Posted 12 Tháng 7, 2012 Hoài nghi hạt mới không phải "hạt của Chúa" Cập nhật lúc 16h47' ngày 11/07/2012 Ba nhà khoa học Ian Low, Joseph Lykken và Gabe Shaughnessy của Đại học Cornell vừa bày tỏ sự nghi ngờ về việc CERN thực sự tìm thấy gì bên trong máy gia tốc hạt LHC. Tuần trước, giới khoa học xôn xao trước thông tin các tín hiệu phát hiện được bên trong LHC đã chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs boson, hay còn được gọi là “Hạt của Chúa”, kết thúc một hành trình tìm kiếm miệt mài, rộng khắp trong giới vật lý suốt 5 thập kỷ qua. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, các nhà khoa học của Đại học Cornell công khai bày tỏ rằng họ không “dám chắc” đấy có chính xác là hạt Higgs hay không, trang DailyMail đưa tin. Đại học Cornell cho rằng còn xa mới có thể khẳng định chắc chắn CERN đã tìm ra hạt Higgs. “Tín hiệu cộng hưởng mới mà các thí nghiệm của ATLAS và CMS phát hiện thấy bên trong máy gia tốc hạt lớn LHC có thể là hạt Higgs boson được miêu tả trong Mô hình Chuẩn (Standard Model)”, họ viết. Tuy nhiên, ngay sau đó, Low, Lykken và Shaughnessy đã chỉ ra rằng, còn xa mới có thể khẳng định hạt này chính là hạt Higgs “mô hình chuẩn” mà giới khoa học đã săn tìm hàng thập kỷ nay. “Một giả hạt Higgs (imposter) vẫn có thể sở hữu những số đo phù hợp với tín hiệu cộng hưởng mà LHC mới quan sát được”. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng giới vật lý nên thận trọng tiếp cận phát hiện này, và sự thiếu chắc chắn “là quá lớn” để có thể đưa ra một tuyên bố mang tính khẳng định trong trường hợp này. Bản thân các nhà khoa học tại CERN cũng đang phân tích dữ liệu có được kỹ càng hơn để kiểm tra xem phát hiện của họ có phù hợp với hạt Higgs “Mô hình chuẩn” hay không, hay lại thuộc về một loại hạt còn bí hiểm hơn. Một trong những nguyên nhân khiến CERN thận trọng là vì loại hạt mới tuy có cách hành xử rất giống hạt Higgs boson nhưng lại nhẹ hơn so với dự kiến. Điều này mở ra khả năng của việc có thể tồn tại nhiều hơn một loại hạt Higgs boson. Và nếu như vậy thật thì giới vật lý sẽ phải có cách hiểu mới về vật chất tối - loại vật chất bí hiểm được cho là cấu thành nên một phần tư vũ trụ này. Theo khoahoc.com.vn =================== Một lần nữa tôi cần phải xác định rằng: Với những hiểu biết của tôi, nhân danh Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt ,một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử, cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - thì - Hệ thống lý thuyết này có cấu trúc chặt chẽ và trong cấu trúc đó không có chỗ cho hạt Higgs. Tôi cũng xin được xác định rằng: Không thể có duy nhất một trường boson Higgs tạo ra vật chất tế vi có khối lượng. Và rằng: Nếu quả các nhà khoa học ở CERN tìm được hạt Higgs thì toàn bộ sự phát triển của khoa học hiện đại sẽ bế tắc. Vì nó sẽ là bằng chứng để xác định một lý thuyết sai. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2012 có thể tồn tại nhiều hơn một loại hạt Higgs boson. Và nếu như vậy thật thì giới vật lý sẽ phải có cách hiểu mới về vật chất tối - loại vật chất bí hiểm được cho là cấu thành nên một phần tư vũ trụ này. Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử phát biểu rằng: - Không thể có duy nhất một hạt Higgs; hoặc một trường boson Higgs. Nếu trong quí vị và anh chị em có thể có ý kiến tôi gàn dở , khi cứ nhắc đi nhắc đi, nhắc lại câu: Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử Thì tôi rất mong được một sự thông cảm. Bởi vì khoa học đã chứng minh rằng: Cái gì cũng phải có lịch sử của nó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2012 Bài viết này trên trang thienvanhoc.org. Xin đưa lên để tham khảo. ================================== Đã tìm thấy boson Higgs - "Hạt của Chúa" Trong buổi hội nghị chuyên đề vào buổi chiều ngày 4/7/2012 Melbourne, các nhà khoa học của CERN đã công bố kết quả sơ bộ mới nhất của họ trong việc tìm kiếm hạt Higgs. Họ đã tìm được một hạt mới có khối lượng vào khoảng 125-126 GeV (GeV là đơn vị năng lượng chứ không phải khối lượng, tuy nhiên với những hạt có khối lượng nhỏ người ta dùng đơn vị này) với độ chuẩn xác 5 sigma. Một phần của máy gia tốc hạt lớn (LHC) - cỗ máy dùng để săn tìm "hạt của Chúa" Hai phòng thí nghiệm cộng tác trong phát hiện này là CMS và ATLAS - hai máy dò (detectors) khổng lồ và hàng trăm giáo sư, tiến sĩ và sinh viên tốt nghiệp làm việc để lấy và xử lý dữ liệu. Cả hai nơi đã làm việc trong khoảng 3 năm và đã tìm ra tín hiệu của Higgs boson - một hạt được cho là tồn tại trong mô hình chuẩn (Standard Model) - thuyết mô tả những viên gạch cơ bản của vũ trụ. Biên giới Thụy Sĩ - Pháp nhìn từ trên không, với cỗ máy LHC (minh họa bằng vạch tròn trắng) nằm ở dưới lòng đấtTại sao chúng ta lại cần Higgs boson ? Mô hình Chuẩn của vật lý hạt được mô tả bởi sự đối xứng của nó - hay nhóm đối xứng. Tính đối xứng này nói cho chúng ta biết các hạt tương tác với nhau như thế nào. Trong thực tế, điều đó làm cho Mô hình Chuẩn trở thành một hệ thống khiên cưỡng. Tuy nhiên, sự đối xứng này còn cho chúng ta biết tất cả các hạt đáng ra phải không có khối lượng. Chính vì thế chúng ta phải phá vỡ sự đối xứng này, vấn đề là làm thế nào ? Chúng ta không chỉ đơn giản là thêm một số hạt phá-vỡ-đối-xứng vào (điều đó làm toàn bộ kết cấu ban đầu sụp đổ) mà phải làm một cách gián tiếp. Và thế là xuất hiện ý tưởng về sự tồn tại của một trường vốn tương tác với tất cả các trường được giới thiệu trong Mô hình Chuẩn. Trường đó cũng phải tương tác với chính nó và tạo nên một giá trị condensate (ví dụ như một giá trị khác không cho mật độ năng lượng của chân không). Cơ cấu này tạo nên khối lượng cho cả hạt electroweak gause boson, quark và lepton. Hạt biểu hiện cho hiệu ứng này có tên boson Higgs.Higgs là mảnh ghép cuối cùng của Mô hình Chuẩn. 11 hạt khác được dự đoán trong mô hình này đều đã được tìm thấy, và Higgs là mảnh ghép phức tạp nhất. Nếu hạt Higgs được chứng minh là không tồn tại, đồng nghĩa với việc xé tan hoàn toàn Mô hình Chuẩn. Thí nghiệm ATLAS và CMS tại CERN đều cho thấy cấp độ của kết quả là 5 sigma - thang đo được các nhà vật lý hạt sử dụng để miêu tả độ chính xác của một phát hiện, với 5 là cấp độ cao nhất. Nhà vật lý học người Anh Peter Higgs (phải) được chào mừng bởi tổng giám tốc Cơ quan nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) Rolf-Dieter Heuer (trái)Phát ngôn viên thí nghiệm CMS Joe Incadela cho biết: "Mặc dù kết quả chỉ là sơ bộ nhưng tín hiệu 5 sigma về khoảng 125 GeV mà các nhà khoa học vừa tìm ra thực sự gây ấn tượng. Đây thực sự là một hạt mới. Chúng ta biết chắc chắn rằng nó là một boson và là boson nặng nhất từng được tìm thấy".Phát hiện quan trọng của vật lý này còn mang ý nghĩa đặc biệt cho nhiều ngành khác y học, tin học và chế tạo máy. Nhà vật lý đạt giải Nobel Leon Lederman đã đặt cái tên "Hạt của Chúa" (God particle) cho boson Higgs. Cái tên này đã trở nên nổi tiếng với giới truyền thông nhưng lại gây ra sự giận dữ cho những nhóm tôn giáo và cả giáo sư Higgs thaisonsd================================== Qua bài này tôi thấy rằng: Với trần kiến thức hiện đại, thì con người dễ công nhận những gì được số đông ủng hộ. Nhưng rõ ràng tôi thì không từ lâu rồi - trong vấn đề này - và sau đó cũng có vài nhà bác học cũng có ý kiến tương đồng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2012 Hội nghị đầu tiên về hạt Higgs ở châu Á Thứ Ba, 17/07/2012, 07:40 (GMT+7) TT - Ngày 16-7, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Hội Gặp gỡ VN (Rencontres du Viet Nam) đã tổ chức hai hội nghị vật lý quốc tế với chủ đề “Hạt cơ bản sau mô hình chuẩn” và “Va chạm ion nặng trong kỷ nguyên LHC” với sự tham gia của 120 giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học chuyên ngành vật lý hạt và vật lý thiên văn ở 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hai hội nghị này nằm trong chuỗi cuộc gặp gỡ quốc tế trong khuôn khổ “Gặp gỡ VN” do giáo sư Trần Thanh Vân hợp tác với giáo sư Nguyễn Văn Hiệu sáng lập từ năm 1993. Giáo sư Trần Thanh Vân - chủ tịch Hội Gặp gỡ VN, chủ trì hội nghị - đặc biệt nhấn mạnh: Đây là hội nghị đầu tiên ở châu Á và là hội nghị thứ hai trên toàn cầu được lãnh đạo Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu ở Geneva (Thụy Sĩ) trình bày chi tiết những khám phá mới nhất đã và đang làm rung chuyển thế giới khoa học xung quanh việc phát hiện hạt Higgs. Hội nghị lần này kéo dài đến ngày 21-7-2012. XUÂN NGUYÊN ==================== Theo như tinh thần của bài báo này thì có vẻ như hạt Higgs đã đượcxác định là đã tìm thấy và được gọi là "đang làm rung chuyển thế giới khoa học xung quanh việc phát hiện hạt Higgs".. Còn tôi - tôi xác định một lần nữa rằng: Không có hạt Higgs! Cho dù người ta hiểu như thế nào về khái niệm này "boson Higgs", hạt Higgs..vv... Khi tất cả mọi người xác định có hạt Higgs thì tôi chẳng có lý do gì để chứng minh tại sao không thể có hạt này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2012 Kính thưa quí vị. Như những bài viết gần đây mà tôi đã trình bày trong topic này - một người bạn tôi có chuyên môn sâu về vật lý lý thuyết và có học vị cao về chuyên ngành này - thì các thông tin trên báo mạng đã diễn tả sai về hạt Higgs. Bạn tôi cho rằng: Đây là một trường tạo ra những vi hạt có khối lượng khi các hạt không khối lượng va chạm với trường đó và gọi là "trường Higgs". Nhưng cho dù thực tế các báo mạng đã đăng tải sai thuật ngữ chuyên môn - điều này rất có thể xảy ra - thì ý niệm của những thuật ngữ này cũng nhằm diễn đạt một khái niệm là: Có một môi trường (Hay thực tại) duy nhất để tạo ra tất cả các vi hạt có khồi lượng khi tiếp xúc với nó. Và các nhà khoa học Âu Mỹ đã đi tìm trường này mà họ gọi là trường higgs, hay hạt Higgs.Trong điều kiện này thì Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - theo cách hiểu của tôi - một lần nữa xác định rằng; Không có thực tại duy nhất đó để tạo ra tất cả các loại vi hạt có khối lượng. Cho dù họ gọi nó là cái gì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2012 Kính thưa quí vị quan tâm. Đây là bài đăng trên báo Tia Sang - cơ quan ngôn luận của bộ Khoa Học Công Nghệ. Tôi nghĩ nó không thể diễn giải với những khái niệm khoa học gây hiểu lầm, như các báo mạng không chuyên ngành. Nhưng trong bài này tác giả đã nói về khái niệm "không thời gian" và qua cách diễn đạt về khái niệm "thời gian" trong ngữ cảnh của bài báo này liên quan đến hạt Higgs, khiến tôi tự tin hơn để xác định rằng: Không có một thực tế tồn tại duy nhất trong vũ trụ tạo ra các dạng tồn tại đầu tiên của vật chất có khối lượng - mà các nhà khoa học gọi là boson Higgs ; hoặc hạt Higgs. Có vẻ như các nhà khoa học đang sắp tìm ra hạt Higgs đến nơi. Nhưng nếu như họ công bộ chắc chắn rằng: Đã tìm ra hạt Higgs thì hoặc là một âm mưu chính trị, hoặc là họ nhầm. Không bao giờ có thực tại duy nhất tạo nên khối lượng cho tất cả các dạng vật chất đầu tiên- dù gọi là cái gì. Trong Lý học Việt - nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến thì thời gian là một khái niệm quy ước tùy theo hệ quy chiếu - Nói đúng theo ngôn từ cổ thì tùy theo nghiệp duyên trong cõi mà thực thể quan sát mọi sự vận động. Tôi chờ đợi kết quả và mọi sự diễn biến liên quan đến hạt Higgs vào đúng 24g ngày 21. 12. 2012. Topic này sẽ được khóa với một bài viết cuối cùng. =================================. Nếu hạt Higgs không tồn tại... ? Xem tin gốc Báo Tia sáng - 44 tháng trước 3094 lượt xem 1 tin đăng lại Sau một vài trục trặc lúc khởi động , máy gia tốc khổng lồ LHC đã bắt đầu tích lũy các dữ liệu ở những vùng năng lượng chưa từng có trước đây. Mục tiêu chính : tìm ra hạt Higgs. Hạt boson này được đưa vào lý thuyết năm 1964 hiện đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra khối lượng cho các hạt. Song nếu hạt Higgs chỉ là sản phẩm của tưởng tượng ? Như vậy một mảng lớn các lý thuyết hiện đại sẽ sụp đổ và một vùng đất mới màu mỡ cho nhiều giả thuyết hiện ra trước mặt các nhà vật lý. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Thế nào là hạt Higgs ? Hạt Higgs là một boson có spin bằng không, do nhà vật lý Scotland Peter Higgs đưa vào lý thuyết năm 1964. Hạt Higgs sẽ tạo ra khối lượng cho các hạt khác khi tương tác với chúng. Như chúng ta biết Mô hình Chuẩn (SM- Standard Model ) thống nhất tương tác điện từ và tương tác yếu trong một sơ đồ chung song hạt photon truyền tải tương tác điện từ có khối lượng bằng không trong khi đó các boson W và Z truyền tải tương tác yếu lại có khối lượng rất lớn, như vậy đối xứng điện yếu bị phá vỡ và tác nhân phá vỡ đối xứng đó chính là hạt Higgs. Hạt Higgs được nhà vật lý Leon Lederman, giải Nobel 1988 mệnh danh là hạt của Chúa (particule de Dieu) vì sứ mệnh to lớn của nó là tạo ra khối lượng cần thiết cho các hạt, là trụ cột hạ tầng chống đỡ các lý thuyết hiện hành. Nếu hạt Higgs không tồn tại ... ? Máy gia tốc LHC (Large Hadron Collider- Máy Va chạm Hadron Lớn) Hình 1 . Máy gia tốc LHC có đường kính= 8, 6 km, đặt sâu 175 m dưới mặt đất, gồm 5 thiết bị: 1- máy gia tốc chính LHC và 4 đêtectơ hạt với kích thước lớn có tên sau: 2- CMS (Compact Muon Solenoid), 3- LHCb (LHC nghiên cứu quark beauty-quark đẹp), 4- ATLAS (A Toroidal LHC Apparatus) và 5- ALICE (A Large Ion Collider Experiment). Ngoài ra có 2 máy gia tốc cũ cùng phối hợp hoạt động: SPS = Super Proton Synchrotron PS=Proton Synchroton Một tập thể khoa học trên thế giới đã khởi động một thiết bị siêu đại chưa từng có trong lịch sử vật lý: máy LHC sau chín năm xây dựng. Trên hình 1 ta có sơ đồ và vị trí của LHC (gần biên giới Pháp-Thụy Sĩ). Đây là một máy gia tốc có cấu trúc hướng hai chùm hadron (hadron là các hạt nặng) va chạm nhau ở vùng năng lượng tera ( TeV = tera electron-volt= 10 12 eV). Máy LHC sẽ thực hiện một cuộc cách mạng trong vật lý tương lai. Dự án máy I LC (International Linear Collider- Máy va chạm thẳng quốc tế) Ngay trước lúc LHC được khởi động, các nhà vật lý đã có dự án xây dựng tiếp theo một máy gia tốc tên là ILC với độ dài gần 30 km có khả năng thực hiện va chạm của electron và phản hạt positron ở tốc độ gần tốc độ ánh sáng. Mục đích của máy ILC là giúp các nhà vật lý nghiên cứu tiếp những kết quả khám phá được nhờ LHC. Hơn 1.600 nhà khoa học từ hơn 300 phòng thí nghiệm và trường Đại học trên thế giới đã cùng hợp tác thiết kế máy ILC. Chi phí cho ILC lên đến 6,7 tỷ USD. Ba địa điểm được chọn để xem xét là: CERN (Geneve), Phòng thí nghiệm quốc gia Fermi (Batavia) và một địa điểm ở Nhật. Những cuộc cách mạng tiếp đến trong vật lý các hạt cơ bản Christophe Grojean Sau đây là những vấn đề lớn mà các nhà vật lý kỳ vọng có được câu trả lời nhờ máy gia tốc LHC (và I LC). Sự truy tìm hạt Higgs đúng là bài toán bản lề. Nhưng sau bài toán này hàm ẩn nhiều bài toán khác như: vì sao lực hấp dẫn lại yếu hơn các lực khác nhiều đến thế? vật chất tối là gì ? đâu là bản chất của không thời gian? phải chăng vật chất tối là một loại hạt mới? Và điều đáng chú ý là những vấn đề ấy lại liên quan với nhau và với vấn đề hạt HIGGS. Có thể liệt kê cụ thể hơn các vấn đề: 1) Kiểm tra Mô hình Chuẩn & nghiên cứu điều gì đã phá vỡ đối xứng điện yếu: vấn đề trung tâm là tìm hạt Higgs, 2) Phát hiện các hạt siêu đối xứng: theo lý thuyết siêu đối xứng (SUSY- SuperSymetry) ứng với mỗi hạt fermion có spin bán nguyên tồn tại một hạt siêu đối xứng boson có spin nguyên và ngược lại. Lý thuyết siêu đối xứng quan trọng cho sơ đồ thống nhất 4 loại tương tác (Franck Wilczek, Nobel Vật lý 2004). 3) Vật chất tối: những hạt WIMPs (Weakly Interacting Massive Particles-những Hạt có Khối lượng Tương tác Yếu với nhau ) là những hạt suy ra từ siêu đối xứng, hạt nhẹ nhất trong các WIMPs là neutralino có thể là ứng viên của vật chất tối chăng? 4) Liệu có tồn tại các chiều dư (extra dimension) của không thời gian ngoài 4 chiều không gian và thời gian thông thường? Vì sao các nhà vật lý hồi hộp và lo lắng? Trong những năm 1960 và 1970 các nhà vật lý lý thuyết đã xây dựng thành công Mô hình Chuẩn (SM) thống nhất các tương tác yếu, điện từ ( và tương tác mạnh), ngoại trừ hấp dẫn. Song nhiều kết quả tính toán trong khuôn khổ SM dẫn đến những đại lượng phân kỳ (lớn vô cùng) không có ý nghĩa vật lý. Ngoài ra muốn SM đứng vững cần sự tồn tại của hạt Higgs để tạo ra khối lượng cho các hạt. Khoảng 20 nước đã cùng đóng góp nhiều tỷ Euro để xây dựng nên LHC. Liệu LHC có đem lại những kết quả chờ đợi hay không? Hãy xét những khả năng sau: A / LHC không tìm ra điều gì mới cả, B/ LHC chỉ phát hiện được hạt Higgs mà thôi, ngoài ra không phát hiện thêm điều gì khác nữa. C/ LHC không phát hiện được hạt Higgs nhưng phát hiện được các chiều dư của không thời gian. Một điều đáng ngạc nhiên là các nhà vật lý xem khả năng B lại là một khả năng mang tính tai biến, vì việc tìm ra hạt Higgs tuy là một thắng lợi lớn nhưng nếu ngoài hạt Higgs chúng ta không tìm ra những điều gì khác thì các nhà vật lý sẽ rơi vào một tình huống bế tắc, một điểm chết (point mort) không biết sẽ phát triển vật lý theo phương hướng nào tiếp theo. Cho nên nhiều nhà vật lý cho rằng thà có khả năng A còn hơn là có khả năng B. Nếu khả năng A được thực hiện thì các nhà vật lý sẽ xem vùng năng lượng của LHC là một vùng năng lượng sa mạc hoang vu (ý nói ở đây chưa có hiện tượng vật lý gì mới) và điều này đòi hỏi nhiều tìm tòi thú vị khác ở vùng năng lượng cao hơn. Khả năng C có thể mở đường cho việc giải quyết vấn đề khối lượng các hạt. Nếu hạt Higgs không tồn tại song tồn tại các chiều dư (extra dimensions) của không thời gian? Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Anh Stephen Hawking, tác giả cuốn best-seller Lược sử thời gian đã đánh cược 100 USD rằng hạt boson Higgs sẽ không được tìm ra. Theo ý tưởng chung thì hạt Higgs là một hạt cơ bản (vậy có spin), song hạt Higgs lại không có spin cho nên trước đây các nhà vật lý đã xây dựng lý thuyết đa sắc (technicolor) mô tả hạt Higgs như là một hạt phức hợp (composite) cấu tạo bởi những hạt techniquark (có spin bán nguyên), giống như cặp Cooper trong siêu dẫn cấu tạo bởi hai electron. Đây cũng là một hướng phát triển đã được chú ý. Song nếu hạt Higgs không tồn tại nhưng tồn tại những chiều dư của không thời gian thì vấn đề khối lượng các hạt có thể giải quyết được, Christophe Grojean (CEA, Saclay & CERN – xem hình 2) đã phát biểu như vậy. Ông đã cùng cộng sự xây dựng một lý thuyết mới có nhiều triển vọng để phát triển SM mà không cần đến sự tồn tại của hạt Higgs [1]&[2]. Lý thuyết của Grojean và nhiều người khác dựa trên các ý tưởng của Theodor Kaluza & Oskar Klein: thay vì thêm một hạt thì chúng ta thêm một chiều dư (extra dimension) của không thời gian. Như vậy Grojean đã đưa thêm một chiều dư thứ năm vào không thời gian thông thường . Trong công thức nổi tiếng của Einstein E = mc2, năng lượng, khối lượng và xung lượng đều là những đại lượng biến đổi qua lại được. Do đó không điều gì ngăn cản chúng ta đoán nhận xung lượng chuyển động của một hạt dọc theo một chiều dư thứ năm như là khối lượng biểu hiện trong không thời gian 4 chiều thông thường. Khối lượng này sẽ được xác định bởi độ dài của chiều dư và các điều kiện biên (BC-Boundary Conditions) tại các biên của chiều dư. Theo nguyên lý của cơ học lượng tử chiều dài và các BC sẽ gây nên một phổ khối lượng. Tương tự như một dây đàn rung động theo các harmonic ấn định bởi chiều dài của dây và các BC, kích thước của chiều dư thứ năm và các BC ấn định các trị số khả dĩ của phổ nói trên. Và lẽ dĩ nhiên các harmonic thấp sẽ tương ứng với các boson W & Z đã biết trong SM. Như thế trong lý thuyết mới sẽ xuất hiện nhiều hạt khác W’, W’’...,Z’, Z’’...( ứng với các harmonic cao hơn) với các đặc trưng tương tự, song khối lượng lớn hơn. Những hạt này là những trạng thái kích thích KK ( các trạng thái kích thích này còn được gọi là tháp KK - Kaluza-Klein tower). Christophe Grojean cho rằng chính nhờ việc tính đến các hạt mới có khối lượng lớn này mà chúng ta có thể giải quyết vấn đề phân kỳ trong lý thuyết điện yếu. Như vậy chúng ta vừa giữ lại được các ưu điểm của SM vừa tạo ra khối lượng cho các hạt mà không cần đến sự tồn tại của hạt Higgs! Trong phổ khối lượng ngoài các hạt W & Z sẽ xuất hiện thêm như trên đã nói nhiều hạt khác nặng hơn (cỡ 500 đến 1000 eV), những hạt này có khả năng làm triệt tiêu những đại lượng phân kỳ xuất hiện trong các phép tính toán của SM xét trong không thời gian 4 chiều thông thường. Mô hình của Grojean có mối tương đồng với mô hình Randall-Sundrum (RS xem chú thích[3]). Vấn đề ở đây là làm thế nào để thu đúng được khối lượng của các hạt W & Z . Năm 2003 các nhà vật lý lý thuyết đã xây dựng mô hình hình học hyperbolic 5 chiều (xem chú thích[4]) ứng với không gian AdS (anti de-Sitter, xem chú thích[5]). Và họ đã thành công hơn trong việc giải thích vấn đề khối lượng trong SM. Trong ngữ cảnh đó chúng ta đoán nhận khối lượng của các hạt W & Z là dấu ấn trong không gian 4 chiều để lại bởi xung lượng của chúng trong chiều dư thứ năm. Như vậy ta có không gian 5 chiều (1 chiều dư ) và không thời gian 4 chiều thông thường, đây chính là tình huống để áp dụng ánh xạ holographic Ad /CFT (xem chú thích[6]). Hình học mới này tạo nên tất cả các ưu điểm của hạt Higgs mà không gây nên sự bất tiện, khó khăn nào và chưa cầu cứu đến hạt của Chúa, hạt của Chúa đã tan biến trong chiều dư thứ năm. Andreas Birkedal & Konstantin Matchev (Đại học Florida) và Maxim Perelstein ( Đại học Cornell) đã chỉ ra phương pháp thực nghiệm trên LHC để phân biệt hai phương án: giả thuyết về hạt Higgs và lý thuyết mới về hình học hyperbolic. Christophe Grojean cho rằng nếu lý thuyết mới là đúng thì hạt Higgs không xuất hiện mà bên cạnh các hạt tương tự như các hạt W & Z sẽ quan sát được nhiều hạt khác với khối lượng lớn hơn, W’, W’’,Z’, Z’’... Máy LHC có thể giúp chúng ta phân biệt hai tình huống sau đây[7]: Tình huống I Hình 3. Hạt Higgs xuất hiện trong va chạm của 2 electron Hạt Higgs tồn tại (xem hình 3): lúc này khi hai electron va chạm nhau, chúng sẽ trao đổi hạt photon (tương tác điện từ), các boson W và Z (tương tác yếu) và hạt Higgs xuất hiện. Tình huống II Hình 4. Hạt Higgs không tồn tại thay vì vào đó xuất hiện những boson Z’ , Z” ...(ngoài boson Z ) và các boson W’, W”...(ngoài boson W). Hạt Higgs không tồn tại (xem hình 4 và so sánh với hình 3): khi 2 electron va chạm nhau chúng chỉ trao đổi photon (tương tác điện từ) và các hạt boson Z, Z’, Z’’ ... & các boson W, W’, W’’(tương tác yếu) Bruno Mansoulie nhấn mạnh rằng lý thuyết mới như vậy khẳng định sự tồn tại của một chiều dư ngoài 4 chiều không thời gian thông thường. Và nếu lý thuyết về hình học hyperbolic là đúng thì đây sẽ là một trớ trêu của số phận: máy gia tốc khổng lồ LHC xây dựng với mục đích tìm ra hạt Higgs lại là máy gia tốc xây dựng nên để phủ nhận vĩnh viễn sự tồn tại của hạt Higgs. Kết luận Hiện nay các nhà vật lý đứng trước một tình huống nhiều ngả đường trong quá trình phát triển vật lý. Những vấn đề khó khăn trước mắt là tìm ra hạt Higgs, các hạt siêu đối xứng, vật chất tối , các chiều dư (extra-dimensions) của không thời gian... Mặt khác các nhà vật lý cũng đang được trang bị một thiết bị lý tưởng là máy gia tốc khổng lồ LHC. Kinh phí rất lớn để xây dựng LHC cũng gây một áp lực lên tâm trạng của các nhà vật lý. Song kinh phí khổng lồ chưa phải là yếu tố quan trọng nhất mà những kết quả khó chờ đợi từ các dữ liệu do LHC cung cấp mới thật sự gây nên tâm trạng lo lắng, hồi hộp của các nhà vật lý: họ đã đi đúng đường? hay họ sẽ bị rơi vào bế tắc vào điểm chết?... Mọi điều đang chờ đợi các nhà vật lý ở phía trước. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2012 Giáo sư nổi tiếng châu Âu giảng về “hạt của Chúa” tại Hà Nội Cập nhật lúc 13h06' ngày 19/07/2012 Chiều 18/7, GS. Pierre Darriulat, nhà khoa học từng công tác tại Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN), đã có buổi giảng bài về vai trò của hạt Higgs boson, tức “hạt của Chúa” tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán. Bài giảng có nhan đề "Vũ trụ trong chiếc nón", đề cập tới mối quan hệ giữa ba vấn đề lớn trong vật lý, và vai trò của việc khám phá ra hạt Higgs boson đã mở ra một chương mới trong ngành vật lý. GS. Pierre Darriulat thuyết trình tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Ảnh: Thu Loan) GS. Ngô Bảo Châu, Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, cho biết đây là bài giảng đầu tiên trong chuỗi bài giảng Khoa học thưởng thức do Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức, dành cho đối tượng bao gồm những người có kiên thức chung về khoa học, nhưng không nhất thiết có hiểu biết chuyên môn sâu trong lĩnh vực của bài giảng. Diễn giả là những nhà khoa học hàng đầu, có liên quan trực tiếp tới những vấn đề nóng hổi và những tiến bộ gần đây nhất trong lĩnh vực được đề cập tới. GS. Darriulat khẳng định hạt boson Higgs vừa được công bố hồi đầu tháng cho phép giải thích cơ chế sinh ra khối lượng của các hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn. Sự tồn tại của hạt Higgs được đưa ra như một giả thuyết trong những năm 1960. Nó là đối tượng của một cuộc săn đuổi kéo dài gần 50 năm và là một trong những lý do chính cho việc xây dựng máy gia tốc đối chùm hadron khổng lồ (LHC) ở CERN. GS. Darriulat sống và làm việc ở Hà nội từ nhiều năm. Trước khi sang Việt Nam, ông làm việc ở CERN với cương vị Giám đốc nghiên cứu. Ông là phát ngôn viên của nhóm thực nghiệm UA2 mà kết quả nghiên cứu đã dẫn tới sự phát hiện ra hạt boson W và Z trong thập niên 1980. Theo Đất Việt Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2012 Giáo sư nổi tiếng châu Âu giảng về “hạt của Chúa” tại Hà Nội Cập nhật lúc 13h06' ngày 19/07/2012 Chiều 18/7, GS. Pierre Darriulat, nhà khoa học từng công tác tại Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN), đã có buổi giảng bài về vai trò của hạt Higgs boson, tức “hạt của Chúa” tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán. Bài giảng có nhan đề "Vũ trụ trong chiếc nón", đề cập tới mối quan hệ giữa ba vấn đề lớn trong vật lý, và vai trò của việc khám phá ra hạt Higgs boson đã mở ra một chương mới trong ngành vật lý. GS. Pierre Darriulat thuyết trình tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Ảnh: Thu Loan) GS. Ngô Bảo Châu, Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, cho biết đây là bài giảng đầu tiên trong chuỗi bài giảng Khoa học thưởng thức do Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức, dành cho đối tượng bao gồm những người có kiên thức chung về khoa học, nhưng không nhất thiết có hiểu biết chuyên môn sâu trong lĩnh vực của bài giảng. Diễn giả là những nhà khoa học hàng đầu, có liên quan trực tiếp tới những vấn đề nóng hổi và những tiến bộ gần đây nhất trong lĩnh vực được đề cập tới. GS. Darriulat khẳng định hạt boson Higgs vừa được công bố hồi đầu tháng cho phép giải thích cơ chế sinh ra khối lượng của các hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn. Sự tồn tại của hạt Higgs được đưa ra như một giả thuyết trong những năm 1960. Nó là đối tượng của một cuộc săn đuổi kéo dài gần 50 năm và là một trong những lý do chính cho việc xây dựng máy gia tốc đối chùm hadron khổng lồ (LHC) ở CERN. GS. Darriulat sống và làm việc ở Hà nội từ nhiều năm. Trước khi sang Việt Nam, ông làm việc ở CERN với cương vị Giám đốc nghiên cứu. Ông là phát ngôn viên của nhóm thực nghiệm UA2 mà kết quả nghiên cứu đã dẫn tới sự phát hiện ra hạt boson W và Z trong thập niên 1980. Theo Đất Việt Mặc dù chưa được hân hạnh tham gia nghe bài giảng của giáo sư Darriulat, nhưng tôi có thể xác định rằng bài giảng nói về mô hình vũ trụ và mối liên hệ với lý thuyết "mô hình chuẩn", trên cơ sở này thì việc tìm ra hạt Higgs sẽ có ý nghĩa như thế nào trong mối quan hệ hợp lý của nó với hệ thống lý thuyết trên. Trong đó ông miêu tả về kết quả thí nghiệm cuối cùng gần đây mà các nhà khoa học Âu Mỹ cho rằng đã tìm thấy một dạng tồn tại gần giống hạt Higgs. Nhưng còn cần nhiều yếu tố phải kiểm chứng mới xác định được đó có phải hạt Higgs hay không. Đại để nội dung bài giảng như vậy và không hề xác định rằng: Đợt thí nghiệm mùng 5. 7 vừa qua đã xác định được hạt Higgs.Cách thông tin của bài báo trên khiến người xem có thể hiểu nhầm là các nhà khoa học Âu Mỹ đã xác định chắc chắn được hạt Higgs. Nếu quả là hạt Higgs đã được xác định chắc chắn qua đợt thí nghiệm mùng 5. 7. 2012 thì các phương tiện truyền thống đã làm rùm beng trên khắp thế giới , chứ không nhã nhặn như vậy. Lý học Việt xác định rằng: Kết quả thí nghiệm ngày 5. 7. 2012 chỉ là một đám bầy nhầy lớn hơn lần trước - vào cuối năm 2011. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2012 Kính thưa quí vị. Tác giả bài viết này tỏ ra hiểu biết hơn nhiều các bài báo khác viết về hạt Higgs, chứng tỏ tác giả có chuyên môn sâu về ngành khoa học này. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, ông ta không biết gì về Lý học Việt. Bởi vì, nếu ông ta biết về Lý học Việt thì ví dụ về tắc đường ở trong bài viết sẽ không dẫn tới ý niệm về hạt Higgs , mà dẫn tới một gợi ý về khí bị bế - một trường hợp có thể ví dụ cho "Khí tụ thành hình " trong Lý học Việt. Và một điều quan trọng nữa để tôi tin rằng tác giả không nghiên cứu sâu về Lý học chính là ông đã tỏ ra chia sẻ với kết quả đạt được. ============================ Hạt Higgs: Vũ trụ trong hạt bụi? Thứ Tư, 18/07/2012, 10:57 (GMT+7) TTCT - Vũ trụ trong một hạt bụi, theo nghĩa những tính chất cơ bản nhất của vũ trụ có thể tìm thấy trong một hạt bụi nhỏ, là một ám ảnh không chỉ của phương Đông mà còn của nhiều người làm khoa học. Phải chăng hạt boson Higgs vừa được tìm thấy tuần qua là một hạt như vậy? Giáo sư Peter Higgs - Ảnh: reuters Ngược dòng lịch sử Từ xa xưa, con người đã có tham vọng tìm hiểu cấu trúc sâu xa nhất của vật chất. Mỗi trường phái đều đưa ra những giả thiết khác nhau tùy thuộc vào trải nghiệm và văn hóa của chính họ. Chẳng hạn trong thời Hi Lạp cổ đại, Thales (624-546 trước Công nguyên - TCN) cho rằng vạn vật được tạo thành từ nước, Anaximenes (585-528 TCN) lại cho rằng vạn vật được tạo thành từ không khí, Heraclitus (khoảng 535-475 TCN), người nổi tiếng với câu nói “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”, cho rằng vạn vật được tạo thành từ lửa vì lửa linh động và thay đổi không ngừng, còn Empedocles (490-430 TCN) lại cho rằng vạn vật được tạo thành bởi bốn nguyên tố là đất - nước - lửa - không khí, được liên kết với nhau bởi hai loại lực hút và lực đẩy. Ở phương Đông cũng có những giả thiết tương tự. Nổi bật nhất là hai trường phái âm - dương và ngũ hành. Phái âm - dương cho rằng vạn vật đều do hai yếu tố âm và dương tương tác mà thành. Còn phái ngũ hành thì cho rằng vạn vật là do năm yếu tố kim - mộc - thủy - hỏa - thổ tương hợp với nhau theo luật tương sinh - tương khắc mà tạo thành. Tuy nhiên, đáng lưu ý là Anaxagoras (500-428 TCN) khi cho rằng vạn vật được cấu thành từ vô vàn những vật rất nhỏ, và đặc biệt là quan điểm của Democritus (460-370 TCN) khi cho rằng vạn vật được tạo thành từ các nguyên tử - tức các phần tử nguyên, nhỏ bé đến mức không thể phân chia thành nhỏ hơn được nữa. Giả thiết về sự tồn tại của nguyên tử như là thành phần cấu tạo nên vật chất cuối cùng cũng được khoa học kiểm nghiệm sau hơn 20 thế kỷ. Chẳng hạn, năm 1808, Dalton đã tiến hành những thí nghiệm khẳng định sự tồn tại của nguyên tử. Nhưng phải sang thế kỷ 20, lý thuyết về vật lý nguyên tử mới có được những cơ sở chắc chắn, và cuối cùng phải đến những năm 1980 con người mới có thể trực tiếp nhìn được các nguyên tử thông qua kính hiển vi lực nguyên tử. Như vậy trong 2.500 năm qua, con người đã đi qua những nấc thang nhận thức khác nhau về cấu trúc của vật chất. Ban đầu chỉ dừng lại ở những giả thuyết về sự tồn tại của các nguyên tố cơ bản cấu thành vạn vật, sau đó đi xa hơn bằng việc kiểm chứng bằng thực nghiệm sự tồn tại của không chỉ các nguyên tố, mà còn ở đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của nó là các nguyên tử, và cuối cùng là ở mức hạ nguyên tử, tức các hạt cơ bản. Máy gia tốc hạt lớn LHC - Ảnh: cms.desy.de Thế giới của nhà Vật lý Nhờ sự phát triển của vật lý ở thế kỷ 20, con người biết được nguyên tử không phải là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo nên vật chất - như gợi ý từ tên gọi của nó. Trên thực tế, các nguyên tử lại được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé hơn nữa gọi là các hạt cơ bản. Các hạt này được chia làm hai nhóm lớn: nhóm hạt Fermion tạo ra vật chất, như các quarks trong hạt nhân nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử..., và nhóm các hạt boson tạo ra trường lực như các gluon (hạt truyền lực mạnh), W & Z boson (hạt truyền lực yếu), photon (hạt truyền lực điện từ) và graviton (hạt truyền lực hấp dẫn). Vì không ai có thể nói chính xác con đường mình khai phá sẽ ra sao, khi chỉ mới mở được cánh cửa để bước vào đó, nên những tiên đoán về hệ quả của khám phá này mang lại đối với khoa học là không thể. Tuy nhiên, người ta có quyền hi vọng vào những hé lộ mới mà khám phá này có thể mang lại trong việc hiểu sâu hơn về cấu trúc của vật chất, về cơ chế phá vỡ đối xứng của tự nhiên và đưa ra những gợi ý trong việc tìm kiếm những loại hạt khác. Từ đó có thể giúp hiểu rõ hơn về vật chất và vũ trụ, đặc biệt ở thời điểm mới hình thành.Mọi vật trong vũ trụ, cả dưới dạng chất và trường, đều được tạo thành từ các hạt cơ bản này. Kích thước của các hạt cơ bản vô cùng nhỏ bé, cỡ một phần triệu tỉ mét. Vì thế, muốn hiểu các hạt này thì phải có các lý thuyết để khảo sát ở kích thước này. Lý thuyết đó là cơ học lượng tử. Theo lý thuyết này thì các hạt nhỏ bé trên có các hành xử vô cùng khác lạ so với vật thể vĩ mô trong thế giới thông thường. Chẳng hạn, chúng vừa là sóng, tức có khả năng lan truyền, lại vừa là hạt, tức đứng yên tại chỗ. Thực tế chúng nhảy múa không ngừng. Không gian càng hẹp, chúng nhảy múa càng dữ dội. Lực ngự trị trong thế giới lượng tử là lực mạnh, lực yếu và lực điện từ, tùy thuộc vào đối tượng khảo sát. Ở đầu kia của biên giới, tức ở khoảng cách cực lớn, thường chỉ hiện hữu trong các nghiên cứu thiên văn, thì thế giới lại được mô tả bởi một lý thuyết khác. Đó là thuyết tương đối. Theo thuyết này thì không gian và thời gian gắn chặt với nhau và không thể tách rời, năng lượng và khối lượng có thể quy đổi cho nhau và vận tốc ánh sáng là vận tốc giới hạn của vũ trụ. Lực ngự trị trong thế giới thiên văn là lực hấp dẫn. Như vậy là có bốn loại lực ngự trị trong tự nhiên là lực mạnh, lực yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn. Hẳn nhiên là bất cứ nhà vật lý nào cũng mong muốn tìm được một lý thuyết có thể thống nhất được cả bốn loại lực trên. Điều này thật cám dỗ, nhưng không dễ. Thực tế việc thống nhất bốn loại lực trong tự nhiên được coi là thách thức lớn nhất của vật lý hiện đại. Tuy nhiên, họ đã thành công trong việc thống nhất ba lực yếu, lực mạnh và lực điện từ bằng một lý thuyết gọi là mô hình chuẩn - một trong những thành tựu đáng nể của vật lý thế kỷ 20. Mô hình chuẩn cho phép giải thích được nhiều điều trong thế giới lượng tử. Chẳng hạn, lý thuyết này đòi hỏi sự tồn tại của các hạt gluon, boson và photon. Thực nghiệm đã kiểm chứng điều này với độ chính xác rất cao. Trên thực tế, mô hình chuẩn đóng vai trò dẫn dắt trong các nghiên cứu về vật lý hạt. Trước khi tìm kiếm một hạt mới, người ta có thể tiên đoán chính xác tính chất của hạt đó ra sao. Nhưng có nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ mà mô hình chuẩn chưa có câu trả lời. Chẳng hạn, vì sao các hạt cơ bản lại có khối lượng? Rõ ràng, cách thông minh nhất để trả lời câu hỏi này là giả thiết rằng tồn tại một loại hạt mới, có trách nhiệm mang lại khối lượng cho các hạt cơ bản khác thông qua tương tác với chúng. Ý tưởng này được sáu nhà vật lý đưa ra vào năm 1964. Hạt này sau được gọi là hạt boson Higgs. Tuy nhiên, sự tồn tại của hạt boson Higgs này rất khó kiểm chứng. Một trong những lý do là mô hình chuẩn không tiên đoán được chính xác khối lượng của hạt này, nên thực nghiệm chỉ còn cách mò mẫm! Nếu tìm ra được hạt boson Higgs thì không chỉ giải thích được vì sao các hạt cơ bản khác lại có khối lượng, mà còn chứng minh được mô hình chuẩn là khả tín, vì hạt Higgs được coi là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh thế giới mà mô hình chuẩn vẽ ra. Sâu xa hơn, nó cũng giúp con người hiểu rõ hơn về cấu trúc của vật chất và do đó là sự hình thành của vũ trụ, đặc biệt là ở giai đoạn khởi đầu khi bốn loại lực trong tự nhiên còn thống nhất với nhau. Đó là lý do vì sao hàng chục nghìn nhà khoa học đã dành nhiều nỗ lực hàng chục năm ròng để vượt qua vô vàn khó khăn trong việc tìm kiếm hạt Higgs trong các máy gia tốc lớn. Boson Higgs: Hạt của chúa? “Hạt của Chúa” là tên gọi của boson Higgs trong truyền thông đại chúng. Tiếc thay tên gọi này không giúp gì cho việc hiểu bản chất của hạt boson Higgs, mà chỉ phủ thêm một màn huyền bí giật gân lên hạt Higgs vốn đã rất khó hiểu. Trên thực tế, hạt này ban đầu bị Leon M. Lederman, nhà vật lý hạt đoạt giải Nobel năm 1988, gọi là “hạt chết tiệt” (goddamn particle) trong một cuốn sách khoa học đại chúng nhưng biên tập viên tòa soạn e ngại từ goddamn vốn hay dùng để chửi thề nên sửa thành “God particle” - tức hạt của Chúa. Không ai biết được vì sao những hạt cơ bản lại có khối lượng. Nói cách khác, cơ chế sinh ra khối lượng còn là điều bí ẩn. Nhưng rõ ràng là chúng ta đều có khối lượng và nhiều người còn theo dõi chúng một cách sát sao. Nên rõ ràng hiểu được vì sao các hạt lại có khối lượng là một điều quan trọng. Đó chính là lý do vì sao việc truy tìm hạt Higgs và qua đó làm rõ bằng cách nào các hạt lại có khối lượng, để từ đó hình thành nên vật chất có cấu trúc lại thu hút sự quan tâm lớn như vậy của cộng đồng khoa học. Để hình dung xem bằng cách nào mà hạt boson Higgs mang lại khối lượng cho các hạt khác, bạn có sẵn lòng ra đường phố Hà Nội hoặc TP.HCM vào giờ tan tầm? Nếu đường thông thoáng ở mức lý tưởng, xe bạn sẽ chạy như bay. Bạn có thể tiếp tục nhấn ga và mơ đến vận tốc ánh sáng. Xe lướt nhẹ tênh như không trọng lượng. Nhưng vào giờ tan tầm, đường phố chật cứng, xe bạn nhích từng mét hoặc giậm chân tại chỗ hàng giờ, bạn phải nghiêng bên nọ, lách bên kia nên không còn ở trạng thái đối xứng hoàn hảo nữa. Bỗng nhiên cả bạn và xe bỗng trở nên chậm chạp nặng nề như bị một khối lượng hàng trăm tấn kéo lại, không thể di chuyển hay nhúc nhích được. Sự thật là sao? Có phải là bạn và xe bỗng nhiên nặng nề hơn vào giờ tan tầm nên di chuyển chậm hơn? Chắc hẳn là không. Nhưng nếu bạn hiểu khối lượng không phải là chỉ số trên bàn cân mà là độ chậm chạp khi di chuyển thì lại đúng là bạn đã bị tăng cân. Chính tắc đường đã làm cho bạn di chuyển chậm chạp, vì phải tương tác với các phương tiện giao thông khác. Điều này đồng nghĩa với việc xe bạn bỗng nhiên nặng nề hơn hàng chục lần, bằng chứng là bạn không di chuyển được! Đó chính là cách hạt boson Higgs mang lại khối lượng cho các hạt cơ bản khác. Nói cách khác, hạt Higgs tương tác với các hạt cơ bản khác làm chúng chuyển động chậm lại, không còn tự do bay với vận tốc ánh sáng được nữa. Và các hạt khác tìm thấy khối lượng của mình thông qua tương tác đó. Nếu không có hạt boson Higgs sẽ không có Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời, các ngôi sao..., vì khi đó tất cả các hạt cơ bản đều không có khối lượng, chuyển động với vận tốc ánh sáng, nên không có gì có thể giữ chúng lại với nhau để hình thành vật chất có cấu trúc được. Chúng ta, tất nhiên cũng sẽ không tồn tại. Đó có thể là lý do vì sao đại chúng lại chấp nhận gọi đây là “hạt của Chúa”, dù được khai sinh một cách ngẫu nhiên và không hề có ẩn ý tôn giáo. Kỷ nguyên khoa học mới Hạt boson Higgs có đến sáu cha đẻ khác nhau. Đó là Robert Brout, François Englert, Gerald Guralnik, Carl Richard Hagen, Peter Higgs và Thomas Kibble. Tiên đoán về sự tồn tại của hạt boson này được công bố độc lập trong ba bài báo khoa học năm 1964.Trong buổi báo cáo kết quả nghiên cứu ngày 4-7, giáo sư Joe Incandela của nhóm CMS là người trình bày trước. Khi bảng kết quả tổng hợp cho thấy độ tin cậy của kết quả thực nghiệm đạt mức 5 sigma, cả khán phòng đã vỗ tay hoan hô vang dội. Cần nói thêm, độ tin cậy 5 sigma tương ứng với sai số là ba phần mười triệu (độ tin cậy >99.9999%), là mức mà các nhà vật lý hạt cơ bản sử dụng để công nhận một phát hiện mới. Hiện giờ nhà khoa học còn thận trọng, chỉ xác nhận đó là một loại hạt mới, có nhiều đặc điểm của hạt boson Higgs, chứ chưa thể khẳng định đó là hạt boson Higgs theo tiên đoán của mô hình chuẩn. Trong thông cáo báo chí CERN viết: Hai nhóm ATLAS và CMS đã giới thiệu những kết quả thực nghiệm mới nhất trong việc tìm kiếm hạt Boson Higgs. Các thực nghiệm này cho thấy những chỉ dấu mạnh về sự tồn tại của một loại hạt mới, có thể là hạt boson Higgs, có khối lượng khoảng 126 GeV (giga electron volts). Nhưng giới chuyên môn đều cho rằng đây là một đại sự kiện trong khoa học đương đại và là khởi đầu của một kỷ nguyên khoa học mới. Chưa ai có thể nói chính xác mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào vì một lẽ đơn giản: đây là một sự khởi đầu chứ không phải là một kết cục. Nhưng có thể dự đoán những nghiên cứu trong máy gia tốc LHC thời gian tới sẽ tập trung vào làm rõ tính chất của hạt mới được khám phá, để khẳng định xem đó có phải là hạt boson Higgs theo dự đoán của mô hình chuẩn hay không. Việc tìm ra hạt Higgs sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho khoa học trong hành trình khám phá vật chất và vũ trụ, có thể cả nhiều lĩnh vực khác nữa. Chỉ có một khoa học Trong buổi họp báo sau báo cáo khoa học, khi một phóng viên trẻ người Nhật hỏi vị chủ tọa, giáo sư Rolf-Dieter Heuer, tổng giám đốc của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), rằng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện thời thì liệu những nghiên cứu cơ bản như thế này có lãng phí? Nên chăng cần tập trung cho nghiên cứu ứng dụng có thể giúp hàng triệu người? Đây là một câu hỏi khó, không phải vì ở bản thân câu hỏi mà ở việc giải thích cho những người ngoài giới hiểu được vai trò của khoa học cơ bản, do sự khác biệt về quan điểm và tầm nhìn. Giáo sư Heuer đã giải thích rất thông minh, đại ý: chỉ có một khoa học và do đó không nên chia ra thành khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Khoa học cơ bản là gốc rễ của sáng tạo, không nên tính chuyện chỉ tập trung cho khoa học cơ bản hay ứng dụng, mà cần phải tìm ra một cân bằng đúng. Tỉ như anh có một lượng ngũ cốc, anh phải chia ra thành hai phần, một phần để ăn, một phần để gieo trồng. Anh không thể ăn hết, vì như thế thì không còn gì cho mùa sau nữa. Anh cũng không thể mang đi trồng hết, vì như thế sẽ bị chết đói. Vì thế, điều quan trọng là cần phải tìm được một tỉ lệ đầu tư đúng giữa cơ bản và ứng dụng. Ba thế giới, ba bí mật Rõ ràng việc tìm kiếm hạt Higgs được khích lệ bởi niềm tin vào mô hình chuẩn. Nếu không có niềm tin này, không ai có thể dành ngần ấy thời gian và nguồn lực để tìm kiếm hạt Higgs trong suốt ngần ấy năm. Ba thế giới và ba bí ẩn của nhà toán học Penrose Nhưng vì đâu mà một lý thuyết, như mô hình chuẩn, lại có thể là nguồn khích lệ lớn đến như vậy trong việc khám phá khoa học? Và vì sao các lý thuyết khoa học, như mô hình chuẩn chẳng hạn, lại mô tả chính xác thực tại đến như vậy là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Rõ ràng, con người được hình thành từ vật chất. Nhưng bằng cách nào mà khối vật chất đó lại sinh ra đời sống tinh thần, và từ trong đời sống tinh thần đó lại sinh ra các định luật khoa học có khả năng mô tả ngược lại thế giới vật chất xung quanh? Theo Penrose, nhà toán học Anh, thì đó là những bí mật lớn mà con người cần giải đáp. Mà bước đầu tiên là xác thực rằng có một mối liên hệ giữa thế giới toán học, hay rộng hơn là thế giới các định luật khoa học, với thế giới thực tại. Cụ thể: lý thuyết khoa học có thể mô tả chính xác được thực tại, trong đó mô hình chuẩn là một điển hình. Chính vì thế, việc kiểm chứng tính đúng đắn của mô hình chuẩn không chỉ có ý nghĩa trong vật lý, mà còn có những hệ quả sâu xa hơn trong khoa học và triết học, đặc biệt là trong nhận thức về vật chất và thế giới, và cả nhận thức về chính bản thân nhận thức nữa. GIÁP VĂN DƯƠNG 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2012 Không ai biết được vì sao những hạt cơbản lại có khối lượng. Nói cách khác, cơ chế sinh ra khối lượng còn là điều bíẩn. Nhưng rõ ràng là chúng ta đều có khối lượng và nhiều người còn theo dõichúng một cách sát sao. Nên rõ ràng hiểu được vì sao các hạt lại có khối lượnglà một điều quan trọng. Đó chính là lý do vì sao việc truy tìm hạt Higgs và quađó làm rõ bằng cách nào các hạt lại có khối lượng, để từ đó hình thành nên vậtchất có cấu trúc lại thu hút sự quan tâm lớn như vậy của cộng đồng khoa học. Để hình dung xem bằng cách nào mà hạtboson Higgs mang lại khối lượng cho các hạt khác, bạn có sẵn lòng ra đường phốHà Nội hoặc TP.HCM vào giờ tan tầm? Nếu đường thông thoáng ở mức lý tưởng, xebạn sẽ chạy như bay. Bạn có thể tiếp tục nhấn ga và mơ đến vận tốc ánh sáng. Xelướt nhẹ tênh như không trọng lượng. Nhưng vào giờ tan tầm, đường phố chậtcứng, xe bạn nhích từng mét hoặc giậm chân tại chỗ hàng giờ, bạn phải nghiêngbên nọ, lách bên kia nên không còn ở trạng thái đối xứng hoàn hảo nữa. Bỗngnhiên cả bạn và xe bỗng trở nên chậm chạp nặng nề như bị một khối lượng hàngtrăm tấn kéo lại, không thể di chuyển hay nhúc nhích được. Sự thật là sao? Có phải là bạn và xebỗng nhiên nặng nề hơn vào giờ tan tầm nên di chuyển chậm hơn? Chắc hẳn làkhông. Nhưng nếu bạn hiểu khối lượng không phải là chỉ số trên bàn cân mà là độchậm chạp khi di chuyển thì lại đúng là bạn đã bị tăng cân. Chính tắc đường đãlàm cho bạn di chuyển chậm chạp, vì phải tương tác với các phương tiện giaothông khác. Điều này đồng nghĩa với việc xe bạn bỗng nhiên nặng nề hơn hàngchục lần, bằng chứng là bạn không di chuyển được! Đó chính là cách hạt boson Higgs manglại khối lượng cho các hạt cơ bản khác. Nói cách khác, hạt Higgs tương tác vớicác hạt cơ bản khác làm chúng chuyển động chậm lại, không còn tự do bay với vậntốc ánh sáng được nữa. Và các hạt khác tìm thấy khối lượng của mình thông quatương tác đó. Tôi thật ngạc nhiên về lối tư duy “ chất phác” này của các nhà khoa học nếu đúng là họ tư duy như thế về khối lượng!Theo thuyết ADNH, toàn bộ Vũ trụ này chỉ là một khối trường khí âm dương. Mọi hạt vật chất chỉ là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương trong không thời gian. Trường khí âm dương thì có Khí âm và Khí dương (Khí). Khí dương có thuộc tính “tịnh” nên cản trở chuyển động, và do đó nó tạo thành khối lượng của vật chất. Như vậy, khối lượng của vật chất là thuộc tínhcủa chính vật chất đó, thể hiện lượng Khí dương chứa trong hạt. Hoàn toàn chẳng phải nó tương tác với cái hạt gì đó thì mới tạo thành khối lượng. Khí âm có thuộc tính “động”, do đó nó là nguyên nhân vận động của mọi dạng vật chất. Vật chất vận động nhanh hay chậm do tương quan của Khí âm Khí dương trong hạt quyết định. Đồng thời, trường khí âm dương của hạt vật chất chịu tương tác của trường khí âm dương lân cận. Do đó, vận động của hạt vật chất trong không gian còn cịu sự tương tác của môi trường. Cứ cái kiểu tư duy “chất phác” một cách “đáng yêu” và “khoa học” như vậy, chắc sau này họ còn “sáng tạo” (“bịa”) và “phát hiện” ra các hạt khác tinh vi hơn như hạt“ đố kỵ”, “vị tha”, “vui vẻ”, “buồn bực”, … tác động lên con người và ra sức chế tạo các máy móc nhằm phát hiện chúng! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2012 Giáo sư nổi tiếng châu Âu giảng về “hạt của Chúa” tại Hà Nội Cập nhật lúc 13h06' ngày 19/07/2012 Chiều 18/7, GS. Pierre Darriulat, nhà khoa học từng công tác tại Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN), đã có buổi giảng bài về vai trò của hạt Higgs boson, tức “hạt của Chúa” tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán. Bài giảng có nhan đề "Vũ trụ trong chiếc nón", đề cập tới mối quan hệ giữa ba vấn đề lớn trong vật lý, và vai trò của việc khám phá ra hạt Higgs boson đã mở ra một chương mới trong ngành vật lý. Nếu tôi thuyết trình về mặt lý thuyết vì sao không thể có một dạng tồn tại duy nhất (Dù đặt tên là hạt của Chúa, hay trường Higgs...) tạo ra các vi hạt có khối lương thì tôi cũng dùng mô hình chóp nón để diễn đạt. Nhưng là mô hình chóp nón của lý thuyết Canto.Mô hình lý thuyết toán Canto có khả năng mô tả một cách dễ hiểu thuyết Âm Dương Ngũ hành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2012 Kính thưa quí vị. Có lẽ tôi cần giải thích rõ hơn là: Tuy có cùng một hình thức giống nhau. Nhưng cách giải thích khác nhau cho sự hình thành vũ trụ của mô hình chiếc nón của các nhà khoa học hiện đại và của Lý học Đông phương. Trên cơ sở mô hình chóp nón của lý thuyết Canto sẽ giải thích luôn cả vì sao không thể có sinh vật ngoài trái đất, không thể có "nước" - hiểu theo nghĩa nước như chúng ta hiện nay - trên mặt trăng; giải thích tất cả các vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Và bát quái với hệ biểu hiện của nó chỉ là siêu công thức toán học theo hệ nhị phân thể hiện hệ thống lý thuyết này (Tức là nó giải thích vì sao các ký hiệu bát quái có thể dùng để....bói toán "mê tín di đoan"). Thế giới này sẽ đỡ tốn tiến rất nhiều khi phải mày mò trong sự phát triển nền văn minh. Nó cũng xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Nhân danh Lý thuyết đó nó sẽ giải thích tất cả - từ việc vì sao chiếc lá thu Hanoi lại rơi sang phải, chứ không sang trái vào mùa thu 20 năm nữa ở Hồ Hoàn Kiếm, bên tượng Lý Thái Tổ; cho đến phương pháp giải quyết tính xung đột trong sự hội nhập những giá trị văn hóa trong quá khứ và cả tương lai sắp tới trong lịch sử nhân loại. Tất nhiên, nếu ai tò mò một tý thì nó giải thích luôn cả vì sao Thiên Sứ tôi xác định trước hai tháng Hanoi không thể có mưa vào 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi - Tất cả các sự kiện tổ chức của đại lễ chưa phải sử dung phương án II, cho dù cách đó 400 km - Nghệ An - mưa bão mịt mù. Vấn đề là Việt sử 5000 năm văn hiến phải được vinh danh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2012 Bạn biết gì về boson Higgs? Trọng Nhân Thuvienvatly.com Thứ hai, 07 Tháng 6 2010 20:11 Bạn muốn tăng thêm vài kilo? Đừng quá khe khắt với bản thân mình làm gì – một trường lực vô hình và một boson tên gọi là Higgs có thể là thủ phạm thật sự. Các nhà khoa học đã phát triển một mô phỏng xem phân hủy của hạt boson Higgs sẽ trông như thế nào. Newton nghĩ rằng ông đã có lực hấp dẫn trong tay khi một quả táo trí tuệ rơi trong đầu ông vào năm 1665. Nhưng 250 năm sau, một thanh niên trẻ tên là Einstein đã công nhiên rằng hấp dẫn không phải là một tính chất của Trái đất hay bất kì vật chất nào khác – hấp dẫn là cái bạn thấy khi vật chất làm biến dạng không-thời gian. Quan điểm của Einstein thổi lên những luồng gió mới. Và trong khi kiến thức hiện nay của thuyết tương đối rộng là không cần thiết cho một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn, nhưng nó thiết yếu cho các nhà vật lí mở mang đầu óc của họ xem vũ trụ thật sự hoạt động như thế nào. Tiến nhanh cho đến bây giờ, và nếu một nhân vật kém nổi tiếng hơn của những năm 1960 là đúng, thì sự nhận thức của chúng ta về khối lượng – mức độ nặng của các vật – là xem xét sự hấp dẫn. Khối lượng. Khối lượng là một trong những thứ mà cố hữu chúng ta ‘có’ – một số thứ thì nặng hơn những thứ khác, và khối lượng của các vật không thay đổi từ ngày này sang ngày tiếp theo. Chúng ta biết hoặc có thể tính ra khối lượng của mọi thứ trên hành tinh, từ một nguyên tử hydrogen (1,6x10 -27 kg) đến một chiếc phản lực (400.000 kg) cho đến bản thân hành tinh (5,6x10 24kg). Và chúng ta biết khối lượng của các vật thật ra là tổng khối lượng của tất cả các nguyên tử cấu tạo nên nó. Nhưng vào thập niên 1960, nhà vật lí người Anh Peter Higgs đi đến một ý tưởng tách khối lượng ra khỏi cái gì đó hoàn toàn hiển nhiên, thành một cái gì đó mơ màng như bản thân thập niên ’60 vậy. Ông nói khối lượng không phải là một tính chất của vật chất. Thay vào đó, một trường không nhìn thấy chứa đầy mọi góc cạnh của vũ trụ, và các vật có khối lượng bằng cách tương tác với trường đó. Trường (gọi là trường Higgs) tương tác với một hạt càng mạnh, thì hạt càng nặng. Các electron thật sự nhẹ, nên trường Higgs khó tương tác với chúng. Các quark cấu tạo nên proton và neutron thì nặng hơn electron nhiều, vì trường Higgs tác dụng lên chúng mạnh hơn nhiều, khiến chúng khó tách rời ra hoặc chuyển động chậm lại. Các photon, những gói năng lượng cấu tạo nên bức xạ điện từ, không có khối lượng. Nên chúng lao qua vũ trụ như thể trường Higgs không hề có mặt – các photon và trường Higgs hoàn toàn ‘phớt lờ’ nhau. Ý tưởng của Higgs nhận được sự hoan nghênh “xuất sắc!” từ phía đa số các nhà vật lí, và một số người khác thì la toáng lên “gì thế...?” Tại sao ông lại làm phức tạp thêm một khái niệm như khối lượng vốn đã hoạt động khá tốt? Vâng, người ta phải phản ứng như vậy thôi. Các nhà khoa học hi vọng Máy Va chạm Hadron Lớn sẽ phát hiện ra vết tích của hạt boson Higgs. (Maximilien Brice/CERN)Một lí thuyết của hầu như mọi thứ. Trong thế kỉ 20, các nhà vật lí lượng tử đã phát hiện và lí thuyết hóa những thứ ngày một kì lạ hơn về thế giới hạ nguyên tử. Vào thập niên 1960, các nhà vật lí đang dồn về với nhau mọi thứ họ biết về các hạt hạ nguyên tử và các tương tác của chúng thành một lí thuyết hoặc mô hình. Đó là một lời kêu gọi lớn, với sự thưởng phạt lớn – mọi thứ cấu tạo từ vật chất, cho nên việc tìm hiểu các hạt cấu tạo nên vật chất và các lực chi phối cái diễn ra ở cấp độ ấy là công việc ưu tiên hàng đầu. Vào đầu thập niên 1970, mô hình xuất hiện gần như làm được công việc đó. Mô hình Chuẩn của vật lí hạt cơ bản bao quát 12 hạt hạ nguyên tử (bao gồm electron cũng như các quark cấu tạo nên neutron và proton), các phản hạt của chúng, và ba trong số bốn lực chi phối mọi tương tác của chúng. Nó còn tiên đoán các hạt chưa biết vào lúc ấy, nhưng rồi đã được tìm thấy trong các thí nghiệm năng lượng cao. Khi mô hình trên tiến trình hoàn thiện, thì người ta gặp hai trở ngại lớn. Một trong những trở ngại này là nó không cho phép bất kì hạt nào có khối lượng. Mọi hạt trên thực tế chúng ta biết là có khối lượng – nó đã được đo và chứng minh – nên vật lí học cần một lời giải cho bài toán khối lượng, hay nó cần một mô hình mới. Đó là nơi ngài Higgs của chúng ta và trường lực mang tên ngài xuất hiện.Nếu trường Higgs thật sự là cơ sở của khối lượng, thì thật OK cho bản thân các hạt hạ nguyên tử không có khối lượng vì chúng cần đến nó chỉ bởi việc tương tác với trường, và Mô hình Chuẩn vẫn trụ vững. Nhưng nếu rốt cuộc không có trường Higgs, thì chúng ta chẳng có cách nào giải thích khối lượng và vật lí hạt sơ cấp sẽ ở lại với Mô hình rất Dưới chuẩn.Vậy làm thế nào bạn tìm ra một trường không nhìn thấy chiếm giữ mọi góc cạnh không gian trong vũ trụ? Bạn hãy săn tìm boson của nó. Săn tìm boson Higgs Trong vật lí lượng tử, các trường (như trường điện từ và trường hấp dẫn) được trung chuyển hoặc mang bởi các hạt gọi là boson. Một trường thật ra là một biển gồm các boson ảo thoắt ẩn thoắt hiện. Boson được biết tới nhiều nhất là photon, hạt trung chuyển trường điện từ. Và nếu trường Higgs lan tỏa mọi nơi thật sự tồn tại, thì nó sẽ được trung chuyển bởi boson Higgs. Tìm kiếm boson Higgs đòi hỏi một chút thủ thuật. Giống như đa số các hạt hạ nguyên tử, nó không bền, và chỉ tồn tại ở các năng lượng cao. Thật sự là những năng lượng cao. Loại năng lượng bạn có ngay sau Big Bang, hoặc khi bạn chó các hạt hạ nguyên tử lao vào nhau ở tốc độ gần như bằng ánh sáng. Đó chính là cái đang diễn ra trong Máy Va chạm Hadron Lớn của châu Âu. Nếu các proton siêu nhanh (một loại hadron) lao vào nhau với năng lượng đủ lớn, thì một boson Higgs có thể hình thành. Những nhân vật này được bảo quản cao đến mức cho dù một hạt thật sự xuất hiện thì nó sẽ không bền và sẽ biến mất trở lại ngay tức thì. Nhưng nó sẽ tạo ra một vết tích mách bảo của sự sinh và hủy sẽ để lại tín hiệu cho các nhà vật lí biết rằng boson Higgs chẳng phải chỉ là một tên gọi vui cho một nhân vật người Anh. Còn nếu sau hàng tỉ đô la đã chi ra mà chúng ta chẳng tóm được boson Higgs thì sao? Cộng đồng vật lí hạt sẽ chưa thất vọng đâu. Đó sẽ là gợi ý cho họ đi đến một mô hình hoạt động tốt như mô hình hiện nay của chúng ta, nhưng có chỗ cho khối lượng, năng lượng tối, vật chất tối và một cái nho nhỏ gọi là sự hấp dẫn Trọng Khương (theo abc.net.au) Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi. ------------------------ Kính thưa quí vị. Bài viết này có từ lâu trên thuvienvatly.com. Nhưng nội dung của nó miêu tả rõ hơn về hạt Higgs - giống như những gì mà anh bạn tôi mô tả qua PM gửi tôi. Tất nhiên người viết bài này cũng phải là một người có trình độ chuyên môn sâu và trên cao học về vật lý lý thuyết. Mặc dù những cách mô tả khác nhau trên các báo mạng chuyên đăng tin thời sự và trên các thông tin của các nhà chuyên môn sâu đăng trên mạng - như tác giả Giáp Văn Dương, hay của bạn tôi, hoặc như bài viết này thì tựu chung vẫn là: Có một dạng tồn tại duy nhất tạo nên khối lượng của các dạng vi hạt. Và đây chính là điều mà tôi phản bác nhân danh Lý học Việt - nhân danh một hệ thống Lý thuyết thống nhất vũ trụ của một nền văn minh cổ xưa, rằng: Không thể có một dạng tồn tại duy nhất tạo nên khối lượng của các dạng vi hạt. Bài viết trên cũng cho rằng khả năng có thể không có hạt Higgs. Còn nếu sau hàng tỉ đô la đã chi ra mà chúng ta chẳng tóm được boson Higgs thì sao? Cộng đồng vật lí hạt sẽ chưa thất vọng đâu. Đó sẽ là gợi ý cho họ đi đến một mô hình hoạt động tốt như mô hình hiện nay của chúng ta, nhưng có chỗ cho khối lượng, năng lượng tối, vật chất tối và một cái nho nhỏ gọi là sự hấp dẫn. Nhưng, bài viết này từ năm 2010. Tức là lúc người ta chưa mừng hụt như tháng 11 năm 2011 - khi mà các nhà khoa học ở CERN tưởng rằng đã tìm ra hạt Higgs và bị phản bác. Lúc ấy người ta biện minh rằng: Vì cỗ máy LHC mới chỉ hoạt động 1/2 công xuất - nhưng đủ lớn hơn tất các các cỗ máy tương tự trên thế giới. Hoặc như ngay bây giờ, người ta cũng cảm giác như là đã tìm ra hạt Higgs rồi và vấn đề chỉ còn là kiểm tra lại. Cỏ vẻ như mọi việc tìm hạt Higgs đang tốt đẹp. Nhưng tôi có thể xác định về góc độ tâm lý và truyền thông rằng: Nếu quả như thông tin về hạt Higgs như mấy ngày qua - Tức là đã xác định được hạt Higgs và chỉ còn chờ thẩm định những tính năng liên quan đã được tiên tri - thì tôi chắc chắn mọi việc đã bùng nổ thành một sự kiện lớn với những cuộc hội thảo khoa học hoành tráng ở những viện hàn lâm nổi tiếng thế giới. Chứ không thể là một cuộc hội thảo đơn giản ở Viện Toán học Việt Nam như thông tin trên mạng. Tôi vẫn giữ luận điểm của mình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 8, 2012 Higgs: Chương cũ sắp khép, chương mới ló dạng Trong nhiều tuần qua kể từ ngày 4/7/2012 Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu CERN thông báo kết quả tìm thấy một loại hạt mới có đặc tính giống hạt Higgs, từ giới khoa học trên thế giới đến cả những người ham hiểu biết ở trong nước đều quan tâm theo dõi nhiều khía cạnh liên quan đến hiện tượng Higgs. Để bổ sung thêm kiến thức sâu sắc, hệ thống và ý nghĩa vật lý của hiện tượng Higgs “trừu tượng” này, chúng tôi giới thiệu bài viết sau đây của Nhà Vật lý Lý thuyết Phạm Xuân Yêm, nguyên Giáo sư Đại học Paris VI… Sơ lược về Đối xứng Peter Higgs – tác giả hạt Boson Higgs Trong tiến trình khám phá các định luật khoa học, nhiều nhà nghiên cứu lấy nguồn cảm hứng trong cái đẹp cân đối hài hoà của thiên nhiên để quan sát, tìm tòi, suy luận, sáng tạo. Cái đẹp đó có thể chủ quan trong nghệ thuật, văn chương, hội họa, âm nhạc, nhưng trong khoa học nó khách quan, định lượng và mang tên gọi đối xứng, với dụng cụ toán học là nhóm đối xứng để phân tích, xếp đặt thứ tự các trạng thái của hệ thống, tiên đoán những hậu quả. Nguyên lý đối xứng đóng một vai trò quan trọng trong sự khám phá các định luật vận hành và cấu trúc của Thiên nhiên, đặc biệt của vật lý hạt cơ bản. Đối xứng được định nghĩa như sau: một định luật khoa học mang một tính đối xứng nếu nó biểu hiện không hề thay đổi khi ta tác động lên nó bởi một phép biến chuyển. Hình cầu là một minh hoạ rõ rệt nhất của một vật thể đối xứng: phép quay trong không gian ba chiều với bất kỳ một góc nào chung quanh tâm của hình cầu không làm nó thay đổi hình dạng. Nói cách khác, đường kính của hình cầu là một bất biến của phép quay chung quanh tâm của nó. Có một định lý phổ quát và phong phú, theo đó khi một tính đối xứng chi phối một hệ thống vật lý nào đó thì phải có một định luật bảo toàn kèm theo, và như vậy phải có một đại lượng bất biến tương ứng. Thí dụ định luật bảo toàn năng lượng là hệ quả tất yếu của tính đối xứng bởi sự chuyển đổi tịnh tiến của thời gian (một thí nghiệm thực hiện hôm nay, tháng trước hay tuần sau, trong cùng một điều kiện, cũng đều giống hệt nhau). Tính đối xứng bởi sự chuyển đổi tịnh tiến của không gian (thí nghiệm thực hiện trong cùng một điều kiện tại các địa điểm khác nhau đều như nhau) cho ta định luật bảo toàn xung lượng. Hai định luật bảo toàn này, theo thứ tự, diễn tả tính đồng nhất của thời gian (lúc nào cũng thế) và không gian (đâu cũng vậy). Ngoài ra còn có đối xứng bởi phép quay chung quanh một trục, nó đưa đến định luật bảo toàn xung lượng góc. Định luật này diễn tả tính đẳng hướng của không gian (bất kỳ chiều hướng nào cũng tương đương như nhau). Đồng nhất và Đẳng hướng là hai đối xứng cơ bản của không gian và thời gian. Mỗi định luật cơ bản vật lý thường tự thân nó tuân thủ một phép đối xứng nào đó mà nhà nghiên cứu cần tìm kiếm ra. Thí dụ định luật điện từ, gói ghém trong bốn phương trình Maxwell, tuân theo phép đối xứng chuẩn (local gauge symmetry), mà hậu quả là sự bảo toàn điện tích. Điện tích chẳng bao giờ mất đi hay sinh ra cả, nó bất biến bởi phép biến chuyển chuẩn (gauge transformation). Danh từ chuẩn hàm ý là không có một tiêu chuẩn, mẫu thước tuyệt đối nào trong cách tính toán đo lường giá trị nội tại của các đại lượng khoa học. Mét hay yard, lít hay gallon, đồng hay dollar đều tương đương cả, đó chỉ là ước lệ của con người. Bất biến bởi đối xứng chuẩn cũng như giá trị tự tại của một đại lượng, nó không phụ thuộc vào phương cách, đơn vị mà ta dùng để đo lường, tính toán. Đối xứng chuẩn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình khám phá của vật lý, khởi đầu trong điện từ và sau đó lan rộng sang nhiều ngành như khoa học vật liệu, vật lý chất đông đặc ngưng tụ, vật lý hạt, vũ trụ thiên văn kèm theo những ứng dụng kỳ diệu trong công nghệ liên đới đến những ngành này. Vậy đối xứng chuẩn là gì? Ai trong chúng ta khi làm quen với cơ học lượng tử đều biết rằng bình phương độ lớn của hàm số sóng của electron |Ψ(x)|2 cho ta xác suất trạng thái của nó. Ta thấy ngay phép biến chuyển chuẩn với bất kỳ một hàm thực α(x) nào đều không làm thay đổi |Ψ(x)|2. Trong các hàm Ψ(x) và α(x), đối số x chỉ định tứ-vectơ của không-thời gian bốn chiều. Cũng vậy phương trình Maxwell của photon - diễn tả bởi tứ-vectơ điện thế - không hề thay đổi bởi phép biến chuyển chuẩn , ta thêm vào hay bớt đi một đạo hàm của bất kỳ hàm α(x) nào cũng không làm thay đổi phương trình Maxwell. Chính vì vậy mà đối xứng chuẩn chi phối toàn diện tương tác điện từ giữa electron với photon. Cụ thể ta mường tượng đối xứng này như sau: điện thế của trái đất là một triệu volt và hai cực điện trong nhà là 1000000 volt và 1000220 volt, nhưng máy của chúng ta chạy với 220 volt không hề trục trặc mặc dầu hàng triệu volt điện thế của quả đất. Vì α(x) là bất kỳ hàm gì, nghĩa là có thể có muôn ngàn điện thế tùy tiện khác nhau ở mọi nơi trong hoàn vũ bao la, nhưng định luật chi phối sự vận hành của chúng phải được điều chỉnh ra sao để cho ta một trường điện từ duy nhất. Sự vận hành trong máy của chúng ta mang lên các thiên thể xa xăm không bị thay đổi bởi điện thế tuỳ tiện lớn hay nhỏ trên đó, điện tích của electron bao giờ cũng bất biến, ở đây hay ở đó, lực điện từ trong máy của chúng ta cũng là lực điện từ trên các thiên thể. Đó là ý nghĩa vật lý của đối xứng chuẩn, nó tác động lên cả bốn lực cơ bản: hấp dẫn, mạnh, điện-từ, yếu. Theo thuyết tương đối rộng (luật hấp dẫn), mọi người quan sát bất kể họ vận chuyển ra sao đều bình đẳng như nhau, người di chuyển với gia tốc cũng có thể nói họ đứng yên vì họ có thể thay thế lực mà họ bị áp đặt lên bằng lực hấp dẫn mà họ bị đặt vào. Sự tương đương giữa gia tốc và trọng lực có thể minh họa qua hình ảnh quen thuộc của phi hành gia lơ lửng đứng yên trong hỏa tiễn bay với gia tốc lớn. Nó phản ánh ý tưởng mà Einstein coi như mãn nguyện nhất trong đời ông: “một người rớt từ trên cao xuống không cảm thấy sức nặng của mình”. Theo nghĩa đó, lực hấp dẫn tuân thủ một đối xứng chuẩn, nó bảo đảm rằng mọi hệ quy chiếu đều tương đương với nhau. Đối xứng chuẩn khẳng định tính bất biến của định luật điện từ trong những phép chuyển dời của điện tích đi từ không-thời điểm này đến không-thời điểm kia. Cũng thế, đối với lực mạnh của hạt nhân nguyên tử thì hai hạt proton và neutron đều hoàn toàn bình đẳng như nhau, định luật tương tác mạnh không thay đổi bởi sự hoán chuyển proton ↔ neutron ở bất kỳ không-thời điểm nào. Và đây là điểm cốt lõi: Sự đối xứng bình đẳng của mọi hệ quy chiếu đòi hỏi phải có luật hấp dẫn, hơn nữa nó còn xác định được luật hấp dẫn là gì dưới dạng toán học qua phương trình Einstein của thuyết tương đối rộng. Cũng vậy, lực mạnh của hạt nhân nguyên tử không phụ thuộc vào sự hoán chuyển proton ↔ neutron. Tính đối xứng giữa proton ↔ neutron đòi hỏi tương tác mạnh phải được diễn tả dưới dạng của một phương trình cụ thể. C. N.Yang cùng đồng nghiệp trẻ R. Mills bàn luận về sự bất biến của lực mạnh dưới sự hoán chuyển proton ↔ neutron (nhóm đối xứng SU(2) của toán học) và tìm ra phương trình tương tác đáp ứng đối xứng chuẩn này. Công trình phong phú đó mang tên lý thuyết chuẩn Yang-Mills. Sắc động lực học lượng tử (Quantum Chromodynamics, QCD) là định luật đáp ứng phép đối xứng sắc tích (color charge) của quark, nghĩa là bất kỳ các dịch chuyển ra sao trong không-thời gian của sắc tích đều không làm thay đổi tương tác của quark. Một hậu quả độc đáo của lý thuyết chuẩn Yang-Mills nói chung (và của QCD nói riêng), là các boson chuẩn phải trực tiếp tác động giữa chúng với nhau, khác hẳn với photon (boson chuẩn của điện từ) không có tương tác trực tiếp này. Chính sự tác động trực tiếp với nhau giữa các gluon (boson chuẩn của QCD) là gốc nguồn của tính chất "tự do tiệm tiến" theo đó lực mạnh giảm đi khi quark xích lại gần nhau và do đó tăng lên khi chúng bị tách xa nhau. Càng đẩy chúng ra xa để tách rời chúng thì lực gắn kết chúng lại càng mạnh hơn lên để kéo giữ chúng lại, điều trái ngược với lực Coulomb của điện từ bị giảm đi theo bình phương khoảng cách của hai điện tích. Quark mãi mãi bị cầm tù, chúng không sao thoát khỏi ra ngoài hadron để lộ mặt, và tính chất "tự do tiệm tiến” vinh tặng D. J. Gross, H. D. Politzer và F. Wilczek. giải Nobel 2004. Đặc điểm cần nhấn mạnh của đối xứng chuẩn là nó đòi hỏi các boson chuẩn có spin 1 (gauge boson) - làm trung gian sứ giả cho những fermion (như quark và lepton) tương tác với nhau - phải không có khối lượng. Photon hay gluon là thí dụ của boson chuẩn không có khối lượng. (Còn nữa) Theo Tia Sáng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 8, 2012 Higgs: Chương cũ sắp khép, chương mới ló dạng Trong nhiều tuần qua kể từ ngày 4/7/2012 Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu CERN thông báo kết quả tìm thấy một loại hạt mới có đặc tính giống hạt Higgs, từ giới khoa học trên thế giới đến cả những người ham hiểu biết ở trong nước đều quan tâm theo dõi nhiều khía cạnh liên quan đến hiện tượng Higgs. Để bổ sung thêm kiến thức sâu sắc, hệ thống và ý nghĩa vật lý của hiện tượng Higgs “trừu tượng” này, chúng tôi giới thiệu bài viết sau đây của Nhà Vật lý Lý thuyết Phạm Xuân Yêm, nguyên Giáo sư Đại học Paris VI… Sơ lược về Đối xứng Peter Higgs – tác giả hạt Boson Higgs Trong tiến trình khám phá các định luật khoa học, nhiều nhà nghiên cứu lấy nguồn cảm hứng trong cái đẹp cân đối hài hoà của thiên nhiên để quan sát, tìm tòi, suy luận, sáng tạo. Cái đẹp đó có thể chủ quan trong nghệ thuật, văn chương, hội họa, âm nhạc, nhưng trong khoa học nó khách quan, định lượng và mang tên gọi đối xứng, với dụng cụ toán học là nhóm đối xứng để phân tích, xếp đặt thứ tự các trạng thái của hệ thống, tiên đoán những hậu quả. Nguyên lý đối xứng đóng một vai trò quan trọng trong sự khám phá các định luật vận hành và cấu trúc của Thiên nhiên, đặc biệt của vật lý hạt cơ bản. Đối xứng được định nghĩa như sau: một định luật khoa học mang một tính đối xứng nếu nó biểu hiện không hề thay đổi khi ta tác động lên nó bởi một phép biến chuyển. Hình cầu là một minh hoạ rõ rệt nhất của một vật thể đối xứng: phép quay trong không gian ba chiều với bất kỳ một góc nào chung quanh tâm của hình cầu không làm nó thay đổi hình dạng. Nói cách khác, đường kính của hình cầu là một bất biến của phép quay chung quanh tâm của nó. Có một định lý phổ quát và phong phú, theo đó khi một tính đối xứng chi phối một hệ thống vật lý nào đó thì phải có một định luật bảo toàn kèm theo, và như vậy phải có một đại lượng bất biến tương ứng. Thí dụ định luật bảo toàn năng lượng là hệ quả tất yếu của tính đối xứng bởi sự chuyển đổi tịnh tiến của thời gian (một thí nghiệm thực hiện hôm nay, tháng trước hay tuần sau, trong cùng một điều kiện, cũng đều giống hệt nhau). Tính đối xứng bởi sự chuyển đổi tịnh tiến của không gian (thí nghiệm thực hiện trong cùng một điều kiện tại các địa điểm khác nhau đều như nhau) cho ta định luật bảo toàn xung lượng. Hai định luật bảo toàn này, theo thứ tự, diễn tả tính đồng nhất của thời gian (lúc nào cũng thế) và không gian (đâu cũng vậy). Ngoài ra còn có đối xứng bởi phép quay chung quanh một trục, nó đưa đến định luật bảo toàn xung lượng góc. Định luật này diễn tả tính đẳng hướng của không gian (bất kỳ chiều hướng nào cũng tương đương như nhau). Đồng nhất và Đẳng hướng là hai đối xứng cơ bản của không gian và thời gian. Mỗi định luật cơ bản vật lý thường tự thân nó tuân thủ một phép đối xứng nào đó mà nhà nghiên cứu cần tìm kiếm ra. Thí dụ định luật điện từ, gói ghém trong bốn phương trình Maxwell, tuân theo phép đối xứng chuẩn (local gauge symmetry), mà hậu quả là sự bảo toàn điện tích. Điện tích chẳng bao giờ mất đi hay sinh ra cả, nó bất biến bởi phép biến chuyển chuẩn (gauge transformation). Danh từ chuẩn hàm ý là không có một tiêu chuẩn, mẫu thước tuyệt đối nào trong cách tính toán đo lường giá trị nội tại của các đại lượng khoa học. Mét hay yard, lít hay gallon, đồng hay dollar đều tương đương cả, đó chỉ là ước lệ của con người. Bất biến bởi đối xứng chuẩn cũng như giá trị tự tại của một đại lượng, nó không phụ thuộc vào phương cách, đơn vị mà ta dùng để đo lường, tính toán. Đối xứng chuẩn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình khám phá của vật lý, khởi đầu trong điện từ và sau đó lan rộng sang nhiều ngành như khoa học vật liệu, vật lý chất đông đặc ngưng tụ, vật lý hạt, vũ trụ thiên văn kèm theo những ứng dụng kỳ diệu trong công nghệ liên đới đến những ngành này. Vậy đối xứng chuẩn là gì? Ai trong chúng ta khi làm quen với cơ học lượng tử đều biết rằng bình phương độ lớn của hàm số sóng của electron |Ψ(x)|2 cho ta xác suất trạng thái của nó. Ta thấy ngay phép biến chuyển chuẩn với bất kỳ một hàm thực α(x) nào đều không làm thay đổi |Ψ(x)|2. Trong các hàm Ψ(x) và α(x), đối số x chỉ định tứ-vectơ của không-thời gian bốn chiều. Cũng vậy phương trình Maxwell của photon - diễn tả bởi tứ-vectơ điện thế - không hề thay đổi bởi phép biến chuyển chuẩn , ta thêm vào hay bớt đi một đạo hàm của bất kỳ hàm α(x) nào cũng không làm thay đổi phương trình Maxwell. Chính vì vậy mà đối xứng chuẩn chi phối toàn diện tương tác điện từ giữa electron với photon. Cụ thể ta mường tượng đối xứng này như sau: điện thế của trái đất là một triệu volt và hai cực điện trong nhà là 1000000 volt và 1000220 volt, nhưng máy của chúng ta chạy với 220 volt không hề trục trặc mặc dầu hàng triệu volt điện thế của quả đất. Vì α(x) là bất kỳ hàm gì, nghĩa là có thể có muôn ngàn điện thế tùy tiện khác nhau ở mọi nơi trong hoàn vũ bao la, nhưng định luật chi phối sự vận hành của chúng phải được điều chỉnh ra sao để cho ta một trường điện từ duy nhất. Sự vận hành trong máy của chúng ta mang lên các thiên thể xa xăm không bị thay đổi bởi điện thế tuỳ tiện lớn hay nhỏ trên đó, điện tích của electron bao giờ cũng bất biến, ở đây hay ở đó, lực điện từ trong máy của chúng ta cũng là lực điện từ trên các thiên thể. Đó là ý nghĩa vật lý của đối xứng chuẩn, nó tác động lên cả bốn lực cơ bản: hấp dẫn, mạnh, điện-từ, yếu. Theo thuyết tương đối rộng (luật hấp dẫn), mọi người quan sát bất kể họ vận chuyển ra sao đều bình đẳng như nhau, người di chuyển với gia tốc cũng có thể nói họ đứng yên vì họ có thể thay thế lực mà họ bị áp đặt lên bằng lực hấp dẫn mà họ bị đặt vào. Sự tương đương giữa gia tốc và trọng lực có thể minh họa qua hình ảnh quen thuộc của phi hành gia lơ lửng đứng yên trong hỏa tiễn bay với gia tốc lớn. Nó phản ánh ý tưởng mà Einstein coi như mãn nguyện nhất trong đời ông: “một người rớt từ trên cao xuống không cảm thấy sức nặng của mình”. Theo nghĩa đó, lực hấp dẫn tuân thủ một đối xứng chuẩn, nó bảo đảm rằng mọi hệ quy chiếu đều tương đương với nhau. Đối xứng chuẩn khẳng định tính bất biến của định luật điện từ trong những phép chuyển dời của điện tích đi từ không-thời điểm này đến không-thời điểm kia. Cũng thế, đối với lực mạnh của hạt nhân nguyên tử thì hai hạt proton và neutron đều hoàn toàn bình đẳng như nhau, định luật tương tác mạnh không thay đổi bởi sự hoán chuyển proton ↔ neutron ở bất kỳ không-thời điểm nào. Và đây là điểm cốt lõi: Sự đối xứng bình đẳng của mọi hệ quy chiếu đòi hỏi phải có luật hấp dẫn, hơn nữa nó còn xác định được luật hấp dẫn là gì dưới dạng toán học qua phương trình Einstein của thuyết tương đối rộng. Cũng vậy, lực mạnh của hạt nhân nguyên tử không phụ thuộc vào sự hoán chuyển proton ↔ neutron. Tính đối xứng giữa proton ↔ neutron đòi hỏi tương tác mạnh phải được diễn tả dưới dạng của một phương trình cụ thể. C. N.Yang cùng đồng nghiệp trẻ R. Mills bàn luận về sự bất biến của lực mạnh dưới sự hoán chuyển proton ↔ neutron (nhóm đối xứng SU(2) của toán học) và tìm ra phương trình tương tác đáp ứng đối xứng chuẩn này. Công trình phong phú đó mang tên lý thuyết chuẩn Yang-Mills. Sắc động lực học lượng tử (Quantum Chromodynamics, QCD) là định luật đáp ứng phép đối xứng sắc tích (color charge) của quark, nghĩa là bất kỳ các dịch chuyển ra sao trong không-thời gian của sắc tích đều không làm thay đổi tương tác của quark. Một hậu quả độc đáo của lý thuyết chuẩn Yang-Mills nói chung (và của QCD nói riêng), là các boson chuẩn phải trực tiếp tác động giữa chúng với nhau, khác hẳn với photon (boson chuẩn của điện từ) không có tương tác trực tiếp này. Chính sự tác động trực tiếp với nhau giữa các gluon (boson chuẩn của QCD) là gốc nguồn của tính chất "tự do tiệm tiến" theo đó lực mạnh giảm đi khi quark xích lại gần nhau và do đó tăng lên khi chúng bị tách xa nhau. Càng đẩy chúng ra xa để tách rời chúng thì lực gắn kết chúng lại càng mạnh hơn lên để kéo giữ chúng lại, điều trái ngược với lực Coulomb của điện từ bị giảm đi theo bình phương khoảng cách của hai điện tích. Quark mãi mãi bị cầm tù, chúng không sao thoát khỏi ra ngoài hadron để lộ mặt, và tính chất "tự do tiệm tiến” vinh tặng D. J. Gross, H. D. Politzer và F. Wilczek. giải Nobel 2004. Đặc điểm cần nhấn mạnh của đối xứng chuẩn là nó đòi hỏi các boson chuẩn có spin 1 (gauge boson) - làm trung gian sứ giả cho những fermion (như quark và lepton) tương tác với nhau - phải không có khối lượng. Photon hay gluon là thí dụ của boson chuẩn không có khối lượng. (Còn nữa) Theo Tia Sáng Nếu thuyết đối xứng trong khoa học được coi là chuẩn, thì chúng ta thấy sự đối xứng ấy thể hiện một cách tuyệt vời nhất trong mô hình của hệ biểu hiện thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Đó là mô hình Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2012 CERN sắp lắp đặt máy gia tốc tuyến tính nén CLIC Cập nhật lúc 09h17' ngày 13/09/2012 Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) dự kiến xây dựng và lắp đặt một máy gia tốc tuyến tính nén mang tên CLIC trong một đường hầm dài 80km trên lãnh thổ của Thụy Sĩ và Pháp (thuộc bang Geneva Thụy Sĩ và tỉnh Ain, Pháp) nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn cuối cùng của vũ trụ. Đường hầm sẽ đặt máy gia tốc tuyến tính nén CLIC. Các nhà vật lý của CERN không muốn nghỉ ngơi trên những vinh quang mà họ đạt được vừa qua. Chỉ hai tháng sau khi khám phá ra hạt Higgs, các nhà khoa học của CERN đã lại bắt tay vào xây dựng những dự án lớn mới. Một trong những dự án đó là xây dựng máy gia tốc tuyến tuyến tính nén - CLIC được đặt trong một đường hầm dài 80km nằm trên đất Thụy Sĩ và Pháp. CLIC được kỳ vọng khai thác những khám phá của máy gia tốc lớn (LHC). LHC trước đó được đặt trong một đường hầm dài 27km trên đất Thụy Sĩ và Pháp, trong tương lai sẽ được thay thế bằng máy CLIC có hiệu năng cao hơn. Theo CERN, sau năm 2030, LHC sẽ không còn gì để khám phá nữa. CLIC cho phép các nhà khoa học trả lời một trong những vấn đề mở liên quan tới vũ trụ đó là hiểu được sự vận hành của lực hấp dẫn ở mức lượng tử. Nhà vật lý của CERN, Hans Peter Beck khẳng định, nhờ vào CLIC, người ta có thể tìm thấy một học thuyết cơ bản giải thích toàn bộ về vũ trụ. Trong tuần này, các nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ họp tại Cracovie, Ba Lan, để quyết định cách thức tiếp tục các nghiên cứu của họ về vấn đề nêu trên. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng một đường hầm dài 80km nêu trên được cho là sự lựa chọn hứa hẹn nhất. Theo Vietnam+ ======================== Cứ theo như cách diễn đạt của bài báo này - Các nhà vật lý của CERN không muốn nghỉ ngơi trên những vinh quang mà họ đạt được vừa qua. Chỉ hai tháng sau khi khám phá ra hạt Higgs, các nhà khoa học của CERN đã lại bắt tay vào xây dựng những dự án lớn mới. - thì các nhà khoa học đã khẳng định họ đã tìm ra hạt Higg và xác định đó chính là trường tạo ra các loại hạt có khối lượng trong vũ trụ này. Cá nhân tôi thì nghĩ rằng: Khi cho hai vật thể đập vào nhau, bất cứ vật thể gì - kể cả hạt proton, cho đến hai cái ly thủy tinh - tất nhiên nó sẽ tạo ra một dạng tồn tại mới. Tôi đã xác định trước rằng: Lần va đập cuối cùng này trong máy gia tốc hạt, sẽ tạo ra một đám mây bầy nhầy lớn hơn lần trước. Nhưng đó không phải là điều kiện tạo ra nguyên nhân có khối lượng của tất cả các loại hạt.Theo thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt thì một cái duy nhất tạo ra tất cả vũ trụ chỉ là Thái cực - Đó chính là tập hợp bao trùm tất cả mọi tập hợp của nghịch lý Canto - Vậy thì không thể có một trường duy nhất - gọi là hạt Higg - tạo ra các loại hạt có khối lượng khác nhau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2012 CÂU CHUYỆN ‘HẠT CỦA CHÚA’ ĐÃ KẾT THÚC ? 14/08/2012 | 2 phản hồi Abstract: The search for the ‘God particle’ is over, but the story of God particle is not! The question about Higgs boson’s existence is now answered, but new questions arise. Inspired by these questions, Physics will live forever, and the wish of discovering lives forever, too. Với sự hiện diện của hạt Higgs, bài toán thống nhất 4 lực vừa loé lên niềm hy vọng sẽ có cơ may nắm lấy “Chiếc Chén Thánh” (The Holy Grail) của vật lý. Nhưng “Chiếc Chén Thánh” ấy lập tức lại bị đẩy ra xa… Tại sao vậy? Theo Mô hình Chuẩn của vật lý hạt cơ bản, hạt Higgs là một boson truyền khối lượng. Sự tồn tại của nó đã được Peter Higgs dự đoán trên lý thuyết từ những năm 1960. Vai trò của nó quan trọng đến nỗi Leon Lederman, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1988, đã gọi đó là “Hạt của Chúa” (God particle). Trong cuốn “The God particle” xuất bản năm 1993, Lederman thuyết phục chính phủ Mỹ cấp cho các nhà khoa học 10 tỷ USD để chế tạo một chiếc máy gia tốc đủ mạnh hòng tìm kiếm Hạt của Chúa. Ông nói quả quyết: “Hãy giao cho chúng tôi 10 tỷ dollars và các nhà vật lý sẽ giao nộp Chúa cho các ông!”[1]. Quả nhiên 19 năm sau, ngày 04.07.2012, các nhà khoa học tại CERN đã “giao nộp Chúa” cho toàn nhân loại. Tờ Daily Mail của Anh loan tin: “Cuộc săn lùng ‘Hạt của Chúa’ đã kết thúc” (The search for the ‘God particle’ is over)! Đó là một sự kiện vĩ đại có khả năng làm thay đổi thế giới, được ví như sự kiện Christophe Colomb khám phá ra Châu Mỹ năm 1492, hoặc Neil Amstrong đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969, hay thậm chí còn hơn thế nữa. Suốt tháng 7 vừa qua, câu chuyện về hạt Higgs được thảo luận sôi nổi trên khắp địa cầu, từ những trao đổi cá nhân cho tới các diễn đàn quốc gia, quốc tế. Hiếm khi một sự kiện khoa học gây chấn động dư luận đến như thế. Những người không chuyên hỏi nhau “Higgs là cái gì vậy?”, còn những người yêu vật lý trên toàn thế giới thì thở phào: rốt cuộc thì loại hạt được coi là “the most elusive” – hay lảng tránh và khó nắm bắt nhất – sau mấy chục năm cũng đã lộ diện! Mặc dù CERN thận trọng tuyên bố rằng họ chỉ mới tìm thấy một loại hạt giống như hạt Higgs, nhưng hầu hết mọi người nghĩ rằng đó chính là hạt Higgs. Higgs boson đã có mặt như một đại diện cuối cùng, bổ khuyết vào chỗ trống chưa được kiểm chứng trong Mô hình Chuẩn suốt mấy chục năm qua. Thiếu nó thì Mô hình Chuẩn giống như một ngôi nhà có cấu trúc không an toàn, có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào. Có nó thì Mô hình Chuẩn trở thành một kỳ đài khoa học nguy nga, tráng lệ, vững chắc.Vậy phải chăng câu chuyện về “Hạt của Chúa” đã kết thúc? KHÔNG! Cuộc săn lùng Hạt của Chúa về căn bản đã kết thúc, nhưng câu chuyện về Hạt của Chúa không kết thúc! Nó mở ra những chương mới với những câu hỏi mới vô cùng hấp dẫn, báo hiệu một giai đoạn mới của các khám phá vĩ đại đã lấp ló ở phía chân trời.1. Viễn cảnh vật lý sau ngày 04.07.2012: Ngày 04 Tháng 07 năm 2012 sẽ đi vào lịch sử khoa học như một trong những ngày trọng đại nhất, khi CERN thông báo đã khám phá ra loại hạt mới giống như hạt Higgs. Khai mạc buổi lễ, Tổng giám đốc CERN, ngài Rolf-Dieter Heuer, long trọng tuyên bố: “Chúng ta đã đạt tới một cột mốc vô cùng quan trọng trong sự hiểu biết tự nhiên. Việc khám phá ra một loại hạt phù hợp với Higgs boson mở ra một con đường đi tới những nghiên cứu chi tiết hơn, đòi hỏi những thống kê lớn hơn cho phép xác định những tính chất của loại hạt mới này, và có khả năng rọi ánh sáng vào những bí mật của vũ trụ”[2]. Paul Dauncey, giáo sư vật lý hạt cơ bản tại Đại học Imperial ở London nói: “Đây là một đột phá trọng đại đối với sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Nếu loại hạt mới này đúng là hạt Higgs như chúng ta nghĩ, thì đó là một loại hạt hoàn toàn mới chưa từng thấy. Chúng ta có thể coi đây là phần cuối cùng của một thách đố, hoàn tất cái được xem như là Lý thuyết Tiêu chuẩn. Nhưng không ai nghĩ đó là điểm kết thúc của câu chuyện, mà có thể là điểm khởi đầu cho một chương mới của vật lý – bước đầu tiên đi tới một cái nhìn căn bản hơn đối với vấn đề làm thế nào mà hình thành nên vạn vật. Đó là lý do vì sao các nhà vật lý bị kích thích; chúng ta chỉ không biết rõ điều này sẽ dẫn đến đâu mà thôi”[3]. Giáo sư Jerome Gauntlett, chủ nhiệm khoa vật lý lý thuyết cũng thuộc Đại học Imperial, nhận định: “Sự kiện khám phá ra Higgs boson thực sự là một khoảnh khắc vĩ đại của khoa học. Ý tưởng của nó bắt nguồn từ những năm 1960 với những công trình đóng góp của Peter Higgs tại Đại học Edinburgh và bởi Tom Kibble và nhà vật lý đoạt Giải Nobel Abdus Salam tại Đại học Imperial. Hơn 50 năm sau tư tưởng thâm sâu của họ đã được xác nhận một cách đầy ấn tượng và đây là thời điểm huy hoàng của nền khoa học Anh. Giống như mọi khám phá vĩ đại khác, những nghiên cứu chi tiết hơn về hạt Higgs có khả năng có một tác động vô cùng lớn đối với những câu hỏi mang tính nền tảng của khoa học trong tương lai. Tôi cho rằng nó sẽ làm sáng tỏ bản chất bí ẩn của vật chất tối đang xâm chiếm vũ trụ, cho biết liệu có tồn tại những chiều bổ sung đối với không gian 3 chiều mà chúng ta vẫn quan sát hay không, và cuối cùng là làm thế nào để thống nhất Mô hình Chuẩn của vật lý hạt cơ bản với Lý thuyết Hấp dẫn của Einstein”[4]. Nhưng muốn hiểu rõ những ý kiến nói trên, phải có một cái nhìn hệ thống và toàn cảnh đối với Higgs boson. Nhà vật lý lý thuyết Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc nghiên cứu tại CNRS[5], Giáo sư Đại học Marie Curie ở Pháp, đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh và hệ thống về Higgs boson trong bài báo mới nhất của ông: “Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ?”[6].2. Lực cơ bản thứ năm, một câu hỏi thách thức: Tiêu đề của bài báo đã lập tức gợi lên một suy ngẫm triết học mà Immanuel Kant từng nhắn nhủ: “Mỗi câu trả lời lại làm dấy lên những câu hỏi mới”. Vâng, sự tồn tại của hạt Higgs đã được trả lời, và lập tức hàng loạt câu hỏi mới đã xuất hiện. Đó là quy trình bất diệt của nhận thức làm cho cuộc sống của chúng ta mãi mãi lý thú và hấp dẫn bởi sự thách thức và lôi cuốn của cái mới lạ. Albert Einstein từng nói: “Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể chiêm nghiệm là sự bí ẩn. Đó là ngọn nguồn của mọi nghệ thuật và khoa học”[7]. Hạt Higgs đã lộ diện, vì thế cái đẹp bây giờ nằm ở những câu hỏi nẩy sinh chính từ sự lộ diện đó: “Tuy trường Higgs truyền khối lượng cho vạn vật, nhưng cái gì mang lại cho chính hạt Higgs cái khối lượng 126 Gev/c2 mà chiếc máy siêu gia tốc LHC vừa khám phá ra?”, GS Yêm chất vấn, rồi ông lưu ý: “Đừng quên là khoảng 96% năng-khối lượng trong toàn vũ (mệnh danh là năng lượng tối và vật chất tối) hãy còn ở ngoài sự hiểu biết hiện nay của con người”. Bài viết của GS Phạm Xuân Yêm là một bài báo “khổng lồ” với khoảng 7500 chữ và rất nhiều chi tiết học thuật làm cho người không chuyên rất khó nắm bắt, nhưng tư tưởng xuyên suốt của bài báo lại biểu lộ một cách rõ ràng và lý thú ở ngay cái tiêu đề: Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ? Đó là một câu hỏi rất lớn, bởi nó đụng tới nền tảng của vật lý, và là một câu hỏi thách thức, bởi nếu không trả lời được câu hỏi đó thì vật lý không bao giờ có thể thoả mãn được khát vọng “biết được ý Chúa” của Albert Einstein nói riêng và của các nhà vật lý nói chung. Nhưng để cảm nhận được tầm mức sâu sắc của câu hỏi lớn nói trên, không thể không nhắc lại rằng trước sự kiện khám phá ra hạt Higgs, khoa học đã biết 4 lực cơ bản: hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu, hạt nhân mạnh. Lý thuyết thống nhất vật lý hiện đại, dưới tên gọi “TOE – Theory of Everything” (Lý thuyết về mọi thứ) hoặc “The Final Theory” (Lý thuyết cuối cùng) trong hàng thập kỷ qua đã và đang dồn mọi nỗ lực vào việc thống nhất 4 lực cơ bản. Năm 1969, ba nhà khoa học là Steven Weinberg, Sheldon Glashow và Abdus Salam chia nhau Giải Nobel vì đã chứng minh được bản chất thống nhất của lực điện từ với lực hạt nhân yếu. Thành công vang dội đó làm cháy bùng lên niềm hy vọng rằng rốt cuộc rồi vật lý sẽ chứng minh được bản chất thống nhất của 4 lực – “tất cả là một, một là tất cả”. Đó chính là lý do ra đời tên gọi “Lý thuyết về mọi thứ”, hoặc “Lý thuyết cuối cùng”, mà về mặt triết học, có thể thấy ngay rằng những tên gọi này không ổn. Cả trực giác lẫn logic đều cho thấy không thể có một túi khôn nào cho phép giải thích mọi thứ, không thể có một câu trả lời nào là cuối cùng mà không cần giải thích thêm. Nhưng vật lý những năm 1970-1980 đã chấp nhận những tên gọi đó. Không phải do các nhà vật lý kém triết học. Đơn giản vì họ tin rằng con đường thống nhất vật lý là tất yếu, và nếu đã là tất yếu thì trước sau nó phải đi tới đích cuối cùng. Nhưng chẳng bao lâu sau, trên con đường thống nhất vật lý, người ta gặp phải trở ngại vô cùng lớn khi cố gắng hợp nhất lực hấp dẫn vào trong khuôn khổ của vật lý hạt cơ bản. Trong bối cảnh đó, hạt Higgs càng được coi là một ứng cử viên sáng giá cho mục tiêu hợp nhất này, bởi nó là hạt truyền khối lượng cho các hạt khác, tức là nguồn gốc sâu xa tạo nên trường hấp dẫn. Madeleine Nash, tác giả bài báo “Unfinished Symphony”[8] trên tạp chí Times ngày 31.12.1999 là một trong những người tin tưởng vào “ứng cử viên Higgs” cho một lý thuyết thống nhất, khi bà nói rằng với chiếc máy LHC bắt đầu đi vào hoạt động tại Geneve từ năm 2005, sẽ có cơ may khám phá ra Hạt của Chúa, và do đó sẽ có cơ may dẫn tới việc hoàn thành “Bản giao hưởng bỏ dở” của Einstein, tức Lý thuyết Trường Thống Nhất (Unified Field Theory) do Albert Einstein khởi xướng từ những năm 1920, mà TOE sau này chỉ là một hậu duệ nối tiếp. Giờ phút này, có lẽ Nash đang là một trong những người phấn khởi nhất với việc khám phá ra hạt Higgs. Nhưng nếu bà được đọc bài báo của GS Phạm Xuân Yêm, “Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ?”, hẳn là bà sẽ phải bình tâm suy nghĩ lại: Nếu quả thật tồn tại một loại lực mới, lực thứ năm, thì mục tiêu “biết được ý Chúa” vẫn còn xa vời lắm. Thật vậy, khi hạt Higgs vẫn còn là một dự đoán, những môn đệ của Lý thuyết về mọi thứ vẫn thường nghĩ rằng nếu thống nhất được 4 lực trong Siêu lực (superforce) thì sứ mệnh căn bản của vật lý coi như đã được hoàn thành. Khi đó, mọi hiện tượng vật lý đều có thể giải thích được, giấc mơ của Einstein muốn “biết được ý Chúa” coi như đã trở thành hiện thực. Nhưng thay vì hạt Higgs làm cho chúng ta tiến gần hơn tới chỗ “biết được ý Chúa”, những người sâu sắc lại sớm nhận thấy rằng mục tiêu ấy vẫn còn quá xa: hoá ra tự nhiên không chỉ có 4 lực như đã biết, mà có những 5! Đọc câu thơ của Nguyễn Bính, “Chín năm đốt đuốc soi rừng”, mà GS Yêm lấy làm đề từ cho bài viết, tôi có cảm tưởng ông cũng chia vui và thở phào cùng cộng đồng vật lý toàn thế giới vì đã trải qua không chỉ chín năm, mà những nửa thế kỷ chờ đợi phút lộ diện của hạt Higgs. Nhưng dường như ông thuộc trong số những tâm hồn lãng mạn, không thích sự thoả mãn, nên đã ngay lập tức để tâm tới những thách đố mới, mà có lẽ theo ông, thách đố lớn nhất là sự xuất hiện của một loại lực mới: lực cơ bản thứ năm! GS Yêm viết: “Nó[9] mở đầu một chương mới trong vật lý vì đây là lần đầu tiên con người khám phá ra một lực mới lạ, lực mang khối lượng cho vật chất, coi như lực cơ bản thứ năm của Tự nhiên, bên cạnh bốn lực cơ bản quen thuộc…”[10]. Với sự hiện diện của hạt Higgs, bài toán thống nhất 4 lực vừa loé lên niềm hy vọng sẽ có cơ may nắm lấy “Chiếc Chén Thánh”[11] (The Holy Grail) của vật lý. Nhưng “Chiếc Chén Thánh” ấy lập tức lại bị đẩy ra xa bởi nó đòi hỏi phải hợp nhất 5 lực! Mặc dù sự xuất hiện của một loại lực mới, lực thứ năm, được GS Yêm nêu lên dưới dạng một câu hỏi nghi vấn, nhưng đó là một nghi vấn hoàn toàn thuyết phục. Một lần nữa xin nhắc lại câu hỏi chất vấn của ông: “Tuy trường Higgs truyền khối lượng cho vạn vật, nhưng cái gì mang lại cho chính hạt Higgs cái khối lượng 126 Gev/c2mà chiếc máy siêu gia tốc LHC vừa khám phá ra?”. Thật vậy, khối lượng của các hạt được giải thích bởi sự tương tác giữa chúng với trường Higgs, nhưng chính hạt Higgs – những lượng tử của trường Higgs – thì tương tác với “ai” để có khối lượng? Đó là một câu hỏi không thể né tránh. Một lần nữa tư tưởng bất hủ của Kant lại được minh hoạ một cách tuyệt vời: “Mỗi câu trả lời lại làm dấy lên những câu hỏi mới”. Đọc một bài báo với 7500 chữ, có nhiều chữ trong đó độc giả có thể quên, nhưng không thể quên câu hỏi chất vấn nói trên. Đó là câu hỏi thú vị nhất và có lẽ là duy nhất, trong số không ít những bài báo liên quan đến sự kiện khám phá ra hạt Higgs mà tôi đã đọc trong thời gian vừa qua. Và mặc dù bài báo của GS Yêm không đả động gì đến bài toán thống nhất 5 lực, nhưng một cách tất yếu người đọc sẽ phải nghĩ tới bài toán đó: Nếu tồn tại 5 lực thì hiển nhiên là Lý thuyết thống nhất vật lý chỉ có thể thành công nếu nó chứng minh được bản chất thống nhất của 5 lực. Vì thế, tuy Stephen Hawking bị mất 100 USD vì đã thua khi đánh cược với Gordon Kane tại Đại học Michigan rằng sẽ không thể tìm thấy hạt Higgs, nhưng ông sẽ càng có nhiều lý do hơn để củng cố quan điểm cho rằng không thể có một Lý thuyết về mọi thứ, như ông đã trình bầy trong bài báo “The Elusive Theory of Everything”[12] trên Scientific American ngày 27.09.2010. Nếu việc khám phá ra hạt Higgs làm cho bài toán thống nhất các lực trở nên phức tạp hơn gấp bội phần, thì nó lại làm sáng tỏ nhiều khái niệm cơ bản của vật lý học mà từ xưa tới nay chúng ta tưởng rằng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Điển hình là nhận thức hoàn toàn mới về bản chất của khối lượng. Theo GS Yêm, nguồn gốc của khối lượng là sự tương tác của vật chất với trường Higgs trong chân không lượng tử, thay vì là số đo lượng vật chất chứa trong vật thể như một thuộc tính “vốn có” của tự nhiên mà chúng ta vẫn thừa nhận một cách mơ hồ trong hàng trăm năm qua. Thiết nghĩ đây là điểm đặc biệt đáng lưu tâm đối với các nhà viết sách giáo khoa vật lý, bởi khối lượng là một khái niệm cơ bản của vật lý, bắt buộc phải trình bầy cho học sinh từ cấp phổ thông. Các nhà cải cách giáo dục nghĩ gì khi đặt bút (gõ computer) để viết sách giáo khoa vật lý cho niên học 2012-2013, khi định nghĩa khối lượng là gì? Liệu có thể chấp nhận khái niệm mù mờ khối lượng là số đo lượng vật chất chứa trong vật thể nữa hay không? Hay khối lượng là đặc trưng vật chất quyết định tương tác hấp dẫn giữa các vật thể với nhau? Hay khối lượng là đặc trưng vật chất được quyết định bởi tương tác giữa các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể đó với trường Higgs? Rõ ràng định nghĩa sau cùng là đúng nhất, kể từ sau ngày 04.07.2012 – ngày hạt Higgs lộ diện. Với định nghĩa đó, chúng ta mới có thể hiểu được một tính chất vô cùng hệ trọng của vật lý hiện đại: khối lượng có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào tương tác với trường Higgs mạnh hay yếu! Điều này đã được biết trong vật lý hạt cơ bản, ngay cả khi hạt Higgs chưa được xác nhận sự tồn tại. Nhưng làm thế nào để nói với học sinh phổ thông, nhất là ở các lớp dưới, về những chuyện phức tạp rắc rối của trường Higgs? Đây là một thử thách đối với các nhà giáo dục, đặc biệt với các nhà viết sách giáo khoa. Về mặt triết học nhận thức, đặc biệt là nhận thức tự nhiên, việc khám phá ra hạt Higgs là một cuộc cách mạng trong nhận thức đối với khái niệm khối lượng. Hoá ra Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton có nguồn gốc xa xôi là hạt Higgs. Hoá ra Lý thuyết hấp dẫn của Einstein, tức Thuyết tương đối Tổng quát, cũng bị chi phối bởi hạt Higgs. Chỉ chừng ấy thôi có lẽ cũng đã quá đủ để hình dung được tầm vóc ảnh hưởng vô cùng sâu rộng của hạt Higgs đối với tương lai của vật lý, mà hiện nay ít ai có thể lường trước hết được. Hạt Higgs quan trọng như thế đấy, nhưng trớ trêu thay, cho đến lúc này, hạt Higgs vẫn nổi tiếng hơn rất nhiều so với “nhà tiên tri” đã tiên đoán sự hiện hữu của nó. Điều này có phần tương tự như Tháp Eiffel nổi tiếng hơn rất nhiều so với cha đẻ của nó, Gustave Eiffel. Vậy sẽ là công bằng hơn nếu chúng ta dành chút thì giờ để tìm hiểu người mà hạt Higgs đã phải mang tên.3. “Nhà tiên tri” thầm lặng: Ngày 29.05.2012 vừa qua, Peter Higgs vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 83. Ông sinh tại tại Wallsend, North Tyneside, thuộc Scotland, nước Anh. Thân phụ ông là một kỹ sư âm thanh của Đài BBC. Thời trẻ, Higgs có giai đoạn theo học tại Cotham Grammar School, nơi Paul Dirac, một trong những nhà sáng lập của Cơ học lượng tử, đã từng là một cựu học sinh. Higgs cho biết ông đã từng được truyền cảm hứng từ các công trình của Dirac ngay từ hồi còn là học sinh của trường đó. Năm 17 tuổi, ông theo học Đại học City of London, chuyên ngành toán, rồi tiếp tục học Đại học King’s College, nơi ông đã tốt nghiệp với thành tích đứng đầu về vật lý. Cũng tại đó ông đã hoàn thành luận án thạc sĩ, rồi tiến sĩ. Sau đó trở thành hội viên nghiên cứu cao cấp tại Đại học Edinburgh, rồi đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau tại Đại học College London và Đại học Imperial London, trước khi trở thành giảng viên tạm thời môn toán tại Đại học College London. Năm 1960 ông trở lại Đại học Edinburgh và làm giảng viên tại Học viện toán lý Tait. Mãi tới 1980 ông mới được bổ nhiệm chức giáo sư vật lý lý thuyết tại Đại học Edinburgh. Vinh quang đầu tiên đến với ông vào năm 1983 khi ông được bầu làm hội viên Hội Hoàng gia Anh. Năm sau ông được trao tặng huân chương và giải thưởng Rutherford. Năm 1991 trở thành thành viên Hội vật lý. Năm 1996 ông về hưu và trở thành giáo sư danh dự của Đại học Edinburgh. Năm 2008 ông được bầu làm giáo sư danh dự của Đại học Swansea vì những công trình về vật lý hạt cơ bản. Tại Đại học Edinburgh, Higgs bắt đầu quan tâm đến vấn đề khối lượng của các hạt cơ bản. Ông đã phát triển một tư tưởng cho rằng vào lúc ban đầu của vũ trụ, các hạt không có khối lượng, nhưng sau một khoảnh khắc cực kỳ ngắn, chúng bắt đầu có khối lượng do tương tác với một trường đặc biệt mà sau này được gọi là trường Higgs. Ông nêu giả thuyết cho rằng trường này tràn lan khắp vũ trụ, truyền khối lượng cho tất cả các hạt cơ bản tương tác với nó. Sẽ là thú vị nếu biết rằng tư tưởng của Higgs lấy cảm hứng từ những công trình của nhà vật lý lý thuyết Nhật Bản Yoichiro Nambu, Giáo sư Đại học Chicago, đoạt Giải Nobel vật lý năm 2008. GS Nambu đề xuất một lý thuyết được gọi là sự phá vỡ đối xứng tự phát (spontaneous symmetry breaking), dựa trên những hiện tượng siêu dẫn. Tuy nhiên lý thuyết này dẫn tới việc tiên đoán các hạt không có khối lượng, một tiên đoán bị coi là sai (định lý Goldstone).Năm 1964, một “ánh chớp cảm hứng” loé lên trong đầu Higgs trong khi ông đi bộ trong công viên quốc gia Cairngorms. Về tới nhà, ông viết ngay một công trình ngắn khai thác một lỗ hổng trong định lý Goldstone và cuối năm đó công trình đã được công bố trên tạp chí Physics Letters, một tạp chí Âu châu được biên tập tại CERN, Thụy sĩ. Sau đó ông viết một công trình thứ hai mô tả một mô hình lý thuyết, nay được gọi là “cơ chế Higgs” (Higgs mechanism), nhưng công trình này bị từ chối đăng. Ban biên tập của tạp chí Physics Letters nhận xét công trình này “không có mối liên hệ rõ ràng đối với vật lý” (of no obvious relevance to physics). Higgs liền viết một phụ lục bổ sung và gửi toàn bộ công trình tới tạp chí Physical Review Letters, một tạp chí vật lý hàng đầu khác, và tạp chí này đã công bố công trình của ông vào cuối năm đó. Chính trong công trình này, ở phần kết, lần đầu tiên Higgs đã đề cập tới sự tồn tại của một trường vô hướng mà các lượng tử của trường đó là các bosons truyền khối lượng. Steven Weinberg nhận thấy vai trò thiết yếu của các bosons này và ông gọi chúng là Higgs bosons. Và như chúng ta đã biết, Leon Lederman gọi đó là “Hạt của Chúa”, mặc dù lúc đầu ông định gọi là “Hạt chết tiệt”[13]. Khả năng “tiên tri” của Higgs thật kỳ lạ. Ánh chớp loé lên trong đầu ông khi ông đi bộ trong công viên Cairngorms đã dẫn tới việc tiên đoán sự hiện hữu của một loại boson chưa từng biết, và niềm tin ấy mạnh mẽ đến nỗi nó không hề lay chuyển và đeo đẳng ông trong suốt cuộc đời, ngay cả khi ông phải đối mặt với những thử thách như chơi đỏ đen. Thật vậy, trong đợt thí nghiệm được chuẩn bị công phu nhất, hùng mạnh nhất, khởi động từ cuối năm 2008 tại CERN, mà Higgs được mời tới chứng kiến, với dự đoán của nhiều nhà khoa học rằng đây là cuộc thí nghiệm “một mất một còn”, “được ăn cả ngã về không” với Higgs boson, thì Peter Higgs, lúc đó đã chuẩn bị bước vào tuổi 80, vẫn biểu lộ niềm tin của ông một cách rất giản dị, nhưng quả quyết: “Có nhiều khả năng là hạt này sẽ lộ diện trong chớp nhoáng … Tôi chắc chắn tới 90% rằng điều đó sẽ xẩy ra”, Higgs nói với các nhà báo. Đó là một tiên tri nhỏ nằm trong một tiên tri lớn: Higgs boson ắt phải tồn tại! Ông chỉ đoán sai chút xíu về thời điểm phát hiện được hạt Higgs, khi nói rằng ông hy vọng thí nghiệm tại CERN cuối năm 2008 đầu 2009 sẽ phát hiện được nó trước dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông, tức trước ngày 29.05.2009. Có thể người thân, bạn bè và đồng nghiệp của ông còn sốt ruột và mong đến dịp sinh nhật đó hơn ông, để được chúc mừng ông những lời chúc tốt đẹp nhất. Nhưng chính ông đã lường trước mọi khó khăn để kiên trì chờ đợi. “Tất cả sẽ xẩy ra quá nhanh đến nỗi sự xuất hiện của Higgs boson có thể bị che lấp trong đống dữ liệu thu thập được, và cần phải có một thời gian dài để tìm thấy nó”, Higgs nói, rồi kết luận: “Có lẽ tôi phải uống sâm banh có đá để chờ đợi”[14]. Rốt cuộc, cái gì phải xẩy ra đã xẩy ra: hạt Higgs đã xuất hiện! Ngày 04.07.2012 là một cột mốc chói lọi trong lịch sử khoa học, khép lại Chương đầu tiên của câu chuyện “Hạt của Chúa”, mở đầu một chương mới mà chỉ những người mê đọc sách mới có thể dự đoán chuyện gì sẽ xẩy ra. Bản thân Higgs nghĩ gì về khám phá mới này? Ông lau nước mắt khi nghe giám đốc của CERN tuyên bố dõng dạc đã xác định được dấu vết của loại hạt mới giống như hạt Higgs. Nhưng với tính cách thầm lặng và khiêm tốn vốn có, ông cho rằng vì “tuổi thọ” của hạt Higgs quá ngắn ngủi nên nó khó có thể có ứng dụng thực tiễn. Phát biểu tại Đại học Edinburgh, Higgs giải thích: “Có lẽ đó là một phần triệu của một phần triệu của một phần triệu của một phần triệu của 1 giây. Tôi không biết làm thế nào mà ứng dụng một hạt như thế cho bất kỳ cái gì hữu ích. Tìm ứng dụng hữu ích cho những hạt cơ bản có tuổi thọ dài hơn cũng đủ khó lắm rồi. Có thể một số loại hạt có đời sống kéo dài khoảng một phần triệu của 1 giây đã được ứng dụng trong y khoa. Nhưng làm thế nào để tìm được ứng dụng cho một loại hạt quá ngắn ngủi như hạt Higgs thì tôi không biết”[15]. Có một “chuyện nhỏ” về Higgs tưởng cũng nên biết: bản thân ông là người vô thần, nên ông không hài lòng khi người ta gọi hạt Higgs là “Hạt của Chúa”. Theo ông, cách gọi này có thể xúc phạm những người có tôn giáo. Vậy tại sao người đời lại nghĩ ra tên gọi đó?4. “Hạt của Chúa”, tại sao? Chính Lederman đã giải thích rằng ông gọi Higgs boson là “Hạt của Chúa” vì hạt này đóng vai trò “vô cùng trọng yếu đối với vật lý hiện đại, vô cùng quyết định đối với sự hiểu biết cuối cùng của chúng ta về cấu trúc vật chất, mà đến nay (hạt này) vẫn vô cùng khó nắm bắt”[16].Ai cũng biết, nền văn minh Tây phương vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Thiên Chúa giáo, trong đó Chúa đóng vai trò sáng tạo ra cái ban đầu, quyết định những giá trị cốt lõi của cuộc sống, đồng thời tạo nên nền tảng của mọi cấu trúc trong vũ trụ. Nếu vậy thì Higgs boson chính là “Hạt của Chúa”, tên gọi ấy hoàn toàn phù hợp với những gì khoa học nghĩ về hạt Higgs. Nó là cái khởi đầu của vũ trụ, vì theo Peter Higgs, lúc đầu các hạt không có khối lượng, nhưng do tương tác với trường Higgs mà nhận được khối lượng. Nó cũng là trung tâm của vật lý hiện đại, đóng vai trò quyết định đối với sự hiểu biết cuối cùng, bởi vì trước ngày 04.07.2012, Mô hình Chuẩn có 17 hạt, trong đó 16 hạt đã được thực nghiệm xác nhận, chỉ còn một hạt duy nhất chưa tìm thấy, đó là Higgs boson. Có nghĩa là nếu tìm thấy hạt Higgs thì Mô hình Chuẩn sẽ trở nên hoàn hảo, khoa học đã khám phá ra bản chất tận cùng của vật chất, và giấc mơ “biết được ý Chúa” của Einstein có cơ may trở thành hiện thực. Nhưng…. Câu hỏi lớn nêu lên trong bài báo của GS Phạm Xuân Yêm đặt chúng ta vào một tình thế trung dung, không thái quá: trong khi vui mừng vì một thắng lợi vĩ đại của khoa học vừa đạt được, chúng ta biết rằng không có lý do để lạc quan tếu – để nói rằng chúng ta đã đạt được những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất. Cấu trúc vật chất có nhiều tầng. Tầng vĩ mô, tầng phân tử, tầng nguyên tử, tầng hạ nguyên tử. Đối với hiểu biết hiện nay, tầng hạ nguyên tử được coi là tầng sâu nhất, nhỏ nhất. Đó là lý do để nhiều nhà vật lý nghĩ rằng nếu tìm thấy hạt Higgs thì coi như chúng ta đã đạt được những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất, bởi khi đó tất cả 17 hạt cơ bản đều được thực nghiệm khám phá hết, không còn gì thiếu sót, như GS Yêm đã nói. Tuy nhiên, GS Yêm không nói đó là những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất. Ông vẫn hướng chúng ta tới những phát triển xa hơn: “Điều này khẳng định hơn bao giờ hết sự vững chắc của Mô Hình Chuẩn, một lý thuyết nền tảng, một hệ hình mà từ đây mọi phát triển sau này đều phải dựa vào để phát triển xa hơn nữa”, GS Yêm viết. Thật vậy, những ai đã thấm nhuần tư tưởng của Niels Bohr về hiện thực lượng tử thì hẳn sẽ không bao giờ nói đến cái cuối cùng. Con mắt triết học gợi ý cho chúng ta thấy rằng vật chất là vô cùng vô tận, thậm chí vật lý giao thoa với Phật học để giải thích những khái niệm cực kỳ khó hiểu như “sắc sắc không không” – có đấy mà hoá không, không đấy mà hoá có. Đối với Einstein, nếu mặt trăng không tồn tại thì ông sẽ ngừng nghiên cứu vật lý. Các hạt cơ bản cũng vậy. Nhưng Bohr ngờ rằng không có một hiện thực lượng tử như ta tưởng. Đối với Bohr, thế giới hạ nguyên tử bản thân nó chứa đựng những đặc trưng hoàn toàn khác mà mọi mô tả của chúng ta đều không thể nắm bắt chính xác được, đơn giản vì ngôn ngữ chúng ta sử dụng để mô tả thế giới, bất kể ở cấp độ nào, đều là sản phẩm của đời sống vĩ mô. Vì thế, một khi đã thấm nhuần tư tưởng của Bohr, chúng ta có thể nghĩ rằng Mô hình Chuẩn là mô hình tốt nhất hiện có để mô tả thế giới lượng tử, thay vì coi đó là những hiểu biết cuối cùng. Nhưng có bao nhiêu nhà vật lý suy nghĩ như Bohr? “Các nhà vật lý ngoài miệng thì nói theo Bohr và phủ nhận Einstein, nhưng cuối cùng phần lớn trong số họ lại chẳng hiểu những gì Bohr nghĩ và rồi vẫn suy nghĩ như Einstein”, nhà vật lý Basil Hiley đã nói như vậy[17]. Hồi nhỏ học vật lý, thầy giáo dạy: “phân tử là thành phần nhỏ nhất của vật chất, các phân tử gộp lại tạo nên các vật thể như chúng ta trông thấy…”. Sang môn Hoá, thầy dạy Hoá cũng nói “nguyên tử là thành phần nhỏ nhất của vật chất,…”. Cái đầu trẻ con của tôi lúc đó cảm thấy khó chịu vô cùng. Tôi không hiểu tại sao lại có nhiều cái “nhỏ nhất” khác nhau như thế. Tất nhiên đó là lỗi của người dạy học. Con búp-bê Matryoshka của Nga có con đầu và con cuối, chiếc hộp Trung Hoa (Chinese box) cũng có hộp đầu và hộp cuối, nhưng cái đầu trẻ con của tôi ngày xưa đã biết hỏi thầy dạy Sinh vật rằng “con gì tiến hoá thành con A-míp?”, bởi vì thầy dạy con A-míp là động vật đơn giản nhất, có duy nhất 1 tế bào, nó là động vật đầu tiên để tiến hoá dần dần lên thành những động vật cao cấp hơn. Nhưng bất chấp những câu hỏi triết học, con người có xu hướng đi tìm nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Không phải những người ít học mắc lỗi đó. Nhiều bộ não vĩ đại nhất cũng mắc sai lầm này. Điển hình là David Hilbert, nhà toán học lỗi lạc của thế kỷ 20, phạm sai lầm lớn khi mơ tưởng sẽ khám phá ra một hệ thống toán học cuối cùng – một hệ logic tuyệt đối phi mâu thuẫn được xây dựng trên một hệ tiên đề độc lập, đầy đủ, phi mâu thuẫn. Nhưng Kurt Godel đã chỉ ra rằng không tồn tại một hệ logic hình thức nào là đầy đủ – mọi hệ logic đều bất toàn. Vật lý tuy không phải là một hệ logic hình thức, nhưng ngôn ngữ diễn đạt nó là toán học và ngôn ngữ thông thường. Cả hai thứ ngôn ngữ này đều bất toàn, vậy làm sao có thể có một hệ thống vật lý tuyệt đối hoàn hảo để coi là cuối cùng? Mô hình Chuẩn hôm nay được coi là đầy đủ, nhưng có thể nó sẽ không còn đầy đủ nữa nếu một ngày nào đó khoa học xác nhận sự tồn tại của loại lực thứ năm mới lạ mà GS Yêm đã chất vấn. Nhận thức có giới hạn. Chúng ta có thể đặt câu hỏi cho cái xẩy ra trước (previous) và cái xẩy ra tiếp theo (next) chứ không thể khẳng định cái đầu tiên và cái kết thúc. So sánh việc khám phá hạt Higgs với các sự kiện trong quá khứ, tôi có cảm giác nó cũng vĩ đại tương tự như việc khám phá ra Bảng nguyên tố tuần hoàn Mendeleev cách đây vài thế kỷ, hoặc việc khám phá ra mô hình phân tử DNA cách đây 59 năm, hoặc gần đây nhất là Bản đồ gene người, công bố năm 2000. Nếu Bản đồ gene người quan trọng đối với sinh học, di truyền học và y học như thế nào thì có lẽ Mô hình Chuẩn của vật lý cũng quan trọng đối với vật lý như thế ấy. Khó có thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Nhưng có lẽ không ai dám nói việc khám phá ra Bản đồ gene người có nghĩa là đã đạt tới hiểu biết cuối cùng về cơ chế di truyền ở con người! Ngược lại, chính việc công bố Bản đồ gene người đã làm giới khoa học sửng sốt ngạc nhiên vì hoá ra con người cũng chỉ có khoảng hơn 3 vạn gene, xấp xỉ như loài chuột! Ngay tức khắc một hệ luận vô cùng quan trọng được rút ra: số lượng gene không quyết định mức độ phức tạp của sinh thể. Đây là một đòn trời giáng vào những bộ óc bảo thủ quen nhìn vũ trụ bằng con mắt vật chất định lượng – sinh vật có càng nhiều gene thì càng phức tạp và ngược lại, càng phức tạp thì càng nhiều gene. Từ chỗ biết rằng số lượng gene không nói lên tính phức tạp sinh học, gần đây di truyền học đã khám phá ra rằng đặc trưng sinh học không tương ứng 1 – 1 với gene, có nghĩa là không phải cứ mỗi gene quyết định một đặc tính sinh học. Steve Jones, giáo sư di truyền học tại Đại học London, nói: “Một từ ngữ bị hiểu sai nhiều nhất trong di truyền học là chữ ‘for’ (dành cho), như trong câu ‘gene dành cho một cái gì đó’. Chẳng có một gene dành cho bất cứ cái gì cả. Một gene chỉ là một chất hoá học mà bạn có thể nhỏ vào một ống nghiệm. Các gene chỉ biểu lộ tác động của chúng theo những tổ hợp riêng biệt, và quan trọng nhất là trong những môi trường riêng biệt. Đó là yếu tố cơ bản”[18]. Có nghĩa là mỗi đặc tính sinh học không tương ứng với một gene cá biệt, mà tương ứng với một tổ hợp gene. Thậm chí các gene trong tổ hợp lại hoạt động theo những cơ chế bật/tắt rất khó hiểu, mà hầu như hiện nay khoa học chưa biết gì về cơ chế đó. Vả lại, với 3 vạn gene, chúng ta sẽ có hàng tỉ tỉ tổ hợp, như thế thì làm sao có thể tự phụ để tuyên bố rằng khoa học đã đạt tới sự hiểu biết tận cùng về cấu trúc di truyền? Và do đó có nên nói rằng Mô hình Chuẩn là sự hiểu biết tận cùng về cấu trúc vật chất? Nếu tồn tại lực thứ năm thì cái gì ẩn đằng sau lực đó? Lại một hạt khác nào nữa chăng? Đó là cả một câu chuyện dài không có hồi kết. Và chính vì thế mà vật lý sẽ sống mãi. Khát vọng khám phá sẽ sống mãi!Sydney 12.08.2012 PVHg Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2012 Bài của Thiên Đồng quá dài, nên tôi không trích toàn bài vào đây. Nhưng vụ việc cũng không lấy gì làm ầm ĩ, mặc dù tôi đã nhân danh Lý học Đông phương - có cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - để xác định từ trước khi cỗ máy LHC khởi động vào tháng 7 năm 2008, rằng: "Không có Hạt của Chúa" Cho dù với tất cả mọi thăng trầm của cuộc thí nghiệm này với cả niềm vui tưởng chừng đã tìm thấy hạt Higg được đăng tải - thì - tôi vẫn xác quyết như vậy. Không phải nghi vấn phải chăng "Câu chuyện Hạt của Chúa đã kết thúc?". Mà nó sẽ phải kết thúc. Nếu không toàn bộ tri thức của nền khoa học hiện đại sẽ bế tắc. Còn việc gọi là tìm ra hạt Higg với khối lượng 126gev, tôi cũng đã xác định trước cuộc thì nghiệm lần hai rằng: Họ chỉ thấy một đám bầy nhầy lớn hơn. Quả đúng như thế và nó được xác định khối lương là 126Gev. Hiện tượng này không có gì là lạ khi hai vật thể có khối lượng đập vào nhau thì tất yếu nó sẽ biến dạng. Nó cũng như ta đập mạnh hai chai bia vào nhau, chỉ có điều nó thuộc hiện tương vi mô mà thôi. Tôi cũng xác định rằng: Việc dự báo không có Hạt của Chúa không phải xuất phát từ quẻ bói đầy màu sắc mê tín dị đoan - mà nó là hệ quả của một lý thuyết thống nhất vũ trụ - mà nền văn minh cổ xưa từng tồn tại trên trái đất này đã tạo ra nó. Vì vậy nó có thể giải thích được cơ sở lý luận nào để xác quyết không có hạt Higg. Và tôi hứa sẽ giải thích, nếu các nhà khoa học hàng đầu thế giới xác nhận không thể tìm ra hạt Higg. Nhưng việc không tìm ra hạt Higg không có nghĩa là không có lý thuyết thống nhất. Đây là kết luận sai của các nhà khoa học - Đây là một kết quả sai từ một nguyên nhân sai lầm của họ khí đặt vấn đề: Có một trường Higg tạo ra những hạt có khối lượng. Nhưng đây là kết luận của tôi được nghiệm đúng bởi sự xác định - "Không có Hạt Của Chúa" - rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng bên bờ nam sống Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất. . 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2012 Tôi cố gắng tóm tắt ý chính của bài báo "CÂU CHUYỆN ‘HẠT CỦA CHÚA’ ĐÃ KẾT THÚC ?" mà Thiên Đồng đã trích dẫn ở trên "...Nhưng để cảm nhận được tầm mức sâu sắc của câu hỏi lớn nói trên, không thể không nhắc lại rằng trước sự kiện khám phá ra hạt Higgs, khoa học đã biết 4 lực cơ bản: hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu, hạt nhân mạnh. Lý thuyết thống nhất vật lý hiện đại, dưới tên gọi “TOE – Theory of Everything” (Lý thuyết về mọi thứ) hoặc “The Final Theory” (Lý thuyết cuối cùng) trong hàng thập kỷ qua đã và đang dồn mọi nỗ lực vào việc thống nhất 4 lực cơ bản. Năm 1969, ba nhà khoa học là Steven Weinberg, Sheldon Glashow và Abdus Salam chia nhau Giải Nobel vì đã chứng minh được bản chất thống nhất của lực điện từ với lực hạt nhân yếu. Thành công vang dội đó làm cháy bùng lên niềm hy vọng rằng rốt cuộc rồi vật lý sẽ chứng minh được bản chất thống nhất của 4 lực – “tất cả là một, một là tất cả”. Đó chính là lý do ra đời tên gọi “Lý thuyết về mọi thứ”, hoặc “Lý thuyết cuối cùng”, mà về mặt triết học, có thể thấy ngay rằng những tên gọi này không ổn. Cả trực giác lẫn logic đều cho thấy không thể có một túi khôn nào cho phép giải thích mọi thứ, không thể có một câu trả lời nào là cuối cùng mà không cần giải thích thêm. …… Giờ phút này, có lẽ Nash đang là một trong những người phấn khởi nhất với việc khám phá ra hạt Higgs. Nhưng nếu bà được đọc bài báo của GS Phạm Xuân Yêm, “Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ?”, hẳn là bà sẽ phải bình tâm suy nghĩ lại: Nếu quả thật tồn tại một loại lực mới, lực thứ năm, thì mục tiêu “biết được ý Chúa” vẫn còn xa vời lắm. ….. Nhưng thay vì hạt Higgs làm cho chúng ta tiến gần hơn tới chỗ “biết được ý Chúa”, những người sâu sắc lại sớm nhận thấy rằng mục tiêu ấy vẫn còn quá xa: hoá ra tự nhiên không chỉ có 4 lực như đã biết, mà có những 5! ……. GS Yêm viết: “Nó[9] mở đầu một chương mới trong vật lý vì đây là lần đầu tiên con người khám phá ra một lực mới lạ, lực mang khối lượng cho vật chất, coi như lực cơ bản thứ năm của Tự nhiên, bên cạnh bốn lực cơ bản quen thuộc…”[10]. Với sự hiện diện của hạt Higgs, bài toán thống nhất 4 lực vừa loé lên niềm hy vọng sẽ có cơ may nắm lấy “Chiếc Chén Thánh”[11] (The Holy Grail) của vật lý. Nhưng “Chiếc Chén Thánh” ấy lập tức lại bị đẩy ra xa bởi nó đòi hỏi phải hợp nhất 5 lực! …….. Vì thế, tuy Stephen Hawking bị mất 100 USD vì đã thua khi đánh cược với Gordon Kane tại Đại học Michigan rằng sẽ không thể tìm thấy hạt Higgs, nhưng ông sẽ càng có nhiều lý do hơn để củng cố quan điểm cho rằng không thể có một Lý thuyết về mọi thứ, như ông đã trình bầy trong bài báo “The Elusive Theory of Everything”[12] trên Scientific American ngày 27.09.2010. ….. Về mặt triết học nhận thức, đặc biệt là nhận thức tự nhiên, việc khám phá ra hạt Higgs là một cuộc cách mạng trong nhận thức đối với khái niệm khối lượng. Hoá ra Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton có nguồn gốc xa xôi là hạt Higgs. Hoá ra Lý thuyết hấp dẫn của Einstein, tức Thuyết tương đối Tổng quát, cũng bị chi phối bởi hạt Higgs. Chỉ chừng ấy thôi có lẽ cũng đã quá đủ để hình dung được tầm vóc ảnh hưởng vô cùng sâu rộng của hạt Higgs đối với tương lai của vật lý, mà hiện nay ít ai có thể lường trước hết được. ……. Ai cũng biết, nền văn minh Tây phương vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Thiên Chúa giáo, trong đó Chúa đóng vai trò sáng tạo ra cái ban đầu, quyết định những giá trị cốt lõi của cuộc sống, đồng thời tạo nên nền tảng của mọi cấu trúc trong vũ trụ. Nếu vậy thì Higgs boson chính là “Hạt của Chúa”, tên gọi ấy hoàn toàn phù hợp với những gì khoa học nghĩ về hạt Higgs. Nó là cái khởi đầu của vũ trụ, vì theo Peter Higgs, lúc đầu các hạt không có khối lượng, nhưng do tương tác với trường Higgs mà nhận được khối lượng. Nó cũng là trung tâm của vật lý hiện đại, đóng vai trò quyết định đối với sự hiểu biết cuối cùng, bởi vì trước ngày 04.07.2012, Mô hình Chuẩn có 17 hạt, trong đó 16 hạt đã được thực nghiệm xác nhận, chỉ còn một hạt duy nhất chưa tìm thấy, đó là Higgs boson. Có nghĩa là nếu tìm thấy hạt Higgs thì Mô hình Chuẩn sẽ trở nên hoàn hảo, khoa học đã khám phá ra bản chất tận cùng của vật chất, và giấc mơ “biết được ý Chúa” của Einstein có cơ may trở thành hiện thực. Nhưng…. Câu hỏi lớn nêu lên trong bài báo của GS Phạm Xuân Yêm đặt chúng ta vào một tình thế trung dung, không thái quá: trong khi vui mừng vì một thắng lợi vĩ đại của khoa học vừa đạt được, chúng ta biết rằng không có lý do để lạc quan tếu – để nói rằng chúng ta đã đạt được những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất. Cấu trúc vật chất có nhiều tầng. Tầng vĩ mô, tầng phân tử, tầng nguyên tử, tầng hạ nguyên tử. Đối với hiểu biết hiện nay, tầng hạ nguyên tử được coi là tầng sâu nhất, nhỏ nhất. Đó là lý do để nhiều nhà vật lý nghĩ rằng nếu tìm thấy hạt Higgs thì coi như chúng ta đã đạt được những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất, bởi khi đó tất cả 17 hạt cơ bản đều được thực nghiệm khám phá hết, không còn gì thiếu sót, như GS Yêm đã nói. Tuy nhiên, GS Yêm không nói đó là những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất. Ông vẫn hướng chúng ta tới những phát triển xa hơn: “Điều này khẳng định hơn bao giờ hết sự vững chắc của Mô Hình Chuẩn, một lý thuyết nền tảng, một hệ hình mà từ đây mọi phát triển sau này đều phải dựa vào để phát triển xa hơn nữa”, GS Yêm viết. …….. Nhưng bất chấp những câu hỏi triết học, con người có xu hướng đi tìm nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Không phải những người ít học mắc lỗi đó. Nhiều bộ não vĩ đại nhất cũng mắc sai lầm này. Điển hình là David Hilbert, nhà toán học lỗi lạc của thế kỷ 20, phạm sai lầm lớn khi mơ tưởng sẽ khám phá ra một hệ thống toán học cuối cùng – một hệ logic tuyệt đối phi mâu thuẫn được xây dựng trên một hệ tiên đề độc lập, đầy đủ, phi mâu thuẫn. Nhưng Kurt Godel đã chỉ ra rằng không tồn tại một hệ logic hình thức nào là đầy đủ – mọi hệ logic đều bất toàn. Vật lý tuy không phải là một hệ logic hình thức, nhưng ngôn ngữ diễn đạt nó là toán học và ngôn ngữ thông thường. Cả hai thứ ngôn ngữ này đều bất toàn, vậy làm sao có thể có một hệ thống vật lý tuyệt đối hoàn hảo để coi là cuối cùng? Mô hình Chuẩn hôm nay được coi là đầy đủ, nhưng có thể nó sẽ không còn đầy đủ nữa nếu một ngày nào đó khoa học xác nhận sự tồn tại của loại lực thứ năm mới lạ mà GS Yêm đã chất vấn. …….. Nếu Bản đồ gene người quan trọng đối với sinh học, di truyền học và y học như thế nào thì có lẽ Mô hình Chuẩn của vật lý cũng quan trọng đối với vật lý như thế ấy. Khó có thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Nhưng có lẽ không ai dám nói việc khám phá ra Bản đồ gene người có nghĩa là đã đạt tới hiểu biết cuối cùng về cơ chế di truyền ở con người!..." Đến giờ thi chắc rằng nhiều người đồng ý với nhận định rằng sẽ không tồn tại cái “Lý thuyết về mọi thứ” hay “Lý thuyết cuối cùng” hoặc "Lý Thuyêt Thống Nhất" gì gì đó mà mọi người đang bàn cãi..... 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2012 Kể từ khi lên bãi đá cố Sapa tìm hiểu những bí ẩn của vũ trụ qua những di sản còn lại của nền văn hiến Việt bị Hán hóa, tôi đã xác định nhiều vấn đề có tính tiên tri thuộc lĩnh vực khoa học: - Không có hành tinh thứ X trong hệ mặt trời vào năm 2010 trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Điều này đã được nghiệm đúng vào năm 2006, khí các nhà khoa học xác định Diêm Vương tinh không phải hành tinh của hệ mặt trời. - Không có nước trên mặt Trăng - hiểu theo khái niệm nước trên trái Đất. - Khi tạp chí khoa học uy tín nhất của Nasa công bố nghiên cứu của một vị giáo sư làm việc trong tổ chức này cho rằng: đã tìm thấy hóa thạch sống của một sinh vật trong một thiên thạch. Tôi xác định sai. Vài ngày sau chính tạp chí này xác định thông tin về hóa thạch tế báo sống sai. Tất cả những sự xác định có tính tiên tri này đều xuất phát từ sự nhận thức của cá nhân tôi về một học thuyết mà tôi xác định rằng: Đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ - thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Và nó đã nghiệm đúng khi hiệu chỉnh với những ý tưởng của cộng đồng khoa học thế giới thực sự với những nhà khoa học hàng đầu - Chứ không phải thứ "khoa học" của đám tư duy "Ở trần đóng khố" phủ nhận những giá trị truyền thống của Việt sử. Sự xác định không có Hạt của Chúa - hay trường Higg - tạo nên khối lượng của tất cả các loại hạt cơ bản, cũng là một phán xét lý thuyết khoa học nổi cộm nhất và có tính mũi nhọn của khoa học hiện đại, nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt. Chỉ cần sự nghiệm đúng của sự kiện - Không có Hạt của Chúa - cũng đủ sức chứng minh tính ưu việt của thuyết Âm Dương Ngũ hành so với tất cả mọi khả năng tư duy của những nhà bác học hàng đầu trên thế giới của học thuyết này. Và đủ để tất cả thế giới này phải nhìn nhận Việt sử trải 5000 năm văn hiến là một chân lý không thể phủ nhận. Do đó, tôi không cần thiết phải chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ, khi đám ngớ ngẩn tư duy loại "ở trần đóng khố", nhưng hợm hĩnh phản đối một cách cay cú vì tính háo danh và ích kỷ của họ. Đây là một diễn đàn học thuật nhân danh khoa học. Và hơn thế nữa nhân danh tri thức vượt trôi của nền văn hiến huyền vĩ Việt thì mọi phản biện học thuật đều phải đúng tính chất của nó. Đó là phải chỉ ra tính mâu thuẫn trong luận điểm bị phản biện, mà người bị phản biện không thể biện minh được; hoặc chứng minh tính đúng của luận điểm phản biệt. Đây không phải là nơi trình bày quan điểm và phản đối quan điểm đối kháng. Ở đây, chân lý và mọi hiện tượng khách quan sẽ được công nhận, nếu phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học và là nơi phục vụ cho mục đích vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học với đầy đủ ý nghĩa của từ này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2012 Giáo sự Phạm Xuân Yêm đã sai lầm khi xác định không có Lý thuyết thống nhất. Nếu nội dung bài báo trên đúng thì tôi sẽ chứng minh điều này. Nhưng rất tiếc. Những bài báo cô đọng những hệ thống luận điểm khoa học khiến người ta hiểu sai ý nghĩa của nó. Và sự phản biện một tác giả trở thành vô nghĩa khi tác giả đó không chịu trách nhiệm trực tiếp với công bố của mình. Ngay bây giờ - Ngày Tam nương sat - tôi mở topic "Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất" trên diễn đàn Lý học Đông phương. Quí vị có thể chứng minh quan điểm của mình ở topic đó. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 10, 2012 Vì sao Nobel Vật lý không tôn vinh "hạt của Chúa"? Cập nhật lúc 13h54' ngày 10/10/2012 Dư luận từng đoán giải Nobel Vật lý 2012 sẽ tôn vinh phát hiện mang tính đột phá về giả thuyết hạt Higgs, song các nhà vật lý không tỏ ra ngạc nhiên khi dự đoán đó chưa trở thành hiện thực. Hạt Higgs giúp loài người giải thích tại sao các hạt cơ bản (như quark, lepton, boson) có khối lượng - một đặc tính cho phép chúng liên kết với nhau nhờ lực hấp dẫn để tạo nên các ngôi sao, hành tinh, nước, đá, khí. Nếu các hạt cơ bản không có khối lượng, chúng sẽ chuyển động hỗn độn trong vũ trụ với vận tốc ánh sáng và chẳng tạo nên bất kỳ dạng vật chất nào. Trong trường hợp đó vũ trụ sẽ là một khối hỗn loạn giống như bát súp. Một số nhà vật lý dự đoán sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60. Peter Higgs, một giáo sư vật lý của Đại học Edinburgh tại Anh, là một trong số những người ấy. Ông công bố giả thuyết về hạt Higgs vào năm 1964. Khoảng 5.000 nhà khoa học đã truy lùng hạt Higgs trong 45 năm qua. (Ảnh: thebrowser.com) Vào mùa hè vừa rồi, các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) thông báo họ tìm ra những hạt hạ nguyên tử có đặc tính gần giống hạt Higgs trong Large Hadron Collider - máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới. Đây là thành tựu lớn trong quá trình tìm kiếm “hạt của Chúa” trong suốt gần 50 năm. Vì thế một số người đoán Peter Higgs, 83 tuổi, sẽ nhận giải Nobel Vật lý. Nhiều người khác lại cho rằng Hội đồng Nobel nên tôn vinh các nhà vật lý tham gia nỗ lực truy tìm hạt Higgs của CERN. Nhưng hôm 9/10, Viện Hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Vật lý năm nay cho hai nhà khoa học tìm ra những phương pháp quan sát trong thế giới lượng tử. Tại sao Viện Hàn lân Khoa học hoàng gia Thụy Điển không chọn phát hiện của CERN để tôn vinh? “Bây giờ chưa phải là thời điểm phù hợp để Hội đồng Nobel chọn lý thuyết về hạt Higgs”, Livescience dẫn lời George Smoot, một nhà vật lý của Đại học California tại Mỹ và là người đoạt Nobel Vật lý 2006. Hội đồng Nobel thường trao giải cho những phát hiện khoa học từng diễn ra rất lâu. Năm ngoái Saul Perlmutter, Brian Schmidt và Adam Riess đoạt Nobel Vật lý nhờ phát hiện tốc độ giãn nở của vũ trụ đang tăng dần. Ba người phát hiện quy luật này từ thập niên 90. Giới phân tích nhận định các nhà vật lý cần thêm một năm nữa để chứng minh hạt mới lộ diện trong Large Hadron Collider là hạt Higgs. “Có thể hạt mới chính là hạt Higgs, song hiện tại người ta chưa dám khẳng định điều đó”, Smoot nói. Ngoài ra, phát hiện của CERN được công bố vào mùa hè, quá muộn so với thời hạn chót dành cho các giải Nobel năm nay. “Thông báo ấy tới quá muộn. Quá trình đề cử giải Nobel chính thức kết thúc vào ngày ngày 1/2. Người ta có nhiều cách để vận dụng linh hoạt các quy định, song rõ ràng những người ra quyết định trong Hội đồng Nobel cảm thấy họ không có lý do phù hợp để làm vậy trong trường hợp của hạt Higgs”, Frank Wilczek, đồng chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2004, giải thích. Wilczek thừa nhận ông không biết bất kỳ thông tin nào về quá trình ra quyết định của Hội đồng Nobel. “Song tôi nghĩ lý thuyết về hạt Higgs có thể được tôn vinh vào năm sau”, ông nói. Tin liên quan Hoài nghi hạt mới không phải "hạt của Chúa" Phát hiện hạt hạ nguyên tử tương thích với hạt Higg "Hạt của Chúa" có thể được công bố vào ngày mai Chính thức bác bỏ hạt nhanh hơn ánh sáng Các neutrino di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng Phát hiện thêm hạt xi-baryon, hạt cơ bản mới Phát hiện một hạt cơ bản mới Mỹ tuyên bố gần tìm ra “Hạt của Chúa” Sắp có kết luận về siêu hạt "nhanh hơn ánh sáng" Hạt Higgs - Miếng ghép cuối cùng của vật lý hạt nhân có tồn tại? Theo VNE, Livescience Tôi nghĩ sự phản biệt xuất sắc về vấn đề không có Hạt của Chúa của giáo sư Phạm Xuâm Yêm chính là khi giáo sư đặt vấn đề: “Tuy trường Higgs truyền khối lượng cho vạn vật, nhưng cái gì mang lại cho chính hạt Higgs cái khối lượng 126 Gev/c2 mà chiếc máy siêu gia tốc LHC vừa khám phá ra?”, GS Yêm chất vấn, rồi ông lưu ý: “Đừng quên là khoảng 96% năng-khối lượng trong toàn vũ (mệnh danh là năng lượng tối và vật chất tối) hãy còn ở ngoài sự hiểu biết hiện nay của con người”. Vâng! Chính xác là như vậy? Đây là một tư duy phản biện xuất sắc. Nhưng không vì thế mà việc giáo sư Phạm Xuân Yêm đúng khi ông phủ nhận sự tồn tại của Lý thuyết thống nhất. Chính ông đã thừa nhận: “Đừng quên là khoảng 96% năng-khối lượng trong toàn vũ (mệnh danh là năng lượng tối và vật chất tối) hãy còn ở ngoài sự hiểu biết hiện nay của con người”.Như vậy, ngay trong lập luận của giáo sư cũng đã thừa nhận những dạng tồn tại của vật chất mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Hay nói cách khác: Người ta chưa tìm ra những dạng tồn tại khác của vật chất tạo nên chính những tồn tại có khối lượng của các hạt hạ nguyên tử, mà con người đã biết. Vậy thì sự tạo ra những hạt có khối lượng có thể có một giải thích khác về mặt lý thuyết - thậm chí cả chính ngay hạt Higg với khối lương 126Gev, nếu nó được coi là một dạng hạt có khối lượng. Và với một hệ thống giải thích khác mang tính lý thuyết ấy, được coi là đúng - thì - nó cũng chưa phải là lý thuyết thống nhất - nếu lý thuyết đó không thỏa mãn những tiêu chí khác cần có của một Lý thuyết thống nhất. Và lý thuyết thỏa mãn điều kiện trên chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Tất nhiên , tôi không cần thiết phải chứng minh điều này với những kẻ có chỉ số Bo cao, nhưng hợm hĩnh - và - đối với đám đó - chỉ cần không có hạt của Chúa là đủ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2012 Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ? (Bài của GS Phạm Xuân Yêm) Posted on 24/07/2012 | 5 phản hồi Lời giới thiệu của PhamVietHung’s Home: CERN vừa tuyên bố đã khám phá ra một loại hạt giống như hạt Higgs. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại không chỉ đối với khoa học, mà có thể đối với nhận thức luận nói chung. PhamVietHung’s Home xin trân trọng giới thiệu bài viết “Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ?” của Giáo sư Phạm Xuân Yêm, đã đăng trên trang mạng Vietsciences ở Pháp: http://vietsciences.free.fr/ và sẽ ra mắt trên Khoa học & Tổ quốc tại Việt Nam trong số sắp tới. Dưới đây xin trích phần kết: Ý nghĩa của hiện tượng Higgs Nếu hiện tượng vừa khám phá ở CERN được kiểm chứng sau này phù hợp với những đặc tính của boson Higgs (spin 0, những kiểu phân rã và sản xuất đúng như tiên đoán của Mô Hình Chuẩn) thì chúng ta đang chứng kiến một chương cũ sắp khép và một trang sử mới đang ló dạng trong vật lý. Khép chương cũ vì đã hoàn tất một đoạn đường dài là tất cả 17 hạt cơ bản trong Hình 1 đều được thực nghiệm khám phá hết cả, không còn gì thiếu sót. Điều này khẳng định hơn bao giờ hết sự vững chắc của Mô Hình Chuẩn, một lý thuyết nền tảng, một hệ hình mà từ đây mọi phát triển sau này đều phải dựa vào để phát triển xa hơn nữa. Chương mới, vì cơ chế BEH thực sự lên ngôi, nó nhất quán, chính xác trên lý thuyết lại được thực nghiệm khẳng định. Cơ chế BEH này có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành khác, nó được sinh ra qua một hôn phối đặc biệt giữa hai ngành xa lạ: vật lý chất đông đặc (siêu dẫn) và vật lý hạt (lực yếu của neutrino), boson Higgs là hình ảnh của cặp Cooper liên kết hai electron. Cách tiếp cận quy giản của các nhà vật lý hạt qua sự tìm kiếm phương trình cơ bản, đã huởng thụ cách tiếp cận mở, hiệu dụng thiên về tìm kiếm những nghiệm số xấp xỉ của phương trình Maxwell đã biết sẵn, quả là một bài học phong phú của phương pháp luận. Chương mới, vì đây là lần đầu xuất hiện một hạt cơ bản duy nhất có spin 0 mang khối lượng cho vạn vật. Các hạt khác đều có spin khác 0: vật chất tượng trưng bởi quark và lepton có spin ½, boson chuẩn (lực nối kết và truyền tải thông tin để cho các viên gạch cơ bản của vật chất tương tác với nhau) có spin 1. Trường vô hướng Higgs tràn ngập trạng thái chân không của vũ trụ ngay từ thủa sơ khai Big Bang, tương tác đặc biệt của nó với vật chất là để cung cấp khối lượng cho chúng. Càng tương tác mạnh bao nhiêu với trường Higgs, vật chất lại càng được tăng khối lượng bấy nhiêu, tựa như người không biết bơi, càng vùng vẫy mạnh lại càng nặng thêm mà chìm xuống, càng bất động im hơi lại càng nổi bềnh bồng. Quan điểm về khối lượng có thể đổi khác từ nay, sự tương tác của vật chất với trường Higgs trong chân không lượng tử, một vũ đài náo nhiệt, mới chính là gốc nguồn của khối lượng. Một câu hỏi để tạm kết: Tuy trường Higgs mang khối lượng cho vạn vật, nhưng cái gì mang lại cho chính boson Higgs cái khối lượng 126 Gev/ c2 mà LHC vừa khám phá ra ? Đừng quên là khoảng 96% năng-khối lượng trong toàn vũ (mệnh danh là năng lượng tối và vật chất tối) hãy còn ở ngoài sự hiểu biết hiện nay của con người. Một chân trời mới “hậu Mô Hình Chuẩn” đầy triển vọng đang đón chờ đóng góp, giải đáp bởi thế hệ trẻ.Phạm Xuân Yêm 16.07.2012 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2012 Cho đến ngày hôm nay, các nhà khoa học ở CERN vẫn không công bố rõ ràng về trường Higg và hạt Higg mà họ cho là đã khám phá ra với khối lượng gần đúng với tiên đoán là 126gev. Lý thuyết để từ đó các nhà khoa học đi tìm hạt Higg với khối lượng đã xác định 126Gev đó sẽ phải giải thích khối lượng này ở đâu mà ra? Nếu không giải thích được thì lý thuyết này sẽ phải xem lại và người ta sẽ phải tìm một lý thuyết khác để giải thích hiện tượng đã phát hiện ở cỗ máy LHC mà được gọi là "gần giống với hạt Higg". Chúng tôi nhân danh Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, từ lâu đã xác định rằng: "Không có Hạt của Chúa" và sẵn sàng trao đổi với quí vị. Nếu quý vị quan tâm về vấn đề này. Còn nếu quí vị không quan tâm thì tôi cũng chỉ hy vọng quý vị ghi nhận hiện tương là: Có một lý thuyết mà nhân danh nó, có người xác định: "Không có Hạt của Chúa". PS: Không có lực cơ bản thứ 5. Thưa giáo sư Phạm Xuân Yêm. Cho dù trong tương lai 4 lực tương tác sẽ phải thay đổi nội dung của nó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2012 Chương mới, vì cơ chế BEH thực sự lên ngôi, nó nhất quán, chính xác trên lý thuyết lại được thực nghiệm khẳng định. Cơ chế BEH này có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành khác, nó được sinh ra qua một hôn phối đặc biệt giữa hai ngành xa lạ: vật lý chất đông đặc (siêu dẫn) và vật lý hạt (lực yếu của neutrino), boson Higgs là hình ảnh của cặp Cooper liên kết hai electron. Cách tiếp cận quy giản của các nhà vật lý hạt qua sự tìm kiếm phương trình cơ bản, đã huởng thụ cách tiếp cận mở, hiệu dụng thiên về tìm kiếm những nghiệm số xấp xỉ của phương trình Maxwell đã biết sẵn, quả là một bài học phong phú của phương pháp luận. Kính thưa quí vị. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt , bao trùm lên mọi lĩnh vực. Sự ứng dụng của nó trong tất cả những vấn đề thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và con người chính là sự thể hiện một lý thuyết thống nhất, nhất quán, có hệ thống và cũng đã được thực nghiệm khẳng định - không phải chỉ vài trăm năm - mà là suốt thời gian lịch sử văn minh nhân loại. Lý thuyết ấy - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định từ rất lâu rằng: 'Không có Hạt của Chúa". Share this post Link to post Share on other sites