VinhL

Lạc Việt Thiên Địa Chỉ

1 bài viết trong chủ đề này

Lạc Việt Thiên Địa Chỉ

Dịch đã có mấy ngàn năm, những phương pháp ghi nhớ họ quẻ, thế ứng của trùng quái, cho đến cách tìm bát san trong Bát Trạch đều căn cứ vào phương pháp biến hào hoặc học thuộc lòng các câu thơ, đối với những người bắt đầu học Dịch, Phong Thủy, thật là một bước khó khăn.
Trong lúc nghiên cứu tình cờ khám phá ra quy luật kết hợp của các đơn quái để lập trùng quái, vì vậy đã sáng tạo ra phương pháp đơn giản mau lẹ để tính họ quẻ (tượng của quẻ trùng), thế ứng, bát san, lẫn phiên tinh. Xin được gọi phương pháp này là Lạc Việt Thiên Địa Chỉ, bạn chỉ cần đếm đến 8 là có thể biết được họ quẻ, thế ứng, vv….

Ngón 1: Thiên Phong Sơn Hỏa
Ngón 2: Địa Lôi Trạch Thủy

Hai ngón đứng song song bên nhau là
Thiên....Địa
Phong...Lôi
Sơn.......Trạch
Hỏa.......Thủy

Mỗi tên vừa vặn kết hợp với mỗi đốt của hai ngón tay.
Thiên Địa, Sơn Trạch là + đếm thuận từ trên xuống
Phong Lôi, Hỏa Thủy là - đếm nghịch lại từ dưới lên trên

Phương pháp này lấy quẻ đơn ngoại làm gốc kết hợp với từng nội quái trên các đốt ngón tay, bắt đầu từ đốt ngón tay của quẻ ngoại (Bát Thuần)
Cách đếm là tùy theo quẻ ngoại thuộc nhóm nào + hay -, đi thuận xuống hay đi nghịch lên.
Ngón thứ nhất đếm 1, 2, 3 ,8
Ngón thứ hai đếm 4, 5, 6, 7

Posted Image
Tìm Tượng Quẻ (Họ Quẻ)
1,8 tượng là quẻ nội (tức họ quẻ lấy từ quẻ đơn nội)
2,3 tượng là quẻ ngoại
4, 5, 6, 7 tượng đều là quẻ đối nội (tức đều nằm trên ngón 2)

Thí dụ: Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng
Quẻ Ngoại Thiên là gốc đếm như sau
Thiên 1.....Địa 4
Phong 2....Lôi 5
Sơn 3........Trạch 6
Hỏa 8........Thủy 7
Đếm đến đốt Lôi là 5 vậy tượng là đối nội tức đốt đối diện là Phong, tượng Tốn
Vậy quẻ Thiên Lôi Vô Vọng đứng thứ 5 trọng họ Tốn.

Thí dụ Hỏa Lôi Phệ Hạp
Quẻ Ngoại Hỏa, Hỏa thuộc -, đếm nghịch từ dưới lên
Thiên 8......Địa 7
Phong 3.....Lôi 6
Sơn 2.........Trạch 5
Hỏa 1.........Thủy 4
Hỏa Lôi là 6, tượng là đốt đối diện Phong, tức Tốn.
Vậy Hỏa Lôi Phệ Hạp đứng thứ 6 trong họ Tốn.
Để ý là khi đếm sang ngón 2 thì toàn bộ tượng đều nằm ở ngón 1.

Một khi đếm quen rồi thì không cần đếm nửa mà chỉ cần đọc thứ tự Thiên Phong Sơn Hỏa, Điạ Lôi Trạch Thủy thì củng đã biết ngay là họ gì rồi.

Tìm Thế Ứng Hào

Tìm được hào Thế thì hào Ứng đã biết ngay vì hai hào này đi theo cặp sơ nội sơ ngoại, trung nội trung ngoại, và thượng nôi thượng ngoại (1 - 4, 2 - 5, 3 - 6)

Tìm hào Thế thì theo thứ tự đếm như sau:
1: là quẻ Bát Thuần dĩ nhiên thế là Lục
2: Thế là 1 (hào 1 – sơ)
3: Thế là 2
4: Thế 3
5: Thế 4
6: Thế 5
7: Thế 4
8: Thế 3
Để dễ nhớ hào thế ngoài quẻ bát thuần ra thì hào thế là lấy số thứ tự trừ 1, quẻ 7, 8 (Du Hồn, Quy Hồn) thì trừ 3.
Hoặc đếm đốt như sau
Ngón 1: 6,1,2,3
Ngón 2: 4, 5, 4, 3

Thí dụ: quẻ Lôi Trạch Qui Muội
Lôi là quẻ Ngoại, Lôi thuộc nhóm -, đếm nghịch lên
Thiên 5.....Địa 2
Phong 4....Lôi 1 (bắt đầu, đếm nghịch lên)
Sơn 7........Trạch 8
Hỏa 6........Thủy 3
Đếm đến Trạch thì biết nó nằm thứ 8 trong họ Trạch – Đoài (1, 8 lấy quẻ nội làm tượng)
Đếm hào thế thì củng theo thứ tự + hay – đi thuận nghịch. Trong trường hợp này thì
Thiên 5.....Địa 1
Phong 4....Lôi 6
Sơn 3........Trạch 3
Hoa 4........Thủy 2.
Lôi Trạch Qui Muội hào thế là hào 3.

Thí dụ: quẻ Trạch Hỏa Cách
Trạch ngọai thuộc nhóm + đi thuận từ trên xuống
Thiên 6......Địa 3
Phong 7.....Lôi 8
Sơn 4.........Trạch 1 (bắt đầu, đếm thuận xống)
Hoa 5.........Thủy 2
Vậy Trạch Hỏa Cách đứng thứ 5 trong họ Thủy – Khãm, thế hào 4

Lấy Quẻ Nội Làm Gốc

Thật ra phương pháp này lấy quẻ đơn nội hay quẻ đơn ngoại làm gốc để đếm đều được. Quy luật lấy tượng vẫn không thay đổi tức
1, 8 tượng nội
2, 3 tượng ngoại
4, 5, 6, 7 tượng đối nội

Thí dụ: quẻ Hỏa Địa Tấn
Lấy quẻ Ngoại tức Hỏa là gốc thì ta có:
Thiên 8......Địa 7
Phong 3.....Lôi 6
Sơn 2.........Trạch 5
Hỏa 1.........Thủy 4
Vậy Hỏa Địa Tấn đứng thứ 7, tượng quẻ thứ 7 là đối nội, nội là Điạ đối với Địa tức là Thiên (đốt đối diện với Địa là Thiên) tứ là họ Càn, thế hào là hào 4.
Theo quẻ Ngoại làm gốc thì lần lượt ta có các quẻ trùng là:
Hỏa Hỏa 1, Hỏa Sơn 2, Hỏa Phong 3, Hỏa Thiên 8,
Hỏa Thủy 4, Hỏa Trạch 5, Hỏa Lôi 6, Hỏa Địa 7

Nếu lấy quẻ Nội tức Địa làm gốc thì ta có:
Thiên 4......Địa 1
Phong 5.....Lôi 2
Sơn 6.........Trạch 3
Hỏa 7.........Thủy 8
Vậy Hỏa Địa Tấn củng đứng thứ 7, tượng quẻ thứ 7 là đốị nội, nội là Địa đối với Địa tức là Thiên tức là họ Càn, thế hào của quẻ thứ 7 là hào 4.
Theo quẻ Nội làm gốc thì lần lượt ta có các quẻ trùng là:
Địa Địa 1, Lôi Địa 2, Trạch Địa 3, Thủy Địa 8
Thiên Địa 4, Phong Địa 5, Sơn Địa 6, Hỏa Địa 7

Tìm Bát San trong Bát Trạch

Củng theo phương pháp trên, nhưng đếm như sau:
Ngón 1: Phục Họa Thiên Tuyệt
Ngón 2: Phúc Quỷ Sinh Sát
Phục (Phục Vị), Họa (Họa Hại), Thiên (Thiên Y), Tuyệt (Tuyệt Mạng)
Phúc (Phúc Đức), Quỷ (Ngũ Quỷ), Sinh (Sinh Khí), Sát (Lục Sát)

Thiên Địa Sơn Trạch (+): Tây Tứ Trạch
Phong Lôi Hỏa Thủy (-): Đông Tứ Trạch

Thí dụ: Cung Phi Cấn, phương Đoài, tức Cấn Nội, Đoài Ngoại, hay Trạch Sơn Hàm
Thiên 6 Sinh.…....Địa 3 Thiên
Phong 7 Sát...…...Lôi 8 Tuyệt
Sơn 4 Phúc......….Trạch 1 Phục
Hoa 5 Quỷ.....……Thủy 2 Họa
Như vậy Trạch Sơn hay cung Phi Cấn phương Đoài là Phúc Đức.
Thí dụ: Cung Phi Chấn, phương Cấn, tức Chấn Nội, Cấn Ngoại, hay Sơn Lôi
Thiên 5 Quỷ.….…Địa 2 Họa
Phong 4 Phúc.…...Lôi 1 Phục
Sơn 7 Sát…......…Trạch 8 Tuyệt
Hoa 6 Sinh.......…Thủy 3 Thiên
Như vậy Sơn Lôi hay cung Phi Chấn phương Cấn là gặp Lục Sát.

Hai thí dụ trên là lấy quẻ Ngoại làm gốc để đếm. Thật ra khi tính bát san, ta lấy quẻ nội làm gốc thì có thể tính luôn 8 phương dể dàng hơn. Nay dùng phương pháp quẻ Nội làm gốc để tính bát san cho hai thí dụ trên:

Thí dụ: Cung Phi Cấn, phương Đoài, Cấn tức Sơn Nội làm gốc (Cấn ở trung cung)
Thiên 3 Thiên.….…Địa 6 Sinh
Phong 8 Tuyệt.…...Lôi 7 Sát
Sơn 1 Phục….....…Trạch 4 Phúc
Hỏa 2 Họa....…..…Thủy 5 Quỷ
Ta có phương Đoài (Trạch) thuộc Phúc Đức và phương vị còn lại của Bát Quái.
Sơn Sơn 1 Phục Vị, Hỏa Sơn 2 Học Hại, Thiên Sơn 3 Thiên Y, Phong Sơn 8 Tuyệt Mạng
Trạch Sơn 4 Phúc Đức, Thủy Sơn 5 Ngũ Quỷ, Địa Sơn 6 Sinh Khí, Lôi Sơn 7 Lục Sát.

Thí dụ Cung Phi Chấn, phương Cấn, Chấn tức Lôi Nội làm gốc
Thiên 5 Quỷ.…...…Địa 2 Họa
Phong 4 Phúc.….....Lôi 1 Phục
Sơn 7 Sát……..…..Trạch 8 Tuyệt
Hỏa 6 Sinh....…..…Thủy 3 Thiên
Như vậy ta có phương Cấn Sơn là Lục Sát.
Lôi Lôi 1 Phục Vị, Địa Lôi 2 Họa Hại, Thủy Lôi 2 Thiên Y, Trạch Lôi 8 Tuyệt Mạng
Phong Lôi 4 Phúc Đức, Thiên Lôi 5 Ngũ Quỷ, Hỏa Lôi 6 Sinh Khí, Sơn Lôi 7 Lục Sát.

Tóm lại

Lấy quẻ ngoại làm gốc lần lượt phối hợp với từng quẻ nội trên các đốt ngón taỵ, hoặc
lấy quẻ nội làm gốc lần lượt phối hợp với từng quẻ ngoại trên các đốt ngón tay.
Tùy theo quẻ đang đếm thuộc nhóm + đi thuận xuống hay – đi nghịch lên mà đếm.

Nhóm Thuận Nghịch
Thiên + ..... Địa +
Phong - ..... Lôi -
Sơn + ........Trạch +
Hỏa - ........ Thủy -
+ là đếm thuận từ trên xuống
- là đếm nghịch từ dưới đi lên

Đếm quẻ
Ngón 1: 1238
Ngón 2: 4567

Lấy Tượng
1,8: Nội
2,3: Ngoại
4,5,6,7: Đối Nội

Thế Hào
Ngón 1: 6123
Ngón 2: 4543

Bát Trạch
Ngón 1: Phục Họa Thiên Tuyệt
Ngón 2: Phúc Quỷ Sinh Sát

Cửu Tinh hay Phiên Tinh:
Ngón 1: Phụ Lộc Cự Phá
Ngón 2: Vũ Liêm Tham Văn

Lạc Việt Thiên Địa Khởi
Càn Khôn Nhị Chỉ Trung.

Share this post


Link to post
Share on other sites