Lê Bá Trung

Thảo Luận Địa Lý Tả Ao

1 bài viết trong chủ đề này

Dù giải thích cách nào thì hai chữ Phong Thủy cũng tàng ẩn những năng lực thần bí trong trang phục thánh thần.Chương sách này là những thực nghiệm dụng biến các năng lực thần bí ấy, bắt đầu từ Địa Lý Tả A

ĐỊA LÝ TẢ AO

Ông tổ của phong thủy Việt là cụ Tả Ao (Nguyễn Đức Huyền, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh), xin bắt đầu từ câu bốn trong sách Địa Đạo Diễn Ca vẻn vẹn 120 câu văn vần của Cụ.

Bốn Là Mở Sách La Bàn Cho Thông.

La bàn cái nhỏ gọi là Tróc Long, cái lớn gọi là La Kinh hay La Bàn. La bàn thường có 13 vòng, nhưng quan trọng nhất là 3 vòng Thiên Bàn, Địa Bàn và Nhân Bàn.

Vòng ngoài cùng là Thiên Bàn, ứng dụng vào hướng thu thủy, phóng thủy.

Vòng trong cùng là Địa Bàn, dùng án định long mạch.

Vòng giữa là Nhân Bàn, dùng vào việc tiêu sa để xem sa nào tốt, sa nào xấu.

Cả ba vòng đều chia làm 24 ô, mỗi ô 15 o trong 1 vòng tròn 360 o.

Các chữ trong ba vòng đều giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ nếu lấy vòng trong cùng, vòng Địa bàn làm đích thì vòng Thiên bàn lệch sang bên phải nửa ô và vòng Nhân lệch sang bên trái nửa ô. Những chữ đề trong 24 vòng đó, chính Đông ở Mão, chính Tây ở Dậu, chính Nam ở Ngọ và chính Bắc ở Tí. Nếu đọc theo chiều thuận, từ Mão, theo kim đồng hồ thì thứ tự 24 chữ là : Mão, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tí, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp.

Nếu phân chia thành tám hướng thì :

Đông : Giáp, Mão, Ất.

Đông Nam : Thìn, Tốn, Tỵ.

Nam : Bính, Ngọ, Đinh.

Tây Nam : Mùi, Khôn, Thân.

Tây : Canh, Dậu, Tân.

Tây Bắc : Tuất, Càn, Hợi.

Bắc : Nhâm, Tí, Quí.

Đông Bắc : Sửu, Cấn, Dần.

24 phương vị này, có 12 phương vị thuộc địa chi, 8 phương vị thuộc thiên can và 4 phương vị thuộc Bát Quái. Ba tầng Thiên-Địa-Nhân là vậy.

NỘI DUNG CỦA ĐỊA LÝ TẢ AO

Nội dung của Địa Lý Tả Ao gồm hai điều : Lý thuyết (lý khí) và thực hành (tầm long). Cả hai đều diễn nôm sơ sài, nhưng ý nghĩa thật sâu xa.

Lý thuyết : Khuyên ai học làm thầy địa lý. Trước phải đọc sách sau là lượng cao. Dù ai khôn khéo thế nào. Học mà chẳng xét ấy là vô tông.

Bốn câu này nhấn mạnh hai điểm : Hai câu trên hàm nghĩa khi xem phong thủy phải lượng cho cao và hai câu dưới hàm nghĩa phải xét cho đúng. Muốn lượng cao và xét đúng thực không dễ dàng. Đọc sách địa lý cho kỹ để có năng lực ước lượng cho rành mà còn phải thông hiểu dịch lý học, âm dương ngũ hành để suy xét cuộc đất, tìm sự quân bình cho mọi chi tiết kỹ thuật của khoa địa lý.

1) Trước tiên đất bình dương phẳng là dương, thì gò đống nổi cao là âm và đất sơn cước nhiều đồi núi là âm thì thung lũng bãi của nó là dương. Đất sơn cước cường dũng nên chọn huyệt ở chỗ mạch nhỏ long gẩy, nơi bình dương thấp phẳng phải chọn nơi cao làm huyệt (khởi đột). Như thế mới là âm dương cân đối.

2) Rồi đến tay Long là dương phát ngành trưởng và con trai thì tay Hổ phát ngành thứ hay con gái. Long Hổ phải tương nhượng nhau. Long là anh phải dài hơn Hổ là em. Long dài hơn nên cần nhọn đầu thì Hổ ngắn hơn cần thùy đầu hay tròn đầu.

3) Sau đến núi (Sơn) chủ tĩnh là âm thì nước (thủy) chủ đông là dương. Khi đến huyệt kết phải có sơn thủy giao lai âm dương giao hội, nghĩa là núi chủ tĩnh đến đó phải quay đầu vẫy đuôi như động và nước chủ động đến huyệt kết phải lưu luyến nửa muốn ở, nửa muốn đi, tụ lại trước huyệt rồi mới chảy đi.

4) Núi và nước, một động một tĩnh đi song song như vợ chồng che chở nâng đỡ hộ vệ nhau. Nước từ khe núi chảy ra ngoài thì nước lại theo núi mà nuôi dưỡng cho khí mạch của núi, cho núi đỡ khô. Long, mạch đi có vẻ âm thì chuyển dương mới vào huyệt. Trái lại, long, mạch đi đang dương thì nhập thủ huyệt trường phải âm.

Bốn diễn giải sơ lược âm dương nói trên, dịch biến trong ngũ hành : tròn là kim, dài là mộc, vuông là thổ, nhọn là hỏa, gợn sóng là thủy. Phương hướng cũng chia ngũ hành : Đông thuộc mộc, Tây thuộc kim, Nam thuộc hỏa, Bắc thuộc thủy, bốn hướng Đông Tây Nam Bắc hội về trung ương thuộc thổ. Bốn phương lại chia thành 24 vị, vị theo hành. Lý thuyết của Địa Lý Tả Ao chỉ gồm vậy, tin hay không tin, kế thừa hay cho là hoang đường bỏ đi, tùy quan niệm từng người, không cần nghĩ ngợi bàn thêm.

Phần thực hành (tầm long) của Địa Lý Tả Ao (Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường), trình tự như sau :

Long mạch : Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch (cũng như cây trong có nhựa cây). Long có thể đi cao như dãy đồi núi và cũng có thể đi rất thấp, nó là những thớ đất, có khi chỉ cao chừng 4 cm.

Nước : Nước từ long chảy ra và chảy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ nước tụ có khi là minh đường, có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long).

Long nhập thủ : Là Long kết huyệt.

Huyệt trường : Là nơi kết huyệt.

Huyền vũ : Thế đất đằng sau huyệt trường.

Thanh Long : Thớ đất ở bên trái huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt.

Bạch Hổ : Thớ đất ở bên phải huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt.

Tiền án : Đất nổi trước mặt huyệt.

Sa : Là gò đống, chứng cứ hiện ra, nổi lên xung quanh huyệt cả trước và sau, bao gồm : bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn…

Thủy khấu : Nơi nước đến minh đường và nơi nước từ minh đường đi (cấp và thoát nước).

Minh đường : Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt.

Long sinh : Long mạch sống động, bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi.

Long tử ; Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như lươn, cá chết.

Long cường : Long mạch nổi lên to lớn hùng vĩ, ngạo nghễ.

Long nhược : Long mạch nhỏ nhắn, sắc thái thư thả, ung dung.

Tóm lại cái gì có nước là thủy, cái gì có thớ đất là long, bất kỳ không gian nào (nhà và các phòng ốc) cũng dụng phép tỏ trạch, tỏ nước, tỏ long mà xét đoán.

Thời hiện tại, đất hẹp, người đông, các khu dân cư xây dựng theo quy hoạch, khó thể tự ý tầm long và lập trạch theo ý muốn cá nhân. Tuy nhiên, trí tuệ và tập quán của con người vẫn là thiết lập các khu dân cư trên đất lành chim đậu, và kiến thức tầm long của Địa Lý Tả Ao vẫn được con cháu kế thừa.

TẦM LONG DƯƠNG TRẠCH LÀ THẾ NÀO ?

Tầm long trong ngôi nhà cư ngụ là một dụng pháp kế thừa Địa Lý Tả Ao. Dụng pháp này xin trình bày như một tham khảo.

Cửa cái là khẩu khí của dương trạch (cửa vào các phòng ốc trong dương trạch cũng là khẩu khí của không gian ấy) dẫn khí mạch theo Bát Quái hậu thiên, với lẽ thuận lộ là cát, nghịch lộ là hung.

BÁT QUÁI HẬU THIÊN

MÔN SỐ 1

BƯỚC ĐI KHÍ MẠCH

1-2-3-4-5-6-7-8-9-1

4

9

2

3

5

7

8

1Môn

BÁT QUÁI HẬU THIÊN

MÔN SỐ 6

BƯỚC ĐI KHÍ MẠCH

6-7-8-9-1-2-3-4-5-6

4

9

2

3

5

7

8

1

6.Môn

BÁT QUÁI HẬU THIÊN

MÔN SỐ 8

BƯỚC ĐI KHÍ MẠCH

8-9-1-2-3-4-5-6-7-8

4

9

2

3

5

7

8-Môn

1

6

Bát quái Hậu thiên định danh theo số mà gọi là Bát quái đồ, như sau :

Số 1 : Mệnh của chủ dương trạch là cung Sự Nghiệp.

Số 2 : Người đồng lập trạch là cung Hôn Nhân.

Số 3 : Âm dương hòa hợp là cung Gia Đình.

Số 4 : Mục tiêu của đời sống là cung Phú Quí.

Số 5 : Tích trữ, cân bằng nội lực là Trung Cung.

Số 6 : Thu nhận ngoại lực từ may mắn là cung Quí Nhân Phò Trợ.

Số 7 : Sinh dưỡng con cháu là cung Tử Tức.

Số 8 : Sự nghiệp lập thành là cung Trí Thức.

Số 9 : Thành đạt của người đời là cung Danh Tiếng.

Từ Bát quái Hậu thiên và Bát quái đồ nhận thấy, dương trạch cát thuận với môn tiền mở ở vị trí số 1. Các phòng ốc trong nhà tùy theo sở nguyện có thể cát tường với cửa ra vào ở vị trí số 6 hoặc số 8. Ví dụ, phòng trẻ em nên mở cửa ra vào vị trí số 6 vì khí vào từ số 6 đi lên vị trí số 7 là cung Tử Tức. Ngược lại, thư phòng hoặc phòng làm việc thì lại nên mở cửa ra vào ở vị trí số 8 vì khí sẽ lên số 9 là cung Danh Tiêng.

TRỞ LẠI ĐỊA LÝ TẢ AO.

Muốn cho con cháu Trạng Nguyên. Thì tìm bút lập đôi bên sắp bầy. Nhất là Tân, Tốn mới hay.Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên.

LÀ THẾ NÀO ?

Nhìn la bàn hay hình đồ bát quái, chú ý các phương vị Tân, Tốn, Bính, Đinh, Đoài, Cấn (in đậm).

TỴ

TỐN

THÌN

BÍNH,NGỌ,ĐINH

MÙI

KHÔN

THÂN

ẤT

MÃO

GIÁP

CANH

DẬU

TÂN

DẦN

CẤN

SỬU

QUÝ, TÍ, NHÂM

TUẤT

CÀN

HỢI

Việc tấn học, nghiệp học rất chuộng phương vị Nam, cung Danh Tiếng. Chuộng nhất là hai phương vị Bính và Đinh (không chuộng Ngọ vì là chính Nam, tuyệt hỏa), nghĩa rằng đất nơi phương Nam,tả có huyệt bút (phương Tốn, huyệt bút) và hữu có huyệt nghiên (phương Đoài, huyệt nghiên) triều về, thì việc tiến thân đường học hành, thi cử, khoa bảng là vượng địa.

Bút tượng hình như trái núi, như cây bút nhọn đầu, ý nghĩa là giải đất nằm, đầu nhọn, ôm chầu về huyệt. Có hai loại bút, bút nằm và bút đứng. Bút nằm là bút giác điền, bút đứng là bút lập. Bút lập còn gọi bút kình thiên (chống trời).

Nghiên là gò đống hay mảnh ruộng con hình vuông, chữ nhật, cũng có thể có nghiên hình tròn hay bán nguyệt.

Đây là những căn bản nên ứng dụng vào việc kích hoạt cung Sự Nghiệp của dương trạch, các phòng ốc dành cho việc học tập và phòng trẻ em, thậm chí dụng được ngay trên bàn làm việc, bàn học.

PHÂN BIỆT HUYỆT TRƯỜNG MỘC TIẾT, KIM LOAN ?

Mộc Tiết văn đỗ Trạng Nguyên. Kim Loan võ được tước quyền Quận Công.

LÀ THẾ NÀO ?

Là phân biệt được cuộc đất phát văn hay phát võ. Một đất sinh nhân như thế nào, đầu tiên phải biết đất đó thuộc về văn hay võ. Văn cao nhất là Trạng Nguyên, Tể Tướng, xuống thấp dần đến thư ký. Võ cao nhất là Quận Công, Nguyên Soái xuống thấp nhất là lính. Muốn biết mức độ cát hung thế nào phải biết cuộc đất đó phát văn hay phát võ.

Nếu phát văn thì cuộc đất hình dài,dài là hình mộc,nếu võ thì cuộc đất hình tròn, mà tròn là hình kim.Trường hợp đất vừa dài, vừa tròn có thể cho là phát cả văn lẫn võ.

Thời hiện đại, xã hội phát triển, ý nghĩa cuộc đất không chỉ đơn thuần hai ý nghĩa phát văn hay võ, mà được luận theo ngũ hành, như sau :

Cuộc đất hình vuông, thuộc thổ, phát vượng nghĩa sinh tồn, sinh lý, thuộc văn võ cách. Cuộc đất hình tròn, thuộc kim, phát vượng ý nghĩa an toàn, kim lộc, thuộc võ cách. Cuộc đất uốn lượn, gợn sóng, thuộc thủy, phát vượng ý nghĩa giao tiếp, thuộc văn cách. Cuộc đất hình dài, thuộc mộc, phát vượng nghĩa sinh, dưỡng, tự trọng, thuộc văn cách. Cuộc đất hình tam giác, nhọn đầu, thuộc hỏa, phát vượng ý nghĩa thành tích, thuộc võ cách. Năm cuộc đất này, hình thổ, hình mộc được ưa chuộng nhất. Hình kim dụng khó, dụng được tất giầu có. Hình thủy và hỏa ít được dụng, dụng được hình thủy chủ thọ, hình hỏa chủ danh. Trong thực tế, hình hỏa gây ra nạn ách, họa hại nhiều hơn phúc thọ.

Nhấn mạnh : không có cuộc đất nào toàn cát và không cuộc đất nào toàn hung. Hung cát luôn song hành, chủ cư ngụ tiếp nhận hung cát thế nào chính là bản chất của phong thủy. Ý nghĩa hình dài mộc (phát văn) và hình tròn kim (phát võ) là một gợi ý các giải pháp xuất và nhập thế cho dương trạch và phòng ốc.

HUYỆT HUNG CÁT.

Xem cho biết huyệt cát, huyệt hung.Huyệt cát nước tụ vào lòng.Đôi bên Long Hổ uốn vòng triều lai.Huyệt hung minh đường bất khai.Sơn tà, thủy xạ,hướng ngoài tà thiên.

LÀ SAO?

Một đất kết (nền đất) cần phải xem xét đó là đất kết cát hay đất kết hung.

Huyệt hung thì minh đường không tụ nước và sơn thủy xấu. Sơn thủy xấu là Sơn tà, thủy xạ, hướng ngoài tà thiên.

Sơn tà : là sơn không chính.Sơn là các xa như bút (dài, nhọn), bảng (hình chữ nhật), ấn (hình vuông), ngựa, voi, trâu, lân, hổ,(hình thú).Những sa này không chầu vào huyệt , chiều cao không cân đối (gần thì ngang huyệt, càng xa càng cao hơn) đều là sơn tà (không chính), không quân bình. Sơn xấu làm cho huyệt kết thành kết hung.

Thủy xạ : là các ngọn nước đáng lẽ phải bao (chảy êm đềm) chầu về huyệt thì lại đâm thẳng vào huyệt hay vào giữa minh đường. Nước như thế là thủy xạ. Thủy như thế là thủy xấu làm cho huyệt kết thành kết hung.

Hướng ngoài tà thiên : là sơn hay thủy đáng lẽ chầu vào huyệt thì lại quay lưng lại huyệt và chầu ra ngoài (hướng ngoài). Các sa méo mó, lệch lạc siêu vẹo lở đứt. Sơn thủy hướng ngoài tà thiên cũng làm cho huyệt kết trở thành kết hung.

Không những sa (sơn) và thủy (ngọn nước) hướng ngoài tà thiên là xấu, mà chính ngay Minh Đường hướng ngoài tà thiên cũng là xấu. Minh Đường hướng ngoài tà thiên là loại minh đường nghiêng lệch, đổ nước ra ngoài chứ không thu nước vào trước huyệt. Minh Đường mà nghiêng lệch thì con cháu sẽ có tâm địa tà dâm, bất chính.

Tóm lại, muốn biết huyệt cát hay huyệt hung nhất thiết phải quan sát tứ tượng. Một huyệt cát trước tiên và cần thiết nhất là : Minh Đường phải có nước tụ và hai bên Long Hổ phải ôm chầu về huyệt.

Đối với dương trạch hay phòng ốc, phong thủy còn có khả năng dịch chuyển hóa giải hung cát, nhưng với âm phần thì không. Do vậy các thể thức an táng và bố trí dương trạch nên tuân theo các nguyên tắc truyền thống chung.

ĐỊA LÝ TẢ AO ĐƯỢC KẾ THỪA THẾ NÀO ?

Phải chăng cha ông ta chỉ chuộng thực hành mà không chuộng thuyết lý, nên gần như không để lại một cuốn sách kinh điển nào về phong thủy cho hậu thế. Các vị hóa thân vào nhân gian truyền khẩu phong thủy Việt bằng ca dao, tục ngữ. Thật đáng tiếc. Địa Lý Tả Ao cũng chỉ là những ghi chép mang mầu sắc kinh nghiệm, không đủ cơ sở để thành giáo khoa, nên việc đời sau kế thừa và phát triển là không đáng kể. Các nhà tập sự phong thủy thời nay gần như không có cội nguồn để thiết lập lý thuyết phong thủy Việt. Cái hiện có chỉ là những lý thuyết phong thủy sao chép, trích dịch từ sách vở Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, thậm chí cả Anh,Mỹ. Người nọ sao chép của người kia và tự cho là khởi phát từ nguồn cội. Cuốn sách Phong Thủy Ứng Dụng này cũng vậy, chỉ là cuốn sách sao chép, nên người chép sách cố ý không vinh danh bất kỳ nhà nghiên cứu phong thủy Việt nào, mà gộp chung đóng góp của mọi cá nhân (nếu có) cho nền móng phong thủy Việt Nam.

Nguồn:phongthuybnn.com

Share this post


Link to post
Share on other sites