Posted 23 Tháng 9, 2009 Tháp Tường Long Đức Phật Thích Ca khi còn tại thế đã tuyên thuyết : “Thế Gian Là Trùng Trùng Duyên Khởi !” ý Ngài nói thế gian mà chúng ta đang sống đây mọi sự mọi việc đều nhân duyên mà đưa đến . Có lẽ cũng do một chữ duyên mà chúng tôi đã hành hương về chiêm bái Tháp Tường Long vào một sáng mùa xuân mà tiết trời lạnh giá ! Xe dừng trước của Ủy Ban thị xã Đồ Sơn , chẳng phải là nhân duyên hay sao , khi mà bước chân đầu tiên chúng tôi đặt xuống chính là con đường mang tên vị Minh Quân Thánh Đế Lý Thánh Tông người đã 1000 năm trước đến đây phục dựng và đặt cho ngọn tháp ấy là Tháp Tường Long ! Gặp các anh trong Ủy Ban Thị Xã chúng tôi cũng thật bất ngờ trước sự nhiệt tình tâm huyết của các anh với ngọn tháp lịch sử này . Phải chăng con người ta thường ngày sống trong hồng trần thường tình của thế gian mà trong sâu thẳm Tấm Lòng Hướng Thiện vẫn không phút nguôi ngoai đau đáu . Đức Phật xưa đã gọi đó là Chân Tâm vậy ! Chỉ khoảng 30 phút đi xe máy và leo dốc bộ chúng tôi đã tới Di Tích Tháp Tường Long , xuốt chặng đường đi mặc dù khá mệt vì con dốc tuy ngắn nhưng khá cao mà sao tôi cứ thấy thoang thoảng đâu đó mùi hương trầm thanh khiết ! Đã có nhiều tranh cãi về thời điểm và địa điểm của tư tường vĩ đại của Đức Phật truyền bá vào Việt Nam , bởi chính sử không lưu lại chứng cứ gì cụ thể . Một nghìn năm Bắc thuộc với chính sách đồng hóa thâm hiểm , các triều đại Trung Hoa luôn muốn xóa nhòa tất cả quá khứ lẫn hiện tại của Dân Tộc Việt Nam . Tuy nhiên đối với các kinh sách lưu truyền trong Phật giáo thì còn ghi lại rõ ràng , Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng 300 năm trước Công Nguyên . Và mảnh Đất Thiêng mà phái Đoàn truyền bá Phật Pháp của Đức Vua Anh Minh ASOKA đặt chân đến đầu tiên chính là thành Nê Lê tức Đồ Sơn ngày nay . Trong tác phẩm Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, chương 1: Đạo Phật du nhập Việt nam - thời điểm và các tuyến du nhập, tác giả Minh Chi viết: ". Một phái đoàn do hai cao tăng Uttara và Sona được phái đến Suvannabhumi, xứ của vàng. Sử liệu Phật Giáo Miến Điệnchép rằng hai cao tăng đó đã đến Miến Điện truyền giáo. Nhưng sử liệu Phật giáo Thái Lan cũng ghi là hai cao tăngSona và Uttara có đến Thái Lan truyền giáo. Liệu hai cao tăng đó có tiếp tục hành trình và đến Việt Nam hay không, đó là một nghi vấn mà các nhà sử học Trung Hoa và Việt nam, cho đến nay vẫn chưa làm sáng tỏ được. Có học giả dựa vào tài liệu Trung Hoa nói rằng, ở Giao Chỉ tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka. Và học giả đó xác định thành Nê Lê, mà sử liệu Trung Hoa nói tới, chính là Đồ Sơn ở nước ta hiện nay" . Trong một tác phẩm khác là Đạo Phật Việt Nam, đã đưa ra những luận chứng: “ Khoảng 300 năm trước tây lịch, nghĩa là: Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ III tại Pataliputra (Hoa Thị Thành) Ấn Độ, do vua Asoka thực hiện; và cũng sau đại hội này đức vua đã gửi chín giáo đoàn đi truyền bá chính pháp tại các nước, từ Afghanistan (A Phú Hãn) tới đông bộ Mediterrenée (Địa Trung Hải), trong đó có một giáo đoàn do hai ngài Sona và Uttara lãnh đạo, đã tới Miến Điện và toàn xứ Đông Dương kể cả Việt Nam. Nói cách khác, hồi đó, ở Giao chỉ tại thành Nê Lê, tên cũ của vùng Đồ Sơn hiện nay, cách Hải Phòng 12 cây số có bảo tháp vua a Dục (Asoka), do các Phật tử địa phương xây nên, để tri ân vua a Dục (Asoka) đã cử giáo đoàn tới đây để truyền bá Phật pháp". Tiếp đó tác giả của Đạo Phật Việt Nam kể : ngày 1.1.1994, trong một chuyến tham quan, được thượng tọa Thích Quảng Tùng, trụ trì chùa Dư Hàng, Hải Phòng, hướng dẫn ra Đồ Sơn để chiêm bái Phật tích tại chỗ, và rất may mắn là được đọc tám bài thơ tả cảnh vùng này, gọi là ĐỔ SƠN BÁT VỊNH, còn ghi lại ở cuốn gia phả của họ Hoàng bằng chữ Nho, trong số tám bài thơ thì có hai bài: bài thứ năm có tên là "Tháp Sơn Hoài Cổ" nói về tháp Dục Vương (Asoka). Bài thứ ba, nhan đề: "Cốc Tự Tham Thiền", và đã được dân địa phương dịch ra chữ Việt như sau: Phiên âm: 1. Cổ tháp di hư loạn thảo đôi Dục Vương khứ hậu ủy yên đồi! Thiên chung bảo khí minh lưu thủy, Cửu cấp phù đồ hóa kiếp hôi. Tiều tử ỷ kha miên thạch đắng. Mục nhi khu độc há sơn ôi. Đăng cao dục hội sơn Tăng giảng, Hà xứ chung lâu khấu nhất hồi. Dịch nghĩa: Tháp xưa lau cỏ tốt bời bời, Vua Dục đi<a name="_ftnref3"> vua sau cũng đổ rồi! Chuông nặng ngàn cân kêu đáy nước, Tháp cao chín bậc hóa thành vôi. Chú tiểu dựng củi nằm đo đá, Trẻ mục lùa trâu vội xuống đồi. Lên núi muốn cùng Sư giảng kệ, Chuông đâu mà đánh thử một hồi? ( Vua Dục tức là Vua A Dục – AsoKa ; Vua sau tức Lý Thánh Tông Hoàng Đế ) Ở dưới chân núi Mẫu Sơn, hiện có một ngôi chùa Hang - Cốc Sơn Tự - tác giả kể tiếp là đã được gặp một ông cụ coi chùa kể chuyện rằng: "Thuở xưa vào cuối đời vua Hùng Vương, ở đây có một vị sư tên là Sư Bần (Bần Tăng), người Ấn Độ, lập bàn thờ Phật và tu ở trong hang núi này và sau đó, cũng viên tịch tại hang núi này. Bởi vậy, dân địa phương gọi là chùa Hang, hay Cốc Tự. Biết rằng: khi còn bình sinh, Sư Bần có giảng Đạo Phật cho Chử Đồng Tử. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, thì Chử Đồng Tử có ghé thuyền vào núi Quỳnh Viên và gặp một tăng sĩ tên là Phật Quang giảng đạo Phật cho nghe. Vậy, ngày xưa gọi là Quỳnh Viên Sơn và Sư Phật Quang; thì ngày nay là Mẫu Sơn và Sư Bần. Vả lại, từ tỉnh Hưng Yên, đầu sông Thái Bình, có đền thờ Chử Đồng Tử, chảy suốt ra cửa bể Đồ Sơn, cách đấy chừng năm cây số, hiện nay lại có một đền thờ Chử Đồng Tử trên bờ sông Thái Bình, vì ở đây, Chử Đồng Tử có cứu sống được người con trai của một gia đình, cho nên, theo thuyền thuyết địa phương, người ta đã lập đền thờ để nhớ ơn Chử Đồng Tử". Qua những dữ kiện trên mà ta có thể biết rõ được lộ trình của Chử Đồng Tử, đi bằng thuyền buôn, dọc theo sông Thái Bình, từ Hưng Yên ra tới cửa bể Đồ Sơn, rồi ghé thuyền vào núi Mẫu Sơn (mà ngày xưa gọi là Quỳnh Viên Sơn) để lấy nước ngọt, và gặp Sư Bần (Sư Phật Quang) ở chùa Hang Cốc hiện nay, ngay ở sát chân núi, liền với bờ biển. Dưới đây là bài thơ thứ ba trong tám bài - Đồ Sơn Bát Vịnh - để tả cảnh chùa hang, Cốc Tự: Phiên âm: 2. Thần san quỷ tạc bất tri niên? Thử cốc an bài nhược tự nhiên. Ốc tự phong đài giai tự thiết, Nham như tường bích thạch như diên. Dạ minh hiến quả liên đài hạ, Phong tử hàm hoa bảo án tiền Đảo ưởng tiêu ca hòa điểu ngữ, Chung thanh hoán tỉnh lại Tăng miên. Dịch nghĩa xuôi: Thần quỷ nào đây đã tạc ra (chùa) tự bao giờ? Hang này xếp đặt rất tự nhiên. Mái hang như rêu xanh, bậc như đá mài, Nhũ đá tựa vách tường, thềm tựa chiếu dải. Đêm trăng chim dâng quả dưới đài sen, Đàn ong ngậm hoa trước bàn thờ. Tiếng sóng, tiều ca, hoà chim hót, Chuông ngân gọi tỉnh Sư lúc ngủ say Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh chép: Truyện Đầm Nhất Dạ: Tiên Dung Mị Nương và Chử Đồng Tử chứng minh sự có mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương TK thứ III. (Triều đại 18 vua Hùng kể từ 2879 - 257 tr TL Thục An Dương Vương). Ở đây chỉ xin nhắc lại chỗ cần thiết trong truyện: Hai vợ chồng Tiên Dung Mî Nương và Chử Đồng Tử. sau khi vua cha đuổi ra khỏi nước, bèn lập ra cái chợ để buôn bán. Ngôi chợ này vẫn thường có các thương nhân ngoại quốc lui tới. Người ngoại quốc ở đây chỉ có thể là người Ấn Độ đã vượt biên giới phía bắc Ấn Độ sang vùng trù phú Myanmar (Miến Điện) rồi vào vùng Founan (Phù Nam). Trong truyện có nói rõ là hai vợ chồng gặp một đại thương gia dùng thuyền để đi buôn và nói với Tiên Dung: "Quý nhân xuất ra một thoi vàng, năm nay cùng với người nhà buôn ra ngoài biển mua vật quí, sang năm sẽ lời được mười thoi". Hai vợ chồng bàn với nhau rồi đồng ý. Người chồng đã cùng với đại thương gia đi buôn ở biển. Ngoài biển có hòn đảo tên là Quỳnh Viên (sách Đạo Giáo nguyên Lưu ghi là Quỳnh Vi). Nơi đây có một am và có một vị tăng sĩ tên là Phật Quang. Người đại thương gia và Chử Đồng Tử đã ghé thuyền vào đảo để lấy nước ngọt. Dịp này Đồng Tử được vị Tăng sĩ Phật Quang thuyết pháp cho nghe nên giác ngộ và được truyền pháp khí là chiếc gậy và cái nón lá và bảo rằng: "Linh thiêng đều từ những thứ này "; Đồng Tử có pháp khí thần thông nên bỏ nghề buôn, rồi đưa thoi vàng cho người đại thương gia đi buôn và dặn, khi nào trở về ghé vào am để chở Đồng Tử cùng về với. Khi về gặp lại nhau, Đồng Tử đem Đạo Phật nói với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ và hai vợ chồng cùng nhất trí đi tìm thầy học đạo. Sau hai vợ chồng đều đắc đạo. Truyện còn nữa, nhưng đến đây có thể tạm kết thúc . Căn cứ theo các tài liệu có trong kho tàng kinh sách của Phật Giáo ở trên thì chúng ta có thể nói về tầm quan trọng của vùng đất Đồ Sơn tức Thành Lê Nê xưa kia chính là nơi đánh dấu mốc trong lịch sử tư tưởng Dân Tộc Việt , là nơi tư tưởng Phật Giáo đặt dấu chân đầu tiên để rồi hòa hợp với các giá trị tư tưởng truyền thống của Dân Tộc trong công cuộc vĩ đại giành độc lập xóa bỏ 1000 năm bắc thuộc , phá Tống bình Chiêm , ba lần đánh bại quân Nguyên Mông , xây dựng hai triều đại rực rỡ huy hoàng Lý , Trần . Như thế có chăng sự kỳ diệu của Nhân Duyên , sau hơn 1000 năm vua Lý Thánh Tông đích thân tới Đồ Sơn phục dựng Tháp Tường Long , và cũng 1000 năm sau một lần nữa Ngọn Tháp này lại đang được phục hưng một lần nữa ! Theo một truyền thuyết được lưu truyền , khi đó đã trải qua một nghìn năm Tháp A Dục đã đổ nát thì vua Lý Thánh Tông đã mơ thấy Đức Phật A Di Đà dùng thần thông đưa tới đây và đọc cho hai câu kệ : “Tường Long Hiện Trung Hải Lôi Động Khởi Phong Đăng .” Nghĩa là : Rồng lành xuất hiện ở trên biển Phía Đông ( Quẻ Chấn – Tượng trưng cho Sấm ) Sấm nổ mở ra sự hung thịnh . Nên nhà Vua đã thân chinh ngự tới đây để cho phục dựng bảo tháp , mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị , phá Tống bình Chiêm trong lịch sử Dân tộc . Đây không phải là lần duy nhất vị Thánh Quân Anh Minh này xây dựng Chùa Tháp gắn với các giấc mơ về các Vị Phật ! Chùa Một Cột nổi tiếng cũng được tạo dựng sau khi Vua mơ thấy Phật Bà trao cho một bông sen ! Đứng về mặt Phong Thủy học mà nhận xét thì vị trí mà người xưa chọn để tạo dựng Tháp Tường Long thật là vùng đất Tụ Sơn Tụ Thủy . Bởi khi xưa các phái đoàn truyền giáo của Vua ASoKa cử đi khắp nơi trên thế giới đều là các bậc cao tăng uyên thâm về Phật Pháp lại nắm vững các tri thức khoa học Huyền Bí của nền khoa học cổ Ấn Độ - Một nền khoa học mà đến nay vẫn làm kinh ngạc không biết bao nhiêu nhà khoa học , trí thức hiện đại . Đặc biệt các Cao Tăng đi xuống vùng Đông Nam Á và Việt Nam lúc ấy đều thuộc vào hệ phái Phật Giáo Mật Tông chủ chương dùng các Phép tu hành Bí Mật để khai mở tâm thức con người dẫn đến sự giác ngộ , lại được đào tạo tại Học Viện Phật Giáo NaLanDa nên chẳng phải ngẫu nhiên mà hai vị Thánh Tăng Sona và Uttara lại cho dựng ngôi tháp ấy . Truyền thống học thuật ấy sau này tiếp tục được phát huy qua các truyền thuyết về Sư La Quý An với vùng đất Cổ Pháp nơi phát tích của Vương triều Lý ,và với sự cố vấn của Thiền Sư Vạn Hạnh mà Lý Thái Tổ đã ban chiếu dời đô để Kiến Tạo Một Kinh Đô cho muôn đời con cháu hùng cường . Với vị Cao Tăng Trần Nhân Tông Hoàng Đế với Danh Sơn Yên Tử … Đồ Sơn gồm có mười ngọn núi ( 1 núi Mẹ ; 9 núi con). Núi mẹ cao chừng 168 mét so với mặt bể; trên đỉnh núi này, chính là nơi bảo tháp Dục Vương được dựng vào khoảng 300 năm trước Tây lịch; sau khi tháp này hư hoại , tiếp đến tháp Tường Long do vua Lý Thánh Tông xây trên nền tháp cũ, vào khoảng giữa thế kỷ XI . Nhìn trên bản đồ chúng ta có thể thấy vị trí Tháp Tường Long nằm khá cân đối nơi khu vực thị xã Đồ Sơn . Nếu lấy hướng mặt nhìn ra biền lớn thì tay Long của Tháp chính là khu vực bán đảo Đồ Sơn nơi có khu bãi tắm 3 và bến nghiêng ra đảo Hòn Dáu . Tay Long này khí lực rất mạnh uốn khúc hữu tình . Nhìn bình thường tưởng là tay Long kết thúc tại khu vực Casino nhưng thực ra sau một cái uốn khúc gầm dưới biển sâu tay Long này cất cao đầu vươn lên tạo thành đảo Hòn Dáu Linh Thiêng với bao Truyền Kỳ khó tin nhưng có thật ! Đảo Dáu như thế vừa là Long Đầu vừa là Án sa của Tháp Tường Long ! Tay Long này đặc biệt còn được tiếp thêm sinh lực của nhánh sông Lạch Tray khiến cho tay Long này có đầy đủ Sơn Khí , Thủy Khí đem đến sự thịnh vượng cả con người lẫn kinh tế ! Cách đây khoảng gần 10 năm có người dân phát tâm bỏ tiền phục dựng một ngôi đền thờ một người Phụ Nữ thác oan hiển linh ngay trên tay Long này và chỉ vài năm thôi đã nổi tiếng bởi sự Linh Thiêng thịnh vượng – Đền Bà Đế ! Hướng của tay Long này là đến từ Tây Bắc ( Cung Càn – Trời – Cha ) . Tay Hổ của Tháp Tường Long chính là con sông Văn Úc đổ ra cửa Văn Úc . Đây là một nhánh của hệ thống sông Thái Bình ( Một trong hai hệ thống sông đã kiến tạo nên nền văn minh Đồng Bằng Bắc Bộ và Dân Tộc Việt ) . Trước khi đổ ra cửa Văn Úc tại Đồ Sơn sông Văn Úc đã hợp lưu và phân lưu với một số nhánh như sông Hương ( có đoạn gọi là sông Rạng ) nên nó có được một sự cân bằng rất tốt cho lưu lượng dòng chảy quanh năm . Nó chính là một nhánh tay Hổ khá tốt xét về mặt tổng thể . Tuy nhiên như một sự trớ trêu của Tạo Hóa mà khi bắt đầu đoạn sông đổ ra cửa biền Đồ Sơn thì tay Hổ Văn Úc đang đi vào từ cung Tây Nam ( Quẻ Khôn – Đất – Mẹ ) bỗng đổi hướng rẽ ngoặt xuống ( Tây Bắc – Cùng Cung Hướng Với Tay Long ) tạo thành một thế rất xấu là Phản Cung Thủy và Long Hổ Vô Tình , trở thành tay Hổ vô tình với Đồ Sơn , làm giảm đi đáng kể lượng nước đổ vào khu tiểu vịnh Đồ Sơn cũng đồng nghĩa là nguồn sinh khí giảm thiểu , lại thêm bị cái hại của thế Phản Cung Thủy thì vùng đất này tất khó tránh khỏi cái họa tiểu nhân và đàn bà . Trái lại tay Hổ này lại trở thành Tay Long kết hợp với Tay Hổ là sông Thái Bình ôm vòng tạo ra một vùng đất khá trù phú bên cạnh Đồ Sơn – Huyện Tiên Lãng . Như vậy có thể thấy đây là một vúng đất có nhiều cơ hội để phát triển mạnh các tiềm năng về con người . Điều đó đã được chứng minh bởi hình thế sơn thủy kỳ tú , bởi các thời kỳ phát triển rực rỡ đã qua là khu buôn bán với người nước ngoài của người dân Việt cổ ( Qua tích về đức Chử Đồng Tử ) cũng là nơi phát tích của một triều đại kéo dài 180 năm với khá nhiều vị vua sáng - Triều Đại Nhà Mạc . Tuy nhiên hình thế sông núi cũng không hẳn là vẹn toàn đồng thời do sự biến đổi của thời gian , tác động của tự nhiên , của con người nên nó vẫn cần được bổ sung cho hoàn chỉnh . Đó là lý do mà người xưa đã hai lần dựng Bảo Tháp nơi đây ! Nếu nhìn rộng hơn chúng ta sẽ thấy hầu hết tại các đô thị lớn hoặc kinh đô đều có sự hiện hữu của các ngọn Tháp . Kinh đô Thăng Long có Tháp Báo Thiên ( Khu vực nhà thờ lớn hiện nay ) , kinh thành Huế có Tháp Chùa Thiên Mụ ( Gắn liền với sự tích lập đô của Chúa Sãi ) , Paris có tháp Effel , London có tháp đồng hồ Bigbell , Kulalampua có Tháp Đôi …v…v..Điều này có ý nghĩa gì ?! Qua một số tư liệu khảo cổ học thì Tháp Tường Long ( Phục Dựng của Tháp ASoKa ) khá lớn , móng Tháp hình vuông mỗi chiều sấp sỉ 8 m bốn cạnh Tháp hướng tâm . Lòng tháp rỗng, là nơi đặt pho tượng A-Di-Đà . Tại di tích Tháp khai quật được hai loại gạch một là gạch móng hình vuông được gắn rất chắc bằng một chất liệu kỳ bí hai là gạch trang trí ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật hình họa độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh và các loài chim thú quí hiếm. Anh trưởng phòng văn hóa hiện nay đồng thời là một người đã từng tham gia trong quá trình khảo cổ kể lại khi đục vùng chân móng thì chỉ vỡ gạch chứ không hề bóc được lớp vữa lên . Anh cũng cung cấp thêm một chi tiết rất quan trọng là khi đó đoàn khảo cổ có phát hiện một khung cửa tháp . Sau đó thì tất cả đều được lệnh dừng lại không đào nữa . Đáng tiếc do thời gian quá lâu ( 20 năm) nên anh cũng không nhớ nó ở vị trí nào nữa ! Đặc biệt cạnh tháp còn có chùa Vân Bản được xây ở thời Trần với chuông Vân Bản, một trong những chuông cổ và to nhất của nước ta , hiện được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), Tháp Tường Long bị phá vỡ, lấy gạch xây thành trấn Hải Dương. Có bình thường không khi phải phá đi một ngọn Tháp nói lớn thì cũng lớn , nhưng để xây một tòa thành thì thật chẳng thấm tháp gì , lại thêm sự vận chuyển xa xôi khó khăn !? Thật ra với một con người thao lược lại kinh qua nhiều gian khổ mới giành được ngôi báu như Vua Gia Long , đặc biệt lại rất giỏi về Phong Thủy Địa Lý ( Tự chọn đất xây lăng mộ cho mình ) vấn đề không hề đơn giản như vậy ! Thêm nữa bài học của Mạc Đăng Dung với Nhà Lê còn nóng hổi thì việc phá hoại Tháp Tường Long chắc chắn nằm trong một kế hoạch Tâm Linh nhằm củng cố cho sự vững bền của Triều Đại nhà Nguyễn ( Hầu hết là các ông Vua bất tài nắm quyền mà vẫn tồn tại lâu dài trên 100 năm ) . Chuỗi sự kiện này còn kéo dài tới tận đời vua Minh Mạng như phá Phượng Hoàng Trung Đô ( Nghệ An ) của Tây Sơn , phá Thành Hà Nội để xóa bỏ sinh khí của một vùng Kinh Đô trên 700 năm lịch sử oai hùng với vô vàn các Bậc Hiền Tài vốn là Nguyên Khí Quốc Gia . Nhân Duyên lại một lần nữa là nhân duyên khi chúng tôi về đây thì vùng đât Đồ Sơn đang chuyển mình trong một vận hội mới .Ủy Ban thị xã cũng đang hoàn thiện nốt những giai đoạn cuối cho việc khảo sát phục dựng Tháp Tường Long . Bỏ lại sau mình những vết thương tâm thế , Đồ Sơn đang vươn mình lên như một Rồng Lành ( Tường Long ) vùng vẫy trong Biền Đông . Chúng tôi chợt nhẩm lại câu kệ trong truyền thuyết : Tường Long hiện Trung Hải Lôi Động khởi Đăng Phong Và như từ đâu đó nghìn năm xưa Linh Khí vùng đất này : Thành Lê Nê – Trấn Đồ Sơn – Thị Xã Đồ Sơn – Quận Dương Kinh bỗng ùa về tràn căng một sức sống . Không nhìn thấy nhưng rõ ràng biết bao .Thế Anh.http://' target="_blank"> Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2009 đọc trên forum thấy Li Feng viết mấy bài rất hay về thành phố Hải Phòng, rất mong được bạn chia sẻ thêm những nghiên cứu của bạn trên diễn đàn Chân thành Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2009 Xin phép được chép bài này - phần Phong thủy - vào trong lớp Phong Thủy Lạc Việt để học hỏi và tìm hiểu. Xin cảm ơn tác giả và anh Li Feng. Share this post Link to post Share on other sites