Posted 12 Tháng 9, 2009 Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương Kết quả công tác của các nhóm nghiên cứu về thời kỳ lịch sử Hùng Vương đã cho biết tương đối rõ ràng-ít nhất là ở giai đoạn cuối-tình hình nhiều mặt của nước Văn Lang xưa. Chúng ta cỏ thề ước đoán số dân nước Văn Lang có khoảng trên dưới 1.000.000 người, bao gồm nhiều thành phần dân tộc sống trên miền đất suốt từ phía nam Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc, cho tới miền Bắc Bộ và bắc Trung Bộ mà trung tâm là vùng giáp ranh giữa trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Chúng ta đã nhận thức được vai trò chủ đạo của nghề trồng lúa nước trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Người thời đó có thể đã biết dùng cày. Nghề luyện đồng đã đạt tới đỉnh cao. Những chiếc trống đồng nổi tiếng đã làm kinh ngạc cả những người thợ đúc giỏi đời nay. Những công cụ sản xuất bằng đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lười câu, giáo đã nhiều hơn các công cụ đá. Dấu vết đồ sắt đã được tìm thấy ở một số di chỉ, hiện tượng này cho phép giải thích nền tảng hiện thực của hình tượng roi sắt và ngựa sắt trong câu chuyện người anh hùng làng Dóng ở thời Hùng Vương. Cái xã hội tổ chức còn giản dị với những thành viên thuần phác đời đời cần cù lao động này cũng đã nảy sinh mâu thuẫn. Quân đội đã ra đời, nhưng có quân đội thường trực hay chưa là điều cần tiếp tục nghiên cứu. Dù người chiến binh đồng thời là người sản xuất, vũ khí đồng thời cũng có thể là công cụ sản xuất (rìu, giáo, lao, mũi tên), thì ta cũng đã thấy được ràng xã hội thời này đã nhiều phen biến động. Mọi mặt của xã hội cuối thời Hùng Vương được tiếp tục bảo tồn và phát triển trong thời kỳ lịch sử An Dương Vương ngắn ngủi và cả về sau này nữa. Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi. Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu liên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt. Vào nửa sau thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nước Âu Lạc ra đời (2). Về năm mở đầu của nước Âu Lạc còn có những ý kiến khác như: Năm 257 trước Công nguyên (theo Đại Việt sử ký toàn thư); Năm 210 trước Công nguyên (theo L.Ô-rút-xô); Năm 208 trước Công nguyên (theo Đào Duy Anh) khoảng trước sau thằng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần. Nước Âu Lạc là sự sát nhập của hai thành phần Âu và Lạc (3) Xem thêm Nguyễn Duy Hinh: Bàn về nước Âu Lạc và An Dương Vương.-Khảo cổ học, Hà Nội, số 3-4, tháng 12-1969, tr.145-150. Tác giả cho rằng chỉ có người Lạc Việt nói chung, Tây Âu, Tây Âu Lạc hay Âu Lạc chỉ là tên của một nước của người Lạc Việt). Cuộc “Chiến tranh” Thục-Hùng thực chất chỉ là sự xung đột nội bộ trong tiến trình hình thành dân tộc, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Căn cứ vào sự ghi chép của sử cũ, không thấy nêu rõ sự tình một cuộc chinh phục. Truyền thuyết cũng không coi An Dương Vương như kẻ thống trị ngoại tộc, và căn cứ cả vào nhưng phát hiện khảo cổ học, không thấy có một văn hóa vật chất riêng biệt của thời kỳ An Dương Vương, ta có thể thừa nhận An Dương Vương vốn cũng là “Hùng gia chi phái” (4 Xem Thục An Dương Vương tiên đế ngọc phả cổ lục, và Trưng nữ Vương triều âm phủ nhất vị công chúa ngọc phả cổ lục) đã tiếp nhận cơ đồ Hùng Vương, kế tục còng việc dựng nước và giữ nước buổi đầu lịch sử. Âu Lạc chỉ là sự tiếp nối của Văn Lang trên một mức phát triển cao hơn. Về mặt tình cảm dân tộc cũng vậy, nhân dân ta bao đời nay đều trân trọng kính thờ cả Vua Hùng lẫn Vua Thục. Vua chúa của các triều đại về sau đều gia phong mỹ tự, coi cả Vua Hùng và Vua Thục là những vị “hộ quốc tý dân”. Hàng năm đền Hùng mở hội lớn, thì hàng năm đền An Dương Vương cũng mở hội không kém phần long trọng. Nhiều năm tìm kiếm, khai quật trên địa bàn nước văn Lang và Âu Lạc cũ, người cán bộ khảo cổ học chỉ thấy rõ nét một nền văn hóa chung, liên tục phát triển từ thời vua Hùng cho mãi tới thời khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ nảy sinh từ thời các vua Hùng cho tới mãi thời thuộc Đông Hán mới có thể tạm gọi là ngừng phát triển như một nền văn hóa độc lập. Ngay trên mảnh đất Cổ Loa, khu kinh đô của vua Thục, khảo cổ học đã phát hiện một trung tâm sinh hoạt liên tục của con người suốt từ thời đại đồng sớm (văn hóa Phùng Nguyên) cho tới ngày nay trong đó bao gồm thời kỳ An Dương Vương, mà đại diện cho văn hóa vật chất thời này là di tích thành Cổ Loa và di chỉ khảo cổ học Đường Mây. Di chỉ Đường Mây được xếp vào nhóm di chỉ Đường Cồ, đã bước sang thời đại sắt sớm (1 Nhóm di chỉ Đường Cồ gồm khá nhiều di chỉ như Đường Cồ (Phú Xuyên), Vinh Quang, Chiều Vậy (Hoài Đức), Đại Áng (Thường Tín), Nam Chinh (Ứng Hoà) thuộc tỉnh Hà Tây; Đình Chàng, Đường Mây (Đông Anh), Gò Chua Thông (Thanh Trì) thuộc Hà Nội). Những di vật đá, đồng, sắt, gốm dù có mang đặc điểm riêng nhưng thể hiện rõ ràng tính bản địa, kế thừa đặc điểm của giai đoạn Gò Mun và rất gần gũi với hiện vật Đông Sơn. Có người đã gọi nhóm Đường Cồ là loại hình Bắc Bộ của nền văn hóa Đông Sơn. Vậy từ Đường Mây của đất thành Cổ Loa, nhóm Đường Cồ và cả một phần văn hóa Đông Sơn rực rỡ có thể được coi như văn hóa vật chất của thời kỳ lịch sử An Dương Vương đậm đà tính dân tộc tuy một số ảnh hưởng của văn hóa Chiến Quốc-Hán đối với văn hóa Việt Nam giai đoạn này là sự thực hiển nhiên. Nhà Tây Hán kế tiếp nhà Tần duy trì quốc gia thống nhất và ra sức bành trướng thế lực, nhưng buổi đầu chủ yếu vẫn là phát triển về hướng bắc và hướng tây. Còn ở phía nam, ảnh hưởng Hán vẫn chưa đậm nét. Cho tới thời thịnh đạt nhất-đời Hán Vũ Đế-phong, kiến Hán mới chinh phục được Nam Việt (Triệu Đà) và tràn xuống địa phận Văn Lang-Âu Lạc. Tuy nhiên văn hóa Tây Hán vẫn chưa chiếm được địa vị đáng kể. Cho tới nay, tình hình khai quật và điều tra khảo cổ học vẫn chưa cung cấp thêm tư liệu gì để có thể thay đổi nhận định trên. Dấu vết văn hóa Tây Hán khá mờ nhạt trên khắp vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. Ngược lại, bước sang thời Đông Hán tình hình thay đổi hẳn. Số lượng lớn những ngôi mộ gạch Hán cùng những vật tùy táng đồng thời với rất nhiều di vật tìm thấy ở những di chỉ lớn, các trung tâm hành chính, kinh tế đương thời như Luỵ Lâu (Hà Bắc) khiến ta đoán nhận được ngày một sự thay đổi đột ngột, mạnh mẽ, tựa hồ như một bước ngoặt gấp khúc của những đặc điểm văn hóa vật chất trên đất Việt Nam. Hiện tượng này giúp ta xác định rõ đặc điểm bản địa vẫn chiếm địa vị chủ đạo trong bộ mặt văn hóa vật chất của những thời kỳ lịch sử ngắn ngủi tiếp sau hời kỳ Hùng Vương: từ thời Thục An Dương Vương, qua thời thuộc Triệu cho tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổi tiếng, chấn động cả triều đình Đông Hán. Từ những di vật khảo cổ học, có thể sơ lược suy ra một số nét của xã hội thời kỳ An Dương Vương như sau: người Âu Lạc vẫn tiếp tục xây dựng nơi ở bằng những ngôi nhà sàn kể những cánh đồng lúa, vẫn mặc theo kiểu đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy, những ngày hội vẫn đội mũ cắm lông chim hay bông lau cao vút trên đầu, vẫn tiếp tục đúc những trống đồng, thạp đồng nổi tiếng, vẫn dùng những vũ khí giáo, lao, rìu lưỡi xéo, rìu gót vuông các loại bằng đồng có trang trí hoa văn hình thuyền, người hoá trang lông chim và động vật hươu nai sinh động và đẹp, v.v... Công cụ bằng kim loại đã thay thế những công cụ sản xuất bằng đá. Những lưỡi cày đồng hình lá tìm thấy tại xóm Nhồi (Cổ Loa) khỏe hơn, dày hơn, kích thước lớn hơn tất cả những lưỡi cày đã tìm thấy chứng minh một sức kéo lớn hơn, một năng suất cao hơn, một kỹ thuật tiến bộ hơn trong nông nghiệp. Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của đồ sắt. Phàn lớn dấu vết sát tìm thấy trong các di chỉ khảo co học không còn rõ hình dáng công cụ vì sắt chóng gỉ và đã gỉ thì rất mau mất nguyên dáng-một mặt là bằng chứng cho một bước tiến lớn trong sức sản xuất, mặt khấc là bằng chứng để cải chinh nhận thức có phần phổ biến từ lâu là Việt Nam mới có sắt từ thời thuộc Hán và do người Hán truyền bá sang. Sắt bước vào đời sống con người thời đó đã cắm một cái mốc quan trọng trong lịch sử. Sức sản xuất tăng lên, kéo theo một loạt những biến đổi lớn trong xã hội Âu Lạc, mà hiện vật khảo cổ đã là minh chứng hùng hòn. Nếu ở cuối thời Hùng Vương sự cách biệt giàu nghèo đã có (1 Sự khác biệt về số lượng những vật chôn theo trong các ngôi mộ ở Đông Sơn trong lần khai quật năm 1970 đã phản ánh rõ ràng điều này), thì ở thời An Dương Vương sự phân hóa giai cấp càng rõ nét. Điều này không chỉ là suy luận. Những chứng cớ về một quân đội thường trực lớn mạnh, những dấu tích của một công trình quân sự-thành Cổ Loa-độc đáo, to lớn đã chứng minh cho điều nòi trên. Kho tên đồng hàng vạn chiếc tìm thấy ở Cầu Vực (Cổ Loa) là một phát hiện khảo cổ học hiếm thầy không những trong nước mà cả trên thế giới. Những đầu mũi tên đồng 3 cạnh tương đối lớn về kích thước và khá đặc biệt về kiểu dáng này là cơ sở tốt để giải thích câu chuyện truyền thuyết về nỏ thần. Hầu như mọi người đều chấp thuận ý kiến cho rằng chuyện nỏ thần phản ánh sự xuất hiện một loại vũ khí mới rất lợi hại có thể bắn một lúc nhiều mũi tên, hoặc ít nhất là cải tiến một thứ vũ khí có tác dụng sát thương cao. Việc sản xuất vũ khí cũng có tổ chức quy mô, đội quân thường trực được trang bị chính quy hơn hẳn thời trước. Kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu cũng có một bước tiến mới đồng thời với việc xây thành phòng ngự. Việc xây dựng thành quách và sự xuất hiện chiến thuật chiến đấu phòng ngự trong thành rất phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới: bên trong thì mâu thuẫn giai cấp đã nảy sinh mạnh mẽ, bên ngoài thì sức ép bành trướng của xâm lược nước ngoài tăng lên. Thành Cổ Loa với dấu tích hiện còn là một tòa thành vào loại lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cho tới nay, chúng ta chưa phân tách bạch được đoạn nào, phần nào được đắp thời Vua Thục, đoạn nào, phần nào do các đời sau tu bổ hay làm thêm. Nhưng những lát cắt thành đã cung cấp chứng cớ để có thể thừa nhận: về cơ bản những lũy thành quanh co hiểm trở vốn là cấu trúc của tòa thành xưa. Từ đấy có thể nhận thấy một tổ chức quân đội khá mạnh “giỏi cung nỏ, thạo thủy chiến”. Quân đội này đã chặn đứng được những cuộc tiến công quân sự của Triệu Đà, buộc họ Triệu phải viện tới những âm mưu xảo quyệt mới chiếm được cơ đồ Âu Lạc (1 Truyền thuyết nỏ thần kể nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc là do hoạt động gián điệp của Trọng Thủy lấy cắp được lẫy nỏ thần của vua Thục. Sử kỷ chép: “Cao Hậu chết tức bãi binh, Triệu Đà nhân lúc đó uy hiếp biên cảnh và lấy của cải đút lót khiến Âu Lạc thần phục”. Như vậy cả truyền thuyết lẫn sử sách đều thống nhất việc Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc là không phải do một thắng lợi quân sự). Trong mấy chục năm tồn tại của nước Âu Lạc (2 Chúng tôi lấy năm kết thúc của nước âu Lạc là 180 (hoặc 179) trước Công nguyên bằng vào Sử ký: “Cao Hậu chết tức bãi binh, Triệu Đà nhân lúc đó uy hiếp biên cảnh và lấy của cải đút lót khiến Âu Lạc thần phục) kề vai sát cánh bên nhau, người Âu và người Lạc đã xây dựng một nước giàu mạnh, phát triển trên cơ sở bền vững của hàng nghìn năm thời kỳ Hùng Vương. Nước Âu Lạc đã bước hẳn vào thời đại sắt, tình hình phân hóa giai cấp đã rõ nét hơn, đã xuất hiện nhà nước thực sự, đã có quân đội thường trực mạnh, gồm bộ binh, thủy binh, đã biết xây dựng thành quách vững chắc. 1.Tóm lại, mấy năm nghiên cứu đã có thể cho phép chúng ta sơ bộ chấp thuận một số kết luận cơ bản về thời kỳ lịch sử An Dương Vương và quan hệ giữa thời kỳ này với thời kỳ lịch sử Hùng Vương như sau: -Quan hệ Hùng-Thục là quan hệ nội bộ của người Việt. Không thể coi việc mất ngôi thủ lĩnh của Hùng Vương như kết quả của một sự mất nước của Hùng Vương. Cả hai thời kỳ lịch sử Hùng Vương và An Dương Vương đều có thể đặt chung trong thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước. -Nền văn minh sông Hồng đã phát triển cao hơn một bước trong thời kỳ Thục An Dương Vương. Sự xuất hiện đồ sắt, sự phân hóa giai cấp đã sâu hơn trong xã hội, sự xuất hiện một quân đội thường trực chính quy với một kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu có công sự, sự ra đời một nhà nước thật sự là nhưng mối quan hệ nhân quả chằng chéo, nhưng dù sao những yếu tố mới đâm chồi nảy lộc trong thời kỳ lịch sử An Dương Vương này đều đã được ươm từ thời kỳ lịch sử Hùng Vương trước nó. -Di tích thành Cổ Loa và kho mũi tên đồng Cầu Vực là chứng tích của một bước nhảy vọt về kỹ thuật quốc phòng. Thời kỳ lịch sử An Dương Vương ngắn ngủi đã có thể được coi như bước chuyển mình của hàng nghìn năm lượng biến của thời Hùng Vương. -Sự giao lưu văn hóa với bên ngoài đã có và có từ lâu trước thời Âu Lạc nhưng ảnh hưởng của các văn hóa khác chưa đậm nét và chưa hề làm thay đổi bộ mặt văn hóa bản địa đẫ sâu rễ bền gốc. 2.Một báo cáo tổng kết 3 năm nghiên cứu chưa phải là những kết luận đầy đủ về thời kỳ lịch sử An Dương Vương tuy ngắn ngủi nhưng rất phức tạp. Trên cơ sở những kết luận đã tạm thời rút ra được, chúng ta lại thấy phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu một số vấn đề: -Nguồn gốc tộc Thục còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Phải tiến tới có kết luận nào đó về yếu tố Âu trong văn hóa Âu Lạc. Những kết luận đó sẽ củng cố vững chắc hơn những điều chúng ta đã chấp thuận cho tới nay, rằng quan hệ Thục-Hùng là quan hệ láng giềng, văn hóa Tây Âu và Lạc Việt vốn có nhiều điểm tương đồng và nước Âu Lạc chính là sự sáp nhập của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt. -Văn hóa Đông Sơn cần được nghiên cứu kỹ về thời gian tồn tại, địa bàn phân bố và những nét khác biệt của các loại hình địa phương. Hiểu biết cặn kẽ về những điểm này sẽ kiểm tra giả thuyết “đặt cả hai thời kỳ Hùng Vương và An Dương Vương vào chung một thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước”. Văn hóa Đông Sơn không những là văn hóa của thời Hùng Vương, thời An Dương Vương mà còn là văn hóa của người Việt cho tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. -Sự kiện Vua Thục thay thế Vua Hùng trị dân lập nước Âu Lạc là một biến động xã hội lớn. Nhà Triệu xâm chiếm và nô dịch nước Âu Lạc cũng là một cuộc thay đổi triều đại quan trọng. Nhưng về mặt văn hóa vật chất, hầu như không có mấy đổi thay. Sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Đông Sơn phải chăng là phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc? Chính điều đó đòi hỏi phải giải thich tính chất của sự thay đổi trên lĩnh vực thượng tầng kiến trúc, đặc biệt là ở thời Triệu Đà, nghĩa là phải giải thich rô hơn nguyên nhân sự sụp đổ của cơ đồ nhà Thục. Ở góc độ khảo cổ học bằng vào những di tích văn hóa vật chất thì thời đại đầu tiên của lịch sử Việt Nam rõ ràng phải được cắm mốc cuối ở ngày thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cho nên để giải quyết tốt những vấn đề về thời kỳ lịch sử Hùng Vương-An Dương Vương, người nghiên cứu không thể không phóng tầm mắt tới những năm đầu của thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Chỉ có thế mới mong rằng trong những năm sắp tới, công cuộc nghiên cửu lịch sử và khảo cổ thời Bà Trưng-Bà Triệu sẽ được đẩy mạnh hơn trước. Tìm vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học Đường Cồ Mấy năm nay, khảo cổ học đã phát hiện và khai quật một số di chỉ khảo cổ học có những đặc điểm chung, phân bố tập trung ở hai tỉnh Hà Tây và Hà Nội, hiện được quen gọi là “nhóm Đường Cồ“. Đó là các di chỉ: Đường Cồ (huyện Phú Xuyên), Đại Áng (huyện Thường Tín), Nam Chính huyện Ứng Hòa),Vinh Quang, Chiền Vậy huyện Hoài Đức), Hoàng Ngô huyện Quốc Oai) thuộc Hà Tây; Gò Chùa Thông (huyện Thanh Trì), Đình Chàng, Đường Mây (huyện Đông Anh) thuộc Hà Nội. Ý kiến bàn về nhóm Đường Cồ tới nay đã khá phong phú. Có ý kiến cho rằng nhóm này là loại hình văn hóa Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ và nó có những điểm giống đồng thời cũng có những điểm khác với loại hình văn hóa Đông Sơn ở bắc Trung Bộ (1 Hoàng Xuân Chinh và Chứ Văn Tần gọi loại hình ở Bắc Bộ là loại hình Vinh Quang và loại hình ở bắc Trung Bộ là loại hình Thiệu Dương). Có ý kiến cho rằng nhóm Đường Cồ phát triển trực tiếp từ văn hóa Gò Mun và là một văn hóa khảo cổ riêng, không thuộc văn hóa Đông Sơn. Có ý kiến cho nhóm Đường Cồ là một giai đoạn phát triển của văn hóa Văn Lang và Âu Lạc. Về thời gian tồn tại của nhóm Đường Cồ, trên căn bản của ý kiến đều thống nhất, cho là từ khoảng thế kỷ thử 4 trước Công nguyên đến thời gian đầu sau Công nguyên. Những hiện vật khảo cổ của nhóm Đường Cồ có thể là những tài liệu tốt giúp chúng ta tìm hiểu thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc. Tập thể Tổ nghiên cứu 3 Viện Khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu, kết quả cụ thể như sau: Đặc điểm của các hiện vật thuộc nhóm di tích Đường Cồ 1.Đặc điểm về đồ đá. Ở các di chỉ trong nhóm Đường Cồ đều phát hiện được các công cụ bằng đá như rìu, bàn mài, chủ yếu là rìu tứ diện, làm bằng loại đá hơi mềm, ráp, rìu mài không được nhẵn. Đây là loại rìu thấy phổ biến trong các di chỉ có niên đại sớm hơn nhóm Đường Cồ, như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun..., nhưng kỹ thuật chọn đá, chế tác rìu không được chú ý như trước và số lượng cũng ít hơn. Điều này phản ánh công cụ đá đã dần dần được công cụ kim loại thay thế. 2.Đặc điếm về đồ đồng. Đồ đồng trong nhóm Đường Cồ chủ yếu là loại công cụ như lao, giáo, rìu xéo mũi tên. Những hiện vật này có thể kiêm hai chức năng: có thể được dùng trong sản xuất nông nghiệp, trong săn bắn chim thú, đồng thời khi chiến tranh xảy ra có thể được dùng làm vũ khí. Ở di chỉ Vinh Quang (lớp trên) và di chỉ Đình Chàng (lớp trên) phát hiện được loại rìu xéo gót vuông có trang trí hoa văn hình vuông lồng nhau thành dải chạy theo mép lưỡi từ gót đến mũi rìu, ở giữa có hình chiếc thuyền và hình người chèo thuyền, hình 2 con hươu. Công cụ này vẫn có thể sử dụng bình thường như các công cụ khác, nhưng mặt khác nó được trang trí đẹp đẽ và công phu hơn có thể nó đã dần dần mất tác dụng sử dụng và trở thành một vật tượng trưng hoặc vật kỷ niệm lưu truyền từ đời này qua đời khác của một tầng lớp người nào đó trong xã hội đương thời. Một hiện tượng đáng chú ý, ở thời kỳ sớm hơn, người ta thường đem những công cụ, đồ vật đang dùng chôn theo người chết. Nhưng đến thời kỳ này, người ta đã sản xuất ra một loại riêng, loại di vật này có kích thước rất nhỏ, mô phỏng hình dáng của công cụ hoặc đồ dùng hàng ngày. Những di vật này không thể sử dụng, trong sản xuất cũng như trong chiến đấu chỉ còn mang tính chất tượng trưng. Đó là những vật tùy táng (minh khí) trong một số ngôn mộ thuộc nhóm Đường Cồ ở Đình Chàng và một số di chỉ trong nhóm Đường Cồ. Số lượng mũi tên đồng phát hiện trong các di chỉ không nhiều lắm, có thể đó là vì mũi tên là một loại vũ khí hao phí, sử dụng nó thường chỉ được một lần, rồi mất đi. Qua những di vật bằng đồng đã nêu ở trên, có thể thấy được rằng khối lượng đồng và kỹ nghệ đúc đồng ở thời kỳ này khá phong phú và ở trình độ cao. Ở những di chỉ như Vinh Quang, Đình Chàng, công cụ đồng nhiều hơn hẳn công cụ đá. Ở một loạt di chỉ khác như Đường Cồ, Đường Mây, Chiền Vậy, số lượng công cụ đồng và công cụ đá không chênh lệch nhiều, nhưng ở những di chỉ này chúng ta lại tìm được những công cụ bằng sắt. Nhìn chung, đồ đồng ở các di chỉ trong nhóm Đường Cồ có một số đặc điểm như kích thước, kiểu dáng giống đồ đồng ở di chỉ Thiệu Dương và Đông Sơn (Thanh Hóa), đồng thời cũng có một số đặc điếm giống di chỉ thuộc thời đại đồng thau ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Hoa văn hình thuyền, người bơi thuyền, văn hình học trang trí trên những chiếc rìu đồng là những đặc điểm truyền thống của thời đại đồng thau nước ta. Đó là những hoa văn chủ yếu trang trí trên các loại trống đồng, thạp đồng. Nhưng rõ ràng loại hoa văn này đã đơn giản dần, không còn những thô mô típ hoa văn phức lạp, phong phú của thời đại đồng thau cực thịnh mà tiêu biểu là những chiếc trống loại 1 Hê-gơ. 3.Đặc điểm về đồ sắt Trong các di chỉ thuộc nhóm Đường Cồ, công cụ sắt phát hiện được không nhiều. Chỉ có một vài di chỉ như Đường Mây, Chiền Vậy, Đình Chàng, là có tìm thấy công cụ sắt. Nhưng kỹ thuật chế tác công cụ sắt thì lại đã phát triện cao. Theo kết quả phân tích kim tướng học, lưỡi cuốc được chế tạo bằng phương pháp rèn rồi bổ thép. 4.Đặc điểm về đồ gốm Đồ gốm của nhóm Đường Cồ làm bằng đất sét pha cát mịn, SiO2 chiếm khoảng 70%, nguyên liệu được chọn cẩn thận, ít tạp chất, độ nung cao nên gốm cứng, kết luyện tốt, it thấm nước, màu sắc thường là trắng mốc, hồng nhạt, vàng nhạt hoặc đỏ hơi sẫm, tốt hơn hằn đồ gốm của các di chỉ tồn tại thuộc giai đoạn Gò Mun. Về kiểu dáng, thì miệng gốm chủ yếu là loại miệng loe, thành miệng hơi khum hình lòng mảnh mép miệng thường có rãnh giữa, chiều cao thành miệngtương đối đều nhau. Loại miệng có thành thẳng đứng, số lượng không nhiều lắm. Có một số loạt miệng loe ngang (gãy khúc), gần giống loại miệng kiểu Gò Mun. Chân đế thấp hoặc không có chân đế, đáy tròn lồi. Hoa văn thường được trang trí ở bên ngoài từ cổ xuống đến đáy, chủ yếu là loại văn thừng, loại văn thừng tương đối thô in ngang dọc tạo thành những ô trám, ô vuông, chữ nhật to nhỏ không đều nhau. Có loại văn thừng thô, to, lỗ chỗ như tổ ong, còn gọi là văn “nhăn làn ong”. Ngoài ra, đồ gốm ở một số di chỉ như Vinh Quang, Đường Mây, Gò Chùa Thông được trang trí văn khắc vạch, văn sóng nước, văn dấu nổi, văn dấu đan, nhưng số lượng ít, thường được kết hợp trang trí với văn thừng. Ở văn hóa Gò Mun, loại hình gốm điển hình là loại miệng loe gãy mặt trong miệng gốm có trang tri văn khắc vạch hình tam giác, hình tròn nhỏ, vạch song song. Trong nhóm Đường Cồ, có loại miệng loe nhưng không gãy như gốm Gò Mun, mép miệng cũng có rãnh và mặt trong miệng không có trang trí hoa văn. Cá biệt, có mảnh chỉ trang trí ở mặt trong. Trang trí hoa văn trên đó gốm cũng đơn giản dần, không phong phú như gốm thuộc văn hóa Gò Mun. Niên đại của nhóm Đường Cồ và thời gian tồn tại của nước Âu Lạc 1.Về niên đại của nhóm Đường Cồ Theo báo cáo khai quật về các lớp đất ở hai di chỉ Vinh Quang và Chiền Vậy, thì những di tích thuộc nhóm Đường Cồ đều nằm trên những di tích thuộc văn hóa Gò Mun. Ở di chỉ khác như Đình Chàng, loại gốm Đường Cồ xuất hiện khá sớm, ngay trong lớp đất có loại gốm Gò Mun, và dần dần thay thế loại gốm Gò Mun. Trong khoảng tiếp giảp giữa loại gốm của văn hóa Gò Mun và loại gốm của nhóm Đường Cồ, tới nay chưa thấy có loại gốm của một văn hóa khác nào xuất hiện. Chỉ đến lớp trên cùng của tầng văn hóa thuộc nhóm Đường Cồ, mới thấy xuất hiện mội số mảnh gốm có trang trí văn ô vuông, văn trám lồng, mảnh “bản sứ”; đó là những loại di vật tồn tại phổ biến trong thời thuộc Hán. Theo nhận xét sơ bộ của chúng tôi, ở di chỉ Gò Chùa Thông mà chúng tôi vừa khai quật xong, trong lớp đất văn hóa mà loại gốm kiểu Gò Mun chiếm tuyệt đại đa số, đã bắt đầu xuất hiện những mảnh gốm kiểu Đường Cồ. Càng lên các lớp ở trên, loại gốm Gò Mun càng giảm dần và loại gốm Đướng Cồ càng tăng dần. Đến một lớp nhất định, loại gốm Gò Mun biến mất và chỉ còn gốm Đường Cồ. Trong di chỉ này, chúng tôi không thấy có hiện tượng cách biệt hoàn toàn giữa hai loại gốm Gò Mun và Đường Cồ, giống như ở Đình Chàng, cũng cùng ở địa phận Hà Nội. Điều đó có thể phản ánh sự chuyển biến liên tục từ Gò Mun đến Đường Cồ, mà không có sự thay thế đột ngột giữa văn hóa Gò Mun và nhóm Đướng Cồ. Trong một vài di tích thuộc nhóm Đường Cồ, đã phát hiện được một số ngôi mộ có hiện vật chọn theo là loại di vật thuộc thời đại muộn (thời Hán), như vò tráng men, cốc đốt trầm bằng đất sét trắng tráng men, vò gốm có văn trám lồng, đồng thời, trong cùng những ngôi mộ đó cũng có một số hiện vật giống đồ gốm Đường Cồ. Như vậy là hai nhóm di vật bản địa và ngoại lai song song tồn tại trong cùng một ngôi mộ. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng thấy trong ngôi mộ thuyền Việt Khê. Theo cấu tạo tầng đất và so sánh loại hình khảo cổ, ta có thể thấy rằng: nhóm Đường Cồ chủ yếu tồn tại từ giai đoạn cuối văn hóa Gò Mun và kéo dài cho mãi tới thời thuộc Đông Hán (thế kỷ thứ 1-thứ 2 sau Công nguyên). Kết quả phân tích C14 ở một số di chỉ cho phép xác định về niên đại của một số di chỉ trong nhóm Đường Cồ như sau: di chỉ Vinh Quang ở lớp văn hóa Gò Mun, trước nhóm Đường Cồ, có niên đại tuyệt đối là 3.046±120 năm cách ngày nay (tính từ năm 1950 trở về trước), tức khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 2 đầu thiên niên kỷ thử 1 trước Công nguyên). Ở chính lớp đất thuộc nhóm Đường Cồ di chỉ Chiền Vậy ở độ sâu 0m65 có niên đại tuyệt đối là 2.350±100 năm cách ngày nay (tính từ năm 1950 trở về trước), tức khoảng thế kỷ thử 5 hay thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Tóm lại, qua việc nghiên cứu cấu tạo lớp đất văn hóa, so sánh loại hình khảo cổ kết hợp vời những kết quả phân tích C14, bước đầu có thể xác định được niên đại của nhóm Đường Cồ là: từ khoảng giữa thiên niên kỷ thử 1 đến thế kỷ thử 1-thứ 2 sau Công nguyên. Nhóm di tích Đường Cồ nằm trong phạm trù thời đại sắt. Đương nhiên, niên đại của từng di chỉ trong nhóm này có sớm muộn khác nhau. Những di vật trong nhóm Đường Cồ, tuy có một số nét nói lên ảnh hưởng của các vùng lân cận và tuy có mang một số nét địa phương, nhưng về cơ bản nhóm Đường Cồ vẫn mang đặc điểm truyền thống của những văn hóa khảo cổ tồn tại trước nó (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), đồng thời có nhiều nét tương tự như di tích Đông Sơn hoặc chính là nhưng di tích của văn hoá Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ. 2.Về thời gian tồn tại của nước Âu Lạc Thời gian tồn tại của nhóm Đường Cồ, là khoảng từ giữa thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 1-thứ 2 sau Công nguyên. Thời gian này có thể bao gồm nhiều thời kỳ lịch sử, thời kỳ cuối Hùng Vương, thời kỳ An Dương Vương, thời kỳ thuộc Triệu, thời kỳ thuộc Tây Hán đến thời kỳ thuộc Đông Hán. Về thời kỳ lịch sử An Dương Vương và nước Âu Lạc, có nhiều ý kiến không thống nhất. Có ý kiến cho rằng nước Âu Lạc tồn tại trong 50 năm, từ năm 257 đến năm 208 trước Công nguyên. Có ý kiến cho rằng trong 30 năm, từ năm 208 đến năm 179 trước Công nguyên. Có ý kiến cho rằng chỉ 4 hay 5 năm, từ năm 210 đến năng 207 trước Công nguyên. Những ý kiến đưa ra các thời gian cụ thể này, cứ liệu chủ yếu là thư tịch cũ và truyền thuyết dân gian, nói chung còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cửu. Trong phạm vi tư liệu hiện có và tình hình nghiên cứu hiện nay, chúng tôi thấy hợp lý hơn cả là ý kiến cho rằng trên đại thể, thời gian tồn tại của nước Âu Lạc có thể định từ nửa sau thế kỷ thử 3 đến đầu thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Đối vời lịch sử cổ đại, thời gian mấy chục năm là rất ngắn ngủi. Một thời gian ngắn như vậy chưa đủ để có thể làm thay đổi về cơ bản nền văn hóa của một xã hội. Hơn thế nữa, theo ý chúng tôi, việc nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang có thể chỉ là sự sáp nhập giữa những cộng đồng người sống gần gũi nhau trong cùng một địa bàn có những đặc điểm văn hoá về cơ bản không khác nhau lắm; có thể nói rằng văn hóa Âu Lạc là sự kế tục và phát triển văn hóa Văn Lang. Cho nên không ngạc nhiên gì nếu cho đến quay, chúng ta chưa tìm ra được những bộ di vật hoàn chỉnh mang dấu ấn riêng biệt của thời kỳ lịch sử An Dương Vương, để có thể tách bạch rõ ràng những di vật nào là của thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ An Dương Vương hay những thời ky sau đó. Hiện tượng này khác hẳn với thời kỳ sau đó, khi nước ta thuộc Hán (đặc biệt là thời Đông Hán): ở thời kỳ mà chúng ta rất dễ nhận ra vết tích của văn hóa Hán. Trên cơ sở quan sái những di vật khảo cổ trong nhóm Đường Cồ, định niên đại tương đối của chúng, đối chiếu với những tư liệu chữ viết, chúng ta tuy chưa tìm thấy nhưng vẫn có thể tìm hiểu được vết tích vật chất của thời kỳ An Dương Vương. Theo với thời gian những phát hiện mới về các di chỉ thuộc giai đoạn Đường Cồ sẽ giúp chúng ta cơ sở để xác định văn hoá của nước Âu Lạc. Cổ Loa và vùng phụ cận là một khu di tích quan trọng chứa nhiều di tích của các thời đại, từ thời Phùng Nguyên đến thời thuộc Hàn. Trong đó, có các di chỉ Đình Chàng, Đường Mây thuộc nhóm Đường Cồ. Theo truyền thuyết dân gian cũng như những điều ghi chép trong sử sách xưa, Cổ Loa còn là nơi An Dương Vương đóng đô và xây thành. Chính vì vậy, những di chỉ thuộc nhóm Đường Cồ tại Cổ Loa có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu văn hóa vật chất thời kỳ An Dương Vương. Ở đây chúng ta cần nghiên cứu tường thành, nhưng cùng với tường thành, toàn bộ khu dì tích này cũng cần được đi sâu nghiên cứu toàn diện. Kết luận 1.Nhóm Đường Cồ phát triến sau văn hóa Gò Mun, có mối liên quan chặt chẽ vời văn hóa Gò Mun và có nhiều đặc điểm giống văn hóa Đông Sơn. Nhóm Đường Cồ thuộc phạm trù thời đại sắt. Đó là một giai đoạn phát triển của văn hoá truyền thống bản địa. Nhóm Đường Cồ tồn tại từ khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến ít lâu sau Công nguyên, như vậy, thời gian này bao gồm nhiều thời kỳ lịch sử: từ cuối thời kỳ Hùng Vương, qua thời kỳ An Dương Vương, thời kỳ Triệu Đà cho đến thời kỳ thuộc Đông Hán. 2.Thời kỳ An Dương Vương tồn tại rất ngắn sau thời kỳ Hùng Vương. Việc xác định một cách rõ ràng một nhỏm di tích nào đỏ thuộc thời kỳ An Dương Vương là một việc rất khó khăn. Tuy nhiên, qua những di chỉ thuộc nhóm Đường Cồ có nhiều cơ sở để đoán định rằng bộ mặt văn hóa thời Âu Lạc về cơ bản không khác thời Văn Lang mà chỉ là sự phát triển tiếp tục của văn hóa thờì Văn Lang. Nhưng đến giai đoạn Âu Lạc thì bên cạnh nền ván hóa cổ truyền, xuất hiện bước tiến vượt bậc về kỹ thuật quân sự, hay cũng có thể nói cụ thể là về quốc phòng, đặc biệt là việc xây thành và cải tiến vũ khí bắn xa. Tăng cường tầm hiệu quả của vũ khí. 3.Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là sự sáp nhập của hai cộng đồng người xa xôi nào đó, mà là những cộng đồng người rất gần gũi nhau. Về văn hóa, trên cơ bản, họ giống nhau, có sự kế thừa lẫn nhau. Vì thế, tìm ra một văn hóa khảo cổ Âu Lạc riêng biệt khác hẳn với văn hóa khảo cổ Văn Lang là một việc khó, cần phải tốn nhiều công sức của nhiều người và trong một thời gian dài. 4.Việc sử dụng và tiếp thu công cụ sắt ngay từ trước khi nước Âu Lạc thành lập đã giúp cho người Âu Lạc mở rộng phạm vi canh tác: sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống được nâng cao tạo điều kiện cho nghề thủ công phát triển. Nghề gốm phát triển cao, sản phẩm làm ra bền hơn trước. Công cụ bằng đồng vẫn được sử dụng nhưng có xu hướng giảm dần. Người ta đã làm nhiều đồ minh khí đồng, như rìu, đe dùng vào việc mài tảng. Điều này một mặt nói lên nghề đúc đồng phát triển cao, mặt khác nói lên quan niệm chia của giữa người sống và người chết đã có sự thay đổi nhất định đồng thời cũng phản ánh sự phân chia giàu nghèo trong xã hội. Đồ sắt phát triển, chủ nhàn của nền văn hóa biết bỏ thép vào lưỡi công cụ bằng sắt để cho công cụ cứng hơn, sắc hơn, và tất nhiên việc sử dụng nhiều đồ sắt không thể không dẫn tởi hệ quả là sức sản xuất phát triển thêm một bước. 5.Việc đắp thành Cổ Loa là một sự kiện lớn, chứng minh rằng văn hóa vật chất thời kỳ An Dương Vương đã phát triển đến một trình độ rất cao. Chủ nhân của những di vật trong nhóm Đường Cồ đã chế tạo được công cụ sắt nên có thể có khả năng đào đắp tòa thành Cổ Loa to lớn và phức tạp như trong truyền thuyết và thư tịch đã ghi chép. Tất thiên, thành Cổ Loa còn phải được nghiên cứu lâu dài và kỳ càng hơn. Chúng ta phải chú ý nghiên cứu kỹ những phần sửa chữa, bồi đắp hoặc làm mới của những thời đại sau, với những vết tích còn lại từ thời An Dương Vương mới co thể rút ra những kết luận khoa học tiếp cận với chân lý khách quan. Vài nét về tổ chức của xã hội Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu Trong một bài nghiên cứu về từ “phụ đạo” 1 (Hoàng Thị Châu: Tìm hiểu từ “phụ đạo” trong truyền thuyết về Hùng Vương Nghiên cứu lịch sử, số 102, tháng 9-1967) chúng tôi đã nhấn mạnh đến giá trị tài liệu lịch sử của những từ chỉ chức vị, chỉ thân phận xã hội những lớp người khác nhau dưới thời các Vua Hùng. Nay tôi trình bày kết quả việc tìm hiệu hệ thống tên gọi trong truyền thuyết dựng nước của dân tộc. Chúng tôi sẽ không đề cập đến những từ như lạc vương, lạc hầu, lạc tướng. Vì đó là cách người Hán gọi tên những người đứng đầu trong bộ máy chính quyền ở ta bằng những quan chức của họ: vương, hầu, tướng… phụ thêm với tộc danh Lạc mà họ gọi ta do đặc điểm nông nghiệp của dân ta. Phụ đạo được dùng để gọi những người đứng đầu một cộng đồng tộc, trong các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số anh em. Theo nhiều bản ngọc phả về Hùng Vương thì đó là tên chỉ chức vị gọi những người đứng đầu các “bộ” hợp thành nước Văn Lang. Đây là một chức vị kế thừa, trái lại người đứng đầu mỗi kẻ, mà bóng dáng của họ còn để lại gần đây trong chức tiên chỉ, do dân chọn lấy trong những người lớn tuổi nhất. Cũng thế, ở các dân tộc Tây Nguyên, cầm đầu buôn, plây là già làng do dân bầu ra theo nguyên tắc dân chủ nguyên thủy, nhưng chức pơ-tao tức là thủ lĩnh dân tộc (hiểu theo nghĩa rộng của từ dân tộc) lại là một chức vụ kế truyền theo dòng dõi. Những người giúp Hùng Vương trong việc cai trị gọi là bồ chính. Ở dân tộc Gia-rai, người giúp việc pơ-tao cai quản một số plây cũng được gọi bằng một từ tương tự là pồ-ta-rinh. Từ Mỵ nương, chúng ta thường gặp trong truyền thuyết lịch sử, như là tên của nàng công chúa. Theo chuyện Hồng Bàng, Mỵ nương là danh từ chung để gọi những người con gái Vua Hùng. Nhiều tác giả cho rằng “Mỵ Nương” là phiên âm hai từ “mệ nàng” trong tiếng Việt. Nhưng hiện nay, ta chỉ dùng từ “mệ” để gọi bà già theo tiếng địa phương bắc Trung Bộ. Tuy vậy, ta có thể tìm hiểu từ này qua những ngôn ngữ anh em. Trong tiếng Mường có từ mại là “người con gái”; trong tiếng chàm ca-mái, tiếng Ba-na (Tây Nguyên) mai đều có nghĩa là “con gái”; tiếng Xan-ta-li (ở Ấn Độ) có từ mai để chỉ “con gái“, “phụ nữ”, “giống cái”. Trong tiếng Việt, từ mái hiện nay chỉ dùng để gọi loài chim thuộc giống cái như “gà mái”, “chim mái”. Tiếng Di-oi (ở Quý Châu): mai có nghĩa là “con gái”, “phụ nữ”; tiếng Lào, Thái trắng gọi người phụ nữ là me-nhính. Như trên đã nói, từ nàng và chàng trong tiếng Việt cổ có vẻ trang trọng hơn bây giờ, tên huý các vị thần con cháu Hùng Vương đều được truyền tụng để khấn khứa khi cấu cúng với từ “nàng và chàng”. Trong tiếng Mường gần đây danh từ mại chỉ dùng để gọi những người con gái thường dân, còn vợ và con gái nhà lang thì được gọi là nàng. Trong tiếng Tày, tiếng Thái, từ nàng cũng được dành riêng cho nhưng người phụ nữ quý tộc. Trong tiếng Mã-Lai, In-đô-nê-xi-a, có từ đang để gọi các “phu nhân”. Theo ngữ âm lịch sử, hai phụ âm d và n thông nhau, có thể chuyển hoá cho nhau, hơn nữa trong lịch sử tiếng Việt quá trình d chuyện hoá thành n đã xảy ra khoảng trước thế kỷ thứ 10. Đối lập với từ nàng, để gọi người phụ nữ qui tộc, người con trai, đàn ông quý tộc trong các ngôn ngữ Mường, Tày, Thái gọi là lanq, do đó mà dòng họ quý tộc thì gọi là nhà lang. Tên 18 người con trai Hùng Vương, theo các thần phả sao chép lại, đều có từ lang và trong ngôn ngữ thờ cúng truyền miệng thì gọi là chàng như đã nói trên. Từ quan trong từ ghép quan lang được nhiều tác giả giải thích bằng tiếng Hán là từ chỉ quan chức. Nhưng theo truyền thuyết thì từ quan lang đã có từ lâu đời trong thời Hùng Vương: trước khi người Hán sang. Hơn nữa quan lang được đặt đối lập với từ mỵ nương và còn nói rõ là dùng để gọi con trai và conc gái các vua Hùng. Những điều truyền thuyết ghi lại khá phù hợp với tài liệu so sánh ngôn ngữ về từ mỵ nương như chúng ta vừa thấy: mi được phiên âm từ dạng tương tự như còn thấy trong các ngôn ngữ dân tộc anh em: mái, mại, mai, me; nương là do từ nàng, đang. Vậy cả hai từ mị nương có nghĩa là “con gái”, “phụ nữ”, “giống cái”, duy chỉ khác nhau ở sắc thái tu tù học. Từ thứ nhất có nghĩa thông dụng rộng rãi hơn, từ thứ hai có vẻ trang trọng, quý phái hơn. Trong từ ghép quan lang thì từ lang có nghĩa là “đàn ông” và cũng được dùng với vẻ trang trọng, quý phái trong các ngôn ngữ Mường, Tày, Thái, gần đây. Ngoài ra, lang lại là một từ thông âm và thông nghĩa vời từ drang-lo trong tiếng Ba-na là “đàn-ông”, a-rang trong tiếng Ê-đê, a-rang trong tiếng Chàm ; a-rang trong các ngôn ngứ Mã-lai, In-đô-nê-xi-a với nghĩa là “người”1 (Xem: Hoàng Thị Châu: Nước Văn Lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học. In trong tập này) . Nếu chúng ta lập thành phương trình; mị nương quan lang: mỵ con gái, giống cái = nương đàn bà quý phái (Mường, Thái, Tày) quan ? = lang đàn ông quý phái (Mường, Thái, Tày) thì có thể suy ra nghĩa của từ quan là “con trai”, “giống đực” và từ này đã được tìm thấy trong tiếng Stiêng (ở tỉnh Biên Hòa) là “giống đực”. Ngoài ra, vì sự gần gũi nhau về âm và về nghĩa, chúng ta có thể nghĩ đến mối liên hệ giữa từ này vời từ kòn, kẫn, kuôn trong các ngôn ngữ nhóm Thái có nghĩa là “người”. Về cách xưng hô của những người tôi tớ, trong bản dịch Lĩnh Nam chích quái của Nhà Xuất bản Văn hóa in năm 1960, viết là: “Thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô ty). Bề tôi gọi là hồn”, và chú thích thêm: “Bản thứ A.1752 chép: “Thần bộc, nô lệ gọi là ấn ty, gọi là triệu xứng”. Trong chữ Hán, hai từ “xưng” và “xứng” viết giống nhau. Theo chúng tôi hiểu, đây là chữ xưng và đoạn văn trên nên dịch là: đầy tớ gái xưng là xảo, đầy tớ trai xưng là triệu. Trong tiếng Thái Lan và nhiều ngòn ngữ nhóm Thái thì xảo có nghĩa là “con gái”, trài là “con trai”. Tiếng Thái Lan gọi di xảo là “chị”, di trài là “anh”, noọng xảo là “em gái”, noọng trài là “em trai”. Trong tiếng Chàm, “tôi tớ, nô lệ” gọi là hơ-lun; tiếng Gia-rai cũng có từ như thế. Điều này giúp chúng ta hiểu thêm chữ hồn chép trong truyền thuyết: “bề tôi gọi là hồn”. Trong tiếng Thái (Tây Bắc), từ côn hươn cũng dùng để gọi những người tôi tớ có thân phận giống như nông nô. Sự phân tích những từ xưng hô của những lớp người khác nhau trong xã hội Văn Lang cho ta thấy những từ này đều xa lạ với tiếng Việt thời cận, hiện đại. Do đó, có thể tin rằng, những người sưu tầm và chỉnh lý truyền thuyết Hồng Bàng đã khách quan thu thập và ghi chép một cách chinh xác những từ cổ nói trên, vì chính những từ này đối với bản thân họ cũng rất xa lạ. Hệ thông tên kẻ và mạng lưới thổ ngữ giúp chúng ta xác định được, lần đầu tiên, sự tồn tại của công xã kiểu châu Á ở Việt Nam từ thời nước văn Lang. Hệ thống những từ xưng hô gọi chức vị được truyền thuyết phản ảnh lại cho thấy rằng: dân cư trong xa hội Văn Lang đã không còn thuần nhất nữa, họ đã phân ra thành những tầng lớp xã hội cách biệt nhau đến mức đòi hỏi phải có những từ xưng hô riêng cho mỗi lớp người. Và hệ thống tên gọi này chỉ có thể ra đời sau khi những lớp người ấy đã hình thành. Nước Văn Lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu Trước đây, trong một bản báo cáo khoa học học đăng 1963 về mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, chúng tôi đã có dịp trình bày về một hệ thống tên sông được hình thành trên một cơ sở ngôn ngữ chung cho cả miền Đông Nam Á. Tiêu biếu cho hệ thống đó là sự trùng tên hai con sông lớn nhất trong vùng: sông Dương Tử và sông Mê-kông (cả hai đều có tên là Công). Hệ thống tên sông này có thể cắt nghĩa bằng ngôn ngữ của các dân tộc hiện đang sống ở đây. Điều này chứng minh rằng: những ngôn ngữ ở đây đã được phát triển liên tục. Trong quá trình phát triển lịch sử ở đây không xảy ra viện thay thế những ngôn ngữ khác nhau (1 Trường Đại học Tổng hợp: Thông báo khoa học, Tập Ngôn ngữ-Văn học Hà Nội, 1966). Tuy nhiên tên sông là loại địa danh cổ nhất, nó ứng với thời kỳ các tộc người chưa phân hóa rõ rệt thành những dân tộc cụ thể, với những tên gọi và những đặc trưng nhiều mặt khác nhau chưa hình thành rõ nét. Hệ thống tên sông ở Đông Nam Á chỉ giúp chúng ta hình dung được phần nào địa bàn sinh sống và nền tảng ngôn ngữ của những dân tộc kế tục phát triển trên đó. Nhưng trên cái nền bao quát đó, tổ tiên người Việt ở đâu? Đâu là nơi tổ tiên chúng ta dựng làng, lập nước, khởi đầu cho một dân tộc có truyền thống vẻ vang ngày nay? Muốn trả lời câu hỏi trên, chúng ta phải lần lượt xét đến nhưng loại địa danh gần gũi với chúng ta hơn như: tên nước, tên làng... Về tộc danh này đã có nhiều ý kiến giải thích như: “Văn Lang là nước của những quan lang xăm mình” Đào Duy Anh, “Văn Lang là do chép nhầm từ tên Dạ Lang” (Ma-xpê-rô). R.Xtai-nơ, tác giả cuốn Nước Lâm Ấp đặt tên Văn Lang vào trong một hệ thống tộc danh và địa danh có yếu tố “Lang” như Bạch Lang (Tứ Xuyên), Việt Lang (Quảng Đông), Dạ Lang (Quảng Tây), Mơ-ran, Mơ-ren, Mơ-nông, Tchang-lang, Khang lang... và đối chiếu yếu tố lang trong danh từ riêng với những danh từ chung chỉ ao, hồ, làng, đầm ở các địa phương trên. Xtai-nơ có ý muốn giải thích tộc danh Văn Lang bằng những từ này. Chúng tôi tán thành phương pháp làm việc của Xtai-nơ trong khi nghiên cứu vấn đề này, vì đó là một phương pháp ngôn ngư học, đúng hơn là phương pháp của các tác giả khác. Không theo giải thích tộc danh bằng cách phán đoán tùy tiện và hơn nữa lại tách một tên gọi ra làm hai phần và mỗi phần giải thích bằng một thứ ngôn ngữ khác nhau. Tên Văn Lang không đứng một mình mà nằm trong một hệ thống tộc danh có yêu tố chung là “-Lang”. Ở Đông Nam Á (cũng như ở nhiều nơi khác trên the giới) chúng ta có thề tìm thấy nhiều hệ thống tộc danh kiểu này. Chẳng hạn hệ thống tộc danh có yêu tố “pu” “phu”: Phu Xai là tên người Lào tự xưng, Phu Thung: tên một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Thái mà người ta còn gọi là Mường Cửa Rào. Pu Y (Bố Y) là tên người Choang tự xưng ở các huyệt Long An, Điền Lâm, Tam Giang thuộc Quảng Tây. Pú Thủ (Bố Thổ): tên gọi người Choang ở huyện Điền Dương, Bách Sắc. Hệ thống tộc danh Mon, Moe, Mọi là tên tự xưng của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ-me sinh sống dọc Trường Sơn và rải rác ở vài nơi trên đất Miến Điện. Hệ thống tộc danh Thái, Xai, Đay, Tày... là tên tự xưng của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Và hệ thống tộc danh có yếu tố “Lang” chúng ta có thể bổ sung một vài tài liệu cho danh sách mà Xtai-nơ đã thống kê. Theo sử cũ chép lại thì có nhóm người Dạ Lang sinh sống ở bắc Quảng Trị. Theo các sách viết vào đời Minh ở Trung Quốc, như Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư, thì ở tỉnh Quảng Tây có nhiều người Lang (Lang nhân), đâu đâu cũng thấy, do đó thổ bình vùng này được gọi là Lang binh. Thế là người Choang, cách đây đến 4, 5 thế kỷ vẫn còn được gọi là người Lang. Tên Choang tộc hiện nay đọc theo âm Hán Việt là Chàng tộc, chẳng qua chỉ là biến thể ngữ âm của tên Lang, cũng như cách phát âm khác nhau giữa tên lang Hán Việt và chàng trong tiếng Việt. Vậy những yếu tố được lắp đi lắp lại ở những địa danh trên là gì. Từ phu, phu trong hệ thống tộc danh thứ nhất tìm thấy trong các ngôn ngữ nhóm Thái với nghĩa là “người đàn ông”. Chính từ phu này đã thâm nhập vào tiếng Hán và với nghĩa là “đàn ông” “chồng” như: nông phu, thất phu, phu quân... Từ này còn tìm thấy trong những ngôn ngữ ở cực nam Trung Bộ như trong tiếng Bi-at, Stiêng thì bu có nghĩa là “Người”. Các từ môn, mol, mọi trong nhiều ngôn ngữ thuộc nhóm Môn Khơ-me dọc Trường Sơn và trong tiếng Mơ-nông đều có nghĩa là “người”. Trong tiếng Dao, từ mun cũng có nghĩa là người. Thông thường tộc danh và nhất là những tộc danh cổ đều xuất phát từ những danh từ chung có nghĩa là “người”. Trên thế giới loại tộc danh như thế, hiện nay còn gặp được rất nhiều, nhấl là ở những dân tộc thiểu sổ sống ở miền rừng núi. Vậy Lang có nghĩa là gì? Chúng ta thấy từ Lang xuất hiện trong tiếng Hán rất muộn, mãi đến đời Đường trong sách vở mới có từ này, với nghĩa là “đàn ông” đối lập với chữ “nương” là nàng. Trong tiếng Việt có những từ tương đương là chàng và nàng. Những từ này hiện nay không còn dùng với vẻ tôn kính như xưa. Nhưng nếu chúng ta đi thăm lại các di tích thờ cúng cũ như những nơi thờ nhân thần và thiên thần thời Hùng Vương như thờ Tản Viên và các vị quan lang con các Vua Hùng chẳng hạn thì chúng ta sẽ được nghe tên những vị thần đại loại như sau: Đức Chương Nhị đại vương, Đức Chương Út đại vương, Đức Cương Trực đại vương-tên 3 vị thánh thờ ở đình Bảo Đà, Việt Trì. Xã Hồng Hà (Lâm Thao, Vĩnh Phú) có đình thờ nữ thần tên là Non Trang da nàng... Những tên này được kiêng cữ rất kỹ, chỉ có cụ tiên chỉ và ông từ biết để khấu khi cúng hèm mà thôi. Như thế là trong tên nôm húy, các vị thần đều được gọi bàng chàng và nàng. Theo Lĩnh Nam chích quái thì các con trai Hùng Vương gọi là quan lang, con gái gọi là mỵ nương. Nhiều học giả cho rằng chính từ quan lang này đã lưu lại ở người Mường và về sau vẫn dùng để gọi giai cấp quý tộc phong kiến: quan lang là người đứng đầu một mường. Nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, những từ lang và nàng (nương) dùng để gọi con trai con gái Hùng Vương vẫn được ghi lại trong các đình miếu người Việt và được phát âm theo kiểu hiện nay là chành và làng (sau này chúng ta sẽ trở lại những từ quan lang và mị nương). Vậy những từ lanq và nương đã từ những ngôn ngữ phía nam Trung Quốc thâm nhập vào tiếng Hán, cũng như từ giang là “sòng” đã được phân tích ở trên. Đi thêm vào các ngôn ngữ phương Nam, chúng ta sẽ gặp từ drang-lô trong tiếng Ba-na có nghĩa là “đàn ông”, trong tiếng, Ê-đê a-rang là “người”, trong tiếng Chàm u-rang, trong các ngôn ngữ In-đô-nê-xi-a, Mã Lai o-ranq đều có nghĩa là người. Vậy những tộc danh Lang, Văn Lang, Dạ Lang... đã bắt nguồn từ một danh từ có nghĩa là “đàn ông”, “người” với những hình thái biến đổi khác nhau tùy theo ngôn ngữ, phương ngữ và tùy theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Những tộc danh như Văn Lang, Việt Lang, Bạch Lang, xét về cách phát âm tiếng Việt cổ và tiếng Hán cổ (vì dùng tiếng Hán để phiên âm tiếng địa phương), đều bắt đầu bằng bán nguyên âm môi “w” hay phụ âm môi “p” và theo với quy luật biến âm thì những âm này thông vớt các nguyên âm trên môi, như o, u tức là có thể chuyển âm lẫn cho nhau từ trạng thái nọ sang trạng thái kìa, cũng như hai phụ âm l và r cùng thông với nhau. Những từ như Văn Lang, Việt Lang với u-rang, o-rang cũng như Dạ Lang với drang (trong drang-lô) vẫn được xem là những từ giống nhau trong phương pháp so sánh của ngôn ngữ học lịch sử. Hơn nữa, trong tiếng Hán, trong khoảng 2.000 năm trở lại đây, không có phụ âm r, do đó những từ có phụ âm r trong các ngôn ngữ khác đều được phiên âm sang chữ Hán bằng l. Chữ nôm của ta cũng phản ánh điều này. Nếu chúng ta chiếu trên bản đồ thì sẽ thấy khu vực có tộc danh Lang dài ra từ sông Dương Tử cho đến miền Trung Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở vùng Lưỡng Quảng và Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. Còn những danh từ chung chỉ “người” có dạng tương tự: lang, drang-lô, o-rang... chiếm một địa bàn lớn hơn: cả vùng đồng bằng duyên hải và các hải đảo bao quanh và tạo thành Nam Hải. Nếu vì vai trò của Nam Hải trong lịch sử các dân tộc Đông Nam Á với Địa Trung Hải đối với các nước Nam Âu và Bắc Phi thì cũng không có gì quá đáng. Mộl lần nữa, chúng ta lại bắt gặp sự liên quan về nguồn gốc giữa tên riêng với danh từ chung. Xét về phương diện địa lý thì vùng các dân tộc danh Lang nằm gọn trong lõi của địa bàn có danh từ chung tương tự. Thông thường, tên riêng gắn liền với quê hương cũ, nơi đó được sinh ra, còn danh từ chung theo với sự trao đổi, tiếp xúc giữa các tộc người và giữa các ngôn ngữ có thể đi xa hơn. Sự xuất hiện tộc danh đánh dấu thời kỳ bắt đầu phân hoá, cá tính hóa giữa các tộc người để hình thành các dân tộc (hiểu theo nghĩa rộng). Vậy tộc danh Văn Lang, đúng như truyền thuyết đã lưu lại, có thể là một trong những tộc danh cổ nhất của dân ta, đồng thời nó cũng chỉ cho chúng ta mối quan hệ chặt chẽ về họ hàng, về ngôn ngữ với những tộc người xung quanh và địa bàn sinh sống của họ. Theo Lĩnh Nam chích quái về các sách sử của nước ta như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư thì Hùng Vương hưng khởi ở “bộ” Văn Lang, tức là đất Phong Châu cũ, bao gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội hiện nay, và từ đây thu phục các “bộ” khác xung quanh gồm cả thảy 15 bộ (con số theo truyền thuyết), chiếm cả một phần miền Lưỡng Quảng, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Xem thế thì khu vực chúng ta tìm thấy các tộc danh Lang khá ăn khớp vớt cương vực nước Văn Lang trong sử sách. Bây giờ chúng ta chuy ển sang một loại tài liệu địa danh khác có thể xác minh thêm về cương vực nước Văn Lang: tên xã thôn. Với phương pháp thống kê địa danh học có thể vạch một cách khái quát ngay trên bản đồ những vùng dân cư có nguồn gốc khác nhau. Tây Bắc là vùng tập trung tên nơi cư trú với từ mường, chiền. Vùng Việt Bắc thì tập trung địa danh với từ bản, nà. Địa danh ở Tây Nguyên được chia thành hai cụm: -trên cao nguyên Đắc Lắc là cụm địa danh với từ buôn -ở cao nguyên Côn Tum lại là cụm địa danh với từ plây. Những từ như mường, bản, buôn, plây đều là những danh từ chung trong các ngôn ngữ dân tộc để chỉ những đơn vị cư trú tương đương với xã thôn. Bên cạnh những cụm địa danh ấy là một mảng rộng lớn những địa danh Hán Việt trải dài từ Bắc đến Nam. Nhưng đấy chỉ là quan sát địa danh theo sự phân bố hiện nay. Nhưng nếu chúng ta thử đào sâu xuống mảng địa danh Hán Việt đang trùm kín hầu như khắp nơi vùng người Việt ở thì có thể thấy, phía dưới còn có một lớp địa danh cổ hơn, đây là lớp tên nôm với yếu tố cấu thành là từ Kẻ. Không phải đi xa, chỉ cần ra ngoại thành Hà Nội, chúng ta có thể nghe các ông già, bà cả hay trong nhưng câu chuyện thân mật giữa những người cùng làng, những tên nôm như Kẻ Mẩy (tên Hán Việt là Mễ Trì, Kẻ Cót (tức là làng Yên Quyết), Kẻ Vọng (Dịch Vọng)… Những tên nôm như thế rất nhiều và có thể nói rằng hầu hết các xã thôn Việt Nam ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, bắc Trung Bộ (Khu 4 cũ) đều có. Nhưng đi quá hơn nữa vào nam Trung Bộ và Nam Bộ thì không thấy nữa. Ở vùng thượng du Bắc Bộ và miền núi bắc Trung Bộ cũng không có. Tên nôm hiện nay đang bị quên dần vì ít được dùng đến, nhưng nó đã tồn tại rất lâu và trước đây trong một thời gian dài đó lồn tại song song với tên Hán Việt, với sự phân công khá rõ ràng, tên nôm dùng để gọi, tên Hán Việt dùng để viết. Do đó, mà tên Hán Việt còn được gọi là tên chữ. Như chúng ta đều biết, tên đặt ra trước tiên để gọi, và khi xã hội phát triển ở mức độ khá cao mới nảy sinh ra nhu cầu ghi chép. Hơn nữa, xét tương quan ngữ âm giữa cặp tên nôm và những tên chữ thì chúng ta thấy rất rõ là tên chữ được đặt ra bằng cách phiên âm tên nôm (và trong một vài trường hợp riêng biệt, bằng cách dịch nghĩa). Điều này một lần nữa, khẳng định nhu cầu ghi chép là điều kiện xuất hiện của tên Hán Việt. Sự tồn tại lâu đời của tên nôm còn có thể hiện ra ở bản thân nó là những từ khó hiểu, nhiều từ không tìm thấy trong từ vựng tiếng Việt hiện đại. Vì nhưng từ này càng cổ thì càng khó hiểu. Đọc thơ của Nguyễn Trãi, cách chúng ta có năm thế kỷ mà cũng lắm từ rất xa lạ với tiếng Việt ngày nay. Và cuối cùng cái biên giới mà lớp tên nên dừng lại, như đã nói ở trên, không vượt quá phía nam vùng Trị Thiên, cũng chứng tỏ rằng lớp địa danh này gắn bó với địa bàn sinh tụ của người Việt từ cổ cho đến đời Lý, Trần. Những miền đất đai người Việt đến ở về sau chỉ thấy có tên Hán Việt, không có tên nôm đi với từ kẻ nữa. Như thế tức là việc đặt tên nôm vời từ kẻ bây giờ bắt đầu lỗi thời và kiệu địa danh đặt bằng từ Hán Việt đã trở thành hợp thời, và từ kẻ từ sau thời Lý, Trần trở đi bị đẩy ra khỏi vốn từ vựng tích cực và đã trở thành từ cổ. Đến nay thì không ai biết đến nghĩa của nó nữa. Tuy nhiên xét vị trí và chức năng của chúng trong địa danh, chúng ta có thể hiệu được. -Từ kẻ đặt trước tên nôm để gọi một địa điểm cư trú tương đương với xã thôn hiện nay. Từ kẻ có thể thay thế bằng từ làng. Hiện nay từ kẻ không thấydùng một mình ngoài tên nôm nữa, vì nó là một bộ phận của tên nôm. Trong tiếng Mường cũng có một từ tương tự về nghĩa và âm với từ “kẻ”, đó là từ “ku-el”. Ku-el là một đơn vị hành chính cơ sở trong tổ chức xã hội người Mường tương đương với xã thôn của người Việt và cùng có một nội dung như từ kẻ. Ở thế kỷ thứ 17, còn thỉnh thoảng gặp từ “kẻ” trong tiếng Việt, và có nghĩa là “quê hương”, “xứ sở”. Từ quê có thể cũng là một dạng biến đổi của từ kẻ trong quá trình sinh sôi nảy nở danh từ chung trong vốn từ vựng tiếng Việt. Về vùng địa danh có từ “kẻ”, nhiều học giả còn chỉ thêm rằng, những từ có âm tương tự với từ “kẻ” Việt Nam như “cô”, “cổ”, “qua”, “quá“ là đặc điểm của tên nơi cư trú vùng Lưỡng Quảng (Từ Tùng Thạch, R.Xtai-nơ). Trong nhiều tên làng Việt Nam, từ “kẻ” trong tên nôm cũng được phiên âm ra tên Hán Việt bằng từ “cổ” như: Kẻ Trai thành Cổ Trai (ở Thừa Thiên), Kẻ Nưa thành Cổ Ninh (ở Thanh Hóa), Kẻ Noi thành Cổ Nhuế (ở ngoại thành Hà Nội), Kẻ Giai thành Cổ Trai (ở Duyên Hà, Thái Bình), Kẻ Nét thành Cổ Niệt (ở Hải Phòng, vùng Kiến An). Đào Duy Anh cũng cho rằng từ “Cổ” trong tên Cổ Loa có lẽ được chuyển âm từ kẻ mà ra. Tuy nhiên Từ Tùng Thạch lại nghĩ rằng có, cổ, qua, quá, trong địa danh vùng Lưỡng Quảng là chuyển âm từ danh từ cá có nghĩa là “người”, cũng như Đào Duy Anh đã giải thích từ kẻ trong địa danh cổ Viểt Nam bằng một từ của tiếng Việt hiện đại, kẻ tức là “người”. Như thế là tên nơi cư trú có từ kẻ và những dạng tương tự như: cô, cổ, qua, quá... chiếm một khu vực bao gồm miền Lưỡng Quảng nối liền với vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. Vậy một lần nữa, lần thứ ba, chúng ta lại tìm thấy một địa bàn, được vẽ lên bằng hệ thống tên xã thôn, cấu tạo với yếu tố “kẻ, cổ...” hoàn toàn khớp với địa bàn các tộc danh Lang và với cương vực nước Văn Lang được ghi lại trong truyền thuyết dựng nước. Có một điều đáng chú ý là trong địa danh bằng tiếng dân tộc chỉ nơi cư trú của người Việt, người Thái, người Tày, người Khơ-me, người Ba-na, Xtiêng, Ê-đê, Gia-rai và những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đều phản ánh một đơn vị tổ chức xã hội duy nhất và giống nhau ở mọi nơi. Đây là kẻ, là bản, là mường, là srok, là buôn, là plây... tức là đơn vị cơ sở, tương đương với xã thôn hiện nay. Những địa danh này không hề phản ánh những đơn vị tổ chức ở các cấp bậc cao hơn như quận, huyện, tỉnh mà như chúng ta biết, việc phân chia quận huyện ở nước ta đã có từ lâu, lúc bắt đầu thời kỳ Hán thuộc. Xét sự phát triển nghĩa của danh từ chung, chúng ta cũng thấy kẻ, mường, srok là những danh từ có nghĩa ban đầu là “làng, xóm” chuyển thẳng thành nghĩa “xứ, nước” mà không qua các cấp bậc trung gian: quận huyện, tỉnh. Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ dân tộc anh em không hề có danh từ để gọi các đơn vị ở các cấp bậc cao hơn mà chỉ có danh từ gọi “làng” mà thôi, chúng ta phải vay mượn từ Hán để gọi những đơn vị kia. Ngôn ngữ dân tộc không chịu đặt tên cho chúng. Tất cả những sự việc vừa kể trên đều nói lên rằng kẻ hay bản, buôn, plây là những tổ chức cơ sở và đồng thời là tổ chức duy nhất-không có một tổ chức nào khác nữa-trong xã hội người Việt cổ và ở các dân tộc anh em gần đây. Hiện tượng khác biệt thổ ngữ giữa những thôn xã ở đồng bằng và Trung du Bắc bộ, Bắc Trung bộ Việt Nam rất đáng cho chúng ta chú ý. Ở đây, có khi hai thôn chỉ cách nhau một con đường hai một hàng cây mà thổ ngữ của hai bên rất khác nhau, nghe qua giọng nói có thể phân biệt ra người thôn nọ với người thôn kia. Trái lại, ở vùng thượng du Bắc Bộ, vùng nam Trung Bộ và Nam Bộ không có nhiều thổ ngữ phức tạp đến thế. Ở đây, tiếng Việt trong những vùng rộng lớn gồm đến hai ba tỉnh, cũng rất ít khác nhau, nhất là ở Nam Bộ khó tìm ra được những nét khác biệt trong tiếng nói các tỉnh. Hiện tượng thổ ngữ đa dạng, phức lạp nói trên ở nông thôn miền Bắc, một mặt phản ánh cội rễ lâu đời và bền vững, mặt khác cũng nói lên tính chất biệt lập của tổ chức xã thôn ở đấy. Vì những nét khác biệt này là kết quả của tập quán ngôn ngữ được hình thành dần dần từ thế hệ này qua thế hệ khác và chỉ có thể được tạo ra trong điều kiện gần như cô lập với những địa phương xung quanh. Chính thổ ngữ là sản phẩm trực liếp của các tổ chức gọi là “kẻ”, là con đẻ của cái “bầu trời riêng” đó-nếu ta dùng cách nói của Mác. Sau khi được hình thành, thổ ngữ lại trở thành một trong những đặc trưng khu biệt chủ yếu giữa các “kẻ”. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy vùng thố ngữ đa dạng miền Bắc Việt Nam hoàn toàn khớp với khu vực địa danh có tử kẻ. Ở những miền khác không có “kẻ” thì không có hiện tượng thổ ngữ khác biệt giữa những xã thôn liền nhau. Vậy tính chất của “kẻ” phù hợp vời tính chất của những “công xã kiểu châu Á” mà Mác rất chú ý nghiên cứu khi Người chuẩn bị viết cuốn “Tư bản”. Kết luận Thế là lần đầu tiên chúng ta đã áp dụng ngôn ngữ học để nghiên cứu một cách có hệ thống một vấn đề lịch sử lớn: thời kỳ lịch sử Hùng Vương và đã thu được vài kết quả bước đầu trong việc xác minh vùng đất đai cư trú cổ của người Việt. Như trên tôi đã lưu ý, không nói về từ kẻ, khả năng của ngôn ngữ học góp được phần soi sáng lịch sử cả về tổ chức xã hội và chính trị nữa. Chúng tôi cũng đã bước đầu nghiên cứu những từ cổ chỉ chức vị, thân phận xã hội, từ đó đã có một số kết luận đầu tiên về mặt này. Xin sẽ có dịp khác trình bày. Ở đây, xin kết luận về cương vực nước Văn Lang: 1.Về mối quan hệ ngôn ngữ và dân tộc với người Việt cổ.-Hệ thống tên sông đã chỉ ra khu vực, trên đó hình thành các nhóm ngôn ngữ cùng ngữ tộc ở Đông Nam Á. Sau đó, các hệ thống tộc danh và tên xã thôn giúp chúng ta thu dần địa bàn và thời điểm thăm dò từ khu vực rộng đến hẹp, từ lúc chưa hình thành các tộc người đến lúc tổ tiên ta dựng làng, lập nước: thời kỳ nước Văn Lang. Có một điều đáng chú ý là tộc danh, địa danh của ta ở thời kỳ này (cũng như một số từ xưng hô trong xà hội Văn Lang) được truyền thuyết lưu lại đều tìm thấy trong nhiều ngôn ngữ nhóm Thái và nhóm Mã-lai (như Chàm, Ê-đê, Gia-rai, Mã-lai, In-đô-nê-xi-a), tức là ngôn ngữ của những dân tộc ở miền duyên hải và hải đảo bao quanh Nam Hải, vùng Địa Trung Hải của châu Á. Điều này cho thấy rằng: ý kiến của Bê-nê-đích và sau đó của Ô-đri-cua về quan hệ gần gũi giữa hai nhóm ngôn ngữ Thái và Mã Lai là có cơ sở. 2.Đất đai “nước Văn Lang” của Hùng Vương nằm trong vùng có hệ thống tộc danh-Lang và tên xã thôn Kẻ, Cổ bao gồm một phần Lưỡng Quảng và miền Bắc nước ta hiện nay. Bài của lonesome thành viên http://quansuvn.net Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Như vậy cà quân sự cũng tham gia vào việc minh chứng lịch sử. Đông vui hỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Như lời tiên tri của Sư Phụ: " đã đến lúc zóng lên hồi chuông minh chứng 5000 năm lịch sử" Share this post Link to post Share on other sites