Guest

NhÀ SÀn - Cái Nhìn Từ Phong Thủy Lạc Việt

4 bài viết trong chủ đề này

NHÀ SÀN
NÉT KIẾN TRÚC VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC VÙNG CAO
Nhìn từ Phong Thủy Lạc Việt
Posted Image


Hoàng Triều Hải

Trên quê hương cũ
Tôi vốn mang trong mình dòng máu dân tộc Tày, quê quán: Thôn Nà Xỏm, xã Cẩm Giàng , Huyện Bạch Thông , tỉnh Bắc Kạn. Sinh ra và lớn lên ở thành thị nên đối với tôi, ký ức về quê hương với đồi núi trùng điệp, con suối mát lạnh với cối giã gạo , nhà sàn , luôn là những ký ức không dễ gì phai nhạt.
Thời đó, là trẻ con nên tôi rất sợ bước lên nhà sàn, bởi cầu thang dốc đứng, bởi sàn làm bằng nứa dẫm lên ọp ẹp như sắp gãy, bởi ngủ ở phía trên đám trâu bò, lợn gà và ..khói mù bởi cái bếp ngay giữa nhà. Tôi chỉ biết, mỗi khi về quê thì được ăn ngô , khoai nướng nóng hổi. Chỉ cần với tay lên trên bếp là đã có cái để nướng.

Posted Image


Posted Image


Bản Lác - Mai Châu, không xa lạ với mọi người, nhưng với tôi vẫn là một nơi chỉ biết tới qua câu thơ của bài Tây Tiến và mường tượng giống như quê hương tôi. Được nghỉ 2-9 ít ngày, tôi liền quyết định cùng nhân viên công ty đi bản Lác Mai Châu để khám phá vùng đất đầu tiên của Tây Bắc hùng vỹ.

Mất 4 tiếng từ Hà Nội, chúng tôi mới tới được Mai Châu sau khi vượt qua đèo Mai Châu khá cao và rất đẹp. Nhìn từ trên đèo, thung lũng Mai Châu nằm yên bình với một màu xanh của núi rừng, ruộng lúa cùng màu trắng của mây.


Nhà sàn nhìn từ góc độ phong thủy

Nhận xét đầu tiên của tôi là: thung lũng này tụ khí và rất vượng khí. Đó là cái nhìn đầu tiên dưới góc độ của một ngừơi nghiên cứu phong thủy.

Posted Image


Xuống hết đèo Mai Châu, theo đường rẽ vòng cung là tới thị trấn Mai Châu. Xét về khí thì toàn bộ khí sẽ dễ dàng xuống theo chiều về Mai Châu hơn là rẽ phải bởi việc đổ dốc từ trên đèo và đường rẽ trái có xu thế mở hơn là rẽ qua Sơn La.

Posted Image

Điều chứng nghiệm của sự vượng khí là thị trấn này rất sầm uất. Trường học và nhà cửa xây khang trang, buôn bán tấp nập. Nếu không có những hình bóng của những bộ trang phục dân tộc Thái, Mường, có lẽ tôi không nghĩ đây là thị trấn vùng cao.Có nhiều nhà xây rất đẹp , khang trang nhưng tiếc là sai rất nhiều xét theo phong thủy Lạc Việt. Có nhiều nhà không mái, và nhiều nhà không mái, hoặc chỉ có chút xíu mái rất tượng trưng ở đằng trước. Hình như đó là mốt kiến trúc ở đây thì phải.

Posted Image

Đi gần hết thị trấn, rẽ phải qua cánh đồng lúa, chúng tôi tới bản Lác. Chỉ thấy toàn nhà sàn, nhưng được qui hoạch khá bài bản. Đường bê tông khang trang và sạch sẽ. Cũng là hiếm bởi mốt mua nhà sàn từ miền xuôi với giá rất cao, đã làm mất dần đi nhà sàn vùng cao. Gỗ càng quí, giá càng cao, thậm trí cả tỷ đồng cho căn nhà gỗ lim, trắc hay đinh.

Chúng tôi tới nhà nghỉ số 15 - HÀ THỊ TRANG, nhà chúng tôi đã liên hệ để đặt trước. Ném vội hành lý lên nhà sàn, cả lũ chúng tôi kéo nhau tranh thủ tham quan xung quanh trước khi trời tối. Riêng với tôi, tôi lại chỉ nhìn ngó săm xoi “Fengshui” chứ nhà sàn dân tộc với tôi không mấy xa lạ.

Posted Image

Ấn tượng đầu tiên là sự tiến bộ hơn so với nhà sàn cổ truyền: Nhà sàn tôi ở thì phía dưới là “ao cá”, chiếm tới 70% mặt bằng. Phần còn lại là cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà WC , nhà tắm.

Posted ImagePosted Image

Nhà sàn thì vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc truyền thống: sàn làm bằng nứa đập dập, mái lá, hai cầu thang hai bên nhà. Bếp được đặt giữa hai gian chính.
Có cả bếp than củi lẫn bếp ga hiện đại.

Cầu thang gỗ hai bên xét theo phong thủy Lạc Việt thì là kiểu cầu thang xương cá, thóat khí hoàn toàn. Xung quanh, có tay cầm nhưng cửa sổ thì xung quanh nhà, nên căn nhà hoàn toàn vô khí, cô Âm – cô Dương.
Posted ImagePosted Image

Nhà sàn không phân phòng, nhưng khu vực ở thì có qui định bằng các dầm gỗ phía dưới. Cứ sau mỗi dầm to là một khu vực: Cầu thang đi lên là cho người lớn tuổi nhất – sau cùng là cho vợ chồng mới cưới hoặc nhỏ nhất.

Nhưng vậy, cho dù thu nhập từ du lịch cũng giúp cho bản Lác tiến bộ và khá hơn so với làng dân tộc, nhưng rõ ràng cho thấy đàn ông dân tộc Thái ở bản Lác sẽ không làm tròn vai của trụ cột gia đình và người phụ nữ dân tộc Thái sẽ rất vất vả và cũng không giàu có.
Bản lác có hơn 100 hộ dân với khoảng hơn 500 nhân khẩu. Tất cả là người dân tộc Thái trắng. Họ nói tiếng Thái, và tiếng Kinh với ngữ âm rất dân tộc. Cả bản có 4 đoàn văn công, mỗi đoàn có 15-20 ngừời. Họ vừa làm ruộng, bán hàng, dệt vải, may vá, đến tối thì biểu diễn văn nghệ.
Posted Image
Đối diện nhà nghỉ số 15 là một nhà kinh doanh có lẽ khá nhất trong bản. Anh chồng nói rất nhiều và tính toán bán hàng cũng rất ư là phụ nữ. Điều duy nhất cảm nhận, đó là anh ta cùng vợ sống trong căn nhà xây dưới nhà sàn. Nhà sàn là nơi để tiếp khách du lịch. Tôi không xem xét sâu về phong thủy căn nhà này, nhưng tôi chỉ muốn so sánh sự hơn kém trong việc sống trong nhà sàn và nhà theo kiến trúc hiện đại.
Xét trong tổng thể vùng Mai châu, vốn là nơi vùng cao nên Âm khí rất thịnh, nhưng Dương khí lại suy. Nên khi nói chuyện với cô Hà thị Trang con gái của chủ nhà nghỉ, một thiếu nữ Thái rất xinh đẹp và chăm chỉ (hiện là sinh viên năm thứ 3 khoa Dân tộc học – ĐHQG), thì đa số công việc đều do người phụ nữ Thái đảm trách. Đàn ông thường thì uống rượu và đi tụ tập. Số thanh niên, đa phần xa bản đi làm ăn xa hoặc lái xe. Trong suốt thời gian tôi ở đây, tôi không nhận thấy vị trí rõ rệt của người đàn ông Thái trong gia đình. Những gia đình vẫn sống trong nhà sàn truyền thống cũng chỉ để đủ chi tiêu và nếu như những căn nhà sàn được sửa theo Phong thủy Lạc Việt, chắc chắn cuộc sống của họ sẽ còn tốt hơn

Posted ImagePosted Image

Vào khoảng năm 2004-2005, tôi có một khách hàng tại Tam Điệp – Ninh Bình. Khách hàng của tôi là một ông chủ nhà máy sản xuất thức ăn cho bò từ bã Dứa, xuất khẩu qua Nhật Bản và Hàn Quốc. Anh từng sống tại thị trấn Tam Điệp trước khi tôi gặp anh. Lúc đó, công việc làm ăn rất phát đạt.
Khi tôi gặp anh là lúc anh thuê được mấy héc ta đất rừng 50 năm, anh xây dựng khu sinh thái bao gồm bể bơi, vườn nhãn, vải và anh mua một căn nhà sàn theo mode của những đại gia mới phát. Vợ chồng anh chuyển về sống ở nhà sàn này để kinh doanh ăn uống, café và bể bơi.
Chúng tôi thường tổ chức đi nghỉ 2 ngày ở nhà sàn của anh vì nó nằm gần núi Vàng, phong cảnh rất thơ mộng và đặc biệt bởi món gà nướng muối rất đặc biệt của anh. Thích nhất là vào mùa vải , nhãn và dứa, ăn mệt nghỉ , sợ không có sức. Thế nhưng, cũng thật buồn cho anh, từ ngày anh về sống ở nhà sàn, tài sản, tiền bạc cứ thế nối đuôi nhau ra đi. Giờ anh cũng chỉ kiếm tiền để chi phí.

Những năm trở lại đây, tôi thường về quê quán thăm nom họ hàng và mộ của tổ tiên. Đường vào làng giờ đã to hơn, tôi có thể đi xe vào tận làng. Ngày xưa, hồi tôi bé, mất cả 3 tiếng đi bộ từ đường cái vào tới làng tôi – Thôn Nà Xỏm.
Cả thôn chỉ vài chục mái nhà, toàn là anh em chú bác đằng nội. Chẳng biết có phải vì bán nhà sàn cho dân buôn từ xuôi hay vì thay đổi thời cuộc, nhưng tuyệt nhiên không còn mái nhà sàn ghi đậm trong ký ức tuổi thơ của tôi. Làng xóm giờ toàn nhà mái bằng, ai cũng có xe máy, ti vi. Cuộc sống đã khấm khá hơn trước nhiều rồi.

Tôi chưa có cơ hội để trải nghiệm nhà sàn ở dân tộc phía Nam, chỉ nghe nói ở tây nguyên nhà sàn có 2 cầu thang: 1 đực – 1cái. Cầu thang cái ở đầu nhà chỉ để đi lên, có hai núm như núm vú để nắm vào kéo người lên. Cầu thang Đực chỉ để đi xuống phía sau nhà. Tôi cũng đóan rằng, thiết kế của nhà sàn nơi đây cũng như bao nhà sàn khác, đều vô khí và cô âm cô Dương.
Tôi mong ước, có một ngày chúng ta sẽ có ngôi nhà sàn vượng khí, theo tiêu chuẩn Phong thủy Lạc Việt.

Hoàng Triều Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhận xét của bạn hoàng triều Hải chưa đúng đâu bạn thấy rằng vùng tây bắc vùng nào chẳng âm khí thịnh, chính vì vậy làm nhà sàn tránh được âm khí ảnh hưởng. Vì trước kia khi người Kinh làm nhà chủ yếu một tầng thì họ đã làm nhà sàn để ở rồi.

Gì chứ vùng Mai châu tôi tìm hiểu kỹ lắm , bạn có biết rằng hầu hết các vị trí chủ chốt nhất ở tỉnh hòa bình đều do dân Mai châu lắm giữ không.Long mạch vùng này cũng chỉ kết được 1 đến 2 huyệt lớn thôi. Nếu đúng vùng cực bắc dương khí lớn thì người ta làm nhà đắp đất là được rồi, nếu có dịp lên cực bắc các bạn nên vào nhà vua mèo vương chí thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhận xét của bạn hoàng triều Hải chưa đúng đâu bạn thấy rằng vùng tây bắc vùng nào chẳng âm khí thịnh, chính vì vậy làm nhà sàn tránh được âm khí ảnh hưởng. Vì trước kia khi người Kinh làm nhà chủ yếu một tầng thì họ đã làm nhà sàn để ở rồi.

Gì chứ vùng Mai châu tôi tìm hiểu kỹ lắm , bạn có biết rằng hầu hết các vị trí chủ chốt nhất ở tỉnh hòa bình đều do dân Mai châu lắm giữ không.Long mạch vùng này cũng chỉ kết được 1 đến 2 huyệt lớn thôi. Nếu đúng vùng cực bắc dương khí lớn thì người ta làm nhà đắp đất là được rồi, nếu có dịp lên cực bắc các bạn nên vào nhà vua mèo vương chí thành

Ái chà, wellcome anh nguyenvu tham gia diễn đàn, cũng một vài câu mà chỉ bảo được cho đàn em rất nhiều. Học được ở anh một điều : viết nhiều chưa chắc đã đúng, chỉ một hai câu nhưng....chuẩn là...không phải chỉnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Anh Nguyenvu,

Cảm ơn Anh đã đóng góp cho bài viết của HTH.

Nói về vấn đề Âm khí, Dương khí, HTH hiểu là Âm Dương phải tương đồng chứ nếu chỉ có Dương khí không thì gọi là cô Dương, và là âm dương bất tương đồng. Như vậy theo anh nói ở vùng cực bắc dương khí lớn, như vậy có nghĩa là không có âm khí. Tức nhiên , âm dương bất tương thì người ta không làm nhà. Ngược lại cũng vậy.

HTH cũng hiểu, vùng núi thường âm khí rất vượng do rừng núi nhưng không có nghĩa là không có dương khí.

Trong bài viết HTH không dám bàn tới chuyện long mạch và huyệt khí, mà chỉ dám nhìn về khía cạnh rất nhỏ là Nhà Sàn. Điều rõ ràng, Mai Châu là vùng đất tụ khí theo cách nhìn của HTH và cảm ơn thông tin của anh , mà từ đó khẳng định về việc Mai Châu là vùng đất tụ khí nên các vị trí chủ chôt của tỉnh Hòa Bình do người Mai Châu nắm giữ. Nhưng HTH cũng cho rằng, các vị trí chủ chốt ấy đều không sống trong nhà sàn truyền thống.

HTH rất mong được học hỏi từ Anh.

Trân trọng

HTH

Nhận xét của bạn hoàng triều Hải chưa đúng đâu bạn thấy rằng vùng tây bắc vùng nào chẳng âm khí thịnh, chính vì vậy làm nhà sàn tránh được âm khí ảnh hưởng. Vì trước kia khi người Kinh làm nhà chủ yếu một tầng thì họ đã làm nhà sàn để ở rồi.

Gì chứ vùng Mai châu tôi tìm hiểu kỹ lắm , bạn có biết rằng hầu hết các vị trí chủ chốt nhất ở tỉnh hòa bình đều do dân Mai châu lắm giữ không.Long mạch vùng này cũng chỉ kết được 1 đến 2 huyệt lớn thôi. Nếu đúng vùng cực bắc dương khí lớn thì người ta làm nhà đắp đất là được rồi, nếu có dịp lên cực bắc các bạn nên vào nhà vua mèo vương chí thành

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites