Thiên Sứ

Có Hay Không Hạt Của Chúa?

208 bài viết trong chủ đề này

Lý học Đông phương nói vũ trụ bắt đầu từ khí từ bao giờ vậy?

Chào anh Thiên Sứ!

Quả thực tôi không biết Định Nghĩa từ Vũ Trụ theo Lý Học Đông Phương như thế nào cả, mong anh cho vài lời giải thích và nhân tiện anh cũng cho biết luôn cái mà tôi thắc mắc là "Khí" mà anh vẫn nói tới nó là cái gì và cái gì đã tạo ra nó ?

Cám ơn anh nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên Sứ!

Quả thực tôi không biết Định Nghĩa từ Vũ Trụ theo Lý Học Đông Phương như thế nào cả, mong anh cho vài lời giải thích và nhân tiện anh cũng cho biết luôn cái mà tôi thắc mắc là "Khí" mà anh vẫn nói tới nó là cái gì và cái gì đã tạo ra nó ?

Cám ơn anh nhiều.

Không có chi. Anh có thể xem và tìm hiểu:

* Quan niệm của Lý học Đông phương phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt về sự khởi nguyên của vũ trụ trong:"Định mệnh có thật hay không?".

* Quan niệm về "Khí" của Lý học Đông phương phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trong các bài tham luận của mục "Hội thào khoa học về Phong Thủy".

Anh có thể trích dẫn và phản biện, ngay trong các topic liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng xin lưu ý anh VULONG là:

Những quan niệm của Lý học Đông Phương về khởi nguyên vũ trụ không phải là "tiếp thu nền văn hóa Hán" - "Thái cực là vô cực, vô cực chia đôi thành Âm Dương" kiểu Tàu như Chu Hy nói. Sách cổ chữ Tàu cũng không có định nghĩa khái niệm về khí - nó chỉ được tìm hiểu sau khi khái niệm đã ra đời và ứng dụng trước đó :rolleyes: . Nếu người Tàu là chủ nhân của khái niệm "Khí" - cũng như tất cả những khái niệm trong Lý học Đông phương khác - thì nó phải có định nghĩa trước khi nó ra đời, chứ không thể sau đó hàng trăm, hàng ngàn năm sau mới bàn luận về những khái niệm này mà vẫn chưa ngã ngũ.

Việc xác định "Không có Hạt của Chúa" không phải là một quẻ bói theo phương pháp bói toán Đông phương, mà nó dựa trên cơ sở phương pháp luận của Lý học Đông phương - phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - để phân tích và kết luận kết quả của cuộc thí nghiệm vĩ đại nhất của tri thức khoa học hiện đại. Đó chính là lý do để tôi khẳng định rằng:

Tôi sẽ giải thích điều này, nếu các nhà khoa học quan tâm.

Rất tiếc! Trong Hội thảo Phong thủy của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, chúng tôi có nhờ anh Thế Trung mời Viện Gớt - Nơi trao đổi tri thức và văn hóa Đức tại Hanoi - nhưng họ đã không đi.

Tôi nghĩ họ kiêu ngạo.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi vẫn xác định rằng: Thí nghiêm LHC sẽ thất bại. Sự thất bại của LHC sẽ khiến thế giới phải quay lại với Lý Học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử - với giả thuyết về "Khí".[/color][/size][/font]

Theo tôi khái niệm "Khí" này nó không phải là "Hạt Của Chúa" bởi vì "Hạt Của Chúa" của các nhà Vật Lý đưa ra chưa phải là hạt nhỏ nhất mà nó chỉ là hạt có chức năng chuyển đổi từ Năng Lượng sang Khối Lượng mà thôi.

Còn cái khái niệm "Khí" trong Lý Học Đông Phương Lạc Việt không biết nó đã là loại hạt nhỏ nhất chưa, nếu nó còn phân chia được thì những hạt nào đã tạo ra nó khi mà Lý Học Đông Phương Lạc Việt đã phải dừng ở đây không thấy nói đến khái niệm một hạt nào nhỏ hơn "Khí".

Nếu như "Khí" là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được thì tôi sẽ khẳng định nó mới chính là "Hạt Của Chúa" mà các nhà Vật Lý đang tìm kiếm. Bởi vì không có cái gì có thể tạo ra nó thì dĩ nhiên chỉ có Chúa mới có thể tạo ra nó mà thôi (nếu không chả nhẽ nó được tạo ra từ Hư Vô tức từ cái không có gì cả sao ?). Còn cái gì tạo ra Chúa thì tôi tịt, mong mọi người giải đáp giúp tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào hai cụ

Cụ tiến sỹ thì đang ở Việt Nam.bác Vu Long đang ở Đức nhưng cả hai đều là người Việt Nam cả nên lấy sách của nhau "gạn đục khơi trong" đoạn nào thấy sai với thực tiễn và khoa học hiện đại thì cắt bỏ đoạn nào thấy phù hợp với thực tiễn và khoa học hiện đại thì sáp nhập vào sách của mình và phát triển thêm.

Liêm trinh đọc thấy cụ tiến sỹ nói các nhà khoa học nói vụ nổ lớn sai mà dùng mình vì kết luận này có thể hủy bỏ toàn bộ mọi kết quả học tập nghiên cứu của liêm trinh vì khởi đầu liêm trinh thấy cái thái cực nó giống cái vụ nổ lớn nên mới có hứng học tập nghiên cứu lý học.

Sách của bác Vu Long liêm trinh gà cho một cách sẽ bán rất chạy.Bác sang gặp các nhà lý học trung quốc đưa tất cho họ đọc rồi bảo họ viết lời tựa và ký chữ ký kỷ niệm vào đấy.Đã được các nhà lý học Trung Quốc duyệt thì chắc bán chạy toàn thế giới.

Có cái ông nào mà không chui từ háng các bà mẹ ra và bú tọp cả hai bầu vú của các bà mẹ rồi thành gì thì mới thành mà bác Vu long còn cứ thắc mắc.

Nghiên cứu lý học thì cứ rọi từ thực tiễn bản thân và cuộc sống nơi mình sống mà suy luận (nên mỗi ông chỉ giỏi môt vùng) nhiều ông gộp lại thì mới thành cả thế giới.

Bác Vu long nếu quý cụ tiến sỹ thì đưa bản thảo tiếng Anh cho cụ tiến sỹ để cụ ấy nhờ các cháu như cháu Rin86.....dịch để cụ ấy tham khảo và khi nào bác bán song sách thì tiện để đưa vào thư viện sách của diễn đàn cho liêm trinh hưởng ké môt tý trí tuệ của bác.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào hai cụ

Cụ tiến sỹ thì đang ở Việt Nam.bác Vu Long đang ở Đức nhưng cả hai đều là người Việt Nam cả nên lấy sách của nhau "gạn đục khơi trong" đoạn nào thấy sai với thực tiễn và khoa học hiện đại thì cắt bỏ đoạn nào thấy phù hợp với thực tiễn và khoa học hiện đại thì sáp nhập vào sách của mình và phát triển thêm.

Liêm trinh đọc thấy cụ tiến sỹ nói các nhà khoa học nói vụ nổ lớn sai mà dùng mình vì kết luận này có thể hủy bỏ toàn bộ mọi kết quả học tập nghiên cứu của liêm trinh vì khởi đầu liêm trinh thấy cái thái cực nó giống cái vụ nổ lớn nên mới có hứng học tập nghiên cứu lý học.

Sách của bác Vu Long liêm trinh gà cho một cách sẽ bán rất chạy.Bác sang gặp các nhà lý học trung quốc đưa tất cho họ đọc rồi bảo họ viết lời tựa và ký chữ ký kỷ niệm vào đấy.Đã được các nhà lý học Trung Quốc duyệt thì chắc bán chạy toàn thế giới.

Có cái ông nào mà không chui từ háng các bà mẹ ra và bú tọp cả hai bầu vú của các bà mẹ rồi thành gì thì mới thành mà bác Vu long còn cứ thắc mắc.

Nghiên cứu lý học thì cứ rọi từ thực tiễn bản thân và cuộc sống nơi mình sống mà suy luận (nên mỗi ông chỉ giỏi môt vùng) nhiều ông gộp lại thì mới thành cả thế giới.

Bác Vu long nếu quý cụ tiến sỹ thì đưa bản thảo tiếng Anh cho cụ tiến sỹ để cụ ấy nhờ các cháu như cháu Rin86.....dịch để cụ ấy tham khảo và khi nào bác bán song sách thì tiện để đưa vào thư viện sách của diễn đàn cho liêm trinh hưởng ké môt tý trí tuệ của bác.

Kính

Chào bác Liêm Trinh!

Ngay từ khi tôi đưa 100 trang đầu tiên (năm 2008) cho một dịch vụ dịch thuê ở Sài Gòn dịch thì đã có một nhà xuất bản ở Trung Quốc gạ mua rồi nhưng tôi không đồng ý. Bởi vì tôi cũng như mọi người thừa biết "Thâm nho như Tầu" thì tốt nhất đừng có dây vào, hơn nữa cuốn sách của tôi viết cho những người chưa biết gì về Tử Bình, tức mục đích phục vụ cho mọi người trên thế giới. Chính mục đích này mà tôi đã phải tự học tiếng Anh và tự dịch trước khi có thể tìm ra một thông dịch viên am hiểu Tử Bình (đúng ra bạn tôi đã tìm được một ông già ở viện ... (chắc uyên thâm về Tử Bình) đã về hưu đồng ý dịch giúp tôi (không lấy tiền vì học thuật như ông ta nói) nhưng đáng tiếc rằng sau 2 tuần bạn tôi mang bản dịch đến thì ông ta ....).

Phương Pháp xác định Thân vượng, nhược, Dụng Thần và Phương Pháp tính điểm hạn là nội dung chính của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi đến giờ chưa hoàn thiện bởi tôi chưa có đủ các ví dụ để kiểm tra từng Quy Tắc tính điểm hạn này. Do vậy tôi chỉ có thể hy vọng chủ yếu ở người Phương Tây (bởi vì người Phương Đông thường giấu những Bí Kíp không muốn công bố) sẽ giúp tôi hoàn thiện Phương Pháp tính Điểm Hạn này, có vậy thôi.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào hai cụ

Cụ tiến sỹ thì đang ở Việt Nam.bác Vu Long đang ở Đức nhưng cả hai đều là người Việt Nam cả nên lấy sách của nhau "gạn đục khơi trong" đoạn nào thấy sai với thực tiễn và khoa học hiện đại thì cắt bỏ đoạn nào thấy phù hợp với thực tiễn và khoa học hiện đại thì sáp nhập vào sách của mình và phát triển thêm.

Liêm trinh đọc thấy cụ tiến sỹ nói các nhà khoa học nói vụ nổ lớn sai mà dùng mình vì kết luận này có thể hủy bỏ toàn bộ mọi kết quả học tập nghiên cứu của liêm trinh vì khởi đầu liêm trinh thấy cái thái cực nó giống cái vụ nổ lớn nên mới có hứng học tập nghiên cứu lý học.

Sách của bác Vu Long liêm trinh gà cho một cách sẽ bán rất chạy.Bác sang gặp các nhà lý học trung quốc đưa tất cho họ đọc rồi bảo họ viết lời tựa và ký chữ ký kỷ niệm vào đấy.Đã được các nhà lý học Trung Quốc duyệt thì chắc bán chạy toàn thế giới.

Có cái ông nào mà không chui từ háng các bà mẹ ra và bú tọp cả hai bầu vú của các bà mẹ rồi thành gì thì mới thành mà bác Vu long còn cứ thắc mắc.

Nghiên cứu lý học thì cứ rọi từ thực tiễn bản thân và cuộc sống nơi mình sống mà suy luận (nên mỗi ông chỉ giỏi môt vùng) nhiều ông gộp lại thì mới thành cả thế giới.

Bác Vu long nếu quý cụ tiến sỹ thì đưa bản thảo tiếng Anh cho cụ tiến sỹ để cụ ấy nhờ các cháu như cháu Rin86.....dịch để cụ ấy tham khảo và khi nào bác bán song sách thì tiện để đưa vào thư viện sách của diễn đàn cho liêm trinh hưởng ké môt tý trí tuệ của bác.

Kính

Tôi không giỏi lắm về Tử Bình, chỉ hiểu sơ qua khái niệm của nó và phương pháp ứng dụng căn bản. Cái gì không biết thì tôi ngồi im nghe.

Khổ quá, cái topic này không phải để bàn về Tử Bình. Mà để xác định "Không có Hạt của Chúa".

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÔ THẦN, HỮU THẦN VÀ VŨ TRỤ HỌC BIG BANG

Nguyễn Austin chuyển ngữ từ Atheism, Theism and Big Bang Cosmology (1991)

QUENTIN SMITH

nguồn http://www.qsmithwmu.com/atheism,_theism_a...logy_(1991).htm

Từ sachhiem.net

Đăng 19 tháng 10, 2009

LTS: Đối với người Á đông, nhất là ở thế hệ ngày nay, khái niệm về tôn giáo và khoa học là hai khái niệm khác biệt, khái niệm về khoa học không ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin tôn giáo, ngay cả tôn giáo tin vào Thượng đế mà họ mới quen biết trong mấy thế kỷ gần đây. Vô Thần hay Hữu Thần không có nghĩa gì với người Á Đông. Trái lại, người Âu Châu, vì toàn bộ nền văn hóa đã bị ảnh hưởng bởi niềm tin Thượng Đế cả mấy ngàn năm, hai khái niệm tôn giáo và khoa học thường đi đôi với nhau. Người ta lớn lên trong sự giao phó cho "bàn tay vô hình của một Thượng đế".

Vì tôn giáo của họ từ lâu đã chễm chệ trên ngai vàng, thống trị độc quyền tất cả mọi giải thích về vũ trụ, cho nên mỗi khi khoa học tiến đến một bước xa ra ngoài hệ thống Thái Dương Hệ, thì người ta lại đặt vấn đề với tôn giáo. Chẳng may, mỗi ngày, khoa học cứ tiếp tục tiến tới gần tâm điểm của vũ trụ, và tôn giáo của họ cứ phải đương đầu với các bài tường trình khoa học. Để chống lại sự thắng thế của khoa học, tôn giáo của họ phân biệt và kỳ thị những người Vô Thần. Và do đó vấn đề Vô Thần, Hữu Thần trở nên rất quan trọng đối với họ.

Bên lề của sự phát triển về khoa học, và đứng giữa các nhu cầu tôn giáo, triết học tồn tại như một thảo chương trung gian giữa sự vận hành vũ trụ và nhu cầu tư duy trừu tượng của con người. Bài viết sau đây đầu tiên đã được công bố trên tờ Triết học Australasian Journal tháng ba năm 1991 (Volume 69, No. 1, pp. 48-66). Bài này cũng đã đăng ở web Infidels.org. Đây là một công trình rất đáng ghi nhớ của dịch giả, vì có nhiều từ thuộc về cả hai lãnh vực triết học lẫn khoa học. Tuy nhiên, tòa soạn hoan hỉ đón nhận cao kiến của các học giả trong phạm vi chuyên môn của mình nếu cần để cho bài dịch hoàn hảo hơn. (SH)

I. Mở đầu

Ý tưởng mà thuyết Big Bang cho phép chúng ta luận đoán rằng vũ trụ bắt đầu tồn tại khoảng 15 tỷ năm đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà thần học. Lý thuyết này có vẻ như khẳng định hay ít ra là hỗ trợ cho luận thuyết thần học về sự sáng tạo ex nihilo. Thật vậy, sự gợi ý về một sự sáng tạo thần thánh dường như thuyết phục đến nỗi ý niệm về “ Thượng đế sáng tạo ra Big Bang” đã nằm trong nhận thức phổ thông và trở nên chủ yếu trong yếu tố thần học của một thứ “ lẽ thường tình đã được giáo dục (a)”. Ngược lại, câu trả lời của những người vô thần và những người theo thuyết bất khả tri đối với sự phát triển này lại ít nhiều khiếm khuyết, qùe quặt. Trong khi sự thuyết minh thần học về Big Bang nhận được cả sự tán thành phổ thông lẫn sự bào chữa nghiêm túc mang tính triết học (đặc biệt bởi William Lain Craig và John Leslie) thì sự diễn giải theo xu hướng vô thần vẫn còn nghèo nàn và chưa được phổ biến rộng rãI. Phần việc của bài viết này là lấp đầy khiếm khuyết đó và triển khai sự diễn giải vô thần này. Tôi sẽ lập luận rằng sự diễn giải theo xu hướng vô thần về Big Bang không chỉ là một ứng viên thay thế mà còn chính đáng, hợp lý hơn lối thuyết minh thần học. Thật vậy, tôi sẽ chứng tỏ rằng vũ trụ học Big Bang thực sự không tương thích với thần học Lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ được gắn với lối diễn giảng thần học là lý thuyết cổ điển về Big Bang (còn được biết dưới tên gọi” Lý Thuyết Chuẩn về Big Bang”) dựa trên mô hình của Friedmann với ước đóan về nguồn gốc Big Bang là một điểm dị thường.Trong bài viết này tôi cũng sẽ lập luận trên lý thuyết này, bổ sung thêm Định lý Về Những Điểm Dị Thường và Nguyên Lý Hawking về Sự Không Biết Được. Nhưng chúng ta phải thận trọng về cách chúng ta xem xét ý nghĩa của lý thuyết cổ điển này. Chúng ta không thể nói rằng đây là ‘sự thực cuối cùng’ về vũ trụ, bởi vì nhiều nhà nghiên cứu về vũ trụ cho rằng lý thuyết cổ điển này một ngày nào đó sẽ bị thay thế bằng một lý thuyết lượng tử về vũ trụ dựa trên sự phát triển đầy đủ về lý thuyết hấp dẫn lượng tử. Trên cơ sở đó những lập luận trong bài viết này của tôi không thể được xem là ‘ Nếu lý thuyết cổ điển về Big Bang là đúng, Thượng đế không hiện hữu; lý thuyết cổ điển đúng, do đó Thượng đế không hiện hữu’. Đúng hơn, lý luận của tôi chỉ là sự hiện hữu của Thượng đế không tương thích với lý thuyết cổ điển về Big Bang. Tôi nhắm đến việc đưa ra một lập luận có gía trị về sự không hiện hữu của Thượng đế [và đó], không phải là thứ một lập luận hình thức bề ngoài.

Cũng có một lý do thứ hai tại sao lý thuyết cổ điển về Big bang không thể xem là lý thuyết cuối cùng về vũ trụ. Có rất nhiều lý thuyết có tính cạnh tranh khác về vũ trụ hiện nay đang được xem xét, và một số trong những lý thuyết này ít ra cũng được khẳng định tốt như lý thuyết cổ điển khi nó được xem như ‘lý thuyết tốt nhất hiện nay đang có ’ và ‘ lý thuyết mà chúng ta tạm thời chấp nhận cho đến khi lý thuyết lượng tử về vũ trụ được khai triển hoàn tất’. Những lý thuyết cạnh tranh này bao gồm

a/ Lý thuyết về nguồn gốc lạm phát vũ trụ của Guth,

b/ Lý thuyết mới về lạm phát vũ trụ của Linde, Albrecht và Steinhardt,

c/ Lý thuyết về lạm phát hỗn loạn của Linde,

d/ Lý thuyết của Tryon,Gott, và những người khác về đa vũ trụ (trong đó vũ trụ của chúng ta chỉ là một) nổi lên như những ‘thăng giáng của chân không’ từ những trạng thái cơ bản của không- thời gian trống rỗng,

e/ Lý thuyết của Hartle và Hawking trong đó hàm sóng vũ trụ là một hàm số của hình học 3 chiều không gian và không phụ thuộc vào chiều thứ tư-thời gian,

f/ Lý thuyết của Everett về vũ trụ phân nhánh và nhiều lý thuyết khác đang được quan tâm.

Để giữ cho bài viết này nằm trong giới hạn cho phép, tôi sẽ không xem xét đến những lý thuyết mới có tính cạnh tranh này mà chỉ hạn chế trong phạm vi lý thuyết cổ điển. Sự hạn chế này thích hợp với mục đích giới hạn của tôi là phản bác sự diễn giải thần học về lý thuyết cổ điển Big Bang.

Trong phần II, tôi sẽ đi thẳng, theo cách thức không thiên về kỹ thuật, vào những khái niệm trong vũ trụ học. Trong phần III, tôi sẽ đưa ra những lập luận rằng những khái niệm này không tương thích với thần học. Trong phần IV-VI, tôi sẽ khẳng định và trả lời những phản biện về những lập luận này.

Posted Image

II. Lý thuyết Big Bang về vũ trụ.

Lý thuyết Big Bang phần lớn dựa vào lời giải của Friedmann cho cái gọi là phương trình Einstein là trọng tâm của Lý Thuyết Tương Đối Tổng Quát. Chi tiết của lý thuyết này có thể tìm thấy trong nhiều sách giáo khoa và chúng ta chỉ cần lướt qua (3) .Những ý tưởng mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Định lý về Những Điểm Dị Thường của Hawking-Penrose và đặc biệt là Nguyên Lý về sự Không Biết Được của Hawking.

Định lý về Những Điểm Dị Thường được sử dụng để chứng tỏ rằng vũ trụ thực sự bắt đầu hiện hữu trong một vụ nổ Big Bang, vì kết luận này không thể chỉ được rút ra từ những lời giải của Friedmann và những khẳng định từ quan sát thực nghiệm. Lời giải của Friedmann chứng tỏ rằng nếu vũ trụ là đồng nhất một cách hoàn hảo (vật chất được phân bố hoàn toàn như nhau tại mọi điểm) và giãn nở, thì vũ trụ phải được giãn nở từ một trạng thái ban đầu trong qúa khứ khi bán kính của nó là zero và mật độ vật chất, nhiệt độ và độ cong là vô cùng lớn. Trạng thái ban đầu này là một dị thường, nó hàm ý rằng đó là điểm bắt đầu của không-thời gian; không có thời điểm trước thời điểm của dị thường vì thời điểm của dị thường (theo định nghĩa) là điểm bắt đầu của thời gian. Dị thường tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi bùng nổ trong một vụ nổ lớn, vào lúc này vũ trụ có bán kính khác zero và một nhiệt độ, mật độ vật chất, độ cong nhất định. Sự dự đoán của Friedmann về một dị thường Big Bang đòi hỏi, như tôi nhấn mạnh, sự giả định về một vũ trụ đồng nhất tuyệt đốI. Vì vũ trụ của chúng ta không hoàn toàn đồng nhất nên dự đoán về một dị thường trong qúa khứ dường như không có gì bảo đảm mà giả định hợp lý hơn có vẻ như là vũ trụ của chúng ta bắt đầu giãn nở sau một giai đoạn co lại trước đó. giả định này được đa số các nhà nghiên cứu vũ trụ chấp nhận cho đến cuối thập niên 1960, khi Hawking và Penrose khai triển những Định Lý về Điểm Dị Thường của họ,những định lý này đưa ra những luận điểm chứng tỏ rằng vũ trụ của chúng ta ngay cả nếu như không đồng nhất một cách tuyệt đối cũng bắt đầu từ một điểm dị thưòng. Những định lý này khẳng định rằng một vụ nổ lớn dị thường là không thể tránh được vì 5 điều kiện sau đây, tất cả chúng đã được biện giải có gía trị đúng đắn trong vũ trụ:

a. Lý thuyết Tương Đối tổng quát của Einstein có giá trị cho vũ trụ.

b. Không có đường cong thời gian khép kín (nghĩa là thời gian du hành ngược về qúa khứ của một người là bất khả thi và nguyên lý nhân quả không bị xâm phạm)

c. Trường hấp dẫn luôn luôn là lực hút (5) .

d. Không-thời gian không có đối xứng qúa cao (nghĩa là bất kỳ một lộ trình không- thời gian nào của một hạt hay của ánh sáng cũng gặp vật chất hay có một độ cong có định hướng một cách ngẫu nhiên(6) .

e. Có một số điểm p nào đó sao cho tất cả các lộ trình không -thời gian hướng về qúa khứ (hay tương lai) từ p sẽ bắt đầu hội tụ lạI. Điều kiện này hàm ý rằng trong vũ trụ có đủ lượng vật chất để hội tụ tất cả các đường không-thời gian hướng về qúa khứ (hoặc tương lai) xuất phát từ những điểm p nào đó.

Lời giải của định lý Hawking-Rose trong trường hợp tổng quát chứng tỏ rằng có một điểm dị thường là giao điểm của tất cả các đường không- thời gian hướng về qúa khứ và tạo nên sự bắt đầu của thời gian. Như thế, những định lý này chứng tỏ rằng, theo chữ của Hawking, ngay cả những vũ trụ không hoàn toàn đồng nhất, ‘lý thuyết tương đối tổng qúat cũng tiên đoán một điểm bắt đầu của thời gian’ (7) .

Định lý về các dị thường là cái nôi của vũ trụ học Big Bang nó ủng hộ sự khẳng định rằng có một Big Bang dị thường .Nhưng một phần của big bang vũ trụ học làm nền tảng cho những lập luận vô thần của tôi lại là những khái niệm về bản chất của điểm dị thường này. Khái niệm này nằm trong Nguyên Lý về Sự Không Biết Được của Hawking, nó khẳng định rằng những điểm dị thường này vốn đã hỗn loạnkhông thể tiên đoán được. Theo cách nói của Hawking, dị thường là nơi mà tất cả những khái niệm cổ điển về không gian và thời gian cũng như các định luật Vật lý đã biết bị phá vỡ bởi vì tất cả đều hình thành dựa trên nền tảng của không-thời gian cổ điển. Trong bài viết này, điều được xác nhận là sự phá vỡ này không chỉ là kết quả của sự không biết một lý thuyết đúng mà nó còn biểu hiện cho thấy giới hạn cơ bản đối với khả năng tiên đoán tương lai của chúng ta, [giống như] một giới hạn tương tự nhưng bổ sung đã áp đặt bởi nguyên lý bất định của Cơ học lượng tử thông thường (8) . Một trong số những nguyên lý bất định của cơ lượng tử là :

Δ p.Δq ≥ћ /4л

Nó hàm ý rằng nếu vị trí q của một hạt được tiên đoán chính xác thì xung lượng của hạt đó sẽ không xác định và ngược lạI. Nguyên lý về sự Không Biết Được hàm ý rằng người ta không thể tiên đoán chính xác được cả vị trí lẫn xung lượng của các hạt phát ra từ những điểm dị thường (9) . Tất cả những gía trị khả dĩ của vị trí và xung lượng tương thích với những thông tin có giới hạn (nếu có) về vùng tương tác đều có xác suất như nhau. Nhưng Nguyên lý về Sự Không Biết được còn có những hệ quả sâu xa hơn. Nó cho biết rằng không có một giá trị vật lý nào của những hạt phát ra được tiên đoán chính xác. Điểm dị thường Big bang ‘ sẽ phát ra tất cả các cấu hình của những hạt với một xác suất như nhau’(10) .

Nếu sự phát xạ từ điểm dị thường hoàn toàn không thể tiên đoán được thì chúng ta nên trông đợi sự tuôn phát ra hoàn toàn hỗn độn từ nó. Sự trông đợi này hoàn toàn tương thích với sự hiểu biết về nguồn gốc big bang của vũ trụ vào lúc khởi thủy, vì vũ trụ vào thời điểm này được biết như là đang ở trong một trạng thái có mức độ hỗn loạn tối đa (entropy cực đại) .Các hạt được phóng thích trong các trạng thái vi mô ngẫu nhiên, rồi dẫn đến một trạng thái vĩ mô toàn cục của sự cân bằng nhiệt.

Hiểu được toàn bộ ý nghĩa của Nguyên Lý về sự Không Biết Được là một điều quan trọng . Nếu điểm dị thường Big bang cư xử theo một cách thức hoàn toàn không tiên đoán được, thì không có một định luật vật lý nào khống chế cách cư xử này.Không có định luật nào áp đặt những ràng buộc trên những gì nó có thể phát ra .Paul Davies đưa ra lời bình giải xác đáng ‘ mọi thứ đều có thể đi ra từ điểm dị thường trần trụi- [và trong] trong trường hợp Big bang thì vũ trụ đã xuất hiện’. Sự sáng tạo của nó biểu hiện sự đình chỉ nhất thời của các định luật vật lý, cái ánh chớp vô luật lệ loé lên đột ngột, bất ngờ đã cho phép mọi thứ xuất hiện từ chỗ không có gì (12) . Ở đây, ‘không có gì’ nên được hiểu một cách ẩn dụ như muốn ám chỉ một cái gì đó không thuộc về thể liên tục không-thời gian bốn chiếu; điểm dị thường không phải là một phần của thể liên tục này bởi vì nó chỉ chiếm ít hơn ba chiều không gian.Nhưng Davies đã chính xác theo nghĩa đen khi ám chỉ rằng điểm dị thường đã dẫn đến một trạng thái không luật lệ (vật lý) nhất thờI. Điểm dị thường này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và trong khoảng thời gian này không thu được một định luật vật lý nào liên kết điểm dị thường này với những thời điểm sau đó. Cho trước những điều kiện ban đầu của dị thường cũng không có gì được tiên đoán về trạng thái tương lai của vũ trụ. Mỗi một cấu hình khả dĩ của các hạt đều có cùng xác suất được phóng ra từ điểm dị thường. (Nếu có vô hạn những cấu hình khả dĩ, thì thay vì phải nói đến mật độ xác suất cho mỗi cấu hình chúng ta phải nói và gán xác suất cho mỗi một số đếm được của những khoảng cấu hình khả dĩ ứng với một hàm phân bố thích hợp).Tại bất kỳ một thời điểm nào gần với thời điểm mà tại đó điểm dị thường hiện hữu, các định luật vật lý có mặt và chi phối những hạt thửc sự phát ra từ điểm dị thường. Điều này có nghĩa là đối với mọi cấu hình vật lý C nào đó có mặt tại một thời điểm gần với thời điểm có mặt của điểm dị thường mà từ đó C được phát ra, chúng ta sẽ thu được các định luật liên kết C với bất kỳ cấu hình nào có mặt sau đó, mà không thu được một định luật nào liên kết C với điểm dị thường trước đó. C sẽ thu nhận một sự tiến hóa theo qui luật nhưng nó có điểm khởi thủy trong trạng thái sơ khai không theo một qui luật nào cả.

III. Những biện giải vô thần

Tôi sẽ sử dụng những nội dung đã được gỉai thích ở phần trên của vũ tru học Big Bang làm cơ sở cho những lập luận vô thần của tôI. Trong phần này với sự bổ sung thêm 2 giả định thần học, tôi sẽ dẫn đến khẳng định rằng Thượng đế không hiện hữu. Theo sau cấu trúc của biện giải này, tôi sẽ xác nhận và trả lời cho những phản biện đối với những lập luận này (phần IV-VII) . Sức mạnh thật sự của những lập luận này chỉ trở nên hiển nhiên khi phần đáp trả cho những phản biện này được đưa vào.

Hai giả định thần học tôi cần đến là:

(1) Nếu Chúa hiện hữu và có một trạng thái trước E của vũ trụ, thì Chúa là kẻ sáng tạo ra E.

(2) Nếu Chúa đã sáng tạo ra E, thì E phải chắc chắn hoặc là chứa sự sống trong đó hoặc sẽ dẫn đến những trạng thái mang sự sống.

Gỉa định (2) là hệ quả của hai giả định thần học cơ bản khác :

(3) Thượng đế là toàn trí, toàn năng và tuyệt đối nhân từ .

(4) Một vũ trụ có sinh vật có gía trị hơn một vũ trụ không có sinh vật.

Thật vậy, theo giả định (4) nếu Chúa đã tạo ra một vũ trụ mà không chắc nó sẽ hàm chứa những sinh vật trong đó, thì Chúa đã tạo ra một vũ trụ không chắc là loại vũ trụ có gía trị và như thế Chúa đã bị giới hạn trong lòng nhân từ, sức mạnh và sự toàn trí của mình. Điều này mâu thuẫn với giả định (3). Do đó giả định (2) là hệ quả của (3) và (4).

Một số những ý tưởng khoa học như đã được trình bày trong phần trên, nhất là những định lý về các điểm dị thường của Hawking-Penrose đã cung cấp cho chúng ta một giả định chung sau đây:

(5) Có một trạng thái sớm hơn của vũ trụ và đó chính là điểm dị thường Big Bang.

Giả định (5) đòi hỏi một sự minh bạch về thuật ngữ ‘vũ trụ’. Bằng từ ngữ này, tôi muốn nói đến thể liên tục không-thời gian 4 chiều và bất kỳ một trạng thái n-chiều nào sớm hơn hoặc trễ hơn thể liên tục 4 chiều này. Vì vũ trụ có bán kính zero tại điểm dị thường, nên nó không là 4 chiều, nhưng vì điểm dị thường là một trạng thái sớm hơn thể liên tuc 4 chiều nên nó có thể xem như là trạng thái đầu tiên của vũ trụ (điều này sẽ được thảo luận sâu hơn trong phần VI).

Những ý tưởng khoa học cũng cho chúng ta những giả định tóm tắt sau:

(6) Trạng thái sớm nhất của vũ trụ là vô sinh vật vì điểm dị thường liên quan đến những điều kiện không ủng hộ sự sống như nhiệt độ, mật độ và độ cong vô cùng lớn.

Một ý tưởng khoa học khác đã được đề ra trong phần trước, Nguyên lý về Sự Không Biết, cung cấp cho chúng ta một giả định tóm tắt khác:

(7) Điểm dị thường BigBang vốn đã không tiên đoán được và không tuân theo một định luật nào và hệ quả là không có gì bảo đảm nó sẽ phát ra những cấu hình cực đại của các hạt sẽ tiến hóa thành những trạng thái ban đầu của sinh vật trong vũ trụ. (Một cấu hình cực đại của các hạt là một trạng thái đầy đủ của vũ trụ, vũ trụ như là một toàn thể vào một thời điểm)

Giả định (5) và (7) đưa đến gỉa định sau:

(8) Trạng thái sớm nhất của vũ trụ không chắc chắn dẫn đến một trạng thái có sinh vật của vũ trụ.

Bây giờ chúng ta đến điểm then chốt của biện giảI. Dựa trên (2), (6) và (8) chúng ta có thể suy ra rằng : Thượng đế không thể tạo ra trạng thái sớm nhất của vũ trụ. Và do dó, theo giả định (1) : Thượng đế không hiện hữu.

Bây giờ tôi sẽ đáp trả 4 phản biện đối với những biện giải vô thần này.

IV. Phản biện 1: Chúa không đòi hỏi một vũ trụ có sinh vật.

Phản biện này dựa trên một nguyên lý cho rằng không có một vũ trụ nào là tốt nhất trong số những vũ trụ khả dĩ. Bởi vì đối với mỗi vũ trụ U1, sẽ có một vũ trụ tốt hơn U2. Như vậy, sự kiện có một vũ trụ hiện hành tốt hơn những vũ trụ khác không chỉ tương thích với sự sáng tạo thần thánh mà còn là hệ quả của sự sáng tạo này. Và như vậy, phản biện này cho rằng, sự kiện một vũ trụ có sự sống thì tốt hơn vũ trụ vô sinh hoàn toàn tương thích với việc sáng tạo của Chúa như [đã làm trong] trạng thái sớm nhất của vũ trụ, rồi một điều gì đó tình cờ dẫn đến một vũ trụ không có sự sống.

Giả định (3) và (4) không dẫn đến (2) và như thế lập luận vô thần thất bại.

Để trả lời, trước tiên tôi lưu ý rằng nhiều nhà thần học đã khẳng định rằng có một vũ trụ tốt nhất trong số những vũ trụ khả dĩ và rằng Chúa bảo đảm rằng vũ trụ được Ngài tạo ra là tốt nhất. Lập luận của tôi hàm ý rằng ít nhất những lý thuyết thần học này đã sai lầm nhưng nó còn chống lại những lý thuyết thần học nào dẫn đến việc không có vũ trụ khả dĩ nào tốt nhất. Những lý thuyết thần học này, nếu tất cả chúng đều tương thích với cái điều bình thường vẫn được gọi là ‘Chúa’ và cái mà hầu hết các nhà thần học và triết học gọi là ‘Chúa’, đều phải áp đặt một điều kiện tối thiểu nào đó lên giá trị của vũ trụ do Chúa tạo ra. Tôi tin rằng tuyệt đại đa số các nhà thần học hoặc công khai hoặc hàm ý chấp nhận một điều kiện tối thiểu là vũ trụ chứa những sinh vật. Ý tưởng cho rằng Chúa không có lý do gì để tạo ra một vũ trụ có sự sống hơn là một vũ trụ vô sinh hoàn toàn không thích hợp với loại nhân vật mà chúng ta vẫn hình thành trong đầu là ‘Chúa’. Chúa trong truyền thống Do Thái- Kitô-Hồi giáo hiển nhiên là người bảo đảm rằng có sự sống trong vũ trụ mà ông ta sáng tạo. Đòi hỏi này phù hợp với những lý luận thần học của Swinburne, Craig, Leslie, Plantinga, Adams, Morris và tất cả hay hầu như tất cả những nhà thần học đương thời khác. Chẳng hạn như Swinburne đã định nghĩa ‘ vũ trụ có trật tự’ là những vũ trụ có đòi hỏi sự có mặt của những sinh vật và khẳng định rằng ‘ Chúa có lý do quan trọng hơn bất kỳ lý do nào khác để tạo ra một vũ trụ có trật tự nếu ông ta tạo ra một vũ trụ mà thôi’ (13) . Dựa theo khái niệm chuẩn về Chúa, giả định (3) và (4) cùng với giả định sau đây:

(4A) Nếu Chúa chọn lựa để sáng tạo một vũ trụ, ông ta sẽ chọn tạo ra một vũ trụ có sự sống hơn là vũ trụ vô sinh.

Như vậy dựa vào (4A), giả định (3), (4) suy ra (2) và lập luận vô thần vẫn có gía trị.

V. Phản biện 2: Chúa có thể can thiệp để bảo đảm một vũ trụ có sự sống

Phản biện 2 cho rằng sự không tuân theo một qui luật nào của điểm dị thường Big bang không tương thích một cách logic với sự hình thành của nó khi chính nó được bảo đảm bởi Chúa để phát ra những cấu hình cực đại của các hạt với mục đích tạo nên sự sống.Vì Chúa có thể can thiệp và áp đặt một cách siêu nhiên vào thời điểm của dị thường để nó phát ra một cấu hình tạo nên sự sống.

Tôi tin rằng phản biện này không thích hợp với tính hợp lý của Thượng đế. Nếu Chúa có ý định tạo ra một vũ trụ có sinh vật vào một giai đoạn nào đó của lịch sử, thì đối với ông ta không có lý do gì lại bắt đầu một vũ trụ với điểm dị thường vốn đã không tiên đoán được. Thật vậy, điều này tuyệt đối không hợp lý. Đây là dấu hiệu của một kế hoạch thiếu năng lực để sáng tạo ra một cái gì đó như là trạng thái tự nhiên đầu tiên; và rồi đòi hỏi một sự can thiệp siêu tự nhiên ngay tức khắc để bảo đảm rằng nó sẽ đưa tới kết quả mong muốn. Điều hợp lý nhất phải làm là tạo ra một trạng thái nào đó dẫn đến một vũ trụ sản sinh ra sự sống bằng chính bản chất theo qui luật của trạng thái này.

Câu trả lời cho phản biện 2 này có thể được khai triển trong bối cảnh của cuộc thảo luận về sự diễn giải về vũ trụ học Big bang của John Leslie. Leslie đã chỉ ra những số liệu hay những minh họa (‘những sự trùng hợp trong thời kỳ con người tồn tại’) để gợi ý rằng một vũ trụ có sự sống từ điểm dị thường Big Bang là điều hầu như không xảy ra (14). Có rất nhiều cấu hình cực đại khả dĩ của những hạt có thể phát ra từ điểm dị thường và chỉ có một số cực nhỏ của chúng, Leslie gợi ý, dẫn ngay đến những trạng thái có sự sống. Nhưng Leslie lập luận rằng tính chất không xảy ra này ủng hộ hơn là chống đối giả thiết về sự sáng tạo thần thánh (tôi muốn lưu ý rằng Leslie lập luận với khái niệm Thượng đế trong thuyết Plato mới (15) nhưng nó không tạo nên một sự khác biệt thực sự cho sự hiệu lực của những lập luận mà tôi sẽ dùng). Ông ta ám chỉ rằng, nếu chúng ta giả định rằng Thượng đế áp đặt sự bùng nổ của điểm dị thường theo hướng có xác suất cao- không có sự sống, hơn là hướng có khả năng thấp- dẫn đến sự sống, thì chúng ta có thể ‘minh bạch’ cái tính chất không xảy ra rất rõ ràng của một vũ trụ có sự sống tiến hóa từ điểm dị thường. Sự đơn giản đã dẫn của cách giải thích, gía trị đặc biệt của sự sống, và những tiền đề thích hợp khác được xét đến đã cho cách giải thích này một sự tin cậy. Nhưng nó thất bại khi xem xét đến những vấn đề đã được đề cập ở trên liên quan tới tính hợp lý và năng lực của Thượng đế, xuất hiện như những vấn nạn ở đây. Đối với tôi, có vẻ như giả định của Leslie rằng, điểm dị thường bigbang dẫn đến (nếu để tự nó tiến hoá một cách tự nhiên) một vũ trụ có sự sống là một điều gần như không thể xảy ra, lại không tương thích với kết luận rằng Thượng đế đã tạo nên điểm dị thường. Nếu Thượng đế đã tạo nên vũ trụ với mục đích làm cho nó có sự sống, thì thật là không logic chút nào khi ông ta đã tạo nên một cái gì đó như là trạng thái ban đầu của vũ trụ mà sự tiến hóa tự nhiên của nó sẽ chắc chắn dẫn đến những trạng thái không có sự sống. Nó không tương hợp với ý tưởng về một sự sáng tạo có hiệu qủa để tạo nên một thế giới sinh động trong đó sự sống xuất hiện khi trạng thái đầu tiên được hình thành và trạng thái này có xu hướng tự nhiên hướng đến một vũ trụ không có sự sống .Thông qua xu hướng này trạng thái đó đã bị mất tác dụngbị bỏ qua bởi chính cái động lực tạo cho nó xu hướng đó. Hai định đề sau đây tỏ ra không tương thích một cách logic:

(1) Thượng đế là người sáng tạo hợp lý, có năng lực và ông ta muốn tạo nên một thế giới có sự sống.

(2) Thượng đế đã tạo ra một điểm dị thường như là trạng thái ban đầu của vũ trụ mà xu hướng tự nhiên của điểm dị thường này là hướng đến một thế giới không có sự sống.

Vấn đề liên quan ở đây là vấn đề cốt lõi về sự can thiệp của Thượng đế, hay là một’sự hiệu chỉnh’ vào những sự sáng tạo thần thánh. Leslie đã ‘chống lại ‘ ý tưởng về ‘sự can thiệp thần thánh’ vào những qúa trình tự nhiên và không đồng tình với ý tưởng ‘ Thượng đế đôi khi can thiệp [vào thế giới tự nhiên] bằng sự thô bạo hữu ích (17) với ý định bảo đảm cho sự sống tiến hóa. Leslie cho rằng giả thuyết về sự can thiệp như thế có liên hệ đến một lý thuyết không đơn giản và chính vì lý do đó nó bị đánh gía thấp. Nhưng sự can thiệp như thế hoàn toàn lại là điều cần phải có cho chính những lập luận của ông ấy về sự tiến hóa của vũ trụ ban sơ. Lập luận của ông ấy không chỉ giả định rằng Thượng đế không chỉ can dự vào vụ nổ của điểm dị thường mà còn can thiệp vào sự tiến hóa sau đó của cấu hình cực đại các hạt được phát ra từ điểm dị thường này. Chẳng hạn như Leslie đề cập đến lý thuyết trong đó vũ trụ ban sơ đã trải qua một số ‘giai đoạn phá vỡ đối xứng tự phát’ trong khoảng 10-4 giây ban đầu sau Big Bang và trong những pha này 4 lực (hấp dẫn, tương tác mạnh, tương tác yếu và điện từ) trở nên tách biệt. Trong thời kỳ GUT (b.)(từ 10-43 giây sau dị thường đến 10-35 giây) lực hấp dẫn tách ra khỏi lực tương tác mạnh-yếu. Trong giai đoạn tương tác yếu (từ 10-35 đến 10-10 giây) lực tương tác mạnh tách ra khỏi lực tương tác yếu. Trong thời kỳ hạt quark tự do hình thành (từ 10-10 đến 10-4 giây) lực điện từ tách ra khỏi lực tương tác yếu. Mỗi sự phân tách như vậy là một phá vỡ đối xứng (sự thống nhất của hai hay nhiều lực) và mỗi đối xứng bị phá vỡ theo cách thức ngẫu nhiên. Thực ra mà nói, điều này có nghĩa là độ lớn của bốn loại lực được xác định theo cách thức ngẫu nhiên vào thời điểm mà chúng tách ra. Điều này có ý nghĩa, Leslie đã chỉ ra rằng, bởi vì chỉ có một phạm vi rất nhỏ những gía trị của các lực này là tương thích với một vũ trụ ủng hộ sự sống. Chẳng hạn như, nếu gía trị hiện thời của hằng số tương tác yếu (aW# 10-11) nhích lên một tí thì, các siêu lân tinh sẽ không thể phóng ra những vật chất nặng rất cần thiết cho những cơ thể sinh vật. Nếu các gía trị này nhỏ hơn một chút thì khí hydrô sẽ không hình thành và hệ quả là không có một ngôi sao và hành tinh nào có thể tiến hóa. Những xem xét tương tự cho các lực hấp dẫn, điện từ và tương tác mạnh cũng đều đúng như thế. Trong những điều kiện này, Leslie tiếp tục, tuyệt đối không thể xảy ra trường hợp(18) những giai đoạn phá vỡ đối xứng này lại dẫn đến phạm vi rất hẹp của các giá trị được đòi hỏi cho một vũ trụ ủng hộ sự sống. Tính chất không thể xảy ra này chỉ có thể bị loại bỏ nếu chúng ta giả định rằng những gía trị này không được chọn lọc bởi những qúa trình tự nhiên mang tính ngẫu nhiên mà được ‘chọn lọc bởi Thượng đế’. Nhưng điều này đòi hỏi sự can thiệp thần thánh trên tầm mức sâu hơn vào sự tiến hóa của vũ trụ. Thượng đế phải can thiệp vào chính sự sáng tạo của mình ở điểm dị thường Big Bang để bảo đảm nó phóng ra những cấu hình cực đại của các hạt có khả năng trải qua những giai đoạn phá vỡ đối xứng, và rồi trong suốt giai đọan thống nhất lớn để chắc chắn rằng lực hấp dẫn khi tách biệt phải có một độ lớn đúng, và rồi lại can thiệp trong giai đoạn tương tác yếu để bảo đảm rằng lực tương tác mạnh có giá trị đúng, và rồi lại, lại nữa trong giai đoạn hình thành hạt quark tự do phải chắc chắn rằng lực điện từ và lực tương tác yếu phải nhận được gía trị đúng của chúng. Đây chỉ là một số những can thiệp bị đòi hỏi (tôi không nói đến, chẳng hạn như, những can thiệp phải có để bảo đảm cho những hạt cơ bản nhận được khối lượng đúng của chúng). Nhưng tại sao Leslie lại nghĩ rằng lập luận của ông ta đã tránh được những lý thuyết phức tạp, đáng ngờ về sự can thiệp thần thánh được lập đi lập lại vào những qúa trình tự nhiên? Bởi vì ông ta đã qui định rằng sự ấn định của Thượng đế trên những gía trị của các hằng số không phải là những trường hợp được gọi là can thiệp. Ông ta định nghĩa can thiệp như là thêm, bớt vào những khía cạnh không cơ bản của thiên nhiên (chẳng hạn như tạo ra những cơ quan động vật riêng lẻ) (19) .Nhưng qui định này qúa hàm hồ. Nếu sự can thiệp của Thượng đế vào sự phát xạ các hạt của điểm dị thường và vào những giai đoạn phá vỡ đối xứng không phải là những thí dụ về sự can thiệp của Thượng đế vào những trạng thái và những qúa trình tự nhiên, thì tôi hoàn toàn không biết nó là cái gì.

Leslie gợi ý rằng ý niệm sự can thiệp thần thánh vào các qúa trình tự nhiên là không rõ ràng vì nó không đơn gỉan bằng ý tưởng rằng Thượng đế để cho thiên nhiên tiến hóa theo cách của nó. Nhưng đối với tôi dường như có một vấn đề cơ bản hơn với ý niệm này, ít ra là khi áp dụng vào kịch bản của Leslie. Ý niệm này, trong kịch bản của Leslie, hàm ý rằng vũ trụ mà Thượng đế sáng tạo ra vụng về đến nỗi mà nó cần đến sự can thiệp nhiều lần của Ngài để lèo lái nó ra khỏi những tai họa và hướng nó đến những trạng thái tạo ra sự sống như mong đợI. Thượng đế đã tạo ra một vũ trụ vào lúc đó và rồi lại hướng đến một kết quả hoàn toàn trái ngược với cái mà Ngài muốn và chỉ bằng sự can thiệp vào sự tiến hóa tự nhiên Ngài mới chắc chắn rằng nó sẽ dẫn đến kết quả Ngài mong muốn. Tuy nhiên điều này mâu thuẫn với nguyên lý rằng Thượng đế không phải là một kẻ vụng về (‘ một nhà Sáng Tạo có năng lực không tạo ra những thứ mà ngay tức khắc hoặc sau đó ông ta cần phải chỉnh đốn’)

Tôi cũng nên làm rõ rằng ý tưởng chủ đạo trong lập luận của tôi rằng không phải Thượng đế không có năng lực nếu Ngài tạo ra một vũ trụ mà chính Ngài phải vi phạm những qui luật của nó một khi những ý định của Ngài được thực hiện, mà tôi cho rằng Ngài thiếu năng lực nếu tạo ra một vũ trụ đòi hỏi sự can thiệp của chính Ngài một khi những ý định của Ngài được thực hiện. Một sự can thiệp thần thánh vào những biến cố tự nhiên được suy ra từ, nhưng không dẫn đến, một sự vi phạm thần thánh vào các định luật tư nhiên, bởi vì Thượng đế có thể can thiệp vào những biến cố (chẳng hạn như vụ nổ của điểm dị thường) không bị chi phối bởi các luật tư nhiên. Như vậy phản biện khả dĩ đối với lập luận của tôi là ‘nếu các định luật vật lý chi phối sự tiến hóa của vũ trụ, thì Thượng đế có thể áp đặt vũ trụ tiến hóa đến trạng thái có sự sống mà không vi phạm đến các định luật vật lý’ đã hiểu sai ý chính, đó là sự can thiệp chứ không phải sự vi phạm mới là vấn đề. Tuy nhiên nếu chúng ta thừa nhận kịch bản của Leslie, thì chúng ta có thể nói không những có sự can thiệp mà còn có sự vi phạm, bởi vì trong kịch bản của ông ta có những định luật mang tính xác suất chi phối sự tiến hóa sơ khai của vũ trụ (bao gồm những giai đoạn phá vỡ đối xứng) và Thượng đế đã đình chỉ (nghĩa là vi phạm) các định luật này để đảm bảo cho những kết quả tạo ra sự sống.

Kết luận của tôi là thế này .Có vô số trạng thái ban đầu khả dĩ hợp lý của vũ trụ dẫn đến những trạng thái có sự sống bằng sự tiến hóa tự nhiên, theo qui luật và nếu Thượng đế tạo ra vũ trụ thì ông ta có thể chọn lọc một trong những trạng thái này. Vì rằng trạng thái ban đầu được ấn định bởi vũ trụ học Big Bang không phải là một trong những trạng thái này, điều này dẫn đến sự kiện là vũ trụ học Big Bang không tương thích với giả thuyết về một sự sáng tạo thần thánh (20).

VI. Phản biện 3: Điểm dị thường là một hư cấu lý thuyết.

Những nhà thần học có thể cố gắng tránh né những khó khăn về một trạng thái ban đầu không tiên đoán được và một sự can thiệp thần thánh bằng cách cho rằng trạng thái ban đầu của vũ trụ không phải là một điểm dị thường không tiên đoán được. Nhà thần học vẫn tiếp tục công nhận vũ trụ học Big Bang với qui định cho sự diễn giải của lý thuyết này là : thực tại bị cấm trong điểm dị thường. Những qui định này dựa trên một tiêu chuẩn về sự tồn tại vật lý mà điểm dị thường không thoả tiêu chuẩn đó và chỉ có vụ nổ Big bang mới đúng là một thực tại vật lý. Những tiêu chuẩn này cho phép nhà thần học chỉ xem vụ nổ Big bang, mà không phải là điểm dị thường, như là trạng thái đầu tiên của vũ trụ. (Nhưng bây giờ thì chữ ‘trạng thái’ phải được hiểu như là một trạng thái tạm thời được kéo dài trong một thời gian nào đó hơn là một trạng thái nhất thời vì vụ nổ Big bang kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định). Vụ nổ Big bang bị chi phối bởi các định luật vật lý và vụ nổ này được dẫn dắt bởi sự tiến hóa tự nhiên, theo qui luật để đưa đến một trạng thái khác của vũ trụ có chứa sinh vật. Vấn đề Chúa đã sáng tạo ra một trạng thái nào đó hoàn toàn không tiên đoán được như là trạng thái đầu tiên, bây giờ đã được tránh né và các nhà thần học đã có khả năng gán cho Thượng đế những cư xử hợp lý trong việc sáng tạo ra một cái gì đó như là trạng thái đầu tiên ; nó tiến hóa một cách tự nhiên để trở thành một vũ trụ có sự sống.

Để đáp trả phản biện 3 này tôi sẽ bỏ qua những vấn đề về những giai đoạn phá vỡ đối xứng không tiên đoán được mà Leslie đã đưa vào trong kịch bản của ông ấy và việc này dường như làm hồi sinh giả thuyết cho rằng vụ nổ Big Bang tiến hóa đến những trạng thái có sự sống một cách có thể tiên đoán được. Mặc dù ngày này các giai đoạn phá vỡ đối xứng này được chấp nhận rộng rãi- nhưng không phải là toàn bộ; nhưng những giai đoạn này không được suy ra từ vũ trụ học Big bang cổ điển và như thế việc đưa những giai đoạn này vào [những lập luận ] để phê phán những lối diễn giải thần học về vũ trụ học là hoàn toàn không thích đáng [vì] bản thân những diễn giải này không dùng đến chúng. Do đó để trả lời cho phản biện 3 tôi sẽ không lập luận rằng vẫn có những sự bất khả tiên đoán ngay cả khi điểm dị thường bị bỏ qua và thay vào đó tôi sẽ lập luận rằng không có sự biện minh nào cho việc chối bỏ điểm dị thường với sự bất khả tiên đoán của nó.

Tôi xin bắt đầu bằng việc lưu ý rằng sự mô tả và định nghĩa điểm dị thường Big Bang, như là một sự lý tưởng hóa, không thuộc về chính Vũ trụ học Big Bang và như thế cần phải có những lập luận triết học độc lập, mạnh mẽ biện minh cho quan điểm này về điểm dị thường [đã bị bỏ qua]. Vũ trụ học Big bang giới thiệu điểm dị thường như là một loại duy nhất về thực tại, điểm dị thường vật lý, nhưng dù vậy nó cũng là thực. Điều này được chứng tỏ bởi sự kiện rằng những đường không-thời gian hướng về qúa khứ trong vũ trụ sơ khai không được vẽ trên những khoảng nửa mở [trên khoảng đó] có thể tiến đến gần bất kỳ nhưng không bao giờ đến được giới hạn lý tưởng, mà nó được dựng trên những khoảng đóng mà một trong những điểm biên chính là điểm dị thường. Theo ngôn ngữ của Penrose, ’ nét đặc trưng chủ yếu của điểm dị thường không gian ở qúa khứ [điểm dị thường Big Bang] đó là nó cung cấp một điểm biên kỳ dị ở qúa khứ cho những đường cong thời gian kéo dài ở vô tận khác’(21).(đường cong thời gian chính là các qũi đạo không gian của các hạt). Theo cách nói của Geroch và Horowitz, những lộ trình không-thời gian hướng về qúa khứ hội tụ không như người ta nghĩ là chỉ tiến đến cùng một điểm kỳ dị với một khoảng cách nhỏ tùy ý, mà thật ra chúng’ hội tụ tại cùng một điểm dị thường’(22) và điều này đòi hỏi sự tồn tại vật lý của điểm dị thường.Hơn nữa, điểm này được các nhà vật lý cho rằng đã có mặt sớm hơn thời điểm của vụ nổ Big Bang. Penrose đã nói rõ ràng về quan điểm chung này rằng trong trường hợp một vũ trụ xác định chúng ta có thể nghĩ đến sự di thường ban đầu như là một điểm duy nhất....[nó] sinh ra vô số những miền không có liên hệ nhân quả vào thời điểm kế tiếp (23), một khái niệm rõ ràng đã dẫn đến những thực tại vật lý, mang yếu tính thời gian của sự dị thường ban đầu.

Từ sự biểu thị mang tính chất thực của dị thường, các nhà thần học quả thực phải có những lý do mạnh mẽ để ủng hộ cho sự diễn giải sự dị thường chỉ đơn thuần là một sự lý tưởng hóa. Họ phải thiết lập một tiêu chí thuyết phục nào đó về sự hiện hữu vật lý và phải chứng tỏ rằng dị thường không thỏa mãn tiêu chí này. Điều này đã được William Lane Craig cố gắng làm thử. Craig lập luận rằng không có một đối tượng vô cùng phức tạp nào có thể được xem là thực và sự dị thường không thể thực vì nó có những gía trị vô hạn, chẳng hạn như mật độ vật chất vô hạn, ‘ không có một vật thể nào trong thế giới thực có mật độ vô hạn, bởi vì nếu nó đã có một khối lượng nào đó thì nó không thể có mật độ vô hạn’(24). Những lập luận của Craig chống lại những thực thể vô hạn trong tác phẩm của ông ta nhắm vào việc chứng tỏ rằng không có một thực thể nào có thể tương ứng với những phần tử trong tập hợp siêu hạn của Cantor © . Trong một bài viết trước đây (23) tôi đã phản bác lập luận này của Craig nhưng ở đây tôi xin phép được chứng tỏ rằng ngay cả như nếu những lập luận của ông ta có cơ sở, chúng cũng không được xem là chống lại thực thể của dị thường Big bang. Khi nói rằng dị thường Big Bang có mật độ vô hạn, nhiệt độ vô hạn và độ cong vô hạn cũng không nói được rằng sự dị thường có những phần hoặc những tính chất tương ứng với một tập hợp có lực lượng aleph-zero (d) hay aleph-một. Đúng hơn ba đại lượng này được bao hàm và từng đại lượng tương thích với sự loại trừ của Craig về các thực thể [trong lý thuyết của ] Cantor : Lý thuyết trong đó có một dị thường vô hạn hàm ý, trước tiên, rằng tại một thời điểm bất kỳ nào rất gần với dị thường Big bang mật độ, nhiệt độ và độ cong của vũ trụ có những gía trị xác định rất lớn nào đó. Những gía trị này trở nên ngày càng cao khi ta càng đi ngược trở lại dị thường, sao cho đối với mỗi gía trị cao xác định này luôn luôn có một thời điểm mà tại đó mật độ, nhiệt độ, độ cong của vũ trụ nhận những giá trị đó.

Kế đến, lý thuyết về dị thường vô hạn hàm ý rằng khi tiến đến dị thường thì các gía trị này tiến đến vô hạn. Nhưng điều này không có nghĩa là mật độ, nhiệt độ, độ cong có những gía trị liên quan đến các số N0,N1 . Hãy xem xét mật độ, đó là tỷ số của khối lượng cho một đơn vị thể tích (mật độ = khối lượng/thể tích). Nếu vũ trụ xác định và dị thường là một điểm duy nhất, thì vào thời điểm ban đầu toàn bộ khối lượng của vũ trụ bị nén lại trong một vùng không gian có thể tích là zero. Mật độ của điểm này là n/0 trong đó n cực kỳ lớn nhưng là số kilôgam xác định khối lượng của vũ trụ. Bởi vì chia một số cho 0 là không có ý nghĩa, nên tỷ số khối lượng cho một đơn vị thể tích có một gía trị không có ý nghĩa và không đo được và trong ý nghĩa này nó là vô tận. Cho dù các triết gia thường hay hiểu lầm về cách sử dụng từ ‘vô hạn’ này của các nhà vật lý. Cách dùng thông thường này được Milton Munich nắm bắt thật rõ ràng trong bài thảo luận gần đây của ông ta về lý thuyết Big bang. Ông ta lưu ý rằng- mật độ của vật chất đồng nhất là tỷ số khối lượng ứng với một đơn vị thể tích-chẳng hạn như- gam ứng với một cm3, cho thể tích của vũ trụ bằng không và sự bảo toàn của khối-năng lượng của vũ trụ [ vào dị thường Big bang], thì không có gía trị xác định nào cho tỷ lệ này (việc chia cho 0 bị cấm) . Đó là cách diễn đạt bình thường khi nói rằng mật độ trở nên vô hạn . Chính xác hơn có lẽ phải nói là ý nghĩa chuẩn mực của ‘mật độ’ không được sử dụng trong tình huống này. Mật độ không được gán cho một gía trị xác định đo được như trong mọi trường hợp chuẩn mực khi áp dụng khái niệm này (26).

Thứ ba là, lý thuyết về dị thường vô hạn hàm ý rằng, không gian của dị thường theo phép biến đổi tôpô đã biến thành không gian ba chiều của vũ trụ vào lúc nổ Big bang. Một khái niệm quen thuộc trong ngành toán học về tôpô là một không gian với tính chất tôpô của một điểm có thể biến đổi thành một không gian tôpô 3 chiều xác định. Phép biến đổi tôpô của không gian 0-chiều thành không gian 3-chiều chính xác là vụ nổ big bang. Nhưng ở đây tôi không nói rằng không gian 0-chiều là đồng phôi (homeomorphic) với không gian 3-chiều, trong đó nếu X là một không gian đồng phôi với Y khi tồn tại một ánh xạ song ánh f liên tục từ X vào Y sao cho ánh xạ ngược f-1 cũng liên tục. Đúng hơn tôi muốn nói rằng không gian với tính chất tôpô của một điểm được giả định rằng, vào một thời điểm sau đó, sẽ có tính chất tô pô của một không gian 3 chiều xác định. Một phép biến đổi tôpô như thế là khả dĩ nhưng không thể nào tồn tại một không gian với tính chất tô pô của một điểm lại có thể biến đổi thành một không gian 3 chiều vô hạn vào một thời điểm sau đó (ở đây chữ ‘vô hạn’ được dùng trong ý nghĩa trong tập hợp của Cantor). Nếu vũ trụ của chúng ta là vô hạn, thì dị thường big bang phải chứa vô hạn các điểm và như thế nó ít nhất phải là không gian 1-chiều, với mỗi một điểm sẽ bùng nổ theo một phép biến đổi tôpô thành những miền 3-chiều xác định khác nhau. Paul Davies nhận xét rằng, nếu vũ trụ là xác định, người ta có thể giả sử rằng toàn bộ vũ trụ bắt đầu bị nén từ một điểm. Ngược lại, nếu không gian là vô hạn, chúng ta sẽ có một vấn đề toán học rất tế nhị về sự xung đột của các vô hạn, vì một không gian gĩan nở một cách vô hạn lại bị nén một cách vô hạn tại điểm khởi đầu Big bang. Điều này có nghĩa là, với mỗi một thể tích xác định trong vũ trụ hiện nay mà người ta có thể chọn kích thước của nó lớn bất kỳ, đều có thể được nén thành một điểm đơn nhất vào thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên hoàn toàn không đúng nếu nói rằng tất cả các vũ trụ đã cùng ở một điểm, rồi thì một không gian với tô pô của một điểm bỗng dưng biến đổi và nhận tính chất tô pô của một không gian vô hạn.

Phải thừa nhận rằng ý niệm trong đó điểm dị thường là thực không nằm trong sự phê bình của Craig, bởi vì nó không phải là ‘vô hạn’ theo ý nghĩa của Cantor, nhưng có thể biện giải rằng khái niệm về dị thường bị khiếm khuyết vì những lý do khác. Chẳng hạn như, làm thế nào để toàn bộ khối lượng của vũ trụ xác định lại có thể bị nén thành một điểm? Khối lượng 3 -chiều còn điểm thì 0-chiều, điều này gợi lên mâu thuẫn. Nhưng đây là một sự hiểu saI. Khối lượng bị nén thành một điểm không phải là khối lượng 3-chiều thông thường, mà là khối lượng bị nén một cách vô hạn, điều này hàm ý rằng nó đã mất đi thuộc tính 3 chiều của nó và được gán cho số chiều của điểm. Khẳng định rằng vào thời điểm của dị thường, n kilôgam khối lượng bị nén một cách vô hạn vào thể tích zero, một phần hàm ý rằng:

(i) vào thời điểm đó không tồn tại khối lượng 3-chiều,

(ii) vào thời điểm đó chỉ tồn tại khối lượng 0-chiều,

(iii) điểm này sau đó nhận tính chất tôpô của không gian 3 chiều’

(iv) không gian 3 chiều này sau đó được lấp đầy bởi n kilôgam khối lượng.

Dĩ nhiên điểm dị thường này có thể có tính chất tôpô của không gian 3 chiều chứa bất kỳ khối lượng xác định nào-số kilôgam hiện thời n chỉ được ‘chọn lựa’ một cách ngẫu nhiên từ một số khả năng- và đó chính là một trong những lý do tại sao mà dị thường này hoàn toàn không tiên đoán được.

Như vậy, tôi tin rằng, không có lý do chính đáng nào để chối bỏ điểm dị thường Big Bang và thuộc tính không thể tiên đoán được của nó. Nếu Craig biện minh cho giả định này là đúng, thì đó là một vấn đề không hợp lý thuộc ‘bản thể” của cấu trúc toán học. Ông ta phải cung cấp một lý do nào đó để củng cố cho khẳng định này hơn là những lập luận chống những đại lượng vô hạn của Cantor. Khẳng định có liên hệ, gần đây nhất của ông ta là ‘ một trạng thái vật lý trong đó tất cả chiều không gian và thời gian là zero là một sự lý tưởng hoá trong tóan học và không có ý nghĩa về bản thể học’(28) để ủng hộ cho giả định của mình [nhưng] đó là một khẳng định dễ dãi và đáng bị từ bỏ vì sự nghi ngờ này không có cơ sở về những luận đề khoa học đã được chấp nhận rộng rãi.

VII. Phản biện 4:

Từ tính chất "không tiên đoán được" không thể suy ra rằng không có cái biết của Chúa.

Tôi nói rằng dị thường Big bang là không tiên đoán được. Điều sau đây đã bị phản bác: Sự kiện mà chúng ta không thể tiên đoán những gì sẽ sản sinh ra từ dị thường là tương thích với việc Thượng đế có khả năng biết trước được những gì sinh ra từ nó. Chúa là toàn trí, hàm ý rằng ông ta có thể biết mọi sự mà con người không thể biết được.

Tuy vậy, phản biện 4 này lại dựa trên một số giả định đáng ngờ mà một trong những giả định này có liên quan đến ý nghĩa của chữ ‘ khCác tiên đoán được’ khi nó được sử dụng trong việc xây dựng Nguyên Lý Không Biết Được của Hawking. Ý nghĩa chính ở đây là sự không thể tiên đoán được về nguyên tắc và nó dẫn đến, nhưng hoàn toàn khác biệt, sự không thể tiên đoán được bởi chúng ta . Cụm từ ‘ về nguyên tắc’ được thêm vào để chỉ rằng tính chất không thể tiên đoán được là do sự kiện là không có luật tự nhiên nào chi phối (những) trạng thái . Nếu điều gì đó đơn giản không tiên đoán được chỉ bởi chúng ta thì điều này tương thích với cách nói rằng nó bị chi phối bởi một luật tự nhiên mà con người không thể biết được .Tuy nhiên, nếu có một sự không thể tiên đoán được ‘về nguyên tắc’, thì [phải hiểu là] không có luật tự nhiên nào được biết đến, bởi Chúa hay bởi bất kỳ một kẻ nào. Bởi vì không có luật tự nhiên nào chi phối dị thường, Chúa cũng không có cơ sở nào để tính toán xem cái gì sẽ nổi lên từ dị thường. Như Davies đã nói, sự tồn tại nhất thời của dị thường và vụ nổ Big bang sau đó chỉ là ‘ánh chớp đột ngột của sự vô luật lệ’.

Một số người cho rằng’sự không thể tiên đoán được về nguyên tắc’ như đã được dùng trong Cơ luợng tử (và ngay trong lý thuyết của Hawking một phần dựa trên Cơ lượng tử) nên được diễn giải cùng ý nghĩa với ‘ sự không thể tiên đoán được bởi chúng ta’, bởi vì sự diễn dịch đáng tin cậy nhất trong cơ lượng tử (theo trường phái Copenhagen ) lại là phản thực tế (anti-realist) . Nhưng khẳng định này, mặc dù có lẽ đã được biện minh dựa trên một giả định cũ rằng sự diễn giải của Everett là sự diễn giải thực tế duy nhất tương thích với cơ lượng tử, nhưng ngày nay nó không còn được biện minh nữa, bởi vì đã có một số diễn giải hợp lý, thực tế được khai triển gần đây, chẳng hạn như sự diễn giải ‘mô hình phân nhánh’ của Storrs McCall(29) .

Tuy nhiên sự tham dẫn về một sự diễn giải [mang tính chất ] thực cho sự không thể biết được của dị thường đã không tạo nên công lý cho phản biện rằng ‘ [từ] sự không thể tiên đoán được [ ta ] không suy ra rằng không có cái biết của Chúa’ . Vì những người đưa ra phản biện này đã cho rằng Chúa có thể ‘ biết trước’ kết quả của vụ nổ dị thường ngay cả như không có định luật nào mà Ngài có thể dựa vào đó để hình thành một tiên đoán . Họ nói rằng khi Chúa biết, môt cách logic là trước sự sáng tạo, những quyết định tự do mà con người có thể đưa ra nếu họ ở trong một hoàn cảnh như thế, thì Ngài [phải] biết, một cách logic ngay trước sự sáng tạo, cái cách mà dị thường bùng nổ nếu nó đúng là trạng thái đầu tiên của vũ trụ. Nhà thần học có thể viện dẫn rằng bên cạnh những loại quen thuộc về mệnh đề nhân quả giả định(e), chúng ta có thể đưa vào một kiểu ‘ mệnh đề nhân quả giả định mới về những dị thường’, một trong những mệnh đề này là :

(1) Nếu một dị thường Big Bang là trạng thái đầu tiên của vũ trụ, thì dị thường này phải phóng ra những hạt có cấu hình tạo nên sự sống.

Nhà thần học cho rằng một cách logic (1) là đúng trước sự sáng tạo, và rằng sự hiểu biết ngay trước sự sáng tạo của Chúa về (1) được dùng như lý do của Ngài cho sự sáng tạo một vũ trụ với dị thường Big Bang.

Nhưng lập luận này không hợp lý, vì giả thiết rằng (1) đúng một cách logic trước sự sáng tạo hoàn toàn không tương thích với những thuộc tính về ngữ nghĩa của những mệnh đề nhân quả gỉa định. Jonathan Bennett và Wayne Davies đã chứng tỏ rằng (30) những mệnh đề nhân quả giả định là đúng nếu và chỉ nếu tiền đề và hậu đề đều đúng trong một thế giới khả dĩ giống với thế giới hiện hành nhất, trước thời gian được chỉ rõ trong tiền đề . Điều này cho thấy rằng không một điều kiện khả dĩ nào trong (1) được thoả , vì thời gian được chỉ rõ trong tiền đề của nó là thời điểm sớm nhất.

Tuy vậy, các nhà thần học không cần phải chấp nhận lý thuyết của Bennett-Davies về những mệnh đề nhân quả giả định .Họ có thể chấp nhận một trong những lý thuyết của Robert Stalnaker, Richmond Thomason và Frank Jackson (31), theo đó thì một mệnh đề nhân quả giả định là đúng khi và chỉ khi cả hai tiền đề và hậu đề của nó đều đúng trong một thế giới khả dĩ mà toàn bộ lịch sử của nó giống với thế giới hiện nay nhất. Hoặc là họ có thể chấp nhận lý thuyết của David Lewis (32) rằng, một mệnh đề nhân quả giả định là đúng nếu và chỉ nếu một thế giới nào đó có cả tiền đề và hậu đề đều đúng và trong toàn bộ lịch sử, nó giống thế giới hiện nay hơn bất kỳ một thế giới nào có tiền đề đúng nhưng hậu đề sai.

Nhưng những lý thuyết về mệnh đề nhân quả giả định này chẳng có hiệu quả nào bởi vì toàn bộ chúng đều dẫn ra rằng một mệnh đề là đúng chỉ khi có một thế giới hiện hành được dùng như một ‘đối tượng có liên hệ’ (f) của mối quan hệ tương đồng. Theo lý thuyết của Bennett-Davies, đối tượng có liên hệ là tất cả những trạng thái của thế giới hiện nay cho đến một thời điểm nào đó và theo lý thuyết của Stalnaker, Lewis và những người khác thì đối tượng có liên hệ là tất cả những trạng thái của thế giới hiện nay. Bởi vì (1) được giả định là đúng một cách logic vào trước sự sáng tạo, những điều kiện về sự đúng đắn của nó không bao gồm tất cả trạng thái (hay là tất cả các trạng thái vào một thời điểm nào đó) của thế giới hiện nay và điều này mâu thuẫn với những đòi hỏi về những điều kiện đúng đắn của một mệnh đề nhân quả giả định.

Tuy vậy những nhà thần học quen với những bài viết của William Le Craig có thể đưa ra một câu trả lời cho lập luận này. Craig không thảo luận về ‘mệnh đề nhân quả giả định cho những dị thường’ mà lại thảo luận về mệnh đề nhân quả giả định cho sự tự do và một số lập luận của ông ta đã được những người bảo vệ (1) vay mượn . Để đáp trả phản bác rằng không có một thế giới hiện hành, có trước sự sáng tạo một cách logic có liên hệ đến những mệnh đề nhân quả giả định về sự tự do lại có thể được đánh gía là thực, Craig cho rằng trước sự sáng tạo một phần thế giới của chúng ta là thực, chẳng hạn như phần có chứa những tình huống hợp lý cần thiết và những mệnh đề nhân quả giả định có liên quan đến những quyết định tự do của sinh vật. ’ Bởi vì những tình huống thích hợp là có thực, [nên] người ta có thể khẳng định cả hai điều: triết thuyết về sự hiểu biết trung gian của Chúa [ nghĩa là Chúa biết những mệnh đề nhân quả giả định về sự tự do trước sự sáng tạo] và sự giải thích hiện nay về những gì có ý nghĩa để một mệnh đề nhân quả giả định là đúng đắn : trong những thế giới khả dĩ giống với thế giới hiện hành nhất (đến mức độ như là nó hiện hữu vào lúc [hợp lý] trước [ sự sáng tạo] và trong mệnh đề đó tiền đề đúng, và hậu đề của nó cũng đúng ‘ (33) .Nhưng câu trả lời này không đứng vững, bởi vì những gỉai thích hiện nay về mệnh đề nhân quả giả định là những điều kiện đúng của chúng phải bao gồm hoặc là tất cả các trạng thái của thế giới hiện thực hoặc là tất cả các trạng thái của thế giới hiện thực sớm hơn một thời điểm nào đó, và những mệnh đề nhân quả giả định đuợc cho là đối tượng của sự nhận thức trung gian của Chúa không thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào trong hai điều kiện này. Một cách logic chúng được giả định là đúng trước sự sáng tạo ra trạng thái sớm nhất và như thế trong điều kiện về sự đúng đắn, chúng không thể bao gồm tất cả trạng thái của thế giới hiện hành hay tất cả các trạng thái sớm hơn một thời điểm nào đó.

Dĩ nhiên, nhà thần học có thể từ chối cách gỉai thích hiện nay về mệnh đề nhân quả giả định. Họ có thể lập luận rằng những mệnh đề về sự tự do (hay về những dị thường) là đúng nếu và chỉ nếu những tiền đề và hậu đề của nó đều đúng trong một thế giới khả dĩ giống với thế giới hiện thời nhất đến mức như là thế giới hiện nay tồn tại một cách logic vào một thời điểm trước sự sáng tạo. Dường như đây là quan điểm của Craig, mặc dù ông ta khẳng định một cách lầm lẫn rằng nó tương thích với ‘sự giải thích hiện nay về những điều kiện để cho một mệnh đề nhân quả giả định là đúng’. Giờ đây Craig cho rằng, như chúng ta đã thấy, một cách logic vào thời điểm trước này đã có tất cả những tình huống cần thiết một cách logic và tất cả những tình huống của mệnh đề về những quyết định tự do của sinh vật. Để trả lời cho những phản đối rằng những mệnh đề nhân quả giả định về tự do không thể đúng đắn vào thời điểm trước này một cách logic vì thế giới hiện hành thì không hiện thực [vào thời điểm đó], ông ta nói rằng nó hiện thực một phần bởi vì nó bao hàm một phần những tình huống của mệnh đề, nghĩa là, ’ những hoàn cảnh tương ứng với những mệnh đề đúng đắn về sự tự do của sinh vật’ (34). Nhưng lập luận này là một vòng lẩn quẩn. Để chứng tỏ rằng những mệnh đề về sự tự do là hoàn toàn đúng đắn một cách logic vào trước thời điểm sáng tạo lại phải giả định rằng có những mệnh đề về sự tự do đúng đắn vào thời điểm trước sáng tạo, nghĩa là, trước sự sáng tạo đã có những’ hoàn cảnh tương ứng với những mệnh đề nhân quả giả định đúng đắn về sự tự do của sinh vật’. Để tránh cái vòng lẩn quẩn này chúng ta phải cho phép một giả đề duy nhất rằng đã có những hoàn cảnh cần thiết một cách logic trước sự sáng tạo. Nhưng giả đề này lại không đủ để thiết lập một kết luận như ý muốn bởi vì những hoàn cảnh này không thể làm nền tảng cho mối liên hệ về sự tương tự giữa các thế giới được đòi hỏi một cách logic bởi các mệnh đề nhân quả giả định có tính ngẫu nhiên, những mệnh đề nhân quả giả định về sự tự do. Tương tự như những lập luận của Craig về những mệnh đề về sự tự do, điều này cũng không dẫn đến một lập luận hợp lý nào được xây dựng cho luận đề rằng ‘những mệnh đề nhân quả giả định về sự dị thường (1)’ là đúng đắn trước sự sáng tạo. Không có một sự chặt chẽ, hợp lý nào để giả định rằng (1) là hoàn toàn đúng đắn một cách logic trước sự sáng tạo và như thế sự kiện rằng Thượng đế là toàn năng sẽ không dẫn đến một điều là ông ta biết, một cách logic trước sự sáng tạo, rằng điểm dị thường Big Bang sẽ tiến hóa đến một thế giới có sự sống.

VIII. Kết luận

Nếu những lập luận trong bài viết này hợp lý, thì Thượng đế không hiện hữu nếu vũ trụ học Bigbang, hay một lý thuyết tương tự thích hợp nào đó đúng đắn. Nếu vũ trụ học này đúng, vũ trụ của chúng ta hiện hữu không nguyên nhân và không có sự giải thích (35) . Có rất nhiều vũ trụ khả dĩ mà cũng có thể không có một vũ trụ nào cả và cũng không có một lý do nào để giải thích tại sao thế giới này hiện thực hơn một thế giới (hoặc là không có ) khác nào đó. Giờ đây, những người có xu hướng thần học có thể nghĩ rằng điều này là nỗi thất vọng bởi vì nhu cầu của con người về lý do của sự hiện hữu và những nhu cầu được viện dẫn khác, đã không được thoả mãn. Nhưng tôi gợi ý rằng, loài người sở hữu hay có thể nắm giữ những kinh nghiệm ở tầng mức sâu sắc hơn nỗi thất vọng như thế. Chúng ta có thể quên đi chính chúng ta trong một lúc để mở lòng với những tác động đáng sửng sốt của chính thực tế. Chúng ta hãy để cho chính mình ngạc nhiên sâu đậm bởi sự kiện là vũ trụ tồn tạI. Một sự thật về một ‘cảm giác siêu hình’ mà người ta có thể cho rằng sự kiện này thực sự đang làm kinh ngạc và hầu như được tán thưởng với những kinh nghiệm được viện dẫn trong đoạn văn sau (36) .[Thế giới này] hiện hữu không tất yếu, không chắc thực và vô cớ. Nó tồn tại tuyệt đối không vì một lý do nào cả . Không giải thích đượchiện thực một cách tuyệt vời ... Tác động của một sự nhận thức đầy quyến rũ tràn ngập trong tôI. Tôi hoàn toàn sửng sốt. Tôi bước đi loạng choạng trong cánh đồng u tối và ngã xuống giữa những cành hoa. Tôi nằm thẫn thờ, đầu óc xoay mù không còn nhận biết gì trong thế giới này và qua vô vàn những thế giới khác. (37)

Cleveland Heights, Ohio

========================================

Chú thích của người dịch

a/ Nguyên văn :’ educated common sense’

b/ GUT: Grand Unified Theory: Lý thuyết Thống Nhất Lớn: lý thuyết có mục đích thống nhất 4 loại tương tác trong tự nhiên: hấp dẫn, tương tác mạnh, tương tác yếu, và điện từ

c/ Cantor: Georg Ferdinand Ludwig Phillip Cantor (1845 –1918) là một nhà toán học người Đức, sinh ở Nga. Ông được biết đến như là người lập nên lý thuyết tập hợp, đã trở nên một trong những lý thuyết cơ bản trong toán học

d/ Lực lượng alep zero: Trong lý thuyết về tập hợp số, số aleph là một chuỗi những con số được dùng để biểu diễn cho lực lượng (hay kích thước) của những tập hợp vô hạn. Chúng được đặt tên theo những ký tự Do thái aleph (Posted Image). Lực lượng của tập hợp các số tự nhiên là Posted Image (đọc là aleph-zero), lực lượng lớn hơn kế tiế p là aleph-one Posted Image, v à Posted Image....

e/ Nguyên ngữ: Counterfactual-tạm dịch là mệnh đề nhân quả giả định.

f/ Nguyên ngữ: relatum- theo định nghĩa là những phần có liên hệ được đề cập đến trong một mệnh đề. Tạm dịch là ‘đối tượng có liên hệ’.

========================================

Chú thích của tác gỉa

  • Vide, William Lane Craig, The Kalam Cosmological Argument (New York: Harper and Row, 1979); 'God, Creation and Mr Davies', British Journal for the Philosophy of Science 37 (1986) 163-175; 'Barrow and Tipler on the Anthropic Principle vs. Divine Design', British Journal for the Philosophy of Science 39 (1988) 389-95; 'What Place, Then, for a Creator?', British Journal for the Philosophy of Science, forthcoming; 'The Caused Beginning of the Universe: A Response to Quentin Smith', mimeograph (1989). Also see John Leslie, 'Anthropic Principle, World Ensemble, Design', American Philosophical Quarterly 19 (1982) 141-151, 'Modem Cosmology and the Creation of Life', in E. McMullin (ed.), Evolution and Creation (South Bend: University of Notre Dame Press, 1985) and numerous other articles.
  • See (a) A. Guth, 'Inflationary Universe: A Possible Solution to the Horizon and Flatness Problems', Physical Review D 23 (1981) 347-356; ( B) A.D. Linde, 'A New Inflationary Universe Scenario', Physical Letters 108B (1982) 389-393, and A. Albrecht and P.I. Steinhardt, Physical Review Letters 48 (1982) 1220ff.; © A.D. Linde, 'The Inflationary Universe', Reports on Progress in Physics 47 (1984) 925-986; (d) E.P. Tryon, 'Is the Universe a Vacuum Fluctuation?', Nature 246 (1973) 396-397, and J.R. Gott, 'Creation of Open Universes from de Sitter Space', Nature 295 (1982) 304-307; (e) J.B. Hartle and S.W. Hawking, 'Wave Function of the Universe', Physical Review D 28 (1983) 2960-2975; (f) H. Everett '"Relative State" Formulation of Quantum Mechanics', Reviews of Modern Physics 29 (1957) 454-462.
Some of these theories are discussed in Quentin Smith, 'World Ensemble Explanations', Pacific Philosphical Quarterly 67 (1986) 73-86 and 'The Uncaused Beginning of the Universe', Philosophy of Science 55 (1988) 39-57.

  • The Einstein equation reads
Rab - ½*R*gab + lamda*gab = (8*pi*G/c2)*Tab

Rab is the Ricci tensor of the metric gab, R is the Ricci scalar, lambda is the cosmological constant (probably zero), c is the velocity of light and G is Newton's constant of gravitation. See Einstein's 'The Foundation of the General Theory of Relativity' and 'Cosmological Considerations on the General Theory of Relativity' in Einstein et al., The Principle of Relativity (London: Dover 1923).

The Friedmann solutions, with the cosmological constant omitted are

-3*(d2a/dt2 = 4*pi*G*(p+3*P/c2)*a

3*(da/dt)2 = 8*pi*G*pa2 - 3*k*c2

In these equations a is the scale factor representing the radius of the universe at a given time. da/dt is the rate of change of a with time; it is the rate at which the universe expands or contracts. d2a/dt2 is the rate of change of da/dt; it is the acceleration of the expansion or the deceleration of the contraction. G is Newton's gravitational constant and c the velocity of light. P is the pressure of matter and p its density. k is a constant which takes one of three values: 0 for a flat Euclidean space, -1 for a hyperbolic space, or +1 for a spherical space. See Alexander Friedmann, 'Uber die Krummung des Raumes', Zeitschrift für Physik 10 (1922) 377-386; a translation of this paper appears in A Source Book in Astronomy and Astrophysics: 1900-1975 (eds.) K.R. Lang and O. Gingerich (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1979). Friedmann's second paper on models with negative curvature was first published in Zeitschrift für Physik 21 (1924) 326.

  • See, for example, B.G. Schmidt, 'A New Definition of Singular Points in General Relativity' General Relativity and Gravitation 1 (1971) 269-280, and S.W. Hawking and G.F.R Ellis, The Large Scale Structure of Space-Time (Cambridge: Cambridge University Press, 1973).
  • That is, for any timelike vector Va, the energy momentum tensor of matter satisfies the inequality (Tab- 1/2gabT)VaVb >=0.
  • That is, any timelike or null geodesic contains some point at which
V{a Rb}cd{eVf}VcVd not equal 0.

  • SW. Hawking, 'Theoretical Advances in General Relativity', Some Strangeness in the Proportion, (ed.) H. Woolf (Reading, MA: Addison-Wesley, 1980) p. 149.
  • S.W. Hawking 'Breakdown of Predictability in Gravitational Collapse', Physical ReviewD 14 (1976) 2460.
  • See S.W. Hawking, 'Is the End in Sight for Theoretical Physics?', in Stephen Hawking's Universe, by John Boslough (New York: William Morrow and Co.) p. 145.
  • S.W. Hawking, 'Breakdown of Predictability in Gravitational Collapse', op. cit., p. 2460.
  • Ibid., p. 2463.
  • P. Davies, The Edge of Infinity (New York: Simon and Schuster, 1981 ) p. 161.
  • R. Swinburne, The Existence of God (Oxford: Clarendon Press, 1979) p. 147. Swinburne's full definition is that orderly universes are those required by both natural beauty and life. Cf. p. 146.
  • See Leslie's articles mentioned in footnote 1.
  • For Leslie, 'God' means one of two things. God 'may be identified as the world's creative ethical requiredness [i. e. the ethical requiredness that created the universe] . . . Alternatively [God may be identified] as an existing person, a person creatively responsible for every other existence, who owed his existence to his ethical requiredness.' See his 'Efforts to Explain All Existence', Mind 87 (1978) p. 93. On the second conception of God, God as a person, it is appropriate to refer to him with a personal pronoun ('he'). But on the first conception, the impersonal pronoun 'it' is more appropriate. For simplicity's sake, I use 'he' in the main body of the paper.
  • Leslie, 'Modern Cosmology and the Creation of Life', op. cit., p. 112.
  • Ibid., p. 92.
  • Ibid., p. 95.
  • Ibid., pp. 91 and 112.
  • I would add that my argument does not require that God create an animate universe in the most efficient way possible, since there may be no 'most efficient way possible', but merely that he create it in an efficient way (which minimally requires that no interventions be needed). Somewhat analogously, Keith Chrzan has soundly argued that 'there is no best possible world' does not entail 'there is no world without evil' and therefore that the 'no best possible world' theodicy fails to demonstrate that evil is a necessary implication of creation and thus fails to explain how God's existence is compatible with the actual world. See Keith Chrzan, 'The Irrelevance of the No Best Possible World Defence', Philosophia 17 (1987) 161-167. The analogy can be seen if we substitute 'most efficient' for 'best possible' and 'without divine intervention' for 'without evil' in the above sentences. I also reject the supposition that the Hawking-Penrose theorems and the principle of ignorance are metaphysically necessary laws of nature and therefore that God had no alternative to creating a singularity that required his intervention. In his interesting article on 'Explaining Existence', Canadian Journal of Philosophy 16 (1986) 713-22, Chris Mortensen entertains the supposition that the laws governing the beginning of the universe are necessary, but concludes, soundly I believe, that this supposition is not particularly credible. I would add that the Kripke-Putnam argument that some laws are necessary (e.g. that water is H2O), even if sound, does not apply to the singularity theorems, for the Kripke-Putnam argument applies only to laws involving ostensively defined terms (e.g. 'water') and 'singularity' is not ostensively defined. See Jarrett Leplin, 'Is Essentialism Unscientific?', Philosophy of Science 55 (1988) 493-510 and 'Reference and Scientific Realism', Studies in History and Philosophy of Science 10 (1979) 265-85.
  • R. Penrose, 'Singularities in Cosmology', in Confrontation of Cosmological Theories with Observational Data (ed.) M.S. Longair (Dordrecht: Reidel, 1974) p. 264. Penrose shows how the zero dimensional singularity can be conformally resealed as a three dimensional singularity, which testifies further to the fact that the singularity is thought of as something real.
  • R. Geroch and G. Horowitz, 'Global Structure of Spacetime', in General Relativity (eds.) S.W. Hawking and W. Isreal (New York: Cambridge University Press, 1979) p. 267. Geroch and Horowitz go on to argue for the nonstandard position that a study of the global properties of singular spacetimes is a more fruitful line of research than attempts to provide constructions of local singular points.
  • Penrose, op. cit., p. 264; the italics are mine. Penrose is best interpreted as speaking loosely in this passage, for strictly speaking there is no 'next instant' after the instant of the singularity (if time is dense or continuous) and the singular point does not topologically transform to an 'infinite' number of causally disconnected regions but to an arbitrarily large finite number.
  • W.L. Craig The Kalam Cosmological Argument, op. cit., p. 117.
  • Vide, 'Infinity and the Past', Philosophy of Science 54 (1987) 63-75 and section 6 of 'A New Typology of Temporal and Atemporal Permanence', Noûs 23 (1989) 307-330. For a correction to one of my arguments in 'Infinity and the Past' see Ellery Eells, 'Quentin Smith on Infinity and the Past', Philosophy of Science 55 (1988) 453-455.
  • Milton Munitz, Cosmic Understanding (Princeton: Princeton University Press. 1986) p. 11l.
  • Paul Davies, The Edge of Infinity, op.cit., p. 159.
  • W.L. Craig, 'The Caused Beginning of the Universe: A Response to Quentin Smith', op. cit., p. 8.
  • Storrs McCall, 'Interpreting Quantum Mechanics Via Quantum Probabilities', mimeograph, 1989.
  • Jonathan Bennett. Counterfactuals and Possible Worlds', Canadian Journal of Philosophy 4 (1974) 381-402: Wayne Davies, 'Indicative and Subjunctive Conditionals'. The Philosophical Review 88 (1979) 544-64.
  • Robert Stalnaker, 'A Theory of Conditionals' in N. Rescher (ed.) Studies in Logical Theory (Oxford: Blackwell, 1968) 92-112; Richmond Thomason and Robert Stalnaker, 'A Semantic Analysis of Conditional Logic', Theoria 36 (1970) 23-42: Frank Jackson. On Assertion and Indicative Conditionals'. The Philosophical Review 88 (1979) 565ff.
  • David Lewis, Counterfactuals (Cambridge: Harvard Univ. Press, 1973).
  • W.L. Craig, The Only Wise God: The Compatibility of Divine Foreknowledge and Human Freedom (Grand Rapids: Baker Book House, 1987) p. 144.
  • Ibid., p. 143.
  • Big Bang cosmology may be modified in certain fundamental respects so that our universe has an explanation in terms of other universes, but the set of all universes will nonetheless remain unexplained. See Quentin Smith, 'A Natural Explanation of the Existence and Laws of Our Universe', Australasian Journal of Philosophy 68 (1990) 22-43.
  • Quentin Smith, The Felt Meanings of the World: A Metaphysics of Feeling (West Lafayette: Purdue University Press, 1986) pp. 300-301. In an important study, Milton Munitz has plausibly argued that it is possible that there is a reason for the existence of the universe, such that this reason is not a 'reason' in the sense of a purpose, cause, scientific explanation or evidence (justification) for a belief or statement, but in some unique sense not fully comprehensible by us. This argument is consistent, of course, with the position that there actually is no reason for the existence of the big bang universe and that it is not possible that this universe has a cause or purpose. See his The Mystery of Existence: An Essay in Philosophical Cosmology (New York: Appleton-Century-Crofts, 1965) especially Part Four and the Conclusion.
  • I am grateful to Richard Fallon and two anonymous referees for helpful comments on an earlier version of this paper.
nguồn http://www.qsmithwmu.com/atheism,_theism_a...logy_(1991).htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận:

“Chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”

Kim Yến /SGTT

Đăng 14 tháng 11, 2009

Tin giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009 đã như ngọn gió lành làm nức lòng giới khoa học và tất cả độc giả đã từng yêu quý ông qua những tác phẩm viết về vũ trụ với cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông.

Posted Image

Dù vô cùng bận rộn, từ nước Mỹ xa xôi, ông đã dành hơn hai giờ đồng hồ để trả lời thật cặn kẽ những câu hỏi của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua điện thoại. Giọng Hà Nội cổ trầm và ấm áp, lối nói khúc chiết, tình cảm, ông diễn đạt những điều cao siêu và bí ẩn của vũ trụ với một ngôn ngữ thật giản dị. Thỉnh thoảng ông dừng lại, hỏi han về Việt Nam như thể một người thân xa nhà đã lâu. Có cảm giác như ông đang hiện diện, đôi mắt trầm tư và hóm hỉnh, mở lòng chia sẻ với tất cả công chúng bình dị nhất về những gì ông đam mê và day dứt…

- Thưa giáo sư, ông có thể cho cụ thể hơn về Giải thưởng cao quý của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009? Cảm xúc của riêng ông trong những ngày này?

- Tôi rất hãnh diện, vui mừng, vì đây không chỉ là vinh quang của riêng tôi mà là vinh quang của Việt Nam. Lần đầu tiên trên chính trường quốc tế, người Việt Nam đoạt giải thưởng lớn này, cùng với giáo sư Yash Pal người Ấn Độ. Viết sách, dạy học, khảo cứu là ba công việc mà tôi theo đuổi suốt đời, và coi như lẽ sống của đời mình. Chúng ta đang sống trong một thế giới bị vây bủa bởi kỹ thuật, ngạt thở vì bụi và khói, ít người hiểu rằng chúng ta còn có một vũ trụ bao la, đẹp đẽ và thật hài hòa. Với tư cách là một nhà khoa học, tiếp xúc hàng ngày với vũ trụ, tôi muốn chia sẻ những cảm xúc tuyệt vời về những điều kỳ diệu của vũ trụ. Giải thưởng về Phổ biến khoa học là phần thưởng ý nghĩa nhất cho những tác phẩm mà tôi đã viết để gửi tặng cho tất cả mọi người

- Hầu hết các tác phẩm của ông đều được dịch sang tiếng Việt, trong đó có Những con đường ánh sáng (tác phẩm giúp ông đoạt giải Moron của Viện hàn lâm Pháp năm 2007), ông đã suy nghĩ rất nhiều về ánh sáng và các khía cạnh tinh thần của ánh sáng? Ông đánh giá như thế nào về các bản dịch của dịch giả Phạm Xuân Thiều?

- Ánh sáng là người bạn tri kỉ của tôi, là phương tiện giúp tôi đối thoại với vũ trụ. Thuyết Lượng tử và thuyết Tương đối của Albert Einstein cũng nói về ánh sáng. Trong tất cả các tôn giáo, ánh sáng đẩy lùi sự không hiểu biết, sự mù quáng. Ánh sáng từ những ngọn nến thắp lên trên bàn thờ Phật đẩy lùi bóng tối, sự huyễn tưởng, tham muốn, đau khổ, để đi đến niết bàn. Ánh sáng từ những cánh cửa nhà thờ chính là ánh sáng của Chúa… Tôi ước ao thám hiểm không chỉ tầm vóc khoa học kỹ thuật, mà còn về thẩm mỹ, nghệ thuật, khía cạnh siêu hình, triết lý tôn giáo của ánh sáng. Ý định của tôi là biết được làm thế nào ánh sáng đã cho phép chúng ta trở thành những con người.

Về dịch giả Phạm Văn Thiều, anh ấy cũng là một nhà vật lý, nên hiểu chính xác các ngôn ngữ chuyên môn. Nhưng viết với tôi không chỉ nói về khoa học, đó còn là một tác phẩm văn chương với cách nói đẹp đẽ, khiến cho người đọc say mê. Anh Thiều đã thực sự cảm được chất triết lý, chất thơ và dịch rất đúng với tinh thần của tôi. Anh cũng đang giúp tôi dịch tác phẩm mới nhất Từ điển về những người yêu trời và ngôi sao do NXB Tri thức xuất bản. Mặc dù sống ở Mỹ, nhưng sách của tôi xuất bản ở Paris là chủ yếu, vì tôi viết bằng tiếng Pháp. Khi tác phẩm trở thành best- seller ở Paris, người ta mới dịch sang tiếng Anh và 20 thứ tiếng khác trên thế giới. Do vậy đối với tôi, chuyện dịch rất quan trọng, ngoài tinh thần khoa học, phải có tinh thần thơ, tinh thần triết lý.

- Tác phẩm Nguồn gốc thể hiện quan niệm của riêng ông khi trở lại với nguồn gốc của vũ trụ, của loài người, để giúp con người thay đổi cách nhìn về cuộc sống, về thế giới?

- Tôi mong muốn giải đáp phần nào những câu hỏi mãi hiện hữu trong tâm trí của nhân loại, đó là nguồn gốc hình thành vũ trụ. Vũ trụ đẻ ra các ngôi sao, từ đó hình thành trái đất, hình thành tế bào đầu tiên của sự sống, sinh ra con người. Tất cả chúng ta đều là con đẻ của các ngôi sao, liên hệ mật thiết với các ngôi sao, đó là ông tổ của loài người. Trái đất cũng được tạo thành bởi các nguyên tố sinh ra trong lòng các ngôi sao. Trong hệ mặt trời, chỉ có trái đất mới có các biển nước bao la để cho sự sống nảy nở. Hiểu như thế để thấy trái đất quý báu biết chừng nào, phải bảo vệ và che chở nó. Nếu không chỉ mấy thế hệ nữa thôi con cháu ta sẽ không còn chỗ để ở nữa, vì trái đất ngày càng nóng lên. Mỗi 100 năm trái đất nóng lên từ 1 đến 2 độ, băng ở Nam cực và Bắc cực đã tan chảy, khiến lụt bão càng ngày càng nhiều, hoành hành ngày càng dữ dội. Hiện giờ 25% cacbon dioxit (CO2) thải ra trong khí quyển trái đất là từ nước Mỹ, 25% là từ Trung Quốc. Thời của Bush, nước Mỹ không chịu ký hiệp định Kyoto năm 1997 về chống khí thải. Chính sách của ông Obama có tiến bộ hơn, tháng 12 này Mỹ và các nước sẽ họp lại ở Copenhagen, Đan Mach để tìm giải pháp giảm khí thải trên toàn thế giới. Với tư cách nhà khoa học, tôi chỉ nói lên lời cảnh báo, còn người định đoạt là các nhà chính trị. Tôi mong khi các cường quốc có trách nhiệm hơn, sẽ cải thiện được tình hình, vì trái đất là của chung mọi người.

Biết rằng tất cả chúng ta chỉ là những hạt bụi, chia sẻ cùng một lịch sử vũ trụ với loài linh dương và các đóa hồng, chúng ta được gắn kết với nhau qua không gian và thời gian, sẽ giúp chúng ta ý thức được sự phụ thuộc vào những người khác. Ý thức này sẽ sinh ra lòng trắc ẩn, giúp chúng ta nhìn thế giới khác đi và hành động công bằng hơn.

- Với riêng Việt Nam, ông có nghiên cứu nhiều về thảm họa tàn phá môi trường trong sự thái quá về phát triển kinh tế hiện nay hay không?

- Tôi cũng rất lo sợ. Tôi hiểu Việt Nam muốn phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, không còn cách nào khác là phải phát triển du lịch, vì Việt Nam có một thiên nhiên rất đẹp, có núi, có biển, có rừng. Nhưng phát triển du lịch phải nghĩ đến bảo vệ môi trường xung quanh, chứ kiểu phá rừng bừa bãi, giết chết thú vật và tất cả những sinh vật thiên nhiên như chim chóc,muông thú như hiện nay vô cùng nguy hiểm. Rừng của chúng ta có rất nhiều loài chim lạ mà các nhà khoa học quan tâm và đã đến khảo cứu, nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Những nhà lãnh đạo đất nước phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế trong sự tôn trọng môi trường

- Từng học tại Thụy Sĩ, lý do gì khiến ông chọn nước Mỹ là nơi dừng chân? Ấn tượng nhất với ông về cách dạy, cách học của hệ thống đại học đỉnh cao của Mỹ?

- Đậu tú tài năm 1966, tôi định đến Pháp để học vật lý, nhưng bài diễn văn của tướng De Gaulle ở Phnom Penh đòi Mỹ rút quân ngay lập tức khỏi Đông Nam Á đã làm thay đổi mọi kế hoạch của tôi. Việt Nam cắt đứt liên hệ ngoại giao với Pháp nên tôi không thể sang Paris học nữa. Sau một năm học ở Lausanne, Thụy Sĩ, tôi sang Mỹ học tại Caltech (viện Công nghệ Califonia ), "thánh địa" của các nhà vật lý thiên văn. Caltech có kính thiên văn lớn nhất thế giới vào lúc đó, có thể nhìn về quá khứ hàng tỉ năm, một nơi lý tưởng để nảy sinh thiên hướng cho một thanh niên 19 tuổi đang khát khao tìm hiểu mọi thứ như tôi. Xúc động lắm khi được những giáo sư dạy những công trình của chính họ.

Lớp không quá mười lăm người nên được tiếp xúc thật gần với từng giáo sư, cả những vị nổi danh nhất từng đoạt giải Nobel. Giáo dục quan trọng nhất là dạy cách nghĩ khác biệt trước một vấn đề, giúp cho người học đi xa hơn chính người thầy của mình trong quá khứ. Thế là tôi đổi thay. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy Richard Feynman, một trong những đỉnh cao của ngành Vật lý hiện đại, trả lời một cách kiên nhẫn từng câu hỏi của những cậu bé mười chín tuổi như tôi. Ông tranh luận và pha trò với chúng tôi. Ông luôn nhìn thiên nhiên bằng đôi mắt mới lạ, ngây thơ, diễn dịch lại theo cách của riêng ông. Ông không hề đi theo con đường mòn và luôn đặt lại câu hỏi cho những ý tưởng đã được công nhận. Ðó là chưa kể sự tự do lạ thường mà chúng tôi có được. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy sinh viên đi chân trần, ăn mặc lôi thôi đến dự giờ do một Nobel giảng dạy! Sau chấn động đó, tôi bắt đầu thích môi trường quá phong phú cho sự nảy nở tài năng của mỗi người, bất kể hình thức hay tầng lớp xã hội. Đặc ân tối cao là chúng tôi có thể gõ bất cứ cửa nào và bất cứ lúc nào, tất cả những đầu óc vĩ đại đó sẽ thong thả trả lời cho chúng tôi từng câu hỏi.

- Trong sự chọn lựa của ông đối với thiên văn học, ông đã phải trả giá cho những mất mát, khó khăn như thế nào của đời sống thường ngày? Theo ông, vì sao lớp trẻ ngày nay ít người dám theo đuổi những khát vọng lớn như thế hệ ông?

- Sống ở Mỹ từ năm 19 tuổi đến giờ đã hơn 42 năm, nhưng do học tiếng Pháp từ bé nên tiếng Pháp đối với tôi là tiếng của thơ ca, còn những gì thuộc về khoa học tôi viết bằng tiếng Anh. Những năm đầu sống trên đất Mỹ rất khó khăn, vì lúc ấy chiến tranh Việt Nam đang vào thời kỳ ác liệt nhất, nhiều người bạn Mỹ của tôi ở trong trường đã phải vào quân ngũ để sang Việt Nam. Không biết tiếng Anh, những ngày đầu tiên thầy giáo vật lý giảng bài tôi chẳng hiểu gì, chỉ nhận ra mấy cái phương trình. Mấy tháng sau mới tiếp thu được tiếng Anh nhanh hơn. Thực sự tôi phải trả giá rất nhiều cho việc học, khó nhất là làm thế nào để hòa mình vào môi trường khoa học trình độ cao. Lúc đầu bị cắt hết liên lạc gia đình, đâu có tiền mà về thăm nhà. Lúc đó chưa có e-mail hoặc internet. Xa gia đình, xa đất nước mình, thiếu chỗ nương tựa tinh thần, văn hóa lại khác hẳn nên rất gian nan. Phải có ý chí, đam mê nhiều lắm, nhất là sự ham thích tìm hiểu, nghĩ ngợi, hân hoan với mỗi phát hiện mới của riêng mình, chứ nếu chỉ nghĩ đến tiền và làm giàu thì không thể làm khoa học được.

Thế hệ chúng tôi già rồi, nên rất mong có những thế hệ kế tiếp, nhưng hình như các bạn trẻ ngày nay theo đuổi những nghề nghiệp giúp họ kiếm tiền nhanh như kinh doanh, bác sĩ, luật sư… hơn là về khoa học. Trách nhiệm của những nhà giáo dục là phải truyền đạt tới lớp trẻ tình yêu khoa học. Chính vì vậy mà tôi đẻ ra môn Thiên văn học dành cho các nhà thơ, để dành cho những sinh viên học các môn học khác như kinh tế học, triết học, văn học…Tôi rất thú vị khi thấy các em rất say mê môn học này, và thích thú nhìn lên bầu trời, quan sát các ngôi sao.

- Sau ngày miền Nam được giải phóng, cha ông (Trịnh Xuân Ngạn- KY) phải đi học tập cải tạo vì là chủ tịch Tối cao Pháp viện chế độ Sài Gòn, nghe nói ông đã viết thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng để xin cho cha được về?

- Khi ấy, tôi tưởng không thể gặp lại bố được nữa. Lúc ấy Mỹ không có bang giao với Việt Nam. Không biết làm gì để cứu bố, tôi sang Pháp gặp một đồng nghiệp về vật lý thiên văn, rất may ông là bạn thân của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông ấy đã viết một bức thư gửi Thủ tướng xin tự do cho cha tôi, nhưng tôi cũng không dám hy vọng gì nhiều. Không ngờ Thủ tướng đã tác động ngay cho bố tôi được sang Pháp sinh sống cùng gia đình.

- Đối diện với vũ trụ bao la, có bao giờ ông rơi vào cảm giác quá bé nhỏ, tuyệt vọng, cô đơn…?

- Tôi luôn cảm thấy hài hòa một cách tự nhiên với vũ trụ, nên không bao giờ cảm thấy cô đơn. Vả lại tôi luôn có những người thân yêu ở bên cạnh nâng đỡ, động viên. Cha tôi giờ đã mất, nhưng ông là một tấm gương lớn cho tôi về tinh thần học hỏi không ngừng. Ông luôn khuyến khích tôi trên con đường khoa học, dạy tôi trước tiên phải trở thành người lương thiện, biết thương người khác. Tôi may mắn có người vợ hết lòng, cô ấy cũng dạy học như tôi, nhưng biết lo lắng chuyện nhà chuyện cửa để tôi yên tâm nghiên cứu. Trong gia đình lớn của tôi, sự gắn bó từ đời này sang đời khác rất được coi trọng, gìn giữ. Dòng họ nhà tôi nhiều người đỗ đạt tiến sĩ, làm quan lớn trong triều. Học hỏi, khảo cứu và giúp người là truyền thống quý báu nhất của dòng họ. Tôi viết sách, dạy học, khảo cứu cũng là để tiếp nối truyền thống đó.

Trong chuyến trở về Việt Nam cùng phái đoàn của Tổng thống Pháp Mitterrand năm 1993, đến Văn Miếu ở Hà Nội, tôi rất hãnh diện khi thấy ông tổ của mình cũng có tên trong đó. Lúc đó, mức sống ở miền Bắc còn quá thấp so với miền Nam, nhiều chỗ không có điện nước. Năm 2004, trở lại ngôi làng thời ấu thơ bên kia sông Đuống, thăm lại mồ mả cha ông, tôi vô cùng xúc động khi thấy tất cả sức lực của đất nước được dồn cho xây dựng, mức sống của người dân quê tôi đã được nâng lên đáng kể…Tất cả những điều đó níu giữ mình, giúp mình cảm thấy không cô đơn, thấy có trách nhiệm hơn với cuộc đời và xã hội..

- Là nhà khoa học, có bao giờ ông tin vào trực giác, sự mách bảo của tâm linh?

- Thường khi nghĩ nhiều về một vấn đề nào đó của vũ trụ, trực giác luôn đến với tôi đầu tiên, sau đó mới là những luận cứ khoa học. Cũng có khi trực giác và luận cứ khoa học đến cùng một lúc. Điều kỳ diệu đâu phải tự nhiên mà có, mình phải đeo đuổi nó nhiều lắm, tìm hiểu nhiều lắm qua kính thiên văn và suy nghĩ, rồi mới phát hiện ra. Lúc ấy thấy hân hoan lắm.

- Là người rất quan tâm đến đời sống xã hội, ông nghĩ gì về sự đổ vỡ trong đời sống tinh thần của con người hiện đại, khi lao theo những ham muốn bất tận về đời sống vật chất đến mức không dừng lại được?

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua là bằng chứng rõ nhất về chuyện con người quá lao theo vật chất, mà quên đi những giá trị tinh thần. Con người cần phải nghĩ nhiều hơn về hạnh phúc. Làm giàu là cần thiết, nhưng đến một mức độ nào thôi cũng phải biết hướng tới những giá trị truyền thống của đời sống nhân văn, biểu hiện qua tôn giáo. Toàn thế giới đang chạy theo chỉ số GDP, nhưng ở Bhutan, đất nước theo đạo Phật, chỉ số hạnh phúc lại cao nhất thế giới. Họ có nền an ninh sung sướng mặc dù nghèo hơn rất nhiều nước khác. Giàu đến một mức nào đó thôi cũng phải nghĩ cách giúp đỡ người khác, như Bill Gates, người đã tạo ra hãng Microsoft chẳng hạn. Chứ sống một mình sung sướng trên một biển toàn người đau khổ thì đâu có hạnh phúc gì. Chúng ta phụ thuộc vào nhau, điều cụ thể nhất mà mỗi gia đình có thể làm được là các bậc cha mẹ hãy giáo dục cho con cái mình đừng nên chạy theo vật chất, biết nghĩ nhiều hơn cho người khác thì cuộc sống của mình sẽ ý nghĩa hơn

- Để tồn tại, cạnh tranh và sống sót trong một thế giới đầy bất an như hiện nay, theo ông, con người phải thay đổi điều gì trong tư duy và lối sống của chính mình?

-Tôi sống ở đất Mỹ, nơi lúc nào cũng nói đến chữ cạnh tranh. Nhưng chữ cạnh tranh mà ông Obama dùng khác hẳn chữ cạnh tranh của ông Bush. Cạnh tranh với Obama là để chung sống hòa bình, chứ không phải gây chiến như Bush. Có lẽ nhờ thế ông đã đoạt giải Nobel Hòa bình 2009 dù chưa làm được gì, nhưng đã thay đổi hoàn toàn trong cách nghĩ, để mong giúp đỡ con người. Toàn cầu hóa hòa bình là mục đích của cạnh tranh lành mạnh, để cùng phát triển, chứ không phải bám vào việc đào bới thiên nhiên, hủy hoại đất mẹ. Sự sụp đổ hàng loạt các tập đoàn tài chính Mỹ đang bị siết lại bằng luật, nhưng điều cốt lõi là phải thay đổi là cách nghĩ, thay đổi trong tâm,. Chính vì thế phải có tôn giáo. Đạo Phật dạy tiền bạc, vật chất là ảo hết, tình thương yêu, giúp đỡ người khác mới là sự thật, đó mới là sức mạnh của con người.

- Mối tương đồng giữa vật lý hiện đại với đạo học phương Đông, nhất là Phật giáo đã mở cho ông những cánh cửa như thế nào để thấy được bộ mặt thật của vật chất?

- Tôi chiêm nghiệm thế giới theo triết lý Phật giáo nhưng với cái nhìn của nhà khoa học vật lý hiện đại và đạo học phương Đông là hai cách nhìn về cùng một sự vật, đó là vũ trụ. Hai lối nghĩ tả về một cái thì phải gặp gỡ nhau thôi. Nếu như tôn giáo giúp mình nhìn ra sự thật về vũ trụ để sống, để nhìn đời hoàn hảo hơn thì vật lý hiện đại giúp mình dùng thiên nhiên để chế tạo ra những công trình kỹ thuật, khoa học. Phật giáo rất vững vàng để đương đầu với khoa học. Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính mình. Họ tự tìm lấy con đường của họ. Trong đạo Phật, người ta tìm thấy khái niệm vô thường: tất cả đều chuyển động, tất cả đều thay đổi, tất cả đều tiến hóa, thì đó cũng là thông điệp chính của khoa học. Các ngôi sao đều có lịch sử riêng của chúng: chúng sinh ra, sống và chết. Vũ trụ có một sự khai nguyên, một hiện tại và một tương lai. Tất cả đều thay đổi, tất cả đều chuyển động.

Tôi cũng đang tìm hiểu thêm về Lão tử để soi rọi nó với đạo Phật, phát hiện thêm những chiều sâu mà mình chưa biết đến. Đó là cuộc tìm kiếm vô cùng. Cho đến nay, con người có thể nhìn thấy chỉ chiếm 4% trong tổng số vật chất trong vũ trụ. Như vậy, rõ ràng, còn quá nhiều thứ, đến 96%, để chúng ta học hỏi và khám phá. Tôi tin rằng ý thức con người đủ sức mạnh để khám phá phần còn lại mênh mông và huyền bí đó

- Theo ông, sự gặp gỡ giữa nhận thức luận phương Tây và triết lý phương Đông có giúp con người thoát khỏi những khủng hoảng cá nhân?

- Tôi nghĩ triết lý phương Tây để ý đến cá nhân nhiều hơn, trong khi phương Đông lại có lối nhìn toàn vẹn hơn. Khi những luồng tư tưởng khác biệt gặp nhau, tác động lên nhau, có thể giúp con người vượt thoát khỏi sự khủng hoảng trong đời sống tinh thần, tìm đến một chủ nghĩa nhân văn phổ quát, để vừa thúc đẩy tính sáng tạo trong mỗi cá nhân, vừa giúp mỗi cá nhân hài hòa hơn với xã hội, gìn giữ mối quan hệ gia đình. Hiện có rất nhiều người Âu châu để ý đến đạo Phật vì tinh thần gần gũi, rộng rãi của nó.

- Ông có thể kể một chút về tình bạn với Ricard Matthieu, người đã ảnh hưởng rất lớn đến ông trên con đường trở thành một Phật tử tự do, và viết chung tác phẩm Cái vô tận trong lòng bàn tay?

- Matthieu Ricard vốn là một tiến sĩ sinh học người Pháp đã bỏ hết sự nghiệp đi tu, vì cho rằng việc khảo cứu không làm cho đời mình hạnh phúc. Ông trở thành một thiền sư Phật giáo Tây Tạng, và là người rất thân cận với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi Đạt Lai Lạt Ma sang Pháp luôn có ông bên cạnh. Ông nổi tiếng ở châu Âu về truyền bá đạo Phật, cách tu tâm, thiền. Ông sống rất đúng theo triết lý của đạo Phật, luôn đỡ người khác, bao nhiều tiến viết sách ông dành để xây làng cho trẻ mồ côi ở Tây Tạng, và làm từ thiện. Mùa hè năm 1997, tôi và nhà sư Matthieu tình cờ gặp nhau tại một hội thảo ở nước Andorra, nhỏ nhất thế giới. Trong chuyến du hành lên núi Pyrenee ở nước đó, chúng tôi đã trở thành bạn thân, thảo luận với nhau về những vấn đề cốt tử của khoa học và tôn giáo. Tôi đã lớn lên hơn với triết lý cho rằng con người không hiện hữu trong cô đơn và cô lập. Tất cả đều là một thành phần của tổng thể.

- Ông nghĩ gì về vai trò của người trí thức trong sự phát triển của đất nước? Theo ông làm thế nào để có được những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khoa học, thiên văn, nhất là khoa học xã hội nhân văn? Nỗi đau nào ám ảnh ông khi về thăm lại quê hương?

- Với riêng tôi, cách giúp đỡ tốt nhất là mang những tác phẩm của mình đến với công chúng Việt Nam, để gầy dựng tình yêu khoa học cho những thế hệ sinh viên trẻ, và tham gia giảng dạy cho những sinh viên ưu tú của đại học Việt Nam. Còn chuyện khảo cứu thì quá thiếu phương tiện. Tôi mong khi đất nước phát triển, Việt Nam sẽ thu hút được chất xám của những chuyên gia người Việt đã được đào tạo tại Mỹ và châu Âu về giảng dạy như Trung Quốc bây giờ. Hệ thống đại học đỉnh cao của Trung Quốc hiện nay chất lượng đào tạo ngang hàng với Mỹ chính vì đã biết đầu tư để thu hút chất xám về nước, nhờ vậy họ tiến rất nhanh. Muốn vậy, phải có một chính sách đúng từ chính phủ. Chỉ lo đầu tư cho đường sá, cầu cống, để tham nhũng hoành hành như hiện nay rất nguy hiểm. Các nhà lãnh đạo phải hiểu đầu tư cho giáo dục, khảo cứu là đầu tư cho tương lai của đất nước. Điều tôi mong muốn nhất của tôi là một ngày kia nước mình sẽ có đài thiên văn, có người làm thiên văn. Khoa học phát triển mới có thể phát triển căn cơ về kinh tế

- Cho đến bây giờ, ông đã thực sự tìm thấy sự bình yên?

- Cũng nhờ Trời Phật phù hộ mà ngay từ nhỏ tôi đã biết mình muốn gì, đó là theo đuổi đam mê làm khoa học, chứ không bị lang bang sang các ham muốn khác. Biết làm điều mình thích nên không bị khổ. Giây phút hạnh phúc nhất với tôi là khi khám phá ra một điều mới lạ. Đạo Phật lúc nào cũng ở trong tôi, giúp tôi sống thanh thản hơn.

- Phương châm sống của riêng ông?

- Làm gì cũng ráng làm hết sức, sinh sống không làm hại người khác, giúp được ai thì giúp hết lòng. Posted Image

Kim Yến

nguồn http://www.sgtt.com.vn/

===========================================

Ý kiến về Trịnh Xuân Thuận

- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh:

"Chúng tôi xin nhiệt liệt chúc mừng anh Thuận. Tin này làm phấn chấn cộng đồng Việt Nam nói chung, và giới khoa học Việt Nam trong và ngoài nước nói riêng. Khoa học tại VN chắc chắn sẽ nhận được một "cú hích" tốt cho sự phát triển. Thanh niên và cộng đồng sẽ hướng nhiều hơn nữa về khoa học, điều cần thiết để phát triển trí tuệ. Câu nói của Voltaire về Galilei: “"Triết lý đích thực đã không bắt đầu khai sáng con người cho đến khi cuối thế kỷ mười sáu. Galilei là người đầu tiên đã làm cho vật lý học nói lên được ngôn ngữ của sự thật và lý tính", cho thấy vai trò lớn lao của khoa học trong đóng góp phát triển trí tuệ, lý tính của con người, đặc biệt trong một nước có những đặc thù khó khăn như VN. Cuốn Kỷ yếu thiên văn và Darwin năm nay ra đời đúng lúc anh đón nhận tin vui. Xin cám ơn những đóng góp rất có ý nghĩa của anh Thuận.

- Trần Tiễn Cao Đăng:

“Những cuốn sách của Trịnh Xuân Thuận cho thấy một bộ phận tinh hoa các nhà khoa học trên thế giới không còn hài lòng với việc làm nhà khoa học "thuần tuý". Họ vươn lên một thứ "bản thể luận về khoa học và tri thức", mà trong đó mọi ngành khoa học, cả tự nhiên lẫn nhân văn, và cả nghệ thuật, đều là những thành tố không thể tách rời của một cái toàn thể bất phân. Đó cũng lại là hậu hiện đại: Không còn sự chia cắt đầy võ đoán giữa một đằng là khoa học, một đằng là nghệ thuật, một đằng là tôn giáo. Không thấy sự phân chia giữa những thứ đó, mà cảm nhận nó như một toàn thể. Văn chương cũng có thể vậy, cần phải vậy.

- Dịch giả, nhà vật lý Phạm Văn Thiều:

“ Ấn tượng mạnh nhất của tôi là trước khi khép lại Nguồn gốc, tác giả đã dụng ý đặt bức ảnh lớn về một nhà sư ngồi thiền trước một vườn cát mênh mông Daisen-in, xây dựng đầu thế kỷ XVI, trong quần thể các đền Daitoku-ji ở Kyoto, Nhật Bản. Khu vườn dành cho nhà sư thiền định nhìn vào một khoảng trống ngang dọc những chuyển động sâu xa, mà chỉ những gợn sóng trên bề mặt của cát gợi ra. Cát trắng được cào hằng ngày và được vun thành 3 đống, trong đó một đống không bao giờ nhìn thấy được, bất kể vị trí của người ngồi chiêm nghiệm.

Cuộc sống hiện đại với rất nhiều sức ép của nó đã khiến đa số chúng ta mải mê theo đuổi những tham vọng trần tục, chẳng còn thì giờ đâu để suy ngẫm về chính bản thân mình cũng như nguồn gốc của mình. Bức ảnh đó dường như nhắc nhở chúng ta nên nhớ rằng con người là báu vật mà tự nhiên đã biết bao khó nhọc mới tạo được ra nhưng cũng rất nhỏ nhoi trong khoảng mênh mông vô tận của vũ trụ. Hãy dành thời gian để suy ngẫm, để sống nhân ái và bao dung với đồng loại để xứng đáng với ân huệ to lớn mà tự nhiên đã ban tặng chúng ta”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ

theo Stephen Hawking ‏

Đào-văn-Bình dịch

God did not create the universe, says Hawking

By Michael Holden

02 tháng 9, 2010

Posted Image

AFP/File–Thượng Đế không còn chỗ đứng trong các lý thuyết tạo dựng vũ trụ sau nhiều bước tiến liên tiếp

LUÂN ĐÔN (Reuters)- bài viết của Michael Holden hôm thứ năm ngày 2 tháng 9, 2010Stephen Hawking - lý thuyết gia lừng danh về vật lý của Anh đã tuyên bố trong cuốn sách mới của ông là Thượng Đế không sáng tạo ra vũ trụ mà “Sự Nổ Lớn” (Big Bang) là hậu quả tất yếu của định luật vật lý.

Theo tuần báo Times xuất bản vào đúng Thứ Năm, trong cuốn sách nhan đề Sự Thiết Kế Vĩ Đại” (The Grand Design) viết chung với nhà vật lý Hoa Kỳ Leonard Mlodinow, Hawking nói rằng một lọat những lý thuyết mới (về vật lý) khiến cho việc nói rằng có một vị sáng tạo ra vũ trụ là thừa.

Bởi vì có một định luật chẳng hạn như sức hút khiến vũ trụ có thể sẽ tự sáng tạo từ chân không (nothing)." Ông đã viết trong cuốn sách như sau “Sự sáng tạo do bởi chính nó đã là lý do tại sao có nhiều thứ chứ không phải chỉ có một thứ, tại sao vũ trụ hiện hữu và tại sao chúng ta có mặt,” Và ông viết tiếp, “Không nhất thiết phải van nài Thượng Để làm chuyện kinh khủng như thế (Big Bang) để cho vũ trụ chuyển động.”

Posted Image

Nhà vật lý Hawking năm nay 68 tuổi, đã được cả thế giới công nhận năm 1988 với cuốn sách nhan đề “Lịch Sử Vắn Tắt về Thời Gian” (A Brief History of Time) trong đó giải thích những cội nguồn của vũ trụ khiến ông nổi tiếng vì những nghiên cứu của ông về những lỗ đen (black holes), vũ trụ học và lượng tử (cosmology and quantum).

Từ năm 1974, các nhà khoa học đã nỗ lực kết hợp hai nền tảng về vật lý hiện đại - Lý Thuyết Tương Đối của Albert Enstein liên quan đến trọng lực và hiện tượng lớn- với lý thuyết về lượng tử bao gồm những hạt hạ nguyên tử (subatomic paricles)

Nhận định mới nhất của Hawking cho thấy ông đã giã từ quan điểm trước đây của ông khi phát biểu về tôn giáo. Trước đây ông cho rằng sự khám phá ra những định luật về vật lý không có nghĩa là không tin rằng Thượng Đế đã can dự vào “Sự Nổ Lớn” (Big Bang). Ông đã viết trong cuốn “A Brief History of Time” rằng “ Nếu chúng ta khám phá ra một lý thuyết đầy đủ, đó là sự chiến thắng tối hậu của lý trí con người, mà qua đó chúng ta phải thấy đó là ý của Thượng Đế.”

Posted Image

Trong cuốn sách mới nhất ông nói rằng sự khám phá năm 1992 về một hành tinh quay chung quanh một ngôi sao khác không phải Mặt Trời giúp phá vỡ quan điểm của người cha ngành vật lý là Isaac Newton cho rằng vũ trụ có thể đã không xuất hiện từ sự hỗn loạn mà từ sự sáng tạo của Thượng Đế. Ông viết “Do sự trùng hợp ngẫu nhiên về những điều kiện của hành tinh - chỉ có một Mặt Trời, sự phối hợp may mắn về khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, trọng khối của Mặt Trời, hầu như không gây chú ý và rất ít bằng chứng thuyết phục chứng tỏ rằng Trái Đất đã được cẩn thận sáng tạo cho hợp với con người.

Nhà vật lý Hawking chỉ có thể nói được qua hệ thống âm thanh tổng hợp từ một máy điện tử vì ông bị rối lọan cơ thần kinh não bộ, dù sau vài năm có tiến triển nhưng thân bị bại liệt hòan tòan. Ông bị chứng bại liệt này ở đầu những năm 20 nhưng ông tiếp tục phấn đấu để trở thành một trong những người có thẩm quyền về khoa học của thế giới và cũng đã xuất hiện trong phim “Star Trek” và những phin họat họa như “Futurama” và “The Simpsons.”

Năm ngóai ông tuyện bố xin thôi chức vụ Giáo Sư Tóan Học Lucasian tại Viện Đại Học Cambrigde, một chức vụ mà Newton đã có lần chấp chưởng, còn ông thì giữ chức vụ này từ năm 1979.

Cuốn sách “The Grand Design” sẽ được tung ra thị trường vào tuần tới.

(Bản tin do Steve Addison hiệu đinh)

Bản dịch của Đào Văn Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy gia tốc hạt lớn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) là chiếc máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để tạo va chạm trực diện giữa các tia proton (một trong các loại hạt cơ bản) với động năng cực lớn. Mục đích chính của nó là phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn - những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt. Trên lý thuyết, chiếc máy này được cho là sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, những kết quả nghiên cứu từ chiếc máy này có thể chứng minh những dự đoán từ trước cũng như những liên kết còn thiếu trong mô hình chuẩn, và giải thích được những hạt sơ cấp khác có được những đặc tính như khối lượng như thế nào.

Máy gia tốc hạt lớn được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ. Dự án được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác của trên tám nghìn nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại học và phòng thí nghiệm. Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008, và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với năng lượng cực lớn đầu tiên.

Mặc dù trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí tòa án có nhiều thắc mắc về tính an toàn của máy LHC, các nhà khoa học đều đồng quan điểm rằng các thí nghiệm va chạm hạt của chiếc máy này sẽ không gây ra nguy hiểm nào.

Thiết kế

LHC là máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Chiếc máy được chứa trong một đường hầm vòng tròn với chu vi 27 km, nằm ở độ sâu từ 50 đến 175 m dưới mặt đất. Đường kính hầm là 3,8 m, có cấu trúc bê tông, được xây dựng trong các năm từ 1983 đến 1988, nguyên được dùng làm nơi chế tạo máy Large Electron-Positron Collider. Đường hầm có 4 điểm chạy cắt qua biên giới Pháp-Thụy Sĩ, với phần lớn năm trên nước Pháp. Trên mặt công trình bao gồm rất nhiều thiết bị hỗ trợ như máy nén, quạt gió, các thiết bị điện tử điều khiển và các thiết bị làm mát.

Đường hầm chứa LHC có hai đường dẫn tia hạt song song sát nhau, giao nhau ở 4 điểm, mỗi đường sẽ chứa một tia proton, được lưu chuyển vòng quanh vòng tròn từ hai hướng ngược nhau. Có 1.232 nam châm lưỡng cực giữ cho các tia đi đúng đường tròn, thêm vào đó là 392 nam châm tứ cực được dùng để giữ các tia luôn hội tụ, để làm cho cơ hội va chạm dòng hạt ở 4 điểm giao nhau là cao nhất. Tổng cộng có trên 1.600 nam châm siêu dẫn được trang bị, với chiếc nặng nhất lên tới hơn 27 tấn. Cần tới khoảng 96 tấn heli lỏng để giữ các nam châm hoạt động ở nhiệt độ 1,9 độ K, khiến cho LHC trở thành thiết bị siêu lạnh lớn nhất thế giới với nhiệt độ của heli lỏng.

Posted Image

Các nam châm điện tứ cực siêu truyền dẫn được dùng để giữ các tia hạt đi tới 4 điểm tương tác, nơi xảy ra va chạm giữa các hạt proton.

Một hoặc hai lần một ngày, động năng của các hạt proton được gia tăng từ 450 GeV lên đến 7 TeV, từ trường của các nam châm siêu dẫn lưỡng cực được tăng từ 0.54 lên 8.3 tesla (T). Các proton ở mỗi đường dẫn sẽ có năng lượng đạt 7 TeV, giúp cho năng lượng va chạm đối diện đạt 14 TeV (tương đương 2.2 μJ). Ở mức năng lượng này, các proton có hệ số Lorentz là 7.500 và di chuyển với vận tốc bằng 99,9999991% vận tốc ánh sáng. Mỗi giây chúng bay quanh đường hầm 11,000 vòng. Các proton không phải là tia liên tục, thay vào đó được tạo thành các chùm, với khoảng 2,808 chùm, với số lượng đó, khoảng thời gian giữa các va chạm không bao giờ ngắn hơn 25 ns. Khi máy gia tốc lần đầu tiên được sử dụng, nó sẽ hoạt động với số chùm ít hơn, khoảng cách thời gian mỗi chùm là 75 ns. Số các chùm sau đó sẽ được tăng lên cho đến quãng cách cuối cùng là 25 ns.

Trước khi được đưa vào bộ gia tốc chính, các hạt được đi qua một chuỗi hệ thống tuần tự làm tăng năng lượng của chúng. Hệ thống đầu tiên là máy gia tốc hạt tuyến tính Linac 2 gia tốc các proton lên động năng 50 MeV, sau đó được đưa vào máy Proton Synchrotron Booster. Các proton tại đó được tăng tốc lên 1.4 GeV rồi được dẫn vào máy Proton Synchrotron (PS), ở đây chúng đạt động năng 26 GeV. Cuối cùng máy Super Proton Synchrotron (SPS) được dùng để tăng năng lượng của chúng lên 450 GeV trước khi dẫn vào (qua một giai đoạn 20 phút) vòng tròn chính. Tại đây các chùm proton được tích lũy và tăng tốc lên năng lượng đỉnh là 7 TeV, cuối cùng chúng được dự trữ trong 10 đến 24 tiếng trong khi các va chạm xảy ra tại 4 giao điểm.

Máy LHC cũng sẽ được dùng để tạo va chạm các ion nặng chì (Pb) với năng lượng tương tác là 1150 TeV. Các ion Pb đầu tiên sẽ được gia tốc bởi máy gia tốc tuyến tính Linac 3, còn máy phun năng lượng thấp Low-Energy Injector Ring được dùng làm bộ lưu trữ ion và làm mát. Các ion sau đó sẽ được gia tốc lên thêm băng máy PS và SPS trước khi dẫn vào máy LHC, ở đây chúng đạt năng lượng 2,76 TeV trên mỗi hạt nhân.

Các bộ phân tích

Posted Image

Bộ phân tích CMS của LHC

Posted Image

Các thành phần của bộ phân tích Compact Muon Solenoid (CMS detector) dành cho máy LHC đang được lắp ráp.

Sáu bộ phân tích (detector) đã được xây dựng trong hệ thống của LHC, nằm trong những hang lớn bên dưới mặt đất được đào tại các điểm giao của LHC. Hai bộ trong số đó, là ATLAS experimentCompact Muon Solenoid (CMS), là những bộ phân tích hạt đa mục đích có kích thước lớn.[2] Hai bộ A Large Ion Collider Experiment (ALICE) và LHCb có các chức năng riêng biệt hơn, và hai bộ còn lại nhỏ hơn nhiều là TOTEMLHCf dành cho các nghiên cứu chuyên môn đặc biệt. Bản tóm tắt của BBC về các bộ phân tích chính là:

* ATLAS – một trong hai bộ phân tích đa mục đích. ATLAS sẽ được sử dụng để tìm kiếm những dấu hiệu vật lý học mới, bao gồm nguồn gốc của khối lượng và các chiều phụ trợ.

* CMS – một bộ phân tích đa mục đích khác, giống với ATLAS, sẽ lùng sục các hạt Higgs và tìm kiếm những manh mối về bản chất của vật chất tối.

* ALICE – sẽ nghiên cứu một dạng "lỏng" của vật chất gọi là quark-gluon plasma, dạng tồn tại rất ngắn sau Vụ nổ lớn.

* LHCb – so sánh những lượng vật chất và phản vật chất được tạo ra trong Vụ nổ lớn. LHCb sẽ cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra đối với phản vật chất "bị thất lạc".

Quá trình hoạt động

10/09/2008 : bắt đầu đi vào hoạt động.

19/09/2008: một kết nối điện giữa 2 nam châm bị hỏng, gây ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến hư hại nặng: Một trong số nhiều nam châm khổng lồ tạo nên trái tim của máy gia tốc trở nên quá nóng - hay đúng hơn là lạnh quá ít. Việc sửa chữa cỗ máy giá hơn 2 tỉ euro này sẽ kéo dài nhiều tháng.

20/11/2009: cỗ máy bắt đầu hoạt động trở lại.

Chi phí

Tổng chi phí cho dự án được yêu cầu ở mức từ 3,2 đến 6,4 tỷ . Công trình xây dựng mang tên LHC được đồng ý vào năm 1995 với kinh phí là 2,6 tỷ franc Thụy Sĩ (1,6 tỷ €), công với 140 triệu € cho các nghiên cứu. Tuy nhiên, chi phí đã tăng lên, theo ước lượng năm 2001, máy gia tốc cần chi phí 300 triệu € (480 triệu franc), và các thí nghiệm cần 30 triệu € (50 triệu franc), cùng với việc cắt giảm chi phí của CERN, thời gian dự kiến hoàn thành cũng chuyển từ năm 2005 sang tháng 4 năm 2007. Những nam châm siêu dẫn cần mức giá tăng thêm là 120 triệu € (180 triệu franc). Ngoài ra còn có nhiều trở ngại như việc xây một hang ngầm cho chiếc máy Compact Muon Solenoid, nơi gây ra một tai nạn chết người.

Nhà vật lý David King, nguyên trưởng Văn phòng khoa học vương quốc Anh, đã phê bình dự án LHC chiếm quá nhiều ưu tiên trong ngân sách, hơn cả việc giải quyết những vấn đề toàn cầu; như vấn đề biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số hay nạn nghèo đói ở châu Phi.

==================================

Thiên Sứ: Nhiều tỷ Ơ zô nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự xác định: "Không có Hạt của Chúa" trên cơ sở nguyên lý lý thuyết của Lý học Đông phương từ trước khi có sự khởi động của cỗ máy LHC từ 2008. Sự xác định mang tính tiên tri này là một thực tại khách quan, tất cả những ai đã vào trang lyhocdongphuong.org.vn đều biết. Cá nhân tôi không quan tâm đến việc có ai công nhận hay không công nhận điều này. Bởi vì, tôi cũng chưa có thời gian nhiều để làm sáng tỏ hơn nữa bí ẩn của sự xác định này, do tính phức tạp của nội dung vấn đề cần làm sáng tỏ. Điều kiện cần là người nghe phải có kiến thức đúng trung bình về những nguyên lý lý thuyết của Lý Học Đông phương và không lẫn lộn về giữa những khái niêm mô tả thực tại với những những khái niệm trừu tượng có tính quy ước mô tả về những quy luật của hệ thống lý thuyết này. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ chứng minh điều này sau khi miêu tả về lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến vĩ đại của Việt tộc trải gần 5000 năm. Bất cứ một lý thuyết nào cũng phải có lịch sử của nó chứ nhỉ! Làm gì nó từ trên trời rơi xuống được?

Tuy nhiên có ý kiến phản biện cho rằng:

* Có hai trường phái: trường phái ủng hộ lý thuyết trường Higgs, tin là có các Hạt Boson Higgs (tức là Hạt của Chúa). trường phái kia thì chỉ ủng hộ thuyết trường Higgs một phần thôi, họ tin rằng hạt Boson Higgs ở dạng bất định, tức là không xác định được.

* LHC bắn lần này chưa thấy, thì người ta ở CERN (Thuy Sy) sẽ cho các Hạt Hadron va chạm mạnh hơn, và lại rất có thể họ sẽ tìm thấy.

Với cả hai ý kiến này tôi biện minh như sau: Việc xác định có Hạt của Chúa - dù với bất cứ trường phái nào - thì đều là hệ quả của sự sai lầm mang tính lý thuyết. Bởi vậy, với luận điểm "Không có Hạt của Chúa" , nó có thể chỉ ra sai lầm đó ngay trên cơ sở những luận cứ chứng minh sự tồn tại của Boson Higgs. Bởi vậy, nếu các nhà khoa học ở CERN có tiếp tục bắn phá các hạt Hadron mạnh hơn thực tại đã đạt được 1000 lần nữa thì cũng chẳng bao giờ có "Hạt của Chúa".

Điều này cũng giống như người ta xác định rằng có Thiên Đường (Sai lầm lý thuyết), nhưng chưa tìm ra vậy (Vì thực tế nó không có) http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif !

Chính vì sai lầm mang tính lý thuyết đó và có thể chỉ ra sai lầm này, cho nên tôi đã phát biểu rằng: Chúng tôi sẽ chứng minh điều này và sự xác định của chúng tôi không phải là một phương pháp dự đoán (quẻ bói) - hệ quả của hệ thống lý thuyết, mà là dựa trên cơ sở của hệ thống lý thuyết đó.

Thiên Sứ viết:

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Mà chỉ có thể căn cứ từ một cái đúng để chỉ ra một cái sai!

Share this post


Link to post
Share on other sites

* LHC bắn lần này chưa thấy, thì người ta ở CERN (Thuy Sy) sẽ cho các Hạt Hadron va chạm mạnh hơn, và lại rất có thể họ sẽ tìm thấy.

"Không có Hạt của Chúa"! Đó là sự xác định theo cách hiểu của tôi về tri thức Lý học Đông phương phục hồi từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Nếu tôi sai thì sẽ xét lại toàn bộ tri thức của mình - tôi đã cam kết như vậy. Đây không phải là một quẻ bói để xác định cuộc thí nghiệm không thành công với bất cứ nguyên nhân nào. Mà là sự xác định thất bại cho mục đích cuộc thí nghiệm kiểm chứng cho một lý thuyêt. Do đó, tôi đã kiên trì chờ đợi hơn hai năm để chứng nghiệm sự xác định mang tính lý thuyết của tôi, cho dù cỗ máy bị hỏng hóc nhiều lần và phải sửa chữa. Nhưng cuối cùng, cỗ máy LHC đã vẫn hành theo đúng quy trình yêu cầu kỹ thuật của mục đích thí nghiệm, trên cơ sở lý thuyết tạo ra những yêu cầu đó. Do đó, không thể biện minh rằng: Cần tiếp tục làm lại lần khác - khi cỗ máy đã hình thành theo đúng yêu cầu của một lý thuyết khoa học tạo ra nó và vận hành đúng theo quy trình kỹ thuật của lý thuyết cần chứng nghiệm. Bởi vậy, cho dù có vận hành thêm 1000 lần nữa vẫn trong các điều kiễn như cũ thì tất yếu kết quả không thay đổi. Tức là không có Hạt của Chúa trong điều kiện phương tiện như cỗ máy LHC đã làm việc. Người ta có quyền hy vọng tiếp tục tìm Hạt Của Chúa, nhưng với điều kiện trong một phương tiện với yêu cầu kỹ thuật khác. Tất nhiên là tiếp tục chi thêm hàng trăm tỷ Dola.

Bởi vậy, lời khuyên của tôi với các nhà khoa học ở CERN là:

Trước khi thay thế điều kiện thực nghiệm - tức là thay thế cỗ máy hiện nay bằng một cỗ máy khác - thì hãy trao đổi để tìm ra sai lầm nằm ở đâu? Theo tôi thì sai lầm đó nằm ngay trong thuyết Big bang..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do thiếu thông tin, nên trong bài trên tôi đã viết rằng:

Nhưng cuối cùng, cỗ máy LHC đã vẫn hành theo đúng quy trình yêu cầu kỹ thuật của mục đích thí nghiệm, trên cơ sở lý thuyết tạo ra những yêu cầu đó. Do đó, không thể biện minh rằng: Cần tiếp tục làm lại lần khác - khi cỗ máy đã hình thành theo đúng yêu cầu của một lý thuyết khoa học tạo ra nó và vận hành đúng theo quy trình kỹ thuật của lý thuyết cần chứng nghiệm. Bởi vậy, cho dù có vận hành thêm 1000 lần nữa vẫn trong các điều kiễn như cũ thì tất yếu kết quả không thay đổi. Tức là không có Hạt của Chúa trong điều kiện phương tiện như cỗ máy LHC đã làm việc. Người ta có quyền hy vọng tiếp tục tìm Hạt Của Chúa, nhưng với điều kiện trong một phương tiện với yêu cầu kỹ thuật khác. Tất nhiên là tiếp tục chi thêm hàng trăm tỷ Dola.

Tuy nhiên, thông tin dưới đây cho thấy máy LHC mới chỉ đạt 1/2 công xuất thiết kế là 14 TeV. Tức là họ mới chỉ cho chạy với công xuất 7 TeV cho lần thí nghiệm đi tìm " Hạt của Chúa" vào ngày 7. 11. 2010. Như vậy, về yêu cầu thiết kế phù hợp với lý thuyết từ giả thuyết được đặt ra để tìm Hạt của Chúa phải là máy chạy với công xuất 14 TeV. Những nhà khoa học ở CERN cần thời gian để nâng cấp máy đến năm 2012.

Tôi sẽ tiếp tục chờ vậy!

Tuy nhiên, tôi vẫn xác định rằng: " Không có Hạt Của Chúa".. Dù sao thì cỗ máy LHC của các nhà khoa học Châu Âu tuy mới chạy 1/2 công xuất, nhưng nó đã gấp 3, 5 lần công xuất của cỗ máy tương tự ở Hoa Kỳ.

===========================================================================

LHC có thể hoãn lịch đóng cửa nâng cấp để chạy đua săn tìm boson Higgs

Viết bởi 123physics

360.thuvienvatly.com

Thứ ba, 14 Tháng 12 2010 16:20

Các nhà vật lí đang xem xét khả năng hoãn lịch dừng hoạt động như dự kiến của Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) lại một năm để tiếp tục lần tìm vết tích của hạt boson Higgs vốn hay lảng tránh trong các thí nghiệm.Tọa lạc ở gần Geneva, Thụy Sĩ, LHC là cỗ máy va chạm hạt mạnh nhất mà loài người từng xây dựng, được thiết kế để tạo ra những va chạm ở những năng lượng lên tới 14 nghìn tỉ electron volt (TeV). Nó được xây dựng để tìm kiếm hạt Higgs, hạt giả thuyết đã mang lại khối lượng cho các hạt hạ nguyên tử khác, thí dụ như electron.Nhưng việc tăng tốc của LHC lên mức năng lượng trọn vẹn đã diễn ra chậm hơn dự kiến. Một sự cố xảy ra hồi tháng 9 năm 2008 đã làm hoãn ngày khởi động cỗ máy đi hơn một năm trời, và để tránh sự thiệt hại có thể có, các nhà điều hành cỗ máy đã và đang cho nó chạy ở mức chỉ 7 TeV, tức mới một nửa mức năng lượng thiết kế của nó. Kế hoạch là thu thập dữ liệu ở mức năng lượng này cho đến cuối năm 2011, sau đó cho cỗ máy dừng hoạt động trong 15 tháng để thực hiện các công đoạn sửa chữa cần thiết để đạt tới 14 TeV.

Posted Image

Một thí nghiệm tại LHC

Hiện nay, các nhà điều hành LHC đang xem xét khả năng lùi ngày đóng cửa cỗ máy lại một năm nữa, vào cuối năm 2012. Sự hoạt động kéo dài thêm này sẽ cho LHC cơ hội tìm ra vết tích của hạt Higgs trước kì đóng cửa bảo dưỡng dài ngày. Các ý kiến cân nhắc đã được đăng tải trên tạp chí Nature.

“Một khám phá có thể đã nằm đâu đó rồi và chúng tôi muốn tiếp tục giữ lấy khí thế”, phát biểu của Ian Shipsey thuộc trường đại học Purdue ở West Lafayette, Indiana, Hoa Kì. Shipsey lãnh đạo một nhóm nhà vật lí làm việc với LHC từ xa, từ Fermilab ở Batavia, Illinois – nơi có cỗ máy va chạm danh tiếng Tevatron. Nhiều nhà vật lí hiện đang làm việc với cả hai thí nghiệm trên.

Có tin tức loan báo về sự thay đổi có khả năng xảy ra trong kế hoạch hoạt động của LHC là do hồi tháng 9 và tháng 10, đã có những khuyến nghị yêu cầu kéo dài thời gian hoạt động của Tevatron nhằm săn tìm boson Higgs. Cuộc săn tìm boson Higgs của Tevatron theo lịch định sẽ dừng lại vào tháng 9 năm 2011, nhưng hai ủy ban bao gồm các nhà vật lí, một ủy ban trong đó có Shipsey, đã đề nghị kéo dài thời gian hoạt động của nó đến hết năm 2014.

Mặc dù các va chạm của Tevatron, ở mức 2 TeV, có năng lượng thấp hơn nhiều so với năng lượng của LHC, nhưng cỗ máy va chạm của người Mĩ đã hoạt động trong thời gian lâu dài và thu thập được nhiều dữ liệu hơn – đó là một lợi thế có thể tỏ ra quan trọng trong cuộc săm tìm những sự kiện hiếm trong vô số kết quả có vẻ bình thường hơn.

Shipsey cho biết ông muốn cả hai đề nghị kéo dài thời gian hoạt động đều được thông qua. Việc có bằng chứng của hạt Higgs từ cả hai thí nghiệm sẽ giúp khẳng định chắc chắn cho sự tồn tại của nó.

Phát ngôn viên CERN, James Gillies, cho biết việc kéo dài chế độ hoạt động ở mức năng lượng thấp của LHC là “một khả năng dễ thấy”, nhưng ông cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại một cuộc họp của các nhà vật lí LHC ở Chamonix, Pháp, dự kiến diễn ra vào ngày 24 đến 28 tháng 2 tới.

Nguồn: New Scientist

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì con người cũng phải tìm về với tri thức Lý học khi những tri thức khoa học phát triển đủ để hiểu những khái niệm của nó. Nhưng rất tiếc! Nếu như vậy, nó sẽ phải vượt qua những lịch sử thăng trầm và bi đát. Các nhà khoa học cũng đã nhìn thấy điều này.

Tùy! Tự do mà.

Đã lâu quá rồi, không thấy thông tin gì về sự hoạt động đi tìm "Hạt của Chúa" của các nhà khoa học Châu Âu. Thông báo cuối cùng của họ là đến cuối 2011 và thêm 15 tháng nghiên cứu mới khởi động lại - tức là qua thời điểm mà thế nhân đồn rằng sẽ tận thế vào ngày 21. 12. 2012 theo lịch Maya. Hay là họ đợi đến lúc đó, chính Thượng Đế hiện ra và phán rằng" Làm gì có Hạt của Chúa!".
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ tìm thấy “Hạt của Chúa” trong một năm tới

Cập nhật 11/10/2011 10:30:00 AM (GMT+7)

Sẽ phải mất 1 năm để tìm ra hạt Higgs – loại hạt được mệnh danh là “hạt của Chúa”, nếu nó thực sự tồn tại, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) tuyên bố.

TIN LIÊN QUAN

Thuyết tương đối lung lay vì siêu hạt?

Phát hiện hạt di chuyển nhanh hơn ánh sáng

Phát hiện kiểu chuyển hóa mới của hạt nơtrino

“Tôi nghĩ đến giờ này năm sau, tôi mới có thể xuất trình hạt Higgs trước các bạn, hoặc khẳng định chắc chắn rằng chúng không tồn tại”, ông Rolf Heuer chia sẻ trên Daily Mail.

Posted Image

CERN khẳng định sẽ tìm được Hạt Higgs trong vòng 12 tháng tới, nếu chúng thực sự tồn tại. Ảnh: Daily Mail.

Quan điểm của ông Heuer cũng nhận được sự chia sẻ của chuyên gia Atsuto Suzuki đến từ Trung tâm KEK Nhật Bản và Giáo sư Pier Oddone của phòng thí nghiệm Fermilab (Mỹ). Fermilab vừa tuyên bố đóng cửa máy gia tốc Tevatron sau 26 năm hoạt động hồi cuối tuần trước. Bản thân Fermilab cũng tìm kiếm hạt Higgs trong từng ấy năm nhưng chưa thành công. Ngoài ra, cả ba nhà khoa học đều bày tỏ sự hoài nghi về phát hiện của LHC về siêu hạt neutrino nhanh hơn hơn vận tốc ánh sang tới 60 phần tỷ giây hồi tháng trước.

Posted Image

Nhiều phòng thì nghiệm sẽ hợp tác với nhau và sử dụng nhiều loại máy dò hạt đồng thời để "truy lùng" hạt Higgs. Ảnh: Daily Mail

Giáo sư Oddone cho biết các dữ liệu do máy gia tốc Tevatron thu thập được gần 1 thập kỷ qua sẽ được phân tích kỹ càng trong nhiều tháng. Nhưng khả quan nhất, Tevatron cũng chỉ có thể tiết lộ nơi Higgs “bộc lộ thân phận” mà thôi. Giới khoa học tin rằng, hạt Higgs chính là yếu tố hình thành nên vũ trụ sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm. Sự tồn tại của nó đã được người ta phỏng đoán từ cách đây 4 thập kỷ. Nhiều nhóm nghiên cứu đã hợp tác với nhau, sử dụng nhiều máy dò hạt để “truy quét” hạt Higgs, vốn rất khó nắm bắt và có tuổi thọ rất ngắn.

Tuy nhiên, CERN cho rằng, hạt Higgs không phải là câu trả lời duy nhất cho mọi bí ẩn của vũ trụ. “Mô hình chuẩn của vật lý hạt đã tồn tại suốt 40 năm qua, nhưng đó là một lý thuyết có nhiều lỗ hổng. Higgs chỉ là một lý thuyết giả định mà thôi, dù nó là lý thuyết phổ biến nhất và có sức hấp dẫn nhất về mặt toán học. Nhưng nếu không tìm ra Higgs, chúng ta sẽ đi tìm một loại hạt khác là cội nguyên của mọi loại hạt”, đại diện của CERN tuyên bố trên Daily Mail.

Còn Giám đốc Heuer của CERN thì khẳng định, “Chúng ta đã đạt đến ngưỡng của sự chưa biết. Từ giờ phút này trở đi sẽ toàn là khái niệm vật lý mới”.

Trọng Cầm

================================

Mới đọc qua cái "tít" của bài báo, tôi cứ nghĩ họ đã có cơ sở để xác định sự tồn tại Hạt của Chúa. Nhưng ngay dòng đầu tiên của bài viết thì lại không phải như vậy.

Lần đầu tiên các nhà khoa học đặt vấn đề "

“Tôi nghĩ đến giờ này năm sau, tôi mới có thể xuất trình hạt Higgs trước các bạn, hoặc khẳng định chắc chắn rằng chúng không tồn tại, ông Rolf Heuer chia sẻ trên Daily Mail.

Vâng! Vấn đề là ở chỗ đó. Vấn đề ở chỗ họ chưa có một cơ sở lý thuyết để có thể giải thích có hay không Hạt của Chúa một cách hợp lý. Để xác định sự hoài nghi này người ta đã chi hàng trăm tỷ dol cho cỗ máy LHC. Nhưng tôi cũng nói trước với các nhà khoa học ở CERN rằng:

Nếu chẳng may tôi đúng - tức là không có Hạt của Chúa thì quí vị cùng đừng vội đem cỗ máy đó bán ve chai. Nó sẽ chứng minh cho quý vị một bí ẩn của vũ trụ. Đó là "khi" trong Lý học Đông phương.

“Chúng ta đã đạt đến ngưỡng của sự chưa biết. Từ giờ phút này trở đi sẽ toàn là khái niệm vật lý mới”.

Vâng đúng thế! Lý học Đông phương chính là khái niệm vật lý mới có thể chia sẻ với quý vị, nếu quý vị quan tâm.

Tuy nhiên cá nhân tôi không có nhu cầu chia sẻ, nếu như Việt sử 5000 năm văn hiến không được xác định tính khách quan khoa học trước khi cỗ máy LHC khơi động đi tìm Hạt của Chúa vào năm tới và thất bại sau đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ!

Con nghĩ các nhà khoa học hiện đại nên tìm hướng đi ngắn hơn cho nhân loại.

Đơn giản như bài báo dưới đây, nhân danh khoa học hiện đại cũng phải ngỡ ngàng. Nhưng theo con nghĩ bản thân họ (những nhà sư Lạt Ma) không thể giải thích một cách rốt ráo cho vấn đề này. Và nhiều hiện tượng các nhà ngoại cảm Việt Nam nữa,v.v.. Con nghĩ chỉ có Thuyết Ấm Dương - Ngũ Hành nhân danh văn hiến Việt gần 5000 năm Văn hiến mới có thể giải thích hợp lý những vấn đề này theo tiêu khoa học cho một lý thuyết khoa học.

=============================

Tâm linh huyền bí nơi Tây Tạng

Cập nhật lúc 09h01' ngày 08/06/2011

Nhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của "đỉnh trời" là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí.

Từ xưa đến nay có nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và cả những người "nghiệp dư" muốn tìm hiểu về hiện tượng tâm linh, đã đi sâu vào những nơi mà họ cho là trung tâm của các sự kiện huyền bí, để chứng kiến tận mắt những hiện tượng lạ lùng không thể giải thích được…

Khám phá

Nhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng như James Frazer, R. Muller, William Halse Ricers, Ions Veronica, Mbiti John, Wentz W. E, Osborne Harold... đặc biệt là một người phụ nữ, một nữ văn sĩ tên là Alexandra David Neel đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của "đỉnh trời" là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí. Nhờ đó mà thế giới Tây phương mới biết được những cuộc sống lạ lùng của các vị Lạt Ma Tây Tạng, nhất là biết về những năng lực tâm linh kỳ bí của những vị sư sống trong hang động, nơi mà "Trời" và "Đất" gần như giao hòa với nhau thành một thể.

Posted Image

Điểm đặc biệt đáng nhắc đến là nơi đây các vị sư đều có khả năng cao về nhận thức, họ có thể hiểu nhau qua không gian hơn là biểu lộ bằng lời nói hay hành động. Nhờ khả năng đọc được tư tưởng người khác mà nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng biết trước được những gì mà người khác đang dự tính trong đầu. Ngoài ra những vị này còn có khả năng phân tích vầng màu sắc tỏa ra từ đầu bất cứ ai để từ đó biết được ý tưởng tốt hay xấu mà người đó đang dự định. Đây chính là nguồn năng lực của con mắt thứ ba đã được nhiều tài liệu nhắc tới với tên gọi là "Thần nhãn" hay "Huệ nhãn".

Trở lại vấn đề khả năng thông hiểu ý tưởng người khác cũng như thấy rõ và phân biệt vầng màu mà các vị Lạt Ma Tây Tạng có được thì đó lại là sự kiện có vẻ bình thường đối với người dân Tây Tạng. Lý do dễ hiểu là từ tấm bé, họ đã được cha mẹ kể cho nghe chuyện cổ tích về người Tây Tạng thời cổ xưa, theo chuyện cổ này thì thời xưa ấy, người Tây Tạng ai cũng có một "nhãn lực" đặc biệt, nhãn lực này không phải từ đôi mắt thông thường của con người mà là từ một con mắt thứ ba này mà người xưa gọi là Thần nhãn hay nói theo kinh điển là Huệ nhãn. Về sau, vì con người bị lôi kéo dần vào đường vật chất, ích kỷ, tham lam, sân hận, mê mờ nên trí óc không còn trong sạch, sáng suốt. Cuối cùng như tấm gương bị bụi mờ che kín, con mắt thứ ba trở thành u tối không còn sử dụng được nữa.

Các nhà nghiên cứu về Huệ nhãn đã bắt gặp trong giới động vật hình ảnh trung thực nhất về con mắt thứ ba một cách rõ rệt không chối cãi. Tuy nhiên câu hỏi tại sao lại có sự hiện hữu và công dụng thực tế thì lại còn lắm mơ hồ. Đặc biệt lạ lùng là ngay trong giới động vật có xương sống cấp dưới thì lại thấy hiện một cấu tạo giống như cấu tạo mắt bình thường, nghĩa là cũng có dây thần kinh, thủy tinh thể và võng mạc... Ngay cả loài cá, lưỡng thê, bò sát, chim, cả động vật có vú kể cả con người cũng đều có dấu tích con mắt thứ ba.

Khi khảo sát bộ xương của loài khủng long thời tiền sử, các nhà cổ sinh vật học cũng chú ý tới một chỗ lõm nơi phần sọ của loài bò sát khổng lồ này và đã đoán nơi đây là vị trí của một cơ quan thị giác hay nói theo suy tưởng của sự kiện đang bàn là "con mắt thứ ba". Công dụng của con mắt này có lẽ để giúp các loài động vật thời cổ không những thấy mà còn biết thêm hay cảm nhận trước được tình trạng chung quanh như mưa, gió nhất là các vật thể nằm khuất ở vị trí phía trên đầu.

Khai mở "Huệ nhãn"

Những khám phá mới đây nhất (vào năm 1996) từ một số nhà khoa học đã cho biết là trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng nhiệm vụ của tuyến này rất kỳ diệu, chỉ tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với một lượng rất nhỏ trong trường hợp con người đang chú tâm cầu nguyện với tất cả thành tâm, hay vào các giai đoạn con người ở tình trạng nguy biến, thập tử nhất sinh. Cái tuyến lạ lùng đó là tuyến Tùng quả (Pineal gland). Khi phân hóa tố của tuyến đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ mà lúc bình thường không có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal glandcòn có liên quan tới bộ phận mà người Tây Tạng gọi là con mắt thứ ba.

Chỉ những ai chịu vứt bỏ lòng tham luyến sân si mê mờ, quyết tâm giữ lòng trong sạch và tu trì mới có được Huệ nhãn. Chính phần lớn các vị Đại sư Tây Tạng, những người ẩn cư nơi vùng núi cao tuyết giá hay trong các Đạo viện thâm nghiêm là có thể có năng lượng "thượng thừa" ấy mà thôi. Tuy nhiên, theo các vị Đại sư thì không phải tất cả các vị chân tu Tây Tạng đều có Thần nhãn hay Huệ nhãn như ta tưởng, vì muốn có được Thần nhãn thì ngoài hội đủ các điểm cần yếu như đã nói trên, còn phải có Thần lực đặc biệt kết hợp với các pháp môn tu luyện cao siêu mới được.

Posted Image

Phép tu luyện cao siêu đó có mục đích là để khai mở Huệ nhãn. Một khi đã có Huệ nhãn rồi thì dù ngồi tĩnh tọa trong viện, nơi núi cao hay trong rừng sâu vẫn có thể thấy được những gì xảy ra ở khoảng cách rất xa, hay chuyển di tư tưởng đến một nơi nào đó cho ai.

Tại Tây Tạng, nhiều Đạo viện thường có những buổi thực tập về phép chuyển di tư tưởng giữa các hàng đệ tử trong giai đoạn tu luyện các phép thần thông. Phương cách thực tập rất khoa học, lúc đầu hai người đệ tử ngồi cạnh nhau để chuyển tư tưởng cho nhau. Khi bắt được tư tưởng của nhau rồi thì khoảng cách tĩnh tạo giữa hai người này sẽ ở vị trí xa hơn.

Cứ thế mà về lâu về dài họ có thể đạt tới khả năng truyền tư tưởng cho nhau qua khoảng cách rất xa: hoặc từ đạo viện này đến đạo viện khác, từ hang động này đến hang động khác. Theo bà Alexandra David Neel thì dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyết phủ im lìm hoang vắng nhưng lại là nơi các nguồn tư tưởng của các vị ẩn tu giăng bủa khắp nơi nơi...

Theo PLXH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ!

Con nghĩ các nhà khoa học hiện đại nên tìm hướng đi ngắn hơn cho nhân loại.

Đơn giản như bài báo dưới đây, nhân danh khoa học hiện đại cũng phải ngỡ ngàng. Nhưng theo con nghĩ bản thân họ (những nhà sư Lạt Ma) không thể giải thích một cách rốt ráo cho vấn đề này. Và nhiều hiện tượng các nhà ngoại cảm Việt Nam nữa,v.v.. Con nghĩ chỉ có Thuyết Ấm Dương - Ngũ Hành nhân danh văn hiến Việt gần 5000 năm Văn hiến mới có thể giải thích hợp lý những vấn đề này theo tiêu khoa học cho một lý thuyết khoa học.

=============================

Tâm linh huyền bí nơi Tây Tạng

Cập nhật lúc 09h01' ngày 08/06/2011

Nhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của "đỉnh trời" là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí.

Từ xưa đến nay có nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và cả những người "nghiệp dư" muốn tìm hiểu về hiện tượng tâm linh, đã đi sâu vào những nơi mà họ cho là trung tâm của các sự kiện huyền bí, để chứng kiến tận mắt những hiện tượng lạ lùng không thể giải thích được…

Khám phá

Nhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng như James Frazer, R. Muller, William Halse Ricers, Ions Veronica, Mbiti John, Wentz W. E, Osborne Harold... đặc biệt là một người phụ nữ, một nữ văn sĩ tên là Alexandra David Neel đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của "đỉnh trời" là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí. Nhờ đó mà thế giới Tây phương mới biết được những cuộc sống lạ lùng của các vị Lạt Ma Tây Tạng, nhất là biết về những năng lực tâm linh kỳ bí của những vị sư sống trong hang động, nơi mà "Trời" và "Đất" gần như giao hòa với nhau thành một thể.

Posted Image

Điểm đặc biệt đáng nhắc đến là nơi đây các vị sư đều có khả năng cao về nhận thức, họ có thể hiểu nhau qua không gian hơn là biểu lộ bằng lời nói hay hành động. Nhờ khả năng đọc được tư tưởng người khác mà nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng biết trước được những gì mà người khác đang dự tính trong đầu. Ngoài ra những vị này còn có khả năng phân tích vầng màu sắc tỏa ra từ đầu bất cứ ai để từ đó biết được ý tưởng tốt hay xấu mà người đó đang dự định. Đây chính là nguồn năng lực của con mắt thứ ba đã được nhiều tài liệu nhắc tới với tên gọi là "Thần nhãn" hay "Huệ nhãn".

Trở lại vấn đề khả năng thông hiểu ý tưởng người khác cũng như thấy rõ và phân biệt vầng màu mà các vị Lạt Ma Tây Tạng có được thì đó lại là sự kiện có vẻ bình thường đối với người dân Tây Tạng. Lý do dễ hiểu là từ tấm bé, họ đã được cha mẹ kể cho nghe chuyện cổ tích về người Tây Tạng thời cổ xưa, theo chuyện cổ này thì thời xưa ấy, người Tây Tạng ai cũng có một "nhãn lực" đặc biệt, nhãn lực này không phải từ đôi mắt thông thường của con người mà là từ một con mắt thứ ba này mà người xưa gọi là Thần nhãn hay nói theo kinh điển là Huệ nhãn. Về sau, vì con người bị lôi kéo dần vào đường vật chất, ích kỷ, tham lam, sân hận, mê mờ nên trí óc không còn trong sạch, sáng suốt. Cuối cùng như tấm gương bị bụi mờ che kín, con mắt thứ ba trở thành u tối không còn sử dụng được nữa.

Các nhà nghiên cứu về Huệ nhãn đã bắt gặp trong giới động vật hình ảnh trung thực nhất về con mắt thứ ba một cách rõ rệt không chối cãi. Tuy nhiên câu hỏi tại sao lại có sự hiện hữu và công dụng thực tế thì lại còn lắm mơ hồ. Đặc biệt lạ lùng là ngay trong giới động vật có xương sống cấp dưới thì lại thấy hiện một cấu tạo giống như cấu tạo mắt bình thường, nghĩa là cũng có dây thần kinh, thủy tinh thể và võng mạc... Ngay cả loài cá, lưỡng thê, bò sát, chim, cả động vật có vú kể cả con người cũng đều có dấu tích con mắt thứ ba.

Khi khảo sát bộ xương của loài khủng long thời tiền sử, các nhà cổ sinh vật học cũng chú ý tới một chỗ lõm nơi phần sọ của loài bò sát khổng lồ này và đã đoán nơi đây là vị trí của một cơ quan thị giác hay nói theo suy tưởng của sự kiện đang bàn là "con mắt thứ ba". Công dụng của con mắt này có lẽ để giúp các loài động vật thời cổ không những thấy mà còn biết thêm hay cảm nhận trước được tình trạng chung quanh như mưa, gió nhất là các vật thể nằm khuất ở vị trí phía trên đầu.

Khai mở "Huệ nhãn"

Những khám phá mới đây nhất (vào năm 1996) từ một số nhà khoa học đã cho biết là trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng nhiệm vụ của tuyến này rất kỳ diệu, chỉ tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với một lượng rất nhỏ trong trường hợp con người đang chú tâm cầu nguyện với tất cả thành tâm, hay vào các giai đoạn con người ở tình trạng nguy biến, thập tử nhất sinh. Cái tuyến lạ lùng đó là tuyến Tùng quả (Pineal gland). Khi phân hóa tố của tuyến đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ mà lúc bình thường không có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal glandcòn có liên quan tới bộ phận mà người Tây Tạng gọi là con mắt thứ ba.

Chỉ những ai chịu vứt bỏ lòng tham luyến sân si mê mờ, quyết tâm giữ lòng trong sạch và tu trì mới có được Huệ nhãn. Chính phần lớn các vị Đại sư Tây Tạng, những người ẩn cư nơi vùng núi cao tuyết giá hay trong các Đạo viện thâm nghiêm là có thể có năng lượng "thượng thừa" ấy mà thôi. Tuy nhiên, theo các vị Đại sư thì không phải tất cả các vị chân tu Tây Tạng đều có Thần nhãn hay Huệ nhãn như ta tưởng, vì muốn có được Thần nhãn thì ngoài hội đủ các điểm cần yếu như đã nói trên, còn phải có Thần lực đặc biệt kết hợp với các pháp môn tu luyện cao siêu mới được.

Posted Image

Phép tu luyện cao siêu đó có mục đích là để khai mở Huệ nhãn. Một khi đã có Huệ nhãn rồi thì dù ngồi tĩnh tọa trong viện, nơi núi cao hay trong rừng sâu vẫn có thể thấy được những gì xảy ra ở khoảng cách rất xa, hay chuyển di tư tưởng đến một nơi nào đó cho ai.

Tại Tây Tạng, nhiều Đạo viện thường có những buổi thực tập về phép chuyển di tư tưởng giữa các hàng đệ tử trong giai đoạn tu luyện các phép thần thông. Phương cách thực tập rất khoa học, lúc đầu hai người đệ tử ngồi cạnh nhau để chuyển tư tưởng cho nhau. Khi bắt được tư tưởng của nhau rồi thì khoảng cách tĩnh tạo giữa hai người này sẽ ở vị trí xa hơn.

Cứ thế mà về lâu về dài họ có thể đạt tới khả năng truyền tư tưởng cho nhau qua khoảng cách rất xa: hoặc từ đạo viện này đến đạo viện khác, từ hang động này đến hang động khác. Theo bà Alexandra David Neel thì dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyết phủ im lìm hoang vắng nhưng lại là nơi các nguồn tư tưởng của các vị ẩn tu giăng bủa khắp nơi nơi...

Theo PLXH

Những câu chuyện thế này - liên quan đến Tây Tạng - tôi xem rất nhiều. Nói chung có ý kiến nhiều chiều về các hiện tượng này. Tuy nhiên chân lý chỉ có một thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

May quá! Cứ tưởng phải chờ đến cuối năm chứ!Không có Hạt của Chúa - Đó là luận điểm nhất quán của tôi trước khi chiếc máy gia tốc hạt cực kỳ tốn kém hoạt động. Nếu chẳng may tôi đúng thì tôi sẽ lý giải điều này - tất nhiên là có điều kiện.

========================================

'Hạt của chúa' xuất hiện vào tuần tới ???

Thế giới sẽ có cơ hội nhìn thấy hạt của Chúa vào tuần tới khi nó được tạo ra lần đầu tiên ở nhà máy gia tốc hạt nhân hạt lớn nhất thế giới LHC của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN).

> Máy gia tốc hạt của Mỹ ngừng chạy vì thiếu tiền

Posted Image

Nhà máy gia tốc CERN. Ảnh: Telegraph.

Thứ ba tuần tới, các nhà khoa học dự kiến sẽ công bố kết quả của cuộc nghiên cứu tìm kiếm dữ liệu mới nhất trong dự án nghiên cứu khổng lồ trị giá 6 tỷ bảng Anh tại nhà máy gia tốc hạt CERN, biên giới Pháp -Thụy Sĩ, gần Geneva.

Một trong những mục tiêu chính của dự án này là chứng minh sự tồn tại 'Hạt của chúa' mà giới khoa học tin rằng, nó chính là hạt nhân hình thành nên vũ trụ sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm.

Telegraph trích lời giáo sư John Ellis, một chuyên gia từng đứng đầu phòng vật lý lý thuyết tại CERN nói với BBC rằng, sự phấn khích ngày càng tăng ở các nhà khoa học làm việc trong dự án. Theo ông, tìm kiếm hạt 'Hạt của chúa' là mục tiêu cực kỳ quan trọng của vật lý hiện đại.

"Những gì chúng tôi có vào lúc này là mô hình chuẩn, mô tả tất cả các vật lý hạt cơ bản. Chúng tôi đã tìm kiếm nó suốt 30 năm qua và cuối cùng, có thể nó ẩn dưới mặt sau của chiếc ghế sofa LHC. Chúng tôi cuối cùng cũng đã tìm ra nó", giáo sư Ellis nói.

Trang Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Chúng ta đã đạt đến ngưỡng của sự chưa biết. Từ giờ phút này trở đi sẽ toàn là khái niệm vật lý mới”.

Với câu này tôi hiểu rằng từ nay những khái niệm và lý thuyết khoa học sẽ dần thay thế khoa học thực nghiệm và những thí nghiệm có thể nhận thức trực quan qua những phương tiện kỹ thuật mà con người có thể nghĩ ra để gọi là "khoa học công nhận". Tất nhiên nó sẽ không phải là sự thay thế đột biến và hoàn toàn. Và càng không phải ngay bây giờ. Nhưng đó sẽ là những dấu hiệu có tính tiền đề cho sự quay trở lại một lý thuyết cổ xưa. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.

Chỉ trong vòng bẩy ngày nữa cuộc thí nghiệm vĩ đại và tốn kém nhất trong lịch sử văn minh nhân loại sẽ xác định tính chân lý của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt với kết luận: "Không có Hạt của Chúa".

Lúc ấy, chúng tôi sẽ đề nghị một cuộc trao đổi nghiêm túc và có điều kiện.

Vâng đúng thế! Lý học Đông phương chính là khái niệm vật lý mới có thể chia sẻ với quý vị, nếu quý vị quan tâm.

Tuy nhiên cá nhân tôi không có nhu cầu chia sẻ, nếu như Việt sử 5000 năm văn hiến không được xác định tính khách quan khoa học trước khi cỗ máy LHC khơi động đi tìm Hạt của Chúa vào năm tới và thất bại sau đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyên bố “Hạt của Chúa” chỉ là tin đồn?

VIETNAMNET.VN

Cập nhật 12/12/2011 09:00:00 AM (GMT+7)

Tuần trước, nhà toán học Peter Woit của Đại học Columbia đăng tải trên blog cá nhân một thông tin được cho là rò rỉ từ nhóm nghiên cứu tại Máy Gia tốc Hạt lớn (LHC) Thụy Sĩ.

TIN LIÊN QUAN

Bill Gates và Trung Quốc hợp tác phát triển hạt nhân

Sẽ tìm thấy “Hạt của Chúa” trong một năm tới

Hình ảnh ngoạn mục về vụ nổ Big Bang

Theo đó, các nhà khoa học tại đây dường như đã tìm thấy hạt Higgs, tức “Hạt của Chúa”, một loại hạt hạ nguyên tử được cho là sinh ra từ vụ nổ Big Bang và là khởi nguồn của vũ trụ. Gây chấn động nhất là họ sẽ công bố phát hiện này vào thứ Ba tới đây, sau hàng chục năm nỗ lực quan sát và tìm kiếm chưa thành công.

Posted Image

Bên dưới bài post, ông Woit vẫn cẩn thận lưu ý rằng, có thể thông tin nói trên chỉ là “một trò lừa, hoặc nếu tìm hiểu sâu hơn thì sẽ thấy thông tin trên “mất tích không còn tăm hơi”. Tuy nhiên, do ý nghĩa và mức độ hấp dẫn của thông tin, bài post này rất nhanh chóng đã được phát tán đi trên mạng Internet và đăng tải trên hàng loạt tờ báo, kể cả những tờ lớn như Wired hay Daily Mail. Mặc dù vậy, theo Atlantic Wired, trên các trang blog của giới vật lý, bản ghi chú rò rỉ đang bị lôi ra mổ xẻ, săm xoi đến từng chi tiết nhỏ: Họ tranh cãi gay gắt xung quanh tính xác thực của thông tin, phán đoán về những phát hiện của Thụy Sĩ và thậm chí còn cá cược xem đây có phải là trò lừa.

Về phần mình, khi bị báo giới chất vấn, người phát ngôn của CERN – nơi đang vận hành LHC cũng chỉ úp mở rằng “hiện vẫn là quá sớm để kết luận bên trong máy có thứ gì đáng giá hay không”. Song những thí nghiệm mà LHC tiến hành có thể không mang lại đủ dữ kiện để có thể kết luận chính thức về sự tồn tại hay không tồn tại của hạt Higgs.

Ngay cả BBC cũng làm cho tình hình thêm phần phức tạp khi dẫn lời một chuyên gia về vật lý hạt tại CERN rằng ông này sẽ được “xem những hình ảnh đầu tiên của hạt Higgs trong tuần tới”.

LHC là một đường ống hình tròn dài tới 27km, nằm chìm dưới lòng đất nơi các hạt được gia tốc và lao vào nhau với tốc độ gần bằng ánh sáng. Những vụ va chạm này tạo ra nguồn năng lượng vô cùng lớn, giải phóng ra rất nhiều loại hạt mà trong đó, có thể bao gồm Hạt của Chúa.

Trọng Cầm

===============================

"Chẳng bao giờ có Hạt của Chúa" cả!

Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử phát biểu như vậy và từ trước khi cỗ máy gia tốc hạt khởi động.

Ngày hôm nay - khi tôi gõ hàng chữ này vào đúng ngày mà các phương tiện truyền thông liên quan công bố sẽ có kết quả về Hạt của Chúa. Tôi sẽ chờ hẳn đến thứ Bẩy cho sự kiện hoàn toàn ngã ngũ. Nếu quí vị ở trung tâm CERN lùi lại thời gian thực nghiệm tôi cũng chờ đợi tiếp cho đến khi họ thực sự thất bại, để xác định lý thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm. Nó có thể giải thích được tất cả mọi vấn đề từ sự hình thành vũ trụ đến các thiên hà khổng lồ cho tới các hạt vật chất nhỏ nhất, nó giải thích cả mọi hiện tượng thiên nhiên, xã hội, cuộc sống văn hóa và mọi hành vi của con người đến từng chi tiết.

Chính vì vậy, nó mới xác định có cơ sở lý luận với khả năng tiên tri rằng "Không có Hạt của Chúa"! Điều xác định này khi được thực tế chứng minh sẽ chứng tỏ một tri thức vượt trội thuộc về một lý thuyết có nguồn gốc từ một nền văn minh cổ xưa của nhân loại đã tồn tại trên trái Đất này - so với tri thức của nền văn minh hiện đại.

Sau khi các nhà khoa học ở CERN thừa nhận thất bại, nếu các nhà khoa học hàng đầu tự thấy trách nhiệm của mình trước sự phát triển của văn minh nhân loại thì liên hệ với chúng tôi.

Không phải chúng tôi không có trách nhiệm, nhưng không có phương tiện.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới vật lý nín thở chờ 'Hạt của Chúa'

8h tối nay sẽ chính thức ngã ngũ việc tìm ra “Hạt của Chúa” là sự thật hay trò lừa.

Giới vật lý học toàn cầu đang xôn xao bàn tán về khả năng tối nay, phòng thí nghiệm CERN tại Geneva, nơi đặt máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới LHC, sẽ đưa ra thông báo chính thức về hạt Higgs.

Posted Image

Có hai khả năng sẽ xảy ra: CERN thực sự quan sát thấy hạt Higgs, hoặc là những nghiên cứu suốt mấy chục năm qua của giới khoa học về loại hạt sinh ra sau vụ nổ Big Bangs và đặt nền móng cho vũ trụ vẫn tiếp tục chưa có lời giải.

Trên lý thuyết, người ta tin rằng hạt Higgs thực sự tồn tại, nhưng ngoài thực tế, con người chưa bao giờ thành công trong việc “nhìn thấy, tìm thấy và phát hiện dấu vết” của hạt Higgs. Các nhà khoa học tại LHC hy vọng khi proton trong máy gia tốc va vào nhau với tốc độ cực cao, những vụ nổ tràn đầy năng lượng sẽ sản sinh ra hạt Higgs.

Theo dự kiến, vào 8h tối nay (giờ VN), các nhà vật lý của LHC sẽ thuyết trình về diễn tiến nghiên cứu về hạt Higgs trong một Hội nghị chuyên đề tại CERN.

Từ tuần trước, nhiều nguồn tin đã tiết lộ rằng, lần đầu tiên, các đại biểu có thể “quan sát thấy” hạt Higgs tại Hội nghị này. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của thông tin, nhất là khi đại diện CERN chỉ đưa ra câu trả lời úp mở về vụ việc.

Hiện tại, trên các trang blog của giới vật lý, người ta vẫn đang tranh cãi gay gắt về việc tối nay có phải là một bước ngoặt của vật lý hiện đại hay không. Sáng nay, tờ DailyMail càng làm cho mọi việc trở nên “nóng hầm hập” khi dẫn lời một nhà khoa học của LHC rằng “dù không có bằng chứng tuyệt đối nhưng sẽ có chứng cứ luận suy về sự tồn tại của hạt”.

Máy gia tốc hạt lớn LHC là một đường ống hình trụ dài 27km, nằm sâu dưới lòng đất Thụy Sĩ. Đây được coi là niềm hy vọng lớn nhất của khoa học trong việc tìm ra hạt Higgs, bởi những vụ nổ tạo ra trong LHC chứa đựng năng lượng nhiều hơn bất cứ thứ gì khác trên Trái đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng nay, tờ DailyMail càng làm cho mọi việc trở nên “nóng hầm hập” khi dẫn lời một nhà khoa học của LHC rằng “dù không có bằng chứng tuyệt đối nhưng sẽ có chứng cứ luận suy về sự tồn tại của hạt”.

Vui nhỉ! Nếu là chứng cứ suy luận thì Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - có một hệ thống suy luận chặt chẽ hơn nhiều. Chắc chắn là như vậy!

Cho dù không tìm thấy Hạt của Chúa thì mong rằng đừng vội kết luận là sự lừa đảo. Mà chỉ nên coi là một sai lầm của "cộng đồng khoa học quốc tế" thôi.

Chúng tôi sẽ chờ đến khi họ thừa nhận thất bại thì sau đó sẽ xem xét một cuộc hội thảo do TTNC LHDP chủ trì với chủ đề:

"Vì sao không thể có Hạt của Chúa".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ là 7g 30 sáng ngày 14. 12. 2011 - Chúng tôi đang chờ đợi kết quả cuộc họp của giới khoa học trong CERN vào 20g tối hôm qua vẫn chưa công bố.

Nếu họ xác định: "Không có Hạt của Chúa" thì vấn đề đầu tiên là giới khoa học phải thừa nhận thuyết Bicbang là một sai lầm do phương pháp suy luận từ một hiện tượng vũ trụ: Các thiên hà ngày càng chay xa nhau. Vũ trụ này cần được giải thích sự khởi nguyên của nó theo một cách khác. Đó là cách giải thích của Lý học Đông phương nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Bắt đầu từ cách giải thích của Lý học Đông phương sẽ giải thích một cách chặt chẽ về mặt lý thuyết cho mọi hiện tượng xảy ra trong thí nghiêm của LHC.

KHÔNG CÓ HẠT CỦA CHÚA - VẤN ĐỀ TIẾP THEO SẼ LÀ CÁI GÌ?

I - Tìm một giả thuyết khác cho sự hình thành vũ trụ từ khởi nguyên và giải thích các hiện tượng quan sát được?

Không tưởng với khả năng hiện nay!

II - Quay trở lại tìm hiểu Lý học Đông phương?

Đây chính là con đường ngắn nhất, nhưng còn xa lạ với họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyên bố mới nhất từ CERN về “hạt của Chúa”

Posted Image - Dù đã đạt những tiến bộ so với trước nhưng kết quả thí nghiệm chưa đủ mạnh để khẳng định chắc chắn rằng hạt Higg có tồn tại hay không.

Đúng 8h tối 13/12, hai nhóm nghiên cứu ATLAS2 và CMS3 đã trình bày thí nghiệm tìm kiếm hạt Higgs trước giới vật lý toàn châu Âu.

Kết quả mà họ đưa ra dựa trên việc phân tích một khối lượng dữ liệu nhiều hơn hẳn so với Hội thảo của CERN hồi mùa hè. Tuy nhiên, theo kết luận chính thức của CERN, dù có nhiều tiến bộ trong việc tìm kiếm Hạt của Chúa, nhưng những kết quả này chưa đủ mạnh để khẳng định chắc chắn rằng hạt Higg có tồn tại hay không.

Posted Image

Hai đội tại LHC đã nhìn thấy những dấu hiệu ám chỉ khả năng xuất hiện các Higgs

Trong thông cáo báo chí phát đi ngay sau Hội thảo, CERN cho biết, hạt Higgs – nếu thực sự tồn tại – nhiều khả năng sẽ có khối lượng dao động trong khoảng 116-130 GeV (theo thí nghiệm của ATLAS) và 115 – 127 GeV (theo thí nghiệm của CMS). Những dấu hiệu ám chỉ về sự tồn tại của hạt Higg đều xuất hiện trong cả hai thí nghiệm, nhưng chúng chưa đủ mạnh để tuyên bố đây là một “phát hiện mới” của khoa học.

Hạt Higgs, nếu có thực, có tuổi thọ cực ngắn và phân rã theo nhiều cách khác nhau. Các thí nghiệm của ATLAS và CMS đều dựa trên việc quan sát các hạt phân rã thay vì tập trung vào bản thân hạt Higgs. Các nhà khoa học đã phân tích một số kênh phân rã và nhận thấy một lượng dôi dư cực nhỏ về khối lượng. Họ tin rằng đây chính là dấu hiệu sót lại của hạt Higgs.

Theo CERN, có nhiều phép đo độc lập cho thấy đã đạt đến khối lượng 124-126 GeV, song vẫn còn quá sớm để kết luận rằng ATLAS và CMS đã tìm thấy hạt Higgs. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng những kết quả mới này dã thu hút được sự quan tâm rộng khắp của cộng đồng vật lý hạt.

“Chúng tôi đã giới hạn vùng khối lượng khả thi nhất cho hạt Higgs là 116-130 GeV. Vài tuần trở lại đây, chúng tôi bắt đầu ghi nhận được nhiều sự kiện thú vị ở dải khối lượng 125 GeV”, người phát ngôn của nhóm ATLAS cho biết. “Tất nhiên, sự dôi dư có thể là do dao động, nhưng cũng có thể là từ thứ mà tất cả chúng ta đều mong chờ. Chúng tôi chưa thể kết luận gì tại giai đoạn này. Cần phải nghiên cứu thêm và cần nhiều dữ liệu hơn. Nhưng căn cứ vào những kết quả xuất sắc đạt được của LHC trong năm nay, có thể nói chúng ta sẽ không còn cách thời điểm giải được bài toán này xa nữa”.

Trong những tháng tới, cả hai nhóm thí nghiệm sẽ tiếp tục tinh chỉnh, hoàn thiện các phân tích của mình. CERN hy vọng sẽ có được tiến bộ mới để công bố tại Hội thảo Vật lý hạt mùa đông diễn ra vào tháng 3/2012.

Trọng Cầm

==============================

CERN hy vọng sẽ có được tiến bộ mới để công bố tại Hội thảo Vật lý hạt mùa đông diễn ra vào tháng 3/2012.

Chúng tôi tiếp tục chờ đến tháng 3. 2012. Không sao. Chúng tôi đã chờ đợi điều này từ năm 2008, khi xác định - nhân danh Lý học Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - rằng:

"Không có Hạt của Chúa!"

Share this post


Link to post
Share on other sites