Rubi

ĐẠi CƯƠng VÔ CỰc BÁt QuÁi

27 bài viết trong chủ đề này

Hà đồ, Hệ Phục Hy và Lộ trình 12 đường kinh

Kính thưa các Học giả, và các anh chị.

Sau đây, nguyenle sẽ nêu ra sự gặp gỡ giữa Hà đồ, Hệ 64 quẻ Phục Hy và Lộ trình 12 đường kinh.

1. Lộ trình của Đại chu thiên:

Trong Đông y học, từ trước đến nay, "chúng ta" chưa hiểu tại sao các khí vận chuyển trong Đại Chu Thiên-50 vòng mỗi ngày- theo một trình tự xác định như sau:

=>Thuỷ: Bàng quang => Thận =>

=>Thổ: Tâm bào => Tam Tiêu =>

=>Mộc: Đởm => Can =>

=>Kim: Phế => Đại trường =>

=>Thổ: Vị => Tỳ =>

=>Hoả: Tâm => Tiểu trường =>

=> Thuỷ: Bàng quang => Thận ....

Trong lộ trình trên, nguyenle loại bỏ yếu tố của hành thổ thì thấy như sau:

=>Thuỷ: Bàng quang => Thận =>

=>Mộc: Đởm => Can =>

=>Kim: Phế => Đại trường =>

=>Hoả: Tâm => Tiểu trường =>

=>Thuỷ: Bàng quang => Thận ....

2. Nạp lộ trình Đại chu thiên vào Hà Đồ

Với lộ trình này, nguyenle nạp vào Hà đồ và Bát quái Tiên thiên mới theo tính chất ngũ hành tương ứng thì thấy một mô hình như sau:

Posted Image

Hình1: Hà đồ và lộ trình Đại Chu Thiên

3.Lộ trình trùng 64 quẻ Phục Hy:

Điểm đặc biệt của mô hình trên là lộ trình của Đại Chu Thiên khớp với lộ trình các quái liên tiếp như sau:

Càn > Đoài > Ly > Chấn > Tốn > Khảm > Cấn > Khôn.

Và lộ trình 8 quái tiên thiên nói trên chính là quy luật trùng quái của 64 quẻ Hệ Phục Hy.

Như vậy sự gặp gỡ giữa Hà Đồ, Bát quái Tiên Thiên mới và Lộ trình Đại Chu Thiên chứng tỏ sự tồn tại của Bát quái Tiên thiên mới là có cơ sở!

nguyenle mong các học giả, và các anh chị quan tâm cho ý kiến, thảo luật về vấn đề mà nguyenle nêu trên.

(06-10-2007)

Đặt tên cho Bát quái đồ

Kính thưa các học giả, các anh chị.

Phần tiếp theo đây là nguyenle phân tích về hai tên gọi cho Bát quái đồ là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái.

1. Hành của bát quái:

Tính chất ngũ hành của Bát quái thì như nguyenle đã nêu ra ở các phần trước.

2. Nạp quái:

"Hà đồ, Lạc thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch". Câu nói này, một số học giả (nguyenle không nhớ tên) cho là không đúng. Tới giờ thì nguyenle thấy đây là câu nói rất đúng: "Hà đồ, Lạc thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch". Cụ thể là:

-Nạp Bát quái vào Hà đồ, theo tính chất ngũ hành tương ứng thì sẽ được một Bát quái đồ thứ nhất.

-Nạp Bát quái vào Lạc thư, theo tính chất ngũ hành tương ứng thì sẽ được một Bát quái đồ thứ hai.

3. Tiên thiên và Hậu thiên:

Tiên là trước.

Hậu là sau.

Thiên là thiên địa, là trời đất.

Thiên là thiên nhiên, tức là trời đất có đầm, lửa, sấm, núi, nước và gió.

Bát quái là tám biểu tượng trời đất.

Qui luật của trời đất là trước thì sinh, sau thì diệt. Cho nên, Bát quái nạp vào qui luật ngũ hành tương sinh của Hà đồ thì cho ra một Bát quái đồ thứ nhất gọi là Bát quái Tiên thiên, tức là Bát quái tương sinh. Bát quái nạp vào qui luật ngũ hành tương khắc của Lạc thư thì cho ra một Bát quái đồ thứ hai gọi là Bát quái Hậu thiên, tức là Bát quái tương khắc.

Tóm lại:

Tiên là giai đoạn sinh và trụ. Ứng với luật ngũ hành tương sinh.

Hậu là giai đoạn dị và diệt. Ứng với luật ngũ hành tương khắc.

Posted Image

Hình 1-Bát quái nạp vào Hà đồ

Posted Image

Hình 6: Bát quái nạp vào Lạc thư

Như vậy, nói rằng Bát quái tiên thiên là nói về vũ trụ hồi đầu thì nên hiểu đó là giai đoạn đầu của vũ trụ, cũng tức là giai đoạn đầu của mỗi sự vật hay sự kiện. Và đó là qui luật ngũ hành tương sinh.

Bát quái hậu thiên là nói về vũ trụ hồi sau thì nên hiểu đó là giai đoạn sau của vũ trụ, cũng tức là giai đoạn sau của mỗi sự vật hay sự kiện. Và đó là qui luật ngũ hành tương khắc.

(22-10-2007)

Dương giáng, Âm thăng trong Bát quái Tiên thiên(mới)

Thưa các học giả, các anh chị, tiếp theo đây, nguyenle sẽ nói đến(phát kiến) sự Dương giáng, Âm thăng trong Bát quái Tiên thiên(mới).

1.Khi nạp Bát quái vào Hà đồ theo phương pháp ngũ hành tương ứng thì sẽ được hình Tiên thiên Bát quái(mới).

2.Tiếp theo, trong chu trình 12 đường kinh của nhân thể, loại bỏ 4 đường kinh thuộc hành Thổ. 8 đường kinh còn lại nạp vào Hà Đồ theo phương pháp ngũ hành tương ứng. Như sẽ thấy, chu trình khí luân phiên trong 8 đường kinh sẽ khớp với chu trình các quái cơ bản của Hệ 64 quẻ Tiên thiên:

=>CÀN/PHẾ=> ĐOÀI/ĐẠI TRÀNG=> LY/TIM=> CHẤN/TIỂU TRÀNG=>

<=KHÔN/GAN <=CẤN/ĐỞM <=KHẢM/THẬN <=TỐN/BÀNG QUANG <=

3.Yếu tố tiếp theo, cần nói lại là:

Tứ tượng sinh bát quái. 4 quái Càn, Đoài, Ly, Chấn ứng với cực dương của Thái cực đồ. 4 quái Tốn, Khảm, Cấn, Khôn ứng với cực Âm của Thái cực đồ.

Posted Image

4.Phân dạng mức độ lớn nhỏ của các quái trong mỗi cực.

a.Cực dương:

-Ứng với Tứ tượng:

Hai quái Càn và Đoài ứng với Thái dương của Tứ tượng.

Hai quái Ly và Chấn ứng với Thiếu dương của Tứ tượng.

-Ứng với họ Nội:

Bốn quái của cực dương ứng với Họ nội, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là:

CÀN/CHA=> ĐOÀI/TRƯỞNG NAM=> LY/TRUNG NAM=> CHẤN/THIẾU NAM

b.Cực âm:

-Ứng với Tứ tượng

Hai quái Tốn và Khảm ứng với Thiếu âm của Tứ tượng.

Hai quái Cấn và Khôn ứng với Thái âm của Tứ tượng.

-Ứng với họ Ngoại

Bốn quái của cực âm ứng với Họ ngoại, theo thứ tự nhỏ đến lớn là:

TỐN/THIẾU NỮ=> KHẢM/TRUNG NỮ=> CẤN/TRƯỞNG NỮ=> KHÔN/MẸ

Posted Image

Hình1: Hà đồ và lộ trình Đại Chu Thiên

5. Yếu tố Dương giáng, Âm thăng

Tổng hợp 4 yếu tố nói trên, nguyenle thấy chu trình khí luân phiên trong 8 đường kinh ứng với sự Dương giáng, Âm thăng như sau:

a.Khí Dương giáng theo chu trình tự nhiên:

CÀN/PHẾ=> ĐOÀI/ĐẠI TRÀNG=> LY/TIM=> CHẤN/TIỂU TRÀNG

-Ứng với Họ nội, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là:

CÀN/CHA=> ĐOÀI/TRƯỞNG NAM=> LY/TRUNG NAM=> CHẤN/THIẾU NAM

-Ứng với Tứ tượng, từ Thái dương ngược đến Thiếu dương:

Hai quái Càn và Đoài ứng với Thái dương của Tứ tượng.

Hai quái Ly và Chấn ứng với Thiếu dương của Tứ tượng.

b.Khí Âm thăng theo chu trình tự nhiên:

KHÔN/GAN <=CẤN/ĐỞM <=KHẢM/THẬN <=TỐN/BÀNG QUANG <=

-Ứng với Họ ngoại, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:

TỐN/THIẾU NỮ=> KHẢM/TRUNG NỮ=> CẤN/TRƯỞNG NỮ=> KHÔN/MẸ

-Ứng với Tứ tượng, từ Thiếu âm thuận đến Thái âm:

Hai quái Tốn và Khảm ứng với Thiếu âm của Tứ tượng.

Hai quái Cấn và Khôn ứng với Thái âm của Tứ tượng.

6.Kết luận: Dương giáng, Âm thăng là chu trình tự nhiên của Hà đồ, Bát quái Tiên Thiên và 8 đường kinh.

(04-02-2008)

Hà đồ, Lạc thư và lộ trình Đại chu thiên

Nhìn vào hình Hà đồ, lộ trình Đại chu thiên nguyenle thấy có một sự trùng khớp với thứ tự số trong Lạc thư. Yếu tổ này chỉ xét trong khuổn khổ mặt phẳng hình học.

Tức là, nguyenle thấy lộ trình Đại chu thiên (nạp vào Hà đồ) có sự tương ưng với thứ tự số của hình Lạc thư:

-Thứ tự theo các số dương trong Lạc thư: 1>3>5>7>9 hay 7>9>1>3

-Thứ tự theo các số âm trong lạc thư: 6>8>2>4 hay 2>4>6>8

Đó là nguyenle tách riêng các số âm dương, còn tổng quan trên mặt phẳng hình học giữa hai Hình này thì lộ trình Đại chu thiên tương ứng với thứ tự số (và ngũ hành) của Lạc thư là: 7>2>9>4>6>1>8>3. Sẽ dễ hiểu hơn ý của nguyenle nếu lấy mốc từ nhỏ đến lớn (của các số dương): 6>1>8>3>7>2>9>4; hoặc từ nhỏ đến lớn (của các số âm):7>2>9>4>6>1>8>3

Yếu tổ này chỉ xét trong khuổn khổ mặt phẳng hình học.

(05-02-2008)

Tản Mạn

Thưa các học giả, các anh chị, nguyenle xin có đôi lời tản mạn về topic "Đại cương Vô cực-Bát quái" này.

Thứ nhất là nguyenle không phải là một học giả của lý học Đông phương. nguyenle chỉ thích tò mò nghiên cứu, giống như là đi dạo ấy. Nhưng nhìn lại thì nguyenle cũng đã tốn khá nhiều thời gian về cái sự tò mò nghiên cứu chơi để biết về lý học Đông phương.

Thứ hai, một mốc sự kiện quan trọng là nguyenle vô tình dạo chơi tại các cửa hàng sách hạ giá ở phố Đinh Lễ và mua được cuốn sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Sau đó không lâu thì nguyenle mượn được cuốn 'Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp' cũng của tác giả NVTA, trong thư viện Hà nội. Từ đó thì mới bắt đầu nghiên cứu những yếu tố căn bản và khi đăng nội dung trong topic này thì nguyenle đặt tên chủ đề là "Đại cương Vô cực-Bát quái".

Thứ ba, trong quá trình thảo luận trong topic này, nguyenle vẫn nghiền lại các kiến thức đã đưa ra trong bài đầu tiên và có sự phát kiến chỉnh sửa sai lệch. Sau khi chỉnh sửa thì nguyenle lại đăng tiếp trong topic này. Tức là có thể gọi topic này giống như một bài nháp thử, có chỗ đúng, có chỗ sai. Các bài đầu thì sai nhiều hơn, các bài sau thì đúng nhiều hơn.

Vậy nên, nguyenle có đôi lời như trên để các học giả, các anh chị xem cho đỡ phải thắc mắc khi thấy sự mâu thuẫn, sai lệch giữa các bài trước và sau...nguyenle xin chúc tất cả chuẩn bị đón năm mới Mậu tý vui vẻ và thiện chí. Xin cảm ơn tất cả.

(05-02-2008)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các đọc giả, Rubi chuyển bài từ vietlyso.com sang lyhocdongphuong.org.vn .

Đang khi chuyển bài, các đọc giả làm ơn không tham gia đối thoại, khi chuyển xong, Rubi sẽ có tin là đã chuyển xong.

Xin cảm ơn.

Các đọc giả kính mến, Rubi đã chuyển nội dung chủ đề Đại Cương Vô Cực Bát Quái từ vietlyso.com sang lyhocdongphuong.org.vn, xin có lời thông báo.

Share this post


Link to post
Share on other sites