Thiên Sứ

Có Hay Không Hạt Của Chúa?

208 bài viết trong chủ đề này

Ánh sáng dạng hạt hay dạng sóng?

Cập nhật lúc :6:03 PM, 06/11/2012

Một thí nghiệm mới đây (2/11) của các nhà khoa học tại Đại học Bristol của Anh, lần đầu tiên cho thấy, ánh sáng ở dạng hạt và sóng đồng thời cùng một lúc, có thể giải mã bí ẩn bản chất thật sự của ánh sáng và toàn bộ thế giới lượng tử.

Thí nghiệm trên sử dụng một loại thiết bị đo lường có thể phát hiện cả hạt và sóng cùng một lúc của ánh sáng. Nó hoạt động dựa trên một loại hiệu ứng lượng tử kỳ lạ được gọi là lượng tử không cục bộ-một khái niệm dùng để chỉ các hạt tương tự có thể tồn tại trong 2 địa điểm cùng một lúc.

Kết quả, bộ máy đo này đã phát hiện ra các photon ánh sáng hoạt động ở cả dạng sóng và hạt đồng thời. Điều đó giống như một kết luận bác bỏ mạnh mẽ các mô hình lí thuyết về bản chất của ánh sáng, trong đó photon chỉ thuộc về một dạng sóng hoặc dạng hạt, nhà vật lý học Alberto Peruzzo tại Đại học Bristol, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Posted Image

Ánh sáng hoạt động theo dạng hạt và sóng đồng thời cùng lúc (Ảnh: Livescience)

Đồng thời dựa trên nguyên lý cơ học lượng tử dựa trên ý tưởng liên kết lượng tử, trong đó, hai hạt lượng tử có thể liên kết để cùng tác động đến một hạt khác. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể cho phép các photon trong thí nghiệm trì hoãn việc biểu hiện thành dạng hạt hoặc dạng sóng trong vài giây nano giây. Được biết, trước đây vấn đề ánh sáng là dạng sóng hay dạng hạt đã gây nên cuộc tranh luận kéo dài hàng thập kỷ trong giới khoa học. Các nhà vật lý nổi tiếng như Isaac Newton đã chủ trương ánh sáng hoạt độngt heo dạng hạt, James Clerk Maxwell cho rằng ánh sáng như một làn sóng, rồi đến năm 1905, Albert Einstein đã tìm ra hạt ánh sáng là các photon.

Về sau, các nhà khoa học cho rằng, ánh sáng thuộc về cả dạng hạt và dạng sóng. Nhưng sau đó các thí nghiệm khoa học chỉ dừng lại ở kết luận ánh sáng thuộc về cả hai dạng sóng và hạt nhưng không bao giờ diễn ra đồng thời cùng một lúc.

Minh Nhân (Theo Livescience)

===========================

Bởi vậy, đây là một trong những yếu tố để hai hạt proton khi va đập vào nhau không bao giờ sinh ra Hạt của Chúa cả. Tôi đã dự báo trước - ngay trong topic này - là: Nếu tăng tốc cho sự va đập giữa các hạt proton thì chỉ cho ra một đám bầy nhầy lớn hơn. Quả nhiên đúng như vậy. Nếu các nhà khoa học ở CERN tăng tốc lên gấp đôi tốc độ vừa rồi (tức gấp 4 lần thử nghiệm đầu tiên) thì sẽ chỉ thấy một đám mây mờ - so với đám bầy nhầy - hoặc chẳng thấy gì cả. Cỗ máy còn đấy, quí vị thử xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy đập vỡ nguyên tử tạo ra vật chất mới

Khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 07h35' ngày 29/11/2012

Các cuộc va chạm giữa các hạt bên trong cỗ máy nghiền nguyên tử có tên Máy gia tốc hạt lớn (LHC) dường như đã tạo ra một dạng vật chất mới.

Các nhà khoa học làm việc với máy LHC gọi dạng vật chất mới là ngưng tụ kính màu. Nó là một làn sóng giống như chất lỏng, gồm các gluon - những hạt cơ bản có liên quan đến sự tương tác mạnh, gắn kết các hạt quark với nhau bên trong proton và neutron.

Trước đó, các nhà khoa học đã không mong chờ thu được loại vật chất trên từ những va chạm của các hạt bên trong máy LHC. Tuy nhiên, kết quả bất ngờ có thể giúp lý giải hiện tượng lạ nào đó quan sát được bên trong cỗ máy đập vỡ nguyên tử tọa lạc bên dưới lòng đất biên giới Pháp - Thụy Sĩ.

Posted Image

Một proton va chạm với một hạt nhân chì, tạo ra một cơn mưa hạt xuyên qua máy dò của nhóm nghiên cứu máy gia tốc hạt lớn.

Theo trang Live Science, khi nhóm nghiên cứu cho tăng tốc các hạt proton (một trong những thành phần cấu tạo nguyên tử) và ion chì (các nguyên tử chì bị tước bỏ electron và còn chứa 82 proton/ion), rồi cho chúng đâm vào nhau, các vụ nổ tiếp sau đó đã hóa lỏng những hạt tham gia va chạm và tạo thành những hạt mới. Hầu hết những hạt mới này bay ra theo mọi hướng với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.

Dẫu vậy, mới đây, các nhà khoa học phát hiện, một số cặp hạt mới sinh ra từ các vụ va chạm trên bay theo những hướng tương quan với nhau.

“Bằng cách nào đó, chúng bay cùng hướng ngay cả khi không rõ chúng có thể liên lạc về hướng với nhau như thế nào. Điều đó gây bất ngờ cho nhiều người, kể cả chúng tôi”, giáo sư vật lý Gunther Roland đến từ Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), một thành viên nhóm đứng đầu phân tích dữ liệu va chạm hạt trong máy LHC, tiết lộ.

Các nghiên cứu trước đây tại trường MIT đã phát hiện kiểu đặc trưng tương tự trong những vụ va chạm proton-proton từ cách đây 2 năm. Cũng kiểu bay tương tự từng quan sát được khi các ion chì hoặc của những kim loại nặng khác như vàng và đồng đâm vào nhau. Những vụ va chạm ion nặng như vậy đã sản sinh ra một làn sóng plasma quark gluon - món súp hạt nóng bỏng tồn tại chỉ trong vài phần triệu đầu tiên của một giây sau vụ nổ Big Bang.

Giới khoa học từng đưa ra giả thuyết rằng, các vụ va chạm proton-proton có thể tạo ra làn sóng gluon giống chất lỏng và được gọi tên là ngưng tụ kính màu. Nghiên cứu mới bước đầu đã cung cấp manh mối khẳng định giả thuyết trên là đúng.

Theo Vietnamnet, Livescience

=======================

Đương nhiên tất cả những hạt này không phải là Hạt của Chúa. Vì về lý thuyết, nó không vượt qua, thậm chí bằng tốc độ ánh sáng. Tức là có một cấu trúc vật chất lớn hơn tình chất của ánh sáng.

Không có Hạt của Chúa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy đập vỡ nguyên tử tạo ra vật chất mới

Giới khoa học từng đưa ra giả thuyết rằng, các vụ va chạm proton-proton có thể tạo ra làn sóng gluon giống chất lỏng và được gọi tên là ngưng tụ kính màu. Nghiên cứu mới bước đầu đã cung cấp manh mối khẳng định giả thuyết trên là đúng.

Sao không gọi là...Thiên nhất sinh thủy...nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao không gọi là...Thiên nhất sinh thủy...nhỉ ?

Nếu xét về mặt Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - thì kết thúc một chu kỳ ở Thổ thì chu kỳ sau bắt đầu từ Kim. "Thiên nhất sinh Thủy, địa nhị sinh Hỏa" chỉ có duy nhất ở trạng thái khởi nguyên vũ trụ. Nên Tiên Thiên và Hậu thiên có cấu trúc khác nhau.

Trước ccái thứ mà máy LHC phát hiện ra trong bài viết - gọi là "vật chất mới" - chlà một dạng tồn tại, mà

còn nhiều dạng tồn tại khác nữa của vật chất có khối lượng cũng sẽ tìm ra sau này (Hoặc chính là thứ mà họ tưởng là Hạt của Chúa trước đây). Nhưng không phải Hạt của Chúa.

Nhưng ngay cả cái mà họ tìm ra - mà họ gọi là Hạt Của Chúa - cũng chỉ là một trong số những dạng tồn tại tương tự ở những hình thức khác nhau. Sau đó mới là những dạng tồn tại khác thực sự là nguyên nhân để tạo ra tất cả nhng dạng tồn tại mà tôi gọi là: "

còn nhiều dạng tồn tại khác nữa của vật chất có khối lượng cũng sẽ tìm ra sau này".

Bởi vậy, nền khoa học của thế giới còn tốn rất nhiều cơm gạo để đạt đến mục đích cuối cùng: Lý thuyết thống nhất. Nhưng họ sẽ tiến nhanh rất nhiều, nếu thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

Miếng da lừa đang ngày càng teo lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài báo dưới đây chính thức xác nhận - cho đến ngày hôm nay - Trước Ngày Tận Thế 21. 12. 2012 một ngày - rằng: Chưa chính thức coi hạt tìm thấy vào tháng 7. 2012 là 'Hạt của Chúa" và mọi người phải chở đợi đến tháng Ba . 2013.

Thiên Sứ tui tiếp tục chờ - vì chắc chắn không có Ngày Tận thế vào ngày mai.

Nếu những nhà khoa học châu Âu xác định ngay bây giờ thì tôi sẽ chứng minh cũng ngay sau đó không quá 12 giờ - nếu họ yêu cầu - Vì sao tôi kiên quyết không bao giờ có cái gọi là Hạt của Chúa - dù khái niệm đó được hiểu như thế nào. Tất nhiên - nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở min nam sông Dương tử.

================================

Sắp khẳng định 'hạt của Chúa' tồn tại

Thứ năm, 20/12/2012, 08:55 GMT+7

Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) hôm qua thông báo có thể họ sẽ tuyên bố loại hạt mới mà họ tìm thấy trong năm nay chính là hạt Higgs vào tháng 3/2013.

Vì sao con người truy lùng "hạt của Chúa"?

Nobel Vật lý không tôn vinh "hạt của Chúa"

Posted Image

Hình minh họa hạt Higgs phân rã thành hai tia gamma.

Hạt Higgs chỉ tồn tại trong thời gian cực ngắn. Vì thế, để chứng minh sự tồn tại của chúng, các nhà vật lý chỉ có thể dựa vào những dấu vết mà chúng để lại sau mỗi vụ va chạm giữa các hạt cơ bản với tốc độ cực lớn. Ảnh: MSNBC. Ngày 3/7, CERN tuyên bố các nhà vật lý của họ đã tìm ra một hạt có đặc điểm rất giống hạt Higgs, loại hạt tạo nên khối lượng cho vật chất theo một giả thuyết do nhà vật lý người Anh Peter Higgs đề xướng. Tuy nhiên, CERN không khẳng định loại hạt mới chính là hạt Higgs.

Khoảng 3.000 nhà vật lý của CERN – được chia thành hai nhóm mang tên Atlas và CMS - đã tham gia nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs bằng cách thực hiện những vụ va chạm trực diện giữa các luồng hạt trong máy gia tốc hạt lớn. Oliver Buechmuller, một nhà vật lý trong nhóm CMS, nói rằng rất có thể ông và các đồng nghiệp sẽ kết luận loại hạt mới chính là hạt Higgs trong một hội nghị thường niên của CERN tại thành phố La Thuile, Italy từ ngày 2 tới 9/3 năm sau, MSNBC đưa tin.

Trong vài tháng qua, người ta đồn đại trên các nhật ký điện tử cá nhân và thậm chí trên cả những tạp chí khoa học như Scientific American rằng các nhà vật lý của CERN đã tìm thấy hai loại hạt Higgs, chứ không phải một.

"Đó chỉ là tin đồn của những người muốn thổi phồng sự thật. Thực tế đơn giản hơn nhiều: Chúng tôi đo khối lượng của loại hạt mới theo hai cách và thu được hai kết quả khác nhau chút ít. Nhưng sau khi kết hợp hai kết quả ấy, chúng tôi chỉ thu được một giá trị duy nhất. Do vậy, sự chênh lệch giữa hai kết quả chỉ là sai số thống kê. Những tình huống tương tự luôn xảy ra trong các thí nghiệm khoa học", Pauline Gagnon, một nhà vật lý trong nhóm ATLAS, phát biểu.

Giới khoa học tin rằng, sau khi vũ trụ ra đời nhờ Vụ nổ lớn từ 13,7 tỷ năm trước, hạt Higgs đã giúp vật chất liên kết với nhau để tạo nên các hành tinh, ngôi sao, thiên thạch, thiên hà, chòm sao, hố đen. Theo họ, nếu hạt Higgs không tồn tại, ngày nay vũ trụ sẽ ở trong trạng thái hỗn độn giống như bát súp. Vì thế nó còn được gọi là "hạt của Chúa". Nếu các nhà vật lý của CERN có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs, đây sẽ là thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong 100 năm.

Máy gia tốc hạt lớn, cỗ máy lớn nhất và phức tạp nhất trên hành tinh, nằm trong một đường hầm có chiều dài 27 km ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ. Nó sẽ ngừng hoạt động trong khoảng hai năm (bắt đầu từ tháng 2 tới) để CERN nâng cấp. Sau quá trình nâng cấp, sức mạnh của cỗ máy sẽ tăng gấp đôi để nó có thể tiếp tục tìm hiểu những bí mật khác của vũ trụ.

Minh Long

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng bao giờ có Hạt của Chúa cả! Đây không phải điều bây giờ tôi mới nói. Mà từ trước khi cỗ máy đồ sộ LHC khởi động. Cũng như chẳng bao giờ có sinh vật ngoài Địa cầu. Tất nhiên tôi có luận chứng của tôi.

Những luận chứng này xuất phát từ những nghiên cứu của tôi về Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng bền bờ nam sông Dương tử. So sánh với tri thức khoa học hiện đại, tôi nhận thấy rằng:

Nhng tri thức của nền khoa học hiện đại đã đạt đến đỉnh cao của nó - tất nhiên là so với lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay - khi nó đã có đầy đủ những phương tiện kỹ thuật để nhận thức được một cách trực quan từ những thiên hà khổng lồ cho đến những dạng tồn tại tế vi nhất của vật chất có khối lượng. Nhưng có một điều rõ ràng và không thể chối cãi rằng: Tri thức của nền văn minh hiện đại chưa hề đụng chạm được đến bản chất tương tác của vật chất và những quy luật tương tác đó. Ngược lại, nền Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - không những đã chứng tỏ nắm bắt được bản chất tương tác của vật chất và còn là quy luật tương tác; hơn thế nữa, lý học đã mô hình biểu kiến hóa những quy luật đó thành những phương pháp tiên tri - đến từng hành vi của con người. Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri - Đây chính là một xác định của tri thức khoa học hiện đại.

Tính tiên tri từ các phương pháp tiên tri của nền Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, chứng tỏ rằng; Đã tồn tại một nền văn minh vượt trội so với tri thức khoa học hiện đại. Tất nhiên, nó không thể xuất hiện trong lịch sử của nền văn minh hiện đại. Tất nhiên nó không thể vào thời Đại Vũ, Văn Vương - "ở trần đóng khố" trong lịch sử văn minh Hán. Hàng ngàn năm trôi qua, với tất cả mọi nỗ lực của nền văn minh Hán với cả kiến thức của nền văn minh hiện đại - khi các nền văn minh trong lịch sử nhận thức được trong lịch sử hiện tại hội nhập - vẫn không thể nào phục hồi lại được những giá trị đích thực của tri thức thuộc nền văn minh Đông phương huyền vĩ.

Ngược lại, chính nền văn minh Việt - chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - nếu không phải có khả năng phục hồi toàn bộ thì chí ít cũng phục hồi những nguyên lý căn bản của hệ thống lý thuyết của nền văn minh này. Chính trên những giá trị được phục hồi từ nền văn minh này, so sánh với tri thức khoa học hiện đại là luận chứng để tôi xác định rằng:

Không có Hạt của Chúa.

Tôi không trình bày luận chứng của tôi, mà chỉ xác định với sự tiên tri như một kết quả của chuỗi hệ thống luận chứng từ Lý học Việt. Một kết quả đúng sẽ tự biện minh cho tính quy luật và những giá trị của sự phục hồi đúng đắn của một lý thuyết cổ xưa so với tri thức mũi nhọn của nền khoa học hiện đại.

Nhưng có vẻ như người ta không hiểu, hoặc cố tình không hiểu thông qua những phản biện ngớ ngẩn và những áp lực rất vô lý.

Cho nên, tôi tạm ngưng viết bài trong topic này và tạm khóa topic , cho đến tháng 3. 2012 - là thời điểm các nhà khoa học ở CERN công bố kết luận của họ. Nếu như họ xác định họ đã tìm ra Hạt của Chúa và không có phản biện, hoặc họ biện minh được trước nhng phản biện thì tôi sai. Tất nhiên, lúc đó tôi cũng không còn tư cách gì để tiếp tục nghiên cứu.

Ngược lại, nếu những nhà khoa học ở CERN xác định những kết quả đạt được không thỏa mãn về khái niệm Hạt Của Chúa - thì - lúc đó sẽ xác định tính khoa học của lời tiên tri của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao con người truy lùng 'hạt của Chúa'?

Thứ tư, 4/7/2012, 11:56 GMT+7

Các chính phủ trên khắp thế giới đổ hàng chục tỷ USD cho nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs trong thập kỷ qua bởi nó có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng mà con người chưa thể giải thích.

> Hạt của Chúa có thể sắp được công bố

Posted Image

Hàng tỷ USD đã được đổ vào các thử nghiệm trong máy gia tốc hạt lớn của CERN tại châu Âu. Ảnh: Discovery News.

Vào một ngày đẹp trời, bạn bước lên bàn cân để kiểm tra khối lượng cơ thể. Kim của bàn cân nhích tới số 60. Con số đó chính là lực hấp dẫn mà trái đất tác động lên cơ thể bạn. Lúc ấy, rất có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: Tại sao mọi sự vật có khối lượng nhưng ánh sáng không có? Cái gì khiến cơ thể bạn có khối lượng?

AP cho biết, trong nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào giả thuyết về một loại hạt để giải thích khối lượng của mọi vật trong vũ trụ. Đó là hạt Higgs. Leon Lederman, một nhà nghiên cứu từng đoạt giải Nobel Vật lý, gọi hạt Higgs là "hạt của Chúa". Ngày nay "hạt của Chúa" là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến.

Peter Higgs, một nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó là mảnh ghép còn thiếu trong Mô hình chuẩn – một trong những giả thuyết vật lý được chấp nhận rộng rãi nhất trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tuy là lý thuyết thành công, Mô hình chuẩn không giải thích được hiện tượng một số loại hạt (như photon) không có khối lượng, trong khi các loại hạt khác có khối lượng với mức độ không giống nhau. Nếu mọi hạt không có khối lượng, chúng sẽ di chuyển trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên khí, nước, hành tinh, ngôi sao và các dạng vật chất khác.

Giới khoa học tin vào sự tồn tại của hạt Higgs trong hơn 4 thập kỷ qua, song họ chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về nó. Để tìm ra bằng chứng, người ta phải đập vỡ các hạt cơ bản (như proton) rồi tìm kiếm hạt Higgs trong đống mảnh vỡ ấy. Các hạt cơ bản chỉ vỡ nếu chúng va vào nhau với vận tốc cực lớn. Chỉ những cỗ máy gia tốc khổng lồ mới có khả năng tạo ra lượng năng lượng đủ lớn để gây va chạm mạnh giữa các hạt. Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ đã tạo ra những cỗ máy như vậy. Nhưng hạt Higgs chỉ tồn tại trong thời gian cực ngắn. Vì thế, để chứng minh sự tồn tại của chúng, các nhà vật lý chỉ có thể dựa vào những dấu vết mà chúng để lại sau mỗi vụ va chạm giữa các hạt cơ bản. Các nhà vật lý của CERN và Fermilab đã thực hiện hàng nghìn tỷ vụ va chạm giữa các hạt để thu thập dữ liệu trong hơn 10 năm qua.

Posted Image

Để tìm ra hạt Higgs, các nhà khoa học phải đập vỡ các hạt cơ bản bằng cách cho chúng lao vào nhau với tốc độ cực lớn. Ảnh: MSNBC.

Nếu các nhà vật lý chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, họ cũng sẽ đập tan những luận điệu hoài nghi về sự tồn tại của vật chất tối - thứ có thể chiếm tới 3/4 thành phần vũ trụ. Nhưng hạt Higgs không chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ xa xôi, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống trên địa cầu.

"Với hạt Higgs, loài người sẽ có thêm một nguồn năng lượng mới và dồi dào. Ngoài ra hạt Higgs còn có thể giúp con người tạo nên những thành tựu công nghệ đột phá trong giao thông và viễn thông", Michio Kaku, một nhà vật lý của Đại học City tại Mỹ, phát biểu.

Hôm qua giới truyền thông đưa tin CERN đã mời Peter Higgs và 4 nhà vật lý hàng đầu thế giới tham dự một cuộc họp của họ tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Động thái này khiến giới quan sát hy vọng CERN sẽ công bố bằng chứng xác thực về sự tồn tại của hạt Higgs.

Các nhà vật lý hạt luôn giữ thái độ vô cùng cẩn trọng đối với mọi phát hiện, mặc dù họ khẳng định xác suất nhầm lẫn về mặt số liệu chỉ là 1/1,7 triệu. Do quá trình tìm kiếm hạt Higgs diễn ra ở cả Mỹ và châu Âu nên xác suất này giảm xuống còn 1/16.000. Tuy nhiên, cách thức kết hợp dữ liệu của hai nhóm nghiên cứu đang là vấn đề mà dư luận quan tâm.

"Kết hợp dữ liệu từ hai thử nghiệm về hạt là công việc phức tạp. Đó là nguyên nhân khiến nó tiêu tốn nhiều thời gian và cũng là lý do khiến chúng tôi không công bố kết quả kết hợp dữ liệu của CERN và Fermilab hôm 4/7", James Gillies, người phát ngôn của CERN, tuyên bố.

Minh Long

=============

Chẳng biết bài báo thông tin có đúng chuyên môn vật lý về Hạt của Chúa không nữa. Bởi vì anh Quangnx đã xác định vấn đề không phải là một hạt theo nghĩa một dạng tồn tại có khối lượng, mà là một trường. Nhưng dù hiểu theo cách nào, thì cái vũ trụ này không thể xuất hiện một trường / hạt duy nhất tạo nên nhiều loại hạt có khối lượng khác nhau. Điều này phi lý với Lý thuyết về "Khí' theo cách hiểu về "khí " của tôi. Mà "khí" là một thực tế đã tồn tại và con người đã nhận thức một cách gián tiếp qua bộ môn Đông Y từ khoa Châm cứu. Và đấy cũng chỉ là một dạng khí còn có thể tiếp tục phân loại ngay trong một con người.

Đó là lý do - hiện tại vẫn khó hiểu với nhiều người - để tôi xác định "Không có Hạt của Chúa". Nhưng tôi sẽ trình bày đầy đủ nếu tôi đúng .

Chịu khó đợi đến tháng Ba. 2013 vậy.

Sự thất bại của lý thuyết mũi nhọn của khoa học hiện đại, chính là cứu cánh của nền văn hiến Việt. Lạy Chúa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để chuẩn bị cho sự trình bày những cơ sở lý thuyết của sự xác định "Không có Hạt của Chúa", nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử, kính mời quy vị quan tâm xem video này.

Mặc dù, những lý thuyết trình bày trong video này, chưa liên quan trực tiếp đến sự khẳng định "Không có hạt của Chúa", nhưng nó là lý thuyết căn bản cho những chi tiết sẽ chứng minh "Không thể có Hạt của Chúa" - khi các nhà khoa học hàng đầu xác định cuộc thí nghiệm trên máy gia tốc hạt LHC đã không tìm ra Hạt của Chúa. Nhng chi tiết chứng minh sẽ sử dụng những mô hình biểu kiến của tri thức hiện đại mà tôi tiếp thu được.

http-~~-//www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=WA7O3Y8h77s#!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay đã là đầu tháng Ba Dương lịch. Đây là tháng mà các nhà khoa học châu Âu sẽ xác định "Có hay không Hạt của Chúa". Luận điểm của tôi rất rõ ràng: Không có Hạt của Chúa - Hay không thể có một trường duy nhất tạo ra các Hạt cơ bản.

Có người cho rằng: Cho dù các nhà khoa học châu Âu sai thì tôi chưa chắc đã đúng!?

Lạ thật! Nếu không có Hạt của Chúa thì tôi đúng chứ nhỉ! Đúng vì không có Hạt của Chúa như tôi đã xác định. Tôi chưa trình bày cơ sở lý thuyết nào để tôi có kết luận như vậy. Làm sao biết tôi sai?

Nền tảng tri thức khoa học hiện đại mới manh nha bước vào giai đoạn khoa học lý thuyết. Nó đang ở sự giao thời, do đó nó cần chứng nghiệm một lý thuyết mà giáo sư Peter Higgs đưa ra, trên phương tiện là cỗ máy LHC. Nếu chứng nghiệm xác định một khả năng tiên tri khi hai vật thể có khối lượng đập vào nhau, chính là Hạt của Chúa thì dự báo của tôi sẽ được coi là sai, sau khi không đưa ra được những luận cứ chứng minh sự xác định có Hạt của Chúa từ cộng đông khoa học châu Âu là sai.

Nhưng nếu họ xác định khối lượng vật chất 126 Gev tìm được - gần đúng theo lý thuyết của giao sư Peter Higgs - không phải Hạt của Chúa thì lúc đó sự dự báo của tôi đúng.

Sau đó mới đến vấn đề tiếp theo là tôi trình bày hệ thống luận cứ của mình và - nếu các nhà khoa học quan tâm - thì sẽ chỉ xét tôi đúng hay sai sau đó. Chứ không thể phát biểu ngay bây giờ: "Họ sai, nhưng chưa chắc tôi đúng!". Đây là lý luận cố chấp và phản biện hình thức theo hướng phủ định một hiện tượng chưa xảy ra. Híc!

Trong trường hợp này, nếu tôi chỉ dừng lại ở dự đoán sự kiện: "Không có Hạt của Chúa" và các nhà khoa học châu Âu xác định đúng thì tôi đúng.

=====================================

Giải thưởng mang tên cha đẻ 'hạt của Chúa'

Thứ hai, 4/2/2013, 10:09 GMT+7

Chính quyền Scotland thông báo họ lập một giải thưởng vật lý mang tên giáo sư Peter Higgs, người đầu tiên đề xuất giả thuyết về sự tồn tại của loại hạt mang tên ông.

Tôi chưa biết loài người sẽ làm gì với "hạt của Chúa"

9 nhân vật khoa học nổi bật nhất năm 2012

Posted Image

Giáo sư Peter Higgs. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Giải Peter Higgs sẽ là giải thưởng hàng năm dành cho học sinh có thành tựu nổi bật trong môn vật lý tại Scotland. Ông Alex Salmond, Thủ hiến của Scotland, sẽ chính thức công bố giải thưởng vào ngày mai.

Giáo sư Higss hy vọng giải thưởng mới sẽ kích thích đam mê khoa học của học sinh.

"Tôi hoan nghênh việc cổ vũ những học sinh giỏi vật lý và hỗ trợ thế hệ nhà khoa học tương lai bằng cách trao giải thưởng như thế này", ông phát biểu.

Vào năm 1964, giáo sư Higgs cùng một số nhà vật lý khác đề xuất một giả thuyết để giải thích nguyên nhân khiến mọi dạng vật chất trong vũ trụ có khối lượng. Theo giả thuyết này, một loại hạt đã tạo ra khối lượng cho vật chất. Do Higgs là người đầu tiên công bố giả thuyết, giới khoa học gọi loại hạt ấy là hạt Higgs. Ngoài ra người ta còn gọi nó là "hạt của Chúa".

Hạt Higgs giúp loài người giải thích tại sao các hạt cơ bản (như quark, lepton, boson) có khối lượng – một đặc tính cho phép chúng liên kết với nhau nhờ lực hấp dẫn để tạo nên các ngôi sao, hành tinh, nước, đá, khí. Nếu các hạt cơ bản không có khối lượng, chúng sẽ chuyển động hỗn độn trong vũ trụ với vận tốc ánh sáng và chẳng tạo nên bất kỳ dạng vật chất nào. Trong trường hợp đó vũ trụ sẽ là một khối hỗn loạn giống như bát súp.

Hàng nghìn nhà khoa học đã tham gia nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs trong suốt 5 thập kỷ qua. Hồi tháng 7, Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) thông báo họ phát hiện một loại hạt có đặc điểm rất giống hạt Higgs nhờ những vụ va chạm trực diện giữa các luồng hạt trong máy gia tốc hạt lớn ở biên giới Thụy Sĩ và Pháp.

Sau thông báo của CERN, dư luận dự đoán Higgs sẽ trở thành một trong những người đoạt giải Nobel trong tương lai. Thậm chí nhiều người còn kêu gọi hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ cho vị giáo sư 84 tuổi.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay đã mùng 7. tháng Ba. Hết tuần đầu tiên của tháng này! Tôi vẫn nhẫn nại chờ thông tin về "Hạt của Chúa" từ cộng đồng khoa học Châu Âu. Tôi đếm từng ngày và gần như ngày nào tôi cũng lên mạng tìm thông tin về "Hạt của Chúa".

Đây sẽ là sự thẩm định lớn nhất của Lý học Đông phương với tri thức mũi nhọn của toàn thể kiến thức khoa học hiện đại. Sự xác định "Không có Hạt của Chúa" chính là một sự thẩm định của Lý học Đông phương với nền khoa học hiện nay.

Không có một thông tin nào về Hạt của Chúa cho đến giờ này. Phải chăng cộng đồng khoa học Châu Âu đã bế tắc khi xác định có hay không Hạt của Chúa?

Một Lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó phải thỏa mãn các tiêu chí khoa học. Không thẩm định được điều này trên cơ sở tiêu chí khoa học, họ mới phải dùng đến sự chứng nghiệm trên thực tế. Đó là nguyên nhân ra đời của cỗ máy LHC.

Tôi xác định rằng: "Không có Hạt của Chúa" từ khi cỗ máy chưa khởi đông vào tháng 7. 2008. Điều này xác định một yếu tố cao cấp nhất của tiêu chí khoa học là khả năng tiên tri, nhằm chứng nghiệm cho sự thẩm định của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt với tri thức mũi nhọn của khoa học hiện đại.

Nếu tôi đúng và được sự quan tâm của những nhà khoa học thật sự, tôi sẽ trình bày cặn kẽ trên cơ sở nào tôi đã xác định như vậy. Tôi hy vọng rằng những nhà khoa học thật sự sẽ có trách nhiệm. Còn nếu như họ không quan tâm thì đây là cố gắng cuối cùng của tôi trong việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.

Bởi vì - nếu tôi đúng - so với cả tri thức mũi nhọn của nền tảng tri thức khoa học hiện đại - mà người ta còn không quan tâm thì chẳng còn gì để nói nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một vụ nổ Big Bang mới sẽ huỷ diệt vũ trụ

Thứ Tư, 13/3/2013 19:50:10 GMT+7

Việc phát hiện ra “hạt của Chúa” (boson Higgs) vào năm ngoái đã cho phép các nhà khoa học dự đoán một cách kết thúc của toàn vũ trụ: Nó sẽ bị hủy diệt bởi một vụ nổ lớn Big Bang mới trong vài chục tỷ năm sau.

“Từ những tính toán đơn giản, dựa trên kiến thức của vật lý thế giới mà chúng ta nắm vững hiện nay, tôi xin thông báo cho các bạn một thông tin khủng khiếp rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không ổn định. Nó sẽ bị hủy diệt trong vài chục tỷ năm sau”, ông Joseph Lykken, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ mang tên Fermi viết trên báo Mail Online.

Posted Image

Việc phát hiện ra hạt của Chúa giúp các nhà khoa học đưa ra những dự đoán mới về tương lai của vũ trụ.

Nhà vật lý lý thuyết này cũng thông báo điều đó tại cuộc họp của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của Khoa học (AAAS) ở Boston. Ông nói thêm rằng những kết luận này đã được ông phân tích chính xác từ những dữ liệu về khối lượng của boson Higgs, thu được trong năm qua.

Chiếc bong bóng của chân không tuyệt đối hình thành do sự tập hợp ngẫu nhiên, bắt đầu giãn nở với tốc độ ánh sáng và hút vào nó vũ trụ của chúng ta.

Lý thuyết về một vụ Big Bang mới không cho phép bất cứ một sinh vật nào trên thế giới có thể sống sót, đưa ra từ năm 1982, được rất nhiều nhà vật lý lý thuyết thừa nhận.

Tuy nhiên, để dự đoán xác suất xảy ra sự kiện này và thời gian của ngày tận thế, lúc đó các nhà khoa học chưa đủ dữ liệu về khối lượng của boson Higgs. Bây giờ các nhà vật lý đã có trong tay những dữ liệu cần thiết và có thể công bố điều này trên toàn cầu.

Boson Higgs boson là một hạt, được tìm ra vào giữa năm 2012 nhờ LHC, có khối lượng 126 GeV, tương ứng với dự đoán lý thuyết của Mô hình chuẩn. Người ta cho rằng nó mang lại khối lượng cho các hạt cơ bản. Nếu khối lượng của nó sai lệch, dù chỉ 1% đi nữa thì xác suất kết thúc của vũ trụ sẽ khác đi, thậm chí có thể coi là vũ trụ này là ổn định.

Tuy nhiên, đối với những người lo lắng về tương lai của các thế hệ sau này thì chúng ta còn có thể hy vọng. Bởi lẽ, các nhà vật lý vẫn còn hồ nghi về sự phát hiện ra boson Higgs. Mô hình chuẩn, trong đó mô tả thế giới của chúng ta không phải là một lý thuyết về tất cả mọi thứ: Ví dụ, nó không bao gồm trọng lực. Chắc chắn trong tương lai, trong vật lý lý thuyết sẽ có một lý thuyết khác thống trị và lúc đó, những lời tiên tri về ngày tận thế của toàn vũ trụ sẽ được xem xét lại.

Bảo Châu (Theo Utro.ru)

==================

Vào ngày 21. 12. 2012 là ngày mà cũng không ít những nhà khoa học trên thế giới cho rằng là ngày Tận Thế với trục trái Đất đảo chiều và các hành tinh thẳng hàng. Thiên Sứ tôi xác định không tận thế vào ngày này với lập luận của riêng tôi. Hôm nay là 13. 3. 2013, chúng ta vẫn bình an. Tất nhiên không chỉ mình tôi xác định là không có ngày Tận thế vào 21. 12. 2012. Nhưng việc xác định "Không có Hạt của Chúa' chỉ có một mình tôi.

Tôi vẫn chờ đợi các nhà khoa học Châu Âu xác định vấn đề này trong tháng 3. 2013.

Boson Higgs boson là một hạt, được tìm ra vào giữa năm 2012 nhờ LHC, có khối lượng 126 GeV, tương ứng với dự đoán lý thuyết của Mô hình chuẩn. Người ta cho rằng nó mang lại khối lượng cho các hạt cơ bản. Nếu khối lượng của nó sai lệch, dù chỉ 1% đi nữa thì xác suất kết thúc của vũ trụ sẽ khác đi, thậm chí có thể coi là vũ trụ này là ổn định.

Khi bạn đập hai quả cu thủy tinh vào với nhau thì - về lý thuyết - tùy theo tốc độ và khối lượng quả cầu, bạn có thể dự báo được các mảnh vụn của nó đạt đến độ nhỏ như thế nào và văng xa đến đâu. Đây chính là đám mây mà người ta quan sát được khi cho hai hạt proton va đập trong máy LHC.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi dự báo rằng: Khi cho hai hạt proton va đập với tốc độ lớn hơn thì sẽ ra một đám bầy nhầy lớn hơn. Cuộc thử nghiệm cuối cùng xác định dự báo của tôi v

hiện tượng này.

Còn đây là lời Tiên tri về Ngày Tận thế của Vũ trụ - nhân danh Lý học Đông phương thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến:

Vũ trụ sẽ tự tan biến dần dần sau hàng tỷ, tỷ năm nữa.

Chẳng có một Big bang thứ hai nào hủy diệt thế giới này. Nếu có một lý thuyết về tất cả mọi thứ (Lý thuyết thống nhất) thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

99% khả năng 'hạt của Chúa' lộ diện

Thứ sáu, 15/3/2013, 17:02 GMT+7

Các nhà vật lý châu Âu tuyên bố khả năng hạt mới mà họ phát hiện vào tháng 7 năm ngoái chính là hạt Higgs lên tới 99%.

Ngày 3/7, Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) thông báo các nhà vật lý của họ đã tìm ra một loại hạt có những tính chất vật lý giống hạt Higgs. Khối lượng của loại hạt mới với khối lượng lớn hơn 126 lần so với hạt proton trong nguyên tử. Thông báo của CERN gây nên một cơn địa chấn trong giới khoa học, song nó cũng tạo ra một làn sóng hoài nghi. Mặc dù nhóm nghiên cứu của CERN khẳng định rằng xác suất nhầm lẫn chỉ là 1/2 triệu, giới phân tích nhận định các nhà vật lý sẽ còn phải tiếp tục dành thêm thời gian và công sức để chứng minh hạt mới chính là "hạt của Chúa".

Từ đó tới nay, lượng dữ liệu mà mà các nhà vật lý thu thập bên trong máy gia tốc hạt lớn (LHC) đã tăng gấp 2,5 lần. Với thực tế đó, trong hội nghị vật lý quốc tế Rencontres de Moriond tại Italy hôm qua, các nhà vật lý của CERN tuyên bố khả năng hạt mới là hạt Higgs lên tới 99%, Livescience đưa tin.

Posted Image

Hình minh họa va chạm trực diện giữa hai luồng hạt proton trong máy gia tốc hạt lớn khiến 4 electron năng lượng cao (đường màu xanh lục) văng ra. Ảnh: AP.

"Những kết quả sơ bộ vào năm 2012 cho thấy chúng ta đã tìm ra hạt Higg. Nhưng chúng tôi vẫn phải chờ thêm một khoảng thời gian nữa để biết nó thuộc loại hạt Higgs nào", Joe Incandela, một nhà nghiên cứu cấp cao của CERN, phát biểu.

Nếu muốn chứng minh hạt mới là hạt Higgs, các nhà vật lý sẽ phải thu thập "một núi dữ liệu" để tìm hiểu các đặc tính lượng tử cũng như cơ chế tương tác của nó với những hạt khác. Chẳng hạn, hạt mới lộ diện chỉ có thể là hạt Higgs nó không có spin và đối xứng gương P.

Ngay cả khi chứng minh được hạt mới là hạt Higss, giới khoa học vẫn không biết liệu đó có phải là hạt Higgs mà Mô hình chuẩn dự đoán hay không. Một số giả thuyết cho rằng nhiều hạt Higgs tồn tại trong vũ trụ, chứ không chỉ một.

Minh Long

====================

Tôi vẫn chờ hết tháng này, cho đến khi các nhà khoa học Châu Âu xác định đấy chính là hạt Higg 100% và lý giải vì sao nó là hạt Higg 100%. Hoặc là tôi sẽ phản biện họ; hoặc là tôi sẽ trình bày vì sao "không thể có Hạt của Chúa" và họ phản biện tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải Vật lý Cơ bản đặc biệt cho "hạt của Chúa"

Cập nhật lúc 09h05' ngày 22/03/2013

Giải thưởng Vật lý Cơ bản "đặc biệt" kèm tấm sec 3 triệu đô la Mỹ đã được trao tặng cho các nhà khoa học đi đầu trong các nỗ lực dẫn đến việc khám phá ra hạt Higgs boson, hay "hạt của Chúa".

Posted Image

Toàn cảnh Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu ÂU CERN (đường tròn

mô phỏng quỹ đạo các hạt gia tốc với chu vi 27km ở biên giới Pháp -Thụy Sĩ)

Hôm nay, Thứ Năm, 21/3/2013 ở Geneve, Thụy Sĩ tiến hành trọng thể lễ trao giải đặc biệt, Giải thưởng Vật lý Cơ bản và vinh danh 3 tập thể khoa học nổi tiếng ở Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu, gọi tắt là CERN, gồm các nhà khoa học thuộc hai dự án về hệ thống detectors ATLAS và CMS và bộ phận LHC (Tổ hợp Gia tốc Giao nhau hạt Hadron).

Quỹ Giải thưởng Vật lý Cơ bản được hỗ trợ bởi Nhà đầu tư công nghệ Nga Yuri Milner. Ông đã tài trợ 27 triệu đô la Mỹ, vào tháng Bảy năm 2012, để lập quỹ này nhằm mục đích nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của con người về vũ trụ chúng ta đang sống.

Quỹ nói trên đưa ra 4 giải thưởng khác nhau, trong đó 3 giải trao tặng hàng năm cho các nhà vật lý được chọn lựa qua quá trình đề cử. Giải thứ tư là Giải Vật lý Cơ bản dành cho những “trường hợp đặc biệt" có thể trao tặng vào bất kỳ thời gian nào.

Posted Image

"Cha đẻ" hạt của Chúa Peter Higgs thăm máy gia tốc ở CERN.

Giả thuyết về sự tồn tại hạt cơ bản (hạ nguyên tử) Higgs boson được đưa ra 50 năm trước trong lý thuyết Mô hình Chuẩn nổi tiếng bởi nhà vật lý Anh Peter Higgs và một số tác giả khác. Với thành tựu lớn lao và vang dội, phát hiện hạt Higgs boson trong phòng thí nghiệm và công bố ở CERN vào ngày 4/7/2012, Quỹ Giải thưởng Vật lý Cơ bản ngày 11/12/2012 đã thông báo rằng, một giải thưởng kèm tấm sec 3 triệu đô la Mỹ thuộc ”trường hợp đặc biệt" nói trên, sẽ trao tặng cho các nhà khoa học đi đầu trong các nỗ lực dẫn đến việc khám phá ra hạt Higgs boson thuộc 3 bộ phận có công lao lớn nhất ở CERN là ATLAS, CMS và LHC.

Posted Image

Hệ thống các detectors tham gia phát hiện hạt Higgs boson.

Các nhà khoa học được xướng danh trong buổi lễ trao giải “ngoại lệ” này là các vị: Lyn Evans, Peter Jenni, Michel Della Negra, Fabiola Gianotti, Jim Virdee, Guido Tonelli, và Joe Incandela.

Tại buổi lễ trao giải trọng thể hôm nay, Thứ năm 21/3/2013 tại Geneve, Thụy Sĩ, ngoài lời phát biểu giới thiệu của Tổng Giám đốc trung tâm CERN, dự kiến sẽ có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, nam diễn viên Morgan Freeman, ca sĩ Sarah Brightman và nghệ sĩ dương cầm Denis Matsuev.

Theo Vietnamnet

=========================

Hôm nay là 24. 3. 2013. Tôi vẫn chờ một kết luận cuối cùng về 1% còn lại xác định "Có hay không Hạt của Chúa".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cập nhật lúc 20 Tháng mười hai 2012 - 08:15 PM

Bài báo dưới đây chính thức xác nhận - cho đến ngày hôm nay - Trước Ngày Tận Thế 21. 12. 2012 một ngày - rằng: Chưa chính thức coi hạt tìm thấy vào tháng 7. 2012 là 'Hạt của Chúa" và mọi người phải chở đợi đến tháng Ba . 2013. Thiên Sứ tui tiếp tục chờ - vì chắc chắn không có Ngày Tận thế vào ngày mai. Nếu những nhà khoa học châu Âu xác định ngay bây giờ thì tôi sẽ chứng minh cũng ngay sau đó không quá 12 giờ - nếu họ yêu cầu - Vì sao tôi kiên quyết không bao giờ có cái gọi là Hạt của Chúa - dù khái niệm đó được hiểu như thế nào. Tất nhiên - nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

================================

Sắp khẳng định 'hạt của Chúa' tồn tại

Thứ năm, 20/12/2012, 08:55 GMT+7

Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) hôm qua thông báo có thể họ sẽ tuyên bố loại hạt mới mà họ tìm thấy trong năm nay chính là hạt Higgs vào tháng 3/2013.

B
ây giờ là 0g ngày 1. 4. 2013. Thời hạn mà các nhà khoa học Châu Âu xác định có hay không Hạt của Chúa trong một thí nghiệm lần cuối vào tháng 7. 2012. Vẫn chưa có một kết luận cuối cùng.

Tôi đã xác định từ trước cuộc thí nghiệm đầu tiên vào năm 2008: "Không có Hạt của Chúa!" - họ muốn gọi là cái gì cũng được - nhưng yếu tố cốt lõi vẫn là: Không thể từ một điều kiện duy nhất hình thành nên nhiều hạt cơ bản. Hay nếu chúng ta thay khái niệm "hạt cơ bản" bằng khái niệm " những cấu trúc vật chất có khối lượng đầu tiên" - thì ngay cả với khái niệm này, cũng không thể bắt đầu từ một điều kiện duy nhất..

Nhưng Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử lý giải cụ thể với một hệ thống luận cứ như thế nào, thì có lẽ tôi sẽ chờ đến khi có một kết luận rõ ràng của các nhà khoa học trong CERN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÔNG CÓ HẠT CỦA CHÚA!
-o0o-

Hạt Higgs chưa thể giải thích nguồn gốc của khối lượng “dôi ra”
TIASANG.COM.VN
10:20-02/04/2013


Mọi người đều biết, từ tháng 7/2012 máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) đã đưa ra bằng chứng mạnh mẽ xác định sự tồn tại của hạt Higgs boson - có nhà khoa học gọi là Hạt của Chúa - mà loài người săn tìm bao lâu nay.Nhưng trong khi hạt Higgs giải thích được vì sao các hạt cơ bản (như hạt Quark) có khối lượng, thì bản thân hạt Quark lại chưa thể giải thích được khối lượng của hầu hết các vật chất nhìn thấy được trong vũ trụ - tất cả mọi thứ chúng ta nhìn hoặc cảm nhận thấy xung quanh mình.

Để hiểu rõ cái gì đã kết hợp lại với nhau tất cả các loại vật chất nhìn thấy (khả kiến) - từ định tinh cho đến hành tinh, cho đến con người, không thứ gì là không, - bạn cần phải biết các hạt Quark và hạt Gluon tác dụng với nhau như thế nào. Đó chính là bản chất của môn vật lý vật chất Quark, cũng là nội dung trọng tâm của Hội thảo quốc tế về Vật chất Quark (Quark Matter 2012 international conference) họp tại Washington từ 12 đến 18 tháng 8 năm 2012.

Ông Peter Steinberg, một nhà vật lý làm việc tại Phòng Thí nghiệm quốc gia Brookhaven National Laboratory (Mỹ), cũng là người tích cực tham gia hội nghị kể trên, nói: “Trong vũ trụ khả kiến có một phần khối lượng mà hạt Higgs không thể giải thích được. Chúng tôi đang nghiên cứu 99% của phần khối lượng đó”.

Ông giải thích tiếp: vật chất khả kiến là nói tất cả những vật chất do nguyên tử họp thành; khối lượng của nguyên tử chủ yếu là khối lượng của các Proton và Neutron làm nên hạt nhân nguyên tử, còn các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân hầu như không có đóng góp gì vào khối lượng nguyên tử. Nhưng mỗi Proton và Neutron đều hình thành bởi 3 hạt Quark, mà khối lượng của mỗi Proton và Neutron lại vượt quá tổng khối lượng của các hạt Quark hợp thành. Như vậy phần khối lượng “dôi dư” ấy từ đâu mà ra ?

Các nhà vật lý tin rằng câu trả lời là ở chỗ Quark phát sinh tác dụng tương hỗ thông qua trao đổi Gluon và tác dụng qua lại giữa các Gluon với nhau. Gluon là một loại hạt không có khối lượng, nó thông qua lực mạnh nhất trong thiên nhiên - lực hạt nhân mạnh - ràng buộc các hạt Quark lại với nhau. Loại lực này có một tính chất đặc biệt nào đó. Nếu bạn muốn tách rời hạt Quark hạ nguyên tử (subatomic quarks), thì lực đó sẽ càng biến đổi mạnh lên. Để hiểu đặc tính loại lực này, các nhà vật lý tăng tốc cho hạt nhân nguyên tử (còn gọi là ion nặng) đạt tới gần bằng tốc độ ánh sáng, làm cho Gluon chiếm địa vị chủ yếu, sau đó cho chúng va chạm đối đầu nhau trong máy gia tốc hạt (như máy Relativistic Heavy Ion Collider RHIC tại Brookhaven National Laboratory hoặc máy LHC tại CERN). Các máy này có thể tạo dựng lại môi trường vũ trụ thời sơ khai, khi ấy Quark còn chưa kết hợp hình thành Proton và Neutron. Nghiên cứu hành vi của các hạt Quark “tự do” và Gluon trong plasma Quark-Gluon nguyên thủy sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn lực hạt nhân mạnh và sự sinh ra một lượng lớn khối lượng “dôi dư” ta thấy khi các hạt ấy kết hợp hình thành vật chất phổ thông.

Bởi vậy, cho dù vật chất khả kiến chỉ chiếm phần rất nhỏ trong toàn vũ trụ - chỉ có 5% - phần còn lại đều là do vật chất tối và năng lượng tối thần bí họp thành, việc nghiên cứu chúng cũng đủ để các nhà vật lý như Steinberg bận bịu không ít thời gian. 1

Nguyễn Hải Hoành dịch
Nguồn:http://phys.org/news/2012-08-quark-higgs.html
=========================

Những giới hạn của nhận thức trực quan thông qua những phương tiện kỹ thuật đã xuất hiện với những dạng tồn tại phi khối lượng của vật chất . Thế giới này cần một lý thuyết khoa học khác để giải thích vũ trụ. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến.
Đây chính là Lý thuyết thống nhất mà con người đang tìm kiếm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những dạng tồn tại của vật chất không khối lượng sẽ không thể có một phương tiện kỹ thuật nào trực tiếp quan sát được nó. Trong tương lai, con người chỉ xác định được sự tồn tại của nó một cách gián tiếp qua sự tương tác liên quan đến nó với những dạng vật chất có khối lượng.

Trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay thì đó là những tương tác được coi là "huyền bí".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm đến vấn đề Hạt Của Chúa.

Nếu xác định được Hạt này thì chắc chắn toàn bộ những tri thức khoa học hiện đại chuyển hóa mạnh mẽ và xuất hiện những lý thuyết mới trong những bước tiếp theo của tri thức khoa học hiện đại.

Nhưng đến ngày hôm nay, vẫn chưa có một sự xác định rõ ràng. Và Lý học Đông phương vẫn xác định rằng:

"Không có Hạt của Chúa".

Nếu sự thẩm định cuối cùng của các nhà vật lý trên thế giới xác định chắn chắn rằng:

Khối lượng tìm thấy trong LHC tháng Bảy 2012 vừa qua không thể coi là Hạt Của Chúa - và được sự quan tâm nghiêm túc của các nhà khoa học thật sự - tôi sẽ trình bày trên cơ sở nào mà chúng tôi đã xác định: "Không thể có Hạt Của Chúa" từ trước khi cỗ máy LHC khởi động năm 2008.

Tôi đưa topic này mục "Lý học Đông phương" - thay vì ở "Dự báo và Chứng nghiệm" vì sự phù hợp với nội dung của nó, để tiện cho sự trình bày - nếu có - sau này.

Đây không phải là một lời tiên tri - Mà là một sự phân tích từ một hệ thống lý thuyết miêu tả vũ trụ của Lý học Đông phương: thuyết Âm dương Ngũ hành - Một lý thuyết cổ xưa nhân danh cội nguồn thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quangnx viết trong Quán vắng:

Cái gọi là "God particle" chỉ là cách chơi chữ của từ "Goddamn particle" tức là hạt chết tiệt, chẳng có hạt của Chúa nào cả. Higgs boson chỉ là 1 hạt trong bộ 17 hạt cơ bản của Mô hình chuẩn, nó gồm có: 12 fermion vật chất (gồm 6 quark và 6 lepton) có spin bán nguyên 1/2, 4 loại boson truyền tương tác (photon, gluon, W và Z) có spin nguyên 1 và Higg boson có spin 0. Hạt có spin 0 có cơ chế ngưng tụ đặc biệt tương tự như trong chất siêu dẫn gọi là cơ chế Higgs. Chuyện chỉ vậy thôi!

http://diendan.lyhoc...040#entry212224

Như vậy! "Không có Hạt của Chúa" theo tinh thần của topic này:

"Người ta đi tìm một dạng tồn tại duy nhất - có thể gọi là trường - tạo ra tất cả các dạng vật chất tế vi nhất có khối lượng" và Lý học Việt xác định: "Không thể có một dạng tồn tại như vậy" - Tức "Không có Hạt của Chúa".

Cho dù được mô tả thế nào thì đó cũng chính là tinh thần của topic này.

Tôi mở khóa topic này sau thời gian chở đợi kết luận cuối cùng của cộng đồng khoa học Châu Âu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gọi là "God particle" chỉ là cách chơi chữ của từ "Goddamn particle" tức là hạt chết tiệt, chẳng có hạt của Chúa nào cả. Higgs boson chỉ là 1 hạt trong bộ 17 hạt cơ bản của Mô hình chuẩn, nó gồm có: 12 fermion vật chất (gồm 6 quark và 6 lepton) có spin bán nguyên 1/2, 4 loại boson truyền tương tác (photon, gluon, W và Z) có spin nguyên 1 và Higg boson có spin 0. Hạt có spin 0 có cơ chế ngưng tụ đặc biệt tương tự như trong chất siêu dẫn gọi là cơ chế Higgs. Chuyện chỉ vậy thôi!

Cỗ máy đi tìm hạt Goddamn Particle - Hạt chết tiệt chỉ đủ công suất đi tìm chính hạt này theo các nhà khoa học. Tuy nhiên, cũng không thể khẳng định là không có các loại "Hạt nhỏ hơn nữa". Nếu tồn tại các dạng hạt nhỏ hơn ở trên, thì rõ ràng bắt buộc phải tồn tại các trạng thái vật lý tương ứng nào đó (chúng ta không thể nói là không có khối lượng), và như vậy tùy khả năng mà thiết bị và phương pháp xác định chúng có nhận ra hay không mà thôi (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Thông hoa học thuyết Âm Dương Ngũ hành, chúng ta cũng không thể xác định được - ít nhất đâu là các đặc trưng của một loại Hạt nhỏ nhất nào đó. Nhưng kết hợp cùng với "Triết học" và "phương pháp suy luận Logic" trong Phật giáo và Đạo giáo thì chắc chắn, thuyết Âm Dương Ngũ Hành khẳng định tồn tại Hạt nhỏ nhất này.

Bằng cách như thế, người ta có thể xác định được "thuộc tính" ban đầu của Hạt nhỏ nhất này thông qua các thuyết trên và khẳng định rằng, không bao giờ con người có thể tìm ra nó - bởi vì rằng: chính nó tự thân tồn tại trong "Mọi cái gì liên quan đến" việc tìm ra chính nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện đặt tên mới cho hạt Higgs boson

Posted Image- Vấn đề tên gọi của “hạt của Chúa” đang được xới lên. Điều này cũng là dễ hiểu khi tên gọi đó liên quan đến vấn đề ai sẽ là tác giả của phát minh và tiếp theo là chủ nhân của Giải Nobel Vật lý đang cận kề.

Posted Image

Giáo sư Peter Higgscảm động trước sự hoan nghênh của cộng đồng khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu ÂuCERN, Geneve, Thụy Sỹ.

Trong vài năm gần đây, trong lĩnh vực vật lý hạt cơ bản, hạt boson có tên gọi đầy đủ là Higgs boson đã được dư luận chú ý hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, từ ngày 4/7/2012, khi CERN (Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu), có trụ sở ở Geneve, Thụy Sỹ ra tuyên bố rằng trên cỗ máy gia tốc va chạm các hạt Hadron nặng LHC (Large Hadron Collider) đã phát hiện được loại hạt mới có khối lượng và một số đặc trưng lượng tử tương tự hạt Higgs boson do các nhà lý thuyết đề xuất.

Hạt cơ bản này mang tên Higgs từ bao nhiêu năm nay và mặc nhiên được công nhận trong cộng đồng vật lý là vì nó được đưa ra đầu tiên trong lý thuyết Mô hình Chuẩn của nhà vật lý lý thuyết nước Anh Peter Higgs năm 1964.

Dù vậy, ngoài Higgs còn có 5 nhà vật lý lý thuyết độc lập khác nữa cũng từng có công trình nghiên cứu liên quan hạt mới này ở mức độ nông sâu khác nhau. Đó là các nhà vật lý lý thuyết: Robert Brout và Francois Englert (hai người Bỉ), Carl Hagen và Gerry Guralnik (hai người Mỹ) và Tom Kibble (người Anh).

Giờ đây, vấn đề tên gọi của “hạt của Chúa” lại được xới lên. Điều này cũng là dễ hiểu khi tên gọi đó liên quan đến vấn đề ai sẽ là tác giả của phát minh và tiếp theo là chủ nhân của Giải Nobel Vật lý đang cận kề.

Đó là Giáo sư người Mỹ Carl Hagen, ông công khai kêu gọi thay đổi, đặt tên mới cho hạt cơ bản lâu nay vẫn gọi là Higgs boson. Lý lẽ của Hagen là cái tên mới đó nên thừa nhận công lao của cả những người khác, chứ không chỉ riêng nhà vật lý người Anh Peter Higgs. “Dù tôi không phải là người kêu gọi đổi tên nó, nhưng tôi vẫn ủng hộ lời kêu gọi như vậy", Hagen nói.

Ông nói với phóng viên BBC News rằng: “Tôi luôn luôn nghĩ tới cái tên gọi không riêng cho một người nào và không loại bỏ sự đóng góp của những người khác tham gia vào công trình nghiên cứu.

”Người ta đã nói về những đóng góp quan trọng được thực hiện bởi Francois Englert, Peter Higgs, Gerald Guralnik, Tom Kibble, Robert Brout và Carl Hagen. Nhưng 5 người (trong số 6 người trên. TM.) đã phát biểu tại cuộc họp báo năm ngoái để công bố việc phát hiện ra một hạt được cho là hạt Higgs, và chỉ khi Giáo sư Higgs phát biểu mới nhận được những tràng vỗ tay lớn từ các nhà nghiên cứu có mặt.

"Peter Higgs đã được đối xử như một ngôi sao nhạc rock còn chúng tôi, năm người còn lại hầu như không được công nhận bởi hầu hết các khán giả. Rõ ràng là Higgs là tên chiếm ưu thế vì thực tế tên của ông đã trở thành gắn liền với các hạt boson".

Về vấn đề này, một phát ngôn viên của CERN đã trao đổi với BBC News rằng: “Không phải đến phòng thí nghiệm để xác định tên của các hạt mới được phát hiện. Các hạt thường được đặt tên cho các nhà lý thuyết tiên đoán chúng, như trường hợp hạt "quark", hoặc cho các nhà thực nghiệm có công phát hiện các hạt chưa được tiên đoán trước, như trường hợp hạt "neutron". Trong mọi trường hợp, tên cuối cùng sẽ đưa vào sử dụng phổ biến và được chấp nhận bởi cộng đồng vật lý hạt…”

Người phát ngôn của CERN nói thêm: “Ở Hội nghị vật lý vào tháng Ba để thảo luận về việc phát hiện ra hạt Higgs, có một số nhà nghiên cứu gợi ý gọi hạt mới nói trên là hạt "giả vô hướng boson".

Liên quan với gợi ý trên, bản thân Giáo sư Carl Hagen đề xuất tên gọi mới (cho hạt boson Higgs) là hạt Meson Mô hình Chuẩn vô hướng (Standard Model Scalar Meson hay viết tắt là SMSM), hoặc là hạt SM “bình phương”.

Có đến sáu nhà lý thuyết liên quan với sự phát triển lý thuyết về hạt Higgs, nên nhiều nhà khoa học nghĩ rằng việc lấy tên tất cả những người này đặt cho hạt đó sẽ là quá dài. Thậm chí từ viết tắt được tạo ra từ tên của tất cả sáu người cũng là điều không thật thanh nhã. Chẳng hạn, đặt tên hạt mới là "BEHGHK" và nó sẽ được phát âm là "Berk"!

Tóm lại, ý kiến đặt tên mới cho “hạt của Chúa” đang còn khá phân tán. Đó là chưa kể chính Peter Higgs cũng từng lên tiếng đề nghị không gọi hạt Higgs boson là “hạt của Chúa” vì nó vô nghĩa và vì bản thân ông là người theo chủ nghĩa vô thần.

Có thể trong bối cảnh trên, Giáo sư Jordan Nash ở trường Imperial College London và là một trong những người đã tham gia thí nghiệm phát hiện và mô tả các hạt tại LHC năm ngoái, đã cho rằng không thực tế để thay đổi tên ở giai đoạn này.

Ngoài việc thay tên gọi mới cho hạt Higgs boson, nhiều người băn khoăn cả về số người được trao Giải Nobel. Điều lệ giải Nobel quy định mỗi giải thưởng chỉ đứng tên ba người, và tất cả họ đều đang sống.

Trong trường hợp đối với phát minh hạt Higgs boson, 1 trong 6 người liên quan là Giáo sư Robert Brout đã qua đời năm 2011, nên còn 5 nhà khoa học cùng phát triển lý thuyết Higgs đang ở độ tuổi 70 và 80.

Việc chọn 3 người nào, hay loại bỏ 2 người nào, để đáp ứng điều kiện của Ủy ban Nobel cũng là một bài toán khó. Còn Giáo sư Hagen đưa ra ý tưởng khác, gộp tất cả sáu nhà lý thuyết với đông đảo các nhà khoa học và các kỹ sư tham gia phát hiện hạt trong thí nghiệm tại LHC. Ý tưởng này lại càng khó được chấp nhận hơn.

Thật chưa rõ, Ủy ban Giải thưởng Nobel của Hoàng gia Thụy điển sẽ tìm lời giải nào tối ưu nhất nào trong trường hợp công trình khoa học phát minh hạt cơ bản mới, hay còn gọi là hạ nguyên tử mới, nổi đình đám nhất trong 50 năm trở lại đây, không thể không đưa vào danh sách trao giải Nobel của năm 2013 này.

Minh Trần

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện đặt tên mới cho hạt Higgs boson

Posted Image- Vấn đề tên gọi của “hạt của Chúa” đang được xới lên. Điều này cũng là dễ hiểu khi tên gọi đó liên quan đến vấn đề ai sẽ là tác giả của phát minh và tiếp theo là chủ nhân của Giải Nobel Vật lý đang cận kề.

Posted Image

Giáo sư Peter Higgscảm động trước sự hoan nghênh của cộng đồng khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu ÂuCERN, Geneve, Thụy Sỹ.

Minh Trần

Vấn đề không phải là ở chỗ họ đặt tên nó là gì và ai là người được giải Nobel. Cũng không phải sự phát hiện ra sự tồn tại của một dạng vật chất có khối kượng đúng như tiên đoán là 126Gev. Mà là:

Không thể có một yếu tố duy nhất tạo nên trạng thái có trọng lượng của các hạt cơ bản - nhỏ nhất - mà tri thức khoa học hiện đại phát hiện được.Bí ẩn của vũ trụ này nằm ở chính giai đoạn sau giây "O" và trước 10 "lũy thừa '- 47' giây".

Đây là nội dung của topic này với tựa: "Không có Hạt Của Chúa!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là cổ vật Đèn đồng Đông Sơn, nếu chúng ta hiểu ý nghĩa và mục đích chế tạo cây đền đặc biệt này, thì sẽ biết được giây "0" của vũ trụ vào "Lúc nào":

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể có một yếu tố duy nhất tạo nên trạng thái có trọng lượng của các hạt cơ bản - nhỏ nhất - mà tri thức khoa học hiện đại phát hiện được.Bí ẩn của vũ trụ này nằm ở chính giai đoạn sau giây "O" và trước 10 "lũy thừa '- 47' giây".
Đây là nội dung của topic này với tựa: "Không có Hạt Của Chúa!"

Một hiện tượng huyền bí.
Đó chính là hình Kim Tự Tháp trên tờ một Dollar của Hoa Kỳ.
Posted Image

Câu chuyên thần thoại về định chóp Kim tự tháp huyền vĩ bắt đầu từ Ai Cập. Đây chính là hình tượng mô tả khoảng khắc vô cùng bí ẩn của sự khởi nguyên của vũ trụ: "Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng" và "Tứ tương biến hóa vô cùng" theo Lý học Việt (Còn Tàu là "Tứ tượng sinh Bát Quái". Híc!). Hinh Kim Tự Tháp cũng chính là mô hình toán học Vonfram. Mô hình này miêu tả rằng: Nếu chúng ta chỉ bắt đầu bằng những ký hiệu đơn giản - chấm đen và trắng ban đầu - thì khi chúng kết hợp với nhau sẽ dẫn đến một chuỗi gắn bó phức tạp đến mức người ta không thể tưởng tượng rằng : Ban đầu nó vốn rất đơn giản. Và đó chính là nội dung mô hình toán học Vonfram - do Thế Trung trình bày trên diễn đàn lyhocdongphuong.
Tất cả sự liên kết từ những nền văn minh cổ xưa, cho đến kiến thức của nền văn minh hiện đại với mô hình Vonfram và nghịch lý Cantor đã liên hệ đến một sự khởi nguyên vũ trụ từ giây "O".
Giây "O" đó chính là Thái cực trong Lý học Đông phương, là con mắt ở đỉnh chóp Kim Tự Tháp trên tờ 1 Dollar của Hoa Kỳ, là "tập hợp bao trùm mọi tập hợp " trong nghịch lý toàn học Cantor, là chấm trắng đâu tiên của mô hình kim tự tháp Vonfram. Chính Thái cực - tập hợp của tất cả mọi tập hợp - cái chấm trắng đầu tiên - Tính thấy trong Phật giáo - ....tạo nên tất cả trong đó có khối lượng của tất cả các loại Hạt.
"Không thể có Hạt của Chúa" - theo nghĩa là một yếu tố duy nhất tạo nên khối lượng của các hạt cơ bản - chỉ có thể coi dạng vật chất tìm thấy trong cỗ máy LHC vào tháng 7. 2012 là một đang hạt mới.


Không có Hạt của Chúa!

Cái gọi là "God particle" chỉ là cách chơi chữ của từ "Goddamn particle" tức là hạt chết tiệt, chẳng có hạt của Chúa nào cả. Higgs boson chỉ là 1 hạt trong bộ 17 hạt cơ bản của Mô hình chuẩn, nó gồm có: 12 fermion vật chất (gồm 6 quark và 6 lepton) có spin bán nguyên 1/2, 4 loại boson truyền tương tác (photon, gluon, W và Z) có spin nguyên 1 và Higg boson có spin 0. Hạt có spin 0 có cơ chế ngưng tụ đặc biệt tương tự như trong chất siêu dẫn gọi là cơ chế Higgs. Chuyện chỉ vậy thôi!


Lý Học Việt hoàn toàn chính xác khi xác định điều này trước khi cỗ máy LHC hoạt động từ tháng 7. 2008.
Vấn đề còn lại vẫn chưa được giải đáp với thí nghiệm nổi tiếng trên LHC:
Cái gì tạo nên khối lượng của các loại hạt cơ bản?


Tiếp tục đi tìm Hạt của Chúa với sự giao lưu gia hai nền văn minh.
Đây là một sự định danh rất phức tạp cho các vấn đề lý thuyết mũi nhọn của nền khoa học hiện đại cần được giải quyết:
- Big bang có phải là một lý thuyết đúng trong việc giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ không?
- Tốc độ ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn của vũ trụ hay không? Hay nó chỉ đúng trong hệ quy chiếu của thuyết Tương đối?
Tôi nghĩ rằng Ly Học Việt giải quyết được những vấn đề này. Tất nhiên chỉ trên phương diện lý thuyết. Và phải vượt qua được những vấn đề này, mới có thể làm sáng tỏ được bí ẩn của thời gian trần trong vũ trụ (Từ giấy "O" đến 10 lũy thừa - 47 sau khổi nguyên vũ trụ). Từ đó sẽ xác định nguyên nhân làm các hạt cơ bản có khối lượng.
Bởi vì: Từ giây "O" cho đến hình thành các hạt cơ bản có khối lương là cả một chu trình tương tác rất phức tạp. Nhưng nó lại xảy ra chỉ trong 10 lũy thừa - 47 giây! Đây là nhận định về lý thuyết của nền Lý học Việt cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Một hiện tượng huyền bí.
Đó chính là hình Kim Tự Tháp trên tờ một Dollar của Hoa Kỳ.
Posted Image

Câu chuyên thần thoại về định chóp Kim tự tháp huyền vĩ bắt đầu từ Ai Cập. Đây chính là hình tượng mô tả khoảng khắc vô cùng bí ẩn của sự khởi nguyên của vũ trụ: "Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng" và "Tứ tương biến hóa vô cùng" theo Lý học Việt (Còn Tàu là "Tứ tượng sinh Bát Quái". Híc!). Hinh Kim Tự Tháp cũng chính là mô hình toán học Vonfram. Mô hình này miêu tả rằng: Nếu chúng ta chỉ bắt đầu bằng những ký hiệu đơn giản - chấm đen và trắng ban đầu - thì khi chúng kết hợp với nhau sẽ dẫn đến một chuỗi gắn bó phức tạp đến mức người ta không thể tưởng tượng rằng : Ban đầu nó vốn rất đơn giản. Và đó chính là nội dung mô hình toán học Vonfram - do Thế Trung trình bày trên diễn đàn lyhocdongphuong.

Mô hình này nên đề nghị Thế Trung diễn giải lại một cách cụ thể hơn, bởi có lẽ hai ký hiệu đen trắng được "lấy" từ 1 và 0 trong điện toán?

Có l, trạng thái ban đầu của vũ trụ "bất khả tư nghì" hay tưởng chừng đơn giản nhưng không phải vậy, và s tự hiện hữu và tự thân vận động mà không do ai cả - con "Mắt của thần Ra" phải nhìn xuyên thấu được bóng đêm tức phải hiểu được "chết hay không chết" của mỗi con người.


Tất cả sự liên kết từ những nền văn minh cổ xưa, cho đến kiến thức của nền văn minh hiện đại với mô hình Vonfram và nghịch lý Cantor đã liên hệ đến một sự khởi nguyên vũ trụ từ giây "O".
Giây "O" đó chính là Thái cực trong Lý học Đông phương, là con mắt ở đỉnh chóp Kim Tự Tháp trên tờ 1 Dollar của Hoa Kỳ, là "tập hợp bao trùm mọi tập hợp " trong nghịch lý toàn học Cantor, là chấm trắng đâu tiên của mô hình kim tự tháp Vonfram. Chính Thái cực - tập hợp của tất cả mọi tập hợp - cái chấm trắng đầu tiên - Tính thấy trong Phật giáo - ....tạo nên tất cả trong đó có khối lượng của tất cả các loại Hạt.

"Tính thấy" trong Phật giáo, có lẽ hàm ý chỉ là mt thuộc tính của vật chất chứ không hàm nghĩa "sự khởi nguyên" của vũ trụ.

"Không thể có Hạt của Chúa" - theo nghĩa là một yếu tố duy nhất tạo nên khối lượng của các hạt cơ bản - chỉ có thể coi dạng vật chất tìm thấy trong cỗ máy LHC vào tháng 7. 2012 là một đang hạt mới.


Không có Hạt của Chúa!


Lý Học Việt hoàn toàn chính xác khi xác định điều này trước khi cỗ máy LHC hoạt động từ tháng 7. 2008.
Vấn đề còn lại vẫn chưa được giải đáp với thí nghiệm nổi tiếng trên LHC:
Cái gì tạo nên khối lượng của các loại hạt cơ bản?


Cái tạo nên Big bang hay cái "khác" với sự khởi nguyên đã tạo ra thuộc tính/ tương tác chính là sinh ra" khối lượng" - đặc thù.

Tiếp tục đi tìm Hạt của Chúa với sự giao lưu gia hai nền văn minh.
Đây là một sự định danh rất phức tạp cho các vấn đề lý thuyết mũi nhọn của nền khoa học hiện đại cần được giải quyết:
- Big bang có phải là một lý thuyết đúng trong việc giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ không?

Dĩ nhiên là không đúng, nhưng phù hợp hiện tượng là sự nổ ban đầu Bigbang mà thôi.


- Tốc độ ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn của vũ trụ hay không? Hay nó chỉ đúng trong hệ quy chiếu của thuyết Tương đối?

Dĩ nhiên là không, nếu vũ trvô cùng thì toàn thể vận động như thế nào - không thăn khớp.

Tôi nghĩ rằng Ly Học Việt giải quyết được những vấn đề này. Tất nhiên chỉ trên phương diện lý thuyết. Và phải vượt qua được những vấn đề này, mới có thể làm sáng tỏ được bí ẩn của thời gian trần trong vũ trụ (Từ giấy "O" đến 10 lũy thừa - 47 sau khổi nguyên vũ trụ). Từ đó sẽ xác định nguyên nhân làm các hạt cơ bản có khối lượng.
Bởi vì: Từ giây "O" cho đến hình thành các hạt cơ bản có khối lương là cả một chu trình tương tác rất phức tạp. Nhưng nó lại xảy ra chỉ trong 10 lũy thừa - 47 giây! Đây là nhận định về lý thuyết của nền Lý học Việt cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử.


Từ giây "0" đến "10 lũy thừa -47" là do khoa học tính: là sai, do chđúng qua hiện tượng Bigbang, cho nên khi chúng ta nhận định mang tính "khoảng thời gian" hay "có thuộc tính như thế này"... đu không hợp lý.

Kính.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bây giờ đã là tháng Năm. Chưa thấy một tín hiệu nào - từ cộng đông khoa học quốc tế - chính thức xác định vấn đề: "Có hay không Hạt của Chúa"?

Share this post


Link to post
Share on other sites