Posted 14 Tháng 9, 2009 Tôi nhận thấy ở phần Lập bảng an sao, diễn đàn chưa lập giờ theo mùa (như những diễn đàn khác). Vậy lý do gì khiến việc an sao giờ theo mùalại không được thực hiện? Tôi thấy việc an sao giờ theo mùa là chính xác hơn việc cứ hồn nhiên chia đều 24 giờ cho 12 con giáp. Tôi cũng được biết rằng việc chia theo giờ của mỗi con giáp thì đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ đều có sự khác biệt chút ít về việc an sao (cũng theo mùa). Có 1 số tài liệu tôi được tiếp cận thì việc coi đầu giờ sẽ sướng, giữa giờ thì trung bình và cuối giờ thường khổ hơn. Điều này nó không được chính xác, vì hoàn toàn có trường hợp sinh đầu giờ số vẫn khổ cực ở tuổi thanh niên, đến trung niên lại khá và ngược lại sinh cuối giờ thì tuổi trẻ phát tài, về trung vận lại sụp đổ hoàn toàn. Nếu có thể, mong rằng các học giả và ban kỹ thuật của diễn đàn nên ngồi lại với nhau để cho ra 1 lá số chính xác hơn. Có vậy sự bình giải của các thành viên sẽ thêm phần chính xác, tăng được uy tín cho diễn đàn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Chào Liễungânđình Tôi nhận thấy ở phần Lập bảng an sao, diễn đàn chưa lập giờ theo mùa (như những diễn đàn khác). Vậy lý do gì khiến việc an sao giờ theo mùalại không được thực hiện? Tôi thấy việc an sao giờ theo mùa là chính xác hơn việc cứ hồn nhiên chia đều 24 giờ cho 12 con giáp. Tôi cũng được biết rằng việc chia theo giờ của mỗi con giáp thì đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ đều có sự khác biệt chút ít về việc an sao (cũng theo mùa). Có 1 số tài liệu tôi được tiếp cận thì việc coi đầu giờ sẽ sướng, giữa giờ thì trung bình và cuối giờ thường khổ hơn. Điều này nó không được chính xác, vì hoàn toàn có trường hợp sinh đầu giờ số vẫn khổ cực ở tuổi thanh niên, đến trung niên lại khá và ngược lại sinh cuối giờ thì tuổi trẻ phát tài, về trung vận lại sụp đổ hoàn toàn. Nếu có thể, mong rằng các học giả và ban kỹ thuật của diễn đàn nên ngồi lại với nhau để cho ra 1 lá số chính xác hơn. Có vậy sự bình giải của các thành viên sẽ thêm phần chính xác, tăng được uy tín cho diễn đàn. Liêm trinh đang rất thèm các tài liệu nói về đầu, giữa,cuối giờ . Ngày bé chưa để ý đến ngẫm lý học, sang nhà một bác cùng xóm chơi (Gọi là bác thày cúng Vân) thấy bác ấy có nói chuyện về mục này với mấy người bạn của bác ấy nhưng giờ cần đến thì tiếc thay bác ấy đã thành người thiên cổ và sách vở đã được con cái hiếu kính sợ cha buồn ở thế giới bên kia không có gì đọc đã đốt theo cùng quần áo vào ngày bác ấy mất mất rồi. Bạn có tài liệu loại này đăng lên để cùng bàn luận, liêm trinh cũng đang nghiền ngẫm vấn đề này theo tiêu chí khoa học hiện đại.Kính bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Bảng tính giờ chi tiết đến từng tháng, chúng tôi sẽ đưa lên để anh chị em hội viên tham khảo. Bản tính giờ này của một nhà nghiên cứu Lý Học Đông phương ở Sài Gòn trước 1975. Được anh Thiên Kỳ Quý đưa lên mạng tuvilyso.com - bây giờ là tuvilyso.net. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2009 * Tháng Giêng, Tháng Chín: 4:20 - 6:19 : Dần 6:20 - 8:19: Mão 8:20 - 10:19: Thìn 10:20 - 12:19: Tỵ 12:20 - 14:19: Ngọ 14:20 - 16:19: Mùi 16:20 - 18:19: Thân 18:20 -20:19: Dậu 20:20 - 22:19: Tuất 22:20 - 0:19: Hợi 0:20 - 2:19: Tý 2:20- 4:19: Sửu * Tháng Ba tháng Bảy: 4:30 - 6:29 : Dần 6:30 - 8:29: Mão 8:30 - 10:29: Thìn 10:30 - 12:29: Tỵ 12:30 - 14:29: Ngọ 14:30 - 16:29: Mùi 16:30 - 18:29: Thân 18:30 -20:29: Dậu 20:30 - 22:29: Tuất 22:30 - 0:29: Hợi 0:30 - 2:29: Tý 2:30- 4:29: Sửu * Tháng Năm 5:20 - 7:19 : Dần 7:20 - 9:19: Mão 9:20 - 11:19: Thìn 11:20 - 13:19: Tỵ 13:20 - 15:19: Ngọ 15:20 - 17:19: Mùi 17:20 - 19:19: Thân 19:20 -21:19: Dậu 21:20 - 23:19: Tuất 23:20 - 1:19: Hợi 1:20 - 3:19: Tý 3:20- 5:19: Sửu * Tháng Hai, Tám, Mười và tháng Chạp: 4:00 - 5:59 : Dần 6:00 - 7:59: Mão 8:00 - 9:59: Thìn 10:00 - 11:59: Tỵ 12:00 - 13:59: Ngọ 14:00 - 15:59: Mùi 16:00 - 17:59: Thân 18:00 - 19:59: Dậu 20:00 - 21:59: Tuất 22:00 - 23:59: Hợi 0:00 - 1:59: Tý 2:00- 3:59: Sửu * Tháng Tư và Thàng Sáu: 4:40 - 6:39 : Dần 6:40 - 8:39: Mão 8:40 - 10:39: Thìn 10:40 - 12:39: Tỵ 12:40 - 14:39: Ngọ 14:40 - 16:39: Mùi 16:40 - 18:39: Thân 18:40 -20:39: Dậu 20:40 - 22:39: Tuất 22:40 - 0:39: Hợi 0:40 - 2:39: Tý 2:40- 4:39: Sửu * Tháng 11 3:40 - 5:39 : Dần 5:40 - 7:39: Mão 7:400 - 9:39: Thìn 9:40 - 11:39: Tỵ 11:40 - 13:39: Ngọ 13:40 - 15:39: Mùi 15:40 - 17:39: Thân 17:40 -19:39: Dậu 19:40 - 21:39: Tuất 21:40 - 23:39: Hợi 23:40 - 1:29: Tý 1:40- 3:39: Sửu Có giống bảng tính giờ này không bác. Vậy sao ta không đưa vào trong phần lập trình của phần mềm Lập bảng sao hay đưa vào mục Chú ý trước khi xin tư vấn để mọi người tiện tra giờ sinh thực theo 12 con giáp? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2009 Chào Liễungânđình Liêm trinh đang rất thèm các tài liệu nói về đầu, giữa,cuối giờ . Ngày bé chưa để ý đến ngẫm lý học, sang nhà một bác cùng xóm chơi (Gọi là bác thày cúng Vân) thấy bác ấy có nói chuyện về mục này với mấy người bạn của bác ấy nhưng giờ cần đến thì tiếc thay bác ấy đã thành người thiên cổ và sách vở đã được con cái hiếu kính sợ cha buồn ở thế giới bên kia không có gì đọc đã đốt theo cùng quần áo vào ngày bác ấy mất mất rồi. Bạn có tài liệu loại này đăng lên để cùng bàn luận, liêm trinh cũng đang nghiền ngẫm vấn đề này theo tiêu chí khoa học hiện đại. Kính bạn Vì tôi chỉ là người lang thang góp nhặt kiến thức trong thiên hạ, nên cũng chỉ biết xơ xơ chứ không chuyên tu khảo cứu gì, vì vậy ko có tài liệu nào cả. Tuy nhiên ở ĐH KT Quốc Dân - HN có GS,TS Đỗ Hoàng Toàn có được sự cho phép của ĐH KTQD-HN in tài liệu giảng dạy về Phong thủy, Quẻ dịch, v.v... có nêu lên vấn đề sinh đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ của 12 con giáp. Ngoài ra các trung tâm lớn giảng dạy cho các Giám đốc doanh nghiệp cũng mời GS.TS Đỗ Hoàng Toàn về giảng dạy cho họ. Còn tôi lang thang trên đường đời thì có được kiến thức về việc phân theo mùa và giờ theo mùa (đầu, giữa, cuối) cũng có sự khác biệt đáng kể về số phận con người. Nếu anh có hứng thú, anh có thể đến ĐH KTQD để mua 1 quyển của GS.TS Đỗ Hoàng Toàn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2009 Chào bạn Vì tôi chỉ là người lang thang góp nhặt kiến thức trong thiên hạ, nên cũng chỉ biết xơ xơ chứ không chuyên tu khảo cứu gì, vì vậy ko có tài liệu nào cả. Tuy nhiên ở ĐH KT Quốc Dân - HN có GS,TS Đỗ Hoàng Toàn có được sự cho phép của ĐH KTQD-HN in tài liệu giảng dạy về Phong thủy, Quẻ dịch, v.v... có nêu lên vấn đề sinh đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ của 12 con giáp. Ngoài ra các trung tâm lớn giảng dạy cho các Giám đốc doanh nghiệp cũng mời GS.TS Đỗ Hoàng Toàn về giảng dạy cho họ. Còn tôi lang thang trên đường đời thì có được kiến thức về việc phân theo mùa và giờ theo mùa (đầu, giữa, cuối) cũng có sự khác biệt đáng kể về số phận con người. Nếu anh có hứng thú, anh có thể đến ĐH KTQD để mua 1 quyển của GS.TS Đỗ Hoàng Toàn. Cám ơn bạn đã cho thông tin. tôi cũng giống như bạn tò mò về cuộc đời mình thì ngẫm tý chơi, ngẫm xong rồi lại chẳng biết để làm gì. Rất cảm ơn bạn Kính bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2009 thế bấy lâu nay, bác đã ngẫm theo cái giờ sinh theo mùa này chưa? Tôi thấy nó đúng hơn là cứ 24/12. Và biết được số giờ sinh, ta có thể đoán được sự hơn kém của 2 người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm, cùng luôn tổ dân phố, cùng hướng nhà, cùng thửa đất lớn. sự khác biệt của phong thủy ở đây chỉ là người mặt đường, người trong ngõ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2009 chào bạn. thế bấy lâu nay, bác đã ngẫm theo cái giờ sinh theo mùa này chưa? Tôi thấy nó đúng hơn là cứ 24/12. Và biết được số giờ sinh, ta có thể đoán được sự hơn kém của 2 người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm, cùng luôn tổ dân phố, cùng hướng nhà, cùng thửa đất lớn. sự khác biệt của phong thủy ở đây chỉ là người mặt đường, người trong ngõ. Lâu nay liêm trinh mới chỉ ngẫm theo sinh đầu, cuối, giữa giờ thôi. Còn việc sinh theo mùa thì chắc chắn có ảnh hưởng cho dù đã lấy giờ theo giờ cổ truyền theo hướng dẫn của cuốn "lịch âm dương Việt Nam 1900-2010-nhà xuất bản văn hóa dân tộc" nên giải quyết được thêm đại lượng mùa nữa thì chính sác hơn (đơn giản nhất là các đại lượng vật lý thiên văn thông thường ta cũng thấy ngay sự khác biệt).Vấn đề phong thủy thì ở mặt đường và ở ngõ cái đại lượng "phong, âm" thấy ngay sự khác biệt, còn hướng nhà chỉ là một phần, còn phải hướng đường đi di chuyển nữa cơ bạn ạ Kính bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2009 Không biết cái này có giúp được Bác không. Trích từ LVĐT_Sư Phụ Thiên Sứ 4 – 1 – 2: Bảng tra giờ mặt trời dùng trong dự báo tương ứng tại Việt Nam. Trên thực tế giữa giờ qui ước theo bảng trên dùng cho bất cứ quốc gia nào và giờ địa phương nơi cư trú của người luận quẻ, lấy số Tử Vi...vv...lại có một chêng lệch giữa múi giờ qui ước và giờ địa phương. Bởi vì giờ qui ước lấy theo vị trí địa lý thủ đô của quốc gia sở tại. Nhưng giờ địa phương thực tế so với mặt trời đôi khi cách nhau hàng nửa giờ , thâm chí ở những quốc gia lớn như Nga, lãnh thổ trải dài trên nhiều múi giờ thì sự chênh lệch giữa giờ qui ước và giờ địa phương là rất lớn. Bởi vậy, chúng ta cần bảng này dùng trong dự báo tại Việt Nam và từ đó suy ra các địa phương khác nhau trên thế giới. Lưu ý: Bảng tra giờ chênh lệch này do một trí giả ở Sài Gòn vào những năm 60 đã kỳ công trong nhiều năm đo bóng mặt trời để so sánh tìm ra. Khi tìm được danh tính vị này tôi sẽ xin bổ xung sau. Giờ Dương lịch trong bảng này đã được hiệu chỉnh phù hợp với giờ qui ước của nhà nước. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2009 Cảm ơn bạn ART, Tôi vẫn có 1 băn khoăn về việc vị trí địa lý, vì quả đất hình tròn, cùng 1 múi giờ nhưng lại không cùng 1 Vĩ tuyến nên sẽ có sự sai khác. Cái này ta giải quyết thế nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2009 Chào bạn Cảm ơn bạn ART, Tôi vẫn có 1 băn khoăn về việc vị trí địa lý, vì quả đất hình tròn, cùng 1 múi giờ nhưng lại không cùng 1 Vĩ tuyến nên sẽ có sự sai khác. Cái này ta giải quyết thế nào? Liêm trinh cũng đang có thắc mắc như bạn có lẽ vị trí theo vĩ tuyến hiện đại nằm ở trong vị trí cục của tử vi. Cần phải hiểu được hệ lý luận của cổ nhân về các cục này mới giải quyết được. Kính bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 9, 2009 Các bác ạ, Để đánh giá sơ bộ trực quan thì ta hãy đặt trước mặt một mô hình quả địa cầu (có bán ở hầu hết các hiệu sách) xoay quả cầu cho nước VN ta vao giữa tầm nhìn rồi giữ yên quả cầu ta xoay cái đế của nó 360o ta sẽ thấy sự thay đổi vị trí tương đối giữa HN và TP HCM chẳng hạn trong vòng 1 năm theo tục thẳng đứng . Giả sử góc tuế sai là 0o ( hình như năm trước bác Vô Trước có nêu câu hỏi góc này hiện tại là bao nhiêu nhưng chưa thấy có trả lời) thì dễ dàng ước lượng được độ lệch giờ giữa Hn và tp HCM theo mùa. Việc xác định giờ cho một điểm cụ thể nào đó theo em cách thực tế nhất là tham chiếu theo chuẩn giờ gần nhất ví dụ ở tp HCM ta tham chiếu theo giờ Phnompeng sẽ dễ cho kết quả hơn . h(HCM) ~ h(Phnompen) + 8' (lấy gần đúng coi như HCM & Phnompen cùng vĩ độ , kinh độ HCM - kinh độ Phn ~ 2o ) Kính các bác Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2009 Không biết cái này có giúp được Bác không. Trích từ LVĐT_Sư Phụ Thiên Sứ [/b] Nếu theo bảng này thì có những giờ mà tôi cho là chưa hợp lý: Ví dụ như tháng 11: + Giờ Mão: 4h40'-6h39'. + Giờ Thìn: 6h40'-8h39'. Nếu xét theo cách chia 24/12 thì + Giờ Mão: 5h00' - 6h59' + Giờ Thìn: 7h00' - 8h59' Nếu xét theo giờ cũ của đổi giờ theo mùa: + Giờ Mão: 5h40' - 7h39' + Giờ Thìn: 7h40' - 9h39' Tính giờ của con Giáp là phải xét tới yếu tố Sinh học sinh hoạt của nó, ta có thể dễ dàng thấy con Gà nó gáy lúc nào để có thể dựa vào đó làm căn cứ giờ sinh học cũng tạm gọi là đúng. Như những giờ ở trên thì giờ mà bạn đưa ra, tôi thấy chưa hợp lý lắm, bản tính của con mèo là ưa ấm áp, khi nhiệt đã đủ là nó sẽ đi săn buổi sớm, con Rồng thì cũng như con Rắn, cần có thân nhiệt đủ cao mới vẫy vùng được. Mùa này là mùa Đông, thời tiết trở lên lạnh hơn, mặt trời mọc muộn hơn, nên tôi thấy là Bảng chuyển giờ của bạn đưa ra chưa chuẩn. Mong mọi người góp ý! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2009 Nếu theo bảng này thì có những giờ mà tôi cho là chưa hợp lý: Ví dụ như tháng 11: + Giờ Mão: 4h40'-6h39'. + Giờ Thìn: 6h40'-8h39'. Nếu xét theo cách chia 24/12 thì + Giờ Mão: 5h00' - 6h59' + Giờ Thìn: 7h00' - 8h59' Nếu xét theo giờ cũ của đổi giờ theo mùa: + Giờ Mão: 5h40' - 7h39' + Giờ Thìn: 7h40' - 9h39' Tính giờ của con Giáp là phải xét tới yếu tố Sinh học sinh hoạt của nó, ta có thể dễ dàng thấy con Gà nó gáy lúc nào để có thể dựa vào đó làm căn cứ giờ sinh học cũng tạm gọi là đúng. Như những giờ ở trên thì giờ mà bạn đưa ra, tôi thấy chưa hợp lý lắm, bản tính của con mèo là ưa ấm áp, khi nhiệt đã đủ là nó sẽ đi săn buổi sớm, con Rồng thì cũng như con Rắn, cần có thân nhiệt đủ cao mới vẫy vùng được. Mùa này là mùa Đông, thời tiết trở lên lạnh hơn, mặt trời mọc muộn hơn, nên tôi thấy là Bảng chuyển giờ của bạn đưa ra chưa chuẩn. Mong mọi người góp ý! Anh Liễu Ngân Đình thân mến.Bảng trên do anh Thiên Ký Quý - cao thủ trên tuvilyso.net công bố. Có nguồn gốc từ một nhà nghiên cứu Lý học trước 75 tại Sài Gòn. Ông này đã sự dụng gậy để tính giờ theo phương pháp cổ điển để xác định giờ qui ước và thực tế trên địa phương, đã lập ra bảng trên. Tôi đã tăng lên một giờ theo giờ pháp định hiện nay, so với giờ quy ước tại Sài Gòn cũ. Chúng tôi đã thực nghiệm trên giờ này thấy hiệu quả cao. Riêng về vấn đề gà gáy, chúng tôi đã có thí nghiệm xác định rằng: Đồng Hồ sinh học của gà sẽ bị sai nếu điều kiện môi trường xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng và những yếu tố này không liên quan đến vị trí tương quan của trái Đất và vũ trụ - cơ sở lập thành qui ước thời gian. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2009 Thưa bác Thiên Sứ! Nếu tính theo vị trí địa lý của khu vực phía Nam thì ở tháng 11 âm lịch này Mặt trời vẫn tỏa nắng vào lúc 6h40' là hoàn toàn bình thường. Nhưng ở miền Bắc, đặc biệt tại cái Lòng chảo như Hà Nội thì giờ này còn rất mù Sương, đặc biệt là ở Hồ Tây. Giờ này bảo tôi đi ăn sáng thì được chứ bảo tôi đi câu cá, chắc chết rét. Ngay như các bé tới trường còn quấn nhiều khăn áo nữa là con Rồng thì khó mà chui ra khỏi tổ của nó được. Nếu tính là 7h40' thì tôi tin rằng nhiều hôm có nắng lên rồi (khu vực Hà Nội), nên có thể chấp nhận được là giờ Thìn. Bởi thường thì giờ Thìn được coi là giờ Đẹp nhất trong ngày, khoảng thời gian có thời tiết dễ chịu nhất. Xét theo bảng quy đổi giờ mà anh Thiên Ký Quý đưa ra thì những tháng 2- 5 - 8 - 11 là những tháng trung tâm của mùa thì phải. Giờ của những tháng này có phần như cán cân cho 2 tháng 2 bên và thể hiện như dạng hình Sin. Vậy sao ta không đưa vấn đề này vào việc xây dựng bảng sao cho lá số? Có nên chăng quy ước gạch chân đậm cho các sao Tháng, gạch chân mảnh cho các sao ngày? Riêng sao Thân, ta nên bôi xanh da trời cho nó? Như vậy sẽ rất tiện cho việc đọc lá số. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 10, 2009 Kính các Cụ Tiền Bối. Cháu có bảng định giờ của Cụ Huyền - Chi Đã dùng cây gậy đo bóng tại Sài gòn trước năm 1975 Mong các cụ xét lại xem ạ. Tháng 1 , tháng 3 , tháng 7 và 9 ( Giờ giống nhau ) Giờ tý từ 0 giờ đến 2 giờ Giờ sửu 2 giờ đến 4 giờ ......... Tháng 2, tháng 8 ( Giờ giống nhau) Giờ tý từ 0 giờ 10 phút đến 2 giờ 10 phút Giờ sửu từ 2 giờ 10 phút đến 4 giờ 10 phút .............. Tháng 4 - 6 - 10 và 12 ( Giờ giống nhau) Giờ Tý 23 giờ 50 phút đến 1 giờ 50 phút Giờ sửu 1 giờ 50 phút đến 3 giờ 50 phút ......................... Tháng 5 - 11 ( Giờ giống nhau) Giờ Tý từ 23 giờ 40 phút đến 1 giờ 40 phút Giờ sửu từ 1 giờ 40 phút đến 3 giờ 40 phút ........................ Kính cụ ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 10, 2009 Kính các Cụ Tiền Bối. Cháu có bảng định giờ của Cụ Huyền - Chi Đã dùng cây gậy đo bóng tại Sài gòn trước năm 1975 Mong các cụ xét lại xem ạ. Tháng 1 , tháng 3 , tháng 7 và 9 ( Giờ giống nhau ) Giờ tý từ 0 giờ đến 2 giờ Giờ sửu 2 giờ đến 4 giờ ......... Tháng 2, tháng 8 ( Giờ giống nhau) Giờ tý từ 0 giờ 10 phút đến 2 giờ 10 phút Giờ sửu từ 2 giờ 10 phút đến 4 giờ 10 phút .............. Tháng 4 - 6 - 10 và 12 ( Giờ giống nhau) Giờ Tý 23 giờ 50 phút đến 1 giờ 50 phút Giờ sửu 1 giờ 50 phút đến 3 giờ 50 phút ......................... Tháng 5 - 11 ( Giờ giống nhau) Giờ Tý từ 23 giờ 40 phút đến 1 giờ 40 phút Giờ sửu từ 1 giờ 40 phút đến 3 giờ 40 phút ........................ Kính cụ ! Oh. Đúng rồi. Cụ đó là Huyền Chi. Tại tôi quên. Nhưng tại sao cùng một người làm lại ra hai bảng giờ khác nhau thế nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 10, 2009 Anh Phong Vân có thể cất công gõ bảng tính giờ này lên được không? Vừa là có thể cho mọi người tham khảo, vừa là có khả năng diễn đàn sẽ sử dụng để lập lá số. Chứ cứ chia giờ hồn nhiên như hiện nay, tôi thấy ko ổn lắm. Mình đã An sao theo phong cách Việt thì mình cũng nên lập dựa trên Giờ Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 10, 2009 Thưa các bác, Việc xác định chính xác giờ mặt trời cho từng địa điểm cụ thể cho nước ta là không khả thi ạ. ( thời điểm chính tý/ngọ là lúc mặt trời, tâm trái đất và điểm tham chiếu cùng năm trên 1 mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, điểm tham chiếu gân mặt trời ưng với chính Ngọ) Với khoảng cách từ Lũng cú tới Cà mau ~ 2000Km thì khác biệt thời gian lúc lớn nhất ~ 1/2 giờ. Em thiển nghĩ là nên chăng các bác có thể nêu ra độ lệch thời gian cho phép là bao nhiêu rồi sau đó trung tâm có thể tính toán và thực hiện việc đo bóng mặt trời ở một số điểm cụ thể và xác lập vung tham chiếu cho các điểm ấy sao cho độ lệch thời gian ở mức chấp nhận được Kính các bác Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2009 Kính gửi các cụ ! - Bảng định giờ trên đúng là của cụ Huyền Chi nhưng cháu cũng không biết có đúng không ? Cụ có chỉ dẫn rằng sự sai biệt của giờ đài phát thanh SaiGon với giờ mặt trời đứng bóng như sau: + Đúng ngọ tháng 11 bóng ngắn nhất là 12 giờ 40 phút + Đúng ngọ tháng 2 Bóng ngắn nhất là 13 giờ 10 phút + Đúng ngọ tháng 5 bóng nắn nhất là 12 goiwf 40 phút + Đúng ngọ tháng 8 Bóng ngắn nhất là 13 giờ 10 phút Vậy nếu chia đều ra thì: Từ tháng 11 đến tháng 2, hoặc từ tháng 5 đến tháng 8 mỗi tháng xê dịch tăng thêm 10 phút. Từ tháng 2 đến tháng 5 hoặc từ tháng 8 đến tháng chạp, mỗi tháng xê dịch giảm bớt 10 phút. Trong thực tế cháu thấy nếu dùng bảng giờ trên trong môn đoán dịch Mai hoa nếu sử dụng tượng quẻ và sinh khắc ngũ hành thì rất đúng ? Còn một bảng định giờ nữa của Ông Dương Công Hầu không biết có đúng không ? Mong các cụ xem xét Kính các cụ ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2009 chào Phong Vân Kính các Cụ Tiền Bối. Cháu có bảng định giờ của Cụ Huyền - Chi Đã dùng cây gậy đo bóng tại Sài gòn trước năm 1975 Mong các cụ xét lại xem ạ. Tháng 1 , tháng 3 , tháng 7 và 9 ( Giờ giống nhau ) Giờ tý từ 0 giờ đến 2 giờ Giờ sửu 2 giờ đến 4 giờ ......... Tháng 2, tháng 8 ( Giờ giống nhau) Giờ tý từ 0 giờ 10 phút đến 2 giờ 10 phút Giờ sửu từ 2 giờ 10 phút đến 4 giờ 10 phút .............. Tháng 4 - 6 - 10 và 12 ( Giờ giống nhau) Giờ Tý 23 giờ 50 phút đến 1 giờ 50 phút Giờ sửu 1 giờ 50 phút đến 3 giờ 50 phút ......................... Tháng 5 - 11 ( Giờ giống nhau) Giờ Tý từ 23 giờ 40 phút đến 1 giờ 40 phút Giờ sửu từ 1 giờ 40 phút đến 3 giờ 40 phút ........................ Kính cụ ! Khi liêm trinh suy ngix về cung mệnh theo vũ trụ quan của người xưa thì liêm trinh thấy mô hình của người xưa hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại về cung mệnh nên cung mệnh luôn luôn đúng chỉ có sự lệch lạc về cung thân. Còn về giờ sinh thì từ thực tế bản thân liêm trinh mà suy nghĩ nếu theo cách phân giờ Phong Vân đưa ra thì liêm trinh đắc địa hoàn toàn không có khả năng khoa học công nghệ chui (chui vì có một sao khác ám tại quan). Nếu theo cách phân giờ bình thường thì liêm trinh hãm địa lại có khả năng về công nghệ chui và điều này hoàn toàn đúng thành thử cuộc đời cứ nổi nổi trôi trôi ( Một nghề thì sống đống nghề thì chết) lúc giờ này lúc giờ khác. Việc lấy giờ chính ngọ vào lúc chính ngọ liêm trinh thấy phù hợp với khoa học hiện đại hơn. Kính bạn. Share this post Link to post Share on other sites