nhatnguyen52

Sử Thuyết Họ Hùng ... Nhìn Lại

15 bài viết trong chủ đề này

Sử thuyết Họ HÙNG ... nhìn lại ...

Tổng hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đã cho thấy thời cổ xưa cách nay hàng vạn năm Đông nam Á theo nghĩa rộng là 1 vùng thuần nhất dân tộc và văn minh , hơn thế nữa đây là 1 trung tâm văn minh của loài người khai sinh và phát triển riêng biệt độc lập với vùng dân tộc và văn minh Hoàng hà của Hán tộc , Người Đông nam Á mang đặc điểm nhân chủng nhánh Môngoloit phương nam hoàn toàn khác với nhánh Môngoloit của người Hán .

Hàng ngàn năm trước công nguyên vật phẩm văn hóa tiêu biểu cho văn minh tộc người Đông nam Á là trống đồng mà xuất sứ đã xác định được là vùng đất giáp giới giữa Việt nam và Trung quốc ngày nay . Chính những nhà nghiên cứu Trung quốc đã thừa nhận trống đồng là vật phẩm văn hóa phi Hán , chủ nhân của nó là những dân tộc ít người ở Hoa nam tức tộc người người Đông nam Á .

Sử thuyết và văn minh họ Hùng đã khám phá sự liên hệ giữa trống đồng và Dịch học , trong kinh dịch có những thông tin về trống đồng và trên trống đồng cũng thể hiện dịch lý đây là bằng chứng vật thể chắc chắn không thể phủ nhận , khám phá này giúp khẳng định dân tộc chế tạo ra trống đồng cũng chính là chủ nhân của kinh Dịch và dựa vào những thông tin lịch sử mang trong kinh Dịch kinh Thư và kinh Thi thì không thể nói khác : Ngũ kinh trung hoa là sách của người Đông nam Á viết về lịch sử văn hóa văn minh của mình vì 1000 năm trước công nguyên thì ảnh hưởng của Hán tộc và văn minh Hán chưa hề bén mảng tới vùng đất này ;xét như thế nghi án cội nguồn văn minh Trung hoa về cơ bản đã được giải quyết .

Từ sự nhận định mang tính nền tảng này đối chiếu truyền thuyết lịch sử Việt và Hoa xác định được điều quan trọng thứ 2 là : thủy tổ của Trung hoa là Hoàng đế Hiên viên vua Hữu Hùng quốc chính là Hùng Vũ vương Hiền đức lang của truyền thuyết Việt , Hùng Vũ tức vua HÙNG , Hiền Đức tức Hiền đế , Hiền lang cũng là Hiền vương , Hiên Viên chỉ là ký âm sai của Hiền vương , Hữu Hùng thực ra là họ Hùng , Hữu là ký âm của từ họ trong Việt ngữ mà thôi . , vua HÙNG hay Hùng vũ là vua nước họ HÙNG hay Hữu Hùng quốc là điều hoàn toàn hợp lý , từ kết luận này ta biết được tên tộc người đông nam Á thời Hoàng đế Hiên viên hay Hùng vũ vương là người họ HÙNG và quốc gia của họ là Hữu Hùng quốc tức nước của người họ HÙNG.

Năm 1911 khi ông Tôn dật Tiên đặt tên nước Trung hoa dân quốc chỉ quốc gia của các dân tộc sống trên lãnh thổ đế quốc Mãn Thanh cũ là ông ta đã tạo ra từ hoàn toàn mới không có chút liên hệ nào về mặt lịch sử với từ Trung hoa chỉ vùng trung tâm thiên hạ trong sách sử cũ , xưa Trung hoa cộng với chư hầu thành ra thiên hạ nên trước cuộc cách mạng Tân hợi 1911 trong lịch sử không hề có tộc người nào tên là Trung hoa .

Quốc thống nước họ Hùng kể từ triều đại Hùng Vũ vương hay Hoàng đế Hiên viên truyền được 14 triều đại đến những năm đầu công nguyên thì mất nước vào tay Hãn tộc ; nếu cộng thêm 4 đời tổ phụ tượng trưng cho các chi tộc sống ở 4 phương đã kết hợp thành giống dòng duy nhất từ thời lập quốc thì tổng cộng có 18 đời vua Hùng tức 18 triều đại vua nước họ Hùng .

Sau công nguyên dòng giống Hùng phục sinh trong lịch sử dưới tên gọi Bách Việt nghĩa là Việt tộc đông đúc ( dùng thay chữ đại nghĩa là to lớn ) , Triều đại đánh dấu việc chấm dứt thời lập quốc để chính thức trở thành 1 vương quốc là triều Hùng Việt vương –Tuấn lang , cổ sử Trung hoa ( tên quen gọi ) gọi là vua Đại vũ tổ nhà Hạ và cũng là tổ của các vương triều mãi về sau...chính vì vậy từ Việt trở thành tên dân tộc thay thế cho Hùng tộc trước đây đã bị khai tử bởi vó ngựa Hãn quân ..

Đã xác định lịch sử và văn minh trong cổ thư mà xưa nay quen gọi là Trung hoa chính là lịch sử và văn minh của người bách Việt nhưng dòng Bách Việt có không gian sinh tồn là cả vùng châu Á gió mùa vô cùng rộng lớn ( cặp lưỡng nghi Chấn – Tốn của 8 quái ) vậy điểm khởi phát của nền văn minh ấy là ở đâu ? Sử thuyết họ Hùng và phần Văn minh họ Hùng đã căn cứ vào chính những thông tin đặc biệt là các thông tin về Địa lý khí hậu phản ánh môi trường sống trong Ngũ kinh ( bài Trống đồng và quê hương dịch học và bài 9 châu và văn minh nhà Hạ )để chỉ ra phần đất Việt nam ngày nay là nơi lập quốc và khởi phát của nền văn minh Bách Việt ( tên gọi của Hùng tộc sau công nguyên ) từ điểm xuất phát này dần theo thời gian lãnh thổ và văn minh người họ Hùng phủ lấp cả vùng rộng lớn đến thời nhà Chu là cả đông nam Á lục địa , phía bắc lãnh thổ tới tận lưu vực Hoàng hà thực vậy trong vùng văn minh Trung hoa ở Đông nam Á và lãnh thổ Trung quốc không có nơi nào vừa có biển ở phía đông vừa có voi sinh sống như đã chép trong kinh Thư ...trừ đất Việt nam .

Ánh sáng của văn minh Trung hoa phát toả ở thời nhà Chu , Sử thuyết họ Hùng đã xác định được Văn lang đồng nghĩa với Văn vương , nước Văn lang có nghĩa là nước của Văn vương , lãnh thổ của Văn lang đã được truyền thuyết Việt chỉ đích xác: bắc giáp động đình hồ , nam giáp Hồ tôn , tây giáp nước Thục và đông giáp Nam hải tức vùng Trung và bắc Việt nam , tỉnh Vân nam –Quảng tây - Quý châu thuộc Trung quốc ngày nay , nước Văn lang chính là Trung hoa của thiên hạ thời nhà Chu đã được minh định trong các bài Hùng Chiêu vương Lang Liêu lang và Hùng Ninh vương thừa Văn lang .; Chiêu vương và Chu vương là một , Lang Liêu làm ra bánh dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn - âm dương chỉ là cách diễn tả khác việc Văn vương viết Chu dịch mà thôi , Ninh vương là danh hiệu của Chu vũ vương lúc chưa lên ngôi thiên tử truyền thuyết Việt chỉ thêm vào chữ Hùng để xác định dòng giống , Thừa Văn lang chỉ rõ việc thừa kế ngai vàng từ Văn vương ...đó là những chứng liệu không thể bác bỏ .

Nút thắt để lật cánh biến cổ sử của dòng giống Hùng thành sử của Hán tộc đã được Sử thuyết họ Hùng tìm ra và chỉ rõ ...đó là sự tiếp nối giả tạo thời Tiền và Hậu Hán hay Tây và Đông Hán .( bài cây cầu Hoa –Hán ) sự biến mất Triều Hiếu của Lý Bôn-Lưu bang Hiếu Cao trong sử Trung hoa là 1 chỉ dẫn chính xác về sự tráo đổi lịch sử độc nhất vô nhị này , cái đầu sử họ Hùng tiền nhân của Bách việt được tháp gắn lên cái mình Hán sử tạo thành lịch sử ‘nhân – sư’ quái dị ....lừa gạt cả nhân loại bao năm nay che lấp đi sự chiếm đoạt trắng trợn nền văn minh Trung hoa cổ xưa vô cùng rực rỡ của dòng họ HÙNG .

Sử thuyết họ Hùng nghiên cứu lịch sử Bách Việt từ thời thái cổ đến thời Nhà Lý Việt nam , thời điểm này người Bách Việt vẫn còn tồn tại ở Hoa nam nên sử Trung quốc vẫn còn quyền nhận những giai đoạn viết về lịch sử Bách Việt là lịch sử của mình nhưng sau thời cai trị của Mông cổ và Mãn thanh người Bách việt đã hoàn toàn biến mất chỉ còn lại người Hoa đã Hán hoá ở Hoa nam và những tộc người thiểu số cũng đã quên mất gốc tổ ...nên họ không còn quyền đưa những triều đại của người Bách Việt vào lịch sử Trung quốc nữa , cứ cố tình nhập nhèm như Trung sử hiện lưu hành thì chẳng khác nào đánh cắp gia sản người khác về làm của mình như thế tránh sao khỏi sự chê cười của cả bàn dân thiên hạ ?.

Các sử gia thời hậu Lê khi viết sử đã mắc sai lầm lớn , với định kiến chỉ triều đại nào có kinh đô trên lãnh thổ Việt lúc viết sử mới được coi là 1 triều đại chính thống của lịch sử dân tộc Sư sai lầm này gây ra hậu qủa rất lớn lao; . xin nêu sự kiện :Lịch sử Bách Việt có 2 triều đại Lý , triều Lý thứ 1 do Lý Uyên kiến lập năm 618 chấm dứt năm 907 kinh đô ở Thiểm tây , văn hoá chủ đạo là văn hóa Việt Thường ở vùng sông Dương tử , triều Lý thứ 2 do anh em Lý Ẩn-Lý Cung lập nên giai đoạn đầu kinh đô ở Quảng châu từ năm 917 đến 971 sau khi mất phần đất Việt đông và Việt tây vào tay nước Tống đưa đến giai đoạn sau định đô trên đất Việt nam ngày nay bắt đầu năm 968 .....chỉ có giai đoạn lịch sử sau của triều Lý thứ 2 này mới được các sử gia công nhận và đưa vào Việt sử như là Triều lý duy nhất ở thời trung đại , diễn biến lịch sử cả 2 triều Lý bị nén lại trộn lẫn với nhau đã làm mất đi sự chân xác của cả giai đoạn lịch sử mấy trăm năm , sự dịch chuyển niên đại triều Lý đã kéo theo sự dịch chuyển dây chuyền niên đại các triều trước đó khiến lịch sử Việt trở nên hỗn loạn lẫn lộn cả một thời gian dài ....chính sự việc này đã làm mờ đi sự tương đồng trong 2 dòng sử Việt và Hoa khiến ‘hậu nhân’ không thể nào nhận ra được dù sự tương đồng ấy khá rõ nét mà ta có thể kể ra : Thần nông là vua chung thời thái cổ , Hiên Viên –Hiền vương hay Hiền đế , đế Nghiêu-đế Nghi , Hùng Chiêu vương-Chu vương , Hùng Ninh vương-Ninh vương , Đinh tiên hoàng-Tần thủy hoàng , Lý Bôn- Lưu Bang , Trưng Trắc- Trương Giác , Lý Bí-Lưu Bị , Lý thiên Bảo- Lưu Biểu , Ngô Quyền –Tôn quyền , Lý Uyên-Lý công Uẩn , Lý Ẩn Lý Cung- Lý Công Uẩn .....sự trùng lặp chỉ xảy ra 1 lần thì có thể là ngẫu nhiên ...đến 2 lần đã là khó , 3 lần thì không thể có ...ở đây có qúa nhiều điều trùng lập ...nên chỉ có thể kết luận là chúng đã được ghi lại bởi 2 dòng sử khác nhau viết về cùng 1 diễn biến lịch sử của 1 dân tộc hay quốc gia .

Đọc Sử thuyết họ Hùng bạn có thể tự hỏi ..., sông CƠ trong cổ thư Trung hoa có thể là sông CẢ trên thực địa Việt nam ngày nay ? thưa trên bình diện ngôn ngữ là có thể hơn nữa ở đấy khảo cổ học đã tìm thấy nền văn hóa cổ Quỳnh văn hơn 5000 năm tuổi , sông Khang có thể là Mê Công ngày nay không ? trong sách Đại nam thực lục nó tên là Khung giang , Khung và Khang về âm tiết là một , Đan thuỷ của cổ thư sao lại có thể là sông Đà ngày nay , sông đen khi viết bằng chữ Nho đã ký âm Đen thành Đan ,nên sông Đen viết thành Đan thủy , sông đen còn gọi là Hắc thủy chính là tên sông Đà xưa , đặc biệt cổ thư nói tới địa danh Đồ sơn quê vợ của ông Đại Vũ ...thì nay vẫn nguyên là Đồ sơn ở Hải phòng -Việt nam là nơi có nền văn minh Hạ long khoảng 2000 năm trước công nguyên hoàn toàn khớp đúng với cổ thư Trung hoa , đọc tới đây trong lòng không khỏi phân vân suy nghĩ ...về sự ‘qúa chính xác’ của thông tin có từ 5-6 ngàn năm trước .

Nếu cổ thư trung hoa là của người Tàu thì với tính khí của họ chắc chắn dân tộc Việt không bao giờ được mang những từ cực cấp của sự tốt đẹp như Hùng Hồng ; Hồng chỉ sự to lớn vô cùng ở bề ngoài hay vật chất , Hùng cũng là sự to lớn vô cùng nhưng là sự to lớn ở bề trong hay tinh thần , Giao chỉ hay chỗ giữa trong ngôn ngữ dịch học là nơi giao cắt của 2 đường thượng hạ và tả hữu hay nam bắc- đông tây nghĩa chính xác là vùng Trung tâm ; man di mà chiếm trung tâm trong khi con trời văng ra 4 góc là chuyện không thể có ...; Việt là vượt lên cũng không thể được ...vì trong bối cảnh trung hoa ...chỉ có thể vượt lên trên Hán tộc , rõ ràng ‘Việt’ là tư tưởng và hành động đại nghịch bất đạo đối với ...‘thiên tộc’ , tại xưa nay người ta không để ý chứ chỉ với chuyện chữ nghĩa này thôi cũng đủ xác định gốc gác của cổ thư - cổ sử Trung hoa .

Cho tới nay điều băn khoăn trăn trở lớn nhất của những nhà Việt học ...vẫn là chữ viết của người Việt ...một dân tộc không có chữ viết thì không thể nào gọi là văn minh được huống hồ nước Việt vẫn xưng có hơn 4000 năm văn hiến càng không thể chấp nhận sự việc này ...nhưng mọi hướng truy tìm vẫn ...bế tắc , đây là sự bế tắc buồn cười của triết gia không biết cách nào với tay lấy quả trứng trước mặt ....Người Việt xưa dùng chữ Nho thì chữ Nho không của người Việt thì của ai ? nay với sử họ HÙNG thì mọi chuyện đã rõ ràng ; tứ thư - ngũ kinh đã xác định là sách của người họ HÙNG không lẽ chữ viết trên những cổ thư đó lại là ‘chữ ngoại”?, chữ Nho đúng ra là chữ ‘nhỏ’( nhưng Nho giáo không có nghĩa là đạo nhỏ ) sách vở gọi là chữ ‘tiểu triện’ , Khoa đẩu là sự đọc sai của khoa hay khoác hay khuyếch đầu nghĩa là làm cho phần đầu to ra nên còn được gọi là chữ ‘đại triện’là loại chữ dùng ở thời nhà Chu cũng là thứ chữ đã chép ngũ kinh linh hồn của văn minh Trung hoa, trên đời này chỉ có chữ Nho chữ của người Bách Việt mà thôi không hề có Hán tự như trước nay vẫn lầm tưởng .

Bài viết cô đọng Sử thuyết họ Hùng này hy vọng giúp bạn đọc dễ nắm bắt những gì tác giả muốn gửi tới mọi người .

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa ông Nhatnguyen, tôi có một vấn đề nho nhỏ không biết ông nghĩ thế nào.....

Đó là 2 chữ 'THÀNH ĐÔ'...

Thành đô trong tiếng Việt nghĩa là gì ?

Tại sao tại Tứ Xuyên lại có một địa danh gọi là Thành Đô ?

Liệu 'Thành Đô' có từng là kinh đô một (hay nhiều) triều đại nào đó của Việt Sử ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa ông Nhatnguyen, tôi có một vấn đề nho nhỏ không biết ông nghĩ thế nào.....

Đó là 2 chữ 'THÀNH ĐÔ'...

Thành đô trong tiếng Việt nghĩa là gì ?

Tại sao tại Tứ Xuyên lại có một địa danh gọi là Thành Đô ?

Liệu 'Thành Đô' có từng là kinh đô một (hay nhiều) triều đại nào đó của Việt Sử ?

Chào bạn ,

Rất hân hạnh và thực vui khi nhận được câu hỏi của bạn ,

Trong sử thuyết họ HÙNG tôi đã viết ...'thành đô' không phải là danh từ riêng tên của 1 thành phố nào đó , nếu ta đổi lại là 'đô thành' thì rõ nghĩa ngay , theo suy nghĩ của tôi đô thành này do Tần thủy hoàng ra lệnh xây cất thì phải là thủ đô nước Tần , hoặc ít ra đó cũng là ý định của Tần thủy hoàng , còn nhà Tần đã thực sự có đóng đô ở đó hay chưa thì ...không biết vì triều Tần có tuổi thọ qúa ngắn...nên có thể thành đô này chưa kịp 'khánh thành'.

triều Tần có tên Việt là Chân Đăng hay Chân Định sử thuyết họ HÙng gọi là triều Hùng Định vương - Chân lang .( tên triều đại gói đủ cả 2 chữ Chân và.... Định)

Từ 690 đến 705 Thành đô là kinh đô nước đại Chu của Võ tắc thiên .

Chỉ vài hàng ...sợ không tận ý xin bạn bớt chút thời giờ đọc bài Hùng Định vương -Chân lang....

Đây là suy nghĩ của tôi còn có chấp nhận hay không lại tùy ở bạn .riêng phần tôi cảm thấy rất vui khi được chia sẻ ý nghĩ cùng anh em .

Thân .

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Thành Đô' đúng là không phải tên riêng, chỗ này tôi đồng ý với ông...

Nhưng tôi nghĩ 2 chữ Thành đô này có từ trước thời Tần rất lâu cơ...

Bởi vì cách đây không lâu, tôi có tình cờ đọc được một tài liệu trên mạng, giới thiệu du lịch Thành Trùng Khánh, bằng English...

Đáng tiếc là bây giờ không thể tìm lại được...

Trong đó đại ý có nói rằng Thành Trùng Khánh ngày xưa từng là kinh đô nước Ba, rồi nước Ba dời đô dọc theo bờ nam sông Dương Tử về phía đông...

Sau đó nhà Hạ (nhà Hạ của Hạ Vũ, không biết là từ đâu, mà tôi đoán là Thành Đô) mới dời đô ra Trùng Khánh...

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Thành Đô' đúng là không phải tên riêng, chỗ này tôi đồng ý với ông...

Nhưng tôi nghĩ 2 chữ Thành đô này có từ trước thời Tần rất lâu cơ...

Bởi vì cách đây không lâu, tôi có tình cờ đọc được một tài liệu trên mạng, giới thiệu du lịch Thành Trùng Khánh, bằng English...

Đáng tiếc là bây giờ không thể tìm lại được...

Trong đó đại ý có nói rằng Thành Trùng Khánh ngày xưa từng là kinh đô nước Ba, rồi nước Ba dời đô dọc theo bờ nam sông Dương Tử về phía đông...

Sau đó nhà Hạ (nhà Hạ của Hạ Vũ, không biết là từ đâu, mà tôi đoán là Thành Đô) mới dời đô ra Trùng Khánh...

Tài liệu mà anh Kadest giới thiệu có mâu thuẫn:

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì "Nước Ba" biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC ở bờ Nam Dương tử. Trong khi đó nhà Hạ chỉ tồn tại ước tính từ thế kỷ XIII đến thế kỷ X BC. Do đó nhà Hạ - với tư cách là một triều đại trong lịch sử Trung Quốc - không có tư cách gì dời đô từ Thành Đô sang Trùng Khánh cả. Nhưng trong lịch sử Văn Lang thì nhà Ân Thương sang cướp nước ta - Kinh Dịch viết: "Vua chạy ra đất Mân" (Phúc Kiến - Nam Dương tử). Có thể đây chính là nguyên nhân dời đô của vua Hùng Vương thứ VI chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không thấy có mâu thuẫn, thưa ông Thiên Sứ...

Bởi vì nước Ba dời đô khỏi Trùng Khánh không có nghĩa là nước Ba mất ngay lúc đó....

Nước Ba hoàn toàn có thể tồn tại từ thời nhà Hạ đến tận thể kỷ III TCN...

Hơn nữa, sông Dương Tử chảy cắt ngang qua Thành Trùng Khánh.....

Cho nên kinh đô của nước Ba có thể đặt ở bờ nam, còn nhà Hạ thì dời đô ra bờ bắc sông Dương tử...

Chuyện dời đô cũng không phải là vấn đề tư cách, mà là lý do....

Còn chuyện nước Văn Lang, vua chạy ra đất Mân chỉ là tạm thời thôi, bởi vì sau chiến tranh với Ân Thương, Văn Lang toàn thắng, không có lý do gì phải dời đô...

Nhân đây tôi có một ý kiến về vua Hùng và triều đại Hồng Bàng như thế này :

Triều Hồng Bàng không phải có 18 đời vua, cũng không phải có 18 thời, hay 18 triều, mà là 18 niên hiệu...

Cả 18 niên hiệu đều có chữ Hùng nên dân gian gọi là vua Hùng...

Còn vương hiệu của vua Hùng gọi là Dương Vương, chữ Dương bộ thủy, giống như ngôi vua của Hiên Viên gọi là Hoàng Đế (chữ Hoàng bộ thảo)...

Triều Hồng Bàng bắt đầu bởi Tiên Tổ Kinh Dương Vương, Thủy Tổ Hùng Dương Vương,...

Thủy Tổ trước khi lên ngôi Dương Vương có một thời gian làm vua Động Đình Hồ, nối ngôi Động Đình Quân, xưng là Lạc Long Quân....

Dân gian gọi ngài Thủy Tổ là Lạc Long Quân... Bởi 3 chữ này có trước....

Còn các đời Dương Vương về sau lại lấy chữ Hùng trong Hùng Dương Vương mà đặt niên hiệu..

Niên hiệu thứ nhất, Hùng Hiền, do Thái Tổ (con trưởng của Lạc Long Quân) đặt, nhưng năm Hùng Hiền thứ nhất được tính là năm Thủy Tổ lên ngôi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không thấy có mâu thuẫn, thưa ông Thiên Sứ...

Bởi vì nước Ba dời đô khỏi Trùng Khánh không có nghĩa là nước Ba mất ngay lúc đó....

Nước Ba hoàn toàn có thể tồn tại từ thời nhà Hạ đến tận thể kỷ III TCN...

Hơn nữa, sông Dương Tử chảy cắt ngang qua Thành Trùng Khánh.....

Cho nên kinh đô của nước Ba có thể đặt ở bờ nam, còn nhà Hạ thì dời đô ra bờ bắc sông Dương tử...

Chuyện dời đô cũng không phải là vấn đề tư cách, mà là lý do....

Còn chuyện nước Văn Lang, vua chạy ra đất Mân chỉ là tạm thời thôi, bởi vì sau chiến tranh với Ân Thương, Văn Lang toàn thắng, không có lý do gì phải dời đô...

Nhân đây tôi có một ý kiến về vua Hùng và triều đại Hồng Bàng như thế này :

Triều Hồng Bàng không phải có 18 đời vua, cũng không phải có 18 thời, hay 18 triều, mà là 18 niên hiệu...

Cả 18 niên hiệu đều có chữ Hùng nên dân gian gọi là vua Hùng...

Còn vương hiệu của vua Hùng gọi là Dương Vương, chữ Dương bộ thủy, giống như ngôi vua của Hiên Viên gọi là Hoàng Đế (chữ Hoàng bộ thảo)...

Triều Hồng Bàng bắt đầu bởi Tiên Tổ Kinh Dương Vương, Thủy Tổ Hùng Dương Vương,...

Thủy Tổ trước khi lên ngôi Dương Vương có một thời gian làm vua Động Đình Hồ, nối ngôi Động Đình Quân, xưng là Lạc Long Quân....

Dân gian gọi ngài Thủy Tổ là Lạc Long Quân... Bởi 3 chữ này có trước....

Còn các đời Dương Vương về sau lại lấy chữ Hùng trong Hùng Dương Vương mà đặt niên hiệu..

Niên hiệu thứ nhất, Hùng Hiền, do Thái Tổ (con trưởng của Lạc Long Quân) đặt, nhưng năm Hùng Hiền thứ nhất được tính là năm Thủy Tổ lên ngôi...

Quan điểm của anh Kadest về thời Hùng Vương về căn bản cũng như của tôi. Nhưng đoạn anh giới thiệu - không phải của anh mâu thuẫn ở chỗ: Người Hán vào 500 năm BC, không có mặt ở Nam Dương Tử để dời đô đến Trùng Khánh. Điều này chính các nha 2sử học Trung Quố hiện đại xác nhận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan điểm của anh Kadest về thời Hùng Vương về căn bản cũng như của tôi. Nhưng đoạn anh giới thiệu - không phải của anh mâu thuẫn ở chỗ: Người Hán vào 500 năm BC, không có mặt ở Nam Dương Tử để dời đô đến Trùng Khánh. Điều này chính các nha 2sử học Trung Quố hiện đại xác nhận.

Ồ...

500 năm TCN người Hán đúng là không có mặt ở lưu vực sông Dương Tử...

Nhưng mà lịch sử Trung Quốc không phải của riêng người Hán, ví như nhà Thanh của người Mãn, nhà Nguyên của người Mông Cổ....

Cho nên chỗ này tôi nghĩ, nhà Hạ có thể không phải là của người Hán, mà của người Hoa chính gốc, tức là giống người ở miền giữa sông Hoàng và sông Dương Tử...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ồ...

500 năm TCN người Hán đúng là không có mặt ở lưu vực sông Dương Tử...

Nhưng mà lịch sử Trung Quốc không phải của riêng người Hán, ví như nhà Thanh của người Mãn, nhà Nguyên của người Mông Cổ....

Cho nên chỗ này tôi nghĩ, nhà Hạ có thể không phải là của người Hán, mà của người Hoa chính gốc, tức là giống người ở miền giữa sông Hoàng và sông Dương Tử...

Dù là người gì đi chằng nữa thì 500 BC cũng không thể dời đô ra Trùng khánh được. Vì Trùng Khánh vào thời gian đó của người Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù là người gì đi chằng nữa thì 500 BC cũng không thể dời đô ra Trùng khánh được. Vì Trùng Khánh vào thời gian đó của người Việt.

Nhưng mà đất của người Việt giới hạn ở bờ nam sông Dương Tử, còn Thành Trùng Khánh ngày nay nằm ở cả 2 bên bờ sông, thưa ông Thiên Sứ...

Cho nên tôi đã nói rằng, có thể nhà Hạ có đặt đô ở Trùng Khánh, nhưng chỉ giới hạn ở bờ bắc mà thôi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử thuyết Họ HÙNG ... nhìn lại ...

Tổng hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đã cho thấy thời cổ xưa cách nay hàng vạn năm Đông nam Á theo nghĩa rộng là 1 vùng thuần nhất dân tộc và văn minh , hơn thế nữa đây là 1 trung tâm văn minh của loài người khai sinh và phát triển riêng biệt độc lập với vùng dân tộc và văn minh Hoàng hà của Hán tộc , Người Đông nam Á mang đặc điểm nhân chủng nhánh Môngoloit phương nam hoàn toàn khác với nhánh Môngoloit của người Hán ................

.....

Bài viết cô đọng Sử thuyết họ Hùng này hy vọng giúp bạn đọc dễ nắm bắt những gì tác giả muốn gửi tới mọi người .

Hôm nay được đọc sử thuyết tóm lược của bác NN, quả thực khâm phục công sức và nhiệt huyết của bác trong lĩnh vực này. Và cũng thấy đỡ "tức" như khi đọc phần bác viết về mối liên hệ giữa "Nác-nước-North"..

Tuy nhiên, với cái đầu "đất" của nhà em vẫn còn vài thắc mắc mong bác giải đáp. Trước hết bác có thể cho em xem bản đồ địa giới của họ Hùng và của Bách Việt (họ Hùng sau CN) theo sử thuyết của bác không?

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng mà đất của người Việt giới hạn ở bờ nam sông Dương Tử, còn Thành Trùng Khánh ngày nay nằm ở cả 2 bên bờ sông, thưa ông Thiên Sứ...

Cho nên tôi đã nói rằng, có thể nhà Hạ có đặt đô ở Trùng Khánh, nhưng chỉ giới hạn ở bờ bắc mà thôi...

Anh Kadest thân mến.

Rất tiếc là lịch sử đã xác định thủ đô của nhà Hạ không ở sát bên bờ bắc Dương Tử. Mà nó ở Ân Khư do vua Bàn Canh đời đô đến đây. Trước đó nó ở chỗ khác, mà tôi quên rồi. Nhưng không ở Trùng Khánh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay được đọc sử thuyết tóm lược của bác NN, quả thực khâm phục công sức và nhiệt huyết của bác trong lĩnh vực này. Và cũng thấy đỡ "tức" như khi đọc phần bác viết về mối liên hệ giữa "Nác-nước-North"..

Tuy nhiên, với cái đầu "đất" của nhà em vẫn còn vài thắc mắc mong bác giải đáp. Trước hết bác có thể cho em xem bản đồ địa giới của họ Hùng và của Bách Việt (họ Hùng sau CN) theo sử thuyết của bác không?

Kính

Bạn Amato muốn biết mà lại không chịu tìm. Lần trước tôi có khuyên bạn nên đọc đầy đủ Sử thuyết của anh nhatnguyen. Trong Sử thuyết với mỗi thời kỳ (mỗi một đời vua Hùng) anh nhatnguyen đều có đưa bản đồ rất chi tiết và thú vị. 3 phần Sử thuyết họ Hùng I, II, III nằm ngay trong mục này của diễn đàn, bạn có thể tìm đọc:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...hp?showforum=28

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Amato muốn biết mà lại không chịu tìm. Lần trước tôi có khuyên bạn nên đọc đầy đủ Sử thuyết của anh nhatnguyen. Trong Sử thuyết với mỗi thời kỳ (mỗi một đời vua Hùng) anh nhatnguyen đều có đưa bản đồ rất chi tiết và thú vị. 3 phần Sử thuyết họ Hùng I, II, III nằm ngay trong mục này của diễn đàn, bạn có thể tìm đọc:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...hp?showforum=28

Đa tạ bác MX đã chỉ bảo.

Lần trước tuy bác đã chỉ cho em một lần, nhưng đấy là sau khi em tuyên bố từ bỏ không bàn luận gì thêm về bài viết ấy nữa, nên coi như chưa biết. Dù chẳng làm được gì thì cũng có tự trọng tối thiểu để giữ chữ "nhất ngôn", có phải không ạ.

Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã tìm được tài liệu đó rồi đây. Xin lỗi các vị, tôi nhớ nhầm...

Nguồn : http://www.travelchinaguide.com/cityguides/chongqing/

Xin được copy nguyên văn vào đây, để mọi người tiện theo dõi...

Chongqing History & Culture

Chongqing is located at the center of the ancient Bayu Area which is also the birthplace of Bayu Culture, a historical and cultural city in China with more than 3,000 years of history. About 20 to 30 thousand years ago, human beings had moved to the Chongqing area, thereby marking the start of Chongqing's long history.

Name Origin of Chongqing

Chongqing is located at the confluence of the Jialing and Yangtze Rivers and is nestled among the gently sloping surrounding mountains. Although the name of the city has changed several times including Jiangzhou, Ba Shire, Chuzhou, Yuzhou and Gongzhou, kingdoms, shires, prefectures and counties. Most names involved the name Ba because Chongqing was the center of the Ba Kingdom established by Ba ethnic groups and local aborigines who were conquered in the areas near the Yangtze, Wujiang and Jialing rivers. The Wendi Emperor of the Sui Dynasty (581-618) changed Chuzhou to Yuzhou and the mountainous city was called Yu for short for a long while. In the year of 1189, Song (960-1279) Guangzong was crowned as Gong King and the emperor of the whole country in succession. He gladly renamed Gongzhou to Chongqing meaning 'double gaiety'.

Ba Kingdom

Western Sichuan was called Ba Fang during the Xia Dynasty (21st - 16th century BC) and Ba Dian during the Shang Dynasty (16th - 11th century BC). Ba Dian delivered a tribute to the Shang Court every year. Ba people did not accept oppression under the Shang and bravely joined the Zhou (11th century BC - 221BC) Army in a crusade against the last king of the Shang Dynasty. Shang was finally defeated and the Ba group was authorized to be Ba Kingdom, one of the seventy-one vassal states of the Western Zhou. Chongqing was approved to be its capital during the 11th Century BC.

The Ba Kingdom reached its heyday from the last years of the Spring and Autumn Period (770 BC - 476 BC) to late Warring States Period (476 BC - 221 BC), during which it's bronze culture had reached its zenith. However, the fortification of Chongqing didn't start until 316 BC according to the annals of history. At that time, Ba and Shu rivaled each other and Ba asked for help from the Qin State. The Qin conquered the Shu Kingdom and spared Ba Kingdom, too. The general of the Qin troop, Zhang Yi, conducted major new construction projects. He was the first person in history to truly build the city including the impressive fortification of Chongqing. Until the year of 316 BC of the middle Warring State period, the Ba Kingdom had existed for 800 years.

Ba Culture

During the early Warring States Period, the Ba Kingdom moved from the upper reaches of Hanjiang River to Eastern Sichuan around the main stream of the Yangtze River. Bronze culture assimilated with local aboriginal Neolithic culture, forming the Ba Culture, and the origin of Bayu Culture. Chongqing is the epicenter of this culture.

Representatives of Bayu Culture

Bayu Dance is a kind of folk martial dance of ancient Bayu Area.

Ba people were well known for their bravery and dash as well as being good at singing and dancing. It was said in ancient records that Ba troops always sang and danced while marching to their crusade against the Shang Dynasty. During the early Han Dynasty (206BC-220AD), Bayu Dance was introduced to the imperial palace, becoming a royal court dance for appreciation, reception of envoys and guests and also official rites. This kind of dance gradually disappeared after the Tang Dynasty (618-907), and yet it was still popular among common people.

Folk songs of Ba people were also famous not only in local areas but also in the neighboring Chu State in ancient times. Chongqing people still sing of their lovely mountains and rivers. Work songs of boatmen are a part of the colorful folk culture of Chongqing.

Bayu dance and songs are considered to be the most important elements of Bayu Culture. Additionally, Ba people brewed their own fine wine, had their own burial ceremonies (boat coffin, hanging coffin and other kinds of burials). They had symbolized character, totems, bronze sculptures, fascinating legends and myths. These are all symbols of Bayu Culture.

Chongqing as a capital

In its some 3,000 years history, Chongqing had been a capital city three times.

Capital of Ba Kingdom: in 1066BC of the Zhou Dynasty.

Capital of Xia Kingdom: In 1363, the general Ming Yuzhen of peasant rebel army cleaned up the power of the Yuan Court in Sichuan and proclaimed himself emperor of the Xia Kingdom.

Secondary capital of the Republic of China: In 1937 when the Sino-Japanese War erupted, the National Government moved to Chongqing later and made Chongqing as the assistant capital.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites