Bách Lâm

“chắc Chúng Tôi Nhớ Con đến Chết Mất”

2 bài viết trong chủ đề này

(Dân trí) - Chín năm trôi qua, đứa con của anh chị ngày một lớn, mỗi năm anh chị chỉ gặp con được 1 lần vào mùa Vu Lan. Ở đó, những giọt nước mắt của tình mẫu tử làm nhiều người phải rơi lệ.

Hai số phận tàn tật…

Chị Ngô Thị Ba (SN 1960) sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cát vùng nam Quảng Bình, nơi mà trong chiến tranh hứng chịu không biết bao nhiêu đạn pháo của đế quốc Mỹ. Chiến tranh đi qua, vùng đất tử địa ấy khốn khó từ bao đời nay càng khốn khó hơn sau chiến tranh. Trai tráng khoẻ mạnh có nghề đi biển còn phụ nữ thì hàng ngày gồng ghánh những triêng cá vượt qua những động cát cao ngất để rồi bán những sản phẩm của biển. Chị sinh ra bị bệnh về mắt nên hàng ngày chỉ có thể đi gánh cát, gánh gạo, gánh nước thuê kiếm năm ba đồng để nuôi thân. Thời con gái trôi qua mà không một tấm chồng, chị định về quê nhưng nghĩ đến cảnh không có gì ăn cho qua ngày làm sao về được…

Còn anh Huỳnh Hoàng Vũ (SN 1966) khi được 3 tuổi thì bị bại liệt. Cuộc sống ở vùng biển Khánh Hoà của gia đình đông con và khó khăn nên không có tiền chữa chạy nên anh đành chấp nhận số phận. Cũng như chị, anh tìm đường mưu sinh cho riêng mình. Anh cũng làm không biết bao nhiêu việc để kiếm sống cho đến khi tai hoạ ập đến. Anh bị tai nạn, đã tàn tật nay còn què quặt thì làm gì được nữa. Chiếc xe lăn cũ kỹ mà một người cho anh trở thành phương tiện, đôi chân của anh. Không còn khả năng lao động nữa anh đã ngồi trên xe lăn ấy để đi hết vùng này qua vùng khác kiếm từng miếng ăn từ sự đùm bọc yêu thương của mọi người…

Posted Image

Quặn lòng trước cảnh cùng cực của anh chị.

Hai số phận ấy đã gặp nhau, chị quá lứa anh lỡ thì. Họ sống bên nhau chăm bẵm nhau những lúc ốm đau từ đó sinh nghĩa sinh tình. Hai số phận tàn tật ấy bấu víu lấy nhau trong khổ cực để rồi kết quả của họ có một đứa con trai kháu khỉnh năm 2000. Không nhà không cửa, không tiền không một thứ có giá trên người nên anh chị đành chấp nhận gửi đứa con kháu khỉnh của mình vào chùa Nghĩa Hoà ở Vĩnh Điềm Thượng, Vĩnh Hiệp (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) và tiếp tục đi xin ăn qua ngày.

Chín năm trôi qua, đứa con của anh chị ngày một lớn, mỗi năm anh chị chỉ gặp con được 1 lần vào mùa Vu Lan. Ở đó, những giọt nước mắt của tình mẫu tử làm nhiều người phải rơi lệ. Mới 9 tuổi nhưng cháu Huỳnh Hoàng Bảo đã có mong ước rất thiết thực “Ba mẹ yên tâm, khi con lớn con sẽ đi học bác sỹ về để chữa cái chân bị đau của Ba, đôi mắt mờ của Mẹ…!” chị Ba kể trong nước mắt. Thương con quặn lòng nhưng biết làm sao được, lấy gì mà ăn vậy là anh chị cứ tiếp tục lang thang đó đây để kiếm tìm nguồn sống. Cuộc đời đã không may còn đen đủi hơn nữa, anh tiếp tục bị tai nạn và đôi chân trở nên liệt hẳn vậy là mùa Vu Lan vừa rồi cả hai anh chị không gặp được đứa con yêu quý.

Ước nguyện cả một đời…

Ở đâu cũng không bằng chính quê hương mình do vậy anh chị đã quyết định vượt quãng đường cả ngàn cây số để về với quê hương. Chị đi bộ đẩy anh trên chiếc xe lăn cũ kỹ ấy, mệt thì nghĩ, đói thì xin ăn vậy là họ rong ruổi trên đường. Có đoạn xin được xe ô tô thì đỡ đôi chút còn không thì buộc phải đi bộ. Ngày này qua ngày khác và cứ thế họ lần mò về đến quê hương và quyết tâm ở lại dù đói dù nghèo chỉ hy vọng được “nhắm mắt” trên mảnh đất quê mình.

Bà con lối xóm vùng bãi ngang Ngư Thuỷ Nam thương cho số phận nghiệt ngã của hai vợ chồng nên mỗi người giúp một ít cho hai vợ chồng mua mấy tấm lợp và dựng đại 1 căn nhà trên bãi đất trống để hai vợ chồng có nơi chui ra chui vào tránh mưa, tránh nắng. Hàng ngày các thuyền đi đánh bắt có con cá, con mắm họ đều mang cho anh chị làm thức ăn để sống qua ngày. Không đi làm, không đi ăn xin được nữa nên cuộc sống của anh chị càng lâm vào chỗ túng thiếu và bần cùng hơn.

Posted Image

Mò mẫm để có bữa cơm cũng đâu phải dễ với những người khuyết tật.

Chị tâm sự với chúng tôi rằng về quê dù đau ốm què quặt nhưng vẫn có chị em và bà con lối xóm nhưng điều đáng buồn nhất đó là phải sống quá xa con nên nhớ không thể chịu được. Ước gì ai đó cho tôi vài trăm ngàn để tôi vào đưa cháu ra chứ thế này chắc vợ chồng tôi chết vì nhớ con mất. Còn anh, anh mong ước cả đời mình làm lụng tích góp để xây một căn nhà cho đàng hoàng và đón con về để hàng ngày được ôm con vào lòng cho dù có nhịn đói đi chăng nữa thì anh cũng mãn nguyện. Nhưng tất cả đều vô vọng, số tiền 3 triệu đồng tích góp được hơn 17 năm đi lang thang bỗng chốc mất tiêu vào tiền thuốc men khi anh bị tai nạn. Vậy là phải chấp nhận thôi, anh thở dài trong nỗi thất vọng đến vô cùng.

Giọt nước mắt lăn trên gò má của người vợ và tiếng thở dài não ruột của người chồng khiến lòng tôi đau quặn. Hai số phận, hai tấm thân tàn tật ở bên nhau trong căn nhà tạm bợ giữa vùng cát trắng này đang cần sự chia sẽ của những người hảo tâm để những ngày cuối cùng của cuộc đời họ đạt được ước nguyện.

Trước hết, tha thiết đề nghị chính quyền địa phương xã Ngư Thuỷ Nam quan tâm giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương và sau nữa hy vọng những nhà hảo tâm trên mọi miền tổ quốc giúp đỡ để cuộc sống anh Vũ chị Ba qua giai đoạn khốn khó này…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin được hỗ trợ cho gia đình bác 500.000 VND ( năm trăm nghìn đồng) nhỏ nhoi, mong và xin những tấm lòng hảo tâm giúp bác hoàn thành ước nguyện .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay