Posted 17 Tháng 5, 2013 Cuối cùng vũ trụ là tương tự hay là số? 04:36-22/04/2013 GS David Tong, ĐH Cambridge Đến nay nhiều công trình lý thuyết cũng như thực nghiệm dường như chứng tỏ rằng ở kích thước vi mô vũ trụ là rời rạc hay nói cách khác là số (digital). Trên tạp chí Scientific American số tháng 12/2012, tác giả David Tong, giáo sư vật lý lý thuyết Đại học Cambridge đã công bố bài báo [1] nhằm khẳng định điều ngược lại: vũ trụ cuối cùng là tương tự (analog). Vấn đề Vũ trụ là Tương tự hay là Số là một vấn đề lớn trong vật lý và triết học thực tế đã tồn tại từ thời cổ Hy Lạp. Tia Sáng xin giới thiệu bài báo này cùng các độc giả quan tâm đến vật lý và triết học. Các nhà vật lý thường nói đến vũ trụ là rời rạc, là gián đoạn ở kích thước nhỏ. Song giờ đây một số nhà khoa học từ cách nhìn gần hơn các định luật của thiên nhiên dường như muốn chứng tỏ rằng thiên nhiên thực tế lại là liên tục và tương tự thay vì là số. CHLT (Cơ học lượng tử) là một lý thuyết dựa trên tính rời rạc nội tại (inherent discreteness) của thực tế song các phương trình của CHLT lại được phát biểu bằng những đại lượng liên tục. Những nhà khoa học thiên về số nhấn mạnh rằng những đại lượng liên tục nếu được nhìn kỹ hơn lại là rời rạc: chúng nằm trên một mạng lưới (lattice) có mắt rất nhỏ giống như những pixel trên màn hình máy tính. Song sau đây chúng ta sẽ thấy nhưng ý tưởng về pixel, về một không gian rời rạc có mâu thuẫn với một tính chất của thiên nhiên: tính bất đối xứng giữa các phiên bản trái (left-handed) và phải (right- handed) của các hạt cơ bản. Năm 2011 Viện các Câu hỏi Cơ bản (Foundational Questions Institute) [2] đã tổ chức cuộc thi tiểu luận với câu hỏi đặt ra như sau cho các nhà Vật lý và Triết học: “Thế giới khách quan là số hay là tương tự ? Is reality Digital or Analog?”, xem hình 1. Các nhà khoa học đứng ra tổ chức cuộc tranh luận này hy vọng sẽ nhận được câu trả lời nghiêng về vũ trụ là số. Hình 1.Thông báo cuộc thi tiểu luận: Thực tế là số hay là tương tự Xét về từ vựng thì từ lượng tử trong vật lý lượng tử cũng đã hàm ý ở kích thước rất nhỏ vũ trụ là rời rạc do đó là số. Trong các tiểu luận trả lời câu hỏi trên có bài viết của David Tong nghiêng về vũ trụ là tương tự và chiểm giải nhì trong cuộc tranh luận này. Sau đây chúng ta trình bày quan điểm của David Tong. Trong cuối những năm 1800 nhà toán học nổi tiếng người Đức là Leopold Kronecker đã viết “Chúa đã tạo ra những số nguyên, phần còn lại là công việc của con người”. Ông nghĩ rằng các con số đóng vai trò cơ bản trong toán học (vậy cũng là trong vật lý). Đối với những nhà vật lý hiện đại câu nói trên tạo nên một cộng hưởng mới. Câu nói đó gắn liền với một niềm tin tưởng đang lớn dần qua các thập kỷ rằng thiên nhiên bản chất là rời rạc – hay nói cách khác những viên gạch xây nên vật chất và không thời gian có thể tính được từng đơn vị một. Ý tưởng này cũng đã phát sinh từ thời các nhà nguyên tử cổ Hy Lạp và có ảnh hưởng nhiều đến thời đại số ngày nay. Nhiều nhà vật lý tin tưởng rằng vũ trụ là một máy tính khổng lồ mô tả bởi những bit thông tin rời rạc với những thuật toán là các định luật vật lý. Song liệu điều đó có đúng không? Tác giả bài báo[1] (cùng với nhiều nhà khoa học khác) lại tin rằng vũ trụ cuối cùng là tương tự chứ không phải là số. Trong cách nhìn đó vũ trụ là liên tục (chứ không là rời rạc). Dầu chúng ta đi sâu bao nhiêu đi nữa vào vật chất chúng ta cũng không thể tìm thấy được những viên gạch đầu tiên bất khả phân. Các đại lượng vật lý không phải là những số nguyên mà là những số thực-những số liên tục- với một dãy vô cùng các số thập phân. Việc thừa nhận điều này có thể dẫn đến một lý thuyết thống nhất mới mẻ của vật lý. Một cuộc tranh luận cổ xưa Cuộc tranh luận giữa số và tương tự là một cuộc tranh luận cổ xưa nhất trong vật lý. Trong khi nhiều nhà triết học theo thuyết nguyên tử khẳng định rằng thế giới khách quan là rời rạc thì các nhà triết học như Aristote lại nghĩ rằng vũ trụ là liên tục. Trong thời đại Newton kéo dài trong hai thế kỷ 17 và 18 các nhà triết học bị phân chia bởi các lý thuyết hạt (rời rạc) và lý thuyết sóng (liên tục). Đến thời Kronecker những người theo lý thuyết nguyên tử như John Dalton, James Clerk Maxwell và Ludwig Boltzman đã có thể suy ra những định luật hóa học, nhiệt động học và khí động học. Song nhiều nhà vật lý vẫn chưa hoàn toàn được thuyết phục về tính rời rạc của vũ trụ. Wilhelm Ostwald, Nobel Hóa học năm 1909 cho rằng nhiệt động học chỉ dựa trên những đại lượng liên tục như năng lượng. Tương tự như vậy lý thuyết điện từ của Maxwell mô tả trường điện từ như là một đối tượng liên tục. Max Plank một nhà vật lý tiên phong của CHLT đã kết thúc một công trình nổi tiếng năm 1882 bằng câu nói sau: “Dầu lý thuyết nguyên tử đã thu được nhiều thắng lợi, chúng ta cũng phải từ bỏ nó vì vật chất là liên tục”. Một lý lẽ mạnh mẽ của phái liên tục là chống lại tính tùy tiện (arbitrariness) của sự rời rạc trong lập luận của phái số. Lấy một ví dụ: có bao nhiêu hành tinh trong Thái dương hệ?Trong trường học người ta nói rằng số đó là 9. Năm 2006 các nhà thiên văn học loại bỏ Diêm vương (Pluto) khỏi bản danh sách A vậy số đó chỉ còn lại 8. Đồng thời họ lại đưa ra bảng danh sách B của các hành tinh lùn như vậy nâng số đó lên 13. Nói một cách tóm tắt câu hỏi về số hành tinh phụ thuộc vào cách tính của chúng ta. Đai Kuiper sau Hải vương (Neptune) bao gồm nhiều thiên thể với kích thước từ vài micron đến vài ngàn km. Chúng ta chỉ có thể tính được số hành tinh khi chúng ta phân biệt được (một cách võ đoán) thế nào là hành tinh, thế nào là hành tinh lùn và thế nào là những đối tượng đá và băng. CHLT cuối cùng đã thay đổi cục diện lý lẽ nói trên. Trong khi định nghĩa của một hành tinh có thể là võ đoán thì định nghĩa một nguyên tử hay một hạt cơ bản lại không như thế. Những số nguyên đánh dấu các nguyên tố hóa học như số proton trong cấu tạo của nguyên tố là những con số khách quan.Chúng ta có thể chắc chắn rằng không tồn tại nguyên tố với √500 (căn số bậc hai của 500) proton giữa titanium và vanadium. Các số nguyên vẫn còn đó vẫn ngự trị trong vật lý nguyên tử. Một ví dụ khác trong phổ học: việc nghiên cứu ánh sáng bức xạ và hấp thụ bởi vật chất. Một nguyên tử nhất định chỉ có thể bức xạ những màu ánh sáng nhất định do ở cấu tạo đặc biệt của từng nguyên tử. Giống như vân tay của một con người phổ quang học của nguyên tử tuân theo những quy tắc toán học cố định.Và những quy tắc này điều khiển bởi những số nguyên. Những lý thuyết lượng tử nhất là lý thuyết xây dựng bởi nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr đã đặt tính rời rạc vào tâm của vấn đề. Song các số nguyên chỉ là đột sinh (emergent) Ý tưởng của Bohr chưa phải là cuối cùng. Erwin Schrodinger đã phát triển một phiên bản khác của lý thuyết lượng tử dựa trên khái niệm sóng vào năm 1925. Phương trình do Schrodinger tìm ra chứng tỏ rằng sóng vật chất đã tiến triển theo thời gian trên cơ sở những đại lượng liên tục, không phải là những số nguyên. Và khi chúng ta giải phương trình Schrodinger cho một hệ nào đó thì một điều kỳ diệu toán học đã xảy ra: tính rời rạc xuất hiện. Lấy ví dụ nguyên tử hydrogen: các electron quay xung quanh các proton ở những khoảng cách nhất định. Những quỹ đạo cố định đó tạo nên phổ của nguyên tử. Nguyên tử giống như ống dẫn trong đại phong cầm tạo ra một dãy nốt nhạc rời rạc mặc dầu môi trường không khí là liên tục. Cuối cùng dường như vấn đề liên tục và rời rạc đã được làm sáng tỏ: Chúa không tạo nên các số nguyên mà chỉ tạo nên những số liên tục và phần còn lại là công việc của những phương trình Schrodinger. Nói cách khác số nguyên không phải là đầu vào (input) của lý thuyết như Bohr nghĩ, mà các số nguyên chỉ là đầu ra (output) của lý thuyết. Các số nguyên là ví dụ của những đại lượng mà các nhà vật lý gọi là đại lượng đột sinh (emergent). Trong cách nhìn như thế từ “cơ học lượng tử” là một từ dùng “sai”. Đi sâu hơn ta thấy lý thuyết không phải là lượng tử. Như vậy trong những hệ như nguyên tử hydrogen các quá trình mô tả bởi lý thuyết đã nhào nặn ra tính rời rạc từ tính liên tục nội tại. Có thể điều đáng ngạc nhiên hơn là sự tồn tại của các nguyên tử và các hạt cơ bản cũng không phải là đầu vào cho các lý thuyết của chúng ta.Các nhà vật lý thường dạy chúng ta rằng viên gạch xây dựng nên vũ trụ là những hạt rời rạc như electron hay quark. Đây là “điều nói dối”. Những yếu tố xây dựng các lý thuyết của chúng ta không phải là hạt mà là những trường liên tục, những đối tượng tựa chất lỏng bao trùm không gian. Các trường điện từ là những ví dụ phổ quát, ngoài ra còn trường quark, trường Higgs và nhiều trường khác. Những đối tượng mà ta gọi là hạt cơ bản không phải là cơ bản. Chúng chỉ là nếp nhăn của những trường liên tục. Phe phản đối có thể nói rằng dẫu sao các định luật vật lý cũng chứa các số nguyên. Ví dụ các định luật trong mô hình chuẩn SM (Standard model-mô hình thống nhất 3 loại tương tác điện từ, yếu và mạnh) mô tả 3 loại neutrino, 6 loại quark (mỗi loại có 3 màu) và vân vân. Ở mọi nơi, khắp mọi nơi đều là những số nguyên.Tất cả ví dụ này thực tế phản ảnh số loại hạt trong SM song những con số này khó lòng tính chính xác một cách toán học khi có tương tác. Một hạt có thể đột biến: một neutron có thể phân rã thành proton, electron và neutrino. Như vậy chúng ta phải tính đây là 1 hạt hay là 3 hạt hay là 4 hạt? Như vậy nói rằng có 3 loại neutrino, 6 loại quark và vân vân chỉ là một điều giả tạo nếu chú ý đến tương tác giữa các hạt. Sau đây lại là một ví dụ về số nguyên trong các định luật vật lý: số chiều không gian là 3 như chúng ta biết. Có phải thế không? Nhà toán học nổi tiếng Benoit Mandelbrot (tác giả lý thuyết fractal) đã chỉ ra rằng số chiều không gian không phải là một số nguyên. Ví dụ bờ biển nước Anh có số chiều vào khoảng 1,3. Hơn nữa trong LTD (Lý thuyết dây) số chiều của không gian cũng là một số không đơn trị. Số chiều không gian có thể đột sinh hoặc tan biến. Song cũng phải nói rằng quả có một số nguyên. Các định luật vật lý nói rằng số chiều thời gian là 1. Phải chăng nếu không phải là 1 thì các định luật vật lý không thích hợp? Những ý tưởng về liên tục Nhiều nhà vật lý theo phái số lại chủ trương điều ngược lại: liên tục đột sinh từ rời rạc. Một ví dụ: nước trong một cái cốc là liên tục từ cách nhìn vĩ mô thường nhật. Song nếu chúng ta nhìn càng sâu hơn chúng ta sẽ thấy được các phần tử cấu tạo nên nước là những nguyên tử. Một tình huống như vậy có phản ảnh được toàn bộ vật lý hay không? Có phải đi sâu hơn trường liên tục của SM và của cả không thời gian chúng ta thấy lại tính rời rạc chăng? Câu hỏi thật khó trả lời nhưng hãy nhìn lại quá trình 40 năm cố gắng mô phỏng SM trên máy tính. Để thực hiện sự mô phỏng này chúng ta phải lấy những phương trình dưới dạng các đại lượng liên tục sau đó tìm một hình thức biểu diễn rời rạc để làm ứng với các bit thông tin trong máy tính. Mặc dầu đã qua nhiều thập kỷ tìm tòi song chưa ai thành công trong công việc này. Điều này vẫn tiếp tục là một bài toán bỏ ngỏ trong vật lý lý thuyết. Các nhà vật lý đã phát triển một phiên bản rời rạc của các trường lượng tử gọi là lý thuyết trường trên lưới (lattice field theory). Máy tính sẽ ước giá các đại lượng trên các điểm của lưới để xấp xỉ hóa được một trường liên tục. Kỹ thuật này có những hạn chế. Khó khăn đến với electron, quark và các fermion. Điều ngạc nhiên là nếu ta quay một fermion 360 độ thì ta lại không có được đối tượng mà ta xuất phát ban đầu. Thay vì ta phải quay fermion 720 độ mới có lại được đối tượng ban đầu [3], xem hình 2. Fermion không chịu đặt vào lưới. Hình 2 . Khi chúng ta quay một fermion chiral trái hay một fermion chiral phải 360 độ quanh chiều chuyển động thì thu được số -1. Song fermion chiral trái đi theo một đường trong mặt phẳng phức còn fermion chiral phải lại đi theo một đường khác. Đường tròn ở bên phải của hình vẽ biểu diễn pha (phase) phức của trạng thái lượng tử của các hạt. Khi chúng ta quay các hạt fermion thì pha của nó chuyển động dọc theo đường tròn đó. Quay fermion một góc 360 độ chỉ đi được ½ quãng đường trên đường tròn theo một chiều nhất định phụ thuộc vào chirality của hạt fermion. Ý nghĩa vật lý của điều nằm trong đại lượng gọi là pha (phase) của hàm sóng của hạt. Khi chúng ta quay một fermion thì hàm sóng của nó bị dịch chuyển theo một cách tùy thuộc vào chirality của nó. Năm 1980 Holger Bech Nielsen (Viện Niels Bohr, Copenhagen) và Masao Ninomiya (Viện Vật lý lượng tử, Nhật) đã chứng minh một định lý quan trọng khẳng định không thể rời rạc hóa loại fermion đơn giản nhất. Trong những năm 1990 nhiều nhà lý thuyết đặc biệt David Kaplan (Đại học Washington) và Herbert Neuberger (Đại học Rutgers) đã đưa nhiều phương án sáng tạo để đặt fermion lên lưới. Lý thuyết trường lượng tử đã phát triển nhiều mô hình khác nhau, mỗi mô hình có nhiều loại fermion khả dĩ và người ta đã có thể đưa các mô hình đó lên lưới. Song tồn tại một lớp đơn giản của lý thuyết trường mà người ta không có cách nào đưa lên lưới được. Rủi thay lớp này lại bao gồm SM. Như vậy chúng ta có thể đưa lên lưới nhiều mô hình với đủ loại fermion giả tưởng song không đưa được lên lưới mô hình phản ảnh đúng thực tế. Fermion trong SM có một tính chất đặc biệt. Các fermion với spin quay ngược kim đồng hồ có tương tác hạt nhân yếu còn các fermion với spin quay theo chiều kim đồng hồ lại không có tương tác đó. Một lý thuyết như thế gọi là lý thuyết chiral, xem chú thích [4]. Lý thuyết chiral rất tế nhị. Nhiều hiệu ứng được gọi là các bất thường (anomalies) luôn luôn làm cho lý thuyết trở nên không thích hợp. Một lý thuyết như thế hiện nay không chịu mô hình hóa rời rạc để được tính toán trên máy tính. Hơn nữa chirality không phải là một cái bệnh của SM mà ta có thể loại đi khi đi sâu vào vấn đề mà chirality là một bản chất nội tại. Mới thoạt nhìn khi SM đã thống nhất 3 lực SM trông như một kiến trúc giả tạo. Chỉ khi biết đến các fermion chiral người ta mới thấy một vẽ đẹp thật sự đã đột sinh. Đây là một bức ghép hình (jigsaw) hoàn hảo. Bản chất chiral của các fermion trong SM đã kết hợp được mọi vật với nhau. Các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn về khả năng mô phỏng SM trên một máy tính. Rất khó đưa ra những kết luận từ việc giải thất bại một bài toán. Các chi tiết về vấn đề này có thể xem trong tài liệu [5], nhất là phần nói về bài toán nhân đôi fermion (fermion doubling): khi chúng ta lấy giới hạn liên tục (continium lim) của lý thuyết lưới (lattice theory) thì điều đáng ngạc nhiên nhất là tương ứng với mỗi Weyl fermion lại xuất hiện một Weyl fermion cặp đôi không mong muốn đi kèm theo nhưng với chirality đối ngược. Rất có thể đây chỉ là một bài toán rất khó đang chờ đợi giải được bằng những kỹ thuật thông lệ. Song có lẽ không phải như vậy. Các khía cạnh của bài toán dường như sâu hơn. Những chướng ngại đối với bài toán gắn liền chặt chẽ với toán học của tô pô và hình học. Những khó khăn đưa các fermion chiral lên lưới cho chúng ta thấy một điều rất quan trọng: các định luật vật lý về cốt lõi vấn đề không phải là rời rạc. Chúng ta không sống trong một mô phỏng máy tính nói một cách tường minh hơn vũ trụ về bản chất là liên tục. CC. biên dịch và chú thích --------------------------------------- Tài liệu tham khảo chú thích [1] David Tong, Is Quantum Reality Analog after All? Có phải cuối cùng thực tế lượng tử lại là tương tự?, Scientific American tháng 12/2012 [2] The Foundational Questions Institute essay contest entries: www.fqxi.org/community/essay [3] FlipTanedo, www.quantumdiaries.org/2011/06/19/helicity-chirality-mass-and-the-higgs [4] Chiral: một hạt được gọi là chiral nếu nó không đồng nhất với hình ảnh của nó trong gương. Spin có thể sử dụng để định nghĩa chirality (đừng nhầm với helicity) của một hạt. Một biến đổi đối xứng giữa hai hạt đó gọi là parity. Sự bất biến dưới tác động của parity lên một fermion Dirac gọi là đối xứng chiral. [5] Yanwen Shang. Lattice Chiral Gauge Theories: What’s the Problem? HEP-TH/PH ========================== Trong khi nhiều nhà triết học theo thuyết nguyên tử khẳng định rằng thế giới khách quan là rời rạc thì các nhà triết học như Aristote lại nghĩ rằng vũ trụ là liên tục.Vũ trụ là liên tục thì đúng rồi. Nhưng nó không đơn giản như các học giả nghĩ: Song có lẽ không phải như vậy. Các khía cạnh của bài toán dường như sâu hơn. Những chướng ngại đối với bài toán gắn liền chặt chẽ với toán học của tô pô và hình học. Những khó khăn đưa các fermion chiral lên lưới cho chúng ta thấy một điều rất quan trọng: các định luật vật lý về cốt lõi vấn đề không phải là rời rạc. Chúng ta không sống trong một mô phỏng máy tính nói một cách tường minh hơn vũ trụ về bản chất là liên tục.Bởi vậy, không thể có Hạt của Chúa - với khái niệm là một trường duy nhất tạo ra các hạt cơ bản. Ngay cả khái niệm "Khí" trong lý học Đông phương (Là khái niêm mô tả vật chất phi khối lượng), cũng không phải do một trường duy nhất tạo ra. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 5, 2013 Cuối cùng vũ trụ là tương tự hay là số? 04:36-22/04/2013 Vũ trụ là liên tục thì đúng rồi. Nhưng nó không đơn giản như các học giả nghĩ: Bởi vậy, không thể có Hạt của Chúa - với khái niệm là một trường duy nhất tạo ra các hạt cơ bản. Ngay cả khái niệm "Khí" trong lý học Đông phương (Là khái niêm mô tả vật chất phi khối lượng), cũng không phải do một trường duy nhất tạo ra. Tính liên tục và lượng tử, tính tất định và bất định, tính qui luật và ngẫu nhiên, ... của Vũ trụ cũng như tính sóng hạt của vật chất mà thôi, chẳng có gì ghê gớm cả. Nếu hiểu rõ bản chất tính sóng hạt của vật chất thì nhận thức những "tính" kia cũng đơn giản thôi.Nếu "Hạt của Chúa - với khái niệm là một trường duy nhất tạo ra các hạt cơ bản." thì toàn bộ Vũ trụ này chính là một "Hạt của chúa " duy nhất đó. Thật ra, Vũ trụ này chỉ là một "trường khí âm dương" mà thôi. Những vận động, biểu hiện, ... của nó chỉ là kết quả của những tương tác âm dương. Các nhà khoa học mặc định cho rằng, Vũ trụ Vĩ đại này được cấu tạo từ những hạt vi mô, cơ bản và ra sức săn lùng hạt cơ bản nhất. Nhưng thực ra, Vũ trụ này là sự trương nở và tan vỡ của một hạt duy nhất vô cùng Vĩ đại, là chính Vũ trụ (đó mới chính là "Hạt của Chúa"), những hạt vi mô cũng như vĩ mô mà chúng ta quan sát được chỉ là những mảnh vỡ mà thôi. Liệu ta có thể biết cái mảnh vỡ nhỏ nhất bằng bao nhiêu không? Nếu những máy đo đủ mạnh, họ còn có thể phát hiện ra nhiều hạt còn nhỏ hơn hạt Hig vừa phát hiện nhiều lần!... Khi cái "Hạt của chúa" là chính Vũ trụ này ta vỡ hết, nghĩa là "Dương" tiêu tán hết thì trường khí âm dương cũng chẳng còn, Thực tại trở thành Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu bằng một đột biến lượng tử mới rất ngẫu nhiên và do đó chu kỳ Vũ trụ mới đó rất rất rất ... khó giống chu kỳ trước, nhưng tương tác âm dương thì phải như nhau. Thân mến! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2013 Bác Vô Trước viết: Tính liên tục và lượng tử, tính tất định và bất định, tính qui luật và ngẫu nhiên, ... của Vũ trụ cũng như tính sóng hạt của vật chất mà thôi, chẳng có gì ghê gớm cả. Nếu hiểu rõ bản chất tính sóng hạt của vật chất thì nhận thức những "tính" kia cũng đơn giản thôi. Nếu "Hạt của Chúa - với khái niệm là một trường duy nhất tạo ra các hạt cơ bản." thì toàn bộ Vũ trụ này chính là một "Hạt của chúa " duy nhất đó. Thật ra, Vũ trụ này chỉ là một "trường khí âm dương" mà thôi. Những vận động, biểu hiện, ... của nó chỉ là kết quả của những tương tác âm dương. Các nhà khoa học mặc định cho rằng, Vũ trụ Vĩ đại này được cấu tạo từ những hạt vi mô, cơ bản và ra sức săn lùng hạt cơ bản nhất. Nhưng thực ra, Vũ trụ này là sự trương nở và tan vỡ của một hạt duy nhất vô cùng Vĩ đại, là chính Vũ trụ (đó mới chính là "Hạt của Chúa"), những hạt vi mô cũng như vĩ mô mà chúng ta quan sát được chỉ là những mảnh vỡ mà thôi. Liệu ta có thể biết cái mảnh vỡ nhỏ nhất bằng bao nhiêu không? Nếu những máy đo đủ mạnh, họ còn có thể phát hiện ra nhiều hạt còn nhỏ hơn hạt Hig vừa phát hiện nhiều lần!... Khi cái "Hạt của chúa" là chính Vũ trụ này ta vỡ hết, nghĩa là "Dương" tiêu tán hết thì trường khí âm dương cũng chẳng còn, Thực tại trở thành Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu bằng một đột biến lượng tử mới rất ngẫu nhiên và do đó chu kỳ Vũ trụ mới đó rất rất rất ... khó giống chu kỳ trước, nhưng tương tác âm dương thì phải như nhau. Thân mến! Nếu nói vũ trụ trương nở và tan vỡ và tạo thành các mảnh vỡ thì "tính liên tục của vũ trụ là không chắc chắn". Giả dụ trong hệ mặt trời thì giữa các hành tinh là lực hấp dẫn, cho tới nay các nhà khoa học vẫn không hiểu tại sao có lực hấp dẫn này, nếu nhìn vào sự vận động của nguyên tử quanh hạt nhân thì rõ ràng, giữa hạt nhân và nguyên tử có "khoảng cách" tức khoảng không gian nhưng giữa chúng có lực hấp dẫn và các lực khác... do vẫn sự liên tục của Vũ trụ là như thế nào??? Như vậy, sự tương tác giữa hai vật thể, chẳng hạn là lực hấp dẫn có cần một môi trường nào đó. có lẽ cũng phải là vật chất để truyền qua hay chính môi trường không gian này mang tính tuyệt đối??? Điều này dẫn đến, trong vất chất, nếu có tính tuyệt đối và giả sử rằng môi trường của chúng cũng có tính tuyệt đối sẽ tạo nên mâu thuẫn rằng: vật chất và phi vật chất (không gian) cũng đều có tính tuyệt đối??? Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2013 Bác Vô Trước viết: Tính liên tục và lượng tử, tính tất định và bất định, tính qui luật và ngẫu nhiên, ... của Vũ trụ cũng như tính sóng hạt của vật chất mà thôi, chẳng có gì ghê gớm cả. Nếu hiểu rõ bản chất tính sóng hạt của vật chất thì nhận thức những "tính" kia cũng đơn giản thôi. Nếu "Hạt của Chúa - với khái niệm là một trường duy nhất tạo ra các hạt cơ bản." thì toàn bộ Vũ trụ này chính là một "Hạt của chúa " duy nhất đó. Thật ra, Vũ trụ này chỉ là một "trường khí âm dương" mà thôi. Những vận động, biểu hiện, ... của nó chỉ là kết quả của những tương tác âm dương. Các nhà khoa học mặc định cho rằng, Vũ trụ Vĩ đại này được cấu tạo từ những hạt vi mô, cơ bản và ra sức săn lùng hạt cơ bản nhất. Nhưng thực ra, Vũ trụ này là sự trương nở và tan vỡ của một hạt duy nhất vô cùng Vĩ đại, là chính Vũ trụ (đó mới chính là "Hạt của Chúa"), những hạt vi mô cũng như vĩ mô mà chúng ta quan sát được chỉ là những mảnh vỡ mà thôi. Liệu ta có thể biết cái mảnh vỡ nhỏ nhất bằng bao nhiêu không? Nếu những máy đo đủ mạnh, họ còn có thể phát hiện ra nhiều hạt còn nhỏ hơn hạt Hig vừa phát hiện nhiều lần!... Khi cái "Hạt của chúa" là chính Vũ trụ này ta vỡ hết, nghĩa là "Dương" tiêu tán hết thì trường khí âm dương cũng chẳng còn, Thực tại trở thành Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu bằng một đột biến lượng tử mới rất ngẫu nhiên và do đó chu kỳ Vũ trụ mới đó rất rất rất ... khó giống chu kỳ trước, nhưng tương tác âm dương thì phải như nhau. Thân mến! Nếu nói vũ trụ trương nở và tan vỡ và tạo thành các mảnh vỡ thì "tính liên tục của vũ trụ là không chắc chắn". Giả dụ trong hệ mặt trời thì giữa các hành tinh là lực hấp dẫn, cho tới nay các nhà khoa học vẫn không hiểu tại sao có lực hấp dẫn này, nếu nhìn vào sự vận động của nguyên tử quanh hạt nhân thì rõ ràng, giữa hạt nhân và nguyên tử có "khoảng cách" tức khoảng không gian nhưng giữa chúng có lực hấp dẫn và các lực khác... do vẫn sự liên tục của Vũ trụ là như thế nào??? Như vậy, sự tương tác giữa hai vật thể, chẳng hạn là lực hấp dẫn có cần một môi trường nào đó. có lẽ cũng phải là vật chất để truyền qua hay chính môi trường không gian này mang tính tuyệt đối??? Điều này dẫn đến, trong vất chất, nếu có tính tuyệt đối và giả sử rằng môi trường của chúng cũng có tính tuyệt đối sẽ tạo nên mâu thuẫn rằng: vật chất và phi vật chất (không gian) cũng đều có tính tuyệt đối?? Kính. Tính liên tục về không gian của Vũ trụ là chắc chắn. Không có không gian hư vô. Cái gọi là khoảng cách giữa hạt nhân nguyên tử và các điện tử chính là một cấu trúc của trường khí âm dương khi mật độ khí dương đủ loãng mà thôi. Cái lực hấp dẫn mà các nhà khoa học không hiểu tại sao lại có đó chính là sự thể hiện tính "tịnh" của khí dương trong trường khí âm dương tràn ngập Vũ trụ. Sự trương nở và tan vỡ của Vũ trụ chỉ là sự lớn lên về không gian và sự loãng ra về mật độ khí dương của trường khí âm dương trong Vũ trụ. Vũ trụ chỉ là một cấu trúc trường khí âm dương với những trung tâm có mật độ khí dương khác nhau mà thôi. Sở dĩ có những trung tâm đậm đặc đó là do tính "tịnh" của khí dương. Sở dĩ có những nơi có mật độ khí dương loãng (tạo thành những khoảng cách) là do tính "động" của khí âm. Không thời gian và trường khí âm dương không thể tách rời mà là điều kiện của nhau. Không gian lớn hay nhỏ chỉ biểu hiện mật độ khí dương của trường khí âm dương loãng hay đậm đặc mà thôi. Vì thế không thời gian không có tính tuyệt đối. Sự tồn tại của không thời gian chỉ là sự thể hiện tính "động" của khí âm. Nếu trường khí âm dương không tồn tại ở đâu thì không thời gian ở đó cũng không có lý do tồn tại. Vì thế không thể có sự gián đoạn của không thời gian trong Vũ trụ vì đơn giản là khi không thời gian không tồn tại (bị gián đoạn) thì cũng không có vật chất (trường khí âm dương) hay không phải là thành phần của Vũ trụ. Tôi đã tìm ra công thức liên hệ giữa kích thước không thời gian và mật độ khí dương phân bố trong Vũ trụ.Hạt vật chất từ thiên hà cho tới các hạt cơ bản chỉ là những "trung tâm" có không thời gian có mật độ khí dương đủ lớn. Khoảng các giữa chúng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương đủ nhỏ. Cái gọi là hữu hình cũng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương lớn, và ngược lại, cái gọi là vô hình cũng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương nhỏ mà thôi. Đừng nghĩ rằng không gian truyền lực hấp dẫn mà thực chất không gian thể hiện lực hấp dẫn, một biểu hiện của tính "tịnh" của khí dương. Hai cái này khác nhau. Không có cái khí dương ấy thì đương nhiên không có cái thể hiện của cái tính "tịnh" của nó, và dĩ nhiên cũng không có cái "không thể tách rời" của nó là không gian. Cách suy nghĩ của hoangnt cũng là cách suy nghĩ của các nhà khoa học khi cứ tách rời vật chất và không gian nên mới thấy những "mâu thuẫn" đó. Thực chất không thời gian, vật chất, Vũ trụ là một chỉnh thể không thể tách rời, không thể có cái này mà không có cái kia được. Vài lời nói lại cho rõ. Thân mến! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 5, 2013 Đã gần hết tháng 5, nhưng vẫn chưa thấy cộng đồng khoa học thế giới xác định "Có hay không Hạt của Chúa"? Chắn chắn là không rồi. Nếu có thì người ta đã nói đến một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại bắt đầu. Vấn đề còn lại là: Tôi đã xác quyết điều đó trước cả khi cỗ máy LHC hoạt động - nhân danh sự hiểu biết của tôi về một nền tri thức cổ xưa đã tồn tại? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 5, 2013 Nếu có thì người ta đã nói đến một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại bắt đầu. Vì không có nên "một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại" mới thực sự bắt đầu. Còn nếu họ xác định là có thì còn lâu "một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại" mới bắt đầu được vì sai lầm lại tiếp tục nối tiếp sai lầm! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 5, 2013 Vì không có nên "một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại" mới thực sự bắt đầu. Còn nếu họ xác định là có thì còn lâu "một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại" mới bắt đầu được vì sai lầm lại tiếp tục nối tiếp sai lầm! Oh! Thế sao họ chẳng nói gì cả. Có thì nói có. Không thì nói không. Ngâm cứu gì mà lâu thía?Để anh em còn biết đường mà tính như thế lào chứ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 5, 2013 Có thì nói có. Không thì nói không. Được như thế thì thiên hạ đại thái bình rồi anh Thiên Sứ ơi!Khoa học cũng chỉ là một lĩnh vực xã hội thôi, cũng đủ mọi cung bậc cả, có thể tỷ lệ nặng nhẹ khác nhau chút xíu. Việc mình tính thì mình cứ tính, tùy theo tình thế thôi. Bác Hồ nói: "Không có gì quí hơn độc lập tự do" mà!!! Chung qui cũng chỉ vì tương tác âm dương ! Khí dương "tịnh" nên cứ trì kéo cái cũ. Khí âm "động" nên muốn đổi thay khi thấy trì trệ. Hiện nay tương quan âm/dương mới chỉ được như vậy. Cái cũ còn chưa đủ yếu để nói "Không có" nhưng cũng không còn đủ mạnh để nói "Có". Cái mới còn chưa đủ mạnh để nói câu tương tự. Em e rằng anh không đợi được đến lúc "Có thì nói có. Không thì nói không" đó đâu! Muốn nhanh thì phải làm sao cho cái mới mạnh lên. Chẳng phải chỉ trong vấn đề "Hạt của Chúa" đâu, mà trong nhiều vấn đề khác cũng có tình trạng tương tự. Tỷ như vấn đề "Việt sử 5000 năm văn hiến" của anh chẳng hạn !!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 5, 2013 Được như thế thì thiên hạ đại thái bình rồi anh Thiên Sứ ơi! Khoa học cũng chỉ là một lĩnh vực xã hội thôi, cũng đủ mọi cung bậc cả, có thể tỷ lệ nặng nhẹ khác nhau chút xíu. Việc mình tính thì mình cứ tính, tùy theo tình thế thôi. Bác Hồ nói: "Không có gì quí hơn độc lập tự do" mà!!! Chung qui cũng chỉ vì tương tác âm dương ! Khí dương "tịnh" nên cứ trì kéo cái cũ. Khí âm "động" nên muốn đổi thay khi thấy trì trệ. Hiện nay tương quan âm/dương mới chỉ được như vậy. Cái cũ còn chưa đủ yếu để nói "Không có" nhưng cũng không còn đủ mạnh để nói "Có". Cái mới còn chưa đủ mạnh để nói câu tương tự. Em e rằng anh không đợi được đến lúc "Có thì nói có. Không thì nói không" đó đâu! Muốn nhanh thì phải làm sao cho cái mới mạnh lên. Chẳng phải chỉ trong vấn đề "Hạt của Chúa" đâu, mà trong nhiều vấn đề khác cũng có tình trạng tương tự. Tỷ như vấn đề "Việt sử 5000 năm văn hiến" của anh chẳng hạn !!! Đọc vài dòng của anh Votruoc thấy cũng buồn 5 phút. Nhưng thôi! Không sao. Tôi cũng quen rồi. Chừng nào họ xác định không có Hạt của Chúa thì tính sau. Nhưng e rằng đến lúc đó tôi không còn cảm hứng để nói vì sao tôi đã xác định như vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 5, 2013 Đọc vài dòng của anh Votruoc thấy cũng buồn 5 phút. Nhưng thôi! Không sao. Tôi cũng quen rồi. Chừng nào họ xác định không có Hạt của Chúa thì tính sau. Nhưng e rằng đến lúc đó tôi không còn cảm hứng để nói vì sao tôi đã xác định như vậy. Xin lỗi làm anh buồn!Em cũng chẳng vui gì. Khổ nỗi đời nó vẫn cứ thế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 5, 2013 Bác Votruoc viết: Tính liên tục về không gian của Vũ trụ là chắc chắn. Không có không gian hư vô: Thống nhất. Cái gọi là khoảng cách giữa hạt nhân nguyên tử và các điện tử chính là một cấu trúc của trường khí âm dương khi mật độ khí dương đủ loãng mà thôi. Thống nhất. Cái lực hấp dẫn mà các nhà khoa học không hiểu tại sao lại có đó chính là sự thể hiện tính "tịnh" của khí dương trong trường khí âm dương tràn ngập Vũ trụ. Sự trương nở và tan vỡ của Vũ trụ chỉ là sự lớn lên về không gian và sự loãng ra về mật độ khí dương của trường khí âm dương trong Vũ trụ. Không có sự trương nở vũ trụ và lớn lên về không gian, nhưng có sự loãng ra về mật độ "khí" sau khởi nguyên. "Cái lực hấp dẫn mà các nhà khoa học không hiểu tại sao lại có đó chính là sự thể hiện tính "tịnh" của khí dương trong trường khí âm dương tràn ngập Vũ trụ": Bác có thể giải thích rõ hơn về vần đề này chăng. Vũ trụ chỉ là một cấu trúc trường khí âm dương với những trung tâm có mật độ khí dương khác nhau mà thôi. Sở dĩ có những trung tâm đậm đặc đó là do tính "tịnh" của khí dương. Sở dĩ có những nơi có mật độ khí dương loãng (tạo thành những khoảng cách) là do tính "động" của khí âm. Có lẽ, do tính "tịnh" của "khí" cho nên hình thành những trung tâm đậm đặc, và vì hiện vũ trụ đang trong trạng thái Hậu thiên nên nó ở trạng thái "động". Mặt khác, do tính quy ước Âm Dương "khí" do vậy, các trung tâm đậm đặc phải là sự hội tụ của "khí" Âm. Không thời gian và trường khí âm dương không thể tách rời mà là điều kiện của nhau. Không gian lớn hay nhỏ chỉ biểu hiện mật độ khí dương của trường khí âm dương loãng hay đậm đặc mà thôi. Vì thế không thời gian không có tính tuyệt đối. Sự tồn tại của không thời gian chỉ là sự thể hiện tính "động" của khí âm. Nếu trường khí âm dương không tồn tại ở đâu thì không thời gian ở đó cũng không có lý do tồn tại. Vì thế không thể có sự gián đoạn của không thời gian trong Vũ trụ vì đơn giản là khi không thời gian không tồn tại (bị gián đoạn) thì cũng không có vật chất (trường khí âm dương) hay không phải là thành phần của Vũ trụ. Tôi đã tìm ra công thức liên hệ giữa kích thước không thời gian và mật độ khí dương phân bố trong Vũ trụ. "Không thể có sự gián đoạn của không thời gian trong Vũ trụ": thống nhất, chúng không có tính tuyệt đối là do quy ước của tư duy nhận thức tự nhiên của chúng ta nhưng chúng tồn tại là tự nhiên, chỉ có không gian tự nhiên tồn tại nhưng thời gian là phản ánh của vật chất vào tư duy. Hạt vật chất từ thiên hà cho tới các hạt cơ bản chỉ là những "trung tâm" có không thời gian có mật độ khí dương đủ lớn. Khoảng các giữa chúng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương đủ nhỏ. Cái gọi là hữu hình cũng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương lớn, và ngược lại, cái gọi là vô hình cũng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương nhỏ mà thôi. Điều này chỉ ra khoảng không gian giữa nguyên tử và hạt nhân còn tồn tại những dạng vật chất vi mô hơn nữa mà khoa học chưa nhận biết được. Đừng nghĩ rằng không gian truyền lực hấp dẫn mà thực chất không gian thể hiện lực hấp dẫn, một biểu hiện của tính "tịnh" của khí dương. Hai cái này khác nhau. Không có cái khí dương ấy thì đương nhiên không có cái thể hiện của cái tính "tịnh" của nó, và dĩ nhiên cũng không có cái "không thể tách rời" của nó là không gian. Cách suy nghĩ của Hoangnt cũng là cách suy nghĩ của các nhà khoa học khi cứ tách rời vật chất và không gian nên mới thấy những "mâu thuẫn" đó. Thực chất không thời gian, vật chất, Vũ trụ là một chỉnh thể không thể tách rời, không thể có cái này mà không có cái kia được. Vấn đề này liên quan đến triết học, do tự thân tồn tại vật chất gọi là :khí" cho nên phải có kích thước (không thể xác định nhưng tiệm cận "0") và vì vậy hình thảnh khoảng không giữa chúng, điều này không mâu thuẫn với tính liên tục của vật chất "khí" từ khởi nguyên cho tới nay và khi chúng tan rã. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 5, 2013 Hoangnt vẫn tách vật chất (hay "Khí" ) khỏi không gian, chưa nhận thức thấy tính nhất thể của chúng. Hơn nữa, Hoangnt còn cho rằng tư duy, nhận thức của chúng ta quyết định thuộc tính của tự nhiên (Trích: “chúng không có tính tuyệt đối là do quy ước của tư duy nhận thức tự nhiên của chúng ta”) mà không thấy rằng, ngược lại, tư duy nhận thức của chúng ta chỉ là một phản ánh của tương tác âm dương hay chỉ là một phản ánh của tự nhiên mà thôi. Theo tôi, đó là một sai lầm. Đối với tôi, Vật chất là một thể thống nhất không thể tách rời của trường khí âm dương (Khí) và không thời gian: Khí (trường khí âm dương) + Không gian + Thời gian = Vật chất Ý thức chỉ là một trong muôn vàn phản ánh của hoạt động vật chất mà thôi Vật chất cũng không tự thân tồn tại, mà nó được sinh ra. Trước khi vật chất được sinh ra, Vũ trụ là Thái cực. Khi mới sinh ra (do kết quả của một đột biến lượng tử từ Thái cực), Vũ trụ cực kỳ nhỏ bé về cả khối lượng cũng như không gian, thời gian. Sau đó, Vũ trụ lớn lên rất nhanh, không thời gian trương nở rất mạnh, nhưng khối lượng còn trương nở mạnh hơn nhiều làm cho mật độ Khí tăng lên nhanh chóng, hay cực kỳ đậm đặc (chứ không phải “loãng ra”). Đó là thời kỳ Tiên Thiên, âm dương đồng tương sinh. Khi Vũ trụ đạt giá trị đậm đặc tới hạn, thời kỳ Hậu Thiên bắt đầu. Cái khối Vũ trụ Tiên thiên đó, đang từ thời kỳ âm dương đồng tương sinh, dần dần trở thành âm thịnh dương suy hoặc dương thịnh âm suy và bắt đầu tan vỡ, mật độ Khí mới “loãng ra”. Những hạt vật chất, những Thiên hà, hạt cơ bản, …chính là những mảnh Tiên thiên chưa tan vỡ hết đó. Chính những mảnh vỡ Tiên thiên đủ lớn làm cho các nhà khoa học tưởng là “Vật chất tối” đầy bí ẩn, nhưng thật ra nó chẳng khác gi cái lõi của một hạt vật chất thông thường. Sự tan vỡ của Vũ trụ Tiên thiên là do khí âm động sinh ra. Khí dương “tịnh” cản trở quá trình ta vỡ (rời ra xa nhau) đó, làm cho những phần Khí chưa tan vỡ, co cụm lại thành những trung tâm có mật độ vật chất lớn hơn bằng nhiều cách mà một trong những cách dễ dàng nhận thấy nhất chính là lực hấp dẫn. Như vậy, rõ ràng “các trung tâm đậm đặc phải là sự hội tụ của "khí" Âm.” như Hoangnt nhận định là sai lầm, mà nó phải là nơi khí dương mạnh nhất. Đó cũng là lý do vì sao mùa Đông (thuộc Thủy – dương, Trái đất lại gần mặt trời nhất, và ngược lại, mùa Hạ, thuộc Hỏa – âm, Trái đất xa mặt trời nhất) Sự đậm đặc của vật chất cũng giống như sự bé nhỏ của không gian. Như vậy, không thời gian nơi nào lớn hơn chỉ có nghĩa là mật độ vật chất (khí) nhỏ hơn mà thôi. Khoảng cách giữa các hạt vật chất thể hiện mức độ loãng ra của Khí trong không gian giữa chúng. … Tóm lại, những vấn đề trên chỉ là chia sẻ cho vui chứ khi nào có thời gian tôi sẽ viết lại một cách chi tiết, hệ thống và logic hoàn chỉnh, có công thức tính toán đàng hoàng. Thân mến! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 5, 2013 Sự xác định "Không có hạt của Chúa" là cả một hệ luận rất phức tạp. Nếu tôi mô tả bằng cách nói chuyện thì chắc phải mất ít nhất hai ngày gọi là ngắn gọn. Trong đó cần cả tháng sắp xếp, chuẩn bị cho nó gọi là "có đầu có đuôi", để các nhà khoa học khả kính đẳng cấp quốc tế có thể kiểm chứng, ít nhất là tính hợp lý lý thuyết của nó, sau khí đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nền khoa học hiện đại phát triển với mốc chuẩn tạm coi từ thời Galile xác định Trái Đất quay quanh mặt trời từ 500 năm trước. Nó cũng phát hiện ra con vi trùng từ kính hiển vi. Nó phát minh ra máy hơi nước và động cơ đốt trong, phát minh ra điện và các định luật vật lý liên quan từ gần 200 năm trước. Khoa học được hiểu là sự phát hiện những dạng tồn tại của vật chất bằng nhận thức trực quan qua những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ các giác quan và phát minh ra những phương tiện, cải tạo thiên nhiên, phục vụ cho cuộc sống con người. Sự phát triển từ gần 500 năm qua, nền văn minh hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây với những phương tiện kỹ thuật ngày càng phát triển, đã nhận thức trực quan từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ. Họ đã sờ thấy cả mặt Trăng và đang lang thang trên sao Hỏa. Nhưng tất cả sự hiện hữu của vật chất có khối lương - từ hạt nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ ấy từ đâu mà ra? Những hệ thống lý thuyết riêng phần mô tả trong những chuyên ngành khác nhau đã xuất hiện. Những cái sai - đúng chen lấn nhau. Chương trình đi tìm một trường vật lý từ đó có khả năng là nguyên nhân tạo ra các hạt cơ bản có khối lượng là một trong những hệ quả cuối cùng của tri thức khoa học hiện nay, vốn có tiền đề là một hệ thống lý thuyết mô tả về dạng tồn tại của trường vật lý này có thể là điều kiện tạo ra các hạt cơ bản có khối lượng - khi tri thức hiện đại đã "nhìn thấy" tất cả mọi thứ: từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ -. Nhưng cũng cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này - tri thức khoa học hiện đại có nguồn gốc từ Tây phương - không hề biết gì về bản chất tri thức kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương. Và từ sự hiểu biết của cá nhân tôi về Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - Tôi xác định "Không có Hạt của Chúa". Không phải đến bây giờ tôi mới xác định, mà từ trước khi cỗ máy LHC chạy roda. Mặc dù các nhà khoa học tham gia thí nghiệm chưa xác định những thí nghiệm cuối cùng trong tháng 7. 2012 vửa qua, đã xác định "Có hay không Hạt của Chúa". Nhưng đến giờ này thì có thể chắc chắn là không có. Lý học Đông phương mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là một lý thuyết khoa học vượt trội, so với tất cả những lý thuyết khoa học đang hiện hữu bây giờ và hàng trăm năm nữa. Bởi vậy, nó mới có khả năng thẩm đinh có tính tiên tri với những thành tựu khoa học hàng top hiện nay. "Sự xác định "Không có Hạt của Chúa" chỉ là một cái ví dụ. Thành thật mà nói - cho dù chẳng ai quan tâm, tôi cũng không mấy quan tâm đến cái người ta có quan tâm hay không. Đây chỉ là một ngẫu hứng khi tôi biết đến thông tin về "cộng đồng khoa học thế giới" đang đi tìm "hạt của Chúa'. Cũng như việc xác định không mưa trong Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi vậy. Hoàn toàn ngẫu hứng từ một bài viết của chị Wildlavender, trong một topic ai đó đưa lên diễn dàn. Tôi cũng không đi xin việc. Tôi cũng chẳng có xu nào sau vụ việc đó, cũng như có thể cũng chẳng có xu nào nều tôi thuyết trình về vấn đề "Tại sao không có Hạt của Chúa" trước công đồng khoa học thế giới, nếu họ quan tâm. Nhưng lần này hơi khác một chút: Lần trước tại Vietnamnet, tôi đặt sự xác định Việt sử 5000 năm văn hiến sẽ bị coi là sai, nếu tôi không thực hiện được sự xác định của tôi về thời tiết Đại Lễ. Mặc dù hai việc chẳng liên quan gì đến nhau. Lần này thì - nếu cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm - Điều kiện tiên quyết của tôi là: Tôi sẽ chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, là cội nguồn của Lý học Đông phương - là phần thứ nhất của chương trình. Nếu phần này bị coi là sai - tức là có người phản biện với đầy đủ chứng lý rằng: Việt tộc không phải là cội nguồn Văn minh Đông phương thì sẽ không có phần hai của chương trình là sự thuyết trình "Vì sao không thể có Hạt của Chúa". Đương nhiên là như vậy - hoàn toàn khách quan và phù hợp với những chuẩn mực khoa học: Làm gì có một hệ thống lý thuyết từ trên trời rơi xuống. Nó phải có lịch sử của nó chứ! Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến bị phủ nhận một cách xác đáng trước cộng đồng khoa học thực sự tầm cỡ quốc tế- thì sự hiểu biết về Lý học của tôi nhân danh Việt sử sẽ sai. Do đó tôi sẽ không đủ tư cách để chứng minh không có Hạt của Chúa nhân danh những hiểu biêt của tôi về một lý thuyêt cổ xưa có cội nguồn Việt sử. Hoàn toàn sòng phẳng và công bằng . Do đó, nếu không chấp nhận điều kiện này và họ cũng không quan tâm thì thôi. Họ cứ việc tiếp tục đi tìm Hạt của Chúa với một lý thuyết khác. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2013 Bác Votruoc viết: Hoangnt vẫn tách vật chất (hay "Khí" ) khỏi không gian, chưa nhận thức thấy tính nhất thể của chúng. Hơn nữa, Hoangnt còn cho rằng tư duy, nhận thức của chúng ta quyết định thuộc tính của tự nhiên (Trích: “chúng không có tính tuyệt đối là do quy ước của tư duy nhận thức tự nhiên của chúng ta”) mà không thấy rằng, ngược lại, tư duy nhận thức của chúng ta chỉ là một phản ánh của tương tác âm dương hay chỉ là một phản ánh của tự nhiên mà thôi. Theo tôi, đó là một sai lầm. Đối với tôi, Vật chất là một thể thống nhất không thể tách rời của trường khí âm dương (Khí) và không thời gian: Khí (trường khí âm dương) + Không gian + Thời gian = Vật chất Ý thức chỉ là một trong muôn vàn phản ánh của hoạt động vật chất mà thôi. Vật chất cũng không tự thân tồn tại, mà nó được sinh ra. Do chúng ta quy ước "Khí" là một trạng thái "Vật chất" để quán xét, do vậy quy ước Vật chất như trên cũng tùy vào người quán xét. Dĩ nhiên, không thời gian không thể tách rời vật chất nhưng để xem xét chúng ta vẫn có thể tách rời. Đặc biệt, do sự bất định (mặc dù tự nhiên là tất định) trong các hoạt động của con người, cho nên chúng ta vẫn tách không thời gian để nhận định. Ý thức cũng là Vật chất - thống nhất, nhưng nó còn một thuộc tính khác chính là tính Tuyệt đối, cái này khoa học không thể nắm bắt được, mà chỉ dùng phân tích logic về tư duy con người và tự vô hạn về không gian và cực bé của vật chất, kết hợp với sự tự thân tồn tại và vật động của Vũ trụ như một tiên đề" chỉ có những tiên đề như vậy mới giải thích được khởi nguyên và kết thúc của vũ trụ mà thôi. Trước khi vật chất được sinh ra, Vũ trụ là Thái cực. Khi mới sinh ra (do kết quả của một đột biến lượng tử từ Thái cực), Vũ trụ cực kỳ nhỏ bé về cả khối lượng cũng như không gian, thời gian. Sau đó, Vũ trụ lớn lên rất nhanh, không thời gian trương nở rất mạnh, nhưng khối lượng còn trương nở mạnh hơn nhiều làm cho mật độ Khí tăng lên nhanh chóng, hay cực kỳ đậm đặc (chứ không phải “loãng ra”). Đó là thời kỳ Tiên Thiên, âm dương đồng tương sinh. Rất giống Bigbang, thống nhất đoạn làm dấu nhưng nều giải thích như vậy thì Thái Cực phải chăng là "Mật độ khí ban đầu" - và nó như thế nào?. Khoa học và tôn giáo (ngoại trừ Phật giáo, Lão giáo) có các giới hạn không thể vượt qua: - Vũ trụ nguyên do nào mà có. - Không thể hiểu được khởi nguyên vũ trụ. - Không thể nắm bắt được hạt vật chất nhỏ nhất. - Không thể biết được tính vô hạn của vũ trụ. - Không nhận thức được tính tuyệt đối trong vạn vật. - Không hiểu được tư duy con người từ đâu mà có, từ đó không thể giải thích được "linh hồn tồn tại hay không" - sự thật phản ánh là có. - ... Khi Vũ trụ đạt giá trị đậm đặc tới hạn, thời kỳ Hậu Thiên bắt đầu. Cái khối Vũ trụ Tiên thiên đó, đang từ thời kỳ âm dương đồng tương sinh, dần dần trở thành âm thịnh dương suy hoặc dương thịnh âm suy và bắt đầu tan vỡ, mật độ Khí mới “loãng ra”. Những hạt vật chất, những Thiên hà, hạt cơ bản, …chính là những mảnh Tiên thiên chưa tan vỡ hết đó. Chính những mảnh vỡ Tiên thiên đủ lớn làm cho các nhà khoa học tưởng là “Vật chất tối” đầy bí ẩn, nhưng thật ra nó chẳng khác gi cái lõi của một hạt vật chất thông thường. Sự tan vỡ của Vũ trụ Tiên thiên là do khí âm động sinh ra. Khí dương “tịnh” cản trở quá trình ta vỡ (rời ra xa nhau) đó, làm cho những phần Khí chưa tan vỡ, co cụm lại thành những trung tâm có mật độ vật chất lớn hơn bằng nhiều cách mà một trong những cách dễ dàng nhận thấy nhất chính là lực hấp dẫn. Như vậy, rõ ràng “các trung tâm đậm đặc phải là sự hội tụ của "khí" Âm.” như Hoangnt nhận định là sai lầm, mà nó phải là nơi khí dương mạnh nhất. Đó cũng là lý do vì sao mùa Đông (thuộc Thủy – dương, Trái đất lại gần mặt trời nhất, và ngược lại, mùa Hạ, thuộc Hỏa – âm, Trái đất xa mặt trời nhất) Có vẻ nhận định 4 mùa không chính xác, trên đây là đồ hình. Hoangnt sẽ xem lại Sự đậm đặc là hội tụ khí Dương. Sự đậm đặc của vật chất cũng giống như sự bé nhỏ của không gian. Như vậy, không thời gian nơi nào lớn hơn chỉ có nghĩa là mật độ vật chất (khí) nhỏ hơn mà thôi. Khoảng cách giữa các hạt vật chất thể hiện mức độ loãng ra của Khí trong không gian giữa chúng. Chú ý, chúng ta cũng thấy sẽ có bất kỳ một không gian bao phủ vùng "đậm đặc Khí" tại bất kỳ thời gian nào. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2013 Rất giống Bigbang, thống nhất đoạn làm dấu nhưng nều giải thích như vậy thì Thái Cực phải chăng là "Mật độ khí ban đầu" - và nó như thế nào?. Khoa học và tôn giáo (ngoại trừ Phật giáo, Lão giáo) có các giới hạn không thể vượt qua: - Vũ trụ nguyên do nào mà có. - Không thể hiểu được khởi nguyên vũ trụ. - Không thể nắm bắt được hạt vật chất nhỏ nhất. - Không thể biết được tính vô hạn của vũ trụ. - Không nhận thức được tính tuyệt đối trong vạn vật. - Không hiểu được tư duy con người từ đâu mà có, từ đó không thể giải thích được "linh hồn tồn tại hay không" - sự thật phản ánh là có. - ... Giống BigBang không có nghĩa là Bigbang với những chi tiết của nó mà khoa học mô tả. Theo tôi, về sự lớn lên của kích thước Vũ trụ thì các nhà khoa học đã đúng.Làm sao lại hiểu Thái cực là mật độ khí ban đầu được. Trong trạng thái Thái cực, Khí còn chưa được sinh ra mà, cả không thời gian cũng thế, thì ngay cả khái niệm mật độ cũng không tồn tại huống chi "mật độ vật chất". Thái cực không giống như bất kỳ cái gì mà chúng ta đã thấy. Tư duy về Thái cực mà máy móc qui nạp, nội suy như thế thì không bao giờ tránh được sai lầm. Không phải khoa học không thể vượt qua những giới hạn đó, học thuyết ADNH cũng là một khoa học và những giới hạn đó thật đơn giản để vượt qua: - Vũ trụ nguyên do nào mà có.?: Vũ trụ được sinh ra từ Thái cực do một đột biến lượng tử. - Không thể hiểu được khởi nguyên vũ trụ: Khởi nguyên của Vũ trụ là Thái cực. - Không thể nắm bắt được hạt vật chất nhỏ nhất: Hạt vật chất nhỏ nhất không tồn tại - Không thể biết được tính vô hạn của vũ trụ: Vũ trụ là hữu hạn (ít nhất là về kích thước} - Không nhận thức được tính tuyệt đối trong vạn vật: Tính tuyệt đối trong vạn vật là "Đạo" - Không hiểu được tư duy con người từ đâu mà có, từ đó không thể giải thích được "linh hồn tồn tại hay không" - sự thật phản ánh là có: Tư duy con người là phản ánh của hoạt động vật chất. Linh hồn tồn tại va là một cấu trúc trường khí âm dương dạng thứ cấp. ... Về phân bố của 4 mùa, theo đồ hình Hoangnt cung cấp, nếu có ghi khoảng các từ Trái đất tới mặt trời ở 4 vị trí thì nhận định của tôi chính xác về 4 mùa. Không gian là thuộc tính của vật chất, do đó, bất cứ nơi nào có không gian thì cũng có nghĩa là vật chất (Khí) đang tồn tại ở đó. Chính vì thế, không có không gian mà ở đó không có gì, hay không gian hư vô không tồn tại. Do đó, khía niệm chân không cũng vô nghĩa hay tiên đề của Einstein không chính xác. Đành rằng chúng ta có thể tách vật chất ra khỏi không thời gian để tiện cho sứ quán xét. Nhưng kết quả quán xét đó chỉ đúng trong những trường hợp mà ảnh hưởng của sự tách bạch đó không lớn. Nhưng khi xét đến những trường hợp cực đoan, như thời gian ban đầu, lỗ đen Vũ trụ, ... thì kết quả sẽ sai lệch lớn. Giới khoa học ngày nay thừa nhận rằng, không thể áp dụng được những định luật vật lý co các trường hợp đó. Đặc biệt, đối với những quán xét trìu tượng, triết học thì sai lệch sẽ rất lớn, thậm chí dẫn đến sai lầm. Thân mến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 5, 2013 Bác Votruoc viết: Không gian là thuộc tính của vật chất, do đó, bất cứ nơi nào có không gian thì cũng có nghĩa là vật chất (Khí) đang tồn tại ở đó. Chính vì thế, không có không gian mà ở đó không có gì, hay không gian hư vô không tồn tại. Do đó, khái niệm chân không cũng vô nghĩa hay tiên đề của Einstein không chính xác. Đành rằng chúng ta có thể tách vật chất ra khỏi không thời gian để tiện cho sứ quán xét. Nhưng kết quả quán xét đó chỉ đúng trong những trường hợp mà ảnh hưởng của sự tách bạch đó không lớn. Nhưng khi xét đến những trường hợp cực đoan, như thời gian ban đầu, lỗ đen Vũ trụ, ... thì kết quả sẽ sai lệch lớn. Giới khoa học ngày nay thừa nhận rằng, không thể áp dụng được những định luật vật lý co các trường hợp đó. Đặc biệt, đối với những quán xét trừu tượng, triết học thì sai lệch sẽ rất lớn, thậm chí dẫn đến sai lầm. Cùng thống nhất. Trong sự vận động của trường khí Âm Dương, sự đậm đặc tới hạn (nào đó) sẽ dẫn tới tình trạng tan rã của vũ trụ??? Bổ sung thêm: bằng các phương pháp, việc chứng minh tồn tại sự sống ngoài trái đất là bất khả? Đồng thời, chúng ta đang trong giai đoạn Vũ trụ phát triển hay tan rã - cũng là một câu hỏi khó. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 5, 2013 Trong sự vận động của trường khí Âm Dương, sự đậm đặc tới hạn (nào đó) sẽ dẫn tới tình trạng tan rã của vũ trụ??? Bổ sung thêm: bằng các phương pháp, việc chứng minh tồn tại sự sống ngoài trái đất là bất khả? Đồng thời, chúng ta đang trong giai đoạn Vũ trụ phát triển hay tan rã - cũng là một câu hỏi khó. Kính. Giới hạn của sự đậm đặc dẫn đến sự tan rã của Vũ trụ, theo các tính toán sơ bộ của tôi nhỏ hơn 1.3x10^121602453 lần so với mật độ vật chất của cái mà khoa học ngày nay gọi là chân không tuyệt đối trên mặt đất này. Nếu sự sống được hiểu như là trên trái đất này thì xác xuất sảy ra sự sống bên ngoài Trái đất cực kỳ nhỏ bé, gần như bằng zero. Xác xuất này cũng tương tự như xác xuất ví tiền của tôi, không vì một lý do gì, tự nhiên lại nằm trong túi cùa của ông Obama vậy. Nhưng sự sống nếu được hiểu rộng hơn thì xác xuất sảy ra ở bên ngoài Trái đất sẽ lớn hơn. Độ lớn của xác suất đó tùy thuộc vào cách hiểu về khái niệm sự sống. Vũ trụ đang phát triển hay tan rã cũng tùy vào cách hiểu của chúng ta về thế nào là phát triển, thế nào là tan rã. Nếu hiểu phát triển là tăng dần kích thước không gian thì Vũ trụ đang phát triển (kích thước không gian ngày càng tăng). Nếu hiểu phát triển là sự tăng lên về khối lượng hay mật độ vật chất thì Vũ trụ đang tan rã. Nhưng qui luật chung của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương luôn tăng. Hiện nay chúng ta đang sống ở thời kỳ Hậu thiên với quan hệ âm dương nghịch biến (âm thịnh dương suy và dương thịnh âm suy), nhưng nhìn chung tương quan âm dương luôn tăng, kích thước hình học của Vũ trụ ngày càng lớn, khối lượng và mật độ vật chất ngày càng giảm. Sau thời kỳ Hậu thiên sẽ là thời kỳ Suy đồi với quan hệ âm dương đồng giảm, kích thước Vũ trụ tăng mạnh mẽ hơn, khối lượng và mật độ vật chất suy giảm nhanh chóng. Sau thời kỳ Suy đồi là thời kỳ Tiêu hủy. Vũ trụ mờ nhạt dần rồi mất hẳn, Trạng thái Thái cực xuất hiện. Thân mến. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2013 Kính thưa quí vị quan tâm. Khoa học hiện đại đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh so với những chặng đường thời gian trong lịch sử. Sự phát triển đến chóng mặt này đã khiến cho những kiến thức hiện đại có cảm giác rằng: Vũ trụ sắp sửa hé lộ những bí mật cuối cùng của nó. Những nhà khoa học hàng đầu đã hào hứng đặt giả thiết về một chân lý tuyệt đối - Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Một trong những bước tiền vào sự huyền bí của vũ trụ chính là tham vọng đi tìm hạt của Chúa. Nhưng theo như suy luận của cá nhân tôi - với những hiểu biết hạn hẹp mà tôi thu lượm được về Lý học Đông Phương và tính hợp lý của mọi hiện tượng thì tôi cho rằng: Vật chất sẽ không thể chia nhỏ mãi. Những hạt vật chất cơ bản cuối cùng phải được tạo ra từ một điều kiện tồn tại khác phi vật thể - và không gọi là hạt của Chúa. Có thể điều kiện tồn tại khác - mà tôi đề cập ở trên - chính là kháii niệm "Khí" trong Lý học Đông phương. Trên cơ sở suy luận từ những hiểu biết này. Tôi đã dự báo từ trước khi các nhà khoa học thế giới khởi động thí nghiệm này trên máy LHC từ năm 2008 rằng: Cuộc thí nghiệm đi tìm hạt của Chúa sẽ thất bại. Nếu như lời dự báo của tôi đúng thì tôi hy vọng rằng: Những trí thức khoa học hiện đại sẽ quay lại với nền văn hóa Dông phương mà chủ nhân đích thực của nó là nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử. Nếu dự báo này sai thì cá nhân tôi sẽ phải rà soát lại toàn bộ suy luận trên cơ sở kiến thức của mình trong quá trình dự báo. Vì tính quan trọng của dự báo này. nên tôi xin được tách ra làm một chủ đề riêng. Rất mong được quí vị quan tâm tham gia đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn. Thiên Sứ NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN Đã chạm được một tay vào "hạt của Chúa"?Nguồn Vietbao.vn Thứ sáu, 12 Tháng ba 2004, 14:02 GMT+7 Mặc dù chưa tập hợp được nhiều bằng chứng thực sự thuyết phục nhưng giới khoa học đang đứng trước cơ hội tìm thấy hạt Higgs - loại hạt được giới vật lý đặc biệt quan tâm đến mức gọi nó là "hạt của Chúa". Hạt Higgs có thể giúp giải thích tại sao các loại hạt khác lại có khối lượng, từ đó hiểu đầy đủ hơn về vật chất. Hạt Higgs là gì? Ngay khi vừa được tạo ra, hạt Higgs đã nhanh chóng phân rã. Trong vài thập kỷ qua, giới vật lý hạt đã xây dựng được một mô hình lý thuyết chuẩn, tạo nên bộ khung về kiến thức các hạt và lực cơ bản trong tự nhiên. Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho phân tử. Trường này có tên gọi là trường Higgs. Là hệ quả của đối ngẫu sóng - hạt, tất cả các trường lượng tử đều có một hạt cơ bản đi kèm. Hạt đi kèm với trường Higgs được gọi là hạt Higgs, hay Higgs boson. Vì trường Higgs chịu trách nhiệm về khối lượng, việc các hạt cơ bản có khối lượng được nhiều nhà vật lý coi như một dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của trường Higgs. Giả sử hạt Higgs tồn tại, chúng ta có thể suy luận được ra khối lượng của nó dựa trên tác động mà nó tạo ra đối với thuộc tính của các hạt và trường khác. Tuy nhiên, việc hạt Higgs có tồn tại hay không vẫn là điều khiến nhiều người tranh cãi. Manh mối tìm ra hạt Higgs Gần đây, TS Peter Renton, nhà vật lý hạt thuộc ĐH Oxford (Anh), vừa cho công bố phương pháp tiếp cận hạt Higgs của mình trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature. Ông cho biết đã lần ra được manh mối về hạt Higgs nhờ các nhà nghiên cứu tại một cơ sở nghiền nguyên tử ở Thuỵ Sỹ. Nếu phát hiện của TS Renton là chính xác, khối lượng của loại hạt khó nắm bắt này sẽ được xác định ở vào khoảng 115 gigaelectronvolts. Niềm tin của TS Renton bắt đầu từ một tín hiệu do máy va đập positron electron lớn (LEP) ở Geneva (Thụy Sỹ) tạo ra. Đến giờ phút này, cỗ máy đã bị tháo rời ra để thay thế bằng một cỗ máy khác - máy va đập hadron lớn (LHC). Tuy nhiên, có 9% khả năng là tín hiệu này được tạo ra từ "tiếng động" nền. Trước khi máy gia tốc LEP chính thức ngừng hoạt động, các nhà vật lý học đã dùng nó để gửi electron và positron về các hướng đối nghịch quanh đường ống tròn có chu vi khoảng 27km. Khi các hạt này va đập với nhau, chúng tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn. Bản thân các vụ va chạm như thế quá nhỏ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, nhưng những hạt mới nặng hơn có thể xuất hiện sau va chạm. Hạt Higgs có độ bất ổn định rất cao, vì vậy chúng nhanh chóng phân rã khi được tạo ra. TS Renton cho biết ông đã có những bằng chứng gián tiếp từ việc quan sát hành vi của các loại hạt khác trong máy va đập, phù hợp với con số 115 gigaelectronvolt - khối lượng của hạt Higgs. Các nhà vật lý đã quan sát 16 hạt hình thành tất cả mọi vật chất theo mô hình chuẩn dành cho hạt và tương tác cơ bản. Tuy nhiên, nếu chỉ nghiên cứu riêng các hạt này thì mô hình chuẩn tỏ ra không đúng lắm. Bởi nếu chỉ có 16 hạt trên tồn tại, chúng sẽ không có khối lượng, ngược với những gì chúng ta biết về tự nhiên. Chắc chắn phải có một loại hạt khác cung cấp khối lượng cho chúng - đấy chính là hạt Higgs, được đặt theo tên của nhà vật lý Peter Higgs thuộc ĐH Edinburgh (Anh) khi ông này lần đầu tiên đề xướng vào năm 1960. Đường ống vòng trong máy gia tốc LEP sử dụng cho các hạt va đập. Theo nhóm nghiên cứu của Peter Higgs, tất cả mọi hạt lấy khối lượng của chúng thông qua tương tác với một trường phổ biến (trường Higgs), do hạt Higgs mang theo. Tầm quan trọng của hạt Higgs trong mô hình chuẩn đã khiến cho một số nhà vật lý học phải gọi nó là "hạt của Chúa". TS Renton hy vọng khi máy va đập hadron lớn lắp đặt xong và đưa vào vận hành từ năm 2007, ông sẽ phát hiện ra hạt Higgs trong thời gian một - hai năm.Khánh Hà (Tổng hợp) Việt Báo (Theo_VietNamNet) Cho đến giờ này - tức là sáu năm sau khi cỗ máy LHC khởi động. Những gì mà Thiên Sứ tui nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - xác định rằng: "Không có Hạt của Chúa" vẫn chưa sai. Cộng đồng khoa học thực sự của thế giới vẫn chưa có một công bố chính thức về vấn đề "Có hay không Hạt của Chúa". Thật là một điều buồn cho tôi! Mặc dù không bao giờ sự phán quyết của họ là chuẩn mực xác định một chân lý. Nhưng nó cũng cần một sự rõ ràng của những người làm khoa học. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2013 Bác VoTruoc viết: Vũ trụ đang phát triển hay tan rã cũng tùy vào cách hiểu của chúng ta về thế nào là phát triển, thế nào là tan rã. Nếu hiểu phát triển là tăng dần kích thước không gian thì Vũ trụ đang phát triển (kích thước không gian ngày càng tăng). Nếu hiểu phát triển là sự tăng lên về khối lượng hay mật độ vật chất thì Vũ trụ đang tan rã. Nhưng qui luật chung của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương luôn tăng. Hiện nay chúng ta đang sống ở thời kỳ Hậu thiên với quan hệ âm dương nghịch biến (âm thịnh dương suy và dương thịnh âm suy), nhưng nhìn chung tương quan âm dương luôn tăng, kích thước hình học của Vũ trụ ngày càng lớn, khối lượng và mật độ vật chất ngày càng giảm. Để hiểu vấn đề này, có lẽ phải hiểu rõ trạng thái ban đầu của Vũ trụ - Thái cực. Bằng thực tế quan sát, thì sự đậm đặc của vật chất đang diễn ra thông qua sự hình thành nên các hành tinh, tinh vân... như vậy, Vũ trụ đang trong giai đoạn tương tác sau Thái cực - Hậu thiên trong Lý học Đông phương. Với các quy ước Âm Dương, điều này có nghĩa trong giai đoạn Âm thịnh Dương suy với đối tượng quán xét là Vũ trụ. Do vậy, các hành tinh thể hiện tính Cực Âm, tuy nhiên việc tan rã Vũ trụ sẽ tương ứng Dương thịnh Âm suy tức Vũ trụ tan rã về trạng thái ban đầu, chưa chắc chắn xảy ra. Để xác định, chúng ta cần phải chứng minh một cách khác việc xác định độ đậm đặc giới hạn hay loãng giới hạn hoặc các lý tính thể hiện khác của các thành phần Vũ trụ, mà nên chứng minh Vụ trụ đã hoặc đang trong thời kỳ tương tác tạo ra: Trạng thái vật chất nào đó phức tạp nhất trong Vũ trụ - đây chính là điểm giới hạn tương tác vô cùng của Vũ trụ, như vậy nếu biết trạng thái này thì Vũ trụ đang trong giai đoạn tan rã. Sau thời kỳ Hậu thiên sẽ là thời kỳ Suy đồi với quan hệ âm dương đồng giảm, kích thước Vũ trụ tăng mạnh mẽ hơn, khối lượng và mật độ vật chất suy giảm nhanh chóng. Sau thời kỳ Suy đồi là thời kỳ Tiêu hủy. Vũ trụ mờ nhạt dần rồi mất hẳn, Trạng thái Thái cực xuất hiện. Thống nhất, nhưng không khẳng định kích thước vũ trụ tăng lên mạnh mẽ mà tự thân nó đã như thế tức vô cùng. Giới hạn của sự đậm đặc dẫn đến sự tan rã của Vũ trụ, theo các tính toán sơ bộ của tôi nhỏ hơn 1.3x10^121602453 lần so với mật độ vật chất của cái mà khoa học ngày nay gọi là chân không tuyệt đối trên mặt đất này. Bác có thể giải thích kỹ hơn không? Nếu sự sống được hiểu như là trên trái đất này thì xác xuất sảy ra sự sống bên ngoài Trái đất cực kỳ nhỏ bé, gần như bằng zero. Xác xuất này cũng tương tự như xác xuất ví tiền của tôi, không vì một lý do gì, tự nhiên lại nằm trong túi cùa của ông Obama vậy. Nhưng sự sống nếu được hiểu rộng hơn thì xác xuất sảy ra ở bên ngoài Trái đất sẽ lớn hơn. Độ lớn của xác suất đó tùy thuộc vào cách hiểu về khái niệm sự sống. Phương pháp chứng minh, đây chỉ là nhận định vì trước đó Phật Thích Ca cũng đã nhận định rồi (tôi không nhớ rõ đọc ở đâu). Hình như phương pháp toán học hình Kim tự tháp gì đấy nhưng đây chỉ là mô hình, chúng ta có thể dùng bài toán giới hạn trong toán học về các biến số tạo ra sinh vật? Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2013 Hoangnt viết: Nếu sự sống được hiểu như là trên trái đất này thì xác xuất sảy ra sự sống bên ngoài Trái đất cực kỳ nhỏ bé, gần như bằng zero. Xác xuất này cũng tương tự như xác xuất ví tiền của tôi, không vì một lý do gì, tự nhiên lại nằm trong túi cùa của ông Obama vậy. Nhưng sự sống nếu được hiểu rộng hơn thì xác xuất sảy ra ở bên ngoài Trái đất sẽ lớn hơn. Độ lớn của xác suất đó tùy thuộc vào cách hiểu về khái niệm sự sống. Phương pháp chứng minh, đây chỉ là nhận định vì trước đó Phật Thích Ca cũng đã nhận định rồi (tôi không nhớ rõ đọc ở đâu). Hình như phương pháp toán học hình Kim tự tháp gì đấy nhưng đây chỉ là mô hình, chúng ta có thể dùng bài toán giới hạn trong toán học về các biến số tạo ra sinh vật? Phật Thích ca nhận định như thế không có nghĩa là nhận định bừa mà chắc Ngài có phương pháp hẳn hoi, chỉ là chưa nói rõ ra mà thôi. Thuyết Lượng tử có luận điểm về tính "không chắc chắn" của thế giới vi mô, cho thấy, về mặt lý thuyết, mọi sự đều có thể sảy ra. Thực ra vấn đề đơn giản hơn nhiều. Trước tiên chúng ta phải hiểu cơ chế về sự hình thành và phát triển của một hiện tượng bất kỳ trong Vũ trụ, sau đó chúng ta mới có thể nhận định được, liệu sự sống có thể được hình thành ngoài Trái đất hay không, hay ví tiền của tôi có thể tự nhiên xuất hiện trong túi ngài Obama hay không, nếu có thì xác xuất là bao nhiêu. Lý thuyết ADNH tôi đang nghiên cứu phục hồi cho câu trả lời về vấn đề đó. Vì thế, đây không phải như Hoangnt viết:” đây chỉ là nhận định” vu vơ, thiếu cơ sở. Hoangnt viết: Giới hạn của sự đậm đặc dẫn đến sự tan rã của Vũ trụ, theo các tính toán sơ bộ của tôi nhỏ hơn 1.3x10^121602453 lần so với mật độ vật chất của cái mà khoa học ngày nay gọi là chân không tuyệt đối trên mặt đất này. Bác có thể giải thích kỹ hơn không? Cái này là kết quả tính toán theo phương trình của tôi khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Vũ trụ. Tôi có một hệ thống các phương trình như vậy và nó có nhiều khác biệt so với khoa học hiện đại.Hoangnt viết: nhưng không khẳng định kích thước vũ trụ tăng lên mạnh mẽ mà tự thân nó đã như thế tức vô cùng.Không gian và cả thời gian là 2 trong 3 mặt không thể táchrời của vật chất, như bài trước tôi đã viết: Đối với tôi, Vật chất là một thể thống nhất không thể tách rời của trường khí âm dương (Khí) và không thời gian: Khí (trường khí âm dương) + Không gian + Thời gian = Vật chất Vật chất không tự thân mà có mà nó được sinh ra từ Thái cực (Tự thân mà có chỉ có “Đạo”, bản thể của Thực tại mà thôi), nhất là ban đầu nó vô cùng nhỏ bé (nhưng > 0), do đó, không gian và cả thời gian cũng không tự thân mà có, nó phải được sinh ra cùng với vật chất và cũng như vật chất, ban đầu nó vô cùng nhỏ bé. Cái gì được sinh ra thì không thể lớn vô cùng. Qui luật chung của sự phát triển Vũ trụ là tương quan âm/dương luôn tăng thể hiện ra bằng sự lớn lên không ngừng của không gian và sự trôi một chiều của mũi tên thời gian. Vì thế, không gian có giới hạn, không phải vô cùng và đang lớn lên mạnh mẽ.Hoangnt viết: Bằng thực tế quan sát, thì sự đậm đặc của vật chất đang diễn ra thông qua sự hình thành nên các hành tinh, tinh vân...Đây chỉ là quan sát cục bộ trong Vũ trụ, còn về tổng thể, Vũ trụ đang ngày càng giảm mật độ vật chất.Hoangnt viết: Với các quy ước Âm Dương, điều này có nghĩa trong giai đoạn Âm thịnh Dương suy với đối tượng quán xét là Vũ trụ. Do vậy, các hành tinh thể hiện tính Cực Âm, tuy nhiên việc tan rã Vũ trụ sẽ tương ứng Dương thịnh Âm suy tức Vũ trụ tan rã về trạng thái ban đầu, chưa chắc chắn xảy ra.Sự tan rã của Vũ trụ là chắc chắn, không thể đảo ngược cũng giống như sự già đi rồi chết của một con người dù anh có tu luyện nội công thâm hậu, uống bao nhiêu nhân sâm, thuốc bổ, thâm chí áp dụng công nghệ sinh học …cũng chỉ kéo dài một chút mà thôi. Nhưng ta cũng đừng quá lo lắng vì thời gian cho Vũ trụ còn rất lâu. Theo các nà khoa học, có tới 75% vật chất trong Vũ trụlà vật chất tối, có nhĩa là, cho tới nay, mới có 25% vật chất Tiên thiên phân rã, mà sự phân rã 25% đó cũng còn rất lâu nữa mới tới tiêu hủy. Như vậy, Vũ trụ mới như chàng trai 25 tưổi thôi ! Nhưng quá trình già đi là điều chắc chắn đangdiễn ra !Thân mến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2013 Sự tan rã của Vũ trụ là chắc chắn, không thể đảo ngược cũng giống như sự già đi rồi chết của một con người dù anh có tu luyện nội công thâm hậu, uống bao nhiêu nhân sâm, thuốc bổ, thâm chí áp dụng công nghệ sinh học …cũng chỉ kéo dài một chút mà thôi. Nhưng ta cũng đừng quá lo lắng vì thời gian cho Vũ trụ còn rất lâu. Theo các nà khoa học, có tới 75% vật chất trong Vũ trụlà vật chất tối, có nhĩa là, cho tới nay, mới có 25% vật chất Tiên thiên phân rã, mà sự phân rã 25% đó cũng còn rất lâu nữa mới tới tiêu hủy. Như vậy, Vũ trụ mới như chàng trai 25 tưổi thôi ! Nhưng quá trình già đi là điều chắc chắn đangdiễn ra ! Thân mến! Theo tôi cụm từ trên -"Sự tan rã của Vũ trụ" - anh Vô Trước có thể diễn đạt là: Sự tan rã của mọi cấu trúc vật chất trong vũ trụ.Lý học xác định: "Hữu hình tất hữu hoại". Tức là mọi cấu trúc vật chất có khối lượng hoặc không khối lượng đều tan rã. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2013 Bác VoTruoc viết: Vật chất không tự thân mà có mà nó được sinh ra từ Thái cực (Tự thân mà có chỉ có “Đạo”, bản thể của Thực tại mà thôi), nhất là ban đầu nó vô cùng nhỏ bé (nhưng > 0), do đó, không gian và cả thời gian cũng không tự thân mà có, nó phải được sinh ra cùng với vật chất và cũng như vật chất, ban đầu nó vô cùng nhỏ bé. Cái gì được sinh ra thì không thể lớn vô cùng. Qui luật chung của sự phát triển Vũ trụ là tương quan âm/dương luôn tăng thể hiện ra bằng sự lớn lên không ngừng của không gian và sự trôi một chiều của mũi tên thời gian. Vì thế, không gian có giới hạn, không phải vô cùng và đang lớn lên mạnh mẽ. Nếu như vậy có sự khác nhau giữa Thái cực và Đạo? Tự thân nó đã là vô cùng. Đây chỉ là quan sát cục bộ trong Vũ trụ, còn về tổng thể, Vũ trụ đang ngày càng giảm mật độ vật chất. Thống nhất, so với khởi nguyên. Sự tan rã của Vũ trụ là chắc chắn, không thể đảo ngược cũng giống như sự già đi rồi chết của một con người dù anh có tu luyện nội công thâm hậu, uống bao nhiêu nhân sâm, thuốc bổ, thâm chí áp dụng công nghệ sinh học …cũng chỉ kéo dài một chút mà thôi. Nhưng ta cũng đừng quá lo lắng vì thời gian cho Vũ trụ còn rất lâu. Theo các nà khoa học, có tới 75% vật chất trong Vũ trụlà vật chất tối, có nhĩa là, cho tới nay, mới có 25% vật chất Tiên thiên phân rã, mà sự phân rã 25% đó cũng còn rất lâu nữa mới tới tiêu hủy. Như vậy, Vũ trụ mới như chàng trai 25 tưổi thôi ! Nhưng quá trình già đi là điều chắc chắn đang diễn ra ! Vật chất tối - tỷ trọng cực lớn --->>> Đây không phải là vật chất Tiên thiên mà là Hậu thiên, có thể đạt Cực Âm. Vũ trụ đang trong giai đoạn Dương thịnh Âm suy bởi một hiện tượng phức tạp nhất trong vũ trụ đã hình thành - xét theo khía cạnh tương tác phức tạp nhất chứng không "cô đặc" nhất. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2013 Anh Thiên Sứ viết: Theo tôi cụm từ trên -"Sự tan rã của Vũ trụ" - anh Vô Trước có thể diễn đạt là: Quote Sự tan rã của mọi cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Lý học xác định: "Hữu hình tất hữu hoại". Tức là mọi cấu trúc vật chất có khối lượng hoặc không khối lượng đều tan rã. Tôi thống nhất. Cám ơn anh.Nhưng tôi cũng nhấn mạnh rằng, cuối cùng chúng cũng biến mất. Vũ trụ trở về trạng thái Thái cực, khởi nguyên của một chu kỳ mới. Hoangnt viết: Bác VoTruoc viết: Vật chất không tự thân mà có mà nó được sinh ra từ Thái cực (Tự thân mà có chỉ có “Đạo”, bản thể của Thực tại mà thôi), nhất là ban đầu nó vô cùng nhỏ bé (nhưng > 0), do đó, không gian và cả thời gian cũng không tự thân mà có, nó phải được sinh ra cùng với vật chất và cũng như vật chất, ban đầu nó vô cùng nhỏ bé. Cái gì được sinh ra thì không thể lớn vô cùng. Qui luật chung của sự phát triển Vũ trụ là tương quan âm/dương luôn tăng thể hiện ra bằng sự lớn lên không ngừng của không gian và sự trôi một chiều của mũi tên thời gian. Vì thế, không gian có giới hạn, không phải vô cùng và đang lớn lên mạnh mẽ. Nếu như vậy có sự khác nhau giữa Thái cực và Đạo? Tự thân nó đã là vô cùng. Theo lý thuyết ADNH mà tôi đang nghiên cứu thì có sự khác nhau đó, chủ yếu về mặt khái niệm. "Đạo" là mặt "Bản thể" của Thực tại gồm 3 mặt Bản thể - Tướng - Lý. Trong 3 mặt đó, chỉ có Bản thể là tự có, còn Tướng và Lý có sinh và tất yếu có diệt. Khi Tướng, Lý chưa sinh, Thực tại chỉ là Bản thể, không có Tướng cũng chẳng có Lý. Trạng thái đặc biệt đó của Thực tại gọi là Thái cực. Khi đó, Thái cực đồng nhất với Bản thể là "Đạo" vì chưa có Tướng - Lý. Về mặt khái niệm học thuật thì "Đạo" là một trong 3 mặt của Thực tại, còn Thái cực lại là một trạng thái của Thực tại, nghĩa là một Thực tại, khi Tướng - Lý mất đi. Khi âm dương xuất hiện, Tướng - Lý cũng xuất hiện theo thì trạng thái Thái cực của Thực tại biến mất, thay vào đó là trạng thái Vũ trụ, nhưng "Đạo" vẫn tồn tại như một trong 3 mặt của Thực tại, tương tác với 2 mặt Tướng - Lý làm Vũ trụ biến đổi và phát triển. Khi Thực tại là Thái cực thì mọi khái niệm đều chưa có, vì vậy, đương nhiên cũng chẳng có Hữu hạn hay Vô cùng. Vì vậy, nói Thái cực hay Đạo là vô cùng thì không có nghĩa hay " Tự thân nó đã vô cùng" là phát biểu vô nghĩa. Hoangnt viết: Đây chỉ là quan sát cục bộ trong Vũ trụ, còn về tổng thể, Vũ trụ đang ngày càng giảm mật độ vật chất. Thống nhất, so với khởi nguyên. Câu này cũng không chuẩn vì khởi nguyên Thái cực chẳng có gì có thể dùng để so sánh cả.Hoangnt viết: Vật chất tối - tỷ trọng cực lớn --->>> Đây không phải là vật chất Tiên thiên mà là Hậu thiên, có thể đạt Cực Âm.Có logic nào không?Cái tỷ trọng cực lớn ấy, theo tính toán của tôi không lớn hơn 1.3x10^121602453 lần so với mật độ vật chất của cái mà khoa học ngày nay gọi là chân không tuyệt đối trên mặt đất này. Có nghĩa là chẳng phải vô cùng. Bên trong nó cũng chẳng có cấu trúc nào mà cực kỳ đều đặn, một không gian phẳng lặng, chẳng có những hạt này hạt nọ. Nếu người ta thấy có bức xạ nào đó thì cũng chỉ xuất hiện ở ngoài rìa. Khi Vũ trụ hình thành từ Thái cực qua một đột biến lượng tử cực kỳ nhỏ bé, sau đó lớn lên nhanh chóng về mật độ, khối lượng, kể cả không gian và thời gian nhưng hoàn toàn chẳng có sự tan vỡ nào hết mà phình ra rất đồng đều, cho tới mật độ tới hạn cực lớn bởi vì quan hệ âm dương khi đó đồng tương sinh. Lúc đó Vũ trụ trong thời Tiên thiên. Sau đó, Vũ trụ mới phình ra bằng theo kiểu tan vỡ, không còn đồng đều nữa, mới có những mảnh to nhỏ khác nhau mà ta gọi là hạt vật chất, hành thinh, thiên hà, ... do quan hệ âm dương trở thành nghịch biến: Âm thịnh dương suy, Dương thịnh Âm suy, đó là thời kỳ Hậu thiên mà các nhà khoa học ghi nhận như một vụ nổ Bigbang vì cái kiểu phình ra bằng cách tan vỡ đó trông giống như một vụ nổ. Hoangnt viết: Vũ trụ đang trong giai đoạn Dương thịnh Âm suy bởi một hiện tượng phức tạp nhất trong vũ trụ đã hình thành - xét theo khía cạnh tương tác phức tạp nhất chứng không "cô đặc" nhất. Tại sao phức tạp thì là Dương thịnh Âm suy mà không phải là ngược lại. Dương "tịnh" còn Âm "động" thì sự phức tạp là thể hiện tính "động" chứ? Tại sao Hoangnt biết tương tác phức tạp nhất đã hình thành, không lẽ không còn tương tác phức tạp hơn ư? Qui luật vận động chung của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương ngày càng tăng, vì thế, độ phức tạp của tương tác cũng chỉ ngày càng tăng mà thôi. Chỉ cần nhìn những hiện tượng xã hội cũng thấy rõ điều này. Đó là lý do vì sao mũi tên thời gian chỉ trôi theo một chiều, Entropy luôn tăng, nhiệt độ chỉ truyền từ cao xuống thấp ... Thân mến. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2013 Công bố kế hoạch chế tạo cỗ máy lớn nhất thế giới Thứ bảy, 15/06/2013, 12:19 Nguồn VnExpress.net Các nhà khoa học vừa công bố dự án xây dựng một cỗ máy gia tốc to hơn cả Máy gia tốc hạt lớn, thiết bị lớn hoành tráng nhất hành tinh.> Vì sao con người truy lùng "hạt của Chúa"?> "Hạt của Chúa" có thể khiến vũ trụ biến mất. Hình minh họa một phần Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế. Ảnh: mathworks.com. Hiện nay Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) là cỗ máy lớn nhất hành tinh. Nhiệm vụ của nó là giúp giới vật lý khẳng định sự tồn tại của hạt Higgs, hay "hạt của Chúa". Giờ đây giới khoa học muốn lắp đặt một cỗ máy lớn hơn để tìm kiếm bằng chứng về vật chất tối - thứ chiếm tới 95% vũ trụ, Newscientist đưa tin. Trong ba sự kiện khoa học tại Tokyo (Nhật Bản), Geneva (Thụy Sĩ) và Chicago (Mỹ) trong tuần này, các nhà khoa học đã công bố dự án chế tạo Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế (International Linear Collider). Với chiều dài khoảng 26 km, Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ giúp các nhà vật lý giải mã những bí ẩn của vật chất tối và năng lượng tối. Chúng ta không thấy vật chất tối, song giới khoa học tin rằng chúng chiếm tỷ lệ đa số trong vũ trụ. Hơn 1.000 nhà khoa học sẽ tham gia vào dự án Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế. Chi phí cho dự án vào khoảng hơn 8 tỷ USD. Các nhà khoa học chưa thống nhất về địa điểm của dự án, song họ coi Nhật Bản là ứng cử viên tiềm năng nhất. Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ bao gồm hai máy gia tốc tuyến tính nằm đối diện nhau dọc theo một đường hầm. Chiều dài của đường hầm vào khoảng 26 km. Hai cỗ máy có khả năng phóng 10 tỷ electron và positron (hạt đối kháng với electron) với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Hai luồn hạt electron và positron sẽ va chạm với nhau 14.000 lần mỗi giây ở mức năng lượng 500 tỷ electron-volt (eV). Sự va chạm giữa chúng cho phép các nhà vật lý quan sát những hạt nặng hơn trước khi chúng phân rã, đồng thời mô phỏng vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn (sự kiện khai sinh vũ trụ). Do các nhà vật lý có thể sử dụng electron và positron nên các thử nghiệm trong Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ cho phép quan sát trường Higgs rõ ràng hơn so với Máy gia tốc hạt lớn. Giới khoa học dự đoán trường Higgs lan tỏa khắp vũ trụ và các hạt cơ bản có khối lượng nhờ di chuyển qua trường Higgs. Minh Long http://www.tin247.co...2-22320546.html ========================= Điều này đã chứng tỏ việc đi tìm "Hạt của Chúa" trên máy gia tốc hạt của cộng đồng khoa học châu Âu (CERN)đã thất bại - như lời xác định trước đó của tôi. Rất tiếc! Hình như họ không biết tiếng Việt và chưa có một nhà khoa học châu Âu nào vào xem topic này. Giá như giáo sư Trần Quang Vũ còn sống, tôi tin chắc rằng ông sẽ thông báo với cộng đồng khoa học châu Âu về sự xác định của tôi. Nếu ai đó có thể chuyển tải nội dung này tới cộng đồng khoa học thế giới thì hãy nhắn họ rằng: Trước khi làm cái máy gia tốc hạt lớn hơn máy của cộng đồng khoa học châu Âu thì hãy tổ chức một cuộc hội thảo để tôi chứng minh rằng : Lý thuyết của ông Higg sai - "Không có Hạt của Chúa" - vốn được hiểu theo nghĩa "một trường có khả năng tích tụ vật chất không khối lượng thành có khối lượng". Lập luận của tôi nhân danh Lý học Đông phương - thuộc về nền văn minh Đông phương - có cội nguồn thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tôi "khăng khăng" rằng "Không có Hạt của Chúa" và ít nhất đến lúc này tôi đúng. Nếu không ai quan tâm thì tôi cũng không đi xin việc. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 6, 2013 Công bố kế hoạch chế tạo cỗ máy lớn nhất thế giới Thứ bảy, 15/06/2013, 12:19 Nguồn VnExpress.net Các nhà khoa học vừa công bố dự án xây dựng một cỗ máy gia tốc to hơn cả Máy gia tốc hạt lớn, thiết bị lớn hoành tráng nhất hành tinh.> Vì sao con người truy lùng "hạt của Chúa"?> "Hạt của Chúa" có thể khiến vũ trụ biến mất. Hình minh họa một phần Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế. Ảnh: mathworks.com. Hiện nay Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) là cỗ máy lớn nhất hành tinh. Nhiệm vụ của nó là giúp giới vật lý khẳng định sự tồn tại của hạt Higgs, hay "hạt của Chúa". Giờ đây giới khoa học muốn lắp đặt một cỗ máy lớn hơn để tìm kiếm bằng chứng về vật chất tối - thứ chiếm tới 95% vũ trụ, Newscientist đưa tin. Trong ba sự kiện khoa học tại Tokyo (Nhật Bản), Geneva (Thụy Sĩ) và Chicago (Mỹ) trong tuần này, các nhà khoa học đã công bố dự án chế tạo Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế (International Linear Collider). Với chiều dài khoảng 26 km, Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ giúp các nhà vật lý giải mã những bí ẩn của vật chất tối và năng lượng tối. Chúng ta không thấy vật chất tối, song giới khoa học tin rằng chúng chiếm tỷ lệ đa số trong vũ trụ. Hơn 1.000 nhà khoa học sẽ tham gia vào dự án Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế. Chi phí cho dự án vào khoảng hơn 8 tỷ USD. Các nhà khoa học chưa thống nhất về địa điểm của dự án, song họ coi Nhật Bản là ứng cử viên tiềm năng nhất. Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ bao gồm hai máy gia tốc tuyến tính nằm đối diện nhau dọc theo một đường hầm. Chiều dài của đường hầm vào khoảng 26 km. Hai cỗ máy có khả năng phóng 10 tỷ electron và positron (hạt đối kháng với electron) với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Hai luồn hạt electron và positron sẽ va chạm với nhau 14.000 lần mỗi giây ở mức năng lượng 500 tỷ electron-volt (eV). Sự va chạm giữa chúng cho phép các nhà vật lý quan sát những hạt nặng hơn trước khi chúng phân rã, đồng thời mô phỏng vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn (sự kiện khai sinh vũ trụ). Do các nhà vật lý có thể sử dụng electron và positron nên các thử nghiệm trong Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ cho phép quan sát trường Higgs rõ ràng hơn so với Máy gia tốc hạt lớn. Giới khoa học dự đoán trường Higgs lan tỏa khắp vũ trụ và các hạt cơ bản có khối lượng nhờ di chuyển qua trường Higgs. Minh Long http://www.tin247.co...2-22320546.html ========================= Điều này đã chứng tỏ việc đi tìm "Hạt của Chúa" trên máy gia tốc hạt của cộng đồng khoa học châu Âu (CERN)đã thất bại - như lời xác định trước đó của tôi. Rất tiếc! Hình như họ không biết tiếng Việt và chưa có một nhà khoa học châu Âu nào vào xem topic này. Giá như giáo sư Trần Quang Vũ còn sống, tôi tin chắc rằng ông sẽ thông báo với cộng đồng khoa học châu Âu về sự xác định của tôi. Nếu ai đó có thể chuyển tải nội dung này tới cộng đồng khoa học thế giới thì hãy nhắn họ rằng: Trước khi làm cái máy gia tốc hạt lớn hơn máy của cộng đồng khoa học châu Âu thì hãy tổ chức một cuộc hội thảo để tôi chứng minh rằng : Lý thuyết của ông Higg sai - "Không có Hạt của Chúa" - vốn được hiểu theo nghĩa "một trường có khả năng tích tụ vật chất không khối lượng thành có khối lượng". Lập luận của tôi nhân danh Lý học Đông phương - thuộc về nền văn minh Đông phương - có cội nguồn thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tôi "khăng khăng" rằng "Không có Hạt của Chúa" và ít nhất đến lúc này tôi đúng. Nếu không ai quan tâm thì tôi cũng không đi xin việc. Tại thấy các nhà khoa học bỏ ra thêm 8 tỷ Dollar, nên Thiên Sứ tui tiếc của giời mà lên tiếng. Quí vị nên bỏ ra ít trăm ngàn Dollar - hoặc ít hơn - để tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế tại Việt Nam. Tôi sẽ chứng minh với quý vị lý thuyết Higg sai từ cơ bản. Share this post Link to post Share on other sites