Thiên Đồng

Tuyển Trạch Cầu Chân

1 bài viết trong chủ đề này

TUYỂN TRẠCH CẦU CHÂN

Mục Lục:

Quyển 1.

- Tựa Tuyển trạch cầu chân.

- Tựa của Tụ Chân

- Tuyển Trạch biện chính (biện bác chính xác vè phép kén chọn )

- Bàn về sự lầm lẫn của phép Đấu Thủ.

- Bàn về Tuyển Trạch

- Bài biểu của Ngô cảnh Loan “ Âm dương thiên cơ ;tuyển trạch ngũ hành; cốt yếu tuyển trạch; tuyển trạch diệu dụng ;sinh khắc chế hóa.”

- Bài ca Tạo mệnh thiên kim của Dương Công Cứu Bần.

- Nói rõ Tinh ( sao) Thần.

- Kinh Nghi Long.

- Bàn bạc chính xác về Thần Sát.

Quyển 2:

( Sách chọn ngày giờ; Dựng nhà; Chôn người chết ; Nam Nữ hợp hôn ).

- Bàn về bổ Long.

- Khóa xưa về Bổ Long.

- Bàn về Phù Sơn.

- Bàn về Lập Hướng.

- Bàn về Tướng Chủ.

- Cách cục về tạo mệnh.

- Bàn về Chính Ngũ Hành sinh vượng.

- Tóm bàn về Tứ Trụ.

- Phép dung Niên, Nguyệt, Nhật ,Thời.

- Tứ đại cát thời.

- Lệ về Âm Dương Quý.

- Biểu tổng quát 720 khóa giờ Quý Đăng Thiên Môn.

Quyển 3:

- Tóm bàn về Thất Chính ,Tứ Dư.; Thái Dương, Thái Âm.;Mộc tinh; Hỏa tinh Thổ tinh, Kim tinh,Tử khí, Thủy bột, Hỏa la, Thổ kế

- Bàn về cát và hung của Ngũ tinh tứ dư; Các sơn Âm,dụng và cứu nạn.

- Hàng năm chưởng Tam Nguyên Dương Nhận.

- Độ số 28 vì sao.

- Vòng quanh mặt trời đi qua cung. Tùng tiết Thái Dương đi vòng qua cung.Thiên đệ đến sơn định cục.Giờ khắc Thái Dương tới phương.

- 12 tháng Thái Âm đến sơn.Giờ mọc lặn của Thái Âm đến sơn.

- Thiên Đê Thiên Tướng giao hội nhau thuận nghịch qua cung..

- Thiên Đê Thiên Tướng dung khác nhau.

- Tóm tắc về các tinh diệu : Thăng Điện, Nhập Viên,Miếu ,Vượng, Hỷ Lạc.

- Phép suy Lịch :Bí quyết định tiết Lập Xuân, tháng Nhuận

- Bí quyết tính 24 khí ; Suy tính ngày giờ 24 khí cách ngày Đông Chí.

- Bí quyết tính độ đi qua cung của Thất chính và Tứ dư.

Quyển 4 :

- Tóm bàn về làm nhà , để mộ.

- Bàn về khắc trạch việc dựng nhà.

- Phép trừ ma tà do bọn thợ gây nên.

- Bàn về an tang khắc trạch.

- Bàn về khai sơn lập hướng nhà và mộ.

- Bàn về Tu phương.

- Bàn tu Phương gồm cả sơn hướng và trung cung .

- Phép tu phương ở tọa cung.

- Phép tu phương rời cung.

- Phép bàn định trung cung.

- Phép quyền biến về tạo tang.

- Việc vặt tổng lập.

- Các việc tu ứng.

- Phép tu thiên tự cầu con.

- Đô thiên nguyệt tướng . Chính khí các tinh.

- Cách Phi Điểu Điệt huyệt.

- Cách Thanh Long Hồi Thủ.

- Phép sữa Tài Lộc.

- Tu báo thập bảo vật; 24 sơn nơi nhặt của báu;

- Quyết lấy số cho ngũ hành .

- Phép sửa nhà kho.

- Sửa tan việc kiện tụng.

- Phép sửa phương khỏi bệnh. Sửa khỏi đau mắt.

- Tu cứu lanh thoái pháp.

- Tu cứu tang họa pháp.

- Tu vượng lục súc pháp.

- Tu bất mục pháp. Tu thọ nguyên pháp.

- Tu chí Đạo Tặc pháp. Tu trị Bạch nghĩ pháp.Tắc thử huyệt pháp.

Quyển 5 :

- Giá thú tổng tập.

- Bài phú Ngọc Lịch Toái Kim.

- Luận về đặt giường nằm. ( an sàng ).

- Bàn về làm bếp.Làm bếp dục them đinh ( con ).Chia bếp đun làm nhà bếp. Phụ thêm ngày làm bếp. Quyết về dứt khói lửa. Phép chỗ Tuyệt gặp Sinh.

- Mẫu khó dứt khói lửa.

Quyển 6 :

- Tiện xem những sao hung sát nên kỵ.

- Khai sơn lập hướng tu phương .

- Đồ về phép 6 bàn tay khởi dụng

- Ngũ hành phát dụng.

- Nạp âm ngũ hành.

- Long vận kỵ rơi vào không vong.

- Độn sơn vận.

- Điêu khách . Điêu Thái Tuế.

- Thái Tuế luân chiếm sơn phương.

- Thế cung .

- Tổng luận về niên thần.

- Tổng luận về cát thần thăng.

- Tổng luận về hung thần thăng.

- Phụ bàn về Niên Nguyệt Nhật Cát Hung Thần về các nhà.

- Lệ nghĩa về cát thần.

- Phi cung Thái Tuế chân quý nhân.

- Thiên Lộc nghĩa lệ.

- Phi cung thái tuế chân lộc.

- Thiên mã.

- Phi cung Thái Tuế chân mã.

- Phi độn Mệnh chủ Chân Lộc Mã Quý.

- Quý nhân lọc mã kỵ rơi vào không vong.

- Quý không; lộc không ; mã không; sơn mẹnh quý không; sơn mệnh lộc không; sơn mệnh tài không; Bàn về sơn mệnh quý lộc mã không.

Quyển 7 :

- Tam nguyên tử bạch về niên gia.

- Tam nguyên tử bạch về nguyệt gia.

- Tam nguyên tử bạch về nhật gia.

- Tam nguyên tử bạch về thời gia.

- Bàn về Tử Bạch.

- Bát tiết- tam kỳ-Tam xa sát.

- Tuế đức, tuế đức hợp- Thiên đức;Thiên đức hợp- Thiên Đạo.-Nguyệt đức; Nguyệt đức hợp.

- Tóm bàn về Lục Đức.

- Thiên (Nguyệt ) đức hoàn cung định cục

- Tam đức tùng tập định cục

- Nguyệt không phương.

- Nhị đức, nhị đức hợp,Nguyệt không, Thiên đạo tới phương định cục hàng tháng

- Phi cung thiên( nguyệt ) đức

- Văn xương;văn khúc – Hồng loan ; Thiên Hỷ

- Kỳ lân- Phượng hoàng

Quyển 8 :

- Lời bàn về biện bạch sự dối trá- Biện chư gia loan giá tinh diệu.

- Biện Tôn Hoàng Đế tinh.

- Biện thông thiên bảo – Biện Tẩu mã lục nhâm

- Biện tứ lợi tam nguyên – Biện hai phương lộc mã quý nhân.

- Biện tuần sơn 24 thần sát.

- Biện thần sát đồng vị dị danh.

- Biện dịch mả lâm quan.

- Biện đao chân hỏa huyệt.

- Biện lục thập niên không vong

- Biện la thiên đại tiến nguyệt

- Biện la thiên đại thoái niên, nguyệt ,nhật, thời.

- Biện hoàng thiên chá thoái

- Biện chi thoái lưu tài.

- Biện hoàng thiên đại sứ- Thông thiên đại sát- Phi thiên đại sát độc hỏa.

- Biện phi thiên độc hỏa

- Biện tuần sơn hỏa nguyệt du hỏa.

- Biện du sơn phương

- Biện kim phong sát

- Biện đại sát bạch hổ

- Biện hồng thủy chu tước.

- Biện cửu thiên chu tước.

- Biện hoành thiên chu tước

- Biện sơn gia chu tước

Quyển 9 :

- Biện hung thần nghĩa lệ

- Chế sát yếu pháp

- Thái tuế

- Phụ trạch khóa – Tuế phá.

- Đại hao

- Phụ nghiệm khóa.

- Tuế hình Lục hại

- Tam sát – Phục binh – Đại hao

- Mậu kỷ đô thiên

- Âm phủ Thái tuế

- Phụ chư gia luận âm phủ tử bạch

- Chá thoái

- Biện hoàng thiên chá thoái

- Thiên quan phù.

- Địa quan phù

- Phi thiên quan phù

- Phi địa quan phù

- Thiên quan phù hoàn thiên cung cục

- Địa quan phù hoàn cung định cục

- Thiên địa kim thần.

Quyển 10 :

- Tuần sơn la hầu

- Đại sát

- Bàn về hỏa tinh

- Niên độc hỏa

- Bính đinh độc hỏa

- Hỏa tinh nhật

- Phù thiên không vong

- Phá bại ngũ quỷ

- Đại tướng quân

- Đại tướng quân hoàn vị định cục

- Thái âm, Diếu khách,Tang môn, bạch hổ

- Tóm bàn về thái âm, đại tướng quân, tang môn điếu khách.

- Hoàng phan Báo vỹ

- Bệnh phù; tử phù; tiểu hao

- Phi liêm

- Tấu thư ;bác sĩ; lực sĩ; tàm thất

- Tàm quan; tàm bệnh

- Tiểu nguyệt kiến

- Đại nguyệt kiến

- Nguyệt kiến nguyệt phá nguyệt hình nguyệt hại

- Nguyệt yếm – Địa hỏa –Ngũ quỷ - Yếm đối – Lục nghi

Đến đây là hết 10 quyển Tuyển Trạch Cầu Chân

Tuyển Trạch Cầu Chân

Quyển 1 :

Tựa tập Tuyển Trạch Cầu Chân

--------------------------

Tư Mã Ôn công có nói : bói nhà ở, bói lành , trước bàn việc người , sau hỏi bói rùa, không đất thường , ngày thường vậy. Kịp đến thời nhà Tần nhà Tấn , sự huyền bí âm dương đã tiết lậu , đạo khắc trạch nảy nở dần dần. Dương công Quân Tùng đời đường mở sự sâu xa ra , dựng nhà ở chôn người chết nên chọn ngày , vốn là lẽ chính của ngũ hành, thuận thời tiết của 4 mùa , sau xét đến vượng, tướng, hưu ,tù .Thi hành thì lấy sinh, khắc, chế, hóa, phù long, tướng chủ, theo lành , tránh dữ , khúc chiết hết cái diệu ( hay) , do đó làm nên thiên Tạo Mệnh để trao cho Tăng văn Sơn , Trần Hi Di truyền bá . Các ông Ngô Thành , Ngô Cảnh Loan , Liêu Kim Tinh đều là người danh tiếng các triều đại cũng đều noi theo Tạo Mệnh của Dương Công . Nhưng những thuật giả dối khoe khoang sự lạ của các nhà có kéo nhau , phụ họa nhau , nhờ danh Dương Công để làm hổn độn ở trên đời . Than ôi ! lòng trời há có chán bậc Tiên hiền tiết lậu hết mà khiến bọn giả dối này làm rối loạn sự thực ru !

Trước tôi bị sa vaò cái thuật ấy , May được Mạch chu thiên sứ cho biết bến mê ,được giác ngộ ý tạo mệnh , chỉ một cuốn Tuyển trạch ấy chở đầy xe , xếp đầy nhà , thật giả đều truyền bá ở đời này , dù có kẻ biết là giả , nhưng xét ra chưa từng trỏ thẳng cái chỗ không phải , thời đời sau há chẳng bị nhầm mãi mãi ru ! Do đó không thể giữ được buồn mà than rằng: “ những cây cỏ xấu mà không trừ bỏ thời lúa tốt lành làm sao mà mọc lên được ? ” Thực không phải nói vu vơ vậy ! Chừng ấy mới rộng lấy các sách , chọn cái lý gì chính đáng thời chép ra , cái nhầm thời bỏ đi , tôn sung tạo mệnh của Dương Công , theo các vì sao nói trong Hiệp kỷ của Quốc Triệu , xếp đặt thành thiên phụ thêm ý kiến vào nửa , ở trong thiên có sự chồng chất lên , chả là những ý cùng nhau phát minh ra , nhân đặt tên thiên là Tuyển Trạch Cầu Chân .

Năm Gia Khánh thứ 14 , năm Kỷ Tỵ mùa thu tháng 8 Cách Thành Minh Viễn .

Hồ Huy Ứng quang thị viết ra ở nhà Huệ Cát .

Tựa của Tụ Chân

Thiên Tuyển Trạch Cầu Chân tự đâu mà thành ra ? Thành ra tự tay Minh Viên Hồ Quân . Hồ Quân làm sao mà làm ra thiên này ? Hồ Quân không nỡ để thuật giả dối làm ngu người ta , cho nên lấy ở baio2 bàn có danh tiếng để câu được chính xác . Thiên này do Hồ Quân làm ra tại sao tôi lại làm bài tựa ? Vì Minh Viễn Hồ Quân là bạn tốt của tôi , tôi vốn chứa sức học từ thuở bình sinh , phàm những sách Kinh , Sử , Tử , chẳng sách nào là chẳng học đầy đủ mà rất tinh về thuật lý . Từ năm Kỷ Tỵ đến năm Ất Hợi , mời tôi giảng học , những lúc gió trăng trong vài năm , mổi khi bàn việc đến âm , dương , tôi thường thổ xuất hỏi về nghĩa đó mà chưa hiểu rõ ý sâu xa , do đó ông đưa ra thiên này bảo tôi , tôi nhận lấy xem được ích lợi rất nhiều , bởi thế tôi biết được diệu dụng của thiên này , thực học chân truyền về tạo mệnh . Ôi ! phép tạo mệnh Dương Công sáng chế ra trước , rồi các ông Tăng , Trần , Ngô , Liêu truyền về sau , đều lấy những phép Bổ Long , Phù Sơn , Tướng Chủ mà kén chọn thành cách , cục .Ấy được phúc không bờ bến . Xem như tờ sớ tâu Vua của Ngô Cảnh Loan có nói sự cốt yếu của năm , tháng , không bằng sự diệu của Tạo mệnh thể dụng . Có thể đạt được thần diệu là thế đó Nhưng vì thuật giả dối có nhiều đường lối , các nhà trùng trùng điệp điệp ra đời hòng mở cổng , dựng cửa , bèn làm mắt cá lần hạt châu , kẻ kia lầm dường , người này càn rỡ câu chấp kiến thức nông cạn , mà phép màu nhiệm của cơ trời ít ai hiểu được ý sâu kín , thảng hoặc có kẻ biết thì chẳng qua làm việc chỉ câu nệ ở phép lập thành , mà không biết diệu dung , có gì lạ đâu vì học thức chưa sâu đó thôi . Chỉ có bạn ta là Hồ quân thông minh vốn sẳn tự trời , lại được bí thụ ( truyền dạy ) của thầy sáng suốt , cho nên biết suốt rõ rang , cho dù rùa ( việc ) nhỏ cũng đều mổ xẻ rõ ràng ; còn nhu thuật giả dối không kê cứu , thời hết sức bài bác , biết lẽ chính đáng tôn sùng thì lấy mà chép , cốt yếu là mở rộng ý nghĩa sâu kín , mà không tưởng đến sự học cong vẹo lầm người . Do đó có thể biết việc trứ thuật là khổ tâm vậy . Tôi đã xem , rất phục về sự tham biện , nhân đó không ngăn được bùi ngùi than rằng : Hồ quân thể tất hội được sư mong ngóng thần trí vui vẻ về nghề vậy , nhưng Hồ quân không tự cho mình là phải , còn đem chất chính nơi tôi , tôi cũng vì thế khiêm nhường từ tạ , bèn cầm bút để ghi nhớ lấy . Sách này nguyên muốn bí mật giấu đi , nhưng dấu cất ở nhà , sao bằng công bố cho người dung , đưa cho thợ khắc in , sẽ thấy sách này một khi phát ra , chẳng những thành “ Lạc Dương giấy đắt ”,( Tả Tử làm bài phú Tam đô , hay quá , các nhà hào quý đua nhau chép , do đó giá giấy ỏ thành Lạc Dương đắt lên ) ( Câu này ý nói văn tự truyền bá rất rộng ) và lại khiến cho ý Tạo Mệnh của Dương Công rõ rệt khắp thiên hạ , khiến cho người thức giả chính xác về ý nghĩa mà định sự tôn sùng , nhân đó mà tạo phúc cho người không nông ít vậy . Ấy làm bài tựa.

Niên gia Thê đệ Phượng Đình

Tô Triều Thụy bái soạn.

TUYỂN TRẠCH BIỆN CHÍNH .

( Biên bác chính xác về phép kén chọn )

Tịch Tu nói : “ Phép kén chọn tất lấy phép của Dương Công làm chính tong , phép nào không theo Dương công đều là ý trí riêng , là thuật giả dối . Nhưng thuật sĩ đời nay không biết phép Tạo mệnh của Duong công , phần nhiều tôn trọng phép Đẩu thủ các nhà, đó là không biết hơn vài chục loại các nhà , mà kinh Nghi Long đã từng bài bác , thì có thể biết rằng những phép ấy không theo Dương công . Phương chi phép kén chọn ấy một là điều chỉnh lẽ ngũ hành , hai là không hay Bổ long , Phù sơn , Tướng chủ,,ba là : sinh khắc sai lầm , lành dữ không bằng cứ ; thật là bất lợi lớn về Tạo ( làm nhà ở ) , Táng ( chôn người chết ).

Song xét về hung thần , bắt đầu từ đời Đường Thiên Bảo , mà một bọn nhà sư vâng chiếu vua làm ra kinh Thiên hàm , cốt ý làm rối loạn đảo điên ngũ hành , đổi ngược bộ dạng Sinh , vượng lại dùng hưu , tù để làm ngu cho hải ngoại . Từ đó về sau những bọn hiếu kỳ , lấy cắp nghĩa ấy , thay đầu đổi đuôi , thác tên Dương công, để thi hành thuyết của họ , mà những kẻ tầm thường ngu dốt chẳng rõ lý , khí dễ sa ngã vào sự mê hoặc, lại lấy phép Đẩu Thủ của các Nhà tinh diệu , đều cùng nhau tuân theo , chìm đắm lâu ngày , đến nổi mắt cá lần hạt châu , mà không hiểu rõ . Than ôi ! đây há phải là lổi ở một bọn đâu , mà là lổi ở kẻ truyền bá nhầm cho một bọn ấy dấy . Đến như Kỳ Môn , nguyên chỉ dùng chọn sự lành về việc hành binh , không phải về việc Tạo , Táng mà đặt ra , nay đem dung lẫn lộn cả , thật đáng chê cười .

Đây là đem qua loa ra hai mối để chứng minh , còn có nhiều thuyết lầm lẫn , không thể thuật cả ra đây , chỉ xem kỹ bài ca “ Tạo Mẹnh Thiên kim ”của Duong công , “ Kinh Nghi Long ” cùng cuốn “ Âm dương bảo giám “ với lại bài sớ tâu vua của Ngô cảnh Loan , thì không đợi biện luận mà đã biết .

Xét về Kỳ Môn thì đáo sơn , đáo hướng , đáo phương , thích hợp tự nhiên cũng hay , nhưng không nên chỉ cần một môn ấy mà bỏ đi mất cái thể của Tạo mệnh .

BÀN VỀ SỰ NHẦM LẪN CỦA CÁC PHÉP ĐẤU THỦ.

Lý Thái Lai nói : phép của các Nhà mà hổn độn , là đều do thích dùng cát tinh mà ghét hung tinh . Như Toàn tinh Ngao cực Ngọc Hoàng Loan Giá nói : các loại Tinh nguyệt hoa , Sai phương , Lộc Mã , danh sắc đáng yêu , khiến người tham lấy , đâu biết rằng không một Nhà nào có nguồn gốc ngũ hành , mà định cát thần và hung thần , lại không theo Thái Tuế về năm , tháng sinh thòi cát khong phải thực cát , hung không phải thực hung , mà lại đều lập ra môn , hộ , phải nhà này , trái nhà kia , không phù hợp nhau , muốn gòm thu các Nhà lại thời vài chục năm mà không một sự cát , muốn chỉ dung một nhà , lại sợ hãm vào đại hung khi bất trắc , chính là Ngô Công đã bảo hết tất cả đều trôi giàn tan tác ; huống chi trong thiên hạ há có vị danh nhân nào trước thuật , mà dấu họ tên không truyền sao! Đến như phép Đấu Thủ cũng không thể xét được , không biết người nào làm ra , mà nói bịa ra là Đấu Thủ của Dương Công , họ lại chẳng nhớ rằng Dương Công đã mở mang sự huyền bí về Tạo Mệnh ư ! Lại đời xưa đã có câu nói : “ Lập ra Đấu thủ đẻ lừa dối người ta ”, thời đủ biết đó là người đời sau làm giả ra . Vả lại phép kén chọn này chỉ trọng thiên can , không hỏi gì đến địa chi , chuyên trọng Sơn đầu , không đoái đến Long cùng Chủ mệnh , chuyên lấy Nguyên phong , Vũ tài , không dùng Ấn thụ , Tài quan , hoàn toàn trái ngược với Tạo mệnh , Tự tôi bàn ra , các Nhà đều không có ngũ hành chính đán , còn như Dấu thủ ngũ hành , chỉ là đường ngang lối rẽ .Chỉ có Tạo mẹnh ngũ hành dung gồm đủ , đều được thích nghi , đó là con đường chính bằng phẳng . vả lại Sinh sơn , Phù long , Tướng chủ nơi nơi đều đến , những điều xu hướng cát , tránh hung , mọi việc đều yên , đó thực là chính luật kén chọn ngàn đòi vậy . Những thuật sĩ đời nay , động làm là đem Đấu thủ các nhà ra nói , cứ ở trong sách nói gì , hể hợp thì không tránh tất cả hung thần về năm , tháng ,cốt muốn tự ý mình đem cái ý kiến thiên lẹch , làm mê hoặc người nghe và tiêu thụ cái thuật của mình .

Chí quy Am nói : “Phép kén chọn thường lấy chính ngũ hành ,hợp Hậu thiên mà chọn ngày ; còn như phép Đấu Thủ dùng tiên thiên chọn ngày , không hợp biến hóa , đến nổi có cát có cả hung , lại có hợp hóa khí , khắc , tiết lậu tọa sơn , lập tức thấy hung đó ” .

Lưu Thanh Điền dùng Hậu thiên kén chọn , phép ấy chuyên trọng Hóa mệnh , ở chổ Thiên can mà suy , thời giúp đở vào , khiến cho cùng hợp với Tọa sơn , lại được Lộc mã Quý nhân , hội thành cách ,cục , chẳng gì chẳng lợi lớn ; rất kỵ là Hóa mệnh có Thất sát , Dương nhận , Thương quan , Kiếp tài hung giữa Không vong .- Như Khảm sơn thuộc thủy , nên dùng Ất Canh hóa kim lảm cục Ấn thụ , Bình Tân hóa thủy làm cục Tỷ Kiên , hoặc dung Mậu Quý hóa hỏa làm cục Tài ; nếu vậy tất phải lai Long cưỡng vượng , giữ lệnh nhân thì mới cát , nếu không thì chẳng nên .Nếu dung Đinh Nhâm hóa mộc làm cục Tiết khí thì hung tới , dùng Giáp Kỷ hóa thổ là cục Sát , thổ khắc khảm thủy thì rất hung . Đó là lẽ chính về phép chọn ngày .

Nay phép Đấu thủ dung Tiên Thiên kén chọn , lấy Khảm sơn thuộc Thổ , dùng giáp kỷ hóa thổ làm nguyên thần , thì thổ khắc khảm sơn , sao lại chẳng hung ! đấy như “Giệt Man Kinh” trái lại mà dùng sinh vượng . Phương chi Hóa khí cũng tất phải hai chữ hợp nhau mới có thể hóa được . Như Bính Tân hóa thủy tám chữ , có Bính có Tân thì hóa được . Nếu chỉ một chữ Tân không có Bính hợp , là thuần âm không lớn được , chì một chữ Bính , không có Tân phối hợp là thuần dương không hoá được , thì làm sao mà hóa được thủy !Đấu thủ không rõ lẽ hóa hợp đến nỗi hại người không ít . Còn như Kỳ Môn chọn ngày , chỉ Khổng Minh dùng thôi . Nay có kẻ dung Kỳ Môn , có biết Long vận cùng với Tọa sơn khắc hóa không ! Đến như Quách Công trong Điếu Thế , Dương Công trong Tạo Mệnh , chia ra thì hai hợp lại thành một . Đấu Thủ không biết Dương Công Tạo Mệnh , phối hợp với phép Chủ Mẹnh sinh vượng và hợp với phép Lộc mã Quý nhân mà lại bịa ra là Dương Công Dấu Thủ , Đó là giả hại vậy .

Thẩm Tân Chu nói : Việc kén chọn ta từng xét ở trong kinh sử , như việc táng ở trong kinh Lễ , thì năm mới đẻ , tức là năm táng , đó là cổ nhân không chọn năm . Thiên Tử 7 tháng , chư hầu 5 tháng . Đại phu 3 tháng , kẻ quan sĩ 1 tháng mới táng , đó là cổ nhân không chọn tháng . Đến ngày : kinh Lễ có nói ngày cát , nhưng cùng với thuyết ngày nay không đồng nhau ,sao lại biết : vì kinh Thi có nói : “ngày cát duy ngày Mậu , đã bá đã đảo ”.Đòi nay lịch nói trái lại : 6 ngày Mậu không thắp hương ( tức là không cúng ) . Lại nói : ‘ ngày cát là Canh ngọ , đã sai khiến ngựa của ta ‘. Nay nói trái lại bảo ngụa thân là , điều mà người xưa lấy , thì người nay lại kiêng , thì đủ rõ “ sách tục ”không đủ tin . Đến như việc ngoài thì dùng ngày Cương , việc trong thì dùng ngày Nhu , việc tang cũng là việc trong cho nên đời Xuân Thu các ngày tang đều dùng ngày Ất , Đinh , Kỷ , Tân , Quý , chỉ có Tống Cung Công có khác , đó là hai lần biến vậy . Chọn trước 9 ngày rồi sau mới Tiểu tế tiên , gần đây táng trước xa ngày , chọn ngày được gặp can chi sinh , hợp , vượng, mà còn quyết ở bói rùa , phép của Thánh nhân chỉ như thế , đâu há làm thảo thảo . Nay , họa phúc là do trời giữ , người có thể làm được như thế mà thôi , còn như chi của giờ , thì người xưa không bàn đến . Xem như việc lễ cầu cúng trừ tai họa , thì buổi sớm bó lại , không cúng thì buổi quá trưa bó lại ; ngày kỷ sửu mưa không táng , thì giữa ngày canh dần táng , ngày đinh tỵ mưa không táng , thì ngày mậu ngọ xế trưa táng , người xưa có câu nệ về thời khắc , bàn gì vận phúc dài ngắn đâu ! Phương chi người sau sao bằng người đời xưa ; mà sự cát , hung chuyển rời sao hay giữ được , cho nên biết thuật chọn ngày của người đời nay đều do kẻ hiếu sự làm ra , không có gốc vậy . Và người xưa có lệ táng quay lưng về phía Âm , quay mặt về phía Nam , chẳng qua chỉ lấy phương Bính Ngọ Đinh chứ không nhiêu mối vậy ; mới chết thì chôn , có Lổi đạo đâu ! Cho nên việc táng vua Văn vua Võ thì ông Chu Công bói , táng ông Bá ngư thì đức Khổng Tử bói ( bói rùa ) , xem hình vật ở đất , cổ nhân không bỏ , đến việc chọn năm , tháng lành thì theo trong lễ mà thôi . Đời sau mê hoặc về thuyết âm dương của Bách gia , đến nỗi dừng chôn người thân đến vài chục năm , con cháu đã nhiều , đều nghĩ phần riêng tranh lợi , không táng người thân , khiến cho quỷ ( linh hồn người chết ) đi , không thờ cúng gì ,thật đáng thương vậy thay !

Ta từng xem kỹ sách kén chọn của đời nay , như âm dương Tùng thin , Kiến trừ , Kim phù , La thiên , Đô thiên , Lôi đình , Khiên nhập Kim tinh , Ngao cực ngũ vận lục khí , Thái ất Lục nhâm , Kỳ môn vận bạch , lớn nhỏ hơn 10 nhà đều là hạng tiểu nhân , bỉ phu tư tâm xuyên tạc mà vô lý . Gần đây thịnh hành phép Đấu thủ , tuy rằng có nghiệm , nhưng xét về ngũ hành chính lý thật sai lầm nhiều . Chỉ có một nhà Tạo mệnh thấy ở Tống Nguyên Chương, đúng về lý , chính về tâm , lấy Hợp sơn mệnh mà phép Chủ mệnh bỏ . Tử Bình không xa Luân cung 120 vị hung thần , không tôn về Thái Tuế , Bạc cùng 60 vị hung thần , thống xuất ở Táng mã , Lộc mệnh quý nhân , đem Hóa mệnh lấy dùng , lại lấy Tuế vận hợp với Bát quái , khóa Tài cung thì lấy Sơn gia Tứ trụ , khóa Tài cung lấy Mệnh chủ , lý rất nhỏ mà có điêu , cách với thuyết hỗn tạp của các Nhà như trời với vực .

Ta táng 3 đời 6 quan tài đều dùng tạo mệnh , phép khác không xem đến ,không giống người đời bị mê hoặc . Trên không xét Kinh , giữa không nghe Sử , chỉ coi hình tượng của kẻ bói tục , suy ngang xem dọc , trở đi trở lại tự ý làm ra khéo lạ 4 phía quanh nhà , đây phải kia trái , lại cùng biện luận chiêm nghiệm , dù 500 năm không có ngày nào hoàn toàn tốt đẹp .Tự ta xem ra , kẻ kia nói ngày hoàn toàn tốt đẹp , chính là ngày hoàn toàn hư hỏng , đó cố nhiên không đủ tranh luận . Bậc hiền theo lễ , bậc minh giả sử theo Tạo mệnh , còn người tục dùng các Nhà , cũng là đều theo cái sở hiếu của các hạng người mà thôi vậy !.

Sách Khâm định Hiệp Kỷ biện ngụy chép : xét Dấu thủ ngũ hành , không biết khởi ra từ đâu , kẻ làm cái thuyết ấy đều chua là của Dương Quân Tùng ; kịp xem đến Dương Quân Tùng làm sách biên chép , không có một lời nào bàn đến Đấu thủ , thì biết rằng thuyết kia là giả thác .Đời nay vốn cũng không chép , thế mà thuật sĩ bốn phương giữ chặt để làm bí quyết , tất cả người đời không hay biện bác là phải hay trái , không biế thuyết ấy thế nào thì biết là tan tác quá lắm rồi ; như Bính , Giáp ,kỷ hóa thổ , thì lại lấy Giáp , Kỷ độn ra Giáp Kỷ hai can , đến hàng chi tới và cả can , duy cùng cung đều thuộc Thổ mà giáp kỷ lại không thuộc thổ , đại ý ấy đã lìa hẳn tông chi rồi , mà các tên Liêm Trinh , Tham Lang lại không phải nghĩa gốc về biến quái . Do đấy mà suy diễn ra , riêng lẻ làm cát hung cách cục , bèn không nên hỏi tới , cho nên tóm cái cốt yếu lớn mà biện bác , để người coi biết là không có kê cứu ở đâu , không mê hoặc về thuyết ấy , và kẻ kiêu kỳ tự sính về thuyết ấy cũng có thể tự thôi vậy .

BÀN VỀ TUYỂN TRẠCH

Lý Sĩ Tinh nói: "PHÁT PHÚC DO MẠCH ĐẤT, DỤC PHÚC DO GIỜ TỐT". Đời phần nhiều cho việc Tuyển Trạch là việc thừa, mỗi khi gặp huyệt đẹp Hạc Long, không thể phát phúc, mà lại đến họa, đều do toan tính Tuyển Trạch cả. Cho nên Táng Kinh có nói: "Trời sáng soi xuống dưới, đức đất chỡ lên trên, TÀNG THẦN HỢP (ngày) SÓC, THẦN ĐÓN QUỸ TRÁNH", 18 chữ ấy, bao hàm sâu kín, thực ngàn đời về phép Tuyển Trạch. Kinh Nghi Long nói: "CÁT ĐỊA TÁNG HUNG HỌA PHÁT TRƯỚC, gọi là ngày bỏ thây, (khí thi), phúc không tới". Bài ca Tạo Mệnh rằng: "Không được Chân Long, ĐƯỢC NIÊN NGUYỆT THÌ ĐƯỢC GIÀU SANG, NGƯỜI NHÀ THỊNH". Phú Tuyết Tâm nói: "Niên Nguyệt có một mối, hoặc để mất, lại không phải điềm lành của Chân Long, không thế, Sơn Cát, Thuỷ Cát và Huyệt Cát, sao gặp nhiều tai họa, há biết Niên Hung, Nguyệt Hung, Nhật Hung phạm phải mà không biết". Do đó mà xem, thì phép Tuyển Trạch, chẳng quan trọng ru! Song phép ấy tuy đầu tiên do Quách Phác đời Tấn, nhưng thời ấy lại có Táng Kinh, mà nghĩa Niên Nguyệt chưa tường ở đời. Kịp đến đời Đường có Dương Quân Tùng tiên sinh làm ra thiên Tạo Mệnh, rồi Nghi Long Kinh, Cứ Tự Tự Thiên Kim Ca, mà nghĩa lý phép ấy rõ ràng. Cho nên Huyệt Pháp, Thuỷ Pháp, Khắc Trạch Pháp, coi phép nào không gốc ở Dương Tăng, tức là thiên lệch. Sở dĩ bài sớ tâu vua của Ngô Cảnh Loan có nói: "Cốt yếu về Niên, Nguyệt, không bằng Tạo Mệnh diệu về Thể, Dụng, có thể đoạt được thần công". Lưu Thanh Điền nói: "Dương Công trọng về Tạo Mệnh, Quách Phác trọng về Điếu Thế, lý chỉ là một". Thế nào là Tạo Mệnh? Ôi! Người ta sinh ra có Mệnh, chết còn có Mệnh sao? Vì nói người ta chết về dưới đất, mà kén chọn được kỳ tốt, tức như mệnh người chết sống lại. Lại nói: "Mệnh người sống, bẩm thụ ở trời, không thể tự mình tạo ra được, Mệnh Tạo Táng có thể tự ta tạo ra được cho nên gọi là Tạo Mệnh.

Thụ Sơn, Phù Long, Tướng Chủ, hoàn toàn ở Tứ Trụ sinh phò, phép này giống như Tử Binh, trước xem Nguyệt Lệnh có khí, rồi bàn đến Tài, Quan, Ấn Thụ, thế bảo rằng dùng thần không thể có tổn thương, lấy can rất nên Kiện, Vượng, cốt yếu thành Cách thành Cục. Hoặc là Thiên Nguyên (Can) nhất khí, Địa Chi nhất khí, hoặc Củng Lộc Củng Quỷ, (duy Mã không nên củng, Mã Củng thì không đi), hoặc Đôi Lộc, Đôi Quý, hoặc Xung Lộc, Xung Quý (Quan, Ấn, Mã thì không nên Xung, vì Quan Xung thì bị hình, Ấn Xung thì bị khuyết, Mã Xung thì tán, duy Khố [Mộ] thích xung. Sách nói rằng: "Xung khai Mộ khố thấy thịnh vượng).

Đó là Đại Bát Tự (tám chữ lớn), nhưng khó được nhiều, cũng bất tất câu nệ hết cá, tóm lại Bổ Long, Bổ Sơn, Tướng Chủ Mệnh làm chủ yếu, rất kỵ Hình, Xung, Khắc Tiết. Bổ Long, Sơn phần nhiều dùng Địa Chi (bát Can Long thì lấy Đôi Lộc, Đôi Quý, hoặc theo Can Ngũ Hành, lấy Cục Tam Hợp, hoặc Cục Nhất Khí, như Mão Long Sơn thì dùng loại Tứ Mão, nhưng không dễ dàng được, thật sợ NGUYỆT GIA CÓ BẤT KHÔNG. Có nhiều nhà sư cùng các trưởng lão cũng có lấy Tứ Trụ Nạp Âm, Bổ Long Vận Nạp Âm). Bổ Chủ Mệnh phần nhiều dùng Thiên Can (hoặc Mệnh Tỷ Kiên nhất khí, hoặc Ấn Thụ, hoặc hợp Quan hợp Tài, hoặc Tứ Trụ Thiên Can, Lộc Quý, Xu Mệnh; lại hoặc Xu Mệnh, lại Mệnh mà Lộc Mã Quý Nhân đến Sơn, lại bổ Long mạch, đó là Khóa thượng thượng cát). Thư rằng: "Lực của Thiên Can chậm mà sơ, lực của Địa Chi lớn mà mạnh; Địa Chi phần nhiều lấy Tam Hợp, Thiên Can phần nhiều lấy Ngũ Hợp", bảo rằng Tam Hợp Ngũ Hóa mới Quý, là thế đó, CÁCH CỤC LÀM THỂ, CÁT TINH LÀM DUNG. Trước nên chọn được Niên, Nguyệt, Nhật, Thời, rồi sau tra Hung Thần, Cát Tinh thì theo, Hung Tinh thì tránh , Thể Dụng gồm đủ, là Khóa thượng cát, đó là ý chỉ về Tạo Mệnh. Từ đời Đường Huyền Tông sợ dân gian biết nghĩa Âm Dương, XUỐNG CHIẾU CHO MỘT BỌN NHÀ SƯ SOẠN RA KINH ĐÔNG HÀM, LÀM LẪN LỘN NGŨ HÀNH, LỘN TRÀNG SINH, VƯỢNG, LẠI DÙNG HƯU TÙ. Từ đó đua nhau là ra thi ca, trôi nổi lìa tan, rồi có thuyết các Nhà. Các Nhà ấy là gì? Kiêu này, Mã này, Lôi Đình này, Đầu Thủ này, Chu Tiên này, nào các loại Tứ Lợi Tam Nguyên, Hoàn La, Tử Đàn, Ngũ Vận Lục Khí, Sai Phương Lộc Mã, Kim Tinh Ngao Cực, Xuyên Sơn Thâu Địa, Lục Nhâm Kỳ Môn, tính cộng có đến hơn 10 Nhà, tất có thuyết của nhà nào đó, ý kiến không hợp, bàn luận không hơp. Họ đều nói: "y như ta thì cát, không thì hung tới". Như Cát Thần, Hung Thần, không dưới 110 loại. Thi ca khởi lệ lên, hoàn toàn không lý nghĩa thông thư, cũng noi theo vài trăm năm, mà chưa ai biết được cái lầm lẫn, gián, hoặc có kẻ biết, cũng cứ chép theo lệ cũ, không hay trừ bỏ sự dối trá. Ta nhân theo nghĩa làm con, không thể không biết về Địa Lý, cho nên cũng thích Âm Dương, lại để tâm kén chon. Năm Quý Dậu lên Hiên Thư Gia thính có người giỏi, nhân đó được lưu tâm xét chứng, rộng mời người thuật sĩ danh tiếng, ban ngày cung nhau lên chơi gò núi; ban đêm cùng nhau giảng bàn Lý Khí, nhưng về một phép Tuyển Trạch, vẫn trộm có nghi ngờ. Thuyết của các Nhà bời bời không thống nhất, lời bàn về Hung Thần, các loại đáng sợ, bỏ hay lấy không được, gồm thu cả cũng không thể được. Đầu Thủ tuy thời đang thịnh hành, mà lời bàn chẳng qua Nguyên Thần, Vũ Tài, Huyền Quan Phiên Hóa, vả lại lý không hợp. Như Nhâm Tí Sơn là Mộc Thuỷ, kẻ kia thì cho là Thuỷ, Tí cũng là Thuỷ, kẻ nọ thì cho là Hỏa, đến Ngũ Khí cùng Chính Khí tương phản lại nhau, hợp nhau chẳng qua lục Sơn thôi (Dần = Mộc, Canh Dậu = Kim, Mậu = Thổ, Bính Ngọ = Hỏa). Thông thư bây giờ phần nhiều phụ hội, như các loại Phát Vi Tử Minh, Tam Thai, Ngao Đầu, Tượng Cát, chỉ biết nêu để treo bài, suy ngang xem dọc, có 1 Nhà thì đủ 1 Nhà, có 1 thuyết thì chép một thuyết, nhân thể cẩu thả, lấy ngoa truyền ngoa. Từ trước đến giờ chẳng có ai thẳng nêu phải, trái, thực, giả, mà các thuật sĩ chỉ lấy sự thấy thấy nghe nghe, nhớ kỹ thi ca, tập thuộc cách tính bàn tay, chẳng qua chỉ "án đồ tác ký" (rập theo khuôn cũ) y dạng vẽ "hồ lô".

Qua năm Đinh Sửu ta lại lên phương Bắc, đi khắp kinh đô Kim Lăng, tìm đủ các sách của các danh hiền đời xưa về Âm Dương Tuyển Trạch, tra xét xem cho rõ ràng, được bài luận có danh tiếng của các vị tiên hiền, với lại bản tâu của đời Tống Nguyên Chương, thấy được lý chân nghĩa thực, chính xác, không đổi, sau mới biết sự hỗn tạp của các Nhà, và sự câu nệ của các thuật sĩ tầm thường, được hay mất rất rõ ràng.

Vậy thì phép Tuyển Trạch nên như thế nào? Tất lấy Tạo Mệnh của Dương Công làm chủ yếu. Gồm xét Điếu Thể của Quách Công, còn các Đầu Thủ không thể dùng được. Đến Cát Thần, Hung Thần cũng nên bàn riêng biệt: có Đại Sát, Trung Sát, Tiểu Sát; Đại Sát thì tránh đi, những loại: Tuế Phá, Tam Sát, Âm Phủ, Mẫu Kỷ Đô Thiên; Trung Sát thì y theo lý của Ngũ Hành để chế đi, như những loại Chá Thoái, Kim Thần, Hỏa Tinh, Quan Phù; Tiểu Sát thì chỉ lấy Cát Tinh chiếu vào mà thôi, chẳng thế mà sao mà trong 360 ngày, lại không có ngày phạm cố. Lại nên xét gốc nguồn Hung Thần, lý của trời đất không ngoài Ngũ Hành, hoặc theo Thiên Can Ngũ Hành, hoặc theo Địa Chi Ngũ Hành, Tam Hợp Ngũ Hanh, Bát Quái Ngũ Hành, Nạp Âm Ngũ Hành. Tất theo mấy loại này mới là đích thực, nên không theo các loại ấy dù có thi lệ đủ chứng cứ, đều thuộc vào ảnh hưởng của bọn làm giả dối.

Đây là đại khái kể sơ qua, còn như làm luận thuyết, ngỏ hầu không mất khổ tâm vài chục năm. Về sau có người làm ra, hoặc lấy lời của ta làm không lầm lẫn vậy!

BÀI BIỂU CỦA NGÔ CẢNH LOAN DÂNG QUYỂN ÂM DƯƠNG

THIÊN CƠ

Thần nghe người xưa nói rằng: Làm lịch như Tử Thân nước Lỗ, Tỳ Tập nước Trịnh, Tử Vy nước Tống, Cam Công nước Tề, Đường Muội nước Sở, Doãn Hoàng nước Triệu, Thạch Tân nước Nguỵ đều biết rõ lý ấy. Đời Hán thì có các sử, sách vấn điều đối, tuy nguyên là chính lý Ngũ Hành điềm lành biến đổi mà lẫn lộn thuyết Tiêm Vỹ Thuật Số, phụ hội bàn luận xuyên tạc, không rõ lẽ chính, làm càn nhiều mối. Quách Cảnh Thuần đời Đông Tấn có Táng Cát, chỉ lấy Lý Khí suy sáng ra, mà cũng chưa nói cái cơ sở dĩ nhiên, đến khi chết thì mất truyền. Từ đời Tuỳ Đường trở về sau, ngoa dối càng quá lắm, đặc biệt sai bọn THÁI THƯỜNG, BÁC SĨ, LÃ TÀI, THUẬT CÁC SÁCH CỬU LƯU, THUYẾT ÂM DƯƠNG THUẦN DÙNG QUÁI LỆ, CÂU NỆ DÙNG NGŨ HÀNH, LÀM HẠI CÀNG LẮM. Đời Đường trong niên hiệu Vĩnh Huy Cao Tông, ở huyện Văn Hỷ, tỉnh Hà Đông có Khâu Diên Hàn được thân nhân trao cho chính kinh, bèn hiểu rõ Âm Dương, y phép hãn trạch, đều được cát cả. Trong đời Khai Nguyên có sao khí giao nhau hiện ra, Triều Đình lo lắm, bèn sai cắt bỏ Sơn cửu thực ra là Sơn do Diên Hàn làm ra. Vua xuống chiếu bắt, tìm khắp trong dân gian không được, lại xuống chiếu tha tội, vời đến cửa nhà vua. Huyền Tông hỏi thuyết Âm Dương, rồi ban cho Tước. Diên Hàn bèn lấy sách "Sư Thụ Thiên Cơ", và cả ba quyển tự làm ra Lý, Khí, Tâm Ấn, dâng trình; vua Huyền Tông khen được, lấy tráp ngọc hòm vàng, cất vào trong kho, làm quốc bảo lâu đài. Lại lo dân gian có kẻ biết rõ thuật ấy, CHỪNG ẤY TRONG CUNG NUÔI MỘT BỌN NHÀ SƯ LÀM KINH SƠN HÀM, ĐỂ LÀM RỐI LOẠN SỰ THẬT, CHUYÊN LẤY NGŨ HÀNH LÀM LỆ, CÂU NỆ LẤY 28 TƯỚNG, ĐẾN NHƯ PHÁP BIẾN QUÁI, ĐỀU ĐẢO TRÀNG SINH VƯỢNG TẤT CẢ, LẠI DÙNG HƯU TÙ. Từ đó hơn 200 năm, chẳng lại có chính kinh, vua Hy Tông chưa kịp làm thành sách, thì giặc phạm vào Kinh khuyết. Triều Đình thất thủ, Công Thuỷ Tăng cùng với Dương Ích Tử ở trong quân, lấy trộm của ở trong kho Quỳnh Lân, có Ngọc Hầu chữ triện, là sách "Quốc Nội Thiên Cơ", xem ra thì là sách của Diên Hàn tiên sinh, nhân đó được sách, trốn về Giang Hữu mà tên tuổi Dương Tăng mới được rõ rệt. Lý Tư không chịu làm Tiết Chế Giang Nam thú cầu xin làm quân sư Nam Khang, Ông Thường sợ Quốc Gia nghe biết, tất lại dẩm vào vết xe của Diên Hàn, bèn ở trong Dinh Thứ Sử phí Đông, sai Bang Thạch lãnh sách dấu đi và lấy phép Thanh Điểu Quỷ Vận lẫn lộn vào. Mới về sau Thi Ca đua nhau làm ra, trôi nổi lìa tan, mà chính kinh thì im lìm lâu vậy.

Đức Thái Tổ Hoàng Đế ta, nhất thống thiên hạ, nhân nghĩa thấm khắp, bốn bể một nhà, dân sinh ngày càng nhiều, người và gỗ càng lắm. Khi mới lên ngôi, thấy Địa Lý Thư có nhiều sai lầm, để luỵ đến vua rất nặng, đặc chiếu các nho thần viện Hàn Lâm, quản đốc các quan thuộc ở tòa Tư Thiên, nghiên cứu tinh tuờng Âm Dương cách cho tên sách là "Địa Lý Tân Thư", ban cho lưu hành ở đời, thực là thế đức của trời, và lòng nhân yêu dân không bờ bến. Thần trộm xem sách ấy, còn hối hận rộng rãi quá không biết về đâu, không phân biệt ngọc đá, còn sợ người đời bỏ lấy. Cúi nghĩ phụ thân là Khắc Thành thẹn là nhỏ hèn, biết chút bói toán, nhà nghèo bốn vách trống rỗng, nhờ nghề mọn đó để kiếm nuôi song thân, còn hận chưa biết đến huyền diệu, nghe ở núi Hoa Sơn, có người xứ sĩ là Hy Di Trần Đoàn biết sâu đạo trời cái cơ Âm Dương, tính mệnh, họa phúc, không ngại xa vài vạn dặm, đi đến tỏ học, bèn được truyền cho cuốn Tiên Thiên Dịch Số - Thanh Nang Tâm Pháp. Theo ngược lên nguồn gốc thì Hy Di được Tăng Văn Sơn truyền cho, Sơn được Dương Ích truyền cho. Đem về thử nghiệm, không gì không trúng, không may mất sớm, không được đời biết. Bấy giờ thần còn nhỏ, chưa biết gì cả, Tổ mẫu thần là Trương Thị cất cuốn sách đi, khi thần đã lớn, Tổ Mẫu trao sách cho xem, biết chút đại nghĩa, lớn lên theo thầy học, mới nghiên cứu kỹ thuyết đó, biết được cái nên dùng, thỉnh thoảng có kén chọn làm, may được vạn ứng, xóm làng quận ấp, nổi được danh tiếng nhỏ. Niên hiệu Khánh Lịch năm Tân Tỵ, có chiếu vua hỏi tìm người thuật sĩ biết rõ Âm Dương, quận huyện chọn cử thần, nhưng thân tự liệu Học sơ hạnh bạc, không dám vâng chiếu, nhưng quan Hữu Tư dục gấp lắm, mới dám lên đường, cho nên ở dưới cửa khuyết đợi tội, được đải ơn vua hỏi về sự huyền diệu Âm Dương, chiếu cho thần dâng nạp cuốn "Sư Thụ Thiên Cơ", và "Lý Khí Tâm Ấn", thần kính cẩn chua thêm, đưa hết cả lên vua xem.

BÀI BIỂU CỦA NGÔ CẢNH LOAN NÓI VỀ TUYỂN TRẠCH NGŨ HÀNH

Lũ thần thật run thật sợ, cúi đầu dập đầu, kính đem cuốn Ngũ Hành dâng trình. Tiên Thiên Hậu Thiên, tiết thân công không lường được: Long Vận, Sơn Vận, tỏ Thể Dụng chung không cùng. Nguyên đức của vua đều nghe biết cả, gốc ở Khôn nguyên che chỡ đầy. Thần lên thích thấy, rợ, chợ đều xem. Lũ thần thật run thật sợ, cúi đầu dập đầu, trộm nghĩ: Âm Dương Ngũ Hành, gốc nguồn xa lắm. Hà Đồ Lạc Thư, vua Hy vua Vũ mở rộng chỗ thiết yếu; Thanh Nang Kim Quỹ, Quản Quách tiết lậu cái chân cơ. Này chính khí Ngũ Hành, Hồng Phạm Ngũ Hành, Bát Quái Ngũ Hành, môn loại vốn không đồng, hoặc chính về Phương Vị, hoặc bàn về Hướng Cục, hoặc cùng đến Sơn Vận, lấy dùng há không để riêng rẽ, phép TUYỂN TRẠCH tốt lành, chẳng gì bằng Tạo Mệnh. Cái hay của Thể Dụng, có thể đoạt thần công, đó là bí yếu của Ngũ Hành, há chẳng phải của quý cho vạn thể. Nay cúi gặp Hoàng Đế... ngửa xem thiên văn, cúi xét địa lý, coi Nghiêu Thành Thang thuộc cả đồ bản, coi Vũ mênh mông, đều về thống trị cả. Trong Nhà toan tính cai trị, tôn trọng, tiết chế, dưới thì nhẹ nhàng, thực là vị vua đại hữu vi, là vị chúa phi thường. Cúi nghĩ lũ lần, tìm làm số mặc, và đọc sách nho, noi dòng ngược đến nguồn cùng cực, biết chút Khắc, Trạch, rất rõ cơ trời, biến định 2 vận, nối trời dựng cõi, giữ gìn xã tắc lâu dài; ra phương Chấn kế đến phương Ly, vỗ yên bản đồ nhà vua và củng cố, Ngũ Hành rõ rệt dùng, mừng động đến Thiên Nhan, cõi xa xôi hẽo lánh, nơi nơi ban hành, bẻ quế trời băng, người truyền thụ. Lũ thần không xiết xem Trời ngựa Thánh, rất là sợ hãi, kính lấy cuốn Ngũ Hành dâng lên vua xem.

Kính xét Thiên Cơ bí thư bản về Ngũ Hành có 6 khoản:

1. CHÍNH NGŨ HÀNH LẤY ĐỘN LONG VẬN

(Không bàn ngang, chéo, chính thụ, chỉ đem vào đầu một chút mạch tới, Dương thuận Âm nghịch, lấy Nguyệt Kiến và cung giữa, sau ngày Đông Chí thì thuận độn, sau ngày Hạ Chí thì nghịch độn, để tìm Bát Cung, xem sinh khắc, vượng, tiết, để đoán cát hung. Đây chỉ bàn Bát cung, không bàn Nạp Âm chịu khắc)

2. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH LẤY ĐỘN SƠN VẬN

(Xem Nạp Âm thuộc Sơn Vận, khắc niên, nguyệt, nhật, thời thì TỐT; không nên niên, nguyệt, nhật, thời tới khắc Sơn Vận thì XẤU. Niên, nguyệt, nhật, thời sinh Sơn Vận thì TỐT; Sơn Vận sinh niên nguyệt, nhật, thời thì XẤU. Hỉ lợi thì tốt. Nếu khắc Sơn mà có chế có hóa, đều dùng được)

3. BÁT QUÁI NGŨ HÀNH LẤY CỤC ĐỘN HƯỚNG

(Độn Hướng Vận Nạp Âm sở thuộc KỴ niên, nguyệt, nhật, thời xung khắc, nhưng Sơn với Hướng khó được hợp cả hai, NÊN LẤY SƠN LÀM CHỦ, Hướng bất tất hợp cũng được.

4. HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH LẤY ĐỘN THUỶ VẬN

(Độn Thuỷ Vận Nạp Âm sở thuộc KỴ niên, nguyệt, nhật, thời, xung khắc, như Ất Sửu KỴ Kỷ Mùi niên, nguyệt, nhật, thời xung khắc, dư phỏng đây mà suy)

5. SONG SƠN NGŨ HÀNH LẤY LUẬN TAM HỢP

(Luận Tam Hợp không luận Độn Vận, như Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất 6 Sơn đó luận Hỏa, nên dùng Cục Dần Ngọ Tuất bổ vào; Khôn Thân, Nhâm Tí, Ất Thìn 6 Sơn đó luận Thuỷ, nên dùng Cục Thân Tí Thìn bổ vào; 6 Sơn Càn Hợi, Giáp Mão, Đinh Dậu, Quý Sửu, bàn Kim, nên dùng Cục Tỵ Dậu Sửu mà bổ. Đây 2 Sơn mà dùng Cục Tam Hợp bổ vào Sơn, ĐÓ LÀ NGŨ HÀNH RẤT KHẨN YẾU)

6. HỖN THIÊN NGŨ HÀNH LẤY HỢP QUÁI LỆ

(Bàn quái lệ không bàn Độn Vận như 2 quẻ Càn Đoài thuộc Kim, cho nên 6 Sơn Canh Dậu, Tân Tuất, Càn Hợi, nên dùng Kim niên, nguyệt, nhật thời bổ vào; 2 quẻ Chấn Tốn thuộc Mộc 6 Sơn Giáp Mão, Ất Thìn, Tốn Tỵ, nên dùng Mộc niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào; Quẻ Khảm thuộc Thuỷ, cho nên 3 Sơn Nhâm Tí Quý, nên dùng Thuỷ niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào; Ly thuộc Hỏa, cho nên 3 Sơn Bính Ngọ Đinh, dùng Hỏa niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào; Hai quẻ Khôn Cấn thuộc Thổ, cho nên 6 Sơn Mùi, Khôn, Thân, Sửu, Cấn, Dần dùng Thổ niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào)

Lục gia Ngũ Hành đều có phép lấy, hợp nên gồm xem cả Thể và Dụng đều làm không trái, thì đoạt được thần công, đổi được Mệnh Trời, tạo phúc hưởng ứng. Đấn tiên sư dùng đấy, đã nghiệm ở trước rồi. Còn như Thế Tục không xét các NGŨ HÀNH, mà chỉ chuyên dùng Bản Ngũ Hành nhất định, sao hay tạo phúc cho đời được.

nguồn: huyenkhonglyso.com

Share this post


Link to post
Share on other sites