kyte

Dịch Học

17 bài viết trong chủ đề này

Bài viết thêm không liên quan gì tới - Làm sao luận 1 quẻ Dịch

Sự thay đổi Hỏa và Kim giữa Hà Đồ và Lạc Thư

Đây là đề tài tốn rất nhiều giấy mực ,song vẫn chưa có câu trả lời hài lòng. Thuyết cho rằng Văn Vương trong ngục Dũ Lý phát minh ra Lạc Thư, từ đó Dịch luôn nói tới Đồ -Thư giống như hai vật không thể tách rời. Mục Đích như vậy để làm gì đến nay vẫn còn bao trùm bí ẩn cho dù có biết bao nhiêu bậc hiền triết ,tiên nho bàn bạc. Có lẽ vì khó học hay người xưa muốn cho hậu thế mai sau thích thú mà tìm tòi, dù sao mặc lòng sự thay đổi của Văn Vương chế tác ra Lạc Thư –Hậu Thiên Bát Quái quả chỉ có bậc thánh mới làm được .

Hãy nhìn Hà Đồ có Nhất sinh thủy ở Bắc , Nhị sinh Hỏa ở Nam, Tam sinh mộc ở Đông và Tứ sinh Kim ở Tây sau cùng Ngũ sinh Thổ ở Trung Ương để dung hòa tránh sự xung đột các vật chất. Nói rõ hơn là Thủy muốn khắc Hỏa thì Bị Thổ chận, Kim muốn khắc mộc thì bị thổ kiềm chế cho nên tuy khác tính nhưng nhưng cùng vận hành với nhau.

Hà Đồ rõ ràng mang tính tương khắc nên dùng 5.10 ở giửa để dung hòa.

Có khắc tất có sinh nên Văn Vương rút đi số 10 trung ương thổ rồi biến đổi giữa Hỏa và Kim thành tương sinh cho nên hậu thiên bát quái là vòng tương sinh 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa. Sắp xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không đổi. Trung ương Thổ mang số 5 chủ để biến.

Từ đây vòng trường sinh được ra đời một cách tinh vi mà vẫn phù hợp với Hà Đồ. Thật là tuyệt diệu thay!

Số 5 ở giửa, 3 cho dương số để tiến và 2 cho âm số để tiến,sự vận hành được biểu diễn như sau:

Cung Ly là Hỏa cục mang số dương 9, âm số là 4 ở nam. Sinh ở Dần ,vượng ở Ngọ và Mộ ở Tuất.

Dương trường sinh khởi ở Dần đi thuận , dần thuộc Cấn số 8 đến mão thuộc Chấn số 3 cộng là 11 đến Thìn ,Tỵ thuộc Tốn số 4 cộng là 15, đến Ngọ ( Đế Vương ) thuộc cung Ly số 9 cộng là 24 đến Mùi ,Thân thuộc Khôn số 2 công là 26, đến dậu thuộc Đoài số 7 công là 33 ,đến Tuất (Mộ) thuộc Càn số 6 cộng là 39. Số 3 là dương số để tiến số 9 là hành hỏa.

Âm trường sinh khởi từ Dần đi nghịch ,khởi từ Cấn sửu, dần số 8 đến Tý thuộc Khảm số 1 cộng là 9 đến hợi,tuất thuộc Cán số 6 cộng là 15 ,đến Đoài số 7 cộng là 22 đến thân,mùi thuộc Khôn số 2 cộng là 24.

2 là số âm để tiến 4 là số thuộc âm hỏa 4. Như vậy dương và âm trường sinh hỏa vẫn mang số 4.9

Tại sao dương trường sinh chỉ tính tới Mộ? Xin thưa rằng dương là sự sống không phải là sự chết nên quẻ Kiền có 3 dương không có âm nên chỉ tính đến Mộ mà thôi.

Bát quái Hâu Thiên có 9 cung số 9 cũng là số lớn nhất của dương số phù hợp từ trường sinh đến mộ có 9 cung.

Âm trường sinh đi nghịch nhưng chỉ tính từ trường sinh đến Tử cả thảy 8 cung ,Vì số 8 là số âm lớn nhất trong Lạc Thư.

Âm là sự chết nên quẻ Khôn không có dương nào. Mặt trăng thuộc âm có hai ngày không trăng.

Như vậy dương mộ và âm tử.

Các Cục khác cứ theo lối tính này mà suy ra như Thủy cục 31 số dương và 26 số âm. Mộc cục có 33 số dương và 28 số âm ,kim cục có 22 số âm và 37 số dương . Đồ Thư đến đây hợp nhất rồi đó quí vị ạ!

Các tính toán khác về vòng trường sinh sẽ không phù hợp với số của Hà Đồ -Lạc thư. Cũng như các các sắp xếp khác về quẻ cũng không phù hợp với số của Hà Đồ và vòng trường sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Kyte.

Bài viết của anh thật hay. Có nhiều ý tưởng độc đáo. Nhưng ở đây có một số vấn đề, anh có thể lý giải được không ? Như anh viết:

Dương trường sinh khởi ở Dần đi thuận , dần thuộc Cấn số 8 đến mão thuộc Chấn số 3 cộng là 11 đến Thìn ,Tỵ thuộc Tốn số 4 cộng là 15, đến Ngọ ( Đế Vương ) thuộc cung Ly số 9 cộng là 24 đến Mùi ,Thân thuộc Khôn số 2 công là 26, đến dậu thuộc Đoài số 7 công là 33 ,đến Tuất (Mộ) thuộc Càn số 6 cộng là 39. Số 3 là dương số để tiến số 9 là hành hỏa.

Âm trường sinh khởi từ Dần đi nghịch ,khởi từ Cấn sửu, dần số 8 đến Tý thuộc Khảm số 1 cộng là 9 đến hợi,tuất thuộc Cán số 6 cộng là 15 ,đến Đoài số 7 cộng là 22 đến thân,mùi thuộc Khôn số 2 cộng là 24.

2 là số âm để tiến 4 là số thuộc âm hỏa 4. Như vậy dương và âm trường sinh hỏa vẫn mang số 4.9

Như thế, hẳn anh đã biết vòng trường sinh có 12 thời, kể từ tràng sinh qua mộ tới thai dưỡng là kín một vòng, gọi là một chu trình. Theo cách trình bày của anh, thì Thìn cung là 11 do 8 cộng 3 mà thành. Hợi cung là 9 do 8 cộng 1 mà có !. Theo lẽ thống nhất, thì đến Thìn là phải dừng ở đó, để có được 15 thì Tị là 4 cộng với 9 ở Ngọ tới Mùi mới đúng. Đằng này anh lấy tiếp Thìn 11 cộng với 4 ở Tị để có 15 anh cho là đến Ngọ, nhưng Ngọ đã là 9 rồi. Trong khi Thìn thì 11 là kết quả của 8 cộng 3. Anh thấy có khiên cưỡng không ?. Bởi vì một Thìn thì anh gán cho một kết quả nhưng đến khi ở Ngọ có kết quả thì anh lại không "gán" được nó, vì Nó vốn đã có rồi. Như thế, theo tiến trình mà nói, hành trình này không thuận. Đi trơn tru từ Dần đến Tị, tới ngọ thì "ách tắc", phải "loanh quanh" đến hai lần mới qua được ngọ để tới Mùi ?.

Hành trình âm cũng vậy, tới hợi là thuận, nhưng đến Tuất là tắc.

Cho nên, cứ lý mà xét, thì vòng tràng sinh được xây dựng như vậy là khiên cưỡng. Ta "ép" nó phải như vậy để cho nó hợp với ý đồ của ta. Từ đó suy ra rằng, cái gọi là đồ thư đến đó là hợp nhất, chẳng qua là do Ta muốn nó thế. Chứ thực thì không minh chứng nó hợp nhất như vậy một cách tự nhiên !.

Rồi như anh viết:

Hãy nhìn Hà Đồ có Nhất sinh thủy ở Bắc , Nhị sinh Hỏa ở Nam, Tam sinh mộc ở Đông và Tứ sinh Kim ở Tây sau cùng Ngũ sinh Thổ ở Trung Ương để dung hòa tránh sự xung đột các vật chất. Nói rõ hơn là Thủy muốn khắc Hỏa thì Bị Thổ chận, Kim muốn khắc mộc thì bị thổ kiềm chế cho nên tuy khác tính nhưng nhưng cùng vận hành với nhau.

Vâng, Thủy muốn khắc Hỏa thì bị Thổ chặn. Thế Thổ chặn được Thủy rồi thì sao ?. Ngộ nhỡ người ta nói rằng, Thủy đã bị Thổ chặn rồi thì Hỏa chẳng có gì phải Sợ nữa, tha hồ mà Bốc - bởi có cái gì ngăn chặn nó nữa đâu . Thế là, tự nhiên, gậy ông lại đập lưng ông ?. Nghĩa là ta lại mâu thuẫn với chính ta !. Rằng vì Hỏa sợ thằng Thủy, nên mời thổ tới nhà . Nhưng Thủy hãi quá, không tới nữa, thế là Hỏa "hứng chí" bốc lên to quá, đốt luôn nhà của nó. Hay nói cách khác, cái luật tương khắc tự nhiên mà có, lại phản lại nó, do cái sự tránh xung đột của vật chất !.

Ấy gọi là tự mình mâu thuẫn với chính mình.

Thuyết như thế là hỏng, anh ạ !.

lại nói:

Có khắc tất có sinh nên Văn Vương rút đi số 10 trung ương thổ rồi biến đổi giữa Hỏa và Kim thành tương sinh cho nên hậu thiên bát quái là vòng tương sinh 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa. Sắp xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không đổi. Trung ương Thổ mang số 5 chủ để biến.

Có khắc tất có sinh, thì cứ cho là vậy đi. Ấy bởi vì Hà đồ thì thấy tính khắc của ngũ hành, nên phải đi tìm cái thấy Sinh của ngũ hành chăng ?. Vì thế mà Văn vương "vứt" số 10 ở trung tâm ?. Sao Văn vương lại Hồ đồ đến vậy !. Bởi vì số 10 là số Thành, là kết quả của vận động vũ trụ, chứ đâu phải nó từ trên trời rơi xuống mà ta muốn cho nó vào thì nó vào, muốn vứt nó đi để thành cái khác mà được đâu ?. Đã thế, lại còn loay hoay đổi Hỏa với Kim !. Nếu Văn vương còn sống, thì hỏi rằng Văn vương dựa trên căn cứ nào mà đổi như vậy ?. Để rồi sau khi hoán đổi, anh mới ghép vòng tràng sinh theo dạng như trên, và cho rằng như thế là tương sinh chăng ?. Nhưng thực thì có tương sinh hay không ?. Anh cũng thấy rồi đó .

Bài đầu của anh, Tôi thấy rất hay. Nhưng đến bài này, Tôi thấy có sạn, nên muốn trao đổi cùng anh, hy vọng được anh giải thích !.

Chúc anh thành tựu !.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Kyte.

Bài viết của anh thật hay. Có nhiều ý tưởng độc đáo. Nhưng ở đây có một số vấn đề, anh có thể lý giải được không ? Như anh viết:

Dương trường sinh khởi ở Dần đi thuận , dần thuộc Cấn số 8 đến mão thuộc Chấn số 3 cộng là 11 đến Thìn ,Tỵ thuộc Tốn số 4 cộng là 15, đến Ngọ ( Đế Vương ) thuộc cung Ly số 9 cộng là 24 đến Mùi ,Thân thuộc Khôn số 2 công là 26, đến dậu thuộc Đoài số 7 công là 33 ,đến Tuất (Mộ) thuộc Càn số 6 cộng là 39. Số 3 là dương số để tiến số 9 là hành hỏa.

Âm trường sinh khởi từ Dần đi nghịch ,khởi từ Cấn sửu, dần số 8 đến Tý thuộc Khảm số 1 cộng là 9 đến hợi,tuất thuộc Cán số 6 cộng là 15 ,đến Đoài số 7 cộng là 22 đến thân,mùi thuộc Khôn số 2 cộng là 24.

2 là số âm để tiến 4 là số thuộc âm hỏa 4. Như vậy dương và âm trường sinh hỏa vẫn mang số 4.9

Như thế, hẳn anh đã biết vòng trường sinh có 12 thời, kể từ tràng sinh qua mộ tới thai dưỡng là kín một vòng, gọi là một chu trình. Theo cách trình bày của anh, thì Thìn cung là 11 do 8 cộng 3 mà thành. Hợi cung là 9 do 8 cộng 1 mà có !. Theo lẽ thống nhất, thì đến Thìn là phải dừng ở đó, để có được 15 thì Tị là 4 cộng với 9 ở Ngọ tới Mùi mới đúng. Đằng này anh lấy tiếp Thìn 11 cộng với 4 ở Tị để có 15 anh cho là đến Ngọ, nhưng Ngọ đã là 9 rồi. Trong khi Thìn thì 11 là kết quả của 8 cộng 3. Anh thấy có khiên cưỡng không ?. Bởi vì một Thìn thì anh gán cho một kết quả nhưng đến khi ở Ngọ có kết quả thì anh lại không "gán" được nó, vì Nó vốn đã có rồi. Như thế, theo tiến trình mà nói, hành trình này không thuận. Đi trơn tru từ Dần đến Tị, tới ngọ thì "ách tắc", phải "loanh quanh" đến hai lần mới qua được ngọ để tới Mùi ?.

Hành trình âm cũng vậy, tới hợi là thuận, nhưng đến Tuất là tắc.

Cho nên, cứ lý mà xét, thì vòng tràng sinh được xây dựng như vậy là khiên cưỡng. Ta "ép" nó phải như vậy để cho nó hợp với ý đồ của ta. Từ đó suy ra rằng, cái gọi là đồ thư đến đó là hợp nhất, chẳng qua là do Ta muốn nó thế. Chứ thực thì không minh chứng nó hợp nhất như vậy một cách tự nhiên !.

Rồi như anh viết:

Hãy nhìn Hà Đồ có Nhất sinh thủy ở Bắc , Nhị sinh Hỏa ở Nam, Tam sinh mộc ở Đông và Tứ sinh Kim ở Tây sau cùng Ngũ sinh Thổ ở Trung Ương để dung hòa tránh sự xung đột các vật chất. Nói rõ hơn là Thủy muốn khắc Hỏa thì Bị Thổ chận, Kim muốn khắc mộc thì bị thổ kiềm chế cho nên tuy khác tính nhưng nhưng cùng vận hành với nhau.

Vâng, Thủy muốn khắc Hỏa thì bị Thổ chặn. Thế Thổ chặn được Thủy rồi thì sao ?. Ngộ nhỡ người ta nói rằng, Thủy đã bị Thổ chặn rồi thì Hỏa chẳng có gì phải Sợ nữa, tha hồ mà Bốc - bởi có cái gì ngăn chặn nó nữa đâu . Thế là, tự nhiên, gậy ông lại đập lưng ông ?. Nghĩa là ta lại mâu thuẫn với chính ta !. Rằng vì Hỏa sợ thằng Thủy, nên mời thổ tới nhà . Nhưng Thủy hãi quá, không tới nữa, thế là Hỏa "hứng chí" bốc lên to quá, đốt luôn nhà của nó. Hay nói cách khác, cái luật tương khắc tự nhiên mà có, lại phản lại nó, do cái sự tránh xung đột của vật chất !.

Ấy gọi là tự mình mâu thuẫn với chính mình.

Thuyết như thế là hỏng, anh ạ !.

lại nói:

Có khắc tất có sinh nên Văn Vương rút đi số 10 trung ương thổ rồi biến đổi giữa Hỏa và Kim thành tương sinh cho nên hậu thiên bát quái là vòng tương sinh 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa. Sắp xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không đổi. Trung ương Thổ mang số 5 chủ để biến.

Có khắc tất có sinh, thì cứ cho là vậy đi. Ấy bởi vì Hà đồ thì thấy tính khắc của ngũ hành, nên phải đi tìm cái thấy Sinh của ngũ hành chăng ?. Vì thế mà Văn vương "vứt" số 10 ở trung tâm ?. Sao Văn vương lại Hồ đồ đến vậy !. Bởi vì số 10 là số Thành, là kết quả của vận động vũ trụ, chứ đâu phải nó từ trên trời rơi xuống mà ta muốn cho nó vào thì nó vào, muốn vứt nó đi để thành cái khác mà được đâu ?. Đã thế, lại còn loay hoay đổi Hỏa với Kim !. Nếu Văn vương còn sống, thì hỏi rằng Văn vương dựa trên căn cứ nào mà đổi như vậy ?. Để rồi sau khi hoán đổi, anh mới ghép vòng tràng sinh theo dạng như trên, và cho rằng như thế là tương sinh chăng ?. Nhưng thực thì có tương sinh hay không ?. Anh cũng thấy rồi đó .

Bài đầu của anh, Tôi thấy rất hay. Nhưng đến bài này, Tôi thấy có sạn, nên muốn trao đổi cùng anh, hy vọng được anh giải thích !.

Chúc anh thành tựu !.

Chào Vui Vui

Bác cứ tính từ cung Cấn thuận đến cung Càn thì sẽ rõ ạ! Còn Văn Vương khoét rỗng Hà Đồ thì người mới học Dịch cũng biết chứ ạ! Bác vui lòng xem lại " Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương của Nguyễn Hữu Lương nghe các lời bàn của các tiên nho chứ thật ra không phải của cháu nói ạ! Còn Văn Vương có hồ đồ hay không thì để bàn dân thiên hạ phê phán chứ nhà cháu không dám nói thế ạ!

Kính bác vui vui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

... Bác vui lòng xem lại " Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương của Nguyễn Hữu Lương nghe các lời bàn của các tiên nho chứ thật ra không phải của cháu nói ạ! ...

Xin chào các thành viên, Thiên Long mấy lần tìm cuốn sách Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương mà thấy không đâu có, chắc xuất bản lâu quá rồi, đến cửa hàng sách cũ nổi tiếng về văn hóa Đông phương cũng không có đầu sách này. Vậy, Thiên Long muốn hỏi ý thế này, 2 cuốn sách:

Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương-Nguyễn Hữu Lượng

Chu Dịch với Vũ trụ quan-Lê Văn Quán

Trong hai cuốn này, có thành viên nào biết nội dung của nó giống nhau hay khác nhau thế nào không ?

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Kyte,

Dương trường sinh khởi ở Dần đi thuận , dần thuộc Cấn số 8 đến mão thuộc Chấn số 3 cộng là 11 đến Thìn ,Tỵ thuộc Tốn số 4 cộng là 15, đến Ngọ ( Đế Vương ) thuộc cung Ly số 9 cộng là 24 đến Mùi ,Thân thuộc Khôn số 2 công là 26, đến dậu thuộc Đoài số 7 công là 33 ,đến Tuất (Mộ) thuộc Càn số 6 cộng là 39. Số 3 là dương số để tiến số 9 là hành hỏa.

Âm trường sinh khởi từ Dần đi nghịch ,khởi từ Cấn sửu, dần số 8 đến Tý thuộc Khảm số 1 cộng là 9 đến hợi,tuất thuộc Cán số 6 cộng là 15 ,đến Đoài số 7 cộng là 22 đến thân,mùi thuộc Khôn số 2 cộng là 24.

Ý này cũng rất hay nhưng hình như cách tính lại bỏ mất hai cung, về dương thì tôi thấy mất cung thìn và mùi, tính luôn hai cung này thì phải là 8 + 3 + 4 + 4 + 9 + 2 + 2 + 7 + 6 = 45. Nhưng tôi lại nghĩ tại sao tới tuất mộ rồi mà còn + 6, nếu cộng 6 thì sẽ tới hợi. Cho nên có lẽ phải là 8 + 3 + 4 + 4 + 9 + 2 + 2 + 7 = 39

Còn về âm thì 8 + 1 + 6 + 6 + 7 + 2 = 30

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Vui Vui

Bác cứ tính từ cung Cấn thuận đến cung Càn thì sẽ rõ ạ! Còn Văn Vương khoét rỗng Hà Đồ thì người mới học Dịch cũng biết chứ ạ! Bác vui lòng xem lại " Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương của Nguyễn Hữu Lương nghe các lời bàn của các tiên nho chứ thật ra không phải của cháu nói ạ! Còn Văn Vương có hồ đồ hay không thì để bàn dân thiên hạ phê phán chứ nhà cháu không dám nói thế ạ!

Kính bác vui vui.

Chào bạn Kyte.

Cám ơn bạn đã hồi âm . Nhưng như vậy, té ra những gì bạn viết mà tôi có thắc mắc lại không phải là của Bạn ?. Mà là lấy từ sách của tác giả Nguyễn Hữu Lượng ?. Không sao cả . Chỉ tiếc là Tôi không có cuốn sách đó và tác giả NHL không xuất hiện ở đây !. Nhưng nếu trong cuốn sách đó, có đúng những ý tưởng như bạn đã viết, thì cuốn sách này cũng cần được xem lại và đánh giá đúng - sai !. Bởi vì rất đơn giản, nếu Đồ Thư hai đồ mà được thấy như thế thì nói thật, tư tưởng ấu trĩ quá. Sơ hở nhiều quá. Trên diễn đàn này, có nhiều người bàn về đồ thư còn sắc sảo hơn nhiều !.

Còn nếu đó là lời bàn của các Tiên nho thì thật là Kinh dị chứ không còn là Kinh dịch nữa !!! Để lức nào Rỗi, Tôi dở lại lời bàn của Tiên nho từ cuốn Kinh dịch do Ngô Tất Tố Dịch ra bàn lại mới thấy ở đó cũng Kinh dị, chứ đừng nói là ở chỗ ông Nguyễn Hữu Lượng !!!.

Một lần nữa, cám ơn bạn nhiều !.

Thân ái .

Share this post


Link to post
Share on other sites

À ! Còn chuyện "văn vương bỏ số 10" có hồ đồ hay không ?. Thì nếu cứ cố ấn Hậu Thiên Bát Quái phải là suy từ Hà đồ mới được thì bỏ đi số 10 đúng là Hồ Đồ . Bởi vì bản thân HTBQ, đâu có số 10, mà cứ đòi đi từ Hà đồ nên mới cơ sự như thế, mới bị vặn cho như vậy !. Chứ Văn Vương đâu có bảo là Lạc thư đi từ Hà đồ đâu !!!

Thế cho nên, một số người, cứ tưởng bở, nên thích cho số 10 hay bỏ số 10 đi làm cái chuyện động trời, phát minh ra Kinh Dịch. Rồi lại còn có Tiên nho cho rằng, Thánh nhân vẽ ra Đồ - Thư rồi từ đó làm ra Kinh Dịch ?. Thế mới đáng ngại cho hậu học chứ !. Kèm thêm hai chữ Thánh Nhân, hay Tiên Nho, thế là hậu học sợ toát mồ hôi, chả dám bàn về cái sự nói "bậy" của thánh, của tiên.

Gần đây, lại còn có ông Hồ Kính quốc ở tận Đài Loan, còn trình bày sự suy diễn Hà đồ ra Lạc thư mới "sợ" chứ. Nhưng đọc thấy buồn cười lắm. Đáng tiếc lại là Sách mới ác chứ. Ở tận Đài Loan lận, chịu rồi !.

Thân ái .

Share this post


Link to post
Share on other sites

À ! Còn chuyện "văn vương bỏ số 10" có hồ đồ hay không ?. Thì nếu cứ cố ấn Hậu Thiên Bát Quái phải là suy từ Hà đồ mới được thì bỏ đi số 10 đúng là Hồ Đồ . Bởi vì bản thân HTBQ, đâu có số 10, mà cứ đòi đi từ Hà đồ nên mới cơ sự như thế, mới bị vặn cho như vậy !. Chứ Văn Vương đâu có bảo là Lạc thư đi từ Hà đồ đâu !!!

Thế cho nên, một số người, cứ tưởng bở, nên thích cho số 10 hay bỏ số 10 đi làm cái chuyện động trời, phát minh ra Kinh Dịch...

Nhỡ rằng Thập Đế Tọa là vật chất tối thì...sao đây chú ơi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bác, các chú, các anh thật đúng là đọc nhiều hà đồ thành ra hồ đồ lúc nào chẳng hay, chẳng để lại kiến thức nào cho hậu sinh, đến khi có người để lại kiến thức cho đời sau thì chưa được nghe hết đã phản biện chan chát, cứ như là có sứ mệnh phải dấu đi Tiên cơ, buồn quá hic hic, chẳng lẽ ai cũng phải Ngộ.

Trạng lợn có vài điều mong thông cảm :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

buồn quá hic hic, chẳng lẽ ai cũng phải Ngộ.

Học thuyết ADNH là khoa học, logic nên hoàn toàn có thể lĩnh hội được bằng lý trí, tư duy của một người bình thường. Chỉ có điều nó khá tinh tế và hơi khác thói quen tư duy Tây học một chút thôi. Cần tự lực tư duy, có hệ thống, không câu nệ nhất thiết vào những định kiến và quan điểm của người khác. Không nên mất thời gian vào những cái "Ngộ" vô bổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bác, các chú, các anh thật đúng là đọc nhiều hà đồ thành ra hồ đồ lúc nào chẳng hay, chẳng để lại kiến thức nào cho hậu sinh, đến khi có người để lại kiến thức cho đời sau thì chưa được nghe hết đã phản biện chan chát, cứ như là có sứ mệnh phải dấu đi Tiên cơ, buồn quá hic hic, chẳng lẽ ai cũng phải Ngộ.

Trạng lợn có vài điều mong thông cảm :rolleyes:

Chào Trang Lon.

Phản biện có hai dạng, phản biện chân chính và phản biện bất chính.

Sự phản biện chân chính là hành động để làm sáng rõ học thuật. Có tác dụng, đối với tác giả công trình sẽ có cái nhìn rộng mở hơn, sâu sắc hơn, ...từ đó tiến đến gần chân lý hơn. Tính đúng đắn của công trình nghiên cứu sẽ được đảm bảo hơn.

Sự phản biện bất chính là sự phản biện nhân danh phản biện để thực hiện mưu đồ bất chính, hay cá nhân, ...

Vì thế, đánh giá thái độ của sự phản biện sẽ là kết quả của nhận thức về phản biện đó. Trạng Lợn phán xét như trên, có nghĩa là đã xem sự phản biện trên của Tôi (bởi vì mới chỉ có mỗi tôi phản biện trong chủ đề này) là sự phản biện bất chính ?. Nên mới nói biến âm từ Hà đồ thành Hồ đồ ?

Vậy hãy xem, sự phản biện này là chân chính hay là bất chính !.

Nếu không có bài phản biện của Tôi, liệu các Bạn có thể thấy các vấn đề được nêu ra không phải là của bạn Kyte ?. Hóa ra nó là từ một cuốn sách !. Từ đó, Tôi hẳn có thể khẳng định rằng, nếu các Bạn được đọc cuốn sách đó, các bạn sẽ hiểu được sâu hơn những gì Kyte viết, đúng không ?.

Đáng lẽ ra, sự trao đổi nên tiếp tục, nếu cần để các bài viết được mạch lạc, tập trung, có thể Tôi sẽ chủ động, hay được yêu cầu tạm dừng. Để Kyte có thể trình bày cho đến khi kết thúc. Nhưng đáng tiếc, mới sơ giao, đã vội dừng. Đó là thái độ của cá nhân, chứ đâu phải là thái độ đối với một sự phản biện chân chính !.

Nếu chỉ dựa vào câu Văn vương hồ đồ, mà bảo đó là phản biện bất chính, thì e rằng bất hợp lý. Bởi vì, Theo những gì tôi biết, văn vương đâu có làm cái việc như vậy. Nó vô lý đùng đùng, rất ấu trĩ. Để đến nỗi, Tôi phải thốt lên, văn vương hồ đồ - đó là lối nói thậm xưng - chứ đâu có nói văn vương hồ đồ !. Như vậy, ai mà dám nói thay Văn vương, bảo Văn vương vứt bỏ số 10, thì đúng là hồ đồ thật chứ còn gì nữa. Vì thứ nhất, Văn vương không vứt bỏ số 10, nay ai đó, vì muốn "bảo toàn tính chân lý" mới gán cái sự ấu trĩ đó cho Văn vương. Thì cái sự Gán đó, đúng là hồ đồ, mà nói hồ đồ là còn nhẹ quá. Cũng là để nó không làm hỏng đi tính chân chính trong phản biện !.

Nên nói, nếu như Kyte dừng lại, thì đó là do tình trạng cá nhân, chứ liên quan gì đến chuyện phản biện hay không phản biện ở đây ?. Nếu liên quan thật, thì lúc đó lại khác, tất người đọc lại phải đánh giá chủ nhân Topic bằng con mắt khác !.

Đã gọi là học thuật, hay muốn trình bày học thuật, lẽ tự nhiên, muốn tránh phản biện, thì phải nói trước. Hoặc không muốn cho ai phản biện, thì cũng tự nhiên nêu rõ. Đâu có đụng chạm đến ai mà phải ngại ngùng !. Nay có bài phản biện, mà chỉ vì thế đã phải ngững, thì không đáng !. Nếu thế, giá trị của công trình, vị tất đã hay ?.

Thế thôi nhỉ !. Hy vọng, sau bài này của Tôi, chủ nhân Topic cứ tự nhiên trình bày. Tôi xin miễn tham luận.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

buồn quá hic hic, chẳng lẽ ai cũng phải Ngộ.

Trạng lợn có vài điều mong thông cảm :rolleyes:

Như đã có lần tôi trình bày, Đông phương học trọng chứng tập, Tây phương học trọng logic. Điều đó có nghĩa là có phân biệt nặng nhẹ, chứ không tuyệt đối hóa rằng chỉ có Ngộ, hay chỉ có Logic. Điều này không phải là do tự phát, nói nhăng ra như thế. Mà đó là do bản chất của hai nền lý học. Tư hơn hai ngàn năm trước, các nhà đông phương học - hay triết gia đông phương, đã nhận ra được giới hạn của ngôn từ trong việc nhận thức thế giới. Cái điều mà ngày nay, khi thuyết tương đối và lượng tử xuất hiện, các nhà vật lý cũng như triết gia hiện đại cũng nhận ra rằng có sự giới hạn của ngôn ngữ. Và đều đi đến thống nhất đánh giá cao, mang tính nền tảng của sự Chứng ngộ !. Song luôn phải nhớ rằng, Logic cần phải "tiệm cận" tới sự chứng ngộ và luôn đồng hành với nó . Chứ không ai hiểu Bất khả tư nghi là chẳng thể nói, rồi Câm luôn !.

Bởi thế, trong mọi nghiên cứu Lý học đông phương, luôn đòi hỏi tính Lý luận cao, nhưng không có Ngộ tính, thời các Lý luận đó sẽ dễ dàng trở nên vô giá trị. Cũng có thể hình dung tình trạng này như trong Vật lý. Nếu chỉ có Vật lý lý thuyết mà không có Vật lý thực nghiệm minh chứng, thì mọi lý thuyết vật lý sẽ chỉ là những công trình trên giấy, lâu dần mãi mãi không được chứng nghiệm, thì dù có hay ho đẹp đẽ đến mấy cũng sẽ được "vinh dự" đi vào sọt rác.

Nên câu nói: "chẳng lẽ ai cũng phải Ngộ" chẳng lẽ lại có thể có người kém hiểu đến thế chăng ?. Nếu người hiểu như vậy mà làm công tác nghiên cứu, thì thật là tai họa. Bởi chí ít, cũng làm mất khối thời giờ của Bạn đọc.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liêm trinh đọc được một câu ở đâu đó đại ý: Một người phi thường mà mất phương pháp làm việc vốn có thì sẽ là người bình thường. Một người bình thường mà làm việc đúng phương pháp cần có thì sẽ làm được những việc phi thường.

Trong nghiên cứu lý học từ nền tảng kiến thức của mình mỗi người làm việc một phương pháp khác nhau có thể xuất phát từ tư duy khoa học hiện tại, có thể " ngộ" hay có thể từ thực tiễn tổng kết ra rồi đi ngược lại tìm cơ sở khoa học........ hoặc có thể tổng hợp tất cả các phương pháp cộng với may mắn. mỗi cây phuơng pháp ra một loại hoa nên phưong pháp nào cũng tốt cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Vui Vui

Bác cứ tính từ cung Cấn thuận đến cung Càn thì sẽ rõ ạ! Còn Văn Vương khoét rỗng Hà Đồ thì người mới học Dịch cũng biết chứ ạ! Bác vui lòng xem lại " Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương của Nguyễn Hữu Lương nghe các lời bàn của các tiên nho chứ thật ra không phải của cháu nói ạ! Còn Văn Vương có hồ đồ hay không thì để bàn dân thiên hạ phê phán chứ nhà cháu không dám nói thế ạ!

Kính bác vui vui.

Chào kyte.

Hà Uyên tính từ cung Cấn thuận đến cung Càn, thì thấy nó rất lủng củng. Nếu được, mong kyte cùng tham gia diễn đàn, tính lại giúp có được không ?

Lời đề nghị này, cũng từ một chuyên đề mà Hà Uyên đã cùng bình giải với anh Thiên Sứ, mà đang trong giai đoạn, anh Thiên Sứ đề nghị Hà Uyên vẽ đồ hình, khi bỏ Trung cung chỉ cộng số của tám phương, thì Hà Uyên bị gián đoạn mất hơn 90 ngày. Kể lại điều này, cũng mong kyte nghĩ, là điều chân thành.

Cảm ơn kyte trước nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào kyte.

Hà Uyên tính từ cung Cấn thuận đến cung Càn, thì thấy nó rất lủng củng. Nếu được, mong kyte cùng tham gia diễn đàn, tính lại giúp có được không ?

Lời đề nghị này, cũng từ một chuyên đề mà Hà Uyên đã cùng bình giải với anh Thiên Sứ, mà đang trong giai đoạn, anh Thiên Sứ đề nghị Hà Uyên vẽ đồ hình, khi bỏ Trung cung chỉ cộng số của tám phương, thì Hà Uyên bị gián đoạn mất hơn 90 ngày. Kể lại điều này, cũng mong kyte nghĩ, là điều chân thành.

Cảm ơn kyte trước nhé.

Kính Bác Hà Uyên,

Dưới đây là cách giải thích vòng Âm Dương Trường Sinh mà nhiều người cho là căn cứ vào Hà Đồ Lạc Thư, HTBQVV (Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương) và sự tráo đổi Hỏa và Kim

4 Tốn Thìn Tỵ…...…..9 Ly Ngọ………..….2 Khôn Mùi Thân

3 Chấn Mão…..….……5………….……......…7 Đoài Dậu

8 Cấn Sửu Dần……….1 Khãm Tý…….….6 Càn Tuất Hợi

Dương Thủy: Sinh tại Thân 2 (Khôn) Mộ tại Thìn 4 (Tốn) = 2+7+6+1+8+3+4=31, 1 là Dương Thủy theo Hà Đồ.

Âm Thủy: Sinh tại Thân 2 (Khôn) Tử tại Sửu 8 (Cấn) = 2+9+4+3+8=26, 6 là Âm Thủy theo Hà Đồ.

Dương Mộc: Sinh tại Hợi 6 (Càn) Mộ tại Mùi 2 (Khôn) = 6+1+8+3+4+9+2=33, 3 là Dương Mộc theo Hà Đồ

Âm Mộc: Sinh tại Hợi 6 (Càn) Tử tại Thìn 4 (Tốn) = 6+7+2+9+4 = 28, 8 là Âm Mộc

Dương Hỏa: Sinh tại Dần 8 (Cấn) Mộ tại Tuất 6 (Càn) = 8+3+4+9+2+7+6=39, 9 là Dương Kim theo Hà Đồ mà, chứ đâu phải là Dương Hỏa đâu!!!!

Âm Hỏa: Sinh tại Dần 8 (Cấn) Tử tại Mùi 2 (Khôn) = 8+1+6+7+2=24, 4 là Âm Kim theo Hà Đồ mà, chứ đâu phải là Âm Hỏa đâu!!!

Dương Kim: Sinh tại Tỵ 4 (Tốn) Mộ tại Sửu 8 (Cấn) = 4+9+2+7+6+1+8=37, 7 là Dương Hỏa theo Hà Đồ mà, đâu phải là Dương Kim đâu!!!

Âm Kim: Sinh tại Tỵ 4 (Tốn) Tử tại Tuất 6 (Càn) = 4+9+2+7+6=22, 2 là Âm Hỏa theo Hà Đồ mà, đâu phải là Âm Kim đâu!!!

Theo như vậy phương pháp trên Thủy và Mộc thì hợp lý, nhưng chẳng có hợp lý chút nào cho hành Hỏa và Kim.

Củng vì vậy lạị có thuyết cho là bởi sự thay đổi giửa Hỏa và Kim giữa Hà Đồ và Lạc Thư.

Nếu theo lý luân này Dương Hỏa được tổng là 39, số 9 ở Hà Đồ là Dương Kim ở HTBQVV (Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương) là Ly nên cho 9 là Hỏa, vậy Âm Hỏa được tổng là 24, số 4 ở Hà Đồ là Âm Kim ở HTBQVV là Tốn Âm Mộc đâu phải là Âm Hỏa đâu!!!

Củng theo lý luận trên Dương Kim được tổng là 37, số 7 ở Hà Đồ là Dương Hỏa ở HTBQVV là Đoài nên là Dương Kim, vậy Âm Kim được tổng là 22, số 2 ở Hà Đồ là Âm Hỏa nhưng ở HTBQVV là Khôn Thổ chứ đâu phảI Âm Kim đâu!!!

Cho nên sự giải thích trên hoàn toàn không nhất quán và hợp lý chút nào.

Nếu ghép số Lạc Thư (hay theo VinhL là số Tiên Thiên) vào 12 Địa chi rồi cộng theo vòng Trường Sinh Dương Sinh Âm Tử, Âm Sinh Dương Tử thì các Dương hành đều có tổng là 45, các Âm hành đều có tổng là 40.

Tỵ 4….…Ngọ 9……Mùi 2…...Thân 2

Thìn 4…….....……………..………Dậu 7

Mão 3………….......………………Tuất 6

Dần 8……Sửu 8…...Tý 1….…Hợi 6

Dương Thủy Sinh Thân Mộ Thìn: 2+7+6+6+1+8+8+3+4 = 45

Âm Thủy Sinh Tử Sửu: 2+2+9+4+4+3+8+8 = 40

Dương Mộc Sinh Hợi Mộ Mùi: 6+1+8+8+3+4+4+9+2 = 45

Âm Mộc Sinh Hợi Tử Thìn: 6+6+7+2+2+9+4+4 = 40

Dương Hỏa Sinh Dần Mộ Tuất: 8+3+4+4+9+2+2+7+6 = 45

Âm Hỏa Sinh Dần Tử Mùi: 8+8+1+6+6+7+2+2 = 40

Dương Kim Sinh Tỵ Mộ Sửu: 4+9+2+2+7+6+6+1+8 = 45

Âm Kim Sinh Tỵ Tử Tuất: 4+4+3+8+8+1+6+6 = 40

Thế là được 5 và 0 thì Toàn là Thổ cả!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào Anh Chị Em

Chào VinhL

Những điều lý giải của VinhL thì Hà Uyên đã hiểu.

Hà Uyên mong ở kyte cùng anh/chi/em trên diễn đàn, nhìn nhận thêm môt huóng giải quyết, sao cho có thêm môt cách bình giải.

Theo cách đăt v/d của kyte, ngoài vòng Truòng sinh, còn thêm 12 quẻ Luc nhâm, mà Hà Uyên cũng nhu nhiều anh/chi/em rất mong đuọc tham khảo.

Cảm ơn VinhL.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Kyte

Bài viết thêm không liên quan gì tới - Làm sao luận 1 quẻ Dịch

Sự thay đổi Hỏa và Kim giữa Hà Đồ và Lạc Thư

Đây là đề tài tốn rất nhiều giấy mực ,song vẫn chưa có câu trả lời hài lòng. Thuyết cho rằng Văn Vương trong ngục Dũ Lý phát minh ra Lạc Thư, từ đó Dịch luôn nói tới Đồ -Thư giống như hai vật không thể tách rời. Mục Đích như vậy để làm gì đến nay vẫn còn bao trùm bí ẩn cho dù có biết bao nhiêu bậc hiền triết ,tiên nho bàn bạc. Có lẽ vì khó học hay người xưa muốn cho hậu thế mai sau thích thú mà tìm tòi, dù sao mặc lòng sự thay đổi của Văn Vương chế tác ra Lạc Thư –Hậu Thiên Bát Quái quả chỉ có bậc thánh mới làm được .

Hãy nhìn Hà Đồ có Nhất sinh thủy ở Bắc , Nhị sinh Hỏa ở Nam, Tam sinh mộc ở Đông và Tứ sinh Kim ở Tây sau cùng Ngũ sinh Thổ ở Trung Ương để dung hòa tránh sự xung đột các vật chất. Nói rõ hơn là Thủy muốn khắc Hỏa thì Bị Thổ chận, Kim muốn khắc mộc thì bị thổ kiềm chế cho nên tuy khác tính nhưng nhưng cùng vận hành với nhau.

Hà Đồ rõ ràng mang tính tương khắc nên dùng 5.10 ở giửa để dung hòa.

Như anh nói, trên Hà Đồ có:

nhóm (1,6) thuộc Bắc Thủy

nhóm (2,7) thuộc Nam Hỏa

nhóm (3,8) thuộc Đông Mộc

nhóm (4,9) thuộc Tây Kim

nhóm (5,10) thuộc Trung Cung Thổ

thì THỔ trung cung như một mediator (người điều đình) dung hòa ngăn chận sự xung đột giữa trục NGANG và trục ĐỨNG:

1. để rồi nhóm (2,7) thuộc Nam Hỏa lại thung dung đi KHẮC chế nhóm (4,9) thuộc Tây Kim?

2. để rồi chính nhóm (5,10) thuộc Trung Cung THỔ lại đi KHẮC chế nhóm (1,6) thuộc Bắc Thủy?

3. để rồi nhóm (3,8) thuộc Đông Mộc đi KHẮC chế THỔ trung cung?

Té ra, (người điều đình) khắc này, hở kia, bị khắc ngược lại v.v... khó thuyết phục rằng Hà Đồ dùng 5.10 ở giửa để dung hòa làm sao ấy, anh nhỉ?

Có thể anh nhìn ra được điều gì sâu xa hơn, mong anh chia sẽ.

Có khắc tất có sinh nên Văn Vương rút đi số 10 trung ương thổ rồi biến đổi giữa Hỏa và Kim thành tương sinh cho nên hậu thiên bát quái là vòng tương sinh 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa. Sắp xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không đổi. Trung ương Thổ mang số 5 chủ để biến.

Thiết nghĩ, ở Hà Đồ chưa định hình phụ phương (hướng phụ) mà chỉ có 4 hướng chánh: Đông, Tây, Nam, Bắc và người xưa cũng đã không nêu nguyên tắc thành lập ngũ hành tương thích ra sao mà có:

Đông - Mộc

Tây - Kim

Nam - Hỏa

Bắc - Thủy

Trung cung - Thổ

nhưng hãy tạ gát lại chuyện đó mà đi thẳng vào vấn đề chính của Kyte đang trình bày.

Cho nên, ta cứ việc tạm thời chấp nhận NÓ LÀ VẬY:

Đông - Mộc với độ số (3,8)

Tây - Kim với độ số (4,9)

Nam - Hỏa với độ số (2,7)

Bắc - Thủy với độ số (1,6)

thì khi anh Kyte nêu lên giả thuyết Văn Vương rút đi số 10 trung ương thổ rồi biến đổi giữa Hỏa và Kim thành tương sinh cho nên hậu thiên bát quái là vòng tương sinh 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa vẫn còn con số 5 THỔ ở trung cung. Tuy rằng có chiều hướng tương sinh rồi đó nhưng mediator (người điều đình) đứng giữa lại đi ngăn chận sự tương sinh giữa trục NGANG và trục ĐỨNG vậy sao?

Anh nói tiếp, sắp xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không đổi lại có sự mâu thuẫn gì chăng khi mà trước câu đó anh đã viết:

4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa

Còn đâu:

Đông - Mộc với độ số (3,8)

Tây - Kim với độ số (4,9)

Nam - Hỏa với độ số (2,7)

Bắc - Thủy với độ số (1,6)

có chăng là ngũ hành của các độ số vẫn không đổi - có phải ý anh là thế?

Từ đây vòng trường sinh được ra đời một cách tinh vi mà vẫn phù hợp với Hà Đồ. Thật là tuyệt diệu thay!

Vòng trường sinh, cứ tạm kí hiệu thứ tự lớp lang như sau để dễ quan sát và tiếp thu nhé anh Kyte.

01. Trường sinh

02. Mộc dục

03. Quan đới

04. Lâm quan

05. Đế vượng

06. Suy

07. Bệnh

08. Tử

09. Mộ

10. Tuyệt

11. Thai

12. Dưỡng

Số 5 ở giửa, 3 cho dương số để tiến và 2 cho âm số để tiến,sự vận hành được biểu diễn như sau:

Cung Ly là Hỏa cục mang số dương 9, âm số là 4 ở nam.

Sinh ở Dần ,vượng ở Ngọ và Mộ ở Tuất.

Dương trường sinh khởi ở Dần đi thuận , dần thuộc Cấn số 8 đến mão thuộc Chấn số 3 cộng là 11 đến Thìn ,Tỵ thuộc Tốn số 4 cộng là 15, đến Ngọ ( Đế Vương ) thuộc cung Ly số 9 cộng là 24 đến Mùi ,Thân thuộc Khôn số 2 công là 26, đến dậu thuộc Đoài số 7 công là 33 ,đến Tuất (Mộ) thuộc Càn số 6 cộng là 39.

Số 3 là dương số để tiến số 9 là hành hỏa.

Âm trường sinh khởi từ Dần đi nghịch ,khởi từ Cấn sửu, dần số 8 đến Tý thuộc Khảm số 1 cộng là 9 đến hợi,tuất thuộc Cán số 6 cộng là 15 ,đến Đoài số 7 cộng là 22 đến thân,mùi thuộc Khôn số 2 cộng là 24.

2 là số âm để tiến 4 là số thuộc âm hỏa 4.

Như vậy dương và âm trường sinh hỏa vẫn mang số 4.9

Nếu xét theo lý luận của anh thì cũng khá rõ ràng để ghi nhận không mấy khó khăn như sau:

Dương Hỏa khởi: THUẬN

(4) Tỵ 04. Lâm Quan | (9) Ngọ 05. Đế vượng | (2) Mùi 06. Suy |(2) Thân 07. Bệnh

(4) Thìn 03. Quan đới | ...........................................................|(7) Dậu 08. Tử

(3) Mão 02. Mộc dục | .............................................................|(6) Tuất 09. Mộ

(8) Dần 01. Trường sinh | (8) Sửu 12. Dưỡng | (1) Tí 11. Thai |(6) Hợi 10. Tuyệt

từ cung Dần (8) + Mão (3) + Thìn (4) + Tỵ (4) + Ngọ (9) + Mùi (2) + Thân (2) + Dậu (7) + Tuất (6) = 9 cung với tổng số là: (45) nhưng vì,

Thìn/Tỵ có cùng chung con số (4) biểu trưng cho quái Tốn (HTBT- Lạc Thư) nên chỉ gộp chung tính là 4

Mùi/Thân có cùng chung con số (2) biểu trưng cho quái Khôn (HTBT- Lạc Thư) nên chỉ gộp chung tính là 2

nên (45) - (6) = (39)

Tính theo cung thì phải đi đủ 9 cung từ trường sinh đến mộ, nhưng cộng độ số thì những con số trùng lặp chỉ tính một lần mà thôi.

Đó là nói về Dương Hỏa khởi THUẬN trường sinh ở Dần trãi qua 9 cung đến mộ.

Nói đến Âm Hỏa thì cũng khởi trường sinh ở Dần nhưng NGHỊCH chuyển trãi qua 8 cung đến tử thì dừng.

Nếu dùng đồ hình ở trên mà đi NGƯỢC từ cung Dần thì ta sẽ có:

(8) Dần 01. Trường sinh + (8) Sửu 12. Dưỡng + (1) Tí 11. Thai + (6) Hợi 10. Tuyệt + (6) Tuất 09. Mộ + (7) Dậu 08. Tử = (8 + 1 + 6 + 7) = 22; như vậy thì không ra đáp số: 24 như anh tính và cũng chỉ có đi qua có 6 cung chứ không phải 8 cung như anh đề cập.

Cho nên, phải hiểu như sau:

(8) Dần 01. Trường sinh + (8) Sửu 02. Mộc dục + (1) Tí 03. Quan đới + (6) Hợi 04. Lâm quan + (6) Tuất 05. Đế vượng + (7) Dậu 06. Suy + (2) Thân 07. Bệnh + (2) Mùi 08. Tử = (8 + 1 + 6 + 7 + 2) = 24 và cũng vừa vặn trãi qua 8 cung.

Điều này (ngoài lề), theo Vân Đằng Thái Thứ Lang về cách an Tinh Hệ trường sinh cho môn Tử Vi cũng đi theo chiều hướng này để gin giữ ngôi vị trường sinh nhưng mộ cung lại phải bị dịch chuyển. Học phái Thiên Lương, Việt Viêm Tử thì giữ mộ đúng ngôi vị mộ cung nên phải dịch chuyển vị trí trường sinh v.v...

Như vậy, ít nhiều gì thì anh Kyte cũng đã suy luận một cách nhất quán cho Mộc cục, Thủy cục và Kim cục nhưng có một điểm mà anh viết dưới đây có phần mâu thuẫn:

Tại sao dương trường sinh chỉ tính tới Mộ? Xin thưa rằng dương là sự sống không phải là sự chết nên quẻ Kiền có 3 dương không có âm nên chỉ tính đến Mộ mà thôi.

Bát quái Hâu Thiên có 9 cung số 9 cũng là số lớn nhất của dương số phù hợp từ trường sinh đến mộ có 9 cung.

Khi dương trường sinh chỉ tính tới mộ thì đâu có nghĩa là dương đó đã không trãi qua cái CHẾT là tử ở cung thứ 8 rồi trước khi sang cung thứ 9 để nhập mộ mà anh lý luận rằng: dương là sự sống không phải là sự chết? CHẾT đem CHÔN luôn rồi mà. Anh có thể giải thích rõ hơn ở điểm này được không?

Nếu như anh cứ lập luận về số 9 là số dương lớn nhất cũng như số 8 là số âm lớn nhất như dưới đây:

Âm trường sinh đi nghịch nhưng chỉ tính từ trường sinh đến Tử cả thảy 8 cung ,Vì số 8 là số âm lớn nhất trong Lạc Thư.

Âm là sự chết nên quẻ Khôn không có dương nào. Mặt trăng thuộc âm có hai ngày không trăng.

Như vậy dương mộ và âm tử.

thì được nhất quán hơn. Anh nghĩ sao, thay vì thêm thắt ý tưởng dương là sự sống không phải là sự chết nên quẻ Kiền có 3 dương không có âm nên chỉ tính đến Mộ mà thôi để có kẻ hở cho sự vấn nạn?

Các Cục khác cứ theo lối tính này mà suy ra như

Thủy cục 31 số dương và 26 số âm.

Mộc cục có 33 số dương và 28 số âm ,

kim cục có 22 số âm và 37 số dương .

Anh còn quên lý giải cho THỔ cục đó nghen. Chờ anh vậy!

Đồ Thư đến đây hợp nhất rồi đó quí vị ạ!

Các tính toán khác về vòng trường sinh sẽ không phù hợp với số của Hà Đồ -Lạc thư. Cũng như các các sắp xếp khác về quẻ cũng không phù hợp với số của Hà Đồ và vòng trường sinh.

Còn thiếu chút đỉnh, như không thì anh sẽ hoàn thành lập luận của anh một cách hay lạ.

Chờ anh,

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites