Thiên Sứ

Mở Bể Than 210 Tỷ Tấn: Trách Nhiệm Giải Trình

7 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết dưới đây trên báo điện tử Tuanvietnam. Dưới bài viết có mục "Ý kiến bạn đọc". Vì không rành các chức năng gửi bài trên mạng điện tử này. Bởi vậy Thiên Sứ tôi phải đưa lên đây để mọi người quan tâm quán xét.

Mở bể than 210 tỷ tấn: Trách nhiệm giải trình

17/09/2009 06:08 (GMT + 7)

(TuanVietNam)- Mở bể than không thể chỉ tính đến việc giải bài toán về năng lượng mà còn phải tính đến bài toán về giữ đất lúa và môi trường sống cho người nông dân. Chính phủ phải giải trình một cách đầy đủ để các ĐBQH có đủ điều kiện cân nhắc.

>> Mở bể than 210 tỷ tấn: Tiềm năng lớn, rủi ro cao

>> Mở bể than 210 tỷ tấn: Không đánh đổi lúa lấy than

Trao đổi với Tuần Việt Nam về Đề án phát triển bể than đồng bằng sông Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Lê Quốc Dung nhấn mạnh: Mở bể than không thể chỉ tính đến việc giải bài toán về năng lượng mà còn phải tính đến bài toán về giữ đất lúa và môi trường sống cho người nông dân. Nếu không chúng ta sẽ phải trả giá đắt mà nguồn thu được từ than không thể bù đắp nổi… Khai thác than và giữ đất lúa

Thưa ông, ông nghĩ thế nào về đề án phát triển bể than đồng bằng sông Hồng được đưa ra vào thời điểm này?

Ông Lê Quốc Dung: Trước hết phải thấy rằng, nhu cầu về nguyên, nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp hóa ở nuớc ta hiện rất lớn, trong khi các nguồn đều có giới hạn. Chỉ còn nguồn than, nhưng mỏ than ở Quảng Ninh thì trữ lượng cũng hạn chế, khai thác đạt hơn 40 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu của Việt Nam lớn, dự báo năm 2015 có thể vọt lên đến 90 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu trong nước thì sắp tới lượng than xuất khẩu sẽ không còn nhiều.

Hơn nữa nếu phát triển nhiều nhà máy điện chạy bằng than thì việc Việt Nam không còn xuất khẩu than mà phải nhập than về là điều khó tránh khỏi. Qua quá trình thăm dò, chúng ta phát hiện có một bể than ở Đồng bằng sông Hồng rất lớn, với trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn. Đồng ý cần phải có thêm nguồn than để giải quyết bài toán năng lượng nhưng có quá nhiều vấn đề đang đặt ra cho đề án này.

Cụ thể những vấn đề đó là gì?

Posted Image

Ông Lê Quốc Dung. Ảnh: Tự Minh.

Vấn đề lớn nhất là mỏ than này nằm ở vùng đồng bằng trồng lúa với diện tích đất đai phì nhiêu màu mỡ. Mà diện tích trồng lúa hiện nay ở phía Bắc là tối quan trọng về mặt chiến lược, cả trước mắt và lâu dài. Khai thác than mà vẫn giữ được đất lúa là một bài toán cực kỳ khó khăn. Vì vậy 2 bài toán đặt ra là bài toán nguyên liệu và giữ đất lúa. Bên cạnh đất lúa lại là môi trường sống của rất nhiều người dân. Khó có thể giải quyết 2 bài toán này cùng lúc.

Mặt khác, khi khai thác than có thể sẽ gây lún sụt đất. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có đưa ra phương án sẽ bồi hoàn đất trong quá trình lún sụt. Nhưng việc bồi hoàn đất này cũng không hề dễ, nhất là bồi hoàn đất phải bảo đảm độ màu mỡ để trồng lúa. Nói thật, nếu lấy đất khác đổ vào thì làm gì có đất màu mỡ, chỉ có đất cát, mà đất cát thì sản xuất nông nghiệp kiểu gì? Hai nữa là môi trường nước ngầm sẽ giải quyết như thế nào. Nếu hỏng tầng nước ngầm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Còn môi trường mặt đất thì như thế nào? Khai thác lên, còn các phế thải lấy lên thì có giải quyết được không. Đấy là chưa kể đến vùng đồng bằng sông Hồng nền đất xốp và mềm, nguồn nước ngầm lớn, hút đi không dễ thì liệu chúng ta có tháo khô được để khai thác than hay không? Hiện nay, về mặt khoa học, chúng ta chỉ có thể bơm tháo khô được lượng nước 6000 – 10.000 m3/h. Hút nước đi đã khó, lại còn xử lý lượng nước này như thế nào để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, đồng ruộng, cây trồng…

Có thể thấy môi trường đất mặt, đất ngầm, nước mặt, nước ngầm là không dễ xử lý và có xử lý được cũng rất nan giải… Chúng ta nói có học tập kinh nghiệm khai thác của nước ngoài nhưng phải chú ý là điều kiện môi trường của họ như thế nào, đất của họ cứng và đặc biệt không có đất lúa…

Còn vấn đề quản lý khai thác than thì sao thưa ông? Khi mà quản lý khai thác than ở Quảng Ninh đang có khá nhiều bê bối?

Thực ra nếu mở bể than đồng bằng sông Hồng thì về công nghệ khai thác sẽ khác mỏ than ở Quảng Ninh. Công nghệ khai thác khác nhau nên quản lý cũng khác nhau. Ở Quảng Ninh chủ yếu là khai thác lộ thiên, khai thác bởi nhiều thành phần kinh tế. Nhưng nếu khai thác than ở đồng bằng sông Hồng thì công nghệ không cho phép khai thác lộ thiên mà lại là hóa khí và hóa lỏng nên chủ yếu các tập đoàn kinh tế lớn mới có thể làm được. Và ai làm phải có giấy phép và công nghệ, không thể tự phát như vùng Quảng Ninh. Nên ở đây sẽ có thuận hơn về quản lý.

Tuy nhiên than khai thác ở đây chưa thể nghĩ đến xuất khẩu mà chỉ dùng trong nội địa vì sản phẩm của công nghệ hoá khí là chạy điện trực tiếp, hoá lỏng là than bùn thì phải qua chế biến.

Vậy quan điểm của ông như thế nào, có nên khai thác bể than đồng bằng sông Hồng không khi có quá nhiều vấn đề đang đặt ra như thế?

Có được nguồn tài nguyên là quý, và nếu khai thác được thì về mặt Nhà nước, cộng đồng, nguời dân đều được hưởng lợi nhất định vì nó tạo ra nguồn năng lượng, tăng nguồn thu, sản phẩm hàng hóa, công ăn việc làm… Nhưng quan điểm của tôi là phải tính đến nhiều con đường.

Nếu trong lúc khó khăn và giới hạn về điều kiện kinh tế thì việc khai thác một phần than để bảo đảm nguồn năng lượng sử dụng cho quá trình phát triển là cần thiết nhưng giải quyết nguồn nhiên liệu chỉ bằng than cũng là bất đắc dĩ, là không ổn. Vì xét về mặt tài nguyên, sử dụng không có kế hoạch thì sẽ cạn kiệt. Ngoài ra còn vấn đề môi trường vì than tạo ra nhiều khí thải, gây ra biến đổi khí hậu, nên cần thiết phải tìm thêm con đường khác để giải quyết vấn đề năng lượng.

Do đó phải khai thác thử trong diện hẹp, làm từng bước và nhìn nhận thận trọng. Và cũng phải thấy được rằng, dù có khai thác lên thì lợi ích không thể thoả mãn vì chúng ta cũng chỉ vắt cạn kiệt tài nguyên để đưa vào sử dụng. Nên nếu khai thác cấp tập quá, ồ ạt quá, nhanh quá chắc chắn phải trả giá bằng môi trường. Nhưng để khai thác dù chỉ một phần trữ lượng than ở đồng bằng sông Hồng thì cũng nhất thiết phải giải quyết được mấy bài toán đã nêu trên.

Nhưng có ý kiến cho rằng, giữa lúa và than thì than mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều?

Đúng là nếu tính giá trị đất lúa so với than thì không là gì nhưng để ra được đất sản xuất lúa thì sự bồi đắp cấu thành mất hàng nghìn năm. Còn nếu phá hủy nó để khai thác than bằng mọi giá thì hàng nghìn năm sau cũng không thể khôi phục được. Khai thác than có thể cải thiện đời sống cho người dân vài ba chục năm nhưng sau đó thì sống dựa vào đâu? Người Việt Nam đông, đất trồng lúa không nhiều, lại đang có nguy cơ thu hẹp lại bởi nhiều dự án, trong khi nhu cầu lương thực trên thế giới ngày càng lớn. Do đó chúng ta phải biết quý đất trồng lúa .

Quản chặt xuất khẩu than

Theo dự tính, từ năm 2013, Việt Nam phải nhập khẩu than mới đủ cho tiêu dùng trong nước. Nhưng hiện tại chúng ta vẫn xuất khẩu than? Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có luồng ý kiến cho rằng, với các mỏ than đã mở, khai thác lên chưa dùng hết thì phải xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Nhưng tôi nghĩ là không nên khai thác một bước quá xa như thế, không nên xuất khẩu quá nhiều mà phải chủ động điều tiết nguồn than khai thác để xuất khẩu ít đi, còn nhu cầu trong nước bao nhiêu thì khai thác đến đó.

Quan điểm thứ hai là không nên xuất khẩu than nữa. Điều này cũng đúng vì trữ lượng than ở Quảng Ninh cũng đến lúc cạn kiệt. Mặt khác chúng ta đang bán than với giá rẻ, trong khi dự báo thời điểm nhập vào thì sẽ là giá cắt cổ. Do đó nhất thiết phải điều tiết nguồn than xuất khẩu.

Posted ImageẢnh minh hoạ

Khai thác tài nguyên không phải là một phương pháp làm giàu tối ưu. Nhưng hình như chúng ta đang mắc ở chỗ này?

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia ở nhiều giai đoạn, nếu chỉ dựa vào tài nguyên do thiên nhiên ban tặng thì phát triển không bền vững và chất lượng cũng không cao, lại phải giải quyết nhiều vấn đề KT- XH kéo theo.

Tài nguyên ở Việt Nam thì phong phú thôi chứ không phải là nhiều. Cần khai thác tài nguyên nhưng dựa vào nó cũng chỉ mức độ thôi. Và tiết kiệm tài nguyên đang là xu hướng mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Còn để phát triển đất nước thì người Việt Nam có truyền thống cần cù sáng tạo nên ta cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện động lực cho người lao động phát huy năng lực. Chứ hiện tại, chúng ta vẫn nặng về khai thác tài nguyên nhiều hơn. Như trong đầu tư thì nặng đầu tư về vốn liếng, mà vốn thì nặng về ngân sách Nhà nước.

Trong phát triển các nguồn lực thì cũng nặng về nguồn lực tài nguyên nhiều hơn. Trong khi đó, nguồn lực con người rất cần chú trọng. Phát huy vai trò con người càng sớm thì càng tốt, càng tạo được nền móng vững chắc cho sự phát triển KT-XH.

Nhưng phải thay đổi tư duy này từ đâu?

Phải từ các nhà lãnh đạo quản lý. Các Tập đoàn kinh tế làm kinh doanh thì thường tính đến lợi nhuận mà ít chú ý đến lợi ích môi trường, đến sự cân bằng trong phát triển KT- XH. Nên các nhà lãnh đạo quản lý Nhà nước phải tính như thế nào, không thể các Tập đoàn trình như thế nào, lãnh đạo nhất trí như thế. Ở đây cũng cần phát huy ý kiến phản biện của xã hội, từ các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học đến người dân, doanh nghiệp…

Trách nhiệm giải trình

Nếu đề án được đưa ra QH thì QH sẽ là “chốt chặn” cuối cùng quyết định việc có thực hiện hay không?

QH hiện nay đang có nhiều quyết định tốt. Nhưng vấn đề là phải cung cấp cho đại biểu QH những thông tin, ý kiến xác đáng. Đặc biệt, khi bấm nút thông qua thì chúng ta lấy biểu quyết số đông nhưng khi tiếp thu giải trình thì cần phải cân nhắc vì có thể số ít ý kiến lại có căn cứ và là căn cứ rất tốt. Nên có rất nhiều yếu tố để đi đến quyết định đúng đắn.

Vậy, trách nhiệm của Chính phủ trong việc giải trình như thế nào?

Chính phủ phải giải trình một cách đầy đủ thì các ĐBQH mới có đủ điều kiện cân nhắc bấm nút. Tránh tình trạng tài liệu thì đưa ít, thời gian thì gấp gáp, đại biểu không có đủ điều kiện nghiên cứu, và nếu thời gian thảo luận tại QH lại ngắn nữa thì chúng ta dễ đi đến kết luận hình thức.

Tuy vậy, các đại biểu QH cũng phải thực sự quan tâm đến vấn đề này để có trách nhiệm với quyết định của mình, với sự phát triển của đất nước. Trên cơ sở phát huy thảo luận bàn bạc kỹ càng của QH cùng với việc có nhiều thời gian trao đổi ý kiến, thống nhất ý kiến thì tôi tin QH sẽ làm đúng chức năng đại diện của nhân dân và cơ quan quyền lực.

Xin cảm ơn ông!

  • Tự Minh (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em thì em rất ủng hộ "vụ" này, cứ xài hết tài nguyên đã rùi tính tiếp chứ cứ con trâu, cái cày mãi chán lắm, không phất nhanh được, bác Kiển (CT HĐQT Tập đoàn T-KS) bẩu thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em thì em rất ủng hộ "vụ" này, cứ xài hết tài nguyên đã rùi tính tiếp chứ cứ con trâu, cái cày mãi chán lắm, không phất nhanh được, bác Kiển (CT HĐQT Tập đoàn T-KS) bẩu thế.

Bác Kiểng - nghe nhật trình đăng là bị xử "ný" kỷ "nuật". Mấy nần trước từ "nâu" rồi cũng thế, nhưng qua được. Không biết nần này thế nào. Chưa cập nhật thông tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Kiểng - nghe nhật trình đăng là bị xử "ný" kỷ "nuật". Mấy nần trước từ "nâu" rồi cũng thế, nhưng qua được. Không biết nần này thế nào. Chưa cập nhật thông tin.

Lần này mới là lần thứ 2 thôi mà bác, dưng mừ em nghĩ cú này chắc tèo thật, cú này bác ý "va" quá mạnh với Tỉnh, thêm nữa là khối chú "biệt kích dù" muốn tạo "khe" để nhảy.

Hay bác thử "độn" thử xem thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lần này mới là lần thứ 2 thôi mà bác, dưng mừ em nghĩ cú này chắc tèo thật, cú này bác ý "va" quá mạnh với Tỉnh, thêm nữa là khối chú "biệt kích dù" muốn tạo "khe" để nhảy.

Hay bác thử "độn" thử xem thế nào?

Lần ra Hanoi trước, tôi có đi qua trụ sở Tổng Cty Than ở Gia Lâm. Tôi không thể tượng tượng nổi một cái trụ sở phong thủy về hình khí xấu như thế mà ban giám đốc cứ sống phây phây. Bây giờ ông Kiển tiêu là hợp lý. Không cần độn quẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TKV lập hai hệ thống báo cáo:

Mất hàng chục ngàn tấn than

Cập nhật lúc 10:58, Thứ Ba, 22/09/2009 (GMT+7) ,

Một lái xe gửi đơn tố cáo, tại Xí nghiệp 790, Tổng Cty Than Đông Bắc (TKV) lâu nay lập hai hệ thống báo cáo, điều chỉnh số liệu than chênh lệch hàng chục ngàn tấn, để tuồn ra ngoài, gây thất thoát tài nguyên quốc gia.

Posted Image

Việc Xí nghiệp 790 lập hai hệ thống báo cáo, gây bất bình cho các lái xe tại phân xưởng vận tải, chế biến

Theo điều tra của phóng viên, vụ việc vỡ lở, khi ngày 25/5/2009, Giám đốc Xí nghiệp 790 - ông Nguyễn Đình Du có Quyết định số 331, tạm đình chỉ công tác đối với 33 lái xe, do quản lý nhiên liệu (dầu) quá định mức quý I/2009.

Theo quyết định này, 33 lái xe đều có số lượng nhiên liệu vượt định mức, người thấp nhất cũng trên 1.000 lít, người nhiều lên đến trên 4.000 lít. Ngoài việc bị tạm đình chỉ công tác, các lái xe này còn phải bồi thường số nhiên liệu bị hao hụt (cả chục triệu đồng mỗi người).

Trao đổi với Tiền Phong, anh Trần Thanh Tài, một trong những lái xe bị tạm đình chỉ công tác nói: “Chúng tôi thấy quá vô lý, vì hàng tháng anh em nhận lương, đều thấy số dầu tiết kiệm là dương, nên đi sâu tìm hiểu, mọi người té ngửa là lâu nay lãnh đạo xí nghiệp lập hai hệ thống báo cáo riêng, nhằm gian lận hàng chục ngàn tấn than của nhà nước”.

Chẳng hạn như bản thân anh Tài và anh Phạm Xuân Long (cùng lái xe số 05), theo quyết định tạm đình chỉ công tác, số dầu vượt định mức quý I/2009 là 2.653 lít. Tuy nhiên, trong bản xác nhận khối lượng vận chuyển hàng tháng, số nhiên liệu tiết kiệm tháng 3/2009 của riêng anh Tài là 226 lít.

Vì sao lại có sự chênh lệch này? Theo anh Tài, do số liệu trong sổ cấp phát dầu mỡ của thủ kho không chính xác, nhiều số liệu bị tẩy xoá, chỉnh sửa. Đặc biệt, nhiều phiếu xuất nhiên liệu không có chữ ký của lái xe, mà do người lập phiếu tự ký khống. Chính vì thế, lái xe không đồng ý với quyết định đình chỉ công tác của lãnh đạo xí nghiệp.

Theo biên bản làm việc ngày 4/8/2009, giữa giám đốc Xí nghiệp và anh Nguyễn Thanh Tài, qua xác minh sổ cấp phát đã được tổ xây dựng định mức giao khoán nhiên liệu, từ ngày 1/2 đến ngày 25/3/2009 (tổng số 53 ngày), thì số ngày lái xe lấy dầu có chữ ký giống nhau là 29 ngày, số ngày lấy dầu có chữ ký khác nhau là tám ngày, hai ngày lấy dầu không có chữ ký lái xe và bốn ngày lấy dầu có chữ số đã bị tẩy xoá.

“Điều này chứng tỏ có sự gian lận, trong việc cung cấp nhiên liệu cho lái xe. Vì thế, không thể lấy số liệu đó để kỷ luật chúng tôi”, anh Tài nói.

Hàng chục ngàn tấn than đi đâu?

Không chỉ có sự mập mờ trong cấp phát nhiên liệu cho lái xe, từ phản ánh của người tố cáo, phóng viên Tiền Phong điều tra, phát hiện Xí nghiệp 790 lâu nay còn lập hai hệ thống báo cáo, có số liệu sai lệch lớn.

Hàng tháng, Xí nghiệp 790 có hai báo cáo về số liệu liên quan khai thác, vận chuyển than, cung đường vận chuyển: một Biên bản nghiệm thu khối lượng mỏ (số liệu cập nhật từ thực tế công trường, đây cũng là căn cứ để thanh toán lương cho cán bộ xí nghiệp) và một Bảng quyết toán khối lượng mỏ (dùng để báo cáo và quyết toán với Tổng Cty).

Về nguyên tắc, Xí nghiệp 790 là đơn vị hạch toán phụ thuộc, thuộc Tổng Cty Than Đông Bắc, nên số liệu của các báo cáo phải giống nhau. Tuy nhiên, qua đối chiếu hai hệ thống số liệu này có sự sai lệch rất lớn.

Ví dụ, ngày 1/1/2009, Biên bản nghiệm thu khối lượng mỏ (tháng 12/2008), do ông Nguyễn Đình Du, Giám đốc Xí nghiệp 790, Chủ tịch Hội đồng và một số thành viên ký, số lượng than giao nội bộ Tổng Cty Than Đông Bắc là 22.935 tấn. Nhưng tại Bảng quyết toán khối lượng mỏ (cũng tháng 12/2008), cũng ông Nguyễn Đình Du, Giám đốc Xí nghiệp, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu và một số thành viên khác ký, số lượng than giao nội bộ Tổng Cty Than Đông Bắc đã được điều chỉnh chỉ còn 6.414 tấn (làm tròn số), giảm 16.521 tấn.

Theo quy định của Tổng Cty Than Đông Bắc, toàn bộ số than mà Xí nghiệp 790 khai thác phải giao cho nội bộ Tổng Cty (ở đây là giao cho Cty Cảng, đơn vị thành viên của Tổng Cty Than Đông Bắc). Quy định này nhằm quy việc bán, xuất khẩu than về một đầu mối, hạn chế việc móc ngoặc, tuồn than ra ngoài bán của các đơn vị khai thác than.

Vậy số lượng than chênh lệch trên, Xí nghiệp 790 không giao cho Tổng Cty, đã đi đâu?

Theo một số lái xe của Xí nghiệp, trong các cung đường vận chuyển than, ngoài việc họ phải vận chuyển than từ kho than của Xí nghiệp (Sân Công nghiệp) ra Cảng để giao than cho Công ty Cảng, họ còn được yêu cầu chở than ra bãi 200. Còn than từ bãi 200 được bán cho ai, chở đi đâu nữa họ không hề hay biết.

Chỉ trong một tháng, số lượng than báo cáo sai lệch đã lên tới 16.521 tấn, nếu tính theo giá thị trường (giá trung bình), số tiền nằm ngoài sổ sách đã lên tới trên 6,6 tỷ đồng.

Vậy số than thất thoát, nằm ngoài sổ sách báo cáo lên Tổng Cty của chỉ một xí nghiệp của ngành than thời gian qua là bao nhiêu?

Theo điều tra của Tiền Phong, không chỉ có sai lệch về số lượng than giao nộp Tổng Cty, mà ngay cả cung đường vận chuyển, khối lượng bốc dỡ đất đá cũng bị điều chỉnh.

Theo Tiền Phong

,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lái xe gửi đơn tố cáo, tại Xí nghiệp 790, Tổng Cty Than Đông Bắc (TKV) lâu nay lập hai hệ thống báo cáo, điều chỉnh số liệu than chênh lệch hàng chục ngàn tấn, để tuồn ra ngoài, gây thất thoát tài nguyên quốc gia.

Mấy bác lái xe có vẻ được sử dụng rất hiệu quả, trước nay, từ các vụ của các Tổng 91 như Hàng không, Hàng Hải, Xăng dầu... đều thấy bắt đầu từ mí bác xế cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay