Việt đều mang tính chủ quan có tính đề cao dân tộc chủ nghĩa. Chỉ có thể nói tổ tiên chúng ta đã có công sáng tạo ra Kinh Dịch mà thôi. Tổ tiên chúng ta là những cư dân của nền Văn minh lúa nước và con cháu của họ ngày nay sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam..."

Đến đây, tôi cho rằng tác giả đã rối loạn ý tuởng: Chính tác giả viết: Chỉ có thể nói tổ tiên ta đã có công sáng tạo ra Kinh Dịch mà thôi. Đã có công sáng tạo ra Kinh Dịch thì cội nguồn Kinh Dịch là của người Việt thì tác giả muốn viết cái gì ở bài viết này? Có lẽ mục đích của tác giả ở đoạn cuối:

Tác giả viết:

"Tổ tiên chúng ta là những cư dân của nền văn minh lúa nước và con cháu của họ ngày nay sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam".

Đoạn này không liên quan đến cội nguồn Kinh Dịch, tôi xin được không bàn.

Kính thưa quí vị!

Một luận thuyết được coi là khoa học phải có những yếu tố cần sau đây:

Tính thống nhất và hoàn chỉnh, tính quy luật và khách quan, có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó với khả năng tiên tri.

Luận điểm phủ nhận giá trị lịch sử truyền thống lịch sử văn hoá gần 5.000 năm của dân tộc Việt là một luận điểm không hề đáp ứng được tiêu chí khoa học nói trên. Những người có quan điểm lịch sử văn hoá này - mặc dù nhân danh khoa học - nhưng không hề đưa ra được một tiêu chí khoa học nào để biện minh cho luận điểm của họ. Họ chỉ có những cách giải thích rời rạc và không có hệ thống.

Ngược lai, luận điểm chứng minh truyền thống lịch sử dân tộc Viêt gần 5.000 năm văn hiến không những thoả mãn hoàn toàn các tiêu chí khoa học nói trên mà còn chứng tỏ một khả năng phát triển không giới hạn.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị!

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

thanhnienonline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan niệm nước Văn Lang có biên giới: Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp biển Đông Hải là một quan niệm truyền thống và được ghi nhận trong những cuốn chính sử Việt và là sự tồn tại khách quan trong truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt trải hàng ngàn năm, chứ không phải sự áp đặt chủ quan của các học giả có tinh thần dân tộc cực đoan thường cho rằng...

như chính người đang phản bác luận điểm bảo rằng " Kinh dịch ko phải của người Việt". Khi người ấy nói " Người TQ chấp nhận, các học giả khác chấp nhận, đa số đều chấp nhận." thì anh bảo " đa số chẳng là gì, phải có luận cứ khoa học", còn đến lượt anh anh lại bảo biên giới Văn Lang xưa thế này thế này là đúng bởi vì " truyền thống tin như thế". Lý luận thế có khập khiễng ko?

Ta đến nay thậm chí vẫn ko chắc được Âu Lạc có tồn tại hay ko, hay là lầm với ai đó cơ mà.

Tôi quan niệm Kinh Dịch thuộc về 1 dân tộc cổ sống ở Nam sông Trường Giang, những dân tộc ấy là tiền thân của nước Sở, Bách Việt, Âu Việt, Lạc Việt,.... sau này họ bị lực lượng phương Bắc tràn xuống sát nhập. Bởi thế, theo tôi, bảo Kinh Dịch của 1 dân tộc cổ tiền thân của cả người Hán lẫn người Việt thì hợp lý hơn việc cố xác định nó của người TQ hay VN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi việc đều cần phải xác định rõ ràng, không thể chung chung hay đánh đồng được, nhất là về các giá trị văn hóa và khoa học. Các bản cổ văn chũ Hán khi viết về Dịch rất tối nghĩa, mơ hồ, thần bí. Tại sao người Hoa Hán lại muốn phủ bức màn thần bí lên thuyết Dịch?

Việc xác định rõ ràng học thuyết Âm dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh nào là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tinh thần tự tôn, tự haof

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi việc đều cần phải xác định rõ ràng, không thể chung chung hay đánh đồng được, nhất là về các giá trị văn hóa và khoa học. Các bản cổ văn chũ Hán khi viết về Dịch rất tối nghĩa, mơ hồ, thần bí. Tại sao người Hoa Hán lại muốn phủ bức màn thần bí lên thuyết Dịch? <BR>Việc xác định rõ ràng học thuyết Âm dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh nào là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, mà nó còn giúp chúng ta lần tìm lại được cội nguồn lịch sử dân tộc, giải mã những góc khuất, soi sáng màn đêm đang bao trùm lên một phần lịch sử của thời kì dựng nước. Người Lạc Việt là chủ nhân đích thực của Kinh Dịch, phải lãnh trách nhiệm phục hồi lại toàn bộ học thuyết này. Tổ tiên ta tìm mọi cách bảo vệ và lưu giữ trống đồng là có mục đích rõ ràng. Nó chính là chìa khóa để mở cánh cửa tới thiên đường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh Dịch hùng vĩ như ngày nay là trải qua nhiều thế hệ Trung Quốc suy nghĩ sáng tạo nên. Do qua nhiều thời loạn lạc nên nguồn gốc kì bí là phải thôi. Bạn đừng vu cáo là người Hán phủ màn bí mật.

Ai cũng biết Kinh Dịch là của Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc không truyền thuyết này ra thì liệu bạn và Nguyễn Vũ Anh Tuấn có biết đường mà nhận vơ là của người Giao Chỉ không?

Vả lại. Thời Chiến Quốc, người Giao Chỉ sống ở đồng bằng sông Hồng, Mã, không tiếp xúc với Trung Quốc với nhà Chu, thì học hỏi, ăn cắp nhau cái gì chứ?

Đúng là Kinh Dịch không thể do 1 người nào đó tự nghĩ ra, nó phải được nhiều thế hệ tiếp nối nhau nghiên cứu, tổng kết và hoàn thiện, thời gian đó nhất định không thể hoàn thành trong một vài năm, ít nhất cũng phải tới nghìn năm, bởi cho đến tận ngày nay, tức hàng nghìn năm sau, chúng ta vẫn chưa hiểu hết nội dung của nó. Chính bạn cũng đã thừa nhận như thế. Bạn nói rằng Kinh Dịch hùng vĩ như ngày nay la trải qua nhiều thế hệ TQ suy nghĩ sáng tạo nên, như thế tức là thừa nhận tính phổ biến rộng rãi của Dịch trong xã hội TQ cổ đại. Nếu quả như vậy thì dù cho có trải qua bao thời loạn lạc, Kinh Dịch sẽ không thể bị thất truyền trên lãnh thổ TQ cổ, sẽ không mơ hồ như ngày nay. Bạn cũng bảo rằng Kinh Dịch phải cần tới chữ viết để lưu giữ và truyền bá, và cũng chính bạn nói rằng người TQ cổ đã có chữ viết trên xương thú, mai rùa, như vậy họ hoàn toàn có thể ghi rất chi tiết nội dung của Kinh Dịch, việc thất truyền càng không thể xảy ra. Điều gì khiến bạn khẳng định rằng người Lạc Việt chỉ sống quẩn quanh đồng bằng sông Hồng và sông Mã, không tiếp xúc với TQ? Bạn đã đọc các luận điểm và phân tích của bác Thiên Sứ khi tìm hiểu biên giới của nước Văn Lang chưa? Chắc là chưa? Bạn nên liên hệ với bác ấy để tìm tài liệu.

Nước Văn Lang hùng vĩ, cương vực phía bắc giáp Động Đình Hồ, trải dài suốt từ bờ nam sông Dương Tử đến tận trung Trung Bộ ngày nay, miền Bắc VN chỉ là một phần nhỏ cấu thành nên lãnh thổ Văn Lang mà thôi. Vào thời đó, Hải Nam cũng là một bộ của Văn Lang.

Người LẠc Việt mất nước, những tri thức siêu việt vè Kinh Dịch theo gót đoàn quân xâm lược truyền bá vào TQ, người TQ đã phải mất rất nhiều thời gian để hiểu một phần thuyết Dịch. Khi họ bắt đầu hiểu chút ít, nhận ra giá trị vô giá của nó, họ quyết tâm Hán hóa Kinh Dịch, Hán hóa người Việt, nhằm xóa nhòa kí ức của tất cả mọi người về thời đại Hùng Vương rực rỡ. Văn Lang mất nước gần 1000 năm, đó mới chính là giai đoạn loạn lạc, suy vong khiến cho Kinh Dịch bị thất truyền và trở nên thần bí. Nhưng bản văn tự Việt cổ có thể không còn nữa hoặc đang nằm phủ bụi trong thư viện quốc gia TQ (nếu vậy thì cũng rất khó có khả năng họ sẽ công khai các bản văn tự cổ này), nhưng không vì thế mà cho rằng người LẠc Việt không có chữ viết của mình. Chưa có nhiều cuộc khai quật quy mô và đúng chỗ, và cái mà chúng ta mong muốn tìm thấy vẫn còn là bí ẩn.

Hi vọng trong tương lai không xa, cội nguồn dân tộc sẽ được minh bạch, cùng với những tri thức rực rỡ đã từng tồn tại trên lãnh thổ Văn Lang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Hoạch hay Phù Lỗ cũng giống nhau thôi nhỉ.

- Nói về tiếng Hán, Lịch sử, Văn hóa ........... có thể tham gia viết bài trên mạng Anviettoancau.net. :angry: Sợ rằng bị đập văng tay nải chớ ấy :D

- Còn diễn đàn này không biết kinh dịch thì xin miễn bàn bởi có hiểu gì đâu mà nói cơ chứ

- Những điều Ngô nói thì không cần Ngô phải nhắc đâu vì trên thị trường, sách nào cũng đều nói rồi, không đến lượt Ngộ nói đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:angry: :D :( bố người bạn tôi là một nhà nghiên cứu văn hóa, từng là tổng biên tập báo Độc Lập, trong một lần nói chuyện với tôi có nói Trung Quốc mạnh bởi vì được tập hợp nên văn hóa của 6 nước lớn. đó chính là sự tổng hợp văn hóa của nhiều quốc gia mà nó đã xâm chiếm, và điều đó xảy ra vào thời Tần Thủy Hoàng. Còn dân tộc Hán thắng Tần thì nghiễm nhiên được thừa hưởng sự chiếm dụng văn hóa của người Tần. Vậy làm sao mà có văn hóa Hán được.

Kính

Xét thấy Dịch qua các thời có bổ sung phát triển, xưa nay chỉ có các học giả Trung Quốc viết nên, có thấy người Giao Chỉ cầm bút viết đâu. Muốn viết bổ sung thêm thì ít ra phải hiểu biết phần nào về Dịch mới viết nổi chứ? Các học giả Trung Quốc đi qua Giang, Hán, đến Hoài, Tứ, uống nước Giang, Hà, đọc sách Khổng, Lão, bàn chuyện Xuân thu, Chiến quốc. Du Tần, bôn Sở, quá Yên, trú Tề, đi đâu cũng là xứ có thư kinh lễ nghĩa rồi. Sống trong môi trường ấy, tất sinh ra những bậc thức giả hiểu biết vậy. Có học giả nào qua Giao Chỉ học hỏi kinh Dịch không? Ngược lại, các học giả Trung Quốc còn truyền tri thức đến Giao Chỉ, tính ra có Sĩ Tiếp, Cao Biền... được Giao Chỉ tôn thờ.

Các hạ hiểu Dịch thì nên tìm hiểu nguồn gốc, chớ đổi trắng thay đen, vô ơn phản phúc.

Xin lỗi nhé, chửa biết ai :P :P :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ túc hạ, cớ sao xóa bài của ngô?

Chiến quốc thất hùng, nào có Giao Chỉ. Nhở?

:angry: :D :( pó tay nhà bác này, chán chẳng muốn nói

Không có Giao Chỉ bởi vì tên địa danh giao chỉ là do nhà Hán nó đặt cho, mang tiếng đọc nhiều sách, cuối cùng cũng chỉ là con mọt. chán

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ khỏi cần tốn công xóa bài của các anh Lỗ (Phu Lỗ, Hoạch Lỗ, Chinh Lỗ) làm gì. Rin86 thấy người này nói rất vui, diễn đàn cần có ý kiến phản biện nhiều chiều, nếu không thích thì cứ lờ đi thôi ạ, xóa bài của anh ấy thì anh ấy lại ấm ức, cho rằng ta không công bằng. Cứ để xem anh ấy còn có ý kiến gì nữa không?

Rin86 trước đây nghĩ là nên ban nick nhưng nghĩ lại thấy ban nick này lại làm nick nọ nên hơi bị tốn công, tốt nhất là cứ kệ đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

:angry: :D :( :P thui, đám cộng đồng của cụ nên ngồi lại với nhau, còn tại hạ đi nói chuyện với cái đầu gối đây, sướng hơn

Giỏi thì sang anviettoancau.net chơi xem :P :D :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ khỏi cần tốn công xóa bài của các anh Lỗ (Phu Lỗ, Hoạch Lỗ, Chinh Lỗ) làm gì. Rin86 thấy người này nói rất vui, diễn đàn cần có ý kiến phản biện nhiều chiều, nếu không thích thì cứ lờ đi thôi ạ, xóa bài của anh ấy thì anh ấy lại ấm ức, cho rằng ta không công bằng. Cứ để xem anh ấy còn có ý kiến gì nữa không?

Rin86 trước đây nghĩ là nên ban nick nhưng nghĩ lại thấy ban nick này lại làm nick nọ nên hơi bị tốn công, tốt nhất là cứ kệ đấy!

Rin 86 ý kín rất hay nhưng đây là diễn đàn văn hóa ..........Lỗ nên nói chuyện một cách có văn hóa tôn trọng tiền nhân lịch sử của bất cứ dân tộc nào.

liêm trinh nhờ Chinh Lỗ chỉ một chút: Nghe nói trước khi dịch thành sách Kinh dịch thì có các loại sách khác vậy mặt trời ,mặt trăng, sao, đất, cây cỏ....... phân loại nằm ở quẻ đơn nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ khỏi cần tốn công xóa bài của các anh Lỗ (Phu Lỗ, Hoạch Lỗ, Chinh Lỗ) làm gì. Rin86 thấy người này nói rất vui, diễn đàn cần có ý kiến phản biện nhiều chiều, nếu không thích thì cứ lờ đi thôi ạ, xóa bài của anh ấy thì anh ấy lại ấm ức, cho rằng ta không công bằng. Cứ để xem anh ấy còn có ý kiến gì nữa không?

Rin86 trước đây nghĩ là nên ban nick nhưng nghĩ lại thấy ban nick này lại làm nick nọ nên hơi bị tốn công, tốt nhất là cứ kệ đấy!

Rin86 thân mến.

Diễn đàn của chúng ta tôn trọng học thuật, mọi phản biện phải có chứng lý. Chúng ta không chấp nhận nói phong long, vu cáo và mang tính khiêu khích.

Bởi vậy, bắt đầu từ giờ Tý ngày 6 - 11 Kỷ Sửu, tất cả những ai muốn đăng nhập tham gia diễn đàn phải có ít nhất một thành viên có 10 bài viết trở lên trên diễn đàn giới thiệu với đầy đủ: Địa chỉ, số đt và email.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:angry: :D :( pó tay nhà bác này, chán chẳng muốn nói

Không có Giao Chỉ bởi vì tên địa danh giao chỉ là do nhà Hán nó đặt cho, mang tiếng đọc nhiều sách, cuối cùng cũng chỉ là con mọt. chán

Hatgaolang hãy yên tâm đi. Việc những "công đồng" và "hầu hết" phủ nhận văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, chắc chắn tư liệu và văn bản của cái đám đó nhằm minh chứng cho quan điểm của họ còn nhiều hơn rất nhiều của mấy kẻ mọt sách kia. Nhưng ngay cả như vậy, họ cũng không dám công khai tổ chức một buổi hội thảo chống lại ông Lê Mạnh Thác, thì đừng có mơ chống lại Thiên Sứ.

Nếu hội Sử học Việt Nam dám đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo công khai. Thiên Sứ tôi sẽ chỉ ra sai lầm của đám "hầu hết" và "cộng đồng" với một chồng sách tư liệu mà họ đem ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngay từ khi anh " lỗ các loại " xuất hiện với lời lẽ chắc nịt, cao ngạo, Hungnguyen vơ vào nghĩ thầm, hà..hà..xuất hiện cao nhân của giới tuyến bên kia đây, phen này có tranh luận học thuật ra trò đây, tha hồ mở rộng tầm mắt. Nhìn lại ngày " lỗ các loại" tham gia diễn đàn, mất hứng hơn phân nữa, đọc kỹ lại nôi dung post, tụt mất hết cả hứng ...bắt đầu chửi thầm trong bụng...lại vu vơ vài câu rồi chuồn, chán.

Xóa bài là đúng rồi, sư phụ. Muốn phản đối, phản biện thì viết hẳn 1 bài dài dài chút có đầu có đũa, đọc có lý, dù quan điểm có khác 180 đô, đảm bảo admin có muốn xóa cũng không dám. Mà người đọc cũng thật lòng cảm ơn vì họ có cơ hội đọc được nhiều luồng quan điểm.

Share this post


Link to post
Share on other sites