phoenix

Các vấn đề của Nhật Bản: Hikikomori- lối sống hay căn bệnh

2 bài viết trong chủ đề này

Các vấn đề của Nhật Bản: Hikikomori- lối sống hay căn bệnh

Nguồn: tuhai.com.vn

rotateBanner(); Posted ImageNgười Nhật có từ dành riêng cho chứng bệnh sinh ra từ hệ thống GD và sức ép xã hội này là "hikikomori". Nếu như hơn một thập kỉ trước nó là một cǎn bệnh mà mỗi gia đình xem như tai hoạ giáng xuống đầu mình và không dám thổ lộ cùng ai thì đến nay nó đã trở thành một vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể phải đối mặt, một tình trạng mà nhiều gia đình cầu mong không len lỏi vào người thân.

"Hikikomori" chỉ một chứng bệnh mà người mắc phải có xu hướng tránh xa xã hội. Cǎn bệnh bí ẩn được chính thức công nhận vào thập kỉ trước và đến nay đã lan rộng thành một dịch bệnh đáng sợ của xã hội Nhật Bản.

Theo Bộ Sức khoẻ, Lao động và Trợ cấp Nhật Bản thì khoảng 1,2 triệu người đã trở thành nạn nhân của dịch bệnh này.

Mầm mống của căn bệnh này có thể là sau một lần bị bắt nạt, hỏng thi đại học hoặc không kiếm được một công việc vừa ý. Trái với cách sử xự thông thường, họ đóng cửa phòng ngủ lại, kéo rèm và tự nhốt mình trong một thế giới rộng vài mét vuông bởi họ cho đó là một thế giới an toàn.

Đây được coi là hậu quả của một xã hội Nhật Bản quá kì vọng vào sự thành công cá nhân. Hầu hết những người trẻ tuổi chịu sức ép rất lớn từ xã hội, cha mẹ và trường học: họ phải trở nên độc lập, phải tiến bộ liên tục và không có ngưỡng thành đạt cuối cùng. Và khi không thể thực hiện được những mong mỏi đơn giản như hỏng thi hay không hoàn hảo trong một môn thể thao nào đó thôi họ cũng tự biến thành nhà tu ẩn dật thời hiện đại.

Theo Koji Yoshida, một chuyên gia tại Trung tâm thần kinh và tâm thần quốc gia tại Tokyo thì "có nhiều nguyên nhân dẫn tới hikikomori. Với nhiều người, đó là những mối quan hệ với con người mà họ không thể giải quyết, cái mà hầu hết mọi người coi là một vấn đề nhỏ thì với họ trở thành một vấn đề to lớn và bế tắc và cách đơn giản nhất là rút vào thế giới riêng của họ".

Trong khi không thể chặn tận gốc dịch bệnh hikikomori thì người Nhật đang phải tìm ra những liệu pháp giúp người bệnh thuyên giảm.

Nǎm ngoái, Trung tâm TK và TT đã nghiên cứu cuốn sách bỏ túi kiểu cẩm nang và được phát hành bởi Bộ y tế. Trong đó nó đề cập tới các lí do cơ bản tại sao trở nên có hiện tượng "chui vỏ ốc" và đưa ra cho họ cùng gia đình cách giải quyết tốt nhất. Cuốn sách nói với họ việc cư xử bất bình thường như xa lánh xã hội khi bị stress quá mức là bình thường và đó là một cơ chế tự bảo vệ rất tự nhiên và họ không nên cảm thấy có day dứt gì về hành động xa lánh xã hội của mình.

Mặc dù có những nỗ lực của các chuyên gia tâm thần nhưng Yoshida thừa nhận rằng vấn đề đang ngày càng tệ hơn. Cho ví dụ trong nǎm 2001, 2464 trung tâm y tế trên toàn nước Nhật đó nhận 3759 ca; thì vào nǎm 2003, con số người mắc hikikomori cần tư vấn đã tǎng lên 9986 người. Và thực tế thì đó chỉ là bề nổi của tảng bǎng chìm.

Bộ y tế Nhật phân loại hikikomori như là một hiện tượng xã hội hơn là một cǎn bệnh và các biểu hiện triệu chứng là mất ngủ, rối loạn tâm lí, sợ khoảng rộng và lo sợ bồn chồn.

Khi mà Chính phủ chưa làm được nhiều trong khi nỗi đau của mỗi gia đình có người thân mắc bệnh ngày càng lớn thì đã có nhiều cá nhân tự vận động chống chọi lại chứng bệnh lạ lùng này – Susumu Ito là một ví dụ.

Ito có cậu con trai 38 tuổi mắc hikikomori và 18 nǎm qua đã là người trải nghiệm những cung độ của cǎn bệnh này mà đỉnh điểm là 3 lần cậu con trai tìm cách tự sát. 3 nǎm trước Ito đã sáng lập một tổ chức giúp đỡ những nạn nhân hikikomori có tên Zenkoku Hikikomori KHJ tại thành phố quê nhà Konan, gần thành phố Nagoya miền trung Nhật Bản và đã rất bất ngờ vì có quá nhiều người hưởng ứng. Tới nay có hơn 150 gia đình là thành viên của hội.

Ito nhớ lại về trường hợp của con mình: "Rất khó để nói con trai tôi mắc hikikomori từ khi nào nhưng những dấu hiệu đầu tiên bắt đầu từ khi nó học cấp 2, lúc khoảng 13 tuổi. Một hôm nó buông gọn một câu là không muốn tới trường nữa. Lúc đó còn chưa có khái niệm "hikikomori" và tôi không hiểu điều gì đã xảy ra, vì vậy tôi đưa con tới bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị cǎng thẳng và kê một vài loại thuốc an thần nhưng triệu chứng chỉ giảm đi chốc lát và trở lại tình trạng cũ". Cậu con Manabu được đưa trở lại trường nhưng một lần nữa quyết định bỏ học và rút vào thế giới riêng.

Khi lớn lên hikikomori dường như thuyên giảm và Manabu đến phụ việc cho một vài công ty bao gồm 1 công ty tài chính và một nhóm trống truyền thống nhưng khi tới tuổi 30, cǎn bệnh kì quái lại quay lại. Ito kể: "Nó đấm ngực và hét lên rằng "tôi không thể làm việc; cha mẹ của tôi đã già; tôi không thể kiếm được tiền" – và đó là lí do vì sao nó tự sát 3 lần nhưng may mắn là mẹ cháu đều phát hiện kịp thời".

Với kinh nghiệm giúp đỡ con trai, hàng ngày có hơn 100 người đến tìm ở Ito những lời khuyên.

New Start cũng là một tổ chức được gây quĩ hoạt động bởi chính các gia đình có người thân mắc hikikomori đang phát huy tác dụng. Tổ chức này có cơ sở lưu trú với 80 giường bệnh tạo nên một thế giới của những người mắc một hội chứng tương tự và họ có thể học được từ nhau.

Điểm đáng lưu ý là 90% bệnh nhân là nam giới. Điều này không khó giải thích bởi người đàn ông trong xã hội Nhật gánh quá nhiều sức ép: đàn ông phải mạnh mẽ, phải uyên bác, phải làm việc cật lực và kiếm thật nhiều tiền.

Hikikomori đã không chỉ là một hội chứng trong lòng nước Nhật mà cũng phát tác ở nhiều nơi khác. New Start đã có 3 chi nhánh tại nước ngoài, một ở một trường dạy tiếng Nhật ở Manila và 2 còn lại ở 2 nhà hàng tại Seoul và Rome.

Tuy nhiên New Start cũng phải thừa nhận không phải tất cả mọi bệnh nhân đến đây đều tiến triển tốt và có khoảng 10% quay trở lại cuộc sống cũ, đóng sập cánh cửa với thế giới bên ngoài.

Theo báo Giáo dục và thời đại

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc này đặt vấn đề lại ở những bậc trưởng tôn, phụ huynh . Họ phải nhận thức được hiện trang xã hội và chính mình để tạo ra một kháng thể tự thân cho con cái bằng cách giáo dục nhận thức và chia sẻ những ưu tư của con cái .

Các bậc phụ huynh Việt Nam cũng phải cần như thế . Hic :rolleyes: :rolleyes: LacTuong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay