Posted 16 Tháng 12, 2009 Tác giả: Hội nghiên cứu đĩa bay Đài Loan - Hà Hiển Vinh (He Xian Rong) Trong quyển "Nhã Đường Văn Tập","Đài Loan Du Kí" có viết như sau: "Chư sơn danh thắng, giai khoa đẩu bi văn, mạc khả biện thức". Câu nói này có nghĩa là: tất cả những ngọn núi có cảnh đẹp đều có những văn bia ghi bằng chữ Khoa Đẩu, không một ai là không biết đến nó cả. Vậy Khoa Đẩu có phải là những chữ đại triện trước cả những cổ tự ghi chép trong sách xưa không? Phải chăng từ thời Tam Đại đã có người Hoa đến̉ Đài Loan. Vậy những người dân bản địa của Đài Loan có chữ viết riêng không? Căn cứ vào những quan điểm của các nhà sử học, khảo cổ học, ngôn ngữ học hầu như phủ định luận điểm này. Trong những năm thập niên 1970, một học giả nghiên cứu văn hóa nổi tiếng của Đài Loan, ông Vệ Tụ Hiền (Wei Ju Xian) chuyên nghiên cứu về văn hóa cổ của Đài Loan, tác phẩm "Mối liên hệ giữa thổ dân Đài Loan và người Mân Việt","Khảo cổ học hang dơi và thổ dân Đài Loan" và một số quyển sách khác. Trong những quyển sách của ông đã thu thập được, có nhiều chữ tượng hình và chữ Khoa Đẩu, những kí tự đó được miêu tả như sau: Những kí tự ghi chép̣̣ ở Đài Loan gần như là những chữ tượng hình Thứ nhất, những hình vẽ của người dân tộc Bố Nông (Bunun) Trong quyển "Đài Loan phong thổ chí" có sưu tập được những hình vẽ của 2 loại tiêu bản ̉̃giống như hình vẽ từ thủ lĩnh bộ lạc Kanetovan và Tarom Magulapa. Căn cứ vào trí nhớ của các bô lão thì nó như một dạng lịch, được khắc trên những tấm gô cây bách̃, dài 3 thước, rộng bốn tấc. Những hình kí tự này được khắc thẳng hàng, những hình vẽ này được khắc và sau đó đổ mực vào. Những hình khắc được miêu tả như sau: *Những hình vẽ của tộc Bố Nông (Bunun): Mỗi một hình khắc hình tam giác ▲ được biểu thị là một ngày, q biểu thị là bình nấu rượu, 口 biểu thị kiêng kị không được chặt củi, biểu thị cái sọt mang sau lưng đựng đầy những là khoai môn, biểu thị cái sọt mang sau lưng chứa thóc, ︵ biểu thị đi săn bắn, biểu thị cái xẻng, có ý nghĩa là dùng xẻng để khai khẩn và canh tác, biểu thị canh tác ruộng lúa, 丁 biểu thị cho số sọt thóc Biểu thị chơi bóng Biểu thị trong nước có cỏ huyên Biểu thị một cuộc săn bắn hươu đực Biểu thị con heo Biểu thị hạn hán Những điều này cho thấy rằng, những ghi chép cổ xưa này thực sự đã đạt đến một trình độ văn minh nhất định. Thứ hai đó là chữ tượng hình của người Bài Loan(Paiwan). Ngoài tiêu bản thứ nhất thì chúng ta còn tìm thấý những một bản khắc gỗ chữ tượng hình của người dân tộc Bài Loan (Tsyakvukvan) tại nhà của một tộc trưởng, bản gỗ dài năm thước, độ rộng khoảng bốn năm tấc, có khoảng 50 hình khắc đa số là người và động vật, hầu hết đa số các hình vẽ đều lặp lại. Sau khi phân loại, chỉ có 14 hình khắc là khác nhau *Những hình vẽ của tộc Bài Loan Hình 1: Người thổ dân mặc quần áo đẹp, tay cầm thương, đầu đeo trang sức Hình 2: Một đứa bé đang cưỡi hươu Hình 3: Người thổ dân ăn mặc đẹp, tay phải cầm dao Hình 4: Người thổ dân đứng thẳng tay cầm một cái lông chim Hình 5: Người thổ dân bắt được kẻ thù và chặt đầu. Hình 6: Người thổ dân mặc áo lông chim, tay cầm thương đưa ngang vai Hình 7: Người thổ dân đeo trang sức Hình 8: Người thổ dân hai tay cầm 2 đầu kẻ thù Hình 9: Tay trái người thổ dân cầm một cây gậy gỗ Hình 10: Con hươu mẹ Hình 11: Con hươu con Hình 12: Con nghé Hình 13: Trẻ em đeo trang sức Hình 14: Con rắn Những hình vẽ này người dân tộc coi rằng đó là những hình thiêng liêng, ca ngợi lịch sử tổ tiên của họ nhưng họ không thể cho biết được nó có từ bao giờ. Những hình vẽ này tuy đã miêu tả được một số thứ nhưng chúng vẫn còn rất đơn giản và sơ khai. Những hình vẽ này có ý nghĩa tượng trưng rất lớn, chúng thường được vẽ trên một dòng và cùng đồ hình. Thứ 3, đó là những hình xăm tượng hình của người Bài Loan. Tại trường đại học Đài Loan, chuyên nghành Khảo cổ học và nhân chủng học, nghiên cứu về những tập tục của thổ dân Đài Loan, đã có những nghiên cứu về tập tục xăm mình của người dân tộc Đài Loan, họ đã liệt kê những hình minh họa những hình xăm quan trọng nhất của người Bài Loan. Những hình xăm của người Bài Loan lại không có trên những bản gỗ ghi chép, vì vậy họ không thể hiểu được ý nghĩa của các hình xăm đó, nhưng đó là một tục lệ xăm người của người Bài Loan. Nhưng mỗi hình xăm lại mang một ý nghĩa tượng hình, những hình xăm đó như sau: *Mẫu hình xăm của người Bài Loan Hơn nữa trong vùng phía Đông Nam Thái Bình Dương, châu Mỹ, Chile, trong quần đảo Polynesian, phía đông đảo Phục Sinh là vùng có nhiều ngôn ngữ Austronesian. Những quần đảo này có một khoảng cách địa lý bằng nửa vòng Trái đất với Đài Loan và Ấn Độ này lại có tàn tích của chữ tượng hình "lunge lunge (Lungo Lungo) "(cột E), giống với những cổ tự của Ấn Độ(cột I). Khi so sánh, chúng tôi thấy rằng những kí tự cổ ở đảo Lungo Lungo có ý nghĩa sát với ý với ban đầu mà người vẽ muốn truyền tải, trong khi những kí tự của Ấn Độ thì tiến hóa thành những chữ tượng hình. Cho đến nay thì 2 loại kí tự trên vẫn có những kí tự không thể giải mã được, tuy nhiên hai loại kí tự này vẫn có nhiều điểm tương đồng. Nếu cho rằng những văn tự ở đảo Lungo Lungo và văn tự cổ Ấn Độ là một thì điều đó hoàn toàn không thể đúng trên mặt lý thuyết. Nền văn minh̉ Ấn độ lại thuộc vào một trong 4 nền văn minh lớn nhất nhân loại, những văn tự cổ đã tồn tại hơn 4000 năm, thậm chí có thể nhiều hơn nữa. Trong khi đó độ tuổi tồn tại của những văn bản trên đảo Lungo Lungo mới chỉ là một vài trăm năm trước, trước khi những kí tự này dần biến mất. Hai thứ chữ cổ ở đảo Lungo Lungo, Ấn Độ và Đài Loan, tộc Bài Loan có phần giống nhau. Theo những nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Trung Quốc, nhiều học giả đã có đồng quan điểm, sau khi xem xét hệ thống 48 kí tự trên , đã có một kết luận ban đầu cho thấy rằng̣ rằng có sự liên hệ giữa hai hệ thống văn bản này. Do đó một số học giả đã nghĩ rằng giữa hai vùng đất này đã có sự thông thương qua đường biển. Qua nghiên cứu, những nhà học giả còn cho biết trong DNA di truyền của người Polynesia có kết quả di truyền DNA của người Đài Loan. Một tổng kết sơ bộ cho thấy những văn bản cổ xưa của Ấn Độ, đảo Lungo Lungo thuộc quần đảo Polynesian giống với những văn bản của Đài Loan. *Chữ Khoa Đẩu của thổ dân Đài Loan "Tùy thư lưu cầu truyện" ghi rằng " phụ nhân dĩ mặc kình thủ , vi trùng xà chi văn" Trong Thượng Thư( Kinh Thư) có ghi rằng: "đắc tiên nhân sở tàng cổ văn ngu hạ chu chi thư cập luận ngữ hiếu kinh , giai khoa đẩu văn tự" Câu này ý nói có được những cổ văn của các thời Ngu, Hạ, Chu như luận ngữ hiếu kinh, được ghi chép bằng chữ khoa đẩu. Trong"Hậu Hán thư, Lô thực truyện" có nói đến "cổ văn khoa đẩu" Yan Shigu ghi rằng: cổ văn, vị khổng tử bích trung thư dã . Hình tự khoa đẩu , nhân dĩ vi danh ." Câu này có nghĩa rằng trong bức tường nhà của đức Khổng Tử, có sách ghi bằng chữ Khoa Đẩu, Khổng Tử đã đọc được sách đó, sau này mọi người cho là đức Khổng Tử là tác giả của những sách đó, vì thế đức Khổng Tử được mọi người tôn thờ. Yan Shigu (581–645) là một nhà văn, ngôn ngữ học rất nổi tiếng thời nhà Đường. Ông đã viết chú thích cho một số những tác phẩm kinh điển như Hán Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên. "Tấn thư, Vệ hằng truyện" có ghi rằng:"Hán đế thời , lỗ cung vương hoại khổng tử trạch , đắc thượng thư , xuân thu , luận ngữ , hiếu kinh , Thời nhân bất tri phục hữu cổ văn , vị chi khoa đẩu văn" Câu này có ý: vào thời vua Hán, nếu Lỗ Công không cho phép Khổng An Quốc- cháu đời thứ 12 của đức Khổng Tử sửa nhà và̀ phát hiện ra thượng thư (kinh thư), biên niên sử xuân thu, luận ngữ, hiếu kinh thì người đời cũng không bao giờ biết là có thứ văn tự như vậy. Đó chính là Khoa Đẩu văn. Giải thích: khoa đẩu , trùng danh , hà minh tự đều có hình dạng giống nhau " Trùng thư ", " trùng xà văn " , " khoa đẩu văn " tất cả đều cùng là văn tự của thời Hạ Thương, Chu, và tất cả đều gọi chung là Khoa Đẩu văn. Thứ nhất, tìm thấy những văn tự Khoa Đẩu tại tỉnh Đài Đông Tại Đài Bắc, huyện Vĩnh Hòa, có một người đàn ông tên là Lâm Đăng Thái đã sưu tập được rất nhiều bản khắc gỗ của người người dân tộc sống ở vùng Đài Đông. Ông sinh ra và lớn lên ở Đài Đông nhưng sau đó thì ông chuyển qua sống tại Đài Bắc. Tại đây ông xây một gian nhà tranh và một khu vườn nhỏ. Bên trong nhà của ông treo rất nhiều những bản khắc gỗ, trong đó có 4 tấm gỗ được chạm khắc, tổng cộng lại là 15 kí tự. Phía trên bề mặt bản khắc là những "xà tự". Tộc người Bài Loan rất sùng bái con rắn, nên đã sử dụng hình tượng con rắn đưa vào trong văn tự. Nhưng vì chữ xà 蛇 và chữ khoa đẩu 蝌蚪 đều có bộ trùng 虫 nên chúng gần giống nhau, nên vì thế đều được gọi chung là Khoa Đẩu văn tự. Ông Lâm Đăng Thái đã đồng ý cho giáo sư Wei Ju Xian chụp những bức ảnh về Khoa Đẩu tự, những bức ảnh đó như sau: *Những nét trạm lồi trên những bản khắc của tộc Bài Loan Thứ hai, những kí tự Khoa Đẩu tại hồ Nhật Nguyệt Hồ Nhật Nguyệt là một trong 15 thắng cảnh du lịch đẹp nhất ở Đài Loan, Hồ Nhật Nguyệt thuộc huyện Nam Đầu, là hồ nước ngọt lớn nhất đảo Đài Loan, diện tích mặt hồ rộng hơn 900 ha, chu vi 33 km, giữa hồ có đảo La Lu, nửa hồ phía bắc có hình giống mặt trời, nửa hồ phía nam có hình giống mặt trăng, nên hồ được đặt tên là hồ Nhật Nguyệt. Ngày mùng 1, tháng 9, năm 1959 ông Hoắc Bồi Hoa (Huo Pei Hua) là một người dân sống tại thị trấn Vĩnh Hòa và một số người bạn đang ngắm cảnh tại hồ Nhật Nguyệt thì phát hiện thấy một số phiến đá nằm bên cạnh một túp lều tranh. Sau khi được hỏi han và trả một số tiền lớn, ông Hoắc Bồi Hoa đã mua cả hai phiến đá về nhà mình. Vào khoảng năm 1966, những người thổ dân miền núi đưa một số phiến đá có khắc những đường ngoằn ngoèo cho cửa hàng bán đồ lưu niệm Đài Loan ở hồ Nhật Nguyệt để bán, nhưng không có ai quan tâm đến những phiến đá này, về sau những người thổ dân đã lấy lại những phiến đá này, từ đó những phiến đá này cũng mất tung tích. *Những chữ viết Khoa Đẩu ở hồ Nhật Nguyệt Hai phiến đá khắc chữ Khoa Đẩu mà ông Hoắc Bối Hoa cất giữ, được khắc bằng những nét lõm. Mặc dù đã trải qua nhiều lần nghiên cứu, nhưng những kí tự này vẫn chưa thể giải mã được, đương nhiên là chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa của chúng là gì. Sau đó trong cuốn sách "Mối liên hệ giữa thổ dân Đài Loan và người Mân Việt" của giáo sư Vệ Tụ Hiền (Wei Ju Xian), quyển thứ nhất, trong một tác phẩm điêu khắc có khắc chữ Khoa Đẩu như là một đồ hình. Ở Trung Quốc, tại núi Hành Sơn (thuộc một trong ngũ nhạc danh sơn, ở Hồ Nam) có một tấm bia gọi là Vũ Vương thạch bia (hình dưới đây), người ta tìm thấy trên đỉnh Cẩu Lũ những văn tự cũng gần giống như chữ Khoa Đẩu tìm thấy ở hồ Nhật Nguyệt. Tấm bia Vũ Vương ở Hành Sơn đã tồn tại khoảng 4200 năm trong lịch sử. Những dòng chữ này là những dòng chữ duy nhất xuất hiện ở Hành Sơn. Bởi vi đỈnh Cẩu Lũ là đỉnh cao nhất trong các ngọn núi ở núi Hành Sơn, nên người ta gọi những văn tự này là Cấu văn. * Tấm bia Vũ Vương ở Hành Sơn. Thứ ba, những chữ rất cổ ở đảo Hòa Bình Tại đảo Hòa Bình đã khai quật được những tấm bia đá rất cổ. Những phiến đá này đang được bảo quản tại viện bảo tàng ở Tokyo, Nhật Bản. Những cổ văn ghi trên những phiến đá này thuộc dạng như những chữ khoa đẩu, niên đại của những tấm bia đá này được xác định tương đương với tấm bia Vũ Vương ở Hành Sơn, khoảng 5000 năm trước. Qua những nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng lịch sử văn hóa của Đài Loan cũng có thể rơi vào khoảng 6000 đến 12000 năm. Căn cứ vào quá trình tiến hóa chữ viết của nhân loại bắt đầu theo thứ tự: xà văn, mã thư, trùng văn, khoa đẩu văn, hà đồ, lạc thư, chữ tượng hình, giáp cốt văn, kim văn đại triện, tiểu triện, lệ thư, giai thư, hành thư đáo thảo thư. Những văn tự khai quật được ở đảo Hòa Bình cũng thuộc vào dạng "trùng" tự, có thể là tiền thân của chữ Khoa Đẩu. Chữ Khoa Đẩu có thể là tiền thân của lối chữ đại triện, so sánh với những văn tự trên tấm bia Vũ Vương thì nó ra đời sớm hơn rất nhiều. *Những phiến đá cổ ở đảo Hòa Bình *Những cổ tự trên tấm bia ở đỉnh núi Giác Thảo. *Văn bia được phát hiện ở thung lũng Gong Liao Xiang Lan Ngoài ra, phía đông bắc con đường cổ lên núi Giác Thảo có "Hổ tự bia", bên cạnh đó còn có những văn tự khác và những hình vẽ. Trên tấm bia này cũng chỉ có rất ít những cổ tự. Cũng ở thung lũng Gong Liao Xiang Lan cũng đã phát hiện ra phiến đá có khắc những kí tự, có niên đại rất lâu, những nét khắc cũng không được rõ ràng lắm, tất cả đều được cho là những̀ di tích của tiền nhân để lại. Kết luận Từ những dữ liệu sơ bộ này, chúng ta có thể thấy rằng người dân bản địá ở Đài Loan đã có chữ viết riêng.Thế nhưng chưa có những nhà học giả như giáo sư Vệ Tụ Hiền (Wei Ju Xian) chú tâm nghiên cứu. Bài nghiên cứu này chỉ dừng tại đây, hi vọng nó sẽ là một nghiên cứu mở màn để các học giả quan tâm hơn và sẽ có những người tiếp tục công trình nghiên cứu này. Chúng ta biết rằng Đài Loan đã có thời kì thuộc về nhà Thanh, vào thời vẫn có những bia cổ và văn tự cổ tồn tại, nhưng kể từ khi người Nhật chiếm đóng̉ Đài Loan thì chúng dần dần biến mất. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng, đế quốc Nhật Bản đã có một kế hoạch đồng hóa nền văn hóa của người dân Đài Loan trong thời kì Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản. Đế quốc Nhật đã có ý định xóa sổ hết nền văn hóa của người bản địa bằng cách triệt tiêu hết những văn tự của người dân bản địa. Đương nhiên những tấm bia khắc là những văn vật của nền văn hóa Đài Loan cũng là đối tượng bị tiêu hủy, ví dụ như việc phá hủy những đền miếu thờ Đạo giáo. Từ những tấm bia cổ ở đảo Hòa Bình và những cổ văn quí giá tổng cộng là mười mẫu, hiện nay một số mẫu vật đang được cất giữ tại viện bảo ở Tokyo, Nhật Bản. Chỉ còn sót lại những tấm bia vô cùng quý giá được vô tình được lưu giữ lại. Những văn vật quí giá này nên được các cơ quan có trách nhiệm khuyến khích mọi người tìm lại để quốc gia thu thập và nghiên cứu. Tất cả các văn vật cổ của Đài Loan bị Nhật Bản chiếm giữ nên thu hồi lại, trả về cho Đài Loan nền văn minh cổ của mình càng sớm càng tốt. Bài nghiên cứu trên PhúcTuấn lấy từ nguồn này http://www.ufo.org.tw/study/fk104.htm. Trong bài dịch không thể tránh khỏi sai sót, nếu mọi người có thể đọc được tiếng trung thì có thể vào link trên để đọc. Nếu ai quan tâm đến vấn đề, có trình độ tiếng trung tốt xin dịch lại cho mọi người cùng đọc. Trong bài Phúc Tuấn có chú thích thêm một số thông tin, không ảnh hưởng đến nội dung bài nghiên cứu. Quay lại với bài nghiên cứu, chúng ta hãy xem qua về lịch sử, ngôn ngữ, dân tộc Đài Loan. Những tài liệu này được trích từ cuốn Lịch sử và ngôn ngữ Đài Loan - Oceanic Taiwan: History and Languages của PGS - TS Wi-vun T.Chiung. Tổng diện tích của Đài Loan, bao gồm đảo chính và một số hòn đảo nhỏ là 35.961 km2. Dân số của Đài Loan năm 1995 là khoảng 21 triệu người, gồm bốn nhóm dân tộc thiểu số chính: bộ tộc bản xứ (1,7%); Holo (73,3%); Hakka (12%) và "Người tỉnh khác"(13%). Người Holo, Hakka và "Người tỉnh khác" thường được gọi là người Hán và ngôn ngữ của họ cũng được gọi là ngôn ngữ Hán, khác với các thổ ngữ. Thời kì sơ khai: Theo khám phá khảo cổ học, trước khi người châu Âu khám phá ra người Đài Loan và người Hán di cư sang Đài Loan thì các bộ tộc ở Đài Loan thuộc họ ngôn ngữ Austronesian - Formosan đã sinh sống ở đó hơn 50 ngàn nă ( ví dụ như văn hóa thời tiền sử "Trường Tân" ở phía Đông Nam Đài Loan. Mặc dù vậy, các bộ tộc Đài Loan hiện này chỉ chiếm 1,7 tổng số dân Đài Loan, đa số các bộ tộc sống rải rác trên toàn đảo Đài Loan trước khi người Hán di cư đến, tức là vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII. Tuy nhiên, lúc đó các bộ tộc Đài Loan chưa hề thành lập bất cứ một tổ chức chính trị nào để liên kết các bộ tộc trên toàn đảo Chính vì ngày càng có nhiều người Hán di cư đến Đài Loan, các bộ tộc bản xứ sinh sống ở khu vực đồng bằng miền Tây ngày càng có mối quan hệ với người Hán nhiều hơn so với các bộ tộc sinh sống ở miền núi. Do có quá nhiều người Hán di cư đến Đài Loan và cũng do có nhiều người kết hôn với người Hán, cho nên, họ đã bị ảnh hưởng phong tục, văn hóa của người Hán. Một thời gian, ngôn ngữ của họ cũng dần dần bị thay đổi, sự thừa nhận dân tộc trong họ bị phai mờ bởi số lượng rất đông người Hán định cư. Chúng ta có thể liệt kê các bộ tộc chính như sau: Bộ tộc thân thiện với người Hán gọi là Sek-hoan - Bộ tộc đã thoát ra khỏi cuộc sống nguyên thủy sơ khai suốt thời nhà Thanh và sau này gọi là Penn-pou chok - Bộ tộc sinh sống ở đồng bằng Bộ tộc sinh sống ở khu vực miền núi thường có thái độ thù địch với người Hán, gọi là Chhenn-hoan. Ở Đài Loan thường có câu nói "Ông chúng tôi là người Trung Quốc nhưng bà chúng tôi thì không". Điều đó chứng minh rằng, mặc dù chỉ 1,7% dân số Đài Loan là người bản xứ "gốc", nhưng trên thực tế, phần lớn dân cư Đài Loan mang một phần dòng máu bản xứ. Các bộ tộc đồng bằng bao gồm Katagalan, Kavalan, Taokas, Pazeh, Papora, Babuza, Hoanya, Thao, Siraya và Qaugaut. Từ cuối thế kỷ XVII trở đi, những người này dần dần chịu ảnh hưởng rất nhiều từ người Hán nhập cư, hậu quả là họ bắt đầu đánh mất ngôn ngữ và tập quán của chính họ. Các bộ tộc miền núi gồm có Atayal, Saisiyat, Bunun, Tsou, Rukai, Paiwan, Puyuma, Amis và Yami Đến đoạn này chắc bạn đọc có thể nhận ra rằng 2 bộ tộc Bunun và Paiwan là 2 bộ tộc sở hữu những kí hiệu và chữ Khoa Đẩu trong bài nghiên cứu của giáo sư Hà Hiển Vinh. 2 bộ tộc này là những bộ tộc miền núi có thái độ thù địch với những người Hán. Vậy thì chúng ta xem xét lại chữ Khoa đẩu cổ đại có phải xuất phát từ dân tộc Hán hay không? Người bản xứ Đài Loan là chủ nhân của những chữ Khoa Đẩu cổ này. Người Hán tự hào có lịch sử trên dưới 5000 năm, họ nói rằng chữ Khoa Đẩu là chữ viết của họ, chữ Khoa Đẩu là tiền thân của lối chữ đại triện. Vậy mà những bộ lạc thổ dân sơ khai lại sở hữu những chữ viết có niên đại lâu hơn của người Hán. Phần lớn những cổ vật có liên quan đến chữ Khoa Đẩu nằm trong lãnh thổ Trung Quốc bây giờ đều nằm ở phía nam, nơi mà xưa kia thuộc về một nền văn minh huyền vĩ ở Nam Dương Tử và cả ở Đài Loan. Chúng ta có thể nói rằng nguồn gốc của chữ Khoa Đẩu cổ đại không thuộc về nền văn minh Hoa Hán. Các nhà học giả vẫn chưa thống nhất về xuất xứ của người bản đia Đài Loan, có những nghiên cứu cho rằng họ cũng là người dân di cư đến đảo Đài Loan, nhưng vào thời kì cổ đại. Để bổ sung thêm cho luận điểm này mời bạn đọc thêm bài dưới về mối liên hệ giữa người Mân Việt và thổ dân Đài Loan. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 2, 2010 Tết tôi qua nhà ông anh chơi chuyên sưu tập đồ cổ nhìn thấy cái này không biết có phải một loại chữ Việt Cổ, mời các bác cho ý kiến: Trân trọng Thế Trung Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 2, 2010 Theo suy luận của em thì đó là một trong rất nhiều loại chữ của người Việt cổ. Nhưng ở cái hình thứ hai Rin86 thấy một chữ giống như chữ "bản ngã" trong hệ thống chữ tượng hình cổ Trung Hoa. Rin86 nghĩ người Việt cổ có tối thiểu 3 loại chữ: Chữ tượng hình để ghi chép chính sử, luật pháp, những văn bản chung, chữ tượng thanh để sử dụng hằng ngày vì tiện lợi, chữ thắt nút dựa trên cơ sở toán học để phân công lao động, tính toán thuế má. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 3, 2010 Tiếp tục tìm những thông tin về chữ Khoa Đẩu, PhucTuan thấy có một tài liệu cổ nhắc đến, đó là một bản phổ chí nói về quan hệ Việt - Chăm do tác giả Võ Văn Thắng đăng trên trang vannghedanang.org. Trong bài nghiên cứu trên, rất nhiều hướng nghiên cứu có thể gọi là rất mới về nước Chiêm Thành. Tuy nhiên tất cả những vấn đề trên chúng ta cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng. PhucTuan sẽ bôi đen những đoạn thông tin đáng chú ý. Ngay ở đoạn đầu đoạn trích cuốn phổ chí có ghi chép rằng thủy tổ của những người Chiêm này là vua Lạc (Lạc Long Quân?). Truy tư ngã thuỷ tổ Lạc hoàng sinh hạ ngã tộc. Thượng cổ thời cựu/phấn tích tại Thanh Lam động, hiệu Việt Thường bộ, trung cổ di vu Lâm Châu (kim Lâm Bình địa), cận cổ di vu Đà Bàn (kim Bình Định địa) cải hiệu Chiêm Thành quốc, yểm hữu Thanh Hà (kim Thanh Hoa địa) dĩ nam chí Thạch Bi động (kim Thuận Thành địa) kế thế tương truyền quốc chủ hữu lục thập bát thế kỷ (cựu thổ âm xưng dung anh). Phàm tôn tộc thế hệ giai dụng khoa đẩu tự biên lục. Từ thời thượng cổ sinh sống tại động Thanh Lam đối chiếu với chú thích như sau: Căn cứ vào cách nói ở một chỗ khác trong phổ chí, Thanh Lam được hiểu là vùng Lam Sơn, Thanh Hoá. (Xem chú thích 28,29). Hiệu là bộ Việt Thường, liệu có phải những người Chiêm Thành này gốc gác tổ tiên cũng nằm trong những bộ mà các vị vua Hùng đã cai trị. Vì một lí do nào đó, có thể là do sự xâm chiếm của các dân tộc khác nên một bộ phận những người này đã di cư và trở thành những người Chiêm. Thời trung cổ dời vào Lâm Châu (nay là đất Lâm Bình[6]), thời cận cổ lại dời vào Đà Bàn (nay là đất Bình Định), đổi hiệu là nước Chiêm Thành, bao trùm cả Thanh Hà (nay là đất Thanh Hoa), về nam tới động Thạch Bi (nay là đất Thuận Thành[7]), tiếp nối các đời làm chủ đất nước, gồm 68 thế kỷ (đất cũ thổ âm gọi là “dung anh”) Các thế hệ đều dùng chữ khoa đẩu[8] để biên chép. Đoạn giải thích có ghi: [8] Theo truyền thuyết được chép trong Nghệ Văn Chí của Hán Thư thì vào cuối đời Hán Vũ Đế (140-67 tr C.N.), Lỗ Cung Vương phá nhà Khổng Tử để mở rộng cung thất mà được mấy chục thiên Thượng Thư, Lễ Ký, Luận Ngữ, Hiếu Kinh dấu ở trong vách và đều chép bằng thứ chữ cổ. Lỗ Cung Vương thấy hình thể các chữ cổ ấy ngoằn ngoèo, bèn cho là hình những con nòng nọc, do đó mà có danh từ khoa đẩu văn.(Nguyễn Văn Dương, Lược sử chữ Hán). Theo cách viết ở một đoạn sau của phổ chí này, thì khoa đẩu được hiểu là dùng để chỉ chữ Chiêm, một loại chữ cũng có dạng ngoằn ngoèo.( Xem Chú thích 10 và 27) PhucTuan không cho rằng chữ Khoa Đẩu ở đây ám chỉ chữ của Chiêm Thành. Trong đoạn chép có ghi là các thế hệ đều dùng chữ Khoa Đẩu để ghi chép. Nếu như thực sự tổ tiên họ ở Thanh Hóa, vậy thì chữ Khoa Đẩu mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở vùng Thanh Hóa mới thực sự là chữ viết của họ. Những điều này lại thật là trùng hợp qua những bằng chứng khảo cổ học ở Thanh Hóa, hay những chữ Khoa Đẩu còn sót lại trong hệ thống những chữ Mường. Qua những ghi chép trong cuốn phổ chí qua các đời từ rất lâu nên rất có thể chữ Chiêm (chữ Khoa Đẩu) của họ cũng là xuất phát từ chữ Khoa Đẩu cổ. Bản thân những chữ Khoa Đẩu cũng đã bị tàn phá rất nhiều nên khi những người "Việt" này di cư vào vùng trung xen lẫn với người dân bản địa và dựa trên nền chữ Khoa Đẩu cổ sáng tạo ra một bộ chữ mới cũng là điều rất có thể. Giả thiếṭ những suy diễn trên là đúng, chữ Chiêm ngày nay là cũng là một sản phẩm từ chữ Khoa Đẩu thì lại có một điều trùng hợp nữa. Trong một bài nghiên cứu có tựa đề là Tiếng Chàm có thể là nguồn gốc văn tự Phi Luật Tân (Philipines) http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=9497 Điều này có vẻ đúng với giả thiết của bác Thiên Sứ là đã có một cuộc di dân của người Việt cổ ra khác các vùng lân cận. Những người Việt cổ này chỉ mang được những gì rất ít ỏi còn sót lại của một nền văn minh khác. Trải qua bao các thế hệ những giá trị này đã bị hao mòn đi không ít, nhưng cái gốc của nó thì thực sự vẫn còn. Tư bổn tộc niệm dĩ ngã tộc nguyên cư đồng căn, tán cư tứ chánh, thiên các nhất phương, nhược vô phổ chí, hậu thế thất truyền, khủng chí vân nhưng vong khước thân thân chi nghĩa, nãi đồng hội kê thượng cổ, trung cổ, cập cận cổ thế hệ, tắc tự biên khoa đẩu. Dịch: Lúc bấy giờ trong tộc nghĩ rằng tộc ta nguyên thuộc cùng một gốc, nay rải rác ở tứ phương mỗi người một ngả, không có phổ chí thì đời sau thất truyền, sợ đến nỗi quên mất cái nghĩa bà con, bèn cùng kê các đời từ thượng cổ, trung cổ cho đến cận cổ đều viết bằng chữ khoa đẩu.[24] Tự ngã Tiên công quy Trần chi nhật Trần triều nghi ngã dân hữu biệt dạng tự chỉ, khủng sinh biệt dạng âm thư, nghiêm cấm học Chiêm văn tự Dịch: Kể từ thời Tiên công ta về với nhà Trần, triều Trần nghi dân ta có dạng chữ riêng, sợ sinh ra có tiếng nói và sách vở khác biệt , nên nghiêm cấm việc học chữ Chiêm. Qua 2 đoạn trên ta thấy rằng trong ý đoạn văn chữ Khoa Đẩu và chữ Chiêm Thành phải là 2 dạng chữ viết khác nhau. Nếu như coi Khoa Đẩu là chữ Chiêm thì có lẽ là một sai lầm. Chữ Khoa Đẩu như là một biểu tượng văn hóa của cha ông họ, là cái mà họ nghĩ về cội nguồn, tình nghĩa, chỉ được ghi chép những điều gì thuộc về̀ thượng cổ, trung cổ, cận cổ. Chữ Khoa Đẩu này hẳn phải là một loại chữ cổ hơn chữ Chiêm. Dưới đây là bài nghiên cứu về bản phổ chí: MỘT BẢN PHỔ CHÍ NÓI VỀ QUAN HỆ VIỆT – CHĂM (Kỳ 1) I. GIỚI THIỆU Trong các tài liệu có tính chất phổ thông, nước Chiêm Thành (hay Champa) thường được nhắc đến như là một vương quốc hình thành ở vùng đất miền Trung Việt Nam, I. GIỚI THIỆU Trong các tài liệu có tính chất phổ thông, nước Chiêm Thành (hay Champa) thường được nhắc đến như là một vương quốc hình thành ở vùng đất miền Trung Việt Nam, từ khoảng thế kỷ II và tồn tại đến thế kỷ XVII. Lãnh thổ của vương quốc này ở thời kỳ rộng lớn nhất bao gồm từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay. Lịch sử của nước Chiêm Thành được viết chủ yếu dựa theo các nguồn tư liệu của các nhà du hành và sử gia Trung Quốc, cùng một số văn bia chữ Phạn và chữ Chăm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam muốn xác định lại khái niệm Champa. Theo đó, không nên hiểu Champa như một quốc gia với một lịch sử mạch lạc và liên tục do các sử gia thế kỷ XX khái quát nên. Champa được nhìn nhận như là một từ chỉ chung cho nhiều vương quốc hoặc nhiều tiểu quốc cùng tồn tại ở dải đất miền Trung và có những thời kỳ thịnh suy không đồng đều.[1] Cách nhìn này có tác dụng gợi mở một số giả thuyết mới trong việc nghiên cứu văn minh Champa, đồng thời cũng thúc đẩy việc tìm kiếm thêm những nguồn tư liệu mới. Bài viết này giới thiệu một bản phổ chí hiện được cất giữ trong một gia đình ở một làng miền Trung Việt Nam, trong đó chứa đựng những thông tin mới mẻ về mối quan hệ Việt - Chăm và về sự hình thành cư dân ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XIV, XV. Bản phổ chí được viết bằng chữ Hán, gồm 24 trang khổ 15 x 30. Ở trang đầu có ghi dòng chữ lớn: Đà Sơn, Đà Ly nhị xã Phan tộc phổ chí (Phổ chí của tộc Phan hai làng Đà Sơn và Đà Ly). Dòng đầu của phổ chí cho thấy phổ chí này được viết vào năm 1806[2]. Từ trang 2 đến trang 7 là phần lược thuật về lịch sử của tộc, trong đó nói rằng tổ tiên của tộc đã từng là người đứng đầu của một vùng. Từ giữa trang 7 đến trang 24 là phần liệt kê các thế hệ tổ tiên của tộc, bắt đầu từ ông tổ chết vào đầu thế kỷ XV, được xem là đời thứ nhất, đến ông tổ đời thứ mười ba. Cuối tập phổ chí, những người biên soạn tự xưng là con cháu thế hệ mười bảy. II. PHIÊN ÂM, DỊCH VÀ CHÚ THÍCH Trong phạm vi một bài viết, chúng tôi xin chọn giới thiệu 7 trang đầu và một trang về vị tổ đời thứ ba, là phần chứa nhiều thông tin mới lạ nhất trong tập phổ chí. Chúng tôi muốn được lưu ý là: Bản phổ chí có khá nhiều chi tiết xem ra có vẻ phi lý và nhầm lẫn, tuy nhiên, nếu được xử lý như một nguồn tư liệu dân gian, thì có khi những điều phi lý, nhầm lẫn lại trở nên chấp nhận được và có ý nghĩa. Phiên âm: Đà Sơn Đà Ly nhị xã Phan tộc phổ chí. Gia Long bính dần ngũ niên tứ nguyệt thập tứ nhật. Phan tộc Đà Sơn xã trưởng phái tự tôn Phan Tấn Nguyên, Đà Ly xã thứ phái tự tôn Phan Hữu Nga, đồng bổn tộc đẳng. Kê Nhơn vì Tiên công cao cao tổ huý nhật hội tề truy lục tộc phổ sự. Truy tư ngã thuỷ tổ Lạc hoàng sinh hạ ngã tộc. Thượng cổ thời cựu/phấn tích tại Thanh Lam động, hiệu Việt Thường bộ, trung cổ di vu Lâm Châu (kim Lâm Bình địa), cận cổ di vu Đà Bàn (kim Bình Định địa) cải hiệu Chiêm Thành quốc, yểm hữu Thanh Hà (kim Thanh Hoa địa) dĩ nam chí Thạch Bi động (kim Thuận Thành địa) kế thế tương truyền quốc chủ hữu lục thập bát thế kỷ (cựu thổ âm xưng dung anh). Phàm tôn tộc thế hệ giai dụng khoa đẩu tự biên lục. Đãi ngã hậu chúa cống sứ Trung Hoa, mục đỗ Trung Hoa văn hoá dĩ triêm nhập ngã lân bang chi Giao Chỉ, Tượng Quận đẳng bộ, gia gia kinh sử, xứ xứ canh vân, phi như ngã quốc tục tiễn mộc, bá hoà, phần sơn thực mạch chi lậu tập giả tỉ. Chúa tâm khoái mộ, nhơn triệu Trung Hoa tú sĩ sổ thập bối, dẫn hồi giáo ngã tôn tộc quốc dân. Hậu chúa niên lão, sách hoàng trưởng tử vi Phó chúa, sai tú sĩ Trịnh Giác Mật phụ đạo Phó chúa tại Đà Giang biệt trướng. Hậu chúa hoằng ai báo chí nguỵ Mật (x) sát Phó chúa, tự lập vi Đà Giang quốc vương. Ngã Tiên công thị hậu chúa hoàng đệ, văn nguỵ Mật nội hữu thập bối tú sĩ, ủng binh thanh ứng, ngoại hữu Tàu ô, Ngô binh trấn chư hải khẩu, ngã Tiên công liệu lực bất chi, nãi uỷ Thượng Thành động (kim Qui Nhơn đồn) Bí động trưởng thủ quốc, công phụng quốc tỉ, đồ tịch, tộc phổ bôn Giao Chỉ cầu yết Trần chúa khất sư trụ Mật. Trần chúa giá dĩ quốc nữ, khuyến công lưu cư, sai tướng phù Mật thu Đà Giang địa. Quốc nội nha tướng hiệp chư châu trưởng, động trưởng ủng lập Bí động trưởng vi quốc chúa. Như Trần cầu hôn, Bí chúa nhập nhoá, nha tướng Sạ Đẩu tiếm xưng quốc chúa, cử binh cự Trần, tranh Đà Giang địa. Trần chúa nộ, hưng sư tiến thảo, phù hoạch Sạ Đẩu. Thời Trần quan binh vãn ngã quốc, kiến quốc tục hủ lậu, hồi thân, Trần chúa khuyến ngã Tiên công cập Bí chúa quân dĩ quốc tế phong quan tước, hồi hiểu thổ trưởng, tù trưởng thuận hiệp Chiêm Thành, Giao Chỉ vi nhất quốc tỉ đắc đồng hoá, sĩ trí phú cường, lánh phân chủ trị. Ngã Tiên công tự niệm dĩ ngã quốc chúa hoăng, tướng bạn, địa tước dân bần, thế nan tự chủ, thỉ thính Trần chúa chi ngôn. Trần chúa thụ ngã Tiên công dĩ Đô chỉ huy sung thập tam châu kinh lược chiêu dụ xử trí sứ. Công lãnh chỉ hành hiểu các châu động quan dân hàm giai quy thuận. Công thân hồi thỉnh cấp ngưu canh điền khí tịnh thỉnh phát Giao Chỉ sảo thức văn tự nhàn thục nông nghiệp chi dân. Hứa công lãnh tựu các xứ thiết lập trang trại phân trú, (x) tập ngã thổ dân dĩ văn tự canh giá đẳng sự. Công cải các châu tù trưởng vi lệnh doãn quan, trí các động trưởng, lại trưởng vi cai trại tri thâu đẳng chức. Mỗi trại cấu thương lượng trữ điền túc chi cấp quan dân cập hoà ương điền khí đẳng chủng. Vãn Trần Trùng Quang nhị niên, thổ dân tiến hoá ước dĩ thái bán, công thân thỉnh phân Hoá Châu tự ải Vân Trà Ngâm động (kim Câu Đê xã) dĩ nam chí Trà Khúc động (kim Tư Nghĩa phủ) lập nhứt Đà Bàn huyện (chỉ cải Điện Bàn huyện địa, kim quát tận Quảng Nam dinh tứ chí), thiết điền số thượng hạ nhị tổng, mỗi tổng cai trị thập xã, mỗi xã khán thủ tam ngũ thập trại. Đinh tắc Giao dân, thổ dân đồng nhứt ngạch tịch. Địa tắc công tư điền thổ các biệt phân canh. Tồn như thổ dân gián hữu chấp mê cổ tục bất thuận tùng hoá dã, tắc thính biệt thôn sách, các trí phu trưởng kiểm thủ dĩ biểu nhứt thị đồng nhơn chi nghĩa. Thân văn, Trần chúa gia tưởng vân: thác thổ khai canh bất phụ chỉ huy chức trách, hoá dân thành tục, quả thù xử trí quyền nghi, chỉ tứ Thành hoàng tướng quân Thuận quốc công tước, cấp hứa trại điền tự Trà Ngâm động chí Lầu Cấu (kim Quan Quê xã), Nội Đồng (kim Đà Ly xã), Trà Na (kim Đà Sơn xã), Nô Cố (kim La Bông, La Châu, Phú Sơn tam xã), Đồng Quan (kim Cẩm Toại xã), Phủ Thượng (kim Tích Phú xã) đẳng động cai ngũ thập trại, nhận thâu lương túc dĩ cung gia quyến chi nhu, truyền tử lưu tôn vĩnh vi thế lộc. Thiểu đáp gia huân, dụng chiêu (x) mạng, công cụ xuất sản bửu hoá cống tạ, thân khất cáo lão trí sự, thừa chỉ sai nhị công tử đại lãnh phụ tước kinh lược các châu động trại, thính tự quyền nghi, tuỳ địa xử trí doãn hiệp cai phụ tiền mao hiệu thành trọng thưởng. Nhị công tử lãnh chỉ thời ngã tiên công hồi thiết tư phủ tại Đà Sơn xã, Trà Na trại, công trí các cai trại Kiều Lệnh vi xã trưởng, cựu động trưởng Đỗ Tuyết vi tri thâu, Nguyễn Đăng khán thủ tuỳ hầu công phủ. Trưởng công tử (Công Chánh) thiết công phủ tại Đà Câu xã (kim cải Lạc Câu), thứ công tử (Công Nhâm) thiết công phủ tại Nội Đồng trại (kim Đà Ly xã) thiết huyện nha tại Kỳ La trại (kim Đà Ly địa). Cập văn Hồ tướng quốc di Trần tộ, Tiên công triệu nhị công tử hồi, vị: nhị tử hệ Trần ngoại sanh, Trần tộ nhược di, tảo liệu như hà dĩ miễn hoạ cập. Trưởng công tức thân thỉnh thị dưỡng song thân từ chức tỵ nạn, gia quyến nhưng cư Đà câu phủ đệ, công hồi tùng phụ thị dưỡng. Thứ công tận thâu trại tịch, tiến yết Hồ công, trá xưng bái hạ tân chánh, phụng lãnh Hồ triều chỉ mạng dĩ tỵ hiềm nghi. Hồ công tứ yến, nãi chỉ sai công nhận Giao Chỉ lưu dân, giải Trần tôn thất, Ngô bạn dân, phân tháp các trại khẩn điền. Công niệm dĩ Trần hệ mẫu tộc, công tuân nhận, hồi xuất thương túc, sức cấu gia cư, mỗi táo cấp điền ngũ mẫu hoặc thất mẫu quản nghiệp. Hồ Khai Đại nhị niên, công thân tự tiền thiết mỗi xã kiêm khán tam ngũ thập trại, kim thừa phân tháp Trần dân, Ngô dân dữ tứ chánh lưu dân tấu tập nhật đa, nhứt xã chi trưởng nan năng châu tất, thỉnh hứa công lượng tuỳ mỗi trại điền thổ quảng hiệp, hộ khẩu đa thiểu, cải trại vi xã, thôn, phường, ấp, các trí xã trưởng cai trị tỷ dị kiềm phòng. Hồ công doãn hứa. Công nãi cải trại, tăng thiết tổng xã, hựu cải Nội đồng, Kỳ La, La Hồng đẳng trại vi Đà Ly xã, trí động truởng cai trại Phùng Văn Mươi vi xã trưởng, cựu xã trưởng Ung Văn Lào vi tri thâu, khán thủ công vụ (công chủ các tổng xã, tự chỉ tuy tồn nhưng bất biên nhập ( ) bổn tộc phổ ngoại). Khai Đại tam niên tứ nguyệt thập tứ nhật, Tiên công hoăng, công hồi cư tang, tứ niên chánh nguyệt sơ thất nhật tiếp ngộ mẫu tang, công suất gia quyến lưu cư Đà Ly phủ đệ, công dữ công huynh đồng cư vu tiên công phủ đệ dĩ chí chung lão. Tư bổn tộc niệm dĩ ngã tộc nguyên cư đồng căn, tán cư tứ chánh, thiên các nhất phương, nhược vô phổ chí, hậu thế thất truyền, khủng chí vân nhưng vong khước thân thân chi nghĩa, nãi đồng hội kê thượng cổ, trung cổ, cập cận cổ thế hệ, tắc tự biên khoa đẩu. Tự ngã Tiên công quy Trần chi nhật Trần triều nghi ngã dân hữu biệt dạng tự chỉ, khủng sinh biệt dạng âm thư, nghiêm cấm học Chiêm văn tự, trí kim cựu phổ tuy tồn kim bất thức tự, thất tường cổ nhân danh tích, chỉ đồng mặc ký ngã liệt tiên tổ di ngôn, lược trần sự khoản, lưu chiếu kỳ Lạc Câu, Trà Sơn, Trà Kiệu, Bảo An, An Hoà, Bàn Lãnh, Câu Nhí, Phú Sơn, Tích Phú, Câu Đê, Quan Quê, Hoá Quê, nguyên dữ ngã đồng tông chi các Phan tộc tộc trưởng. Kim nhật toàn vô hội diện, trí nan tường cứu hiệp biên, triếp cảm cung thự ngã tiên công vi đệ nhất đợi cao tổ, cẩn tuỳ thế thứ lịch kê vu hậu, tỷ ngã hậu nhân y thức tục biên lưu thuỳ vạn đợi vĩnh viễn vô cương, tư cung lục. Kê Đệ nhất đợi cao cao tổ khảo khai lập Điện Bàn huyện, Trần phong Thành hoàng Thuận quốc công Phan Công Thiên tiên công chi vị. (Thường niên chánh nguyệt sơ lục nhật lễ sinh, tứ nguyệt thập tứ nhật lễ kỵ) Mộ táng xã nội Nhiêu Trà Na xứ, Phan Địch thổ. .. .. .. Đệ tam đợi cao tổ khảo Lê phong Thuận Hoá hầu Phan Công Minh quí công chi vị . (Nhị nguyệt sơ tứ nhật lễ sinh, thập nhị nguyệt sơ bát nhật lễ kỵ) Mộ tại Bàu Môn thượng xứ, thổ phụ. .. .. Công thiếu chí bất thần Hồ, thường du lương túc trạch văn võ chi tinh nhuệ giả, cấp thực phân giáo tự Điện Bàn dĩ nam các xứ hoàng đinh, cường giả tập võ, nhược giả học văn, tự thất bát tuế chí thập thất bát tuế nhi đồng thành đạt giả đa số. Công đệ trách dĩ hư phí, công vị: ngã thị Chiêm chủng, vi Trần ngoại tôn, tư Trần hữu tru di ngụy Mật, nghịch Đẩu chi công, doãn thù quốc phẫn, bất cảm bội đức cam thọ thử thập tam châu vi vô chủ chi khư, ngã thổ địa, ngã nhân dân phi Hồ tặc sở đắc nhi hữu, khước cảm nhưỡng đoạt, huỷ ngã tổ quốc động tháp, phúc ngã ngoại tổ tôn lăng, ngã khởi cam tâm toạ thị, ngã sĩ binh tinh thực túc, ngã quyết thừa cơ thu phục cố địa. Tiếp văn Lê hoàng khởi nghĩa, công vị: Lê chủng bổn Thanh Lam động nhân, đồng ngô Chiêm môn, công tức xuất xi biến dụ các châu huyện bị biện lương tiền cập sơn hải sản thực cống hiến Lê binh, tuyển nạp tráng sĩ tùng Lê vũ dực, Lê chúa nhậm tạ. Cập Lê đại định, hậu tứ phong công dĩ hầu tước. .. .. .. VÕ VĂN THẮNG [1] Xem: Keith W. Taylor, The Early Kingdoms, in Nicolas Tarling (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, Vol I, Cambridge University Press, 1994, tr 153. - Trần Quốc Vượng, Miền Trung Việt Nam và Văn Hóa Champa, Tạp chí Nghiên Cứu Đông Nam Á, số 4/1995, tr. 8-24. [2] Căn cứ vào loại giấy, dạng chữ viết, nội dung văn bản và sau khi tham khảo ý kiến của một số nhà chuyên môn, chúng tôi tin rằng niên đại này là đúng. MỘT BẢN PHỔ CHÍ NÓI VỀ QUAN HỆ VIỆT – CHĂM (KỲ 2) Dịch nghĩa: Phổ chí tộc Phan hai làng Đà Sơn và Đà Ly Ngày mười bốn tháng tư năm Bính Dần, niên hiệu Gia Long năm thứ năm[1]. Ông Phan Tấn Nguyên, là cháu tự tôn của phái trưởng tộc Phan làng Đà Sơn[2]. Ông Phan Hữu Nga, là cháu tự tôn của phái thứ tộc Phan làng Đà Ly[3]. Cùng các ông trong tộc Phan. Kê Nhơn vì Nhân ngày lễ kỵ Tiên công cao cao tổ, cùng nhóm họp lại để làm việc truy lục tộc phổ. Nhớ lại, thuỷ tổ chúng ta là vua Lạc sinh ra tộc chúng ta. Thời thượng cổ sinh sống tại động Thanh Lam[4], hiệu là bộ Việt Thường[5], thời trung cổ dời vào Lâm Châu (nay là đất Lâm Bình[6]), thời cận cổ lại dời vào Đà Bàn (nay là đất Bình Định), đổi hiệu là nước Chiêm Thành, bao trùm cả Thanh Hà (nay là đất Thanh Hoa), về nam tới động Thạch Bi (nay là đất Thuận Thành[7]), tiếp nối các đời làm chủ đất nước, gồm 68 thế kỷ (đất cũ thổ âm gọi là “dung anh”). Các thế hệ đều dùng chữ khoa đẩu[8] để biên chép. Đến lúc ông hậu chúa chúng ta đi sứ triều cống Trung Hoa, thấy tận mắt nền văn minh Trung Hoa đã thâm nhập vào các lân bang của chúng ta là hai bộ Giao Chỉ và Tượng Quận, nhà nhà kinh sử, xứ xứ cày bừa, không như tập tục lạc hậu của nước ta chỉ biết đốn cây, gieo lúa, đốt núi trồng ngô. Chúa lấy làm khoái mộ, nhơn đó mời vài mươi “tú sĩ’’ (người tài giỏi) Trung Hoa đưa về bày dạy cho dân trong nước ta. Hậu chúa già, giao cho con trai cả làm Phó chúa, sai tú sĩ Trịnh Giác Mật theo giúp Phó chúa tại dinh riêng Đà Giang. Khi nghe tin Hậu chúa chết, ngụy Mật bèn giết Phó chúa, tự lập làm vua nước Đà Giang. Tiên công chúng ta là em ruột hậu chúa, nghe tin ngụy Mật bên trong thì có mấy mươi tú sĩ hò hét ủng hộ, bên ngoài thì có lính Ngô, lính Tàu ô trấn giữ các cửa biển, tiên công ta liệu sức không thể chống lại được, bèn uỷ quyền cho ông Bí, động trưởng động Thượng Thành (nay là đồn Quy Nhơn) giữ nước, còn Tiên công mang quốc ấn và các giấy tờ sổ sách của tộc chạy sang đất Giao Chỉ, tìm đến vua nhà Trần, xin binh tướng về diệt Mật.[9] Vua nhà Trần gả (cho tiên công) một quốc nữ [10] và khuyên tiên công ở lại, rồi sai tướng đi đánh bắt ngụy Mật thu hồi đất Đà Giang. Trong nước, các tướng họp với các ông châu trưởng, động trưởng tôn lập ông Bí động trưởng làm quốc chúa. (Ông chúa Bí) cầu hôn nhà Trần, khi ông chúa Bí đi làm rể, viên tướng Sạ Đẩu chiếm ngôi quốc chúa, cử binh đánh Trần, tranh đất Đà Giang. Vua Trần tức giận, cử binh đánh bắt được Sạ Đẩu[11]. Quan binh nhà Trần đến nước ta, thấy phong tục nước ta lạc hậu, trở về tâu vua, vua Trần khuyên Tiên công ta và Bí chúa nên theo phép rể của nhà vua mà lãnh quan tước trở về bàn với các ông thổ trưởng, tù trưởng thuận hiệp Chiêm Thành và Giao Chỉ thành một nước để cùng tiến hoá đợi đến lúc giàu mạnh sẽ chia ra tự chủ.[12] Tiên công ta tự nghĩ rằng nước ta chúa đã chết, tướng làm phản, đất hẹp, dân nghèo, thế khó tự chủ, nên nghe theo lời vua nhà Trần.Vua Trần phong cho Tiên công chúng ta chức Đô chỉ huy kinh lược chiêu dụ xử trí sứ coi trong mười ba châu.[13] Ông lãnh chỉ đi chiêu dụ, quan dân các châu động đều quy thuận.Ông trở về xin (vua Trần) cấp trâu bò, dụng cụ làm nông đồng thời xin một số dân Giao Chỉ đã thuần thục nghề nông và biết một ít chữ nghĩa. Vua nhà Trần cho ông trông coi các xứ, thiết lập trang trại chia nhau để ở, dạy cho thổ dân chúng ta học hành và cày cấy. Ông đổi các chức châu trưởng, tù trưởng thành chức lệnh doãn quan, đặt các chức động trưởng, lại trưởng thành các chức cai trại, tri thâu. Mỗi trại dựng kho để chứa lúa dùng vào việc chi cấp cho quan và dân và chứa các thứ lúa giống, nông cụ. Đến năm thứ hai niên hiệu Trùng Quang[14], ước hơn nửa số dân trong xứ đã tiến hoá, công thân thỉnh phân Hoá Châu từ động Trà Ngâm Aỉ Vân (nay là làng Câu Đê[15]), phía nam đến động Trà Khúc (nay là phủ Tư Nghĩa[16]) lập một huyện Đà Bàn (chỉ của vua sửa lại là huyện Điện Bàn[17], nay bao quát toàn bộ dinh Quảng Nam), chia số ruộng đất ra làm hai tổng, thượng và hạ, mỗi tổng cai trị mười xã, mỗi xã trông coi vài mươi trại. Về dân số thì dân Giao Chỉ và dân địa phương cùng chung một ngạch tịch, về ruộng đất thì phân ra các loại công điền, tư điền và đều chia ra để canh tác. Trong số dân địa phương, có người còn chấp mê tập tục cũ, không thuận theo sự khai hoá ấy thì chia ra ở riêng thôn sách có các phu trưởng kiểm tra, quản lý, nêu ra cách đối đãi coi mọi người như nhau. Vua nhà Trần gia khen rằng: Mở mang, khai khẩn đất đai, không phụ chức trách chỉ huy, giáo hoá nhân dân thành nề nếp xứng đáng với quyền nghi xử trí, ban tước “ Thành hoàng tướng quân thuận quốc công”, cấp cho trang trại ruộng đất từ động Trà Ngâm cho đến các động Lầu Cấu (nay là làng Quan Quê), Nội Đồng (nay là làng Đà Ly), Trà Na (nay là làng Đà Sơn), Nô Cố (nay là ba làng La Bông, La Châu, Phú Sơn), Đồng Quan (nay là làng Cẩm Toại), Phủ Thượng (nay là làng Tích Phú)[18] cai quản 50 trại, thu nhận lúa thóc để chi dùng cho gia quyến, truyền cho con cháu muôn đời hưởng lộc. Để đền đáp ân huệ của vua, ông mang các thứ sản vật quý để cống tạ, và xin được nghỉ vì tuổi già. Vua giao cho hai con của ông lãnh chức tước của cha, kinh lược các châu động trại, toàn quyền xử lý các việc địa phương, kế tục được các việc của cha thì sẽ được trọng thưởng. Hai người con nhận lãnh chỉ của vua. Tiếp đến, Tiên công chúng ta về dựng tư phủ tại trại Trà Na làng Đà Sơn, cử các ông cai trại Kiều Lệnh giữ chức xã trưởng, cựu động trưởng Đỗ Tuyết giữ chức tri thâu, ông Nguyễn Đăng làm khán thủ lo việc trong phủ.[19] Ông con trai trưởng (Công Chánh) dựng công phủ tại làng Đà Câu (nay đổi thành Lạc Câu), ông con trai thứ (Công Nhâm) dựng công phủ tại trại Nội Đồng (nay là làng Đà Ly) đặt huyện nha tại trại Kỳ La (nay là đất Đà Ly). Đến khi nghe viên tướng họ Hồ dời đổi ngôi nhà Trần[20], Tiên công gọi hai con về, nói: hai con là cháu ngoại nhà Trần, nhà Trần đã bị suy yếu, dời đổi, hai con ắt nguy, hãy sớm lo liệu cách nào để khỏi gặp hoạ. Ông con trưởng lập tức xin từ chức, lấy cớ về nuôi cha mẹ, để tránh nạn. Gia quyến thì vẫn ở chỗ cũ là dinh phủ Đà Câu, còn ông về hầu hạ cha, Ông con trai thứ thâu hết giấy tờ sổ sách đến yết kiến quan nhà Hồ, nói dối là chào mừng chính quyền mới và vâng lĩnh công việc triều Hồ để tránh hiềm nghi. Viên quan nhà Hồ thiết đãi yến tiệc rồi giao cho ông nhận số lưu dân Giao Chỉ, tha dòng tôn thất nhà Trần, dân phản nhà Ngô chia ở các trại để khẩn ruộng. Ông nghĩ đến tộc Trần là tộc mẹ, ông bằng lòng nhận lời, về xuất lúa trong kho, cho làm nhà để ở, mỗi bếp cấp năm, bảy mẫu ruộng để quản nghiệp[21]. Năm thứ hai niên hiệu Hồ Khai Đại[22], nguyên từ trước ông đã đặt mỗi xã kiêm quản vài mươi trại, nay thừa lệnh phân cho dân đến ở, dân Trần, dân Ngô cùng dân tứ phương đến ở ngày một nhiều, một vị xã trưởng khó lòng châu tất việc quản lý, ông xin cho được phép tuỳ ruộng đất mỗi trại rộng hay hẹp, hộ khẩu nhiều hay ít mà đổi trại thành xã hoặc thôn, phường, ấp, và đều đặt các ông xã trưởng cai trị để dễ kiềm phòng. Quan nhà Hồ chấp thuận. Ông bèn đổi trại thành tổng xã rồi đổi các trại Nội Đồng, Kỳ La, La Hồng thành Đà Ly xã, đặt ông động trưởng cai trại Phùng Văn Mươi làm xã trưởng, ông cựu động trưởng Ung Văn Lào làm tri thâu, trông coi công việc của xã ( phần ông trông coi hết các tổng xã, giấy tờ tuy còn nhưng không biên vào tộc phổ). Năm thứ ba niên hiệu Khai Đại[23], tháng tư ngày mười bốn, Tiên công qua đời, ông về cư tang. Năm thứ tư, tháng giêng ngày mùng bảy, tiếp gặp tang mẹ, ông để gia quyến ở lại phủ đệ Đà Ly, còn ông và ông anh về ở phủ đệ của Tiên công cho đến cuối đời. Lúc bấy giờ trong tộc nghĩ rằng tộc ta nguyên thuộc cùng một gốc, nay rải rác ở tứ phương mỗi người một ngả, không có phổ chí thì đời sau thất truyền, sợ đến nỗi quên mất cái nghĩa bà con, bèn cùng kê các đời từ thượng cổ, trung cổ cho đến cận cổ đều viết bằng chữ khoa đẩu.[24] Kể từ thời Tiên công ta về với nhà Trần, triều Trần nghi dân ta có dạng chữ riêng, sợ sinh ra có tiếng nói và sách vở khác biệt , nên nghiêm cấm việc học chữ Chiêm[25]. Vì thế tuy phổ chí cũ vẫn còn, nhưng nay không biết chữ nên không phân biệt rõ được danh tích của người xưa, chỉ cùng lặng lẽ ghi lại những lời truyền miệng của liệt vị tiên tổ, trình bày sơ lược sự việc, lưu chiếu tại Lạc Câu, Trà Sơn, Trà Kiệu, Bảo An, An Hoà, Bàn Lãnh, Câu Nhí, Phú Sơn, Câu Đê, Tích Phú, Quan Quê, Hoá Quê ở các vị tộc trưởng tộc Phan cùng gốc chúng ta. Hôm nay không họp mặt hết được nên không thể tra cứu tường tận để biên chép đầy đủ, bèn kính cẩn tạm đặt Tiên công ta làm vị cao tổ đời thứ nhất và tuỳ theo thứ tự các đời sau mà liệt kê tiếp theo, để cho con cháu sau này y theo thể thức đó mà biên chép nối theo, lưu truyền mãi muôn đời về sau không dứt. Nay cung kính biên chép. Kê Đời thứ nhất; cụ ông cao tổ, khai lập huyện Điện Bàn, (triều) Trần phong tước Thành hoàng Thuận quốc công, tên huý là Phan Công Thiên. (Hàng năm, mùng 6 tháng giêng lễ sinh, mười bốn tháng tư lễ kỵ). Mộ chôn trong làng, xứ đất Nhiêu Trà Na, đất thổ Phan Địch. .. .. .. Đời thứ ba: cụ ông cao tổ, triều Lê phong tước Thuận Hoá hầu, tên huý là Phan Công Minh ( Mùng bốn tháng hai lễ sinh, mùng tám tháng mười hai lễ kỵ). Mộ tại xứ Bàu Môn Thượng, đất gò. .. .. Ông thưở nhỏ chí không phục nhà Hồ, thường tuyển chọn người tinh nhuệ văn võ cấp lúa gạo để dạy cho lớp trai tráng các xứ từ Điện Bàn vào Nam, người khoẻ thì học võ, người yếu thì học văn, thiếu niên từ bảy, tám tuổi đến mười bảy, mười tám tuổi thành đạt rất nhiều. Em ông trách ông phí công, phí của. Ông nói: Chúng ta là nòi giống Chiêm, là cháu ngoại nhà Trần, nhờ nhà Trần mà diệt được giặc Mật, giặc Đẩu, rửa được mối hận của nước nhà không dám quên ơn đức (nhờ đó mà khỏi) cam chịu mười ba châu này là bãi đất trống không chủ. Đất đai của chúng ta, nhân dân của chúng ta không phải nhờ giặc Hồ mà có, mà chúng lại dám chiếm đoạt, phá huỷ động tháp của tổ quốc ta, dày xéo lăng tẩm tổ tiên bên ngoại ta, lẽ nào ta lại đành lòng ngồi yên mà nhìn vậy sao ? Ta đây chờ cho binh lính giỏi, lương thực đủ, ta quyết thừa cơ thu phục đất cũ. Tiếp đến, nghe tin vua Lê[26] khởi nghĩa. Ông nói: dòng giống họ Lê gốc người động Thanh Lam[27], cùng một nòi giống Chiêm của ta, ông bèn xuất tiền của, kêu gọi các châu huyện chuẩn bị lương tiền, cùng các loại lương tiền cùng các loại thực phẩm để cống hiến cho binh lính nhà Lê. Vua Lê trọng tạ. Đến lúc nhà Lê dựng đựoc cơ nghiệp, phong cho ông tước hầu. .. .. III. BÌNH LUẬN 1. Có một cách nghĩ thông thường rằng cư dân miền Trung Việt Nam hiện nay là hậu duệ của những người Việt từ các tỉnh phía bắc di dân vào trong khi cư dân Chiêm Thành bị đẩy lùi dần về phía nam. Nhưng bản phổ chí cho thấy cư dân của miền Trung Việt Nam không phải chỉ là “thuần Việt”. Một số người Chiêm Thành hay “thổ dân” đã ở lại, cộng cư, pha trộn với những người mới đến. 2.Một số nhà nghiên cứu thừa nhận giả thuyết rằng có nhiều tiểu quốc với các vị vua của từng tiểu quốc cùng tồn tại đồng thời ở Champa. Nhưng câu hỏi : “Những vị vua này là ai ?” vẫn còn là một ẩn số.[28] Bản phổ chí nói rằng tổ tiên của tộc thuộc “Chiêm chủng” và đã từng là “chúa”của nước Chiêm Thành. Quê hương khởi thuỷ của họ là vùng Thanh Hoá, sau đó đi dần vào phía nam cho đến lúc định cư sau cùng ở Đà Bàn. Điều này được viết theo ký ức và không phù hợp với các điều trong sử sách đã viết về lịch sử cư dân Chiêm Thành, tuy vậy ký ức ấy có thể phản ảnh một thực tế nào đó trong lịch sử. Có thể có nhiều nhóm “người Chiêm Thành” khác nhau, trong đó các nhóm sống ở bắc Champa có nguồn gốc khác với các nhóm phía nam Champa. Trong quá trình lịch sử, các nhóm phía bắc có thể đã hội nhập mạnh mẽ hơn, và gần như đồng hoá, vào một cộng đồng người Việt nói chung, trong khi đó các nhóm phía nam tiếp tục còn duy trì một số nét khác biệt và con cháu họ là những người Chăm ở các tỉnh miền nam Việt Nam hiện nay. 3. Phổ chí có nhắc lời một vị tổ đời thứ ba nói rằng ông ta “cùng chủng Chiêm” với vua Lê. Ý tưởng lạ này cũng đáng chú ý. Hiện nay, nguồn gốc tộc người của Lê Lợi vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và có ý kiến cho rằng Lê Lợi thuộc tộc Mường. Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, được dân địa phương gọi theo âm cổ là “làng Cham”. [29] Liệu có mối quan hệ nào giữa tộc người Mường và nhóm ngươì Chàm ở vùng bắc Champa ?[30] 4.Dù cho có bao nhiêu nhóm tộc ngưòi đã sống ở Champa và dù cho văn hoá của các nhóm này có khác nhau bao nhiêu thì tất cả cũng đã hoà trộn và hình thành một văn hoá chung, ở đó khó mà phân biệt được đâu là Chiêm, đâu là Việt, đâu là những yếu tố khác. Và tất cả đã làm nên một cộng đồng cư dân với những đặc trưng văn hoá phong phú tại miền Trung Việt Nam.[31] Tài liệu tham khảo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 1, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 2, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 4, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973 Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 2, Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1970 Dư Địa Chí, trong Nguyễn Trãi Toàn Tập, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 Hồng Đức Bản Đồ, Sài Gòn 1962. Dohamide, Doriheim, Dân tộc Chàm lược sử, Sài Gòn, 1965. Lê Qúy Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Địa Dư Chí, Tự Do, Sài Gòn, 1959 Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Giáo Dục, Hà Nội, 1995 Nguyễn Văn Dương, Lược Sử Chữ Hán, Tài liệu in ronéo dành cho sinh viên Đai học Văn Khoa Huế, 1974 Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Khởi Nghĩa Lam Sơn, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, .. ., Lịch Sử Việt Nam, tập 1, ĐHTHCN, Hà Nội, 1983 Trần Quốc Vượng, Miền Trung Việt Nam và Văn Hóa Champa, Tạp chí Nghiên Cứu Đông Nam Á, số 4/1995. Vũ Ngọc Khánh, Lê Lợi, con người và sự nghiệp, Thanh Hoá, 1985. Maspero, G., Le Royaume du Champa, Paris, 1928. Keith W. Taylor, The Early Kingdoms, in Nicolas Tarling (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, Vol I, Cambridge University Press, 1994. VÕ VĂN THẮNG [1] 1806 [2] Đà Sơn: tên một làng ở chân núi phía nam đèo Hải Vân, tên làng vẫn còn đến ngày nay. [3] Đà Ly: tên một làng dọc hai bên bờ con sông đổ ra cửa Đà Nẵng, cách làng Đà Sơn chừng 15km về phía nam. Đà Sơn và Đà Ly là hai trong số một ít địa danh có ghi trong một bản đồ thế kỷ 17 (in trong tập: Hồng Đức Bản Đồ, Sài Gòn 1962, tr.149) [4] Căn cứ vào cách nói ở một chỗ khác trong phổ chí, Thanh Lam được hiểu là vùng Lam Son, Thanh Hoá. (Xem chú thích 28,29) [5] Sách Thuỷ Kinh Chú, Cựu Đường Thư, Địa Lý Chí cho biết Việt Thường ở vào miền quận Cửu Đúc (tức miền Hà Tĩnh). Văn hiến thông khảo cho rằng Việt Thường xưa là tương đương với nước Lâm ấp, sau là Chiêm Thành. Minh sử và Đai Minh Nhất Thống Chí cũng cho r ằng Việt Thường là đất Lâm ấp (Nguyễn Trãi Toàn Tập, tr 563). Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Kỷ Hồng Bàng) thì trong nước Văn Lang của các vua Hùng có một bộ tên là bộ Việt Thường. Phương Đình Địa Dư Chí cho rằng các tỉnh Nghệ An, Quảng Nghĩa đều là đất Việt Thường xưa (tr 135,156). Đại Nam Nhất Thống Chí (tỉnh Quảng Nam) viết: “Quảng Nam xưa là đất Việt Thường Thị”(tr 291) [6] Lâm Bình: nguyên là đất châu Địa Lý của Chiêm Thành, nay là phần đất tỉnh Quảng Bình. Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính. Năm 1075, Lý Nhân Tông đổi Địa Lý ra châu Lâm Bình. [7] Theo Phủ Biên Tạp Lục : “Năm Đinh Sửu (1697), (chúa Nguyễn) sai tướng đi đánh Chiêm Thành. Vua nước ấy xin hàng phục, hàng năm nộp cống phú. Nhân lấy đất từ Phan Rí, Phan Rang trở về tây đặt làm hai huyện An Phước và Hoà Đa phủ Bình Thuận, đổi nước Chiêm Thành làm trấn Thuận Thành, phong cho con vua cũ nước ấy làm cai cơ, tước hầu” (tr.64) [8] Theo truyền thuyết được chép trong Nghệ Văn Chí của Hán Thư thì vào cuối đời Hán Vũ Đế (140-67 tr C.N.), Lỗ Cung Vương phá nhà Khổng Tử để mở rộng cung thất mà được mấy chục thiên Thượng Thư, Lễ Ký, Luận Ngữ, Hiếu Kinh dấu ở trong vách và đều chép bằng thứ chữ cổ. Lỗ Cung Vương thấy hình thể các chữ cổ ấy ngoằn ngoèo, bèn cho là hình những con nòng nọc, do đó mà có danh từ khoa đẩu văn.(Nguyễn Văn Dương, Lược sử chữ Hán). Theo cách viết ở một đoạn sau của phổ chí này, thì khoa đẩu được hiểu là dùng để chỉ chữ Chiêm, một loại chữ cũng có dạng ngoằn ngoèo.( Xem Chú thích 10 và 27) [9] Một số sách về lịch sử Champa có chép là: Năm 315, vua Champa có một cố vấn người Trung Hoa. Khi vua Champa chết, vị cố vấn này tiếm ngôi.(Nguyễn Văn Siêu, tr.182; Dohamide, tr.31, Phan Huy Lê (1983), tr.292, 293), Maspero, tr 56-58). Tên gọi Trịnh Giác Mật và Đà Giang có nhắc đến trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ở một sự ki ện xảy ra năm 1280 và không có liên quan gì đến Champa. [10] Có thể hiểu là một người con gái trong hoàng tộc [11] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép việc Sạ Đẩu là chúa nước Chiêm Thành, bị giết trong một trận giao tranh với quân Việt do vua Lý Thánh Tông chỉ huy vào năm 1044. Dường như đối với các tác giả phổ chí này, các vua đời Trần và trước đời Trần đều được gọi chung là “Trần Chúa” [12] Phổ chí nhắc đến hai trường hợp làm rể vua Việt. Trong sử Việt, có nhắc đến trường hợp vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm là Chế Mân vào năm 1306, với món sính lễ vua Chăm dâng cho vua Trần là phần đất Ô, Lý, nay là vùng Quảng Trị, Thừa Thiên, và Đà Nẵng. [13] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép một số trường hợp các quan, tướng của Chiêm Thành lánh nạn sang Đai Việt, được vua Việt phong quan tước và giao trông coi các vùng giáp ranh vói Chiêm Thành, như trường hợp con trai của vua Chăm Chế A Nan năm 1352, trường hợp tướng Chiêm Thành Chế Ba Điệt năm 1397, và trường hợp hai con trai của Chế Bồng Nga năm 1390, 1402. [14] Trùng Quang là niên hiệu của vua Trần Quý Khoáng(1409-1413). Chỗ này có sự nhầm lẫn , không thống nhất với chi tiết ở đoạn sau, nói rằng Phan Tiên công qua đời năm Hồ Khai Đại thứ ba, 1405. [15] Câu Đê: tên làng ở chân núi phía nam đèo Hải Vân. [16] Thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. [17] Địa danh Điện Bàn xuất hiện trong Dư Địa Chí (của Nguyễn Trãi, thế kỷ XV ?) là tên gọi một huyện cực nam của Đại Việt thời bây giờ, nay là phần đất từ đèo Hải Vân (Đà Nẵng) đến khoảng sông Thu Bồn (Quảng Nam) [18] Các địa danh này hiện thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. [19] Các ông Phan Công Thiên, Kiều Lệnh, Đỗ Tuyết, Nguyễn Đăng được nhân dân làng Đà Sơn xem là tiền hiền của làng, cúng tế hàng năm. Tại nhà thờ làng hiện còn giữ các sắc phong của các vua Nguyễn cho các vị tiền hiền này. [20] Hồ Quý Ly phế nhà Trần vào năm 1400. [21] Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, cuộc tiến quân của nhà Hồ vào vùng Quảng Nam xảy ra vào năm 1402, thu thêm được đất của Chiêm Thành, lập ra các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Người Chiêm Thành có số đi, số ở lại. Năm 1403, nhà Hồ đem những người không có ruộng mà có của dời đến Thăng Hoa, biên chế thành quân ngũ. Quan lại ở các lộ, phủ, châu, huyện xem đất cho họ ở. [22] Khai Đại là niên hiệu của Hồ Hán Thương, bắt đầu từ 1403. [23] Tức năm 1405 [24] Xem chú thích 10. [25] Đai Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: “(Đời vua Trần,1374) xuống chiếu cho quân và dân không được mặc áo, chải đầu theo người phương Bắc và bắt chước tiếng nói các nước Chiêm, Lào”. Dư Địa Chí cũng có chép việc này. [26] Lê Lợi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vào năm 1418 tại Lam Sơn, Thanh Hoá. Sau 20 năm kháng chiến chống Minh, Lê Lợi giành thắng lợi và lên ngôi vua năm 1428. [27] Xem chú thích 6 [28] Keith W. Taylor, The Early Kingdoms, in Nicolas Tarling (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, Vol I, Cambridge University Press, 1994, tr 157. [29] -Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Khởi Nghĩa Lam Son, Nxb KHXH, 1977, tr 121,157 -Vũ Ngọc Khánh, Lê Lợi, con người và sự nghiệp, Nxb Thanh Hoá, 1985, tr 22, 50, 51 [30] Các kết quả nghiên cứu công bố gần đây của ngành ngôn ngữ học lịch sử cũng cung cấp một số chứng cứ cho mối quan hệ này. (Xem: Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiéng Việt) [31] Tác giả xin chân thành cám ơn bà con tộc Phan ở hai làng Đà Sơn, Đà Ly và nhiều địa phương khác đã giúp đỡ, phối hợp trong việc khảo sát, nghiên cứu bản phổ chí độc đáo này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 7, 2010 Cảm ơn Sư phụ Thiên Sứ, Thầy Xuyền, các bạn và anh Phúc Tuấn về những nghiên cứu tuyệt vời. Chuyện Mai An Tiêm khắc chữ lên quả dưa hấu cũng là một bằng chứng cho thấy chữ viết có từ thời Hùng Vương. Nếu không có chữ Viết Thì Mai An Tiêm không thể liên lạc với đất liền được, đó là mấu chốt của câu chuyện :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 7, 2010 Cảm ơn Sư phụ Thiên Sứ, Thầy Xuyền, các bạn và anh Phúc Tuấn về những nghiên cứu tuyệt vời. Chuyện Mai An Tiêm khắc chữ lên quả dưa hấu cũng là một bằng chứng cho thấy chữ viết có từ thời Hùng Vương. Nếu không có chữ Viết Thì Mai An Tiêm không thể liên lạc với đất liền được, đó là mấu chốt của câu chuyện :D Rin86 hãy cảnh giác. Đám "cộng đồng" và "hầu hết" lại sắp sửa la lên là "dùng huyền thoại biện minh lịch sử" đấy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 7, 2010 Đêm qua nằm mãi không ngủ được (can tội uống cafe đặc), NDK có giở quyển Thủy Hử ra đọc lại cho vui thì thấy một đoạn như thế này: (xin trích dẫn nguồn trên Internet vì ngồi gõ từ sách ra rất lâu) Hôm ấy khí trời trong trẻo gió mát trăng thanh đàn tràng đã lập xong rồi , Công Tôn Thắng liền dẫn bốn mươi tám người đạo tràng ra làm lễ , bấy giờ Tống Giang , Lư Tuấn Nghĩa đứng đầu rồi đến Ngô Dụng cùng các đầu lĩnh ra đốt hương coi lễ . Công Tôn Thắng giữ việc đàn tràng coi giữ các giấy sớ ấn bùa và cùng với bốn mươi tám người đạo tràng cùng nhau mỗi ngày ra làm ba khoá lễ . Tống Giang nhất tâm cầu nguyện mong Hoáng thiên báo ứng hiển nhiên liền bảo Công Tôn Thắng đốt sớ tâu lên thượng đế . Đến đêm hôm thứ bảy Công Tôn Thắng ở trên tầng đàn Hư Hoàng thứ nhất các đạo tràng ở tầng thứ hai Tống Giang cùng các đầu lĩnh ở tầng thứ ba còn các tiểu đầu lĩnh cùng bọn tướng tá đều đứng cả dưới đàn mà cùng nhau vái lạy trời xanh cầu xem báo ứng . Được một lát vào khoảng canh ba chợt nghe thấy trên trời có một tiếng soạt rất to như tiếng xé lụa rồi thấy cửa trời về phía Tây Bắc kiều phương mở tung ra rồi thấy một cái bàn vàng hai đầu nhỏ ở giữa rộng trông như mặt trời chói lọi sáng rực xuốn khắp trần ai . Chợt lại thấy ở trong đàn có một cái khối lửa to như cái thúng lừ đừ đi xuống đàn Hư Hoàng quanh chuyển một vòng rồi lặn xuống đất về phía chính Nam . Đoạn rồi mặt trời lại trở lại như cũ mọi người đều lạy tạ xuống đàn mà đào đất để tìm . Khi đào tới ba thước đất chợt thấy có một miếng bia đá chạm Thiên thư ở mặt giữa và cả đôi bên . Tống Giang sai đem về làm lễ tạ đàn rồi sáng hôm sau đưa tiền công quả để tặng cho các đạo tràng và đem bia đá ra xem . Khi nom đến bia đá thấy chữ nghĩa ngoằn ngoèo khác hẳn chữ nghĩa thường không còn ai biết nghĩa lý ra sao cả , sau có một người đạo tràng họ Hà tên là Diệu Thông nói với Tống Giang rằng : - Tổ phụ nhà tôi khi xưa có một bộ sách chuyên để cắt nghĩa các lối chữ Thiên thư , vậy lối chữ đây tức là lối chữ khoa dẫu tôi có thể hiểu được xin để cho tôi dịch giúp . Tống Giang nghe nói cả mừng liền nhờ Hà Diệu Thông xem giúp và dịch cho mọi người cùng hiểu nghĩa , Hà Diệu Thông xem một lúc rồi nói với Tống Giang rằng : - Hai bên cạnh bia một bên có chữ Thế Thiên Hành Đạo ( thay trời làm đạo ) và một bên có bốn chữ Trung Nghĩa Lưỡng Toàn ( trung nghĩa vẹn hai ) trên có các vị sao trên trời và ở dưới chứa đủ tên họ các ngài ở đó . Nếu các ngài rộng tha phép cho tôi xin viết rõ để cho các ngài xem . - Chúng tôi mê muội không biết văn trời nay nếu được đạo sĩ chỉ đạo đường mê thì còn gì hơn nữa , dám xin đạo sĩ hết lòng chỉ bảo rõ ràng cho biết hoặc giả ở trong có điều chi Hoàng thiên quở phạt cũng xin chớ giấu chúng tôi . Nói đoạn liền gọi Thánh Thủ Thư Sinh Tiêu Nhượng lấy giấy vàng mực đen ra để Hà Diệu Thông đọc cho viết Kính các bậc cao nhân cho ý kiến với ạ! Liệu có liên quan gì đến chữ cổ của dân tộc ta hay chỉ đơn thuần là 1 cách gọi các văn tự lạ? Kính! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2011 mình hiện đang tìm lại cách học chữ việt cổ ( đẩu tự). Mọi người ai có thể giúp mình hơn không vì những tài liệu mình có đc trên mạng chưa đủ để tạo nên bảng chữ cái cũng như cách sử dụng. . .. . mình rất mong muốn được học thêm về chữ việt cổ cũng như nền văn hóa cổ của chúng ta. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2011 mình hiện đang tìm lại cách học chữ việt cổ ( đẩu tự). Mọi người ai có thể giúp mình hơn không vì những tài liệu mình có đc trên mạng chưa đủ để tạo nên bảng chữ cái cũng như cách sử dụng. . .. . mình rất mong muốn được học thêm về chữ việt cổ cũng như nền văn hóa cổ của chúng ta.Nếu anh thật sự muốn học và đọc chữ Khoa Đẩu thì hãy đến Phú Thọ gặp thàỳ Đỗ Văn Xuyền học. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2011 Đôi điều về chữ Việt cổ: Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước, trước hết là Trung Quốc đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu, Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh - loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: Lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”. Hệ thống giáo dục của nước ta đã phát triển ngay từ thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Triệu, thời Hai Bà Trưng… ở khắp vùng giao Chỉ, Cửu Chân cũ, nay tài liệu còn lưu ở kho AE Viện Hán Nôm (qua cuộc khảo sát của Pháp năm 1938). Ở Việt Nam, từ lâu, những nhà nghiên cứu như: Trương Vĩnh Ký, Vương Duy Trinh, Lê Huy Nghiệm, Lê Trọng Khánh, Hà Văn Tần, Trần Trọng Thêm, Phạm Ngọc Liễn, Đỗ Văn Xuyền… cùng đông đảo các nhà nghiên cứu Việt kiều đã có những thành công đáng kể. Tất cả đều đi đến cái đích chung, đó là những luận cứ khoa học chứng minh cho sự tồn tại của chữ Việt cổ - chữ “khoa đẩu” mà thuở xưa Hùng Quốc Vương cho khắc trên lưng rùa bản tóm tắt lịch sử nước ta tặng cho vua Nghiêu để tỏ tình hòa hiếu. Đó chính là bộ chữ ẩn trong bộ chữ “hỏa tự” do Tri châu Phạm Thận Duật tìm thấy ở Tây Bắc năm 1855 - 1856, cùng nhiều tài liệu khác có cùng cấu trúc đồng dạng. Bộ chữ này hình thành và phát triển đồng hành với dân tộc Lạc Việt cả về thời gian, không gian và quá trình lịch sử. Bộ chữ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt cổ trước công nguyên, tồn tại song hành cùng ngôn ngữ Việt, thích ứng với đặc điểm ngôn ngữ Việt. Cũng chính vì tìm được cách giải mã chữ Việt cổ mà các nhà nghiên cứu hiện nay có thể đọc được dễ dàng những trang sách chữ Quốc ngữ có tuổi hàng mấy trăm năm, nay chỉ còn lưu giữ giải rác trong dân và trong thư viện Lisbon, Pari, Roma… mà đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay. Đặc biệt theo: “Những tín hiệu thu được từ bản lược đồ địa danh ngôn ngữ Việt cổ” của giáo sư Lê Trọng Khánh, thì không gian phân bố của chữ Việt cổ vô cùng rộng lớn, góp phần vào việc vạch phương hướng tìm hiểu cương vực và nguồn gốc người Việt cổ. Như vậy “Chữ viết đóng góp quyết định vào nền văn minh Việt cổ” và: “Sự đồng nhất ngôn ngữ trên chữ viết và địa danh cổ càng khẳng định tính chất bản địa của người Việt cổ có nguồn gốc Đông Sơn và rất gần với nhau. Vấn đề này có liên quan đến việc phân bố dân cư cổ đại có nguồn gốc chung trên một địa bàn. Sự đồng nhất ngôn ngữ trên chữ viết và địa danh cổ, tổ tiên trực tiếp của chúng ta ngày nay. Người Lạc Việt đã sáng tạo văn minh Đông Sơn, có ảnh hưởng rất lớn đối với các dân tộc khác trước công nguyên” - Lê Trọng Khánh. Cũng chính vì vậy mà bao năm Sỹ Nhiếp ra lệnh triệt phá, tàn sát, bộ chữ “khoa đẩu” của người Việt cổ vẫn có một sức sống bất diệt. Chữ Quốc ngữ: Khi nền văn minh phương tây tràn vào, một số trí thức Việt Nam đã phối hợp với các giáo sỹ phương tây tạo nên một văn tự mới trên cơ sở cấu trúc chữ Việt cổ, thay vào đó cái vỏ La Tinh, đơn giản và tiến bộ hơn chữ Việt cổ đã bị đóng băng hàng nghìn năm dưới ánh đô hộ, tàn sát của phong kiến phương bắc… mà công đầu và là người tiên phong thuộc về giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco de Pina. “Trong một bức thư viết vào đầu năm 1623, Francisco de Pina đã viết: “Về phần tôi, tôi đã biên soạn một chuyên luận nhỏ về từ vựng và các thanh của ngôn ngữ này (tức tiếng Việt) và tôi đang bắt tay viết về ngữ pháp. Tuy nhiên, tôi cũng đã tập hợp được những cổ tích, thuộc nhiều loại khác nhau nhằm cung cấp các trích dẫn của các tác giả để xác minh nghĩa của các từ và các quy tắc của ngữ pháp, cho đến nay tôi có thể yêu cầu một người nào đó đọc để tôi phiên dịch sang các chữ Bồ Đào Nha (tức chữ La tinh)... Ngoài ra, tôi đã có ba bốn cuốn tập hợp các bài viết có lý luận trong số các bài viết hay nhất mà tôi tìm thấy được ở Vương quốc này”. Đầu năm 1625, F.de Pina làm Cha bề trên ở Dinh trấn Thanh Chiêm mà A.de Rhodes là cấp dưới. Tiếp đó, ông thay mặt Giáo đoàn Đàng Trong ra Phủ Chúa yết kiến Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên về vấn đề truyền đạo, mang theo A.de Rhodes để dạy tiếng Việt. Ông bị tai nạn lật thuyền và mất ngày 15/12/1625 khi thay mặt các giáo sĩ ra một chiếc tàu đậu ở ngoài khơi Hội An để nhận hàng tiếp tế của Macao. Sau khi người Thầy Francisco de Pina qua đời, các công trình Latinh hoá tiếng Việt đầu tiên của ông đã vào tay người học trò Alexandre de Rhodes và ông này đã mang theo khi ra Đàng ngoài năm 1627. Alexandre de Rhodes đã được giáo sĩ Bồ đào Nha Gaspar do Amral trao cho cuốn Từ điển Việt - Bồ do ông biên soạn tại Macao vào mùa đông 1645. Sau đó giáo sĩ này đã bị chết trong một vụ đắm tàu ngày 23/12/1645 trên đường đến Đàng ngoài. Nhờ những công trình Latinh hoá tiếng Việt có sẵn của các đồng nghiệp nói trên, Alexandre de Rhodes về sau đã bổ sung thêm một ít tư liệu của mình để biên soạn cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latinh được Vatican xuất bản năm 1651. Trong “Cùng bạn đọc” của cuốn từ điển đó, chính Alexandre de Rhodes viết: “Ngay từ đầu, tôi đã học với Cha Francisco de Pina là người thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không cần phiên dịch. Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một hội dòng, nhất là Cha Gaspan do Amaral và Cha Antonio Barbosa. Cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển, ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng Latinh theo lệnh các Hồng y đáng tôn kính...”. Về việc người Việt có tham gia trong sự phát minh chữ Quốc ngữ, theo Roland Jacques - nhà nghiên cứu người Pháp đã viết gồm hai nhóm: Thứ nhất là giới trí thức gồm có các thầy đồ, sư sãi, các trưởng tông phái (đạo Lão, đạo Khổng...), quan lại hưu trí và sĩ tử là những người giỏi tiếng mẹ đẻ, am hiểu nền văn hoá dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ Đào Nha, La tinh giúp giáo sĩ truyền đạo. Và số người Việt này phải đông hơn gấp nhiều lần sơ với các giáo sĩ”. Bởi vậy Roland Jacques đã viết : “Chính cả Pina và các đồng nghiệp đã tập hợp được những người hợp tác có chất lượng mà nếu không có họ, mọi công trình ngôn ngữ học nghiêm túc sẽ không thể có được”. Và ông đề nghị: “Cần thiết phải đặt đứng vị trí việc làm của cá nhân Alexandre de Rhodes trong một công trình tập thể mà ông chỉ là một trong số nghệ nhân cư yếu, trong đó người Bồ Đào Nha và những người cạnh tranh ngang hàng Việt Nam của họ đã giữ vai trò hàng đầu” - Nguyễn Phước Tư. Điều này nhất quán với quan điểm của các nhà nghiên cứu chữ Việt cổ và thể hiện rõ trong cấu trúc đặc biệt của từ điển Việt - Bồ - La. Đó là việc sử dụng nhiều từ mang tính đặc thù của nhiều địa phương. Có thể khẳng định nhóm trí thức địa phương đã góp cho từ điển Việt Bồ La một ngân hàng chữ rất lớn. Nếu một trí thức Việt Nam, dù ở trình độ nào cũng không đủ sức làm như vậy, chứ chưa nói đến các giáo sỹ phương tây, chưa thạo tiếng Việt lại không có điều kiện đi sâu vào các địa phương. Vì vậy năm 1868 khi người Pháp có ý định dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán, đã phải hội thảo và đến năm 1886 lại tổ chức tiếp cuộc hội thảo nữa nhưng hoàn toàn bế tắc. Đến năm 1902 phải lập một ban cải tiến chữ Quốc ngữ gồm nhiều học giả người Việt và người Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 21.9.1960 chúng ta đã tổ chức Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ và có những thành công đáng kể. Từ đấy đến nay, chữ Quốc ngữ của chúng ta được hoàn thiện hơn rất nhiều, góp phần to lớn vào việc tôn vinh văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí. Thay lời kết: Như vậy, chữ Quốc ngữ chúng ta dùng hiện nay có nguồn gốc từ chữ Việt cổ, một loại chữ tượng thanh phát triển không kém chữ La Tinh, nhưng không phát triển được do sự đô hộ, tàn sát của phong kiến phương bắc. Bộ chữ Quốc ngữ buổi đầu là sự hội nhập của hai nền văn hóa đông tây, mà công đầu là của hai giáo sỹ Bồ Đào Nha: Cha Gaspan do Amaral và Cha Antonio Barbosa cùng đội ngũ những trí thức người Việt, chính những trí thức người Việt đã giúp ích rất nhiều cho các giáo sỹ phương tây xây dựng nên bộ từ điển Việt -Bồ - La, nếu không có sự cộng tác đầy thiện ý này, các giáo sỹ phương tây không thể hoàn thành cuốn từ điển với chất lượng như vậy. Còn Alexandre de Rhodes chỉ có công hệ thống hóa và chỉnh lý như chính ông ta tự nhận. Trần Vân Hạc Cố GS Nguyễn Đoàn Tuân có giảng cho tôi nghe về chữ Quốc ngữ : Hệ thống chữ Quốc ngữ như ngày nay chúng ta sử dụng do một nhóm Nhân sĩ người Việt sáng tạo ra, dựa trên Bộ chữ ghi âm chuẩn còn được lưu trữ từ thời đại Vua Hùng. Và mượn sự tiện dụng hệ thống ký hiệu chữ La tinh đương thời. Để hệ thống chữ viết ghi âm bằng ký hiệu chữ La tinh thành chữ Quốc ngữ Việt Nam thì, cách tốt nhất phải để cho Ngài Alexandre de Rhodes đứng tên chủ công trình. Và chỉ có Ngài Alexandre de Rhodes mới có đủ uy tín từng bước được giới "Hủ Nho" chấp nhận. Cảm nghĩ chữ Triều Tiên cũng tương tự như vậy. PhapVan 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2011 Nếu anh thật sự muốn học và đọc chữ Khoa Đẩu thì hãy đến Phú Thọ gặp thàỳ Đỗ Văn Xuyền học. Hic, mình đang ở Sài Gòn học làm sao chạy ra phú thọ được :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2011 Công trạng Cống Quận công Trần Đức Hòa Kỳ 2: Với khởi đầu chữ quốc ngữ 07/09/2011 23:24 Nói đến chữ quốc ngữ, hầu như ai cũng biết công lao của giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Tuy nhiên, ông chỉ là người thừa hưởng, hệ thống lại và phát triển thêm từ sự khai mở của các giáo sĩ đi trước, những người vốn được Khám lý Cống Quận công Trần Đức Hòa che chở. >> Kỳ 1: Tiến cử kẻ chăn trâu làm thầy minh chúa Vào thế kỷ thứ 16, đạo Kitô thâm nhập vào Nhật Bản bởi một số nhà truyền giáo Dòng Tên từ Ma Cao đến. Đầu thế kỷ 17, Nhật ban lệnh cấm đạo và trục xuất các nhà truyền giáo. Trong số các giáo sĩ bị trục xuất từ Nhật Bản, có 4 vị thừa sai là hai linh mục Bồ Đào Nha Francesco Buzomi và Diego Carvalho cùng hai trợ sĩ người Nhật là Jose và Paolo được lệnh của của Nhà Dòng, thay vì trở về Ma Cao thì chuyển hướng xuống Hội An của xứ Đàng Trong. Hậu duệ của Cống Quận công Trần Đức Hòa bên tấm biển ghi công trạng của vị đại quan - Ảnh: Hà Đình Nguyên Ngày 18.1.1615, họ cập bến Hải Phố (Hội An). Lúc này ở Hội An, cộng đồng Nhật kiều theo Thiên Chúa giáo đã hình thành và các giáo sĩ này đã dùng tiếng Nhật để chăm sóc họ. Năm 1617, nhóm giáo sĩ ở Hội An được tăng cường thêm linh mục Francesco de Pina và một tu sĩ, tiếp đó lại có thêm các linh mục Cristofono Borri và Pedro Marquez - chứng tỏ, việc truyền giáo ở Hội An có những kết quả khả quan. Chẳng may ít lâu sau, Đàng Trong bị thiên tai hạn hán, dư luận cho rằng do trời đất trừng trị vì có người bỏ thờ cúng tổ tiên, ông bà mà theo đạo mới. Họ quy trách nhiệm cho các thừa sai và giáo dân. Đầu năm 1618, các giáo sĩ lại bị trục xuất khỏi nước Việt. Linh mục Marquez và một tu sĩ được các giáo dân Nhật kiều giúp che chở, trốn tránh ở Hội An. Còn các linh mục Pina, Buzomi, Borri và hai thầy dòng khác thì được quan Khám lý Cống Quận công Trần Đức Hòa, khi đó đang là Trấn thủ Quy Nhơn, ra tận Hội An đón về Quy Nhơn. Trong cuốn Xứ Đàng Trong năm 1621, linh mục Borri đã ghi chép khá đầy đủ quan Khám lý Trần Đức Hòa đã đối xử rất “biệt nhãn” với các giáo sĩ phương Tây, ông ghi: “Các cha Francesco Buzomi, Francesco de Pina và tôi rời Hải Phố đi Pulucambi với quan trấn tỉnh này. Suốt hành trình, quan trấn đối với chúng tôi hết sức lịch sự và nhã nhặn. Ông cho chúng tôi ở cùng đoàn, dành riêng cho chúng tôi và người thông dịch một chiếc thuyền, hành lý chúng tôi để ở một thuyền khác, chứ không ngổn ngang bên chúng tôi. Suốt mười hai ngày, đi trong những điều kiện thoải mái như thế, sớm chiều ghé vào các cửa khẩu hoặc phố xá tỉnh Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi - NV), nơi mà quan trấn có quyền như ở Quy Nhơn… Chúng tôi giãi bày mong muốn ở thị trấn để dễ truyền đạo hơn là ở trong dinh nằm giữa cánh đồng, xa thị trấn tới ba dặm. Vì thương mến, quan trấn không muốn xa chúng tôi, nhưng hy sinh quyền lợi cho dân chúng và gạt lòng yêu thích qua một bên. Quan truyền xây cho chúng tôi một ngôi nhà thờ tiện nghi trong thị trấn Nuocman...”. “Nuocman” ở đây chính là Nước Mặn - một phố thị cảng sông nằm bên đầm Thị Nại của phủ Quy Nhơn (thế kỷ thứ 17-18). Nơi đây thuyền buôn phương Tây và các nước Đông Nam Á thường xuyên ra vào buôn bán. Cảng thị Nước Mặn xưa kia nay là các thôn: An Hòa, Lương Quang (xã Phước Quang) và thôn Kim Xuyên (xã Phước Hòa) huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Các vị thừa sai Dòng Tên sang truyền giáo ở Đàng Trong từ năm 1615 chủ yếu tập trung ở ba điểm: Cửa Hàn (Đà Nẵng), Hội An - Thanh Chiêm (Quảng Nam) và Nước Mặn (Bình Định) nhưng ở Nước Mặn là trụ sở chính, có cha bề trên Buzomi. Cũng ở đây, linh mục Francesco de Pina mới có điều kiện học tiếng Việt để thành lập thí điểm truyền giáo tiên khởi (cha Pina là thầy dạy tiếng Việt cho Alexandre de Rhodes sau này). Sau đó, linh mục Pina và các linh mục Buzomi, Borri khởi sự nghiên cứu, phân tích và phiên âm tiếng Việt đều ở Nước Mặn. Ngay trong Lời giới thiệu tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621 của linh mục C.Borri, hai dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị có nhắc đến chi tiết ông đã cố gắng học tiếng Việt, tuy không thạo lắm, nhưng ông cũng hiểu biết đủ để giảng giáo lý Kitô. “Có một vài câu chữ quốc ngữ trong bản tường thuật của ông cho chúng ta biết: ngay từ những năm 1618-1620 đã có một khởi đầu hình thành thứ chữ này. Cái đặc biệt ở nơi ông, cái làm cho khác với de Rhodes sau này, đó là ông đã phiên âm tiếng Việt theo chữ viết của người Ý, chứ không phải người Bồ. Rõ ràng ông phiên âm và viết gn chứ không nh như nho (trái nho) ông viết là gnoo, nhỏ (trẻ nhỏ) ông viết là gno. Cũng vậy xin ông viết scin, bởi vì theo tiếng Ý nếu viết cin thì đọc uốn lưỡi còn nếu viết sc thì đọc cũng như x”. Do đó, có thể coi Nước Mặn là nơi phát tích cho buổi đầu phôi thai chữ quốc ngữ. Vì thế, sự bao che của Khám lý Cống Quận công Trần Đức Hòa (nếu không thì các giáo sĩ đã bị trục xuất khỏi Việt Nam) cũng có ý nghĩa nhất định với sự hình thành chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu. Hà Đình Nguyên, http://www.thanhnien.com.vn Share this post Link to post Share on other sites