viethuy

Phát hiện thứ ngôn ngữ kỳ lạ không có số đếm

1 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện thứ ngôn ngữ kỳ lạ không có số đếm

Posted Image

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều tin rằng, trên trái đất không hề tồn tại thứ ngôn ngữ nào mà lại không sử dụng các con số để tính toán. Thậm chí, ở thời nguyên thủy con người đã biết đếm đến con số… 2.


Ấy vậy mà vẫn có một bộ lạc trên thế giới không hề sử dụng điều được cho là hiển nhiên đó - các con số.

Cho đến bây giờ, khi nhân loại từ lâu đã bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin với những siêu máy tính có thể tính được hàng tỉ phép tính mỗi giây, thì tại một nơi hẻo lánh, hoang sơ ở rừng nhiệt đới Amazon, phía Tây Bắc Brazil lại có một bộ lạc chưa hề có chút khái niệm nào về những nguyên tắc số học sơ đẳng nhất. Đối với họ, các con số là một thứ vô cùng lạ lùng. Những thổ dân trong bộ lạc có hơn 300 người này đều sử dụng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ có tên là Piran.

Sau khi phát hiện ra bộ lạc này, giáo sư ngôn ngữ Edward Gibson thuộc Trường đại học công nghệ Massachusetts đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu quá trình hình thành số đếm trong ngôn ngữ của họ. Kết quả thật hết sức bất ngờ!

Giáo sư Edward Gibson cho biết, trong ngôn ngữ Piran không có các con số cụ thể, mà thay vào đó là những từ ngữ có khả năng biểu đạt số lượng là “một vài” và “nhiều”.

Giáo sư Edward Gibson đã yêu cầu một người bản địa nói tiếng Piran đếm một số đồ vật đơn giản và kết quả thu được thật thú vị. Số “một” được người này hiểu và gọi là “ít”. Trên thực tế, những người nói tiếng Piran có thể xác định được các đồ vật khác nhau từ 1 đến 4 và coi đó là “ít”. Thế nhưng, nếu như đối tượng cần đếm là 5 hoặc 6, họ sử dụng tổ hợp từ “không nhiều lắm”, còn nếu có nhiều hơn 6 thì họ gọi là “nhiều”.

Trong bài viết được đăng tải trên tạp chí khoa học Cognition, giáo sư Edward Gibson viết: “các từ mô tả số lượng (định lượng) đều được hình thành trong hoạt động sống của con người, tuy nhiên, quy định này có thể có hoặc không phải là một phần không thể tách rời của văn hóa”.

Có lẽ, trong đời sống của những người nói tiếng Piran không tồn tại những nhu cầu phân biệt chính xác số lượng đồ vật này hay đồ vật khác. Đối với họ, cái quan trọng là cá bắt được hay hoa quả họ hái được là “ít”, “không nhiều lắm” hay “nhiều”.

Nguồn Dân trí

Theo Utro.ru

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay