Thiên Sứ

Có Hay Không Hạt Của Chúa?

208 bài viết trong chủ đề này

'Hạt của Chúa' có thể được công bố vào ngày mai.

VnExpress

Thứ ba, 3/7/2012, 12:19 GMT+7

Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) mời 5 nhà vật lý hàng đầu thế giới tới một sự kiện của họ vào ngày mai, động thái khiến giới phân tích đoán rằng phát hiện về "hạt của Chúa" sắp được công bố.

Posted Image

Hình minh họa quá trình va chạm giữa hai luồng hạt trong máy gia tốc hạt lớn. Các nhà khoa học hy vọng tìm thấy hạt Higgs nhờ sự va chạm giữa các luồng hạt. Ảnh: thejournal.ie.

Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo rằng họ đã tìm ra những bằng chứng cuối cùng về sự tồn tại của hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", sau khi phân tích dữ liệu từ hàng nghìn tỷ vụ va chạm hạt trong Tevatron - một máy gia tốc hạt có công suất lớn của Fermilab, BBC đưa tin.

Các nhà vật lý của CERN cũng đang sử dụng máy gia tốc hạt lớn - cỗ máy đồ sộ và phức tạp nhất hành tinh - để tìm kiếm hạt Higgs. Vì thế ban lãnh đạo của CERN muốn các nhà vật lý của họ thảo luận với các đồng nghiệp từ Fermilab để thống nhất mức độ đáng tin cậy trong dữ liệu của hai bên. Một số nhà vật lý tin rằng mức độ chính xác trong dữ liệu của Fermilab lên tới 99.99995%.

"Dữ liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy sự tồn tại của hạt Higgs, song chúng tôi cần kết quả từ các thực nghiệm trong Máy gia tốc hạt lớn tại châu Âu để kiểm chứng dữ liệu", Rob Roser, người phát ngôn của Fermilab, phát biểu.

Stefan Soldner-Rembold, giáo sư vật lý hạt của Đại học Manchester tại Anh, cho rằng bằng chứng về sự tồn tại của hạt Higgs đã đủ lớn.

"Mọi thứ chỉ ra rằng hạt Higgs hiện diện trong vũ trụ", ông nói.

Peter Higgs, giáo sư vật lý danh dự của Đại học Edinburgh tại Anh và là người đề ra học thuyết về "hạt của Chúa", cùng 4 nhà vật lý lỗi lạc khác được CERN mời tới một sự kiện vào ngày 4/7, Sunday Times cho hay.

Nhà vật lý Tom Kibble, giáo sư danh dự của Đại học Thực nghiệm London, cũng được mời, song ông không thể tham dự.

"Chắc CERN sắp công bố thông tin tích cực nào đó nên họ cần sự hiện diện của chúng tôi", Kibble dự đoán.

Nếu giới vật lý có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs - mảnh ghép cuối cùng trong mô hình chuẩn của vật lý hạt - thì phát hiện này sẽ là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong vòng 100 năm.

Giới khoa học tin rằng hạt Higgs giúp mọi loại hạt khác có khối lượng. Nếu các hạt không có khối lượng, chúng sẽ bay trong vũ trụ với vận tốc tương đương ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên hành tinh, ngôi sao, thiên hà và các dạng vật chất khác.

Mặc dù vậy, từ trước tới nay con người chưa bao giờ phát hiện hạt Higgs bằng thực nghiệm.

Minh Long

VnExpress

========================

Thiên Sứ tui cũng sẵn lòng chờ đến mai để xem "Hạt của Chúa!". Nếu ngày mai chưa đến thì đến ngày Tận Thế 21. 12. 2012 Thiên Sứ tui cũng tuyên bố thắng cuộc trong vấn đề xác định không có Hạt của Chúa - Cho dù các nhà khoa học không thừa nhận điều này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Hạt của Chúa' có thể được công bố vào ngày mai.

VnExpress

Thứ ba, 3/7/2012, 12:19 GMT+7

Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo rằng họ đã tìm ra những bằng chứng cuối cùng về sự tồn tại của hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", sau khi phân tích dữ liệu từ hàng nghìn tỷ vụ va chạm hạt trong Tevatron - một máy gia tốc hạt có công suất lớn của Fermilab, BBC đưa tin.

Các nhà vật lý của CERN cũng đang sử dụng máy gia tốc hạt lớn - cỗ máy đồ sộ và phức tạp nhất hành tinh - để tìm kiếm hạt Higgs. Vì thế ban lãnh đạo của CERN muốn các nhà vật lý của họ thảo luận với các đồng nghiệp từ Fermilab để thống nhất mức độ đáng tin cậy trong dữ liệu của hai bên. Một số nhà vật lý tin rằng mức độ chính xác trong dữ liệu của Fermilab lên tới 99.99995%.

"Dữ liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy sự tồn tại của hạt Higgs, song chúng tôi cần kết quả từ các thực nghiệm trong Máy gia tốc hạt lớn tại châu Âu để kiểm chứng dữ liệu", Rob Roser, người phát ngôn của Fermilab, phát biểu.

Stefan Soldner-Rembold, giáo sư vật lý hạt của Đại học Manchester tại Anh, cho rằng bằng chứng về sự tồn tại của hạt Higgs đã đủ lớn.

"Mọi thứ chỉ ra rằng hạt Higgs hiện diện trong vũ trụ", ông nói.

Peter Higgs, giáo sư vật lý danh dự của Đại học Edinburgh tại Anh và là người đề ra học thuyết về "hạt của Chúa", cùng 4 nhà vật lý lỗi lạc khác được CERN mời tới một sự kiện vào ngày 4/7, Sunday Times cho hay.

Nhà vật lý Tom Kibble, giáo sư danh dự của Đại học Thực nghiệm London, cũng được mời, song ông không thể tham dự.

"Chắc CERN sắp công bố thông tin tích cực nào đó nên họ cần sự hiện diện của chúng tôi", Kibble dự đoán.

Minh Long

VnExpress

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy chỉ 24 tiếng giờ đống hồ nữa là mọi chuyện sẽ ngã ngũ giữa "Có" hay "Không" - Hạt của Chúa.

Nói "Có!" gồm những nhà khoa học hàng đầu và là khoa học thực sự theo nghĩa đen của từ này - Chứ không phải thứ khoa học theo kiểu "hầu hết" và "cộng đồng".

Nói "Không" có một mình Thiên Sứ tôi nhân danh nền Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt một thời huy hoàng bền bờ nam sông Dương Tử.

Lúc nãy tôi không xem kỹ nội dung bài báo đăng trên VnExpress. Mà chỉ đọc lướt qua cái tựa đề và có nhận xét ở bài trên. Nhưng bây giờ rảnh một chút xem kỹ lại bài này thì ra nội dung của nó xác định khả năng tồn tại Hạt của Chúa đến 99.99995%.

Tuy nhiên, chỉ cần người ta nhìn thấy 1/ 100 hình dáng chiếc ô tô thì người ta đã khẳng định được sự tồn tại của chiếc ô tô - cho dù nó bị khuất 99 % còn lại. Ở đây là 99.99995% lại chưa thể khẳng định được có hay không Hạt của Chúa?!

Tôi tin rằng tôi đã đúng:

Ngày mai họ sẽ chỉ tiếp cận được một đống bầy nhầy được tạo ra như năm ngoái và đã được giải thích rằng: Cỗ máy LHC chưa hoạt động hết công xuất. Có chăng lần này với công xuất cực lớn của tốc độ va chạm thì cái đống bầy nhầy được tạo ra giữa hai hạt Proton đó nó tung tóe hơn. Nếu ngày mai kết quả thí nghiệm đúng như vậy và may mắn luận điểm của Thiên Sứ tôi được quan tâm thì tôi sẽ giải thích vì sao cái đống bầy nhầy ấy lại tung tóe hơn - nhưng vẫn cứ là bầy nhầy - khi sự va chạm có công xuất lớn hơn.

===============

PS/ Nếu "chẳng may" Thiên Sứ tôi đúng: "Không có Hạt của Chúa" và cũng chẳng ai quan tâm thì cũng đến ngày Tận Thế - 21. 12. 2012 - tôi sẽ công bố vắn tắt vì sao tôi đã xác định như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao con người truy lùng 'hạt của Chúa'?

VnExpress

Thứ tư, 4/7/2012, 11:56 GMT+7

Các chính phủ trên khắp thế giới đổ hàng chục tỷ USD cho nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs trong thập kỷ qua bởi nó có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng mà con người chưa thể giải thích.

Hạt của Chúa có thể sắp được công bố

Posted Image

Hàng tỷ USD đã được đổ vào các thử nghiệm trong máy gia tốc hạt lớn của CERN tại châu Âu. Ảnh: Discovery News.

Vào một ngày đẹp trời, bạn bước lên bàn cân để kiểm tra khối lượng cơ thể. Kim của bàn cân nhích tới số 60. Con số đó chính là lực hấp dẫn mà trái đất tác động lên cơ thể bạn. Lúc ấy, rất có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: Tại sao mọi sự vật có khối lượng nhưng ánh sáng không có? Cái gì khiến cơ thể bạn có khối lượng?

AP cho biết, trong nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào giả thuyết về một loại hạt để giải thích khối lượng của mọi vật trong vũ trụ. Đó là hạt Higgs. Leon Lederman, một nhà nghiên cứu từng đoạt giải Nobel Vật lý, gọi hạt Higgs là "hạt của Chúa". Ngày nay "hạt của Chúa" là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến.

Peter Higgs, một nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó là mảnh ghép còn thiếu trong Mô hình chuẩn – một trong những giả thuyết vật lý được chấp nhận rộng rãi nhất trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tuy là lý thuyết thành công, Mô hình chuẩn không giải thích được hiện tượng một số loại hạt (như photon) không có khối lượng, trong khi các loại hạt khác có khối lượng với mức độ không giống nhau. Nếu mọi hạt không có khối lượng, chúng sẽ di chuyển trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên khí, nước, hành tinh, ngôi sao và các dạng vật chất khác.

Giới khoa học tin vào sự tồn tại của hạt Higgs trong hơn 4 thập kỷ qua, song họ chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về nó. Để tìm ra bằng chứng, người ta phải đập vỡ các hạt cơ bản (như proton) rồi tìm kiếm hạt Higgs trong đống mảnh vỡ ấy. Các hạt cơ bản chỉ vỡ nếu chúng va vào nhau với vận tốc cực lớn. Chỉ những cỗ máy gia tốc khổng lồ mới có khả năng tạo ra lượng năng lượng đủ lớn để gây va chạm mạnh giữa các hạt. Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ đã tạo ra những cỗ máy như vậy. Nhưng hạt Higgs chỉ tồn tại trong thời gian cực ngắn. Vì thế, để chứng minh sự tồn tại của chúng, các nhà vật lý chỉ có thể dựa vào những dấu vết mà chúng để lại sau mỗi vụ va chạm giữa các hạt cơ bản. Các nhà vật lý của CERN và Fermilab đã thực hiện hàng nghìn tỷ vụ va chạm giữa các hạt để thu thập dữ liệu trong hơn 10 năm qua.

Posted Image

Để tìm ra hạt Higgs, các nhà khoa học phải đập vỡ các hạt cơ bản bằng cách cho chúng lao vào nhau với tốc độ cực lớn. Ảnh: MSNBC.

Nếu các nhà vật lý chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, họ cũng sẽ đập tan những luận điệu hoài nghi về sự tồn tại của vật chất tối - thứ có thể chiếm tới 3/4 thành phần vũ trụ. Nhưng hạt Higgs không chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ xa xôi, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống trên địa cầu.

"Với hạt Higgs, loài người sẽ có thêm một nguồn năng lượng mới và dồi dào. Ngoài ra hạt Higgs còn có thể giúp con người tạo nên những thành tựu công nghệ đột phá trong giao thông và viễn thông", Michio Kaku, một nhà vật lý của Đại học City tại Mỹ, phát biểu.

Hôm qua giới truyền thông đưa tin CERN đã mời Peter Higgs và 4 nhà vật lý hàng đầu thế giới tham dự một cuộc họp của họ tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Động thái này khiến giới quan sát hy vọng CERN sẽ công bố bằng chứng xác thực về sự tồn tại của hạt Higgs.

Các nhà vật lý hạt luôn giữ thái độ vô cùng cẩn trọng đối với mọi phát hiện, mặc dù họ khẳng định xác suất nhầm lẫn về mặt số liệu chỉ là 1/1,7 triệu. Do quá trình tìm kiếm hạt Higgs diễn ra ở cả Mỹ và châu Âu nên xác suất này giảm xuống còn 1/16.000. Tuy nhiên, cách thức kết hợp dữ liệu của hai nhóm nghiên cứu đang là vấn đề mà dư luận quan tâm.

"Kết hợp dữ liệu từ hai thử nghiệm về hạt là công việc phức tạp. Đó là nguyên nhân khiến nó tiêu tốn nhiều thời gian và cũng là lý do khiến chúng tôi không công bố kết quả kết hợp dữ liệu của CERN và Fermilab hôm 4/7", James Gillies, người phát ngôn của CERN, tuyên bố.

Minh Long

========================

Tôi nghĩ rằng các nhà khoa học sẽ không thể nào tin được, nếu như trên thế gian này lại không thể bắt đầu từ Hạt Của Chúa. Và họ đã bỏ tiền ra để tìm bằng được như các bạn đã thấy.

Còn tôi thì vận dụng tất cả sự hiểu biết của tôi về Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt trải 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử - thì không thể tưởng tượng nối - "Nếu thế gian này bắt đầu từ Hạt của Chúa thì nó sẽ tương tác thế nào để có một vũ trụ hình thù như hiện nay?".

Tin mới nhất do Trung Nhân tìm được thì các nhà khoa học đang nhóm họp tại Trung tâm CERN vào 8g sáng - giờ địa phương. Tương đương 12g trưa Việt Nam. Chúng ta sẽ chờ đến mai chắc sẽ có kết quả.

Nếu chẳng may tôi đúng thì sự hình thành vũ trụ này cần được giải thích bằng một lý thuyết khác. Miễn làm sao nó phù hợp với tất cả các hiện tượng quan sát được và không mâu thuẫn với những thành tựu khoa học đã được chứng nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy bằng chứng về "hạt của Chúa"?

03/07/2012 15:24

(TNO) Các nhà vật lý chuẩn bị thông báo về một bước đột phá trong hành trình tìm kiếm hạt Higgs, loại hạt thần thánh được mệnh danh là "hạt của Chúa" vì nó mang lại khối lượng và trật tự của vũ trụ.

Hôm 2.7, các nhà vật lý tại Phòng thí nghiệm máy gia tốc hạt quốc gia Fermi (Fermilab) ở bang Illinois của Mỹ, tiết lộ họ đã đến rất gần với việc chứng minh sự hiện hữu của hạt Higgs.

Thông báo của Fermilab được đưa ra hai ngày trước khi các nhà vật lý tại Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) chuẩn bị công bố khám phá của riêng họ trong cuộc săn lùng hạt Higgs, theo Reuters.

CERN là nơi chứa máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới LHC.

Posted Image

Máy gia tốc Tevatron ở Mỹ nhìn từ bên ngoài - Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học của Fermilab đã tìm thấy bằng chứng gợi ý về hạt Higgs trong mảnh vỡ của hàng nghìn tỉ vụ va chạm giữa các tia proton và phản proton trong 10 năm qua tại máy gia tốc Tevatron nay đã dừng hoạt động.

Tuy nhiên, bằng chứng vẫn chưa vượt qua được ngưỡng cửa khoa học của việc chứng minh khám phá về loại hạt này.

Theo đó, các mảnh vỡ từ va chạm gợi ý sự hiện hữu của hạt Higgs cũng có thể đến từ các hạt hạ nguyên tử khác.

Vì thế, thế giới vật lý đang trông đợi một kết quả dứt khoát trong cuộc họp báo của CERN vào ngày mai 4.7.

Nếu có thể chứng minh được sự hiện hữu của hạt Higgs, mảnh ghép còn thiếu cuối cùng trong mô hình chuẩn của vật lý, thông báo có thể được xếp ngang hàng với những đột phá khoa học quan trọng nhất của thế kỷ trước.

“Đây là câu trả lời tốt nhất mà chúng ta có vào lúc này. Dữ liệu của Tevatron chỉ ra một cách rõ ràng sự hiện hữu của hạt Higgs song cần phải có kết quả từ các cuộc thí nghiệm của máy gia tốc LHC ở châu Âu để chứng minh được một khám phá vững chắc”, nhà vật lý Rob Roser thuộc Fermilab phát biểu.

Các nhà vật lý không liên hệ với Fermilab cũng bày tỏ thái độ lạc quan thận trọng rằng loại hạt được săn lùng từ lâu nay cuối cùng đã lộ diện.

“Những gợi ý hấp dẫn từ Tevatron có vẻ như ủng hộ các kết quả được CERN công bố vào tháng 12 năm ngoái. Kết quả này đặc biệt quan trọng vì họ sử dụng một cách thức hoàn toàn khác và mang tính bổ sung trong việc truy tìm hạt Higgs”, tờ The Guardian dẫn lời giáo sư vật lý Dan Tovey tại Đại học Sheffield (Anh).

Trong khi đó, người phát ngôn của CERN James Gillies mô tả khám phá của Fermilab là “một kết quả tốt đẹp”, song ông nhanh chóng bổ sung: “Sẽ rất hấp dẫn khi chứng kiến nó có phù hợp với kết quả của CERN vào thứ tư (4.7) hay không. Tự nhiên sẽ là người phán xử cuối cùng vì vậy chúng ta cần phải kiên nhẫn hơn một chút trước khi biết được chắc chắn liệu chúng ta đã tìm thấy hạt Higgs hay chưa”.

Nhà khoa học Tom LeCompte thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne (Mỹ), người làm việc cho CERN và biết được kết quả nghiên cứu, tiết lộ ông tự tin hạt Higgs sẽ được kết luận có hiện hữu hay không trong năm nay.

Song ông không tiết lộ liệu kết quả được công bố trong vào ngày mai có mang tính dứt khoát hay không. “Tôi biết đó sẽ là năm 2012 song tôi không thể nói có phải vào tháng 7 hay không”, ông LeCompte nói.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác tỏ ra ít dè dặt hơn. “Đây sẽ là tuần lễ hồi hộp nhất trong lịch sử vật lý”, nhà vật lý lý thuyết Joe Lykken thuộc Fermilab phát biểu đầy hứng khởi.

Sơn Duân

=======================

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác tỏ ra ít dè dặt hơn. “Đây sẽ là tuần lễ hồi hộp nhất trong lịch sử vật lý”, nhà vật lý lý thuyết Joe Lykken thuộc Fermilab phát biểu đầy hứng khởi.

Đây là lần thứ hai tôi hồi hộp - Nhưng cường độ nhẹ. Lần thứ nhất là vụ thời tiết Đại Lễ 1000 năm Thăng Long. Đã bao giờ bạn không có một xu dính túi và đang đói. Nhưng bạn có vài tờ vé số để đi dò. Cảm giác hồi hộp lần này của tôi tương tự như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ,

Kính mời chú xem tường thuật trực tiếp tại đây:

http://translate.google.com/translate?sl=auto&tl=vi&js=n&prev=_t&hl=en&ie=UTF-8&layout=2&eotf=1&u=http%3A%2F%2Fwww.guardian.co.uk%2Fscience%2Fblog%2F2012%2Fjul%2F04%2Fhiggs-boson-discovered-live-coverage-cern

Cập nhật từng phút, nên cứ 5 phút chú nên đóng và mở lại trang trên

nguyên bản tiếng Anh:

http://news.discovery.com/space/tevatron-data-detects-higgs-boson-existence-120703.html

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

CERN công bố khám phá về "hạt của Chúa"

04/07/2012 15:32

(TNO) Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đã khám phá một hạt hạ nguyên tử mới giống loại hạt Higgs thần bí vốn được mệnh danh là "hạt của Chúa", bởi nó được cho là đóng vai trò quan trọng với sự hình thành vũ trụ.

Posted Image

Buổi hội thảo công bố khám phá về hạt Higgs của CERN - Ảnh: AFP

Loại hạt mới “giống với hạt Higgs được tìm kiếm lâu nay”, CERN thông báo tại một cuộc hội thảo ở Geneva, Thụy Sĩ, vào hôm nay, 4.7.

Tiếp tục cập nhật...

Sơn Duân

Định nghĩa về hạt Hạ Nguyên tử:

Hạt hạ nguyên tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Posted Image

Nguyên tử Hêli chứa hai proton (đỏ), hai neutron (lục) và hai electron (vàng).

Hạt hạ nguyên tử là một khái niệm để chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong các phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. Ví dụ: điện tử, proton, neutron là những hạt hạ nguyên tử thường được nhắc đến. Ngoài ra còn rất nhiều các hạt hạ nguyên tử khác trong vật lý hạt.

============================

Thế là thế nào nhỉ? Proton đã là hạt hạ nguyên tử. Sự bắn phá bằng cách cho những hạt hạ nguyên tử proton va chạm lại ra một hạt hạ nguyên tử khác? Ở đây có nhầm lẫn về khái niệm không? Hay các bản dịch đều sai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn đây là định nghĩa về hạt sơ cấp:

Hạt sơ cấp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hạt sơ cấp là những thực thể vi mô tồn tại như một hạt nguyên vẹn, đồng nhất, không thể tách thành các phần nhỏ hơn. Trong vật lý hiện đại, các hạt như các quark, lepton hay gauge boson là những hạt cơ bản. Trước đây những hạt nhân nguyên tử như các hạt photon, electron, positron, neutrino ... cũng từng được coi là hạt cơ bản.

Định nghĩa về Hạt của Chúa:

Hạt Higgs

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong vài thập kỷ qua, ngành vật lý hạt đã xây dựng được một mô hình lý thuyết chuẩn, tạo nên khuôn khổ về sự hiểu biết các hạttương tác cơ bản trong tự nhiên. Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho các hạt. Trường này có tên gọi là trường Higgs. Nó là hệ quả của lưỡng tính sóng-hạt trong cơ học lượng tử, và tất cả các trường lượng tử đều có một hạt cơ bản đi kèm. Hạt đi kèm với trường Higgs được gọi là hạt Higgs, hay boson Higgs, theo tên của nhà vật lý Peter Higgs.

Hạt Higgs còn được gọi là hạt của Chúa hay hạt Chúa trời, vì tầm quan trọng của nó trong vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm. Hạt Higgs nếu tồn tại sẽ chứng tỏ được sự tồn tại của vật chất tối (được cho là chiếm đến 3/4 vật chất trong vũ trụ).

Vì trường Higgs chịu trách nhiệm về khối lượng, việc các hạt cơ bản có khối lượng được nhiều nhà vật lý coi như một dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của trường Higgs. Giả sử hạt Higgs tồn tại, chúng ta có thể suy luận được ra khối lượng của nó dựa trên tác động mà nó tạo ra đối với thuộc tính của các hạt và trường khác.

Ngày 4 tháng 7 năm 2012, Fabiola Gianotti và Joseph Incandela, phát ngôn viên cho hai đội thí nghiệm độc lập ATLAS và CMS trình bày kết quả thực nghiệm của họ về boson Higgs tại LHC.[3] Họ xác nhận mức tin cậy "năm sigma" của bằng chứng về một hạt có đặc tính "tương đồng với boson Higgs", và họ thừa nhận rằng công việc tiếp theo là cần thiết để kết luận rằng nó có mọi đặc tính mà lý thuyết đã tiên đoán về boson Higgs.[4]

Ý tưởng cho sự tồn tại của hạt Higgs

Rất nhiều thí nghiệm thuộc lĩnh vực vật lý hạt trên thế giới đang tìm kiếm cơ chế tạo ra khối lượng. Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm hạt nhân CERNGeneva cũng như tại FermilabIllinois đang hy vọng tìm kiếm được cái họ gọi là "boson Higgs". Họ tin tưởng rằng nó là một hạt, cũng có thể là một tập hợp hạt mà chúng có thể tạo ra những hạt có khối lượng khác.

Ảnh hướng của nhóm (đám đông vây quanh) chính là cơ chế Higgs, được đưa ra bởi nhà vật lý người Anh Peter Higgs vào những năm 1960. Lý thuyết đưa ra giả thuyết cho rằng có một dạng lưới biểu trưng cho trường Higgs phủ đầy vũ trụ. Giống như trường điện từ, nó có ảnh hưởng tới những hạt di chuyển xuyên qua nó, nhưng nó cũng liên hệ với vật lý chất rắn. Các nhà khoa học biết rằng khi một electron đi qua một mạng tinh thể nguyên tử điện tích dương, khối lượng của electron có thể tăng lên gấp 40 lần. Điều này cũng có thể đúng với trường Higgs, khi một hạt di chuyển trong nó, nó sẽ bị bóp méo một chút - giống như đám đông vây quanh ngôi sao điện ảnh ở bữa tiệc - và truyền khối lượng cho hạt.

Câu hỏi về khối lượng là một vấn đề hóc búa, dẫn đến việc tồn tại hạt boson Higgs để phủ kín khoảng trống còn sót trong Mô Hình Chuẩn. Mô Hình Chuẩn miêu tả 3 trong 4 lực của tự nhiên: lực điện từ, lực tương tác mạnh, và lực tương tác yếu. Lực điện từ đã được biết một cách cặn kẽ trong nhiều thập kỷ qua. Hiện tại, các nhà vật lý dồn sự quan tâm sang lực hạt nhân mạnh, lực liên kết những phần của hạt nhân nguyên tử lại với nhau, và lực hạt nhân yếu, lực chi phối khả năng phóng xạ cũng như phản ứng tổng hợp hidro, một phản ứng quan trọng tạo ra năng lượng trong Mặt Trời.

Điện từ học miêu tả sự tương tác giữa các hạt và photon, hình thành những bó (packet) nhỏ của bức xạ điện từ. Tương tự, lực hạt nhân yếu miêu tả cách thức hai hạt boson Wboson Z tương tác với các electron, quark, neutron... Có một sự khác nhau rõ ràng giữa hai tương tác này: photon không có khối lượng, trong khi khối lượng của W và Z lại khá lớn (khoảng 100 lần so với khối lượng của proton). Trong thực tế chúng là một trong những hạt có khối lượng lớn nhất từng biết.

Khuynh hướng đầu tiên là giả sử rằng boson W và boson Z dễ dàng tồn tại và tương tác với những hạt cơ bản khác. Nhưng trên cơ sở toán học, khối lượng lớn của boson W và boson Z mang đến sự mâu thuẫn trong Mô Hình Chuẩn. Để giải thích cho điều này, các nhà vậy lý cho rằng phải có ít nhất một hạt khác - đó là boson Higgs.

Những lý thuyết đơn giản nhất dự đoán rằng có một boson Higgs, nhưng những lý thuyết khác lại cho rằng có nhiều hơn. Trong thực tế, quá trình tìm kiếm hạt Higg là một trong những sự việc hào hứng nhất trong nghiên cứu, bởi vì nó có thể dẫn đến những khám phá mới, hoàn chỉnh vật lý hạt. Một số nhà lý thuyết nói rằng nó có thể mang ánh sáng đến cho toàn bộ những dạng tương tác mạnh mới, và số khác tin tương rằng việc nghiên cứu sẽ khám phá ra một vật lý cơ bản đối xứng mang tên "siêu đối xứng".

Trước hết, các nhà khoa học muốn xác định phải chăng boson Higg thực sự tồn tại? Quá trình tìm kiếm đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước, tại cả hai phòng nghiên cứu CERN tại GenevaFermilabIllinois. Để tìm kiếm các hạt này, các nhà nghiên cứu phải thực hiện va chạm những hạt khác với nhau ở vận tốc cực lớn. Nếu năng lượng từ sự va chạm này đủ lớn, nó có thể chuyển sang những hạt vật chất nhỏ hơn - có thể là boson Higgs. Những hạt này chỉ tồn tại ở một thời gian ngắn, sau đó phân rã thành các hạt khác. Vì thế, để chứng minh cho sự xuất hiện của hạt Higgs trong sự va chạm, các nhà nghiên cứu phải tìm được bằng chứng dựa vào các hạt nó sẽ phân rã ra.

=================

Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho các hạt.

Cái này thì lý học giải thích rằng: Đó là do khí tụ thành hình.

Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã đưa một định nghĩa về bản chất của khí. Và trong Lý học thì Khí cũng được phân loại rất phức tạp và đa dạng. Nó giải thích sự tồn tại của nhiều loại hạt khác nhau và tạo ra khối lượng của các loại hạt ấy. Nhưng Lý học cũng xác định rằng không phải cứ có khí thì hình sẽ được tạo ra. Nó phải có điều kiện cần và đủ. Nó tương tự như không phải tất cả các con tinh trùng đều có thể thụ tinh với trứng. Chỉ có một con thôi.

Các nhà nghiên cứu sinh học chắc biết rằng: Việc chỉ có một con tinh trùng thụ tinh với trứng là một trong những điều bí ẩn.

Cập nhật liên tục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CERN công bố khám phá về "hạt của Chúa"

04/07/2012 15:32

(TNO) Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đã khám phá một hạt hạ nguyên tử mới giống loại hạt Higgs thần bí vốn được mệnh danh là "hạt của Chúa", bởi nó được cho là đóng vai trò quan trọng với sự hình thành vũ trụ.

Loại hạt mới "giống với hạt Higgs được tìm kiếm lâu nay", CERN thông báo tại một cuộc hội thảo ở Geneva, Thụy Sĩ, vào hôm nay, 4.7.

Posted Image

Buổi hội thảo công bố khám phá về hạt Higgs của CERN - Ảnh: AFP

Các nhà khoa học trên thế giới vốn truy tìm hạt Higgs trong gần một nửa thế kỷ qua nhằm giải thích cách vật chất có được khối lượng.

"Chúng tôi đã đạt được một cột mốc trong sự hiểu biết về tự nhiên", Tổng giám đốc CERN Rolf Heuer phát biểu.

"Khám phá về hạt giống với hạt Higgs mở đường cho những nghiên cứu chi tiết hơn, đòi hỏi các thống kê rộng lớn hơn, vốn sẽ xác định rõ ràng các đặc tính của loại hạt mới và chắc chắn sẽ soi rọi ánh sáng vào những bí ẩn khác của vũ trụ", ông Heuer nói tiếp.

Việc khám phá hạt Higgs sẽ củng cố Mô hình Chuẩn, một lý thuyết mô tả mọi loại hạt, lực và sự tương tác vốn hình thành nên vũ trụ.

Tuy nhiên, lý thuyết được chấp nhận rộng rãi này có một vài lỗ hổng và lỗ hổng lớn nhất là tại sao một số loại hạt có khối lượng còn những hạt khác thì không.

Được nhà vật lý người Anh Peter Higgs nêu ra vào năm 1964, hạt Higgs được cho là tồn tại trong một trường vô hình tồn tại khắp nơi do vụ nổ Big Bang tạo ra cách đây khoảng 13,7 tỉ năm.

Khi một số loại hạt va chạm với hạt Higgs, chúng sẽ di chuyển chậm lại và có được khối lượng, theo lý thuyết nói trên.

Theo AFP, CERN đã sử dụng một phòng thí nghiệm lớn nơi các hạt proton va vào nhau với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, sinh ra những mảnh vỡ hạ nguyên tử được quan sát kỹ càng nhằm tìm dấu hiệu thoáng qua của hạt Higgs.

Nhiệm vụ này cực kỳ gay go vì có hàng nghìn tỉ tín hiệu xảy ra giữa các loại hạt có khối lượng khác nhau.

Trong nhiều năm qua, hàng tỉ USD đã được đổ ra và hàng chục nghìn nhà vật lý đã lao vào truy tìm hạt Higgs.

Hai nhóm thí nghiệm độc lập của CERN đã tìm thấy loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ 125 Gigaelectronvolt (GeV - một proton có khối lượng khoảng 0,938 GeV).

Cả hai thông báo kết quả của họ đạt mức "5 sigma", nghĩa là chỉ có 0,00006% cơ hội khám phá của họ sai lạc.

Theo BBC, những tràng vỗ tay lớn đã vang lên trong khán phòng khi CERN công bố khám phá.

Được CERN mời tới tham dự cuộc hội thảo, nhà khoa học Peter Higgs đã bật khóc khi chứng kiến khám phá mới.

"Tôi chưa từng trông đợi nó xảy ra trong cuộc đời mình và sẽ nói gia đình đặt một số chai champagne vào tủ lạnh", ông Higgs phát biểu.

Sơn Duân

===================

Tôi vốn không phải chuyên gia về vật lý và càng không có chuyên môn sâu về môn này. Tôi chỉ có thể xem xét dựa trên tính cấu trúc hợp lý trong nội hàm một học thuyết nào đó để xác định tính đúng đắn của nó. Có một người bạn chuyên ngành về Vật lý cho biết những thông tin trên báo chí về hiện tượng và vấn đề liên quan đến hạt Higgs không phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Có thể sự việc đang xảy ra như vậy trên thực tế. Nhưng nếu như tôi hiểu rằng: "Các nhà vật lý đang đi tìm một dạng tồn tại khởi nguyên của vật chất có khối lượng mà họ gọi là hạt Higgs và chính là cấu trúc ban đầu cho tất cả các loại hạt" - thì tôi xác định rằng: Không có loại hạt này.

Sự tìm hiểu và suy nghiệm của tôi về Lý học Đông phương với hệ thống lý thuyết của nó - theo cá nhân tôi - có tính chặt chẽ và hợp lý đến mức không thể có chỗ cho hạt Higgs tồn tại. Nếu nó đúng như tôi hiểu ở trên.

Nếu như các nhà vật lý chuyên môn sâu xác định rằng: Tôi đã hiểu sai về khái niệm hạt Higgs và hạt Higgs được hiểu theo một khái niệm khác thì - Hoặc là mọi chuyện sẽ chấm dứt ở đây; hoặc là cá nhân tôi sẽ tiếp tục có những nhận xét về vấn đề mới nẩy sinh.

Ông Higgs phát biểu.

"Tôi chưa từng trông đợi nó xảy ra trong cuộc đời mình và sẽ nói gia đình đặt một số chai champagne vào tủ lạnh",

Như vậy ngày hôm nay, theo các nhà khoa học ở CERN, họ vẫn còn 0.00006% có thể sai và họ vẫn chưa xác định được hạt Higgs.

Nhưng tiếc thay! Trong vũ trụ mênh mông này tỷ số trên là quá lớn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao con người truy lùng 'hạt của Chúa'?

Các chính phủ trên khắp thế giới đổ hàng chục tỷ USD cho nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs trong thập kỷ qua bởi nó có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng mà con người chưa thể giải thích.

Posted Image

Hàng tỷ USD đã được đổ vào các thử nghiệm trong máy gia tốc hạt lớn của CERN tại châu Âu. Ảnh: Discovery News.

Vào một ngày đẹp trời, bạn bước lên bàn cân để kiểm tra khối lượng cơ thể. Kim của bàn cân nhích tới số 60. Con số đó chính là lực hấp dẫn mà trái đất tác động lên cơ thể bạn. Lúc ấy, rất có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: Tại sao mọi sự vật có khối lượng nhưng ánh sáng không có? Cái gì khiến cơ thể bạn có khối lượng?

AP cho biết, trong nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào giả thuyết về một loại hạt để giải thích khối lượng của mọi vật trong vũ trụ. Đó là hạt Higgs. Leon Lederman, một nhà nghiên cứu từng đoạt giải Nobel Vật lý, gọi hạt Higgs là "hạt của Chúa". Ngày nay "hạt của Chúa" là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến.

Peter Higgs, một nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó là mảnh ghép còn thiếu trong Mô hình chuẩn – một trong những giả thuyết vật lý được chấp nhận rộng rãi nhất trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tuy là lý thuyết thành công, Mô hình chuẩn không giải thích được hiện tượng một số loại hạt (như photon) không có khối lượng, trong khi các loại hạt khác có khối lượng với mức độ không giống nhau. Nếu mọi hạt không có khối lượng, chúng sẽ di chuyển trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên khí, nước, hành tinh, ngôi sao và các dạng vật chất khác.

Giới khoa học tin vào sự tồn tại của hạt Higgs trong hơn 4 thập kỷ qua, song họ chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về nó. Để tìm ra bằng chứng, người ta phải đập vỡ các hạt cơ bản (như proton) rồi tìm kiếm hạt Higgs trong đống mảnh vỡ ấy. Các hạt cơ bản chỉ vỡ nếu chúng va vào nhau với vận tốc cực lớn. Chỉ những cỗ máy gia tốc khổng lồ mới có khả năng tạo ra lượng năng lượng đủ lớn để gây va chạm mạnh giữa các hạt. Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ đã tạo ra những cỗ máy như vậy. Nhưng hạt Higgs chỉ tồn tại trong thời gian cực ngắn. Vì thế, để chứng minh sự tồn tại của chúng, các nhà vật lý chỉ có thể dựa vào những dấu vết mà chúng để lại sau mỗi vụ va chạm giữa các hạt cơ bản. Các nhà vật lý của CERN và Fermilab đã thực hiện hàng nghìn tỷ vụ va chạm giữa các hạt để thu thập dữ liệu trong hơn 10 năm qua.

Posted Image

Để tìm ra hạt Higgs, các nhà khoa học phải đập vỡ các hạt cơ bản bằng cách cho chúng lao vào nhau với tốc độ cực lớn. Ảnh: MSNBC.

Nếu các nhà vật lý chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, họ cũng sẽ đập tan những luận điệu hoài nghi về sự tồn tại của vật chất tối - thứ có thể chiếm tới 3/4 thành phần vũ trụ. Nhưng hạt Higgs không chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ xa xôi, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống trên địa cầu.

"Với hạt Higgs, loài người sẽ có thêm một nguồn năng lượng mới và dồi dào. Ngoài ra hạt Higgs còn có thể giúp con người tạo nên những thành tựu công nghệ đột phá trong giao thông và viễn thông", Michio Kaku, một nhà vật lý của Đại học City tại Mỹ, phát biểu.

Hôm qua giới truyền thông đưa tin CERN đã mời Peter Higgs và 4 nhà vật lý hàng đầu thế giới tham dự một cuộc họp của họ tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Động thái này khiến giới quan sát hy vọng CERN sẽ công bố bằng chứng xác thực về sự tồn tại của hạt Higgs.

Các nhà vật lý hạt luôn giữ thái độ vô cùng cẩn trọng đối với mọi phát hiện, mặc dù họ khẳng định xác suất nhầm lẫn về mặt số liệu chỉ là 1/1,7 triệu. Do quá trình tìm kiếm hạt Higgs diễn ra ở cả Mỹ và châu Âu nên xác suất này giảm xuống còn 1/16.000. Tuy nhiên, cách thức kết hợp dữ liệu của hai nhóm nghiên cứu đang là vấn đề mà dư luận quan tâm.

"Kết hợp dữ liệu từ hai thử nghiệm về hạt là công việc phức tạp. Đó là nguyên nhân khiến nó tiêu tốn nhiều thời gian và cũng là lý do khiến chúng tôi không công bố kết quả kết hợp dữ liệu của CERN và Fermilab hôm 4/7", James Gillies, người phát ngôn của CERN, tuyên bố.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Một người bạn của tôi chuyên ngành về vật lý với học vị cao, đã cho rằng những thông tin trên báo chí về bản chất của loại hạt của Chúa đã sai lệch. Theo bạn tôi thì:

Boson Higgs không phải là hạt nhỏ nhất, nó tồn tại như thuộc tính lượng tử hóa, nó hơi giống như Qi , tức là chỉ có ý nghĩa khi có tương tác thôi anh ạ .

Vâng! Như vậy tôi cần nói rõ hơn rằng:

Nếu như Hạt của Chúa được coi là cấu trúc vật chất duy nhất trong lịch sử vận động từ khởi nguyên của vũ trụ là tiền đề để tạo nên tất cả các dạng cấu trúc có khối lượng, hoặc lưỡng tính sóng hạt - thì - nhân danh nền lý học Đông phương thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử - Tôi xác định không thể có loại hạt này.

Hay nói cách khác:

Nền Lý học Đông phương nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử không sai, khi xác định:

Không thể có một loại cấu trúc vật chất được hình thành trong lịch sử tiến hóa của vũ trụ là cơ sở cho tất cả các cấu trúc vật chất có khối lượng - dù rất nhỏ với khái niệm "hạt", hay "lưỡng tính sóng - hạt" sau đó.

Topic này lập ra chỉ để xác định điều đó.

Còn nếu như không phải như thế thì sự khẳng định này chỉ để cho những tham vọng đi tìm một loại hạt như vậy trong tương lai.

Nhưng. qua phương pháp tiếp cận để khám phá bản chất của vũ trụ như những nhà khoa học hàng đầu với đẳng cấp quốc tế hiện nay đang làm với hạt Higgs, tôi cho rằng: Nền khoa học hiện đại đang đi đến sự bế tắc - nếu định nghĩa về Hạt Của Chúa mà anh bạn tôi đưa ra là đúng trong trường hợp:

Hạt của Chúa chỉ là một trong số những hạt có thuộc tính lượng tử, cần tìm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng xin nói rõ thêm rằng:

Theo Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt thì:

Cấu trúc vật chất mang tính "duy nhất", chỉ có "một" và là tiền đề cho tất cả những gì có trong vũ trụ hiện nay - từ những hạt cơ bản đến thiên hà khổng lồ... chỉ có ở dạng khởi nguyên của vũ trụ: Giây 0.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông hoàng vật lý mất tiền vì 'hạt của Chúa'

Giáo sư Stephen Hawking hôm qua tiết lộ việc các nhà vật lý tìm ra hạt có đặc điểm giống hạt của Chúa khiến ông mất 100 USD trong một vụ cá cược.

> Hawking từng là học sinh lười

> Công bố hạt có đặc điểm giống "hạt của Chúa"

Posted Image

Stephen Hawking không nghĩ rằng các nhà vật lý sẽ tìm ra "hạt của Chúa". Ảnh: aktuality.sk.

Trong buổi trả lời phỏng vấn của BBC hôm 4/7, giáo sư Hawking nói rằng phát hiện ra hạt mới có đặc điểm giống hạt Higgs là một thành tựu quan trọng và Peter Higgs, người đã đề xướng giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước, xứng đáng nhận giải Nobel.

“Điều đáng tiếc là những đột phá vĩ đại trong vật lý thường tới từ những kết quả thử nghiệm mà chúng ta không mong đợi. Vì lý do đó mà tôi đã cá cược 100 USD với giáo sư vật lý Gordon Kane của Đại học Michigan rằng con người sẽ không bao giờ tìm thấy hạt Higgs. Có vẻ như tôi vừa mất 100 USD”, Hawking kể.

Sau quá trình săn lùng hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", trong gần 5 thập kỷ, hôm qua các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo họ tìm thấy một loại hạt hạ nguyên tử mới có những đặc tính giống hạt Higgs. Bằng chứng về hạt Higgs lộ diện sau khi họ thực hiện tới 500 nghìn tỷ vụ va chạm giữa các luồng hạt cơ bản trong máy gia tốc hạt lớn (LHC) của CERN.

Hawking nói rằng phát hiện về hạt mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. “Nếu quá trình phân rã và các phản ứng khác của loại hạt này diễn ra theo đúng giả thuyết về hạt Higgs, nó sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy đối với Mô hình chuẩn của vật lý hạt – giả thuyết mà con người sử dụng để giải thích mọi thí nghiệm vật lý”, vị giáo sư giải thích.

Song hai nhóm săn lùng hạt Higgs của CERN và Fermilab tỏ ra cực kỳ thận trọng với phát hiện của họ. Thái độ thận trọng thể hiện ở việc họ không sử dụng từ “phát hiện” khi công bố bằng chứng về sự tồn tại của hạt mới. Họ chỉ nói phát hiện đó đang đưa họ tới gần hạt Higgs hơn bao giờ hết.

“Tôi nghĩ mọi nhà vật lý không tham gia vào quá trình săn lùng hạt Higgs sẽ nói bằng chứng về hạt giống như một phát hiện. Chúng tôi đã tìm ra một thứ có đặc điểm giống hạt Higgs”, John Ellis, giáo sư vật lý người Anh làm việc cho CERN từ thập niên 70, phát biểu.

Stephen Hawking được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Nhà vật lý 70 tuổi từng giữ vị trí giáo sư toán Lucasian tại Đại học Cambridge, Anh - chức danh mà Newton từng đảm nhiệm, trước khi nghỉ hưu năm ngoái.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

....

Hay nói cách khác:

Nền Lý học Đông phương nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử không sai, khi xác định:

Không thể có một loại cấu trúc vật chất được hình thành trong lịch sử tiến hóa của vũ trụ là cơ sở cho tất cả các cấu trúc vật chất có khối lượng - dù rất nhỏ với khái niệm "hạt", hay "lưỡng tính sóng - hạt" sau đó.

Topic này lập ra chỉ để xác định điều đó."

Theo Học Thuyết Âm Dương của Lý Học Đông Phương thì: Nếu như vật chất tạo ra năng lượng thì năng lượng phải tạo ra vật chất. Trong thực tế bằng thực nghiệm con người đã chứng minh được vật chất quả thực đã tạo ra năng lượng và năng lượng đã tạo ra vật chất. Cho nên người ta mới đi tìm Hạt có tính chất chuyển năng lượng thành khối lượng (tức vật chất) trong thế giới tự nhiên. Còn Hạt này nhỏ đến mức nào (nếu nó thực sự tồn tại) và những Hạt nào có thể tạo nên Hạt này thì đợi đến "Hạ Hồi Phân Giải". Theo tôi chắc là "Khí" mà anh Thiên Sứ thường đề cập tới trong Lý Học Đông Phương tạo nên Hạt này chăng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông hoàng vật lý mất tiền vì 'hạt của Chúa'

Giáo sư Stephen Hawking hôm qua tiết lộ việc các nhà vật lý tìm ra hạt có đặc điểm giống hạt của Chúa khiến ông mất 100 USD trong một vụ cá cược.

> Hawking từng là học sinh lười

> Công bố hạt có đặc điểm giống "hạt của Chúa"

Posted Image

Stephen Hawking không nghĩ rằng các nhà vật lý sẽ tìm ra "hạt của Chúa". Ảnh: aktuality.sk.

Trong buổi trả lời phỏng vấn của BBC hôm 4/7, giáo sư Hawking nói rằng phát hiện ra hạt mới có đặc điểm giống hạt Higgs là một thành tựu quan trọng và Peter Higgs, người đã đề xướng giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước, xứng đáng nhận giải Nobel.

“Điều đáng tiếc là những đột phá vĩ đại trong vật lý thường tới từ những kết quả thử nghiệm mà chúng ta không mong đợi. Vì lý do đó mà tôi đã cá cược 100 USD với giáo sư vật lý Gordon Kane của Đại học Michigan rằng con người sẽ không bao giờ tìm thấy hạt Higgs. Có vẻ như tôi vừa mất 100 USD”, Hawking kể.

Sau quá trình săn lùng hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", trong gần 5 thập kỷ, hôm qua các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo họ tìm thấy một loại hạt hạ nguyên tử mới có những đặc tính giống hạt Higgs. Bằng chứng về hạt Higgs lộ diện sau khi họ thực hiện tới 500 nghìn tỷ vụ va chạm giữa các luồng hạt cơ bản trong máy gia tốc hạt lớn (LHC) của CERN.

Hawking nói rằng phát hiện về hạt mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. “Nếu quá trình phân rã và các phản ứng khác của loại hạt này diễn ra theo đúng giả thuyết về hạt Higgs, nó sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy đối với Mô hình chuẩn của vật lý hạt – giả thuyết mà con người sử dụng để giải thích mọi thí nghiệm vật lý”, vị giáo sư giải thích.

Song hai nhóm săn lùng hạt Higgs của CERN và Fermilab tỏ ra cực kỳ thận trọng với phát hiện của họ. Thái độ thận trọng thể hiện ở việc họ không sử dụng từ “phát hiện” khi công bố bằng chứng về sự tồn tại của hạt mới. Họ chỉ nói phát hiện đó đang đưa họ tới gần hạt Higgs hơn bao giờ hết.

“Tôi nghĩ mọi nhà vật lý không tham gia vào quá trình săn lùng hạt Higgs sẽ nói bằng chứng về hạt giống như một phát hiện. Chúng tôi đã tìm ra một thứ có đặc điểm giống hạt Higgs”, John Ellis, giáo sư vật lý người Anh làm việc cho CERN từ thập niên 70, phát biểu.

Stephen Hawking được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Nhà vật lý 70 tuổi từng giữ vị trí giáo sư toán Lucasian tại Đại học Cambridge, Anh - chức danh mà Newton từng đảm nhiệm, trước khi nghỉ hưu năm ngoái.

Minh Long

===================

Kính thưa quí vị quan tâm.

Từ một hệ quy chiếu nào để ông SW. Hawking xác định rằng sẽ không thể tìm ra Hạt của Chúa - và ông có thể thua 100 Dollar - thì tôi không biết. Nhưng thực tế thì ông chưa thua . Vì chưa có một sự xác định chắc chắn.

Nhưng trước sau tôi vẫn khẳng định những gì tôi đã trình bày ở đây và tôi xác định một lần nữa như những điều tôi đã nói ở trên. Tôi cũng xin cược 100 dollar cho quan niệm của tôi.

Nếu vụ cá cược này đích danh là Hạt của Chúa mà các nhà khoa học đang tìm kiếm thì cần trao đổi rõ hơn khái niệm Hạt của Chúa là gì. Sau khi trao đổi rõ ràng thì hoặc là tôi sẽ không cá cược và chúc họ thành công - Ngược lại, nếu việc đi tìm 'Hạt của Chúa' theo nghĩa là hạt tạo tất cả những cấu trúc vật chất có khối lượng, hoặc lưỡng tính sóng hạt sẽ không phù hợp với thuyết Âm Dương Ngũ hành - theo cách hiểu của tôi - thì vụ cá cược vẫn thực hiện.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Một người bạn của tôi chuyên ngành về vật lý với học vị cao, đã cho rằng những thông tin trên báo chí về bản chất của loại hạt của Chúa đã sai lệch. Theo bạn tôi thì:

Boson Higgs không phải là hạt nhỏ nhất, nó tồn tại như thuộc tính lượng tử hóa, nó hơi giống như Qi , tức là chỉ có ý nghĩa khi có tương tác thôi anh ạ .

Vâng! Như vậy tôi cần nói rõ hơn rằng:

Nếu như Hạt của Chúa được coi là cấu trúc vật chất duy nhất trong lịch sử vận động từ khởi nguyên của vũ trụ là tiền đề để tạo nên tất cả các dạng cấu trúc có khối lượng, hoặc lưỡng tính sóng hạt - thì - nhân danh nền lý học Đông phương thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử - Tôi xác định không thể có loại hạt này.

Hay nói cách khác:

Nền Lý học Đông phương nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử không sai, khi xác định:

Không thể có một loại cấu trúc vật chất được hình thành trong lịch sử tiến hóa của vũ trụ là cơ sở cho tất cả các cấu trúc vật chất có khối lượng - dù rất nhỏ với khái niệm "hạt", hay "lưỡng tính sóng - hạt" sau đó.

Topic này lập ra chỉ để xác định điều đó.

Còn nếu như không phải như thế thì sự khẳng định này chỉ để cho những tham vọng đi tìm một loại hạt như vậy trong tương lai.

Nhưng. qua phương pháp tiếp cận để khám phá bản chất của vũ trụ như những nhà khoa học hàng đầu với đẳng cấp quốc tế hiện nay đang làm với hạt Higgs, tôi cho rằng: Nền khoa học hiện đại đang đi đến sự bế tắc - nếu định nghĩa về Hạt Của Chúa mà anh bạn tôi đưa ra là đúng trong trường hợp:

Hạt của Chúa chỉ là một trong số những hạt có thuộc tính lượng tử, cần tìm.

Tôi cũng xin nói rõ thêm rằng:

Theo Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt thì:

Cấu trúc vật chất mang tính "duy nhất", chỉ có "một" và là tiền đề cho tất cả những gì có trong vũ trụ hiện nay - từ những hạt cơ bản đến thiên hà khổng lồ... chỉ có ở dạng khởi nguyên của vũ trụ: Giây 0.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Học Thuyết Âm Dương của Lý Học Đông Phương thì: Nếu như vật chất tạo ra năng lượng thì năng lượng phải tạo ra vật chất. Trong thực tế bằng thực nghiệm con người đã chứng minh được vật chất quả thực đã tạo ra năng lượng và năng lượng đã tạo ra vật chất. Cho nên người ta mới đi tìm Hạt có tính chất chuyển năng lượng thành khối lượng (tức vật chất) trong thế giới tự nhiên. Còn Hạt này nhỏ đến mức nào (nếu nó thực sự tồn tại) và những Hạt nào có thể tạo nên Hạt này thì đợi đến "Hạ Hồi Phân Giải". Theo tôi chắc là "Khí" mà anh Thiên Sứ thường đề cập tới trong Lý Học Đông Phương tạo nên Hạt này chăng ?

Anh Vu Long thân mến.

Theo hiểu biết của tôi về Lý học nhân danh nền văn hiến Việt ( Lý học ghi nhận trong sách Tàu thì không có cửa để nói chuyện với khoa học hiện đại) - thì - Khí là một khái niệm chỉ xuất hiện khi có trạng thái tương tác. Bởi vậy sau "giây 0" của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành, thì khí đã xuất hiện gần như đồng thời với trạng thái Lưỡng Nghi - mà thuyết Âm Dương Ngũ hành đã miêu tả. Và cũng gần như ngay lập tức, trạng thái gọi là Ngũ hành xuất hiện, đồng thời tạo ra hiện tượng bùng nổ trong vũ trụ với năng lượng cực lớn. Đây chính là điều mà Lý học Đông phương gọi là trạng thái "hỗn độn" và tương đồng với khoa học hiện đại gọi là sự bùng nổ trong vũ trụ....Tất cả những điều này Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định rằng: Chỉ xảy ra trong thời gian cực ngắn và nhỏ hơn 1 / 10 lũy thừa âm 47 giây - tức trần thời gian mà khoa học hiện đại nói tới.

Như vậy, về lý thuyết - tất nhiên là lý thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - thì - không thể xuất hiện một dạng tồn tại vật chất là tiền đề cho tất cả các loại cấu trúc nhỏ nhất có trọng lượng của vật chất, dù gọi tên nó là gì đi chăng nữa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin nói rõ hơn thế này:

Nếu Hạt của Chúa được quan niệm là hạt khởi nguyên duy nhất tạo nên tất cả các dạng tồn tại của vật chất nhỏ nhất có khối lượng thì sẽ chắng bao giờ có loại hạt này.

Nếu Hạt của Chúa chỉ là một trong những vi hạt cần tìm kiếm để bổ sung cho sự thiếu vắng một loại vi hạt trong nhiều vi hạt đã biết thì tôi chúc họ thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Học Thuyết Âm Dương của Lý Học Đông Phương thì: Nếu như vật chất tạo ra năng lượng thì năng lượng phải tạo ra vật chất. Trong thực tế bằng thực nghiệm con người đã chứng minh được vật chất quả thực đã tạo ra năng lượng và năng lượng đã tạo ra vật chất. Cho nên người ta mới đi tìm Hạt có tính chất chuyển năng lượng thành khối lượng (tức vật chất) trong thế giới tự nhiên. Còn Hạt này nhỏ đến mức nào (nếu nó thực sự tồn tại) và những Hạt nào có thể tạo nên Hạt này thì đợi đến "Hạ Hồi Phân Giải". Theo tôi chắc là "Khí" mà anh Thiên Sứ thường đề cập tới trong Lý Học Đông Phương tạo nên Hạt này chăng ?

Theo tôi, nó không phải là Khí.

Đồng thời, trong thế giới Hậu thiên, nó bất hiện hữu mặc dù vẫn đang tồn tại trong vạn vật và... ngay trong Khí.

"Khí" là tôi nói cho vui thôi chứ thực chất cái nào đóng vai trò chuyển đổi từ năng lượng thành khối lượng (mà chúng ta quen gọi là vật chất) cho dù nó ở dưới bất kỳ dạng nào cũng được (hạt, vi hạt, siêu vi hạt...), đó chính là cái mà người ta đang gọi là "Hạt Của Chúa". Rõ ràng thực tế người ta đã chứng minh được Năng lượng và Khối lượng chuyển đổi được cho nhau và điều này đã theo đúng "Học Thuyết Âm Dương" : "Âm đến cùng kiệt thì sinh Dương còn Dương đến cùng kiệt thì sinh Âm". Do vậy nếu như chúng ta không thừa nhận Hạt này tồn tại thì "Học Thuyết Âm Dương" còn đâu giá trị nữa.

Nói một cách dễ hiểu là nếu như chỉ có vật chất chuyển thành năng lượng (như Mặt Trời của chúng ta) mà không có chiều ngược lại là năng lượng chuyển đổi thành khối lượng (để tạo thành các mặt Trời mới) thì tất cả các mặt trời trong vũ trụ đã tắt ngấm từ lâu rồi (khi nhiên liệu giúp cho sự cháy của chúng đã hết - vì thời gian là vô tận). Nếu đúng như vậy thì bây giờ bầu trời chắc chỉ còn là một mầu đen kịt, làm sao có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ được (như Mặt Trời của chúng ta tắt thì sự sống có thể tồn tại trên Trái Đất của chúng ta không?).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy chủ đề đang bị loãng bởi những ý kiến phản biện không đi vào bản chất của vấn đề:

Hoangnt viết:

Theo tôi, nó không phải là Khí.

Đồng thời, trong thế giới Hậu thiên, nó bất hiện hữu mặc dù vẫn đang tồn tại trong vạn vật và... ngay trong Khí.

Nó là cái gì?

Anh Vulong viết:

"Khí" là tôi nói cho vui thôi chứ thực chất cái nào đóng vai trò chuyển đổi từ năng lượng thành khối lượng (mà chúng ta quen gọi là vật chất) cho dù nó ở dưới bất kỳ dạng nào cũng được (hạt, vi hạt, siêu vi hạt...), đó chính là cái mà người ta đang gọi là "Hạt Của Chúa".

Cái nào là thực chất "Hạt của Chúa"? Nếu Hạt của Chúa là dạng trung chuyển duy nhất từ năng lương sang khối lượng và ngược lại thì giải thích thế nào về sự tồn tại của những hạt cơ bản có khối lượng khác nhau. Và sẽ có bao nhiêu hạt cơ bản nữa được tạo ra từ "Hạt của Chúa", nếu nó là dạng trung chuyển duy nhất?

Anh Vulong viết:

Rõ ràng thực tế người ta đã chứng minh được Năng lượng và Khối lượng chuyển đổi được cho nhau và điều này đã theo đúng "Học Thuyết Âm Dương" : "Âm đến cùng kiệt thì sinh Dương còn Dương đến cùng kiệt thì sinh Âm". Do vậy nếu như chúng ta không thừa nhận Hạt này tồn tại thì "Học Thuyết Âm Dương" còn đâu giá trị nữa.

"Năng lượng và khối lượng chuyển đổi cho nhau" và "Âm đến cùng kiệt thì sinh Dương còn Dương đến cùng kiệt thì sinh Âm" thì liên quan gì đến phải công nhận có "Hạt của Chúa"?

Các nhà khoa học hàng đầu với hàng trăm tỷ Dollar cũng còn chưa xác nhận là đã tìm thấy Hạt của Chúa. Họ chỉ xác định một dạng gần giống và hi vọng sẽ tìm ra.

Tôi đã nói rõ vấn đề rồi. Chúng ta chỉ chờ đợi kết quả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi tìm thấy một bài viết này trên google, có lẽ nó phản ánh chính xác sự kiện ngày 5. 7 ở CERN hơn. Ít nhất là cách hành văn và câu cú.

===============================================

Tìm thấy hạt lý giải sự hình thành vũ trụ

Cập nhật: 15:50 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012

Các khoa học gia Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (Cern) từ Trung tâm Máy gia tốc hạt (Large Hadron Collider - LHC) vừa công bố đã phát hiện một hạt mới có tính chất giống với hạt boson Higgs.

Posted Image

Hạt boson Higgs là chủ đề tìm kiếm suốt 45 năm qua để giải thích vật chất có khối lượng như thế nào

Hạt này đã là chủ đề tìm kiếm suốt 45 năm qua nhằm lý giải cách vật chất đạt được khối lượng như thế nào.

Cả hai thử nghiệm tìm kiếm hạt boson Higgs tại LHC đều có đủ số liệu chắc chắn để đưa ra kết luận đáng tầm "phát minh".

Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để có thể biết chắc rằng những gì họ vừa tìm thấy đúng là hạt Higgs.

Kết quả được công bố tại Cern ở Geneva đã được nhiệt liệt vỗ tay reo mừng.

Giáo sư Peter Higgs, người có tên được đặt cho loại hạt này, đã gạt nước mắt cảm động khi các nhà nghiên cứu kết thúc trình bày của họ trên khán đài.

"Tôi muốn gửi lời chúc mừng tới tất cả những người đã tham gia thử nghiệm để đạt được thành quả này," sau đó ông nói thêm.

"Thật là kỳ diệu khi điều này xảy ra lúc tôi còn sống".

Giáo sư Stephen Hawking cũng đã góp ý vào đề tài ít được bàn luận rộng rãi này.

"Đây là kết quả quan trọng và ông Peter Higgs đáng được tặng giải Nobel," ông nói với BBC News.

'Đầy kịch tính'

Posted Image

Giáo sư Peter Higgs được chúc mừng tại hội nghị của Cern, Geneva

Nhóm nghiên cứu CMS nói rằng họ thấy có "sự nổi trội" trong các số liệu, tương ứng với một hạt nặng 125.3 gigaelectronvolts (GeV) - nặng hơn khoảng 133 lần so với hạt proton ở chính giữa mỗi nguyên tử.

Giáo sư Joe Incandela, phát ngôn viên của CMS nói: "Kết quả mới tuy sơ khởi nhưng với tín hiệu đạt 5 sigma với khoảng 125 GeV, thì những gì chúng ta đang được thấy hết sức kịch tính. Đây thực sự là một hạt mới," ông nói tại cuộc họp ở Geneva.

Giáo sư Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Cern, nhận xét: "Nói như người thế tục, tôi nghĩ rằng chúng ta đã có hạt mới rồi."

"Chúng ta đã có một phát hiện mới - chúng ta đã chứng kiến một hạt mới có tính chất giống với hạt boson Higgs. Nhưng liệu hạt nào? Câu hỏi đó còn bỏ ngỏ.

"Đây là một cột mốc mang tính lịch sử nhưng mới là điểm bắt đầu."

Nói về cảm tưởng của các khoa học gia tham gia thử nghiệm này, Giáo sư Incandela nói: "Tôi đã không cảm nhận được hết cho tới tận hôm nay vì chúng tôi đã hết sức tập trung... nhưng tôi vô cùng hãnh diện."

Giáo sư Gianotti cũng có chung suy nghĩ: "Vài ngày qua thực sự căng thẳng, thật bận rộn và đầy cảm xúc."

Sự khẳng định đây là hạt Higgs sẽ là một trong những phát minh khoa học lớn nhất thế kỷ này. Công cuộc tìm kiếm hạt Higgs được một số nhà vật lý so sánh như tương đương với chương trình Apollo lên mặt trăng vào những năm 1960.

Các khoa học gia sẽ phải đánh giá lại xem liệu hạt mà họ mới thấy có hành xử giống phiên bản hạt Higgs được tiên đoán trong Mô hình Chuẩn hay không. Đây là lý thuyết tốt nhất hiện nay về sự vận hành của vũ trụ. Có thể hạt này lại là một điều gì khác kỳ lạ hơn.

Tất cả mọi vật chất chúng ta có thể nhìn thấy dường như chỉ chiếm 4% vũ trụ, phần còn lại được tạo bởi vật chất và năng lượng đen huyền bí.

Một phiên bản hạt Higgs kỳ lạ hơn có thể là cầu nối để hiểu 96% phần vũ trụ vẫn còn chưa được làm rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xác định không có Hạt của Chúa theo cách hiểu của tôi về loại hạt này từ các thông tin trên báo mạng Việt Nam: Hạt duy nhất tạo thành những cấu trúc vật chất đầu tiên có khối lượng. Trong điều kiện này thì sẽ không có Hạt của Chúa. Và tôi chỉ bảo vệ luận điểm trong điều kiện này.

Tôi xác định điều này và nếu họ - những nhà khoa học ở CERN và trên toàn thế giới - tìm được Hạt của Chúa theo khái niệm trên thì tôi sai. Trong điều kiện này tôi sẽ phải xem xét lại toàn bộ cách hiểu của tôi về thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.

Còn nếu như họ xác định Hạt của Chúa chỉ là một trong số những hạt cần tìm để bổ khuyết cho danh sách những hạt có những tương tác khác nhau cấu tạo nên thế giới vật chất có khối lượng thì đây không phải là bản chất sự phản biện của tôi về có hay không Hạt của Chúa.

Tôi sẽ xóa những bài mang tính không phản ánh đúng chủ đề. Anh Vu Long và Hoangnt nên lập một topic khác để tranh luận. Có thể tôi sẽ tham gia.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với bài báo này thì vấn đề lại hơi khác một tý:

=========================================

Hành trình nửa thế kỷ săn lùng "hạt của Chúa"

Thứ Sáu, 06/07/2012 - 14:52

Máy gia tốc hạt lớn đã đưa một nghiên cứu rất khó khăn đến đích: Phát hiện ra hạt có tính chất giống như “hạt của Chúa” mà các nhà khoa học săn lùng gần nửa thế kỷ qua.

Cha đẻ của hạt Higgs không thích tên “hạt của Chúa”

Đã tìm thấy loại hạt giống “hạt của Chúa”

Công bố mới: Đã tìm ra “hạt của Chúa”?

Posted Image

Các nhà khoa học đã mất gần nửa thế kỷ săn lùng cái gọi là "hạt của Chúa". Ảnh: CERN.

Các nhà khoa học làm việc trên Máy gia tốc hạt lớn (LHC) vừa tuyên bố về họ phát minh ra một hạt cơ bản có khối lượng 125 gigaelectronvolt. Theo thông báo chính thức, hạt hạ nguyên tử (subatomic) này có các thông số tương ứng với hạt boson Higgs, nhưng điều đó vẫn không có nghĩa là chính nó đã là “hạt của Chúa” mà các nhà khoa học đã săn lùng bao nhiêu năm nay.

Những thông tin khẳng định phát hiện rất có ý nghĩa này diễn ra trong mộ cuộc họp giữa các nhà vật lý hàng đầu tại phòng họp lớn của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) tại Geneva.

Cỗ máy gia tốc hạt đắt tiền nhất xưa nay trong lịch sử nhân loại mãi tới tháng 6 vừa qua mới hoạt động hết công suất, nhưng kết quả đã đến rất nhanh.

“Chúng tôi đã quan sát thấy một boson mới có khối lượng khoảng 125 gigaelectronvolt với giá trị thống kê ở mức 4,9 sigma” – Joe Incandela, đại diện của nhóm làm việc trên detector CMS (Compact Muon Solenoid) thuộc Máy gia tốc hạt lớn LHC nói với phóng viên của hãng thông tấn Nga RIA Novosti, “Về các tính chất, hạt boson này rất giống với hạt Higgs, song về một vài thông số không hoàn toàn trùng hợp với hạt tất cả chúng ta đang chờ đợi… Nó có thể chưa là hạt Higgs của mô hình chuẩn mà chỉ giống với hạt đó thôi”.

Boson Higgs, với vai trò một hạt mới được mọi người kỳ vọng sẽ giúp ta giải thích được tại sao vật chất có khối lượng.

Từ năm 1964, cách đây gần nửa thế kỷ, nhà khoa học Peter Higgs, giáo sư Trường ĐH Edingburg, Anh (hiện ông vẫn còn sống và có mặt trong cuộc họp này) đưa ra giả thuyết là có một hạt nào đó, tạm gọi là “hạt của Chúa” (vì hoàn toàn chưa biết giải thích), xác định khối lượng để “ban cho” các các hạt trong các nguyên tử tạo nên Vũ trụ.

Trong bất cừ trường hợp nào thì đối với các nhà vật lý, nhất là những người trong phòng thí nghiêm CMS cũng phải vượt qua hàng loạt thử thách khó khăn để khẳng định những hạt mình thấy có phải chính là yếu tố mà vật lý học hiện đại vẫn còn chưa tìm ra trong cuộc săn lùng đầy gian khổ trên cỗ máy LHC trị giá 11 tỷ đôla không.

Hãy nhớ lại rằng những thông tin ban đầu mấy tuần vừa rồi hé lộ trên mạng là đã tìm ra những hạt mới đã làm giới khoa học xúc động đến chừng nào! Trên trang mạng chính thức của CERN đã đưa ra một đoạn videoclip gây sốc cho mọi người nhưng sau đó lại rút xuống. Những người lãnh đạo CERN cải chính mình đã lầm khiến cho nhiều người thất vọng. Song có lẽ đó là thủ thuật gây chú ý.

Phó giám đốc Viện nghiên cứu Vật lý hạt nhân thuộc ĐH Matxcova, chuyên gia nổi tiếng về vật lý lý thuyết năng lượng cao Victor Savrin đánh giá về ý nghĩa của phát minh quan trọng của CERN: “Theo tôi, rất có khả năng chính là hạt đó. Mặc dù các tác giả và lãnh đạo hai phòng thí nghiệm đã phát hiện ra hạt này, nhưng họ còn đôi chút nghi ngờ về sự không trùng khớp của hạt gọi là boson Higgs, chúng ta vẫn có thể hy vọng vào vai trò của nó. Để nói dứt khoát đó có chính là boson Higgs hay không vẫn cần nghiên cứu tiếp và phân tích các tính chất của hạt này”.

Để giải thích hạt boson Higgs cần phải là hạt thế nào, ông nói: “Hiện nay, có lý thuyết gọi là “Mô hình chuẩn”, dựa trên đó, người ta mô tả các tương tác của tất cả các hạt cơ bản mà chúng ta đã biết. Trong thuyết đó, boson Higgs đóng vai trò then chốt. Nhờ sự tồn tại của nó, hàng trăm hạt cơ bản mới có khối lượng. Chúng ta hãy hình dung như thế này: Thế giới của chúng ta đầy những boson Higgs, mặc dù chúng ta chưa trông thấy chúng ra sao, nhưng tất cả các hạt đều phải tương tác với nó mới có khối lượng. Có thể dơn cử các ví dụ dễ hiểu hơn. Bạn hãy tưởng tượng mình đang ở trong một con tàu vũ trụ với trạng thái không trọng lượng. Nếu bạn không hề đụng chạm vào thành của con tàu thì bạn không cảm nhận được khối lượng của mình. Chỉ khi nào bạn chạm vào thành tàu mới hiểu ra mình cũng có khối lượng”.

"Nếu phát hiện được boson Higgs thì “Mô hình chuẩn” sẽ được coi là lý thuyết hoàn chỉnh, nếu không, người ta sẽ phải đưa ra các lý thuyết khác để thay thế chẳng hạn Thuyết siêu đối xứng (supersymmetry), thuyết đo bổ sung trong không gian và các thuyết khác nữa xây dựng trên những cơ sở khoa học khác, thậm chí hệ quy chiếu khác. Nếu chứng minh được hạt mới này chính là boson Higgs thì thuyết “Mô hình chuẩn” sẽ trở thành thế giới quan của chúng ta đầy đủ và khép kín”, ông Savrin nói thêm.

Việc săn lùng boson Higgs đã bắt đầu tử nửa thế kỷ trước. Các nhà khoa học trên thế giới cứ tiếp tục tranh luận cho đến khi giáo sư Piter Higgs nêu giả thuyết là có một yếu tố (trường) nào đó mà cứ chuyển động qua nó thì vật chất sẽ thu được khối lượng.

Máy gia tốc hạt lớn LHC được thừa nhận là sẽ đặt một dấu chấm hết cho vấn đề gây tranh cãi này. Ý tưởng xây dựng một cỗ máy như LHC được đề xuất từ năm 1984 nhưng mãi 10 năm sau, tức 1994 mới được cả Cộng đồng châu Âu nhất trí. Việc xây dựng LHC được khởi công vào năm 2001 sau khi chấm dứt hoạt động của chiếc máy gia tốc cũ –máy gia tốc electron/positron. Tháng 8/2008, sau khi chạy thử thành công, LHC đã đi vào hoạt động.

Một thời gian dài, các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong xã hội, người ta vẫn tranh luận về LHC có thể tạo ra các lỗ đen, huỷ diệt hành tinh của chúng ta. Thế nên các nhà khoa học ở CERN phải ra sức giải thích về sự an toàn và lợi ích của LHC như thế nào trong việc lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của chúng ta về sự hình thành vũ trụ.

Ngày 10/9/2008, những sự hoài nghi đã lắng dịu nhưng việc khởi động gặp một số trục trặc, đến tháng 10/2009 mới hoạt động bình thường.

Nó đã tái tạo lại vụ nổ Big Bang để tìm hiểu vũ trụ hình thành như thế nào. Việc phát hiện ra boson Higgs là một bước tiến nhảy vọt kể từ khi thuyết “Mô hình chuẩn” về những viên gạch xây dựng nên vũ trụ mà chúng ta đang sống được đề xuất. Nó được xem như viên gạch cuối cùng, cơ bản nhất, nặng nhất và khó truy lùng nhất trong thuyết này ví trước đó, 11 hạt đã lần lượt ra trình diện, đa số ở phòng thí nghiệm Tevatron ở Mỹ.

Tuy là một phát minh hết sức quan trọng, có tính chất cắm mốc trên con đường nghiên cứu khoa học, nhưng các nhà vật lý ở CERN khẳng định, qua lời người phụ trách nhóm thí nghiệm CMS Joe Incandela: “Việc tìm ra “hạt của Chúa” đã kết thúc, nhưng phát minh chỉ mới bắt đầu”. Phía trước họ còn nhiều việc để làm.

Theo Bảo Châu

Vietnamnet

===================

Với một sự thận trọng cần thiết, tôi giả thiết rằng: Bản dịch đoạn này đúng như nôi dung bản gốc mô tả:

Để giải thích hạt boson Higgs cần phải là hạt thế nào, ông nói: “Hiện nay, có lý thuyết gọi là “Mô hình chuẩn”, dựa trên đó, người ta mô tả các tương tác của tất cả các hạt cơ bản mà chúng ta đã biết. Trong thuyết đó, boson Higgs đóng vai trò then chốt. Nhờ sự tồn tại của nó, hàng trăm hạt cơ bản mới có khối lượng. Chúng ta hãy hình dung như thế này: Thế giới của chúng ta đầy những boson Higgs, mặc dù chúng ta chưa trông thấy chúng ra sao, nhưng tất cả các hạt đều phải tương tác với nó mới có khối lượng.

Như vậy, nếu đúng nội dung này thì tôi một lần nữa vẫn xác định rằng: "Không thể có hạt Higg" với tính năng được mô tả. Và dù cho các nhà khoa học ở CERN tìm ra một loại hạt đúng với khối lương Gev như dự đoán về Higgs được mô tả của lý thuyết "mô hình chuẩn" - chứ không còn hoài nghi như hiện nay - thì - nó cũng không thể đóng vai trò "

tất cả các hạt đều phải tương tác với nó mới có khối lượng"

.

Tại sao lại như vậy?

Cứ theo mô tả của đoạn trích dẫn trên thì trong vũ trụ đã hình thành những loại hạt ban đầu chưa có khối lượng và đã tương tác với hạt Higgs để có khối lượng:

Vậy vấn đề sẽ được đặt ra là:

Sự tồn tại của hạt Higgs có trước hay sau các hạt ban đầu chưa có khối lượng?

1/ Nếu nó có trước thì chính nó là nguyên nhân để tạo ra các hạt ban đầu chưa có khối lượng - bởi sự tương tác với chính nó - nên đã tạo ra những hạt ban đầu chưa có khối lượng này. Và các hạt ban đầu chưa có khối lượng - do nó tạo ra - lại tiếp tục tương tác với nó để thành hạt có khối lượng. Như vậy thì vũ trụ dày đặc các hạt Higgs này sẽ tiếp tục tương tác và sẽ không có khoảng trống - mà là dày đặc những hạt có khối lượng do chu trình tương tác trên.

2/ Nếu nó có sau các hạt ban đầu - thì - Nó chính là hệ quả tương tác của các hạt ban đầu chưa có khối lượng đã tạo ra nó. Và các hạt chưa có khối lượng ban đầu này phải tương tác với chính hệ quả của nó để có khối lượng. Và điều bất hợp lý là sự tương tác các hạt ban đầu chưa có khối lượng ấy - lại chỉ tạo ra được một hệ quả duy nhất là hạt Higgs?

3/ Nó xuất hiện đồng thời với các hạt ban đầu chưa có khối lượng và do sự may mắn nó đóng một vai trò như trên. Nhưng nếu như vậy thì các hạt ban đầu chưa có khối lượng và hạt Higgs ấy phải là kết quả của nhiều sự tương tác rất phức tạp trước đó đã xảy ra trong vũ trụ, mới có thể tạo ra sự đa dang gồm các hạt ban đầu chưa có khối lượng và hạt Higgs? Trong trường hợp này thì hạt Higgs không thể tồn tại như một dạng có mặt đều khắp trong vũ trụ được, bởi chính tính tương tác phức tạp đã tạo ra các hạt chưa có khối lượng và hạt Higgs.

Đó là những suy nghiệm của tôi để xác định không thể có "Hạt của Chúa" - nếu Bản dịch đoạn này đúng như nôi dung bản gốc mô tả.

Do đó, nếu như các nhà khoa học ở CERN tìm thấy một hạt đúng như dự đoán của lý thuyết "Mô hình chuẩn" thì nó cũng chỉ đóng vai trò một loại hạt mà trước đây khoa học chưa khám phá ra, chứ không thể có vai trò tạo ra khối lượng như lý thuyết mô tả.

Sở dĩ tôi quan tâm đến Hạt của Chúa, chính vì nền văn minh cổ Việt đã có một lý thuyết giải thích sự khởi nguyên vũ trụ không như thuyết Big bang. Cho nên tôi cảm thấy nó vô lý - so với lý thuyết của nền văn minh cổ Việt - khi người ta đặt vấn đề Hạt của Chúa.

Nếu mọi việc vẫn chưa ngã ngũ thì đến ngày 21. 12. 2012 tôi vẫn xác định tôi đã đúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi có cảm giác một số lý thuyết của khoa học hiện đại đã thiếu yếu tố thời gian. Nhưng trong Lý học thì yếu tố thời gian lại cực kỳ quan trọng. Tôi nghĩ rằng nếu ai đã một lần biết đến Âm lịch - vốn được coi là loại lịch của một nền văn minh cổ hủ và đầy mê tín dĩ đoan - thì cũng biết rằng đó là một loại lịch có cấu trúc miêu tả mối quan hệ tương tác rất phức tạp, bởi nhiều yếu tố cấu thành trong sự vận động của không gian vũ trụ ngoài trái Đất và sự vận động tự thân của trái Đất. Nó không đơn giản như Dương Lịch hiện đại.

Nhưng cá nhân tôi nhận thấy rằng: Ngoại trừ những loại lịch thuộc về những nền văn minh cổ đại tồn tại từ thời huyền sử của nhân loại, như lịch của nền văn minh Maya, Việt lịch....thì Dương lịch hiện nay tỏ ra là một hệ thống lịch chuẩn xác và phức tạp hơn so với các loại lịch hình thành có nguồn gốc trong thời gian lịch sử của nền văn minh hiện đại. Tất nhiên Dương Lịch là lựa chọn cuối cùng phù hợp với những giá trị và chuẩn mực của nền văn minh hiện đại. Nhưng so với Việt lịch thì lịch Việt - tức Âm lịch có cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều.

Tất yếu cấu trúc lịch rất phức tạp ấy của Việt lịch, phải phù hợp với giá trị và những chuẩn mực của nền tảng tri thức xã hội đã tạo ra nó. Vậy thì so sánh Dương lịch hiện nay phù hợp với nền tảng tri thức và chuẩn mực xã hội của nền khoa học hiện đại - vốn đã rất tự hào của nền văn minh hiện đại - thì - cá nhân tôi có thể suy ra rằng: Nền tảng tri thức xã hội và những chuẩn mực trong đời sống của nền văn minh đã tạo ra Việt lịch phải có một nhu cầu cao hơn nhiều mới có thể phù hợp với tính phức tạp và chi tiết hơn nhiều của Việt lịch.

Tất nhiên khi nền văn minh cao cấp thích hợp với Việt lịch ấy bị sụp đổ thì với nhu cầu đơn giản của nền văn minh hiện đại, người ta thấy Việt lịch như thừa quá nhiều chi tiết. Đã không ít những tham luận ồn ào của các học giả ca ngợi Nhật Bản thời cái cách của Minh Trị đã mạnh dạn bỏ Âm lịch để dùng Tây lịch và được coi như một nhân tố tích cực góp phần vào sự phồn vinh của Nhật Bản. Nhưng đây chính là loại lịch rất cần thiết trong tương lai hàng ngàn năm sau của văn minh nhân loại.

Tôi có vẻ đang đi lạc chủ để của topic này. Nhưng chắc là không. Vì tôi muốn lưu ý đến yếu tố thời gian của bất kỳ một học thuyết nào mô tả các mô hình vũ trụ. Mà thời gian là một trong hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nhận thức vũ trụ. Mà yếu tố còn lại chính là không gian. Nó chính là luận điểm bảo vệ tính quy luật có thể nhận thức được của thuyết Âm Dương Ngũ hành và là lý thuyết thống nhất trước lý thuyết Bất định - một yếu tố dẫn đến một kết luận của ông SW Hawking rằng: Không có Lý thuyết thống nhất.

Trong những phương pháp bói toán của nền Lý học Đông phương thì yếu tố thời gian chính là dữ liệu đầu vào của tất cả các phương pháp này. Tất nhiên nó phản ánh bản chất tương tác có quy luật của không gian vũ trụ trong khoảng thời gian ấy.

Bởi vậy, TTNC LHDP sau khi cải tổ thành công và có kinh phí tài trợ đầy đủ - thì - một trong những ngành nghiên cứu của TT này phải là Việt lịch.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Người bạn tôi đã gửi cho tôi những thông tin về hạt Higgs như sau:

Trường Higgs tồn tại là một minh chứng "chân không không rỗng". Về ý nghĩa vật lý, các hạt chuyển động trong không-thời gian tức là phải bơi trong trường vô hướng này (trường có kích thước phân biệt lớn/nhỏ tức đã có sự lượng tử hóa -> boson Higgs là lượng tử trường; boson Higgs có spin = 0 -> trường tồn tại như một cơ chế, cụ thể là cơ chế Higgs - có thể hiểu là cơ chế "lấy tỉnh chế động". Đây là kết quả của mô hình toán học mà trong đó phần lớn đã được kiểm chứng, tóm tắt về trường Higgs rất giống với Qi: không có chuyển động, không có tương tác không thấy nó có).

Boson Higgs là hạt truyền tương tác nền, nó hành xử khác nhau tùy theo kiểu hình đối xứng của các loại tương tác vật lý:

- Với tương tác điện từ - nhóm đối xứng U(1) - phản ứng của trường Higgs là lơ với photon - tương tác tầm xa -> photon không thay đổi hướng;

- Với tương tác yếu - nhóm đối xứng SU(2) - phản ứng của trường Higgs là uốn cong mạnh đường đi các boson yếu W+,W-,,Z - tương tác tầm gần. Lưu ý, khối lượng theo vật lý lý thuyết là đại lượng đặc trưng khã năng không buộc phải đi thẳng (tức là có thể “thay đổi hướng") , nói cách khác, một hạt không có khối lượng sẽ luôn bị " kẹt " trên một quỹ đạo hình nón ánh sáng (tức là không thể “thay đổi hướng"). - Với tương tác mạnh - nhóm đối xứng SU(3) - phản ứng của trường Higgs là uốn cong cực mạnh đường đi các boson mạnh là 8 gluons - tương tác tầm cực gần .

Tôi không phải chuyên môn sâu về vật lý. Nên tôi chỉ có thể so sánh những hiểu biết của tôi về Lý học Việt với những chi tiết được chọn lọc theo thứ tự từ đầu đến cuối từ bài trên như sau:

* các hạt chuyển động trong không-thời gian.

Trong Lý học Việt - theo cách hiểu của tôi - khái niệm thời gian là khái niệm của chủ thể nhận thức được khi quan sát vận động của vật chất. Tùy theo hệ quy chiếu - mà Lý học Việt gọi là "cõi" - mối tương quan giữa chủ thể với quan sát vật chất vận động tạo nên khái niệm cụ thể về thời gian của chủ thể quan sát ấy. Thí dụ như bây giờ chúng ta ở một "cõi" khác thì khái niệm thời gian sẽ khác.

* tóm tắt về trường Higgs rất giống với Qi: không có chuyển động, không có tương tác không thấy nó có).

Trong Lý học Việt quan niệm về tính "không" theo nghĩa là "không" chỉ là so với "có".

Trong trường hợp bàn về vấn đề cụ thể này, nếu chúng ta chỉ quán xét "vi hạt" - (tôi tạm gọi là vậy, không biết chuyên môn của ngành vật lý gọi là gì )- là những hạt có khối lượng nhỏ nhất ; hoặc lưỡng tính lúc có lúc không và được coi là "có" - để so sánh với một dạng tồn tại chỉ có thể nhận thức được khi tương tác với nó, trong câu "không có tương tác không thấy nó có" thì Lý học Việt gọi là dạng "Khí".

Đến đây, vấn đề khác nhau ở chỗ này - hoặc là do tôi chưa hiểu hết lý thuyết vật lý "mô hình chuẩn :

Khí trong lý học Việt là một dạng tồn tại xuất hiện bởi chính những tương tác. Tương tác càng phức tạp thì càng nhiều loại khí. Cho nên "Khí" theo lý học Việt có ngay sau giây 0 của vũ trụ. Nhưng loại khí sau giây 0 này tôi tạm gọi là "khí thuần chất" - tức là chỉ có nó gọi là "khí" so với trạng thái khởi nguyên của vũ trụ sau giây 0. Tức sau "lưỡng nghi" theo Lý học Việt.

Nhưng cũng theo Lý học Việt thì loại "khí thuần chất" này không thể tương tự với trường Higgs, hoặc với Qi. Hay nói cách khác: nó không thể là điều kiện của các hạt có khối lượng sau đó. Bởi vì lúc ấy - sau giây 0 - có ba trạng thái tương tác ( *)và tiếp theo là sự bùng nổ của vũ trụ bởi chính ba trạng thái tương tác này với tốc độ gần như tuyệt đối. Tất nhiên sau đó hệ quả của ba trạng thái tương tác này chính là hàng loạt các trường khí có thuộc tính khác nhau ra đời. Thời gian từ khởi nguyên - giây 0 - đến sự bùng nổ trên khắp vũ trụ là một thời gian cực ngắn. Đây chính là sự hoạt động của vũ trụ mà theo tôi ở trên trần thời gian mà vật lý hiện đại nói tới - 1: 10 lũy thừa âm 47 /giây.

So sánh với sự giải thích vũ trụ của Lý học Việt thì sẽ có nhiều trường khí tạo ra dạng "vi hạt" có khối lượng, nên không thể duy nhất có trường higgs , hoặc có thêm trường tương tự là Qi.

Như vậy Lý học Việt cho rằng: Có rất nhiều trường khí khác nhau trong giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ sau bùng nổ - tương ứng với dạng tồn tại mà vật lý gọi là : không tương tác thì không có nó - để có thể tạo ra nhiều loại vi hạt có khối lượng và lưỡng tính. khác nhau; chứ không thể duy nhất có trường Higgs.

Lúc đầu qua thông tin trên các báo mạng tôi cứ tưởng hạt Higgs là hạt đầu tiên trong vũ trụ có khối lượng và tạo ra tất cả các hạt khác. Bởi vậy tôi xác quyết không thể có loại hạt như vậy. Bây giờ thì tôi hiểu đó là một dạng tồn tại chỉ xuất hiện khi có tương tác. Nó gần giống với khái niệm khí .

Nhưng nếu thế thì: hoặc không chỉ có hạt Higgs bởi trường Higgs theo lý thuyết "Mô hình chuẩn", mà có nhiều loại hạt tương tự.

Hoặc nó chỉ là một dạng khí - tức là đống bầy nhầy mà các nhà khoa học ở CERN phát hiện trước đây.

Tất cả chỉ là lý thuyết. Tôi vẫn chờ đợi kết quả cuối cùng và kết luận của tôi là : Dù quả thật có hạt Higgs thì cách giải thích trường higgs là duy nhất để tạo ra các hạt có khối lượng vẫn có thể giải thích bằng một lý thuyết khác. Cho dù lý thuyết "mô hình chuẩn" được thẩm định bằng những công thức toán học tiên tiến nhất.

Bởi vì theo Lý học Việt thì không loại trừ tất cả tri thức toán học hiện đại chỉ phản ánh cho một hệ quy chiếu nào đó trong vũ trụ. Nó có thể không sai trong hệ quy chiếu đó, nhưng không phải chân lý cuối cùng.

Trong khi đó, hệ toán học của Lý học Việt lại là hệ nhị phân và Lý học Việt xác định rằng:

Bát quái cả tiên thiên lẫn hậu thiên chính là siêu công thức mô tả quy luật bao trùm (tiên thiên) và quy luật cục bộ (Hậu Thiên). Bởi vậy Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ là hoàn toàn chính xác. Vì Hà Đồ là quy luật tương tác cục bộ lên chính trái Đất của chúng ta.

================

* Hóa thạch còn lưu lại trong di sản của các nền văn hóa cổ đại về ba trang thái khởi nguyên vũ trụ này chính là: Chúa Ba Ngôi, Tam thế Phật. hoặc trong Đạo Đức Kinh: Thiên nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh bạn tôi cho tôi biết thêm:

Boson Higgs không phải là hạt có khối lượng nhỏ nhất, trái lại, nó nằm trong nhóm lớn nhất anh ạ. Nó > 125GeV trong khi proton chỉ có 938MeV (1GeV = 1000MeV). Tư duy vật lý lượng tử không giống với vật lý cổ điển đâu anh ạ, nó tổng quát và trừu tượng hơn rất nhiều. VD đối với hạt tachyon nó chuyển động với vận tốc -> vô cùng khi năng lượng -> 0, ngược lại vận tốc thấp nhất của nó bằng c

.

Về vấn đề này - Boson Higgs không phải là hạt có khối lượng nhỏ nhất, trái lại, nó nằm trong nhóm lớn nhất - thì tôi thấy cũng không có vấn đề gì đặt ra với Lý học Đông phương khi mọi việc tôi được biết rõ hơn về lý thuyết "mô hình chuẩn".

Vấn đề cần so sánh giữa Lý học Việt theo hiểu biết của tôi với lý thuyết vật lý hiện đại , là :

Để tạo ra đang tồn tại của vật chất có khối lượng thì Lý học Việt giải thích là do "khí tụ thành hình". Nhưng - theo Lý học Việt - thì không phải chỉ có một dạng trường khí duy nhất - tương ứng với trường boton Higgs trong "mô hình chuẩn "và tạo ra một loại hạt duy nhất - gọi là hạt Higgs - là tiền đề của các dạng tồn tại có khối lượng dù nhỏ nhất. Theo Lý học Việt thì sau giây không của vũ trụ thì sự bùng nổ chịu ảnh hưởng của ít nhất ba dạng tương tác - hay nói cách khác, nó phải tạo ra ít nhất ba dạng trường khí sau đó .

Nhưng có một vấn đề mới nẩy sinh khá hấp dẫn là:

đối với hạt tachyon nó chuyển động với vận tốc -> vô cùng khi năng lượng -> 0, ngược lại vận tốc thấp nhất của nó bằng c

Đây là điều mà Lý học Việt đã xác định: Tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng "I0I". Và đây chính là trạng thái giây "0" của vũ trụ (Xin xem :"Định mệnh có thật hay không?"). Và Lý học Việt cũng xác định rằng: Tốc độ ánh sáng không phải là tốc độ giới hạn của vũ trụ, vốn là hệ quả của thuyết Tương đối - mặc dù tôi không hề nghi ngờ tính chân lý của học thuyết này, ngoại trừ hệ quả này của nó. Bởi vì - theo tôi - về lý thuyết:

Nếu tốc độ vũ trụ được giới hạn bằng tốc độ ánh sáng thì chúng ta không thể quan sát được một vật thể di chuyển bằng tốc độ ánh sáng cùng chiều với hướng quan sát của chúng ta. Nó sẽ biến mất. Nhưng thực tế, chúng ta đã nhận thức được tốc độ ánh sáng. Vậy thì - ít nhất về mặt lý thuyết - phải có một dạng tồn tại nhanh hơn tốc độ ánh sáng để nhận thức được nó.

Sự trao đổi kiến thức với người bạn tôi đã xác định - một dạng tồn tại có tốc độ tiến tới vô cùng - mà bạn tôi mô tả:

"hạt tachyon nó chuyển động với vận tốc -> vô cùng khi năng lượng -> 0".

Như vậy, phải chăng tri thức Lý học Việt được xác định bởi chính những lý thuyết tiên tiến của nền khoa học hiện đại?

Về vấn đề hạt tachyon có vận tốc tiến tới vô cùng khi năng lượng tiến tới 0, cũng là một đề tài hấp dẫn liên quan đến lý học Việt , vốn xác định là một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng vì nó không phải chủ đề của chuyên đề (Topic) này, nên tôi không bàn sâu ở đây.

Nhưng tôi xác định rằng: Với những hiểu biết của tôi về Lý học Việt thì không có một dạng tồn tại có thể vừa có tốc độ bằng "c" và có khả năng tiến tới vô cùng. Nhưng lý học Việt thừa nhận có những dạng tồn tại có tốcđộ thay đổi trong điều kiện của nó. Tạm gọi là "trong cõi" của nó.

==============

PS: Bài trước tôi đã viết:

Bát quái cả tiên thiên lẫn hậu thiên chính là siêu công thức mô tả quy luật bao trùm (tiên thiên) và quy luật cục bộ (Hậu Thiên).

Nhân đây tôi xin nói rõ thêm: Quy luật này chỉ phản ánh bắt đầu từ sau sự bùng nổ vũ trụ - tức bát quái Tiên Thiên - nhưng từ siêu công thức này, có thể suy luận ra trạng thái trước đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh bạn tôi vửa bổ sung thêm một chi tiết này:

Nói cho cùng thì "cơ chế hấp dẫn" hay "cơ chế Higgs" đều có ý nghĩa như một hiệu ứng, chúng không tự có. Nhưng riêng cơ chế Higgs là một minh giải rất tốt cho cơ chế "khí TỤ thành HÌNH" ở thế giới lượng tử.

Có lẽ tôi cần phải nói thêm rằng: Trong topic này tôi đã xác định - đại ý rằng: Cho dù việc đi tìm Hạt của Chúa thất bại thì nó sẽ mở ra việc tìm hiểu về một hướng mới cho việc tạo lập một lý thuyết khác giải thích vũ trụ.

Anh bạn tôi là chuyên gia có học vị cao về Vật lý lý thuyết. Sự xác định "khí tụ thành hình" tương đồng với thế giới lượng tử đã cho thấy - về tính khái quát thì tri thức của nền khoa học hiện đại có rất nhiều điểm tương đồng với Lý học Việt.

Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này, thế giới lượng từ vẫn cho rằng và đang kiểm chứng về trường boton Higgs - chỉ tương đương với một dạng trường khí trong nhiều dạng trường khí mà Lý học Việt quan niệm. Hay nói cách khác:

Lý học Việt cho rằng: Có nhiều dạng trường khí là một dạng tồn tại của vật chất không khối lượng - nhưng có giới hạn ảo trong không gian - có thể tụ thành nhiều dạng tồn tại vi hạt của vật chất có khối lương. Khác với thuyết "mô hình chuẩn" của vật lý lượng tử hiện đại - chỉ coi trường boton Higgs là trường duy nhất tạo ra các vi hạt vật chất có khối lượng.

Đây cùng là một minh họa cho Lý học Việt phải hình thành từ một nền văn minh hết sức cao cấp vượt trội so với nền tảng tri thức của nền văn minh toàn cầu hiện tại. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt được xác định rằng: Đây chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites