Rin86

võ thuật thời Hùng Vương

19 bài viết trong chủ đề này

Thời Hùng Vương người Việt ta đã biết đến võ thuật hay chưa?

Theo Rin86 thì là có.

Đơn giản là người ta tìm thấy kiếm đồng, rìu chiến bằng đồng thời Hùng Vương, những món binh khí đạt đến độ tinh xảo, có nghiên cứu về khí động học, tác động của lực, áp lực... chứ không đơn thuần là cành cây có buộc hòn đá bên trên nữa. Vậy có binh khí tinh xảo như vậy thì phải có cách sử dụng binh khí bài bản là điều tất nhiên.

Kiếm Việt Nam xuất hiện rất sớm, từ thời đồ đồng Ðông sơn đã phát hiện được rìu chiến, dao găm (đoản kiếm), giáo, mũi lao, mũi tên, tấm che ngực, che cổ tay, cổ chân...Trong đó dao găm (đoản kiếm) có hình dáng rất hoa mỹ, đẹp mắt và được chạm trổ rất công phu. Một điều chác chắn là cha ông ta có kỹ thuật độc đáo để rèn đúc các loại binh khí bằng đồng và đỉnh cao là trống đồng Ðông sơn. Nhưng tiếc thay sau 1000 năm đô hộ của Bắc phương, kỹ thuật đúc trống đồng đã thất truyền, và kỹ thuật đúc kiếm của Việt Nam cũng bị chôn vùi; Càng tiếc hơn nữa là ngày nay người Việt Nam không có một kiểu kiếm riêng biệt đặc trưng cho dân tộc, mà hình dạng kiếm Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các loại kiếm củaTrung Quốc, Nhật, Thái Lan, Pháp...

Về hình dạng kiếm của Việt Nam có hai loại: Loại hai lưỡi bén và loại một lưỡi bén còn gọi là gươm. Kiếm có hai lưỡi bén, thân thẳng có hình dạng giống kiếm củaTrung Quốc, nhưng hầu hết phần hộ thủ (che tay) đều hướng về cán kiếm hơn là hướng về lưỡi kiếm. Ðôi khi kiếm thẳng của Việt Nam mới nhìn qua thấy rất giống đoản kiếm của Tây phương.Loại kiếm có một lưỡi bén từ khoảng 1400 dến 1800 có hình dạng giống Liễu diệp đao của đời nhà Minh bên Tàu, nhưng phần cán kiếm lại giống kiếm Nhật, đôi khi lại có ảnh hưởng của Thái lan. Cây kiếm của vua Quang Trung hiện được trưng bày trong viện bảo tàng Sài gòn có hình dạng của kiếm của Thái Lan, đây cũng có thể là chiến lợi phẩm thu được trong trận chiến Rạch Gầm, Xoài Mút

Cuối thế kỷ 18, kiếm của Pháp bắt đầu ảnh hưởng đến hình dạng của kiếm Việt Nam, khi thực dân Pháp bắt đầu đặt nền thống trị lên nước ta. Một số kiếm đời nhà Nguyễn cho thấy kiếm thời này có phần hộ thủ hình chữ "D", vỏ và cán kiếm nạm bạc hay khảm xà cừ, lưỡi kiếm cong vòng giống kiếm Tây phương.

Số kiếm cổ xưa của Việt Nam còn lại đến ngày nay rất ít ỏi và hiếm hoi, việc nghiên cứu cần nhiều công sức và thời gian của các nhà khảo cổ, xã hội học, hay các nhà võ thuật học nếu như muốn khôi phục lại một nền kiếm thuật của nước nhà

(Đăng tại Đặc San Vovinam Việt Võ Đạo, số 27 Tháng 12/2001).

Vậy môn nghệ thuật chiến đấu thời Hùng Vương giờ này .... ra sao? Không lẽ bị thất truyền?

Theo Rin86 thì nó vẫn còn tồn tại, và một trong những hậu duệ của môn nghệ thuật chiến đấu thời Hùng vương là Việt Vũ Đạo.

Việt Vũ Đạo là một trong những loại hình nghệ thuật chiến đấu của người Việt Nam. Việt Vũ Đạo là môn nghệ thuật chiến đấu đào tạo khả năng nhào lộn, thể dục cũng như nhận thức bản thân. Việt Vũ Đạo được dùng để tự vệ, người dùng Việt Vũ Đạo có thể quật ngã mà không gây đau đớn nghiêm trọng cho đối phương. Việc tập luyện Việt Vũ Đạo thích hợp với khả năng của mọi cá nhân, dù người cao, thấp hay gầy, béo đều có thể tập được và không đòi hỏi một nền tảng sức khỏe cao như nhiều môn võ khác. Điều này dễ dàng với mọi người để đạt được mục đích của mình khi tham gia tập luyện. Việt Vũ Đạo được thành lập bởi Phạm Xuân Hòa (1802-1880), người kế thừa ông là Phạm Văn Thạch (1850-1906). Sau cái chết của ông Phạm Văn Thạch, Phạm văn Tàn được giao trọng trách của gia tộc Vũ Đạo ở Dat Dao, một thành phố phía nam Bà Rịa. Ông đã thành lập trường dạy Việt Vũ Đạo đầu tiên. (wiki)

Biểu tượng của Việt Vũ Đạo là hình âm dương ngũ hành với hai màu đen trắng (Vovinam là màu xanh và đỏ). Võ phục của Việt Vũ Đạo là áo trắng quần đen thể hiện cội nguồn của nó là từ người nông dân, đai có một mặt đen và một mặt trắng.

Bản thân Việt Vũ Đạo thuộc môn nghệ thuật chiến đấu nhưng sao nó lại tên là Vũ Đạo? Phải chăng thể hiện tính thiện của môn này, không làm đau ai cả, không có sát khí, chỉ là vũ thôi chứ không là võ? Và giả thiết thứ hai là về nguồn gốc cổ xưa của nó, Việt Vũ Đạo bắt nguồn từ Vũ Đạo? Hay từ võ phát sinh ra vũ?

Theo tham khảo từ từ điển bách khoa Wiki thì:

Vũ đạo hay còn gọi chính xác đầy đủ là nghệ thuật múa Trung Hoa Cổ có từ thời rất xa xưa trong đời sống sinh hoạt dân gian ở Trung Quốc cổ đại. Nghệ thuật múa này ban đầu là để phục vụ các sinh hoạt trong lao động sau đó được dùng trong các nghi lễ truyền thống trong dân gian và cả trong các nghi lễ tôn giáo.

Múa cổ đại có hai phần gọi là vu vũnhạc vũ. Vu tức là bà đồng (đồng cốt nữ được gọi là vu, đồng cốt nam được gọi là hịch), có bổn phận cúng tế cầu đảo. Từ thời nhà Thương đến thời nhà Chu, một số Vu có địa vị cao và được đánh giá quan trọng trong triều đình. Do vậy vu vũ chính là một hình thức vũ đạo tôn giáo của các Vu khi cúng bái cầu đảo Thượng đế Ngọc hoàng hay cúng tế sau này tại các địa phương. Nhạc vũ lại do nô lệ biểu diễn, chủ yếu để phục vụ giải trí cho giai cấp quí tộc và các đại thần, tướng sĩ trong chốn cung đình.

Đến đầu thời nhà Tây Chu, lễ và nhạc được qui định thành kinh sách. Nhạc vũ được chỉnh lý lại trở thành nhã nhạc đầy tính chất đặc thù cung đình, trong khi vũ đạo của giới nô lệ trước đây lại được nâng cao đặc biệt. Cuối thời Tây Chu, vương thất nhà Chu suy yếu, nhã nhạc đã mất dần tác dụng khống chế của nó trong sinh hoạt chốn cung đình chỉ dành cho giai cấp quí tộc và quan lại địa chủ phong kiến. Lúc này, Nhạc và vũ đạo trong dân gian đã được khích lệ phát triển mạnh mẽ thay thế cho nhã nhạc thuần túy của sinh hoạt cung đình.

Vũ đạo Trung Quốc cho đến thời nhà Tầnnhà Hán có thể được phân làm hai giai đoạn, bắt đầu từ thời nhà Tống để làm mốc. Từ thời nhà Tầnnhà Hán đến thời nhà Tống, vũ đạo lúc đó chủ yếu được xem là một loại hình nghệ thuật để biểu diễn trong các sinh hoạt văn hoá, giao tế, và yến tiệc của giới quý tộc. Vũ đạo hưng thịnh nhất vào thời nhà Hánnhà Đường. Thời Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán), triều đình thiết lập một cơ quan chuyên trách để quản lý và chỉnh lý về âm nhạc và vũ đạo được gọi là Nhạc phủ. Có nhiều gia đình quý tộc và quan lại nuôi các nghệ nhân vũ đạo.

Vào thời nhà Ngụy-Tấn và Nam Bắc Triều phân tranh, khu vực miền nam Trung Quốc trên cơ sở kế thừa âm nhạc của thời nhà Hán đã phát triển một thể loại vũ đạo mới được gọi là nhã vũtạp vũ. Nhã vũ được dùng để phục vụ các sinh hoạt tôn giáo, và tạp vũ được dùng để phục vụ cho toàn thể cộng đồng trong các kỳ hội hè yến tiệc hay các sinh hoạt văn hóa và lễ hội truyền thống trong đời sống dân gian lúc đó. Trong khi đó, các khu vực thuộc miền bắc Trung Quốc lại bị người Hồ cai trị, do đó hiển nhiên rằng vũ đạo mang đậm sắc thái và đường nét sinh hoạt văn hóa của các bộ tộc người Hồ. Các thể loại âm nhạc của dân gian Ấn Độ và vùng Tây Vực (Vân nam) cho đến khu Thiên Sơn thịnh hành cả cung đình lẫn dân gian.

Đầu thời nhà Tùy, nhã nhạc được chỉnh đốn lại toàn bộ, trong đó pha trộn phong cách các thể loại cổ nhạc của các dòng nhạc Nam Triều thuộc miền nam Trung Hoa với các thể loại nhạc Hồ vũ (vũ đạo của các bộ tộc người Hồ) của Bắc Triều thịnh hành ở miền bắc Trung Hoa. Đời nhà Đường đã kế thừa toàn bộ loại nhã nhạc đó rồi du nhập thêm các loại vũ đạo của khu vực Ba Tư Lưỡng Hà (là Iraque và Iran ngày nay) để tổ chức phân làm hai nhóm biểu diễn phục vụ : nhóm múa ngồinhóm múa đứng. Nhóm múa ngồi sẽ biểu diễn trên thềm cung điện, nhóm múa đứng biểu diễn ở phía dưới thềm cung điện. Thời nhà Đường là giai đoạn đỉnh cao của sự dung hợp các nền văn hoá, âm nhạc, vũ đạo của các dân tộc và các địa phương trong khung cảnh mở rộng giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc ở khắp miền nam bắc Trung Hoa cho đến vùng ngoài biên cương châu thổ Trung Nguyên.

Từ đời nhà Tống trở về sau, vũ đạo Trung Quốc đã được phát triển hoàn toàn khác. Vũ đạo với vị thế độc lập đã bị suy yếu đi và biến cách thành một thể loại mới hơn và đa phong cách thể hiện trong sự pha trộn thêm vào nhiều hình thức hí khúc, kể chuyện, ngâm nga v.v... và đã được phát triển rất mạnh. Những tiết mục độc lập bên ngoài vũ đạo có từ đời nhà Đường đã trở nên biến thái và hòa nhập vào các thể loại ca vũ kịch hoặc tạp kỹ (xiếc, nhào lộn). Vũ đạo chuyên nghiệp đã suy thoái tại cung đình còn vũ đạo dân gian thì thịnh hành vào thời này.

Vũ đạo sau này có một vị thế quan trọng trong Kinh kịch, một thể loại nghệ thuật sân khấu ca kịch cổ rất thịnh hành từ cuối triều nhà Thanh cho đến nay.

Vũ đạo có một vai trò đặc biệt trong các bộ môn quyền thuật thuộc miền Bắc Trung Hoa, nếu ta quan sát kỹ các tư thế, điệu bộ, phong cách thể hiện và thần thái diễn tập trong nghệ thuật múa nhà Đường qua bộ phim truyền hình nhiều tập Tây Du Ký ở phần cuối phim do Trung Quốc sản xuất với vai Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh Đồng thủ vai diễn, ta sẽ thấy rất nhiều động tác dễ nhận ra trong một số bộ môn quyền thuật bắc Trung Hoa sau này. Các động tác như chạy lòng vòng thật nhanh hay chạy thật xa và dài, bay nhảy, uốn éo và lắc lư nghiêng ngả của thân pháp trong kỹ thuật của Trường Quyền có thể là do ảnh hưởng từ các điệu múa và được cách điệu lên trong các chiêu thức quyền thuật làm cho các bộ môn quyền thuật thuộc miền bắc Trung Hoa (sau này được tích hợp thành các bộ môn quyền Bắc Thiếu Lâm) trở nên có một phong cách hoàn toàn khác biệt các phái võ miền nam Trung Hoa, nhất là các bộ môn quyền thuật của Nam Thiếu Lâm. Các tư thế và chiêu thức của các môn quyền Bắc Thiếu Lâm trông rất lả lướt, phong cách hoa mỹ bay bổng hơn các dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm rất nhiều trong khi các tư thế và chiêu thức của quyền thuật ở Nam Thiếu Lâm trông rất thô bạo và dũng mãnh, ngắn gọn và chặt chẽ, chú trọng thực dụng và hiếm khi nhảy nhót.

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_%C4%9...Qu%E1%BB%91c%29

Theo một số võ sư thì võ và vũ đôi khi khó phân biệt “Rất khó phân biệt giữa hư và thực, khó thấy rõ giữa võ chiến đấu và võ dưỡng sinh.Ngay trong một màn thị phạm có khi tôi đánh , có khi lại là Vũ Đạo, tùy tâm ý của từng lúc, từng sácna. Một giây trước là , ngay sau lại là Vũ Đạo”. (Trích lời võ sư Bùi Thế Cần, www.aiki-viet.com.vn)

Môn Việt Vũ Đạo là môn nghệ thuật chiến đấu tự vệ vậy mà lại lấy tên là Việt Vũ Đạo, ta có thể thấy hai điều đó là tính thiện trong môn võ này, hai là cội nguồn cổ xưa của nó. Cái tên của nó cho thấy người sáng lập ra môn phái hiểu rõ thế nào là Võ, thế nào là Vũ cũng như hiểu rõ nguồn gốc của cả hai từ này.

Qua một số topic về mối liên quan giữa Việt Nam và Nhật Bản, ta cũng thấy mối liên hệ giữa hai quốc gia không phải mới có cách đây vài trăm năm mà từ rất lâu rồi. Trong đó, theo Rin86, có cả mối liên quan về võ thuật. Xin hãy xem một số video sau đây về cách sử dụng kiếm trong Việt Vũ Đạo và Kendo (kiếm đạo Nhật Bản)

http://uk.youtube.com/watch?v=ClkW2LBJTg0&...feature=related

Việt Vũ Đạo

http://uk.youtube.com/watch?v=kPb5I0eijwk

Kendo

(Thật đáng tiếc vì không chèn video trực tiếp vào diễn đàn được :rolleyes: xem như vậy hơi bất tiện)

Dù không học võ nhưng bằng cảm giác của một người thông thường Rin86 thấy hai môn Kendo và Việt Vũ Đạo đều có nét tương đồng (động tác cắt giống nhau, hình dạng kiếm na ná nhau. Hy vọng đó không phải là sự trùng hợp theo kiểu hai con cá khác chi, khác loài cùng tiến hóa theo một hướng trong cùng một môi trường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

môn Vovinam là một võ phái mới, môn này là sự tổng hợp những kết tinh của võ học cổ truyền dân tộc, trong đó nó còn bảo tồn được cách sử dụng một loại kiếm cổ nhưng không rõ là cổ đến mức nào

Posted Image

đây là bộ kiếm trong một lớp học vovinam ở Pháp.

Posted Image

kiếm Nhật

Và đây là trang wed Việt Vũ Đạo quốc tế: http://www.vietvudao.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 tình cờ biết đến môn Việt Vũ Đạo qua các môn sinh của môn này tại Pháp! thật bất ngờ khi đây là một trong năm môn phái lớn nhất ở Pháp, tiếc là ở Việt Nam ít người biết đến môn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Múa cổ đại có hai phần gọi là vu vũnhạc vũ. Vu tức là bà đồng (đồng cốt nữ được gọi là vu, đồng cốt nam được gọi là hịch), có bổn phận cúng tế cầu đảo.

Tôi cho rằng quan niệm đồng cốt nam gọi là "Hịch" không chính xác. Truyền thuyết về thời Hùng Vương thứ VI viết:

Biết giặc Ân có ý định xâm chiếm nước ta. Lạc Long Quân sai HỊCH NỮ báo tin cho nhà vua biết. Vua không tin, sai bắt giam "Hịch nữ".

Qua đó thấy "đồng cốt nam" không gọi là "hịch".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhất Nam là một trong những môn võ thuần Việt, có lịch sử phát triển lâu đời. Đất tổ của Nhất Nam, nói như võ sư Bính, là “một vùng tối cổ” châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An).

theo báo tuổi trẻ:

“Tận cùng của võ là văn”

TTCT - Võ sư Ngô Xuân Bính nói ông rất lo lắng cho một thế hệ trẻ của VN đang suy giảm về thể chất, dẫn đến sự yếu kém về tinh thần. Những con người không có nhiều không gian hoạt động về thể lực, những con người ngồi phòng giấy, máy lạnh, ngồi xe máy, ôtô nhiều hơn đi bộ, không còn gần gũi với thiên nhiên, có thể nói là hoàn toàn đánh mất cơ chế hoạt động...

...........................................

Trước khi gặp võ sư Ngô Xuân Bính, tôi đã biết ông qua cuốn Nhất Nam căn bản và thông tin trên mạng Internet. Có một nghịch lý là thông tin về Ngô Xuân Bính bằng tiếng Nga nhiều gấp chục lần so với thông tin từ các trang web tiếng Việt.

Gặp ông tại Hà Nội những ngày đầu tháng 6-2009, khi ông cùng các môn sinh đang gấp rút chuẩn bị thành lập Liên đoàn võ thuật Nhất Nam Việt Nam. Liên đoàn được lập ra trên đất Việt vào thời điểm này là muộn mằn bởi Nhất Nam đã có ba liên đoàn võ thuật cấp quốc gia tại Nga, Litva, Belarus và liên đoàn thứ tư sắp ra đời ở Ukraine. Dù vậy võ sư Ngô Xuân Bính nói với tôi rằng như thế mới hợp lý! Khi đã khẳng định được vị thế của mình ở xứ người, trở về nước Nhất Nam dễ dàng nhận được sự ủng hộ trong việc phát triển một tổ chức thống nhất của môn võ này, tiến tới thành lập Liên đoàn võ thuật Nhất Nam quốc tế, đưa tinh túy của phái võ dân tộc đến với nhiều người trên thế giới.

Võ ta, môn đệ tây

“Không ít lần Nhất Nam đã giải cứu cho tôi trong những tình huống khó chịu của cuộc sống, gặp những kẻ lưu manh... Tôi nhận thấy công dụng thực tiễn của các thế võ Nhất Nam cho kết quả đáng nể về phương diện chiến đấu lẫn thu nạp nội công. Kỹ thuật ra đòn nhanh, mạnh... Tôi thấy các bài tập của Nhất Nam là sự rèn luyện tuyệt vời của cơ thể và tinh thần”.

(Một võ sinh sống ở làng Nikel, vùng Murmansk (Nga) kể trên diễn đàn mạng http://www.golovachev.ru/forum/showthread.php?t=42)

Võ sư Ngô Xuân Bính kể Nhất Nam là một trong những môn võ thuần Việt, có lịch sử phát triển lâu đời. Đất tổ của Nhất Nam, nói như võ sư Bính, là “một vùng tối cổ” châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An). May mắn tiếp thu những tinh hoa của phái võ cổ ấy, ông say mê và tâm huyết với nó, để rồi cả đời gắn nghiệp, trở thành chưởng môn. Năm 1983, Nhất Nam chính thức ra mắt làng võ Hà Nội. Cái tên “Nhất Nam” bấy giờ cũng khiến nhiều người thắc mắc. Có người bảo “cao ngạo, coi mình là nhất cõi Nam!”. Thật ra ông nói chữ “nhất” ở đây có nghĩa là “quy tụ, lôi kéo” - thống nhất lòng người, đoàn kết sức mạnh tản mác của những con người.

Khi phong trào tập Nhất Nam bắt đầu được gầy dựng mạnh mẽ và tương đối có tiếng vang ở Hà Nội, ông nhận được lời mời sang Liên Xô (cũ) làm việc. Những năm đầu của thập kỷ 1990, với tư cách là chuyên gia của Liên đoàn các môn võ phương Đông và VN ở Belarus, võ sư Bính đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, hé mở cho những người bản xứ vốn mến mộ và quan tâm đến võ cổ phương Đông con đường đến với những nét bí ẩn trong văn hóa phương Đông và VN. Trong 20 năm qua, ông và các học trò của mình đã giúp nhiều bạn bè biết đến VN qua các thế võ của Nhất Nam. Có cả một mạng lưới từ câu lạc bộ nhỏ lẻ ở các tỉnh cho đến các tổ chức mang tính chất quốc gia ở Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.

Ngày 20-10-2008 đánh dấu sự hồi hương của Nhất Nam băng hội thảo chuyên đề “Nhất Nam - võ thuật của người Việt”, kỷ niệm 25 năm Nhất Nam “xuống núi”. Ngày hôm ấy ở Văn Miếu đã tập trung khoảng 1.000 môn sinh đến từ các nước và các võ đường lớn của Nhất Nam trên địa bàn Hà Nội.

Chị Hà Thị Hạnh, một đệ tử của môn phái, kể về con gái chị Thu Giang, hiện là sinh viên Học viện Tài chính Matxcơva. Giang đã theo học Nhất Nam được hơn ba năm ngay từ khi còn ở trong nước. Qua Nga, cô đăng ký học ở một câu lạc bộ do huấn luyện viên Sergey phụ trách. Cô chia sẻ với bạn bè trong blog những cảm nhận rất tinh tế của mình về việc luyện tập môn võ này: “Qua từng hơi thở, tớ biết cách nắm bàn tay chặt hơn, đứng vững hơn trên mặt đất và biết không sợ hãi. Qua từng bài quyền, tớ thấy sự dẻo dai kỳ diệu và đẹp đẽ của cơ thể con người”.

Những mẩu chuyện như thế lý giải được cho tôi tại sao ở Nga, Litva, Belarus, số lượng môn sinh của Nhất Nam ngày càng tăng. Qua các nguồn tin khác nhau, tôi còn được biết ông có cả học trò là những lực lượng làm công tác đặc biệt ở cấp chính phủ của một số nước thuộc Liên Xô (cũ).

Võ sư và nghệ sĩ

Hiện nay ông Ngô Xuân Bính đang soạn thảo các giáo trình để phổ cập Nhất Nam trong hệ thống nhà trường: mẫu giáo, phổ thông và cả đại học, được dịch ra tiếng Nga và tiếng Anh. Ông bỏ nhiều công sức cho công trình tâm huyết của mình: các tập Nhất Nam căn bản lần lượt ra đời, bắt đầu từ cuốn I (in năm 1982, NXB TDTT) đã được tái bản năm lần! Cho đến nay đã có Nhất Nam căn bản V (NXB Thế Giới) và dự định là một tuyển tập đồ sộ 10 cuốn về võ thuật, y võ, dưỡng sinh.

Cầm trong tay những cuốn Nhất Nam căn bản, là người “ngoại đạo” tôi những tưởng mình sẽ chỉ lướt qua dăm ba trang cho có khái niệm. Nhưng không, những cuốn sách thật sự đã bắt tôi ngồi xuống và lật giở từng trang cho đến hết. Tôi không đọc võ mà “đọc văn”. Giữa những công thức khô khan của các thế võ, những quy tắc nghi lễ của môn phái, võ sư Ngô Xuân Bính “tranh thủ” kể những mẩu chuyện nhỏ vô cùng lôi cuốn, hầu như đều bắt đầu bằng câu “Thày tôi kể...”. Văn của ông trong sáng, dễ hiểu, đặc biệt là lúc lý giải nguyên tắc, hướng dẫn cách tập.

Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, ông được biết đến ở nước ngoài như một họa sĩ, tham gia nhiều triển lãm chung và riêng, từng được tờ báo Russkaya America (tờ báo ở Mỹ của cộng đồng Nga) bầu chọn là “Họa sĩ của năm” năm 2005.

Bất ngờ hơn, ông còn là tác giả năm tập thơ mà khi tôi hỏi thì ông cười vang (ông có kiểu cười thoải mái, hào sảng khiến người đối thoại không thể không mở lòng!), lý giải: “Đó chỉ là những thúc bách về tinh thần, những gì ta đi, ta thấy, ta chiêm nghiệm, đến một ngày không viết ra không được. Cũng như đến với hội họa vậy. Đôi khi mất ngủ, không thể ngủ được nếu không dùng cây cọ, màu sắc để giải tỏa...”. Những câu thơ cho ấn tượng mạnh, cảm nhận về một con người tràn đầy sức sống nội tâm, ước vọng lớn và có cái nhìn phóng khoáng: ... Chân kều xếp lại thế núi/ Đuôi kiến tạo dòng chảy/ Trái tim phồng căng...

Tôi lờ mờ cảm nhận câu “Tận cùng của võ là văn” được ghi trong tôn chỉ mục đích của Liên đoàn võ thuật Nhất Nam VN.

Vì sức khỏe thể chất và sức mạnh tinh thần nòi giống

Một trong những mục đích mà Nhất Nam hướng tới là dựa trên phương pháp y võ của môn phái để chung tay với xã hội, củng cố sức khỏe cộng đồng.

Ngô Xuân Bính nói ông rất lo lắng cho một thế hệ trẻ của VN đang suy giảm về thể chất, dẫn đến sự yếu kém về tinh thần. Những con người không có nhiều không gian hoạt động về thể lực, những con người ngồi phòng giấy, máy lạnh, ngồi xe máy, ôtô nhiều hơn đi bộ, không còn gần gũi với thiên nhiên, có thể nói là hoàn toàn đánh mất cơ chế hoạt động. Con người, đó chính là nguyên khí quốc gia, và chính sách “xây dựng con người” tại sao không bắt đầu từ việc giáo dục thể chất? Những điều mà ông trăn trở là làm sao cùng với các môn võ khác của VN góp phần củng cố sức khỏe cộng đồng, chứ không chỉ nhìn võ thuật dưới góc độ đơn thuần là thể thao.

THỤY ANH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Võ thuật Trung Hoa tuy vô số môn phái nhưng chia làm 2 nhánh là nội công và ngạnh công. Ngạnh công chủ yếu cương mãnh lấy sức mạnh cơ bắp, cứng chắc của xương là vũ khí tranh thắng, được coi là dễ luyện tập nhưng "ấu trĩ" so với nội công chủ yếu phát triển sức mạnh nội tại, vận khí, hòa nhập bản thể và vũ trụ làm được nhiều kỳ tích không ngờ, như một người nhỏ bé, cơ bắp không phát triển bao nhiêu nhưng có thể đánh gảy thân cây cổ thụ, hay đánh bay một góc núi, hay khinh thân như chim...v..v...

Truy nguyên lý thuyết phái nội công ta thấy gần như 100% là dựa trên lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà điều chỉnh hơi thở, vận khí qua các huyệt mạch, đã thông nhâm cốc, giải phóng sức mạnh khó tin của bản thân..v..v...Các kỳ tích nội công ngày nay có thể nói là đã thất truyền, nhưng đang từng bước được phục hồi và chứng minh theo tiêu chí khoa học hiện đại.

Như vậy nếu thời Hùng Vương là hậu duệ trực tiếp của nền Văn minh Lạc Việt kỳ vĩ với lý thuyết Âm Dương Ngũ hành siêu việt thì nền võ thuật của nó phải cực kỳ cao siêu, có thể vận khí lấy ngón tay làm trủy thủ mà chỉ chết 1 con voi hay vận công nhảy lên đầu con cọp mà cởi như cởi ngựa. Đi kèm với nội công siêu việt đó thì vũ khí chắc chắn cũng phải siêu việt. Nếu không thì chỉ có cách giải thích là người Lạc Việt tuy sở hữu thuyết ADNH nhưng không phát minh, ứng dụng trong võ thuật mà chính người Hoa Hạ đã tiếp thu học thuyết này và phát triển ứng dụng nó thành sở học võ thuật của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ theo nguyên tắc nếu đóng các huyệt lại thì là khinh công, mở hết các huyệt thì là khí công phải không bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ theo nguyên tắc nếu đóng các huyệt lại thì là khinh công, mở hết các huyệt thì là khí công phải không bạn.

Chào bác,

Trong võ học khinh công là tập thân pháp (kiểu như Bích Hổ Du Tường Công), còn đóng huyệt gọi là nén khí, mở huyệt để đả khí. Những ai luyện tẩy tủy kim kinh thì biết đến cái này. Ở SG có 1 chỗ luyện môn này nhưng phải là môn đệ chân truyền mới đc dạy! TL ko có duyên luyện đến mức đó :)

@HungNguyen : võ thuật TQ chia làm 2 là Ngoại & Nội công, ngạnh công là 1 môn trong ngoại công!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi kèm với nội công siêu việt đó thì vũ khí chắc chắn cũng phải siêu việt. Nếu không thì chỉ có cách giải thích là người Lạc Việt tuy sở hữu thuyết ADNH nhưng không phát minh, ứng dụng trong võ thuật mà chính người Hoa Hạ đã tiếp thu học thuyết này và phát triển ứng dụng nó thành sở học võ thuật của mình.

Những vũ khí khai quật được như rìu chiến, kiếm, dao găm nữ tướng... với kiểu dáng vừa đẹp hoa mỹ vừa rất thực dụng, tỷ lệ kim loại khoa học (như dao găm nữ tướng vừa nhẹ cừa cứng chẳng hạn) đã chứng tỏ một nền võ học phát triển đến mức độ cao từ thời Hùng Vương. Rin86 nghĩ những bằng chứng khảo cổ này không thể chối cãi được vì nếu không có nền võ học phát triển thì những vũ khí này sinh ra để làm gì? Ai phát minh ra chúng và với mụch đích gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ theo nguyên tắc nếu đóng các huyệt lại thì là khinh công, mở hết các huyệt thì là khí công phải không bạn.

Nếu bạn có chí tìm hiểu về khí công hay (nội công ) nên xem các sách về thiền định ,để tìm hiểu câu Tam hoa tụ đĩnh ,ngũ khí triều nguyên . thời các phương pháp vận khí cũng như tĩnh tâm để khai huyệt và tập trung hỏa hầu .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những vũ khí khai quật được như rìu chiến, kiếm, dao găm nữ tướng... với kiểu dáng vừa đẹp hoa mỹ vừa rất thực dụng, tỷ lệ kim loại khoa học (như dao găm nữ tướng vừa nhẹ cừa cứng chẳng hạn) đã chứng tỏ một nền võ học phát triển đến mức độ cao từ thời Hùng Vương. Rin86 nghĩ những bằng chứng khảo cổ này không thể chối cãi được vì nếu không có nền võ học phát triển thì những vũ khí này sinh ra để làm gì? Ai phát minh ra chúng và với mụch đích gì?

Những di sản còn lại của dân VIệt , ngày nay là võ Bình-Định ,ở miền nam thì cũng còn trường phái võ -lâm hay người còn gọi là võ -ta .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác,

Trong võ học khinh công là tập thân pháp (kiểu như Bích Hổ Du Tường Công), còn đóng huyệt gọi là nén khí, mở huyệt để đả khí. Những ai luyện tẩy tủy kim kinh thì biết đến cái này. Ở SG có 1 chỗ luyện môn này nhưng phải là môn đệ chân truyền mới đc dạy! TL ko có duyên luyện đến mức đó :) Dẫu bạn là đệ tử chân truyền đi nữa cũng chưa chắc đã luyện được ,vì nó còn đòi hỏi về tư chất riêng của mỗi người .

@HungNguyen : võ thuật TQ chia làm 2 là Ngoại & Nội công, ngạnh công là 1 môn trong ngoại công!

Võ thuật TQ được phát triễn mạnh và có nhiều trường phái sau khi đường Tam -Tạng ,được vua nhà Đường cho đi thỉnh kinh từ nước Thiên Trúc về ,vì không chỉ đó là kinh phật mà còn bao gồm về các học dịch khác ,trong đó cũng có các môn luyện khí công ,sau đó được Lạt Ma lão tổ dựa vào đó khai phá thêm ,tùy theo thể chất ,thông tư của từng người ngài dạy mỗi môn khác nhau , dần về sau phân hóa thêm sự bổ xung của các đệ tử mỗi người lập ra 1 trường phái riêng ,ngay cả các môn võ của Đại-Hàn ,Nhật cũng thoát thai từ đó . Rồi từ đó anh Đại Háng cũng có thói quen lấy của người rồi nhận là của mình sau khi đóng nhãn MADE IN CHINA .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Võ thuật TQ được phát triễn mạnh và có nhiều trường phái sau khi đường Tam -Tạng ,được vua nhà Đường cho đi thỉnh kinh từ nước Thiên Trúc về ,vì không chỉ đó là kinh phật mà còn bao gồm về các học dịch khác ,trong đó cũng có các môn luyện khí công ,sau đó được Lạt Ma lão tổ dựa vào đó khai phá thêm ,tùy theo thể chất ,thông tư của từng người ngài dạy mỗi môn khác nhau , dần về sau phân hóa thêm sự bổ xung của các đệ tử mỗi người lập ra 1 trường phái riêng ,ngay cả các môn võ của Đại-Hàn ,Nhật cũng thoát thai từ đó . Rồi từ đó anh Đại Háng cũng có thói quen lấy của người rồi nhận là của mình sau khi đóng nhãn MADE IN CHINA .

Đọc Kim Dung, lược bỏ bớt các chi tiết hư cấu, có thể biết được phần nào lịch sử võ học phương Đông. Ông này nghiên cứu nền võ thuật cổ rất kỳ công khi sáng tác truyện kiếm hiệp.

Đạt ma Lão Tổ cũng là người Ấn phải không, quá trình hành đạo trôi qua Trung quốc sáng lập ra Thiếu Lâm, sau này được họ coi là sao Bắc Dẩu của võ lâm Trung Nguyên, là nguồn gốc của nhiều môn phái võ thuật xưa và nay. Lúc bấy giờ người TQ xem Thiếu Lâm của họ là trung tâm (Trung Nguyên ) các môn võ cũng không kém phần oanh liệt khác ở bên ngoài ( quan ngoại) như Tây Tạng, vùng Lưỡng Hà, vùng cực Nam.

Ngày nay Yoga có thể là hậu duệ của nội công Tây Tạng ( Kim Dung có nhắc tới đoạn nhân vật Du Thản Chi nằm uốn éo với những tư thế kỳ dị để giải độc, đó là Yoga ), cũng như các môn nội công khác xuất xứ từ cách luyện nội công của Dịch cân kinh, Thiếu Lâm. Nội công vùng Lưỡng Hà ( Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ ) cực Nam ( võ ta ) thì ít nghe nhắc tới. Nhưng cách luyện của nội công ở các vùng này có giống nhau không, có cùng nguồn gốc ADNH không thì không ai dám chắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Võ thuật TQ được phát triễn mạnh và có nhiều trường phái sau khi đường Tam -Tạng ,được vua nhà Đường cho đi thỉnh kinh từ nước Thiên Trúc về ,vì không chỉ đó là kinh phật mà còn bao gồm về các học dịch khác ,trong đó cũng có các môn luyện khí công ,sau đó được Lạt Ma lão tổ dựa vào đó khai phá thêm ,tùy theo thể chất ,thông tư...

1.Thật sự Đường Tam Tạng trong tiểu thuyết Tây Du Ký khác xa với Huyền Trang (Đường Tạm Tạng) của chính sử rất nhiều. Huyền Trang của chính sử đi thỉnh kinh một cách âm thằm và lặng lẽ với các đệ tử, sự ra đi này cũng gặp nhiều rắc rối trở ngại từ phía nhà cầm quyền thời bấy giờ là nhà Đường. Và Vua đường vào thời Huyền Trang còn sống thì Phật giáo nếu không nói là không những không phát triển mà còn bị ngăn cảng, đàn áp bởi Triều đình. Bởi hai lý do sau: một là dân chúng thời ấy bỏ tục theo đạo rất nhiều nhằm trốn cảnh binh lửa và khổ cự, vì vậy khi cần tuyển mộ quân thì nhân đi không có và không thể bắt sư đi lính; hai là giai cấp tăng lữ thời bấy giờ cũng có vị trí quan trọng trong chính sự. Do vậy đạo Phật bị hạn chế và việc thỉnh kinh của Sư Huyền Trang chỉ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ.

Trớ trêu thay, ông vua Đường đam mê tửu sắt lại được ngòi bút của Ngô Thừa Ân khéo tô vẽ thành vị minh quân mộ đạo. Hic.

2.Cửu Niên Diện Bích của Sơ Tổ Đạt Ma đã tạo chấn động trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ, bởi khi chưa ai hiểu về Ngài, đạo mà Ngài muốn truyền, lời mà Ngài muốn thuyết giảng thì phải gây sư chú ý. Nói nôm na như bay giờ là cần phải quảng bá, phải PR...Nhưng cái quảng bá của Ngài thật duyệt diêu là chỉ lặng thin một chổ. Vậy mà người ta đến.

Vậy tại sao Ngài có thể Cửu Niên Diện Bích như vậy mà không ăn không ngủ? Điều này nếu xét trên phương diện võ học thì sẽ hiể ngay. Ngài thưc hành Du Già (yoga) và chỉ của bật thương thừa siêu việt của Du Già mới có thể thực hiện được. Và khi hiểu được đều này thì ta mới biết đưa rằng thực tế tổ Đạt Ma đã đi trên sông bằng ngọn cỏ lau và sống đến gần (hoặc hơn) 150 tuổi.

Vậy đi ngược đấu chân của Tổ đạt Ma thì Khí công Trung Hoa là con của Du Già (Yoga) Ấn Độ.

Trong một đợt phát sóng truyền hình của năm 2008, có một phim ký sự lần theo dấu chân của Đạt Ma Sư Tổ đi từ Ấn Độ vòng xuống phía Nam đi qua các nước Miến Điện, Thái Lan...rồi vòng lên Trung Hoa, ngươi ta thấy Tổ Đạt Ma đã lưu laị một số đia phương truyền đạo, song song đó truyền thụ võ công và nơi đây còn giữ lại được những cách thức luyện thân luyện khí không khác gì Trung Hoa về cơ bản mà còn có phần nguyên sơ hơn Trung Hoa. Họ còn lưu lại những cổ thư ghi trên lá cọ có tuổi hơn 500 năm ghi lại những phương thức luyện khí theo các tư thế của khỉ, chim, hổ, báo...mà Trung Hoa có cái gọi là Ngũ Cầm Hý. Nhưng đường quyền nhưng thế tấn không khác Trung Hoa, có khác chăng là nhưng biến thể phong phú hơn của võ trung Hoa trong quá trình phát tiển và sáng tạo.

3.Vậy ngươc lại Thời Hùng Vương có võ thuật, võ công hay không? theo Tôi cho là có, nếu lần theo dấu tích văn hóa thì sẽ có thể nhận ra được, bởi một Đế Chế trải dài 2879 năm chỉ mang một quốc hiệu Hùng với lãnh thổ rộng lớn "Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải, Tây giáp Ba Thục" thì sự toàn bị về quân sự và kỷ thuật quân sự phải cần có võ thuật võ công là điều đương nhiên. Do vậy võ Ta có thể còn tồn tai tản mác không những ở Việt Nam mà còn ngoài Việt Nam mà dâu tích của nó có thể cũng đã phai nhoà theo thời gian mà không biết gốc rể.

:) Thiên Đồnng :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc chắn từ thời xa xưa đã có võ thuật và dân tộc nào cũng có miếng võ riêng của mình. Ko chỉ là từ việc đánh nhau giữa người với người. Theo TL thì ngay từ khi con người tồn tại đã phải cạnh tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, đặc biệt với các loài muôn thú. Vì thế việc hình thành các thế võ, động tác đầu tiên là nhằm đối phó và phục vụ cho việc săn thú. Dần dà trên bước đường tiến hóa của con người các động tác này được hệ thống hóa bài bản, phù hợp với đặc thù của từng dân tộc và hình thành nên các môn, phái võ. Trong võ thuật không quan trọng anh là người học võ gì, chỉ quan trọng là anh sử dụng nó như thế nào. Nếu thế giới không có vũ khí nóng thì võ thuật mãi mãi thịnh!

Dẫu bạn là đệ tử chân truyền đi nữa cũng chưa chắc đã luyện được ,vì nó còn đòi hỏi về tư chất riêng của mỗi người .

Câu này cháu đồng ý với bác Hải! Cháu từ bỏ sư môn lâu rồi vì cảm thấy ko đủ tư chất :) giờ sáng sáng tập dưỡng sinh với mấy cụ cao niên thôi :unsure: :blink: :huh:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc chắn từ thời xa xưa đã có võ thuật và dân tộc nào cũng có miếng võ riêng của mình. Ko chỉ là từ việc đánh nhau giữa người với người. Theo TL thì ngay từ khi con người tồn tại đã phải cạnh tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, đặc biệt với các loài muôn thú. Vì thế việc hình thành các thế võ, động tác đầu tiên là nhằm đối phó và phục vụ cho việc săn thú. Dần dà trên bước đường tiến hóa của con người các động tác này được hệ thống hóa bài bản, phù hợp với đặc thù của từng dân tộc và hình thành nên các môn, phái võ. Trong võ thuật không quan trọng anh là người học võ gì, chỉ quan trọng là anh sử dụng nó như thế nào. Nếu thế giới không có vũ khí nóng thì võ thuật mãi mãi thịnh! Có 1 lúc tôi hay vào YAHOO xem hỏi và đáp ,thấy có những chú còn trẻ hỏi 1 câu ,như tôi muốn học võ xin cho ý kiến ,loại võ nào hay nhất ,buồn cười nhĩ ?

KỂ từ khi BRUCE-LEE đóng những phim võ thuật được trình chiếu trên màn ảnh của thế giới ,bắt đầu có 1 làn sóng mới cho các nước phương tây có 1 cái nhìn về vũ thuật phương đông ,thật sự ngày nay số người biết và hiểu nhiều hơn về các môn võ thuật ,ngày nay cũng có nhiều người kiếm cơm bằng cái nghề nầy ,như vậy phong trào võ thuật ngày càng được phục hưng ? luôn cả quốc gia khác cũng thế họ cũng bắt đầu khai quật những bí truyền của cha ông họ để không bị mai một .Nhưng đối với người phương tây âu họ học là để luyện thân cho khỏe như 1 môn thể dục ,còn có người có tầm nhìn xa hơn họ thích vì lề lối tôn sư trọng đạo ,có 1 tinh thần ý chí -kỷ luật ,hơn là để đi đánh nhau .

Câu này cháu đồng ý với bác Hải! Cháu từ bỏ sư môn lâu rồi vì cảm thấy ko đủ tư chất :) giờ sáng sáng tập dưỡng sinh với mấy cụ cao niên thôi :unsure: :blink: :huh:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiến thức bác Thiên Đồng quả là có hệ thống, vậy theo bác, Yoga là cái nôi, có trước cả Thiếu lâm của Đạt ma sư tổ của Thiếu lâm à? Nếu vậy nền văn hóa Ấn độ còn lâu đời hơn cả trung Hoa ?

Chắc chắn từ thời xa xưa đã có võ thuật và dân tộc nào cũng có miếng võ riêng của mình. Ko chỉ là từ việc đánh nhau giữa người với người. Theo TL thì ngay từ khi con người tồn tại đã phải cạnh tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, đặc biệt với các loài muôn thú. Vì thế việc hình thành các thế võ, động tác đầu tiên là nhằm đối phó và phục vụ cho việc săn thú. Dần dà trên bước đường tiến hóa của con người các động tác này được hệ thống hóa bài bản, phù hợp với đặc thù của từng dân tộc và hình thành nên các môn, phái võ. Trong võ thuật không quan trọng anh là người học võ gì, chỉ quan trọng là anh sử dụng nó như thế nào. Nếu thế giới không có vũ khí nóng thì võ thuật mãi mãi thịnh!

Lúc trước HungNguyen cũng có suy nghĩ giống TL, đại khái nếu xem đánh đài từ võ cổ truyền, Muay Thái, Olympic cho đến K1, đánh trong lồng..v..v.. thì thấy rằng hầu như ai nhanh, mạnh, chịu đòn giỏi, kỷ thuật khá là thắng. Nhưng sau này nghĩ khác, không rõ hồi xưa, tiền nhân giỏi võ công đánh nhau thế nào nhỉ, cũng như vậy hay siêu đẳng, thâm sâu hơn nhiều. Như vậy võ thuật tiến hóa hay lùi hóa. Nếu 1 người thế kỷ 19 đánh nhau với 1 người ở thế kỷ 10 thì ai thắng? Theo TL , kỹ thuật ngày càng hoàn thiện và tiến bộ, thì người thế kỷ 19 chắc thắng, theo HN thì chưa chắc. Nếu có võ thuật có 1 nền tảng ADNH thì chắc chắn người the kỷ 10 sẽ thắng vì gần gũi cái gốc hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TL đâu có khẳng định là người đời sau sẽ thắng người đời trước, nhưng chắc chắn 1 điều là càng về sau người ta càng cố gắng hoàn chỉnh & hoàn thiện võ thuật của môn phái, của dân tộc. Còn việc thắng thua là nói đến cái "dụng" của võ học, tùy theo tư chất lĩnh ngộ của từng cá nhân .

Nếu có võ thuật có 1 nền tảng ADNH thì chắc chắn người the kỷ 10 sẽ thắng vì gần gũi cái gốc hơn.

Võ thuật có nền tảng ADNH cụ thể là ntn? Và theo ý anh HungNguyen thì người thế kỷ 10 sẽ gần gốc hơn, tức là khả năng hiểu biết về ADNH hơn hẳn người đời sau???!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời anh em quan tâm xem môn võ này :

Nhất Nam - môn võ thuần Việt

Posted Image

Môn công đặc dị, mới chỉ được truyền dạy ở phía Bắc Việt Nam, có một khoảng thời gian chìm nổi . Nên ko nồi tiếng cho lắm . Bởi vậy ở phía Nam ít người biết.

Môn võ thuần Việt ...

Xem thêm hình ảnh :

http://www.vnexpress.net/GL/The-thao/2008/10/3BA079B4/

Share this post


Link to post
Share on other sites