Thiên Sứ

Thời đồ đá Cũng Không đến Nỗi "Ở Trần đóng Khố".

14 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm,

Bản tin trên trang web điện tử Thanh Niên Online cho biết một phát hiện khảo cổ xác định rằng:

Vào thời đồ đá, loài người đã có vài sợi và có y phục đàng hoàng. Đây chính là sự chứng minh gián tiếp và sắc sảo rằng: Quan niệm thời Hùng Vương - thời đồ đồng - chỉ "Ở trần đóng khố" là sự xuyên tạc sự thật và thiếu hiểu biết.

Dưới đây là toàn bộ nội dung bài viết.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Phát hiện mới về trang phục thời đồ đá

13/09/2009 15:14

Posted Image

Thông thường, người ta nghĩ rằng con người thời đồ đá khoác lên mình những bộ lông và da thú có màu xám tối. Thế nhưng, phát hiện gần đây làm sửng sốt giới khảo cổ vì tổ tiên loài người từng có những bộ trang phục với nhiều sắc màu sáng sủa. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều sợi vải lanh có màu hồng, lam và đen tại khu vực mà loài người từng sống từ xa xưa. Các sợi vải này được những tay săn hóa thạch tìm thấy trong hang động tại Georgia. Từ những mẩu đất sét dính vào các sợi vải, các nhà khoa học phân tích bằng carbon phóng xạ và kết luận chúng có niên đại khoảng 34 ngàn năm trước,

Báo Dailymail cho biết, các nhà nghiên cứu kết luận rằng từ thời đồ đá con người đã biết cách khai thác cây lanh mọc hoang dã để làm y phục và chỉ để khâu các mảnh da lại với nhau, hoặc tạo ra những đôi giày. Trong phát hiện này còn có cả những sợi lanh được bện lại thành những sợi thừng. Vào thời đồ đá cách đây hơn 30 ngàn năm thì thời tiết vẫn còn rất lạnh, do vậy bộ y phục chống lạnh để đi săn vào mùa đông là vô cùng cần thiết.

Tại Cộng hòa Czech cũng đã từng phát hiện những sợi vải có niên đại khoảng 28 ngàn năm tuổi.

Tạ Xuân Quan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng rằng trong môi trường lạnh, ngay cả loài thú theo bản năng cũng phải tìm cách bảo vệ cơ thể bằng cách di trú, chui vào hang,... thì con người thời đó (hơn hẳn thú) cũng phải có biện pháp bảo vệ - đó là quần áo ấm. Tuy nhiên, theo Miêu nghĩ, khi đó nhận thức con người chưa cao (lấy ví dụ như phim "Đến Thượng đế cũng phát khùng"), chưa có khái niệm sâu về thời trang, chưa có ý thức "mắc cỡ" về thân thể nam nữ, thì vào mùa hè nóng bức, trang phục mát mẻ "cởi trần đóng khố" vẫn là có thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy nhiên, theo Miêu nghĩ, khi đó nhận thức con người chưa cao (lấy ví dụ như phim "Đến Thượng đế cũng phát khùng"), chưa có khái niệm sâu về thời trang, chưa có ý thức "mắc cỡ" về thân thể nam nữ, thì vào mùa hè nóng bức, trang phục mát mẻ "cởi trần đóng khố" vẫn là có thật.

Đừng vội nghĩ rằng vào thời Hùng Vương nhận thức của Tổ tiên ta chưa cao. Điều đó rất chủ quan.

Nếu tư duy ngày ấy còn thô vụng thì đã chẳng thể có học thuyết ADNH mà cho đến tận ngày nay, chỉ với ít ỏi những mảnh vỡ văn minh còn sót lại đã bị biến dạng nhiều vẫn làm kinh ngạc những bộ óc thông minh nhất của con người. Những truyền thuyết như truyện đẻ trăm trứng, bánh trưng, bánh dày... có tính khái quát cao (về học thuyết ADNH) đến mức chẳng có một nghệ sỹ nào ngày nay có thể làm nổi. Truyện Thánh Gióng là câu truyện về người anh hùng thần thoại hay nhất mà con người đến nay có thể nghĩ ra. Tôi còn nhớ bài viết rất tinh tế của anh Thiên Sứ đánh giá truyện tình Trương Chi - Mị Nương là đỉnh Kim tự tháp trong văn học loài người tự cổ chí kim về tình yêu đôi lứa khi anh so sánh với truyện Thằng gù nhà thờ Đức bà của đại văn hào Pháp Vích-to Huy-Go. ...

Những sảm phẩm văn hóa đó chỉ có thể xuất phát từ một nền văn minh rất cao, rất tinh tế chứ không thể từ nền văn minh mới đạt mức "cởi trần đóng khố".

Còn nói để cho mát mẻ vào mùa nóng bức, không "mắc cỡ" về thân thể thì cởi trần đóng khố còn văn minh hơn nhiều mấy anh Âu Mỹ ở những bãi tắm truồng nhan nhản ngày nay ở nước họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều sợi vải lanh có màu hồng, lam và đen tại khu vực mà loài người từng sống từ xa xưa. Các sợi vải này được những tay săn hóa thạch tìm thấy trong hang động tại Georgia.

Đây chính là sự chứng minh gián tiếp và sắc sảo rằng: Quan niệm thời Hùng Vương - thời đồ đồng - chỉ "Ở trần đóng khố" là sự xuyên tạc sự thật và thiếu hiểu biết.

Từ đó, ta có thể suy ra rằng Hùng Vương từng định cư ở Mỹ và chuyện Chử Đồng Tử là của một dân tộc khác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi tự hỏi liệu Bác có nhầm chăng ? thông tin bài viết chẳng liên quan gì để có thể suy ra như thế này được.

Theo bài báo thì thời đồ đá đã có vải để mặc, thế nhưng một số nhà sử học thì cho rằng thời Hùng Vương chỉ có 300 năm cởi trần đóng khố. SP Thiên Sứ nói rằng như vậy không có lý do gì để 18 đời Vua Hùng Vương lại chỉ là thời cởi trần đóng khố ? hoàn toàn không có suy diễn là người ta tìm thấy sợi Vải của Vua Hùng ở Mỹ ?

Từ đó, ta có thể suy ra rằng Hùng Vương từng định cư ở Mỹ và chuyện Chử Đồng Tử là của một dân tộc khác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ đó, ta có thể suy ra rằng Hùng Vương từng định cư ở Mỹ và chuyện Chử Đồng Tử là của một dân tộc khác

Người Sài Gòn! bạn có tính hài hước cao cấp! Đọc bài của bạn khó mà nhịn cười.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây không phải là diễn đàn để ai muốn vào chỉ trích, nói bóng gió đưa đẩy, mà là diễn đàn học thuật, mọi phản biện phải có luận cứ. Chứ không phải nói phong long, khích bác.

Tôi không coi những kiểu khích bác ấy có giá trị. Luận cứ có thể sai hay đúng. Nhưng không thể là chỉ trích, kích động.

Sau hôi thảo này, tôi sẽ đề nghị hạn chế đăng nhập tư do. Những kẻ khích bác nói phong long sẽ đưa ra khỏi diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ Tiến Sỹ

Theo bài báo thì thời đồ đá đã có vải để mặc, thế nhưng một số nhà sử học thì cho rằng thời Hùng Vương chỉ có 300 năm cởi trần đóng khố. SP Thiên Sứ nói rằng như vậy không có lý do gì để 18 đời Vua Hùng Vương lại chỉ là thời cởi trần đóng khố ?

Bây giờ chưa cần nói tới bờ nam sông Dương Tử, hãy lấy ngay Phú Thọ làm điểm khảo sát về thời tiết. Rõ ràng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh. Vậy tổ tiên ta chống chọi mùa đông bằng cái gì, chẳng nhẽ chỉ ở trong nhà và đốt sưởi, điều đó có lẽ vượt quá khả năng tích lũy lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết của khả năng sản xuất thời đó,Hay người xưa cứ một người ra làm việc thì phải có một người đi sau bê lò sưởi sưởi ấm cho hai người. Như vậy nếu các nhà địa chất, khí hậu khẳng định thời tiết trong vòng 5000 năm trở lại đây vẫn là nhiệt đới gió mùa và các nhà sinh học khẳng định trong tiến hóa của Dân Tộc Việt Nam thì 5000 năm chưa đủ để một Dân Tộc từ cởi trần ở mùa đông rét 10 độ c đến phải mặc đầy áo ấm mà vẫn co ro vì rét cũng ở nhiệt độ ấy hiện nay thì rất khoát Dân Tộc ta phải sáng tạo ra cái che chắn sưởi ấm người vào mùa đông. Bằng chứng khảo cổ có thể tìm không thấy thì có thể do quần áo sản suất ra khó khăn nên nó không bao giờ được chôn theo người chết, lâu dần nó thành tập tục cho cả người dầu và nghèo. Lập luận "cởi trần đóng khố" có thể đứng vững nếu dân tộc ta ở châu Phi vào nơi thời tiết nóng quanh năm. Còn nếu tiến lên phía bắc nữa tới bờ nam Dương Tử với nhiệt độ mùa đông dưới không độ thì sẽ còn thấy rõ hơn sự phi lý của lập luận "cởi trần đóng khố".

Kính cụ Tiến sỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào các bác

em thấy có bác hơi nóng tính chút, mạn phép mời bác xơi chén nước. còn chuyện trên mạng có đùa chút, thì coi như xả tress mà.

về việc cởi trần đóng khố, có lẽ khônng cần tranh luận, vì truyện Chử Đồng Tử có ghi là 2 bố con có mỗi cái khố. Theo như em hiểu, với nền s/x ngày xưa yếu kém và bị thiên tai vài năm, thì người dân bị cùng cực là đúng, chưa kể còn lao dịch, thuế ... thì ví như vừa rồi bão ở miền trung còn trôi làng, vùi nhà, hay như miền núi hiện nay các bác xem báo có thấy cảnh trẻ con trần truồng không có quần áo nữa chứ. Thực là đáng buồn mà nói : không phải người ta thời Hùng vương không biết làm ra quần áo, mà có thể còn nghèo quá để có thể có đủ quần áo, thời ấy thì chắc không có mua bán và hàng hoá rồi. Ngay hiện nay, em thấy nhiều vùng dân tộc ít người vẫn dựa vào tự dệt ra vải, chứ không có gì để trao đổi với nơi khác lấy tiền mua quần áo. Nhưng mà quan trọng gì, vì thời Hùng vương đã đúc được trống đồng cơ mà, vậy thì làm ra bộ quần áo khó gì. Có tài liệu khảo cố cho biết tìm thấy di chỉ kim,dọi xe chỉ thời đó.

các bác vui vẻ tiếp nhé

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào các bác

em thấy có bác hơi nóng tính chút, mạn phép mời bác xơi chén nước. còn chuyện trên mạng có đùa chút, thì coi như xả tress mà.

về việc cởi trần đóng khố, có lẽ khônng cần tranh luận, vì truyện Chử Đồng Tử có ghi là 2 bố con có mỗi cái khố. Theo như em hiểu, với nền s/x ngày xưa yếu kém và bị thiên tai vài năm, thì người dân bị cùng cực là đúng, chưa kể còn lao dịch, thuế ... thì ví như vừa rồi bão ở miền trung còn trôi làng, vùi nhà, hay như miền núi hiện nay các bác xem báo có thấy cảnh trẻ con trần truồng không có quần áo nữa chứ. Thực là đáng buồn mà nói : không phải người ta thời Hùng vương không biết làm ra quần áo, mà có thể còn nghèo quá để có thể có đủ quần áo, thời ấy thì chắc không có mua bán và hàng hoá rồi. Ngay hiện nay, em thấy nhiều vùng dân tộc ít người vẫn dựa vào tự dệt ra vải, chứ không có gì để trao đổi với nơi khác lấy tiền mua quần áo. Nhưng mà quan trọng gì, vì thời Hùng vương đã đúc được trống đồng cơ mà, vậy thì làm ra bộ quần áo khó gì. Có tài liệu khảo cố cho biết tìm thấy di chỉ kim,dọi xe chỉ thời đó.

các bác vui vẻ tiếp nhé

Tôin thấy anh Tieudao suy nghĩ quá đơn giản. Bản chất của vấn đề chúng tôi bàn không phải ở chỗ trong hoàn cảnh nào đó, con người thời Hùng Vương có ai "Ở trần đóng khố" hay không; mà là bản chất xã hội của thời Hùng Vương có phải chỉ là một xã hội gồm "Liên minh 15 bộ lạc" thể hiện qua y phục dân tộc chỉ "Ở trần đóng khố" hay không? Hay đó là một nền văn minh kỳ vĩ một thời huyền vĩ ở miến nam sống Dương Tử: "Bắc giáp Động Đình Hồ, Đông giáo Đông Hải, Tây giáp Ba Thục và nam giáp Hồ Tôn, cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt. Tôi là một trong số rất ít người minh chứng cho cội nguồn lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học.

Tôi thành thật mà nói: Về việc này tôi cũng rất bức xúc và hơi nóng tính.

Rồng vàng tắm nước ao tù.

Người khôn nói với người ngu bực mình.

Ca dao Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vtc.com.vn/lp/12/18722/phim_tai_lie...hung_vuong.aspx

Người Việt đầu công nguyên, chẳng chỉ riêng VN mà còn cả Phù Nam, đều có vải vóc để mặc. Ít nhất có 2 thứ chính là vải đay và vải lanh, kế đó thì loại áo bằng lông thú và bắt đầu nhen nhúm vải tơ tằm.

TRống Đồng ko chỉ xuất hiện ở VN, nó rải đó đây nhiều nơi trong vùng, chứng tỏ thời đó có thương nghiệp. Anh TQ lấy cái lý do có tiền cổ nhà anh ở Trường Sa để bảo đảo ấy của anh, đó cũng là 1 bằng chứng về sự buôn bán của TQ với phương Nam đã có từ lâu.

Ngay trong Chử Đồng Tử cũng có nhắc chuyện đi buôn ra nước ngoài.

Tôi thì tôi tin rằng Vn ta quen mặc khố khi lao động, nhưng vẫn phổ biến những loại áo để giữ ấm. Bằng chứng là di chỉ Đông Sơn ta đào được 1 đống khóa thắt lưng bằng đồng. Nếu mặc khố thì dùng khóa thắt lưng làm gì?

Chính mí anh TQ khoe chuyện Tích Quang Nhâm Diên còn nói trước đó VN mặc áo cài cúc bên trái, phải đợi TQ dạy cho cách cài cúc bên phải --- > ko có áo thì cài cúc vô cái gì? Vả nhiệt độ bắc VN dù có nóng hơn TQ nhưng vẫn còn rất lạnh, Lý Thánh Tông thể kỷ 11 sau CN mà còn than " mặc áo hồ cừu,sưởi lò than thú mà còn thấy rét." thì khí hậu Bắc Việt nóng cỡ nào để 1 đám dân tộc chỉ có khố mặc ấy mặc mãi trong mấy ngàn năm mà ko bị tuyệt chủng vì cảm lạnh?

Anh TQ viết sử khoe rằng dân Phù Nam ko mặc đồ, phải đợi nhà ảnh đến dạy cho mà mặc vào thế kỷ 3 - 4 SCN, trong khi ta đào được 1 ngồi làng có niên đại trước đó với 1 đống cúc áo và khung cửi, ấy là thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể dựa hoàn toàn vào sử sách Trung Quốc để đánh giá và kết luận lịch sử và văn hóa Việt. Ai cũng biết mối quan hệ giữa VN và TQ suốt mấy ngàn năm nay, ai cũng biết TQ muốn biến Vn thành đất của TQ, muốn Hán hóa người Việt. Vậy thì với chủ nghĩa dân tộc cực đoan và những âm mưu thâm hiểm của mình, người TQ hoàn toàn có thể và đã viết sai sự thật lịch sử của Lạc Việt, kể cả mối quan hệ giữa Lạc Việt và TQ thời kỳ đầu. Tôi rất nghi ngờ những câu như: "có sứ giả Việt Thường sang cống con rùa lớn, lưng khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc trời đất mở mang, vua XX gì đấy, sai chép lấy gọi là Quy lịch". Rồi chi tiết người Hán sang dạy dân Việt cách cài áo bên phải. Ai dạy ai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể dựa hoàn toàn vào sử sách Trung Quốc để đánh giá và kết luận lịch sử và văn hóa Việt. Ai cũng biết mối quan hệ giữa VN và TQ suốt mấy ngàn năm nay, ai cũng biết TQ muốn biến Vn thành đất của TQ, muốn Hán hóa người Việt. Vậy thì với chủ nghĩa dân tộc cực đoan và những âm mưu thâm hiểm của mình, người TQ hoàn toàn có thể và đã viết sai sự thật lịch sử của Lạc Việt, kể cả mối quan hệ giữa Lạc Việt và TQ thời kỳ đầu. Tôi rất nghi ngờ những câu như: "có sứ giả Việt Thường sang cống con rùa lớn, lưng khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc trời đất mở mang, vua XX gì đấy, sai chép lấy gọi là Quy lịch". Rồi chi tiết người Hán sang dạy dân Việt cách cài áo bên phải. Ai dạy ai?

Các ngươi phải biết phân biệt giữa vải [nói chung] và lụa. Người Nam lúc đầu chưa biết dệt lụa, vả lại ăn mặc xông xênh, ít vải, cởi trần đóng khố. "Âu Lạc lõa quốc" là cách viết bao biếm, kẻ nào hiểu sai mới trách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ngươi phải biết phân biệt giữa vải [nói chung] và lụa. Người Nam lúc đầu chưa biết dệt lụa, vả lại ăn mặc xông xênh, ít vải, cởi trần đóng khố. "Âu Lạc lõa quốc" là cách viết bao biếm, kẻ nào hiểu sai mới trách.

Sử sách Hán toàn ngụy tạo: Con Long Mã hiện trên sông hoàng Hà, con Thần Quy hiện trên sông Lạc Thủy, mà có người vẫn nhắm mắt theo mới lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites