PhucTuan

Khoa Đẩu Tự?

37 bài viết trong chủ đề này

Trước hết cháu xin có lời chào tới tất cả mọi người trong diễn đàn! Cháu có một thắc mắc muốn có lời giải đáp. Chuyện là thế này: Tối qua cháu đang ngồi ăn cơm và xem thời sự ở kênh VTV1, đến mục đưa tin "64 năm bình dân học vụ". Lúc đầu cháu cũng không để ý lắm, nhưng khi xem đến một đoạn phim có một người đàn ông (rất có thể là thày giáo) đang dạy học, cháu nhìn lên bảng chữ thì lại là một loại kí tự giống như khoa Đẩu như hình dưới:

Posted Image

Thật là cháu không thể hiểu nổi :( ??? Cháu tìm thông tin trên mạng thì thấy bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân được phát động vào ngày mung 8 tháng 9 năm 1945. Vậy mà ở trong thước phim tư liệu chiếu lại viết một thứ chữ như chữ Khoa Đẩu mà lại không phải là chữ quốc ngữ??? Nhìn ra phía xa ở bức ảnh trên thì thấy có một ngọn núi cao => đây là vùng hẻo lánh, hoặc ở Tây Bắc. Sở dĩ cháu có ý kiến như vậy là vì trước đoạn phim này có một hình ảnh nữa:

Posted Image

Người phụ nữ mặc cái áo hoa ở bức ảnh trên, mặc một chiếc áo có cổ rất giống với dân tộc thái

Posted Image

Nhìn sơ qua cũng thấy nhà xung quanh toàn là tranh tre vách nứa, vậy mà thày giáo lại dạy chữ "dân tộc", thật là không biết ai xóa mù chữ cho ai đây :(

Hơn nữa vào thời điểm năm 1945 việc quay phim làm tài liệu này là một việc quan trọng, không hiểu là người quay phim này cố ý hay vô tình quay thước phim này :P Hoặc giả dụ là người thày giáo này biết cả 2 loại chữ (tạm gọi là chữ dân tộc và chữ quốc ngữ) thì đáng lẽ dưới mỗi chữ phải dịch ra cả chữ quốc ngữ ví dụ thế này:

Posted Image

Nếu nói là có thể viết chữ dân tộc trước rồi sẽ dịch ra chữ quốc ngữ sau thì cái đấy cũng rất khó vì người thày giáo này đã viết xuống dòng thứ 2 rồi không còn đủ chỗ trống dịch ra chữ quốc ngữ cho dòng thứ 1 nữa. Hoặc là viết cả 2 dòng rồi dịch ra chữ quốc ngữ một thể => nhưng mà cái này khó có thể xảy ra được vì như thế học rất khó nhớ, chữ người ta còn chưa biết làm sao mà có thể dạy kiểu đấy được.

Khi cháu nhìn vào bảng so sánh:

Posted Image

Theo ý kiến chủ quan của cháu thì cái chữ viết của thày giáo không thấy giống chữ Thái Tây Bắc lắm mà lại có phần nhiều giống chữ khoa đẩu hơn.

Cháu thực sự muốn biết chữ "dân tộc" ở bức ảnh trên là loại chữ gì? Mong có các anh, chú và bác nào biết có thể giải thích giùm cháu. Nếu bài viết trên cháu có gì sai xót, mong mọi người bỏ qua cho cháu!

http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=...t&redlink=1

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phuc Tuân đưa để tài này lên trang web Lý học Đông phương.

Tôi xin được đưa đề tài này vào phần "những chủ đề cần quan tâm".

Sự tồn tại của chữ viết của một dân tộc chính là tiêu chí để xác định nền văn minh của dân tộc đó. Chữ viết chính là điều kiện để lưu trữ, bảo tồn và phát triển tri thức cùa một nền văn minh.

Theo sự hiểu biết của tôi thì chữ Khoa Đẩu là một loại chữ viết đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước trong nền văn minh Đông Phương và đã trở thuộc về dĩ vãng của lịch sử , bắt đầu từ khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Nhưng dấu ấn của chữ Khoa đẩu này - qua nhưng di sản khảo cổ đã cho thấy nó tồn tại từ 1500 BC cho đến ngày nay ở cả Việt Nam và Đài Loan - một vùng lãnh thổ có vĩ tuyến tương đương Động Đình Hồ là biên giới phía Bắc của quốc gia Văn Lang xưa. Dấu ấn của chữ Khoa Đẩu tồn tại ở Nam Dương tử còn thấy trong cả tiểu thuyết dã sử như Thủy Hử ra đời vào thời Minh Thanh, hoặc chuyện Kim Dung thời hiện đại. Những tài liệu và các bằng chứng lịch sử còn lại cho thấy người Việt vẫn còn sử dụng chữ Khoa đẩu đến thế kỷ XVII AC trong tôn thất của Chúa Trịnh. Trong cuộc họp của viên Cơ Mật do Bằng Công Nguyễn Hữu Chỉnh chủ trì, các quan chức cao cấp thời đó đã đề nghị dùng lại chữ Khoa Đẩu như chữ viết chính thức của người Việt, nhưng ông này đã phản bác.

Những ký tự giống như chữ Khoa Đẩu rất phổ biến trong các nền văn minh cổ nhân loại. Từ Trung đông - chữ Ả Râp..cho đến chữ Thái Lan và Campuchia hiện nay. Trong dịp du lịch Hoa Kỳ lần thứ nhất, đầu năm nay, tôi thấy - qua cửa kính - trong một tiệm coi bói của một bà thầy bói Nga, có treo một biểu tượng của chiêm tinh cổ có những ký tự giống như ký tự trên trống đồng Lũng Cú. Tôi kiếm cớ vào coi bói để được chụp ảnh. Nhưng rất tiếc, đúng lúc đó, máy ảnh hết pin. Tôi có chụp lại bằng máy điện thoại. Nhưng không biết nay lưu ở đâu, hay đã vô tình xóa mất. Sang Hoa Kỳ lần thứ hai, nhưng tôi không tìm ra tiệm coi bói này ở New York City.

Phuc Tuân thân mến.

Những ký tự mà bạn giới thiệu trên hình chính là chữ Khoa Đẩu của người Thái. Đây là một đề tài mà giáo sư Lê Trọng Khánh đã viết và nghiên cứu từ lâu. Giáo sư Khánh đã có nhiều công trình nghiên cứu về chữ Khoa Đẩu khác ngoài chữ Thái. Trên bãi đá cổ Sapa cũng có những ký tự Khoa Đẩu. Gần đây, nhà nghiên cứu đầy tâm huyết và tài ba Đỗ Văn Xuyền ở Phú Thọ, đã phục hồi lại cả một hệ thống chữ Khoa Đẩu mà ông cho là người Việt cổ đã sử dụng.

Tất cả những dấu ấn trong lịch sử và hiện đại đã xác minh một cách sắc sảo rằng:

Người Việt cổ đã có chữ viết và đó chính là phương tiện chuyển tải và lưu trữ của nền văn hiến trải 5000 năm lịch sử của dân tộc Việt. Đó chính là chữ Khoa Đẩu.

Những kẻ trong đám "hầu hết" và "cộng đồng" lấy cớ không có bằng chứng về chữ viết cổ của dân tộc Việt để phủ định những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng sự xác định một giá trị văn hiến không thể chối cãi cho thấy dân tộc Việt cổ phải có chữ viết để duy trì nền văn minh của mình, như một quy luật tất yếu. Vấn đề còn lại chỉ là sự tiếp tục minh chứng cụ thể. Bởi vậy, việc xác định chữ Khoa Đầu chính là chữ viết của người Việt cổ là một chứng cở sắc sảo bổ sung cho luận điểm :

Việt sử trải 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương Tử là chân lý khác quan duy nhất đúng.

Đã là chân lý thì nó cỏ thể sáng tỏ ở bất cứ nơi nào và từ bất cứ người nào trên trái Đất này - cho dù Thiên Sứ còn sống hay đã chết, tiếp tục viết hay không thể viết vì mọi lý do. Cần lưu ý điều này một cách sâu sắc hơn.

Một lần nữa cảm ơn bạn với thắc mắc xứng đáng với một tư duy thông minh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin cảm ơn bác Thiên Sứ đã giải đáp thắc mắc cho cháu và làm vững chắc hơn niềm tin vào chữ Khoa Đẩu của cha ông!

Cháu ngẫm nghĩ thêm về bức ảnh, người đàn ông trong bức ảnh lại mặc một chiếc áo màu sáng chứ không phải màu tối. Thông thường những người đàn ông dân tộc họ đều mặc áo màu tối ví dụ như màu đen chẳng hạn nhưng ở đây người đàn ông lại mặc áo sáng màu (rất có thể là vải kaki, áo của một anh bộ đội hoặc một người thuộc tầng lớp trí thức vào thời đó). Một điều có thể chắc chắn rằng người đàn ông trong bức tranh này không phải là người ở vùng này, hay có thể suy luận rằng người đàn ông này ở vùng khác đến (miền đồng bằng chẳng hạn). Vậy thì điều này nói lên cái gì?

Điều này chứng tỏ rằng chữ Khoa Đẩu vào thời điểm năm 1945 rất có thể vẫn được sử dụng ở một số vùng miền lãnh thổ Việt Nam, cụ thể hơn là các vùng lãnh thổ phía bắc. Chữ Khoa Đẩu đã tồn tại như một cây đại thụ đã cắm rẽ sâu đến mức cơn bão to như chữ Hán cũng không thể lay chuyển và quật ngã nổi nó.

Một điều rất đáng buồn là ngày nay, không những người trẻ tuổi như cháu đã đành mà còn có cả những người đáng bậc cha bậc chú dù học tập nghiên cứu vẫn phủ nhận những giá trị của dân tộc 5000 năm. Họ không dám tin vào sự thật, họ đã bị cái bóng của một đế quốc phương Bắc làm lu mờ đi ý chí.

Nếu ai đang hoạt động nghiên cứu, có thể xin đài TH đoạn phim gốc, tìm ra được người quay phim thì có lẽ không phải đoán già đoán non nữa :(

Cháu xin kể một câu chuyện thế này: Chả là cháu đang đi học tiếng Trung vì nó rất cần cho công việc sau này của cháu, hơn nữa cháu cũng muốn đọc những gì mà của cha ông chúng ta đã bị đánh cắp. Thầy dạy học cháu cũng đã cao tuổi rồi (có thể gọi là ông) , thày là một người rất giỏi, 17 năm học tập bên TQ. Thày nhận dạy cháu và một em nữa không lấy tiền, miễn là phải theo học đến cùng. Buổi đầu tiên đến ngồi nói chuyện với thày, thày cháu giới thiệu thế này:

Học chữ Hán là mỗi người có một mục đích khác nhau, các cháu nên học cái này bởi vì nó có rất nhiều cái hay mà có thể độ tuổi các cháu chưa để ý đến, sau này sẽ thấy rất hiệu nghiệm( chắc thày ý nói đến lý học tại vì nhìn vào tủ sách đã thấy ngay quyển Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử - Nguyễn Hiến Lê cũ :( ), trước đây người Việt chúng ta không có chữ viết chúng ta được người Hán dạy cho chữ viết và chữ Nôm cũng bắt chước mà ra.

Nói đến câu này là cháu chỉ muốn nói thằng là người Việt có một hệ thống chữ đàng hoàng, chỉ tại người Hán xóa sổ mất rồi. Cháu rất muốn nhưng không làm được, tại vì vừa mới buổi đầu tiên đã cự lại thày giáo thì chắc cháu cắp cặp sách ra về luôn quá :P . Cháu biết được điều đó không phải đã đành, thằng em cháu nó ngồi cạnh nó không biết thì trong đầu lại ghim như đinh đóng cột: người Việt không có chữ viết, người Hán khai sáng cho chúng ta :P Không biết là thày đã dạy bao lứa học sinh rồi, những những lứa học sinh lại đem cái câu đấy đi dạy lớp sau. Điều đó thật là kinh khủng! Bây giờ nó mới như ngọn lửa nhỏ nhen nhóm, chứ để đến vài thế hệ sau để cháy nhà thì chúng ta mất hẳn gốc. Cháu hi vọng là một buổi nói chuyện nào đó sẽ tâm sự với thày và nói rõ cho thày về những điều này!

Mỗi dân tộc đều có một món quà vô cùng quí giá, đó là lịch sự̉. Chúng ta học lịch sử và nghiên cứu lịch sử để biết dân tộc đó đã đóng góp gì cho nhân loại. Tôi tự hào rằng dân tộc Việt là cái nôi văn minh đã đóng góp một phần rất vĩ đại vào tiến trình văn minh của nhân loại.

Có đôi lời ngoài lề, mong mọi người không cho là nhiều chuyện.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ tượng thanh là quá trình phát triển tiếp theo của chữ tượng hình, vậy trước khi có chữ khoa đẩu, ông cha ta đã có một thời gian dài sử dụng chữ tượng thanh. Chữ tượng thanh đó được sử dụng bắt đầu từ thời kỳ nào (có thể là từ trước thời Hùng Vương) không ai có thể khẳng định. Nhưng có thể kết luận, chữ khoa đẩu là thứ chữ đỉnh cao của quá trình phát triển chữ viết!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin cảm ơn bác Thiên Sứ đã giải đáp thắc mắc cho cháu và làm vững chắc hơn niềm tin vào chữ Khoa Đẩu của cha ông!

trước đây người Việt chúng ta không có chữ viết chúng ta được người Hán dạy cho chữ viết và chữ Nôm cũng bắt chước mà ra.

Nói đến câu này là cháu chỉ muốn nói thằng là người Việt có một hệ thống chữ đàng hoàng, chỉ tại người Hán xóa sổ mất rồi. Cháu rất muốn nhưng không làm được, tại vì vừa mới buổi đầu tiên đã cự lại thày giáo thì chắc cháu cắp cặp sách ra về luôn quá :P . Cháu biết được điều đó không phải đã đành, thằng em cháu nó ngồi cạnh nó không biết thì trong đầu lại ghim như đinh đóng cột: người Việt không có chữ viết, người Hán khai sáng cho chúng ta ;) Không biết là thày đã dạy bao lứa học sinh rồi, những những lứa học sinh lại đem cái câu đấy đi dạy lớp sau. Điều đó thật là kinh khủng! Bây giờ nó mới như ngọn lửa nhỏ nhen nhóm, chứ để đến vài thế hệ sau để cháy nhà thì chúng ta mất hẳn gốc. Cháu hi vọng là một buổi nói chuyện nào đó sẽ tâm sự với thày và nói rõ cho thày về những điều này!

Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn! Những thế hệ thày giáo nối tiếp nhau đã tiêm nhiễm vào đầu thế hệ tương lai tinh thần dân tộc như thế đấy! Nó thật khác so với những gì tôi thấy được từ nền giáo dục của Nhật hay của Hàn Quốc!

Nhiều người ko biết hay cố tình ko biết rằng, một nửa dân số đất nước Trung Quốc hiện nay mang dòng máu Lạc Việt trong mình! "Đừng đánh đồng văn minh dân tộc Hán và văn minh dân tộc Việt" - điều mà các cấp lãnh đạo TQ vẫn đang làm xuyên suốt quá trình lịch sử phát triển của nước Trung Hoa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phuctuan viết:

Một điều rất đáng buồn là ngày nay, không những người trẻ tuổi như cháu đã đành mà còn có cả những người đáng bậc cha bậc chú dù học tập nghiên cứu vẫn phủ nhận những giá trị của dân tộc 5000 năm. Họ không dám tin vào sự thật, họ đã bị cái bóng của một đế quốc phương Bắc làm lu mờ đi ý chí.

Nếu ai đang hoạt động nghiên cứu, có thể xin đài TH đoạn phim gốc, tìm ra được người quay phim thì có lẽ không phải đoán già đoán non nữa :P

Cháu xin kể một câu chuyện thế này: Chả là cháu đang đi học tiếng Trung vì nó rất cần cho công việc sau này của cháu, hơn nữa cháu cũng muốn đọc những gì mà của cha ông chúng ta đã bị đánh cắp. Thầy dạy học cháu cũng đã cao tuổi rồi (có thể gọi là ông) , thày là một người rất giỏi, 17 năm học tập bên TQ. Thày nhận dạy cháu và một em nữa không lấy tiền, miễn là phải theo học đến cùng. Buổi đầu tiên đến ngồi nói chuyện với thày, thày cháu giới thiệu thế này:

Học chữ Hán là mỗi người có một mục đích khác nhau, các cháu nên học cái này bởi vì nó có rất nhiều cái hay mà có thể độ tuổi các cháu chưa để ý đến, sau này sẽ thấy rất hiệu nghiệm( chắc thày ý nói đến lý học tại vì nhìn vào tủ sách đã thấy ngay quyển Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử - Nguyễn Hiến Lê cũ ;) ), trước đây người Việt chúng ta không có chữ viết chúng ta được người Hán dạy cho chữ viết và chữ Nôm cũng bắt chước mà ra.

Nói đến câu này là cháu chỉ muốn nói thằng là người Việt có một hệ thống chữ đàng hoàng, chỉ tại người Hán xóa sổ mất rồi. Cháu rất muốn nhưng không làm được, tại vì vừa mới buổi đầu tiên đã cự lại thày giáo thì chắc cháu cắp cặp sách ra về luôn quá :o . Cháu biết được điều đó không phải đã đành, thằng em cháu nó ngồi cạnh nó không biết thì trong đầu lại ghim như đinh đóng cột: người Việt không có chữ viết, người Hán khai sáng cho chúng ta :( Không biết là thày đã dạy bao lứa học sinh rồi, những những lứa học sinh lại đem cái câu đấy đi dạy lớp sau. Điều đó thật là kinh khủng! Bây giờ nó mới như ngọn lửa nhỏ nhen nhóm, chứ để đến vài thế hệ sau để cháy nhà thì chúng ta mất hẳn gốc. Cháu hi vọng là một buổi nói chuyện nào đó sẽ tâm sự với thày và nói rõ cho thày về những điều này!

Mỗi dân tộc đều có một món quà vô cùng quí giá, đó là lịch sự̉. Chúng ta học lịch sử và nghiên cứu lịch sử để biết dân tộc đó đã đóng góp gì cho nhân loại. Tôi tự hào rằng dân tộc Việt là cái nôi văn minh đã đóng góp một phần rất vĩ đại vào tiến trình văn minh của nhân loại.

Có đôi lời ngoài lề, mong mọi người không cho là nhiều chuyện.

Ngày xưa - sách giáo khoa của Pháp dạy cho dân tộc Pháp rằng: "Tổ tiên ta là người Gô Loa". Điều này đúng với người Pháp. Khi người Pháp mang sách giáo khoa đó sang Việt Nam mở trường thông ngôn dạy cho những người Việt làm việc cho Pháp - không áp dụng linh hoạt và sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam - mà cứ nguyên si dạy "Tổ tiên ta là người Gô Loa" . Các bậc tiền bối yêu nước nổi dậy chống Pháp bảo vệ lòng tự trọng và văn hóa dân tộc. Nhưng không phải không có những kẻ vỗ tay khen người Pháp là "văn minh khai hóa". Đại loại cũng như Sĩ Nhiếp dạy tiếng Hán cho người Việt thời Bắc thuộc, để tạo ra một tầng lớp thân Tàu - Tất nhiên cũng có kẻ tôn vinh Sĩ Nhiếp làm "Nam Giao học tổ". Hàng ngàn năm trôi qua, nên cũng chẳng lạ gì khi vài kẻ con cháu của lớp thông ngôn từ ngàn năm trức di truyền lại.

Cà một ngàn năm đô hộ, không xóa sổ được văn hiến Việt - một ngàn năm sau nữa văn hiến Việt vẫn tồn tại để các thế hệ sau phục hiện và tôn vinh. Nếu thực sự văn hiến Việt không có bề dày 5000 năm lịch sử thì làm sao tồn tại nổi với thử thách của thời gian.

Mỗi dân tộc đều có một món quà vô cùng quí giá, đó là lịch sử. Chúng ta học lịch sử và nghiên cứu lịch sử để biết dân tộc đó đã đóng góp gì cho nhân loại.

Nếu người Ai Cập để lại Kim Tự Tháp thì lịch sử Việt để lại cho nhân loại cả một tương lai đấy.

Bởi vậy, những kẻ phủ nhận giá trị văn hiến Việt đã là dốt nát rồi. Nhưng những kẻ vỗ tay theo còn ngu hơn. Cho dù nhìn dưới bất cứ lĩnh vực nào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Rin86 đuợc học thì chữ Hàn Quốc là chữ tượng thanh giống như chữ Khoa Đẩu và nó đuợc phát minh bới một vị vua Hàn Quốc 118 năm sau khi Hoàng tử Lý Long Tường đến Hàn Quốc. Theo Wikipedia tiếng Việt thì:

Chosŏn'gŭl được vị vua thứ tư của Vương triều Triều Tiên (Vương triều Triều Tiên) là Thế Tông Đại Vương (1418-1450) tạo ra. Một số người nghi ngờ là một hệ thống chữ viết phức tạp như thế phải được một nhóm trí thức xây dựng, tuy nhiên các chứng cớ lịch sử cho thấy hội đồng học giả của vị vua này thực sự cực lực phản đối ông vì đã không tham khảo ý kiến của họ. Trong số các phát minh được coi là của vua Thế Tông, thì Chosŏn'gŭl là một trong số những công trình do "tự" ông phát minh ra. Cũng có một số chi tiết cho thấy vua Thế Tông có lẽ được các thành viên vương tộc hỗ trợ và làm việc trong vòng bí mật vì gặp phải phản đối của tầng lớp trí thức ưu tú.

Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối năm 1443 hoặc tháng 1 năm 1444, và ấn bản năm 1446 trong một tài liệu có nhan đề Huấn dân chính âm (Hunmin Jeong-eum) theo đó bảng chữ cái được đặt tên. Ngày ấn bản của Huấn dân chính âm, 9 tháng 10, là ngày Hangul tại Hàn Quốc. Tại CHDCND Triều Tiên đó là ngày 15 tháng 1.

Một huyền thoại xưa kể rằng vua Thế Tông nhận ra các chữ viết này sau khi tìm hiểu một ma trận phức tạp, nhưng điều võ đoán này không còn giá trị nữa từ khi một tài liệu viết năm 1446 có tên gọi Hunmin Jeongeum Haerye (Diễn giải và thí dụ cho Hunmin jeong-eum) được phát hiện vào năm 1940. Tài liệu này giải thích cặn kẽ vì sao những chữ cái này được thiết kế. (Xem Thiết kế jamo.)

Vua Thế Tông giải thích việc ông tạo ra chữ viết mới là vì chữ Hán (Hanja) dùng cho các văn bản tiếng Triều Tiên thường không chính xác và khó phổ cập cho tầng lớp bình dân. (Huấn dân chính âm có nghĩa là "Âm chuẩn để giáo dục dân"). Vào thời điểm đó, chỉ có những người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc (Yangban) (Lạng ban 両班) mới được học đọc và viết Hanja. Và vì toàn bộ văn bản viết bằng Hanja nên đa số người Triều Tiên đều mù chữ. Chosŏn'gŭl bị tầng lớp trí thức ưu tú phản đối kịch liệt, cho rằng chỉ có Hanja mới là chữ viết hợp pháp duy nhất. Những phản đối của Choe Man-ri và các nhà hủ Nho khác vào năm 1444 là một ví dụ cụ thể.

Chính vì vậy có ba khả năng được đặt ra:

_một là vị vua Hàn Quốc đó đã tự phát minh ra chữ viết.

_Hai là chữ Hàn Quốc lấy ý tưởng từ chữ tượng thanh Nhật Bản ra đời trước đó.

_Ba là Hoàng tử Lý Long Tường đã mang chữ Khoa Đẩu sang Hàn Quốc và tạo thành cơ sở để vua Hàn Quốc sáng tạo ra chữ Hangul.

Tại sao lại có giả thuyết thứ hai và thứ ba? Đó là vì chữ tượng thanh của Hàn QUốc khá phức tạp, có phụ âm, nguyên âm, nó được cải biến đi để phù hợp với tiếng nói của ngưới Hàn Quốc. Ví dụ như: không có chữ d và v, dùng một cái vòng tròn ở trước từ bắt đầu bằng nguyên âm để dễ phân biệt. Nhưng chữ Hangul của Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh cao của loại chữ tượng thanh, không còn ở dạng sơ khai như chữ tượng hình nhưng đôi khi dùng để tượng thanh như Ai Cập, Trung Quốc:Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn,

  • muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ Posted Image (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;
  • muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ Posted Image (Ai Cập vẽ Posted Image), sau thành chữ 月;
  • muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ Posted Image, sau thành chữ 水;
  • muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ Posted Image, sau thành chữ 田;
  • muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ Posted Image, sau thành chữ 木;
  • muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ Posted Image (Ai Cập cũng vẽ Posted Image), sau thành chữ 口.
Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như Posted Image-nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày; Posted Image-nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: Posted Image.

Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như

Posted Image chỉ cái miệng, nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re).

Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình

Posted Image không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r.

Từ đó, chữ viết

cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã, ...

Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như

hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).(wikipedia)

Vậy một cá nhân không thể đốt cháy giai đoạn nhanh như vậy được. Chữ Ai Cập mất hàng trăm năm phát triển mới có thể trở thành chữ tượng thanh còn chữ Trung Quốc chỉ dừng lại ở giai đoạn hai. Vậy ý tưởng sáng tạo ra chữ tượng thanh có phân chia rõ ràng nguyên âm phụ âm để ghép thành các vần ở đâu ra khi người Hàn mới chỉ biết đến chữ tượng hình Trung Hoa? Nếu vậy vị vua này quả là đã đốt cháy giai đoạn quá nhanh. Tương tự với chữ Nhật Bản. Việc sáng chế văn tự kana được quy cho đại sư Kukai, người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, vốn là một học giả tiếng Phạn. Sự sáng tạo ra chữ kana đã góp phần đẩy nhanh đà tiến của văn học Nhật. (Wiki) không rõ chữ Phạn là chữ tượng thanh hay tượng hình, liệu việc sáng tạo ra chữ Nhật Bản Kana có liên quan gì đến chữ Phạn không? Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là ý tưởng về một loại chữ tượng thanh phát triển đến đỉnh cao có ghép vần, nguyên âm, phụ âm rõ ràng đến từ đâu khi người ta chỉ mới biết đến chữ tượng hình Trung Hoa? Ngay chính chữ Trung Hoa qua hàng ngàn năm phát triển cũng không thể thoát khỏi là chữ tượng hình mà chỉ dừng lại ở hiện tượng "thông giả", "giả tá" chứ không biết phân thành nguyên âm phụ âm để ghép vần. Tại sao hai vị người Nhật và người Triều Tiên này lại có thể nghĩ ra các ghép vần chỉ trong một đời người?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Artemesia đưa bài ngày lên trang chủ.

Tựa là:

Nguồn gốc chữ Cao Ly?

Người viết: Phung Linh

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

[Lên gu gồ tìm vài hình ảnh chữ Hàn minh họa. Bài viết đã biên tập như sau:.]

Chữ Hàn Quốc là chữ tượng thanh giống như chữ Khoa Đẩu và nó đuợc phát minh bới một vị vua Hàn Quốc 118 năm sau khi Hoàng tử Lý Long Tường đến Hàn Quốc.

Theo Wikipedia tiếng Việt thì:

Chosŏn'gŭl được vị vua thứ tư của Vương triều Triều Tiên (Vương triều Triều Tiên) là Thế Tông Đại Vương (1418-1450) tạo ra. Một số người nghi ngờ là một hệ thống chữ viết phức tạp như thế phải được một nhóm trí thức xây dựng, tuy nhiên các chứng cớ lịch sử cho thấy hội đồng học giả của vị vua này thực sự cực lực phản đối ông vì đã không tham khảo ý kiến của họ. Trong số các phát minh được coi là của vua Thế Tông, thì Chosŏn'gŭl là một trong số những công trình do "tự" ông phát minh ra. Cũng có một số chi tiết cho thấy vua Thế Tông có lẽ được các thành viên vương tộc hỗ trợ và làm việc trong vòng bí mật vì gặp phải phản đối của tầng lớp trí thức ưu tú.

Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối năm 1443 hoặc tháng 1 năm 1444, và ấn bản năm 1446 trong một tài liệu có nhan đề Huấn dân chính âm (Hunmin Jeong-eum) theo đó bảng chữ cái được đặt tên. Ngày ấn bản của Huấn dân chính âm, 9 tháng 10, là ngày Hangul tại Hàn Quốc. Tại CHDCND Triều Tiên đó là ngày 15 tháng 1.

Một huyền thoại xưa kể rằng vua Thế Tông nhận ra các chữ viết này sau khi tìm hiểu một ma trận phức tạp, nhưng điều võ đoán này không còn giá trị nữa từ khi một tài liệu viết năm 1446 có tên gọi Hunmin Jeongeum Haerye (Diễn giải và thí dụ cho Hunmin jeong-eum) được phát hiện vào năm 1940. Tài liệu này giải thích cặn kẽ vì sao những chữ cái này được thiết kế. (Xem Thiết kế jamo.)

Vua Thế Tông giải thích việc ông tạo ra chữ viết mới là vì chữ Hán (Hanja) dùng cho các văn bản tiếng Triều Tiên thường không chính xác và khó phổ cập cho tầng lớp bình dân. (Huấn dân chính âm có nghĩa là "Âm chuẩn để giáo dục dân"). Vào thời điểm đó, chỉ có những người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc (Yangban) (Lạng ban 両班) mới được học đọc và viết Hanja. Và vì toàn bộ văn bản viết bằng Hanja nên đa số người Triều Tiên đều mù chữ. Chosŏn'gŭl bị tầng lớp trí thức ưu tú phản đối kịch liệt, cho rằng chỉ có Hanja mới là chữ viết hợp pháp duy nhất. Những phản đối của Choe Man-ri và các nhà hủ Nho khác vào năm 1444 là một ví dụ cụ thể.

Chính vì vậy có ba khả năng được đặt ra:

_một là vị vua Hàn Quốc đó đã tự phát minh ra chữ viết.

_Hai là chữ Hàn Quốc lấy ý tưởng từ chữ tượng thanh Nhật Bản ra đời trước đó.

_Ba là Hoàng tử Lý Long Tường đã mang chữ Khoa Đẩu sang Hàn Quốc và tạo thành cơ sở để vua Hàn Quốc sáng tạo ra chữ Hangul.

Tại sao lại có giả thuyết thứ hai và thứ ba? Đó là vì chữ tượng thanh của Hàn QUốc khá phức tạp, có phụ âm, nguyên âm, nó được cải biến đi để phù hợp với tiếng nói của ngưới Hàn Quốc. Ví dụ như: không có chữ d và v, dùng một cái vòng tròn ở trước từ bắt đầu bằng nguyên âm để dễ phân biệt. Nhưng chữ Hangul của Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh cao của loại chữ tượng thanh, không còn ở dạng sơ khai như chữ tượng hình nhưng đôi khi dùng để tượng thanh như Ai Cập, Trung Quốc:Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn,

  • muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ Posted Image (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;
  • muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ Posted Image (Ai Cập vẽ Posted Image), sau thành chữ 月;
  • muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ Posted Image, sau thành chữ 水;
  • muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ Posted Image, sau thành chữ 田;
  • muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ Posted Image, sau thành chữ 木;
  • muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ Posted Image (Ai Cập cũng vẽ Posted Image), sau thành chữ 口.
Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như Posted Image-nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày; Posted Image-nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: Posted Image.

Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như Posted Image chỉ cái miệng, nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re).

Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình Posted Image không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r.

Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã, ...

Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).(wikipedia)

Vậy một cá nhân không thể đốt cháy giai đoạn nhanh như vậy được. Chữ Ai Cập mất hàng trăm năm phát triển mới có thể trở thành chữ tượng thanh còn chữ Trung Quốc chỉ dừng lại ở giai đoạn hai. Vậy ý tưởng sáng tạo ra chữ tượng thanh có phân chia rõ ràng nguyên âm phụ âm để ghép thành các vần ở đâu ra khi người Hàn mới chỉ biết đến chữ tượng hình Trung Hoa? Nếu vậy vị vua này quả là đã đốt cháy giai đoạn quá nhanh. Tương tự với chữ Nhật Bản. Việc sáng chế văn tự kana được quy cho đại sư Kukai, người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, vốn là một học giả tiếng Phạn. Sự sáng tạo ra chữ kana đã góp phần đẩy nhanh đà tiến của văn học Nhật. (Wiki) không rõ chữ Phạn là chữ tượng thanh hay tượng hình, liệu việc sáng tạo ra chữ Nhật Bản Kana có liên quan gì đến chữ Phạn không? Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là ý tưởng về một loại chữ tượng thanh phát triển đến đỉnh cao có ghép vần, nguyên âm, phụ âm rõ ràng đến từ đâu khi người ta chỉ mới biết đến chữ tượng hình Trung Hoa? Ngay chính chữ Trung Hoa qua hàng ngàn năm phát triển cũng không thể thoát khỏi là chữ tượng hình mà chỉ dừng lại ở hiện tượng "thông giả", "giả tá" chứ không biết phân thành nguyên âm phụ âm để ghép vần. Tại sao hai vị người Nhật và người Triều Tiên này lại có thể nghĩ ra các ghép vần chỉ trong một đời người?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính vì vậy có ba khả năng được đặt ra:

_một là vị vua Hàn Quốc đó đã tự phát minh ra chữ viết.

_Hai là chữ Hàn Quốc lấy ý tưởng từ chữ tượng thanh Nhật Bản ra đời trước đó.

_Ba là Hoàng tử Lý Long Tường đã mang chữ Khoa Đẩu sang Hàn Quốc và tạo thành cơ sở để vua Hàn Quốc sáng tạo ra chữ Hangul.

-Khả năng thứ nhất hiện nay đã gần như bị loại bỏ trong giới sử học Hàn Quốc, người dân Hàn Quôc vẫn cứ tin vào điều thứ nhất để đề cao Thế Tông đại vương. Nếu có dịp đến Hàn Quốc chắc chắn mọi người sẽ thấy Thế Tông đại vương như là 1 anh hùng dân tộc được mọi người sùng bái.

-Khả năng thứ hai là khó có thể chấp nhận vì thật ra Hiragana (bình giả danh) và Katakana (phiến giả danh) đều được phát triển từ Manyogana (vạn diệp giả danh) khoảng thế kỷ thứ 5 sau CN. Hiragana gần như được phát triển dựa trên lối viết Thảo của tiếng Tàu và cả 2 kiểu chữ này gần như bị dân Nhật xem là bình dân và dùng cho người ít học, nhất là phụ nữ thời xưa. Các thương gia Nhật Bản giao thương đến Hàn Quốc khi xưa họ đều dùng Kanji (Hán tự) để nói viết, HIragana và Katakana khoảng thời kỳ trước Thế Tông đại vương của Triều Tiên gần như không ra khỏi nước Nhật.

-Khả năng thứ 3 hiện nay còn rất nhiều tranh cãi, và bản thân nguồn gốc họ Lý của triều Joseon (Thái Tổ Lý Thành Quế là ông nội của Thế Tông đại vương đã khai sáng ra triều Joseon) cũng còn rất nhiều tranh cãi, họ có phải là hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường hay không đến nay vẫn là điều nghi vấn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích một số trang từ cuốn "Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ", tác giả : Lê Trọng Khánh, Năm 1986, Viện Văn Hóa có xuất bản

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi việc đã quá rõ ràng như vậy. Khổng thể nói là "giả thuyết" được. Nếu cuộc hổi thảo Phong Thủy thành công, TTNCLHDP sẽ tiếp tục mở một cuộc hội thảo về chữ Việt cổ.

Người phát biểu chính sẽ là ông Đỗ Văn Xuyền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phiến Đá Mang Chữ Viết Cổ Nhất

Posted Image

Ảnh: AP. Một phiến đá cổ gần 7.000 tuổi được tìm thấy ở Bulgaria mang những hình khắc được chứng minh là chữ viết cổ nhất trên thế giới.

"Những ký hiệu trên đó rất độc đáo và rõ ràng mang một ý nghĩa", nhà khảo cổ Nikolai Ovcharov cho biết. Ông nói ông đã nhận được phiến đá từ một nhà sưu tập tư nhân mà tìm thấy nó từ 20 năm trước.

Tấm đá, có khích thước khoảng 3 cm, mang 5 ký hiệu riêng biệt, mỗi ký hiệu bao gồm 2 thành phần. "Đó thể phiên bản của kiểu chữ viết đầu tiên", Ovcharov nói.

2 phiến đá tương tự có từ thiên niên thứ năm trước Công nguyên cũng được tìm thấy ở Bulgaria nhiều năm trước. Người ta cho rằng những hình khắc này, dù khá giản đơn, cùng thuộc về kiểu chữ viết đầu tiên.

M.T. (theo AP)

Phát Hiện chữ Viết Cổ Nhất Châu Mỹ

Posted Image

Phiến đá có chữ viết cổ. Ảnh: AP.

Các nền văn minh cổ đại ở Mexico đã phát triển một hệ thống chữ viết từ cách đây 2.000 năm.

Phát hiện tại bang Veracruz về một tảng đá khắc các hình biểu tượng đã làm các nhà nhân chủng học phải ngạc nhiên. Theo họ, đây là bằng chứng về chữ viết cổ xưa nhất ở Tân Thế giới.

Phiến đá có từ thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên. Nó được tạo ra bởi nền văn minh Olmec ở Trung Mỹ, khu vực nằm ở giữa thung lũng Sinaloa ở bắc Mexico và Vịnh Fonseca ở miền nam El Salvador. Nơi đây là nhà của người Aztec, Maya và tổ tiên của họ.

Người Olmec xuất hiện trên vịnh Mexico vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Họ được biết đến với những hình khắc trang trí gồm các chữ viết hay ký hiệu tượng trưng cho chữ cái, âm thanh hoặc từ ngữ, từ khoảng năm 900 trước Công nguyên. Nhưng các học giả vẫn chưa rõ đây có được coi là chữ viết thực thụ hay không.

Phiến đá mang tên "Cascajal block", được phát hiện lần đầu tiên tại Cascajal vào cuối những năm 1990. Tấm đá nặng 12 kg và có kích thước 36x21x13 cm. Chữ viết bao gồm 62 ký hiệu, một số được lặp lại tới 4 lần. Tảng đá đã được một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế nghiên cứu đầu năm nay.

Nhóm cho biết những ký tự này khớp với mọi tiêu chuẩn của chữ viết bởi các yếu tố rõ ràng, mô hình sắp xếp và trật tự đọc.

"Tôi cho rằng đây là một phát hiện vô cùng quan trọng. Nó đã cung cấp bằng chứng rằng người Olmec đã sáng tạo ra chữ viết đầu tiên", Mary Pohl, tại Đại học Florida ở Tallahassee, Mỹ, nhận định.

Tấm bảng được khắc từ đá serpentine quý hiếm, chứng tỏ đây là vật linh thiêng được sử dụng cho các mục đích nghi lễ. Chữ viết vẫn chưa được giải mã nhưng các nhà khoa học hy vọng những cuộc khai quật tiếp theo sẽ tìm ra đầu mối cho nội dung của tấm bảng.

M.T. (theo BBC)

http://www.tin247.com/phien_da_mang_chu_vi...2-21316250.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi người tạc tượng Alexandre De Rhodes (1)

Lời HLT: Việc nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng hiến tặng tượng Alexandere de Rhodes cho Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lịch sử đã dấy lên nhiều tranh luận trong và ngoài nước dạo gần đây. Ngày 18/8, HLT có nhận email và bài viết của nhà nghiên cứu Trần Vân Hạc về vấn đề này. HLT lần lượt đăng tải loạt bài viết mang tính nghiên cứu nghiêm túc của tác giả Trần Vân Hạc. Rất mong bạn đọc lưu tâm theo dõi. Và đây là bài đầu tiên trong số loạt bài viết ấy. Hân hạnh giới thiệu quý bạn đọc xa gần.

Trên Báo Văn Nghệ của Liên Hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh, số 69 trang 17 có bài của Trí Nhân: “Suy nghĩ từ một… bức tượng”, viết về công trình của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã dày công tạc tượng Alexandere de Rhodes bằng đã hoa cương trắng, nặng tới 43 tấn và sẵn sàng hiến tặng Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lịch sử và vai trò của nhân vật Alexandere de Rhodes. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả, rất tôn trọng lao động sáng tạo của nhà điêu khắc và xin nói rõ thêm về vấn đề này.

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài ở Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.

Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài - Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt - Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ 16 khi đạo Thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.

Theo nhà nghiên cứu chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền: “Trước và sau Alexandere de Rhodes đã có hàng chục cuốn tài liệu và từ điển của nhiều tác giả. Chữ quốc ngữ ở đấy có cấu trúc lạ như:

- São le - song le, Tỏ tuầng - tỏ tường (Sách giảng tám ngày của Alexandere de Rhodes)

- Đàng lão - đàng trong, Đàng ngoày - đàng ngoài (A .palmeiro 1632)

- Lạc Lão Cuôn – Lạc Long Quân), Thần Nõu – Thần Nông (Iginio Văn Tín 1659)

Đặc biệt trong từ điển Việt Bồ La có hàng nghìn từ như vậy: Lão - Long, Suấy - suối, Thic Ca - Thích Ca, Sống mũy - sống mũi…”

Alexandere de Rhodes là người biết nhiều ngoại ngữ, tại sao không dùng tiếng Pháp hay Ý hay một ngôn ngữ khác mà lại viết như vậy?

Ngay trong mấy vạn từ của cuốn từ điển Việt Bồ La, riêng phần chữ Việt có 6088 từ (vần C có 658 từ, vần T có 785 từ, vần E có 12 từ, vần F 1 từ)…) Trong số này Đàng trong chỉ có 11 từ, còn lại là các từ Đàng ngoài. Trong số các từ Đàng ngoài lại thể hiện sự đặc trưng ngôn ngữ của các vùng khác nhau: Tlàng học, hạoc tlò, tlợn mắt, vỏ tlấu… là ngôn ngữ của vùng Thái Bình. Còn những từ: Đánh phết, sâu rọm, mẹ na con, làm rốn, ghe gà, đi bến, đi sông… lại của vùng trung du Bắc bộ...

“Đặc biệt những từ rất tục của riêng từng vùng, chỉ những người địa phương thật thân nhau mới nói ra, được ghi lại trong từ điển ấy chứng tỏ có một nhóm trí thức địa phương đã góp cho từ điển Việt Bồ La một ngân hàng chữ như vậy. Nếu một trí thức Việt Nam, dù ở trình độ nào cũng không đủ sức làm như vậy, chứ chưa nói đến các giáo sỹ phương tây, chưa thạo tiếng Việt lại không có điều kiện đi sâu vào các địa phương” - Đỗ Văn Xuyền.

Sau khi giải mã và tìm ra được cấu trúc đặc trưng của chữ Việt cổ, ông Đỗ Văn Xuyền phát hiện ra một điều thú vị: “Những từ vô lý trong chữ Quốc ngữ buổi đầu (từ các từ điển cho đến các văn bản khác) đã sử dụng lối cấu trúc của chữ Việt cổ và chỉ thay vỏ La Tinh vào”, Cũng chính vì tìm được ít nhất 10 dòng chảy của chữ Việt cổ tràn vào từ điển Việt Bồ La, phát triển thành hàng ngàn từ khó đọc, ông Đỗ Văn Xuyền đọc được dễ dàng những trang sách chữ Quốc ngữ có tuổi hàng mấy trăm năm, nay chỉ còn lưu giữ giải rác trong dân và trong thư viện Lisbon, Pari, Roma…

Như vậy phải chăng phương đông ở thế kỷ 16, 17 Việt Nam là nước duy nhất La Tinh hóa được văn tự, vì Việt Nam đã có sẵn bộ chữ Khoa đẩu từ thời Vua Hùng (Đời Nghiêu, người Việt ta đã tặng con rùa ngàn năm tuổi, trên mai có khắc chữ Khoa đẩu (chữ như con nòng nọc) chép việc từ thời khai thiên lập địa trở đi để giữ hòa hiếu giữa hai nước. Chữ Việt cổ trên mai Thần Qui có nội dung: “Kể từ trời Nam mở vận, dòng họ đầu tiên trong nước là Hồng Bàng, bậc quân Vương thụ mệnh trời đầu tiên là Kinh Dương Vương - là hậu duệ của Thần Nông. Kinh Dương Vương vốn được cha là Đế Minh phong Vương làm chủ Nam Việt. kết duyên cùng Long nữ Hồng Đăng Ngàn, con gái Động Đình Quân, sinh ra Lạc Long Quân, húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm con trai từ một bọc trứng, ấy là thủy tổ của Bách Việt vậy” (Ngọc phả Liệt Vị Đại Vương - La Nội, Hà Tây). Sự kiện này cũng được chép trong Ngọc phả đền: “Tứ Lạc Long Quân chi tử” đời Trần Thái Tông, tại xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trong sách “Thông giám cương mục” của Chu Hy, sách “Tân lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh…).

Bộ chữ tượng thanh của dân tộc ta phát triển không kém bộ chữ La Tinh. Khi nền văn minh phương tây tràn vào, một số trí thức Việt Nam đã phối hợp với các giáo sỹ phương tây tạo nên một văn tự mới trên cơ sở cấu trúc chữ Việt cổ, thay vào đó cái vỏ La Tinh, đơn giản và tiến bộ hơn chữ Việt cổ đã bị đóng băng hàng nghìn năm dưới ánh đô hộ, tàn sát của phong kiến phương bắc.

Như vậy nếu coi Alexandere de Rhodes là người sáng tạo nên bộ chữ Quốc ngữ là hoàn toàn sai lầm và áp đặt, mà chỉ nên coi ông là người có công cải tiến chữ Quốc ngữ. Nhưng dù có vô tình trở thành một nhà ngôn ngữ như vậy, cũng không thể quên Alexandere de Rhodes “là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lược của phương tây vào nước ta” - nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Kha.

Như vậy việc tạc tượng nhằm “tri ân” Alexandere de Rhodes có đúng với “công lao”: của ông ta hay không? Chưa nói đến việc tác giả còn định tặng cho Thủ Đô nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội?

Người viết bài này vẫn khẳng định một lần nữa cái tâm trong sáng của nhà điêu khắc, cái sự lầm này mấy trăm năm nay cả dân tộc ta vẫn hiểu nhầm như vậy (cũng như chúng ta vẫn hiểu nhầm một số sự kiện lịch sử khác) mà không được ai có trách nhiệm chỉ ra để các thế hệ hiểu đúng về dân tộc mình.

Nếu các vị nào không tin, xin mời các nhà ngoại cảm giỏi nhất gọi hồn Alexandere de Rhodes lên hỏi cho rõ xem ông ta có phải là người có công khai sinh ra chữ Quốc ngữ hay không? Chắc chắn ông ta sẽ nhảy dựng lên mà rằng: “Các ngài nhầm rồi, tôi chỉ là người góp phần cải tiến chữ Quốc ngữ của các ngài thôi, mà việc đó cũng chỉ nhằm mục đích truyền đạo và đồng hóa dân tộc của các ngài dễ dàng và nhanh hơn, bởi vậy xin đừng dựng tượng tôi, xấu hổ lắm, dựng lên rồi có lúc con cháu các ngài hiểu rõ lại đập đi thì còn nhục nhã gấp trăm lần”!

Trần Vân Hạc

F.201, Nhà.B4, Ngõ.189, Thanh Nhàn

P. Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Nguồn hoalinhthoai.com

Gửi người tạc tượng Alexandre De Rhodes (2):

Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ

Đã từ lâu, một câu hỏi lớn làm bao người Việt Nam trong và ngoài nước, cùng giới nghiên cứu quốc tế có tài và có tâm trăn trở: Dân tộc Việt Nam ta từ 3.000 năm trước đã chế tác được hàng loạt những trống đồng vô cùng tinh xảo, đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật, cũng như tinh hoa của một nền văn minh rực rỡ, làm kinh ngạc cả thế giới văn minh hiện đại.

Vậy dân tộc ta thời ấy có chữ viết hay không, chữ ấy như thế nào, ai là người tạo nên bộ chữ Quốc ngữ, chữ Quốc ngữ được xây dựng trên cơ sở nào..?

Đôi điều về chữ Việt cổ:

Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước, trước hết là Trung Quốc đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu, Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh - loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: Lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.

Hệ thống giáo dục của nước ta đã phát triển ngay từ thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Triệu, thời Hai Bà Trưng… ở khắp vùng giao Chỉ, Cửu Chân cũ, nay tài liệu còn lưu ở kho AE Viện Hán Nôm (qua cuộc khảo sát của Pháp năm 1938).

Ở Việt Nam, từ lâu, những nhà nghiên cứu như: Trương Vĩnh Ký, Vương Duy Trinh, Lê Huy Nghiệm, Lê Trọng Khánh, Hà Văn Tần, Trần Trọng Thêm, Phạm Ngọc Liễn, Đỗ Văn Xuyền… cùng đông đảo các nhà nghiên cứu Việt kiều đã có những thành công đáng kể. Tất cả đều đi đến cái đích chung, đó là những luận cứ khoa học chứng minh cho sự tồn tại của chữ Việt cổ - chữ “khoa đẩu” mà thuở xưa Hùng Quốc Vương cho khắc trên lưng rùa bản tóm tắt lịch sử nước ta tặng cho vua Nghiêu để tỏ tình hòa hiếu. Đó chính là bộ chữ ẩn trong bộ chữ “hỏa tự” do Tri châu Phạm Thận Duật tìm thấy ở Tây Bắc năm 1855 - 1856, cùng nhiều tài liệu khác có cùng cấu trúc đồng dạng.

Bộ chữ này hình thành và phát triển đồng hành với dân tộc Lạc Việt cả về thời gian, không gian và quá trình lịch sử. Bộ chữ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt cổ trước công nguyên, tồn tại song hành cùng ngôn ngữ Việt, thích ứng với đặc điểm ngôn ngữ Việt. Cũng chính vì tìm được cách giải mã chữ Việt cổ mà các nhà nghiên cứu hiện nay có thể đọc được dễ dàng những trang sách chữ Quốc ngữ có tuổi hàng mấy trăm năm, nay chỉ còn lưu giữ giải rác trong dân và trong thư viện Lisbon, Pari, Roma… mà đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.

Đặc biệt theo: “Những tín hiệu thu được từ bản lược đồ địa danh ngôn ngữ Việt cổ” của giáo sư Lê Trọng Khánh, thì không gian phân bố của chữ Việt cổ vô cùng rộng lớn, góp phần vào việc vạch phương hướng tìm hiểu cương vực và nguồn gốc người Việt cổ. Như vậy “Chữ viết đóng góp quyết định vào nền văn minh Việt cổ” và: “Sự đồng nhất ngôn ngữ trên chữ viết và địa danh cổ càng khẳng định tính chất bản địa của người Việt cổ có nguồn gốc Đông Sơn và rất gần với nhau. Vấn đề này có liên quan đến việc phân bố dân cư cổ đại có nguồn gốc chung trên một địa bàn.

Sự đồng nhất ngôn ngữ trên chữ viết và địa danh cổ, tổ tiên trực tiếp của chúng ta ngày nay. Người Lạc Việt đã sáng tạo văn minh Đông Sơn, có ảnh hưởng rất lớn đối với các dân tộc khác trước công nguyên” - Lê Trọng Khánh. Cũng chính vì vậy mà bao năm Sỹ Nhiếp ra lệnh triệt phá, tàn sát, bộ chữ “khoa đẩu” của người Việt cổ vẫn có một sức sống bất diệt.

Chữ Quốc ngữ:

Khi nền văn minh phương tây tràn vào, một số trí thức Việt Nam đã phối hợp với các giáo sỹ phương tây tạo nên một văn tự mới trên cơ sở cấu trúc chữ Việt cổ, thay vào đó cái vỏ La Tinh, đơn giản và tiến bộ hơn chữ Việt cổ đã bị đóng băng hàng nghìn năm dưới ánh đô hộ, tàn sát của phong kiến phương bắc… mà công đầu và là người tiên phong thuộc về giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco de Pina. “Trong một bức thư viết vào đầu năm 1623, Francisco de Pina đã viết: “Về phần tôi, tôi đã biên soạn một chuyên luận nhỏ về từ vựng và các thanh của ngôn ngữ này (tức tiếng Việt) và tôi đang bắt tay viết về ngữ pháp.

Tuy nhiên, tôi cũng đã tập hợp được những cổ tích, thuộc nhiều loại khác nhau nhằm cung cấp các trích dẫn của các tác giả để xác minh nghĩa của các từ và các quy tắc của ngữ pháp, cho đến nay tôi có thể yêu cầu một người nào đó đọc để tôi phiên dịch sang các chữ Bồ Đào Nha (tức chữ La tinh)... Ngoài ra, tôi đã có ba bốn cuốn tập hợp các bài viết có lý luận trong số các bài viết hay nhất mà tôi tìm thấy được ở Vương quốc này”. Đầu năm 1625, F.de Pina làm Cha bề trên ở Dinh trấn Thanh Chiêm mà A.de Rhodes là cấp dưới.

Tiếp đó, ông thay mặt Giáo đoàn Đàng Trong ra Phủ Chúa yết kiến Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên về vấn đề truyền đạo, mang theo A.de Rhodes để dạy tiếng Việt. Ông bị tai nạn lật thuyền và mất ngày 15/12/1625 khi thay mặt các giáo sĩ ra một chiếc tàu đậu ở ngoài khơi Hội An để nhận hàng tiếp tế của Macao. Sau khi người Thầy Francisco de Pina qua đời, các công trình Latinh hoá tiếng Việt đầu tiên của ông đã vào tay người học trò Alexandre de Rhodes và ông này đã mang theo khi ra Đàng ngoài năm 1627.

Alexandre de Rhodes đã được giáo sĩ Bồ đào Nha Gaspar do Amral trao cho cuốn Từ điển Việt - Bồ do ông biên soạn tại Macao vào mùa đông 1645. Sau đó giáo sĩ này đã bị chết trong một vụ đắm tàu ngày 23/12/1645 trên đường đến Đàng ngoài. Nhờ những công trình Latinh hoá tiếng Việt có sẵn của các đồng nghiệp nói trên, Alexandre de Rhodes về sau đã bổ sung thêm một ít tư liệu của mình để biên soạn cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latinh được Vatican xuất bản năm 1651.

Trong “Cùng bạn đọc” của cuốn từ điển đó, chính Alexandre de Rhodes viết: “Ngay từ đầu, tôi đã học với Cha Francisco de Pina là người thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không cần phiên dịch. Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một hội dòng, nhất là Cha Gaspan do Amaral và Cha Antonio Barbosa. Cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển, ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng Latinh theo lệnh các Hồng y đáng tôn kính...”.

Về việc người Việt có tham gia trong sự phát minh chữ Quốc ngữ, theo Roland Jacques - nhà nghiên cứu người Pháp đã viết gồm hai nhóm: Thứ nhất là giới trí thức gồm có các thầy đồ, sư sãi, các trưởng tông phái (đạo Lão, đạo Khổng...), quan lại hưu trí và sĩ tử là những người giỏi tiếng mẹ đẻ, am hiểu nền văn hoá dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ Đào Nha, La tinh giúp giáo sĩ truyền đạo. Và số người Việt này phải đông hơn gấp nhiều lần sơ với các giáo sĩ”.

Bởi vậy Roland Jacques đã viết : “Chính cả Pina và các đồng nghiệp đã tập hợp được những người hợp tác có chất lượng mà nếu không có họ, mọi công trình ngôn ngữ học nghiêm túc sẽ không thể có được”. Và ông đề nghị: “Cần thiết phải đặt đứng vị trí việc làm của cá nhân Alexandre de Rhodes trong một công trình tập thể mà ông chỉ là một trong số nghệ nhân cư yếu, trong đó người Bồ Đào Nha và những người cạnh tranh ngang hàng Việt Nam của họ đã giữ vai trò hàng đầu” - Nguyễn Phước Tư. Điều này nhất quán với quan điểm của các nhà nghiên cứu chữ Việt cổ và thể hiện rõ trong cấu trúc đặc biệt của từ điển Việt - Bồ - La. Đó là việc sử dụng nhiều từ mang tính đặc thù của nhiều địa phương.

Có thể khẳng định nhóm trí thức địa phương đã góp cho từ điển Việt Bồ La một ngân hàng chữ rất lớn. Nếu một trí thức Việt Nam, dù ở trình độ nào cũng không đủ sức làm như vậy, chứ chưa nói đến các giáo sỹ phương tây, chưa thạo tiếng Việt lại không có điều kiện đi sâu vào các địa phương. Vì vậy năm 1868 khi người Pháp có ý định dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán, đã phải hội thảo và đến năm 1886 lại tổ chức tiếp cuộc hội thảo nữa nhưng hoàn toàn bế tắc. Đến năm 1902 phải lập một ban cải tiến chữ Quốc ngữ gồm nhiều học giả người Việt và người Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 21.9.1960 chúng ta đã tổ chức Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ và có những thành công đáng kể. Từ đấy đến nay, chữ Quốc ngữ của chúng ta được hoàn thiện hơn rất nhiều, góp phần to lớn vào việc tôn vinh văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí.

Thay lời kết:

Như vậy, chữ Quốc ngữ chúng ta dùng hiện nay có nguồn gốc từ chữ Việt cổ, một loại chữ tượng thanh phát triển không kém chữ La Tinh, nhưng không phát triển được do sự đô hộ, tàn sát của phong kiến phương bắc. Bộ chữ Quốc ngữ buổi đầu là sự hội nhập của hai nền văn hóa đông tây, mà công đầu là của hai giáo sỹ Bồ Đào Nha: Cha Gaspan do Amaral và Cha Antonio Barbosa cùng đội ngũ những trí thức người Việt, chính những trí thức người Việt đã giúp ích rất nhiều cho các giáo sỹ phương tây xây dựng nên bộ từ điển Việt -Bồ - La, nếu không có sự cộng tác đầy thiện ý này, các giáo sỹ phương tây không thể hoàn thành cuốn từ điển với chất lượng như vậy. Còn Alexandre de Rhodes chỉ có công hệ thống hóa và chỉnh lý như chính ông ta tự nhận.

Trần Vân Hạc

-------------------------

* Trong bài có sử dụng và trích dẫn tư liệu của giáo sư Lê Trọng Khánh, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền và Nguyễn Phước Tư.

* Chân thành cám ơn nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Vân Hạc đã gửi bài viết về trang nhà Hoa Linh Thoại để chia sẻ các giá trị Chân-Thiện-Mỹ với mọi người.

Nguồn hoalinhthoai.com

Gửi người tạc tượng Alexandre De Rhodes (3):

Vài nét về công trình chữ Việt cổ của Giáo sư Lê Trọng Khánh Ngày 11.6.2009 tại trụ sở Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã thuyết trình về những cứ liệu khoa học mới nhất, chứng minh cho sự tồn tại và phát triển của chữ Việt cổ. Đã có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mỗi người đều tìm cho mình một con đường để đi đến cái đích chung.

Với giáo sư Lê Trọng Khánh, là một nhà khoa học, nên giáo sư tìm cho mình con đường riêng: Ngoài thông qua các thư tịch cổ trong và ngoài nước, thì chủ yếu là thông qua những căn cứ khoa học đã được kiểm chứng, trong một hệ thống phát triển từ thấp lên cao, mang tính bản địa đặc thù và nhất quán. Cụ thể: Từ những đồ gốm, đồ đồng Đông Sơn, đến những văn tự “thắt gút” của người Chăm Hrê ở Nghĩa Bình, những hình đồ họa, dần dần phát triển thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh ở bậc cao.

Cũng chính vì có phương pháp nghiên cứu có hệ thống và khoa học như vậy, nên cho đến lúc này, giáo sư là người duy nhất chứng minh được sự liên hệ của chữ viết trên đá cổ ở Sa Pa và Đông Sơn, giải mã thành công văn tự trên đá cổ ở Sa Pa, từng gây ra bao cuộc tranh luận làm đau đầu bao giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Thành công này của giáo sư Lê Trọng Khánh, với phương pháp luận không thể phủ nhận, được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Sự nghiệp nghiên cứu chữ Việt cổ của giáo sư Lê Trọng Khánh có thể chia làm hai giai đoạn: Từ năm 1958 đến năm 1986 và từ 1986 đến nay. Nếu như ở giai đoạn đầu là giai đoạn tìm những chứng cứ và con đường đi, thì ở giai đoạn sau là sự khẳng định phương pháp nghiên cứu một cách khoa học biện chứng. Chính vì vậy ở giai đoạn này giáo sư có những bước tiến quan trọng, chính xác trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.

Qua các hiện vật khảo cổ được phát hiện ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, giáo sư có được phát hiện vô cùng quan trọng: “Hệ thống chữ viết ấy xác định quá trình ra đời có nguồn gốc sâu xa từ những yếu tố tiền văn tự. Với thời gian dài tiến triển thành hệ thống chữ viết hình vẽ phát triển cao, được khắc trên đá ở Sa Pa, vào giai đoạn văn hóa đồng thau phát triển – Gò Mun. Trên cơ sở đó chuyển lên loại hình chữ viết cao hơn. Và cũng chính ngay bản thân hệ thống chữ viết cao đó, cũng có cứ liệu vững chắc để thấy sự đi lên của nó, từ thấp đến giai đoạn hoàn chỉnh của chữ viết ghi âm Đông Sơn – chữ viết có nguồn gốc riêng, sớm nhất ở Đông Nam Á”.

Theo giáo sư: “Sự phát hiện chữ viết góp phần hiểu sâu hơn văn hóa Đông Sơn. Nền văn minh đó, tất nhiên không giống các nền văn minh cổ khác đã ra đời ở các dòng sông lớn trên thế giới như sông Nil, Lưỡng Hà và Ấn Hà” và: “Văn minh Đông Sơn đã tỏa ảnh hưởng ra ngoài và chữ viết của người Việt cổ làm cơ sở cho các hệ chữ viết còn lại sau này”. “Chữ viết của người Việt cổ đã được định hình và phát triển trên địa bàn rất rộng vào các thế kỷ trước công nguyên. Nó phân bố rộng hơn phạm vi thống trị của Tần – Hán ở các nước phía nam và Đông Nam Á… Thời khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chữ Hán còn rất hạn chế; chữ Việt cổ vẫn là công cụ thông tin và truyền lệnh sắc sảo, góp phần tích cực cho thắng lợi trên phạm vi 65 thành (huyện) – bao gồm Lưỡng – Việt, Hải Nam đến Nhật Nam?”.

Để giải mã được chữ khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư tìm thấy sợi dây liên hệ “Từ một rìu lưỡi xéo có khắc hai hình người trên thuyền, hình chó chặn hai con nai. Hình người có tính chất sơ đồ hóa cao, tương tự với chữ viết hình vẽ trên đã Sa Pa. Đây là bằng cứ mối liên hệ nguồn gốc từ chữ khắc đá tới chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn. Hình khắc này không nhằm trang trí mà chứa đựng một ý tưởng sâu sắc. Người và thuyền chỉ sự hoạt động sông, biển. Chó và nai là hiện tượng của núi rừng. Những hình khắc này mang tính lưỡng phân: Sông, biển (nước) - núi, rừng (đất)

Chó - Người

Lưỡng phân có xu thế tất yếu tiến lên lưỡng hợp:

Đất + Nước = Tổ Quốc.

Chó + người phối hợp bao vây nai.

Hình khắc này là một bản chữ viết có nội dung: Vũ khí trong tay chiến binh chống kẻ thù, như hình tượng người và chó bao vây nai”. Theo giáo sư : “Bản viết trên rìu chiến trở thành “điều lệnh chiến đấu”. Điều này từ Đông Sơn trở thành truyền thống xuyên suốt cuộc hành trình của dân tộc chống giặc ngoại xâm, biểu hiện thành hai chữ “Sát Thát” khắc trên tay người chiến binh nhà Trần chống giặc Nguyên”.

Khi giải mã những hình khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư có một kết luận quan trọng: “Các hình khắc trên đá ở Sa Pa không thuộc một thời kỳ, mà có lịch sử lâu dài nhiều thế hệ của một cộng đồng người cư trú tại đây, từ thời đại đá mới đến thời đại đồng thau phát triển. Những hình khắc là những ký hiệu tiền văn tự và hệ thống văn tự đồ họa, ghi chép những hoạt động lớn của xã hội lúc bấy giờ. Đây là những hình ghi lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược”.

Cụ thể bản thứ nhất: Trước nạn ngoại xâm (hình khắc dài 3,36m, cao 2,73m), trong đó diễn tả khu vực của thủ lĩnh chiếm khu trung tâm, bên trái và phải là cánh đồng ruộng, cư dân đông đúc, nhà kho được xây dựng xa nhà để phòng cháy… Ngòai biên cương dân cư thưa, đất đai nhỏ hẹp, kẻ thù từ phương bắc tới. Quân ta đã tổ chức sẵn sàng chiến đấu, thế trận đã sẵn sàng…

Bản thứ hai: Quân thù bị đánh bại (bản khắc dài 4,35m, cao 3,54m): Tổng chỉ huy thiết lập ở phía nam dãy đồi, (đầu phát những tia hào quang), bình tĩnh suy nghĩ, thái độ cương quyết (tay chân dang rộng). Giặc từ phương bắc xuống dọc theo phía đông dãy núi. Quân ta bất ngờ tiến công vào sườn địch, địch rối loạn. Quân ta lợi dụng đêm tối, trăng khuyết tập kích địch. Trận quyết định diễn ra tại cánh đồng đông nam. Kẻ địch thiệt hại nặng rút chạy về hướng bắc. Quân ta đại thắng, hòa bình trở lại. Mặt trời trên cao chiếu rọi khắp nơi.

Giáo sư dự đoán: “Những bản này có niên đại thuộc văn hóa Gò Mun, khoảng đầu thiên niên kỷ 1 trước CN, thời kỳ hình thành nước Văn Lang. Gò Mun là tiền Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh, khi đó người Việt đã từng đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc rất mạnh. Phải chăng những bản chữ viết hình vẽ Sa Pa đã phản ánh cuộc chống ngọai xâm của Dóng (giặc Ân là tên gọi chung những kẻ xâm lược phía Bắc, trước Tần – Hán?). Chữ viết hình vẽ Sa Pa đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy có thể coi là là thuộc loại hình chữ viết hình vẽ biểu ý ( pic to – idéogramme)… Trên các bản khắc Sa Pa có hình mái nhà cong như trên trống đồng Đông Sơn loại 1. Từ bản khắc Sa Pa đến trống đồng Đông Sơn là một tuyến phát triển từ thấp đến cao. Sơ đồ hình người Sa Pa tương đồng với người trên lưỡi rìu, lưỡi xéo Đông Sơn. Như vậy cũng rõ ràng có một xu hướng phát triển chữ viết hình vẽ tiến lên giai đoạn cao hơn – giai đoạn chữ viết ghi âm Đông Sơn”.

Theo giáo sư, chỉ có một tảng đá ở Sa Pa có chữ viết. Theo yêu cầu của giáo sư, người viết bài này sẽ viết thành một bài riêng. Còn trong bài này chỉ xin được nói khái lược rằng, đó là lời dặn của Tổ tiên: Ông cha đã có công dựng nước, các thế hệ sau phải có trách nhiệm giữ gìn và xây dựng đất nước !

Công trình nghiên cứu bao năm trời của giáo sư Lê Trọng Khánh vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định nền văn minh từng phát triển rất sớm của dân tộc ta, mà bao năm bị kẻ thù tìm mọi cách tàn sát, hủy diệt, vẫn có một sức sống mãnh liệt và trường tồn, làm nên bản sắc văn hóa đặc thù của một dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Năm nay giáo sư đã 85 tuổi, nhưng khi nói về chữ Việt cổ, về nền văn minh Đông Sơn, về lịch sử hào hùng dân tộc, giáo sư như trẻ lại, ánh mắt ngời lên ngọn lửa tình yêu và trách nhiệm với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Trần Vân Hạc

------------

* Chân thành tri ân nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Vân Hạc đã gửi bài viết về trang nhà để chia sẻ các giá trị Chân-Thiện-Mỹ với bạn đọc Hoa Linh Thoại.

Nguồn hoalinhthoai.com

Gửi người tạc tượng Alexandre De Rhodes (4):

Thư từ Hà Nội Nhân bài viết về chữ Quốc ngữ với người sáng lập ra nó của bạn Trí Nhân, chúng tôi xin được bổ xung một số tư liệu để các bạn đọc hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa Đại Việt ta.

Kính gửi: Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh,

Chúng tôi ở xa, đọc báo Văn nghệ TPHCM không đều. Tuy nhiên gần đây qua một số bài có tính khảo cứu về lịch sử và văn hóa, chúng tôi rất tâm đắc. Thực tình không biết người viết chuyên sâu tới mức nào nhưng bài viết dựa trên những căn cứ lịch sử hiển nhiên, có tâm, có tình, thuyết phục và được nhiều bạn đọc hoan nghênh.

Một tờ báo Văn lại viết những vấn đề về Sử không phải là một việc làm tréo ngoe vì người viết văn được trang bị những kiến thức Sử và Triết càng sâu thì ngòi bút càng vững vàng chín chắn. Trong khi nhiều báo chuyên đề Văn hóa xã hội và Lịch sử nếu không làm ngơ thì lại có những bài viết mập mờ lẫn lộn trắng đen, thậm chí trái chiều lịch sử nên những bài của quý báo là rất cần thiết. Vả chăng, bảo vệ sự chân thực lịch sử là trách nhiệm công dân, nhất là với người cầm bút.

Nhân bài viết về chữ Quốc ngữ với người sáng lập ra nó của bạn Trí Nhân, chúng tôi xin được bổ xung một số tư liệu để các bạn đọc hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa Đại Việt ta.

Thực ra người Việt từ xa xưa đã có chữ viết riêng, trước khi có chữ Hán hàng ngàn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Chữ Việt cổ là thứ chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học của ta lâu nay như Trương Vĩnh Ký, Vương Duy Trinh, Hà Văn Tấn, Lê Huy Nghiệm, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Khánh, Phạm Ngọc Liễn… đã có những khám phá và còn tiếp tục dò tìm. Những nhà ngôn ngữ học Pháp, Anh, Mỹ, Tiệp và nhất là Trung Hoa như Từ Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu… đều khẳng định người Việt ta đã có chữ viết riêng từ rất sớm.

Năm 1855, Tri châu Phạm Thận Duật ở Tây Bắc tìm ta một bộ chữ lạ có cấu trúc gần giống với chữ Mường cổ. Gần đây, nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và nền giáo dục thời Hùng Vương do các nhà văn Khánh Hoài và Đỗ Văn Xuyền chủ trì, cho rằng ngữ tự này có thể là biến thể của chữ Khoa đẩu, hay còn gọi là Hỏa tự đã được ghi trong cổ sử, nghĩa là nó có từ thời vua Hùng. Bộ chữ ấy còn lưu lại trong nền văn hóa tiền Việt – Mường.

Kết hợp với bộ môn Khảo cổ học, người ta thấy trên các mặt trống đồng và nhiều di vật cổ xưa khác khai quật ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ và rải rác ở phía nam Trung quốc, có một dạng ký hiệu giống nhau, như hình con nòng nọc và phát hiện ra đó chính là tự dạng để ghi lại những âm thanh cấu thành từ ngữ. Đó chính là chữ Việt cổ. Bộ chữ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt từ xưa lắm, xa trước Công nguyên nhiều. Nó tồn tại song hành cùng ngôn ngữ Việt, thích ứng với đặc điểm ngôn ngữ Việt. Các nhà nghiên cứu đã mã hóa được các tự dạng đó và đã giải mã được các ký tự Việt cổ. Từ đó bật ra được tiếng nói của tổ tiên thời tiền sử…

Đời vua Nghiêu, để giữ hòa hiếu giữa hai nước, người Việt đã đem Thần Quy ngàn năm tuổi tặng, trên mai có khắc chữ Khoa đẩu, chép việc từ thời khai thiên lập địa, nội dung như sau: Kể từ trời Nam mở vận, dòng họ đầu tiên trong nước là Hồng Bàng. Bậc quân vương thụ mệnh trời đầu tiên là Kinh Dương Vương – là hậu duệ của Thần nông. Kinh Dương Vương vốn được cha là Đế Minh phong làm chủ Nam Việt, kết duyên cùng Long nữ Hồng Đăng Ngân – con gái Động Đình Quân, sinh ra Lạc Long Quân, húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm con từ một bọc trứng, ấy là thủy tổ của Bách Việt vậy. (Ngọc phả Liệt phả liệt vị Đại vương – La Nội, Hà Nội; Ngọc phả đền Tứ Lạc Long quân chi tử – Lập Thạch, Vĩnh Phúc; sách Tân lĩnh nam chích quái của Vũ Quỳnh)…

Nhờ biết giải mã các ký tự cổ đó, người ta phát hiện ra một điều thú vị: Những từ vô lý (Suấy = suối; São le = song le; Đàng lão = Đàng trong; Thần Nõu = Thần nông; Lạc Lão Cuôn = Lạc Long quân… ) trong chữ Quốc ngữ buổi đầu (có trong từ điển và các văn bản khác) đã sử dụng lối cấu trúc của chữ Khai đẩu và thay vỏ La-tinh vào. Nó còn giúp các nhà nghiên cứu hiện nay có thể đọc được dễ dàng những trang sách chữ Quốc ngữ có tuổi hàng mấy trăm năm, nay chỉ còn lưu giữ rải rác trong dân và trong các thư viện ở Lisbon, Rhoma, Paris...

Chữ viết đóng góp phần quyết định vào nền văn minh của một dân tộc. Hệ thống giáo dục ở nước ta đã phát triển ngay từ thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Triệu, thời Hai Bà Trưng… ở khắp vùng Giao Chỉ, Cửu Chân cũ. Người Lạc Việt đã làm nên nền văn minh Đông sơn, có ảnh hưởng rất lớn đối với các dân tộc khác trước công nguyên và chữ Việt cổ có một không gian phân bố vô cùng rộng lớn (Lê Trọng Khánh).

Tiếc rằng tổ tiên ta chịu một quá trình lâu dài đô hộ với âm mưu huỷ diệt nền văn minh bản địa và quyết liệt đồng hoá dân tộc của các nước lớn ngoại bang. Chữ viết là đối tượng bị huỷ diệt trước nhất bởi nó phản ánh tư tưởng, tâm hồn của một dân tộc.

Thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ dùng chữ Hán để bức tử, tuyệt diệt bộ chữ Khoa đẩu của người Việt cổ. Sách sử truyền rằng Sỹ Nhiếp đã mang chữ Hán về khai hoá cho dân tộc Nam man hay là việc đó nằm trong chủ tâm thâm trầm độc địa của quốc gia xâm lược?! Đời này qua đời nọ, con chữ ngoại lai được tôn lên vị trí chính thống, dùng mãi dần quen đi, thì đồng thời con chữ truyền thống của dân tộc cũng bị lãng quên và chìm dần vào dĩ vãng!

Chữ Khoa đẩu do không được phổ biến nên bị đóng băng, dần không phát triển kịp theo những biến âm trong tiếng nói của người Việt qua từng thời kỳ phát triển, mặc dù nó vẫn âm thầm tồn tại trong giao tiếp dân gian. Tuy nhiên, sức sống của người Việt vô cùng mạnh mẽ. Với khát vọng độc lập tự do luôn thôi thúc, từ chữ Hán tượng hình, người Việt chế tác ra thứ chữ Nôm cho riêng mình và chỉ qua mấy thế kỷ, chữ Nôm đã có những thành tựu rực rỡ, làm nên nền văn hoá Việt Nam cận đại với bản sắc riêng.

Đến thời thuộc Pháp, một lần nữa, chữ viết của người Việt – chữ Nôm, lại bị bức tử! Một bộ chữ mới gọi là Quốc ngữ ra đời. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt thì sự ra đời của chữ Quốc ngữ có những đặc thù riêng. Phải chăng, chữ Việt cổ cùng trên cơ sở với chữ La-tinh tượng thanh, đã mau chóng được các linh mục đồng thời là những nhà ngôn ngữ học không chủ ý người phương tây tiếp nhận, sáng chế ra một dạng chữ đơn giản và dễ phổ cập là chữ Quốc ngữ ta dùng hiện nay.

Tuy nhiên, để hình thành bộ chữ mới này, mấy ông tây dù học thức, thông thái đến đâu cũng không thể thâm nhập sâu vào đời sống dân dã để làm nên những quyển từ điển dày dặn công phu với những từ ngữ dân gian khá phong phú, kể cả những lời chửi tục mà chỉ được dùng với những người thân cận trong trạng thái tình cảm thất thường. Tất nhiên họ phải có những người bản địa cộng tác đắc lực.

Theo Roland Jacques – nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Pháp, thì số người Việt góp công trong sự phát minh ra chữ Quốc ngữ lúc sơ khai gồm hai nhóm: Nhóm thứ nhất thuộc giới có học, là những thầy đồ, thầy tu thuộc nhiều tông phái Phật, Khổng, Lão, Trang…, quan lại, sỹ tử… hiểu nhiều tiếng mẹ đẻ, am tường nền văn hóa dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là các thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ-đào, La-tinh giúp các giáo sỹ đi truyền đạo. Tất nhiên, số người Việt này phải hơn gấp nhiều lần so với các nhà truyền giáo tây phương.

Điều hiển nhiên là trước khi có cuốn từ điển Việt-Bồ-La của giám mục Alexandre de Rhodes thì đã có những giám mục Bồ-đào-nha đến đây sớm hơn, hướng dẫn A.Rhodes và để lại những công trình ngôn ngữ cụ thể, như Francisco de Pina, Gaspa de Amaral, Antonio Barbosa. Chính Giám mục A.Rhodes thừa nhận đã sử dụng công khó của hai ông (G.Amaral với cuốn từ điển Việt-Bồ và A.Barbosa với cuốn từ điển Bồ-Việt) và thêm vào đó phần tiếng La-tinh. Cho nên R. Jacques đề nghị: Cần thiết phải đặt đúng vị trí việc làm của cá nhân Alexandre de Rhodes trong một công trình tập thể mà ông chỉ là một trong số nghệ nhân cư yếu, trong đó người Bồ-đào-nha và những người cạnh tranh ngang hàng Việt Nam của họ đã giữ vai trò hàng đầu.

Vậy là đã rõ, việc làm của Alexandre de Rhodes, nên được coi như có phần đóng góp cải tiến chứ không thể vinh danh đơn phương là người khai sáng ra chữ Quốc ngữ ngày nay.

Việc cải tiến và đưa chữ Quốc ngữ vào đời sống của người Việt là cả một quá trình dài không đơn giản. Ý đồ hủy diệt một nền văn minh lâu đời của một dân tộc ở phương Đông không dễ được thực hiện. Trước hết nó gặp sự bất hợp tác của người bản địa là lẽ đương nhiên. Chữ Quốc ngữ ra đời vào giữa thế kỷ XVII, hầu như chỉ lưu hành trong giáo hội Cơ đốc, để các linh mục tây phương tiếp cận với người bản xứ.

Nửa sau thế kỷ XIX, khi người Pháp hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, họ có ý định dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán-Nôm thì ngay trong giới cầm quyền thuộc địa cũng có những phản ứng gay gắt. Họ đã hai lần tổ chức hội thảo nhưng vấn đề vẫn chưa được khai thông.

Chính Toàn quyền Pasquier, đứng ở góc độ văn hóa, đưa ra lời khuyến cáo: “Các tác phẩm văn học Việt Nam, dù đậm nét dân gian hay có giá trị đỉnh cao của Nho học – một kho tàng văn hóa độc đáo, phi thường, nếu ta làm mất đi trong quên lãng, thử hỏi đó có là trọng tội không?... Ta không nên phá hoại bất cứ thứ gì trong tòa lâu đài văn hóa cổ xưa này... Nếu với sự độ lượng khoan dung, nước Pháp sẽ có thể được tôn trọng hơn, được qúy mến hơn khi họ biết đánh giá, biết nâng niu trân trọng những tài năng, những tác phẩm của người dân An Nam tại Đông Dương, biết cúi xuống thấp hơn một chút khi chào, cười với một ông thầy Đồ, chấp nhận mà không chút miệt thị, trên quan điểm thoáng mở có chọn lọc, trung thực, những thành tựu phát triển trí tuệ của họ”.

Đến đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa lập một Ban cải tiến chữ quốc ngữ gồm nhiều học giả người Pháp và người Việt. Chữ Quốc ngữ được cởi trói và các thể loại văn học mới lần lượt ra đời nhưng vẫn không nhận được sự hưởng ứng mặn mà trong giới nho sỹ và giới bình dân.

Phải đến khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ vận mệnh quốc gia thì ý thức cần được khai thông trí tuệ mới trỗi dậy mạnh mẽ. Lời Cụ Hồ nói cả nước đồng tình: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu! Yếu thì đói nghèo và mất nước! Đói nghèo – Dốt nát và Kẻ xâm lăng đều là giặc! Sự thật đó hiển nhiên nhưng mấy ai đã nhận ra? Và diệt nó tới cùng không dễ!

Chữ Quốc ngữ được mạnh dạn cải tiến trên cơ sở tiếng Việt là thứ tiếng thống nhất trong cả nước nên việc phổ cập rất nhanh. Sau khi đuổi được giặc Pháp, năm 1960, Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ lại được tổ chức tại Hà Nội. Chữ Quốc ngữ được nâng cấp, phát triển toàn diện, đáp ứng được trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ sinh hoạt, tình cảm, trí tuệ, tâm linh tới các bộ môn khoa học xã hội và tự nhiên hiện đại rất phức tạp, là ngôn ngữ chính thống giảng dạy trong các trường từ mầm non đến đại học.

Song, hãy nhìn vào thành tựu của văn hóa Quốc ngữvăn hóa chữ Nôm mà suy ngẫm. Một thứ thì dễ dụng và một thứ thì thâm trầm. Một đàng mở lòng ra đón gió bốn phương. Một đàng kín đáo khép mình biền ngẫu. Nhà Quốc ngữ tiên phong Nguyễn Văn Vĩnh từng nói: Kể những sách của những bậc tài nôm nước Nam để lại mà làm nền cho quốc văn thì thực hiếm, nhưng tuy hiếm mà thực là quý, thực là hay. Như văn Kim-Vân-Kiều mà đem vào kho tàng văn chương thế giới kể cũng xứng, chớ không đến nỗi để người An Nam mình phải hổ thẹn rằng nước không có văn.

Cho đến hôm nay, văn chương Quốc ngữ đủ loại và nhiều nhưng đã có sách nào hay, quý sánh ngang bằng bậc cha ông? Nhìn vào các tác phẩm văn chương đang được người ta tung hứng mà lòng những thẹn với lòng! Có ai kịp suy nghĩ lại lời cảnh báo như là tiên tri của ông Pasquier ngày ấy: Hãy tìm cách thích nghi, hòa nhập, chứ không phải hủy hoại, sao cho trong một thế kỷ tới người Pháp sẽ không phải chuốc lấy những lời trách cứ nặng nề rằng: Dưới chế độ tập quyền nghiệt ngã, những bản sắc đặc thù của một đất nước xa xôi đã bị tàn phá ! Chúng ta khỏi phải làm một việc như đã làm đối với Provence là: Vực dậy một nền văn học chết!

Trong khi lại có người gọi là trí thức, mang dòng máu Lạc-Hồng, tri ân người theo ngoa ngôn của mấy ông thầy dòng: Khi cho Việt Nam các mẫu tự la-tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ! Cần biết rằng trên thế giới này có nhiều loại ký tự. Theo dòng tượng thanh như: La-tinh, Slavơ… Theo dòng tượng hình như: Ai-cập, Hán… Mỗi vùng miền có những đặc thù riêng về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa và chính trị. Đánh giá nền văn minh và tốc độ phát triển của một dân tộc không ai chỉ dựa vào ký tự.

Chúng tôi cùng nghĩ như bạn Trí Nhân: Cái xác chữ chẳng là gì. Cái thần của chữ mới làm nên văn hóa. Cái thần ấy gọi là hồn nước, tiềm ẩn trong tâm thức mỗi người dân Đại Việt.

Nhiệm vụ của những người cầm bút chân chính là dựng dậy tinh thần Đại Việt.

Những ngày thu tháng Tám 2009

Trần Vân Hạc

Nguyễn Lê

* Chân thành cảm niệm và tri ân nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Vân Hạc và nhà văn Nguyễn Lê đã gửi bài viết chia sẻ với bạn đọc trang nhà Hoa Linh Thoại.

Nguồn hoalinhthoai.com.vn

Gửi người tạc tượng Alexandre De Rhodes (5):

Chữ viết khoa đẩu duy nhất trên đá cổ Sa Pa Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu những hình vẽ, chữ viết trên đá cổ Sa Pa, giáo sư Lê Trọng Khánh, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về chữ Việt cổ đã công bố những kết luận được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Người viết bài này đã có buổi làm việc với giáo sư tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam:

- Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết những căn cứ để hiểu ý nghĩa chữ viết trên tảng đá cổ ở Sa Pa.

- Trên 200 bản khắc trên đá cổ Sa Pa (190 tảng còn lại, gần 20 tảng bị phá), tôi thấy chủ yếu là chữ viết đồ họa thuộc tiền văn tự, duy nhất chỉ một tảng ở Tả Van là có chữ. Đây là loại hình chữ “khoa đẩu”, các ký tự này đồng nhất với các ký tự trên đồ đồng Đông Sơn và đặc biệt giống chữ khắc trên rìu đồng Bắc Ninh, đồng nhất với chữ viết của người Thái đen Tây Bắc. Điều đó cho phép ta giải mã và hiểu được những ký tự trên đã cổ Sa Pa.

- Thưa giáo sư, như trong một bài viết giáo sư từng công bố, thì trên một số các hình đồ họa trên đá cố Sa Pa mô tả cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta?

- Đúng như thế, những chữ viết hình vẽ trên đã cổ Sa Pa đã phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. Tôi khẳng định như vậy vì những chữ viết hình vẽ này đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy có thể coi đây là loại hình chữ viết biểu ý có thể đọc được. Nhất là khi ta đặt trong một hệ thống phát triển từ thấp đến cao qua những hiện vật khảo cổ thuộc văn hóa Đông Sơn như lưỡi cày hình cánh bướm, rìu cân xòe, rìu Bắc Ninh, trống dồng Lũng Cú, trên những viên gạch nung ở Cổ Loa… Theo quan điểm của văn tự học hiện đại qui định thì chữ viết hình vẽ - văn tự đồ họa Sa Pa truyền đạt cả ý cả câu - chữ viết ghi câu. Như vậy ta có thể giải mã được ý nghĩa chữ viết trên đá cổ Sa Pa một cách khoa học và có sức thuyết phục cao.

Posted Image

Giáo sư Lê Trọng Khánh với chữ đá cổ Sa Pa

- Xin giáo sư cho biết ý nghĩa cụ thể của chữ viết trên tảng đá cổ có chữ viết duy nhất ở Tả Van.

- Toàn bộ có trên 30 chữ, một số chữ bị mất hoàn toàn, đặc biệt là mất gần hết các dấu ở vị trí trên và dưới chữ, điều đó làm cho việc giải mã gặp rất nhiều khó khăn, trong khi ta chưa có điều kiện kỹ thuật để phục hồi những chữ đã mất. Song bằng những gì còn lại tôi thấy nội dung cơ bản của bản khắc đó nói về: “Công lao của tổ tiên đã xây dựng đất nước. Muôn đời sau con cháu phải bảo vệ lấy non sông của mình”.

Trầm ngâm giây lát, nhìn ra phía trời xa, trong ánh mắt của vị giáo sư đã bước vào tuổi 85 như ngời lên ánh lửa:

- Dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước đã luôn phải đấu tranh với quân xâm lược phương bắc, bởi vậy khi ta hiểu di huấn của tổ tiên, ta càng thấm thía hơn những gì ông cha ta khắc trên đá gửi lại cho hậu thế. Những tảng đá, những hình vẽ, chữ viết ấy thấm cả máu của bao thế hệ, chuyên chở khát vọng sống của bao đời.

- Trân trọng cảm ơn giáo sư, kính chúc giáo sư mạnh khỏe !

Ngày 11.6.2009

Trần Vân Hạc thực hiện

* Chân thành cảm niệm và tri ân nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Vân Hạc đã gửi bài viết chia sẻ với bạn đọc trang nhà Hoa Linh Thoại

Nguồn hoalinhthoai.com

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của ông Trần Vân Hạc cần biên tập lại một vài đoạn và rất xứng đáng đưa ra trang chủ Lý học Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu mới phát hiện ra chữ Phạn là chữ tượng thanh nhưng rất khác với chữ Khoa Đẩu. Không hiểu chữ Khoa đẩu có phải phát triển trên cơ sở chữ Phạn không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu mới phát hiện ra chữ Phạn là chữ tượng thanh nhưng rất khác với chữ Khoa Đẩu. Không hiểu chữ Khoa đẩu có phải phát triển trên cơ sở chữ Phạn không nhỉ?

PhucTuan thì nghĩ chữ Phạn phát triển dựa trên chữ Khoa đẩu cổ. Bản thân chữ khoa đẩu đã có mấy biến thể, cũng như trong nghiên cứu của bác Xuyền: chữ khoa đẩu như chữ Mường cổ bây giờ là biến thể của một dạng chữ khoa đẩu cổ xưa.

Posted Image

Hình 1

Posted Image

Hình 2

Posted Image

Hình 3

Posted Image

Hình 4

Posted Image

Hình 5

Posted Image

Hình 6

Posted Image

Hình 7

Posted Image

Hình 8

Posted Image

Hình 9

Posted Image

Hình 10

Posted Image

Hình 11

Những hình trên được chụp tại một nhà thờ hồi giáo ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ. Blue Mosque (Sultan Ahmed Mosque) là một đền thờ Hồi Giáo quan trọng và nhiều lịch sử tại Istanbul, thủ đô của đế quốc Ottoman. Blue Mosque được xây cất vào đầu thế kỷ 17. Đền thờ là một địa danh rất nổi tiếng thế giới vì đá lót bên trong màu xanh rất đẹp và có rất nhiều du khách tham quan.

Hình 1 đến 5 là PhucTuan lấy từ blog của một bạn Trung Quốc chụp, còn 6 đến 11 PhucTuan lấy trên mạng. Trong chú thích của bạn ý còn ghi rõ ràng "蝌蚪"文徽章[/font]- Khoa Đẩu huy hiệu văn. Ngoài ra còn hình 5 không rõ người ta bán cái đồ lưu niệm gì có cả biểu tượng ngôi sao 6 cánh.

Có thể nhận xét rằng, những hoa văn kí tự này xuất hiện khắp đền thờ này. Những kí tự khoa đẩu ở 2 huy hiệu thì có vẻ giống với những kí tự khoa đẩu cổ. Nhìn vào hình 6 thì mật độ kí tự có giảm, có một số kí tự giống với chữ khoa đẩu mường, đặc biệt là kí tự như chữ V không thể nhầm lẫn đi đâu được.

Đi tìm những thông tin về những con chữ của cha ông PhucTuan thấy có thật nhiều cảm xúc. Có lúc thấy buồn vì nền văn minh Việt bị hủy hoại quá nhiều, có lúc thấy thật là cay cú vì tìm chữ của cha ông mà lại đi học tiếng tây tiếng tầu mới dịch ra được :blink: , nhưng cuối cùng PhucTuan vẫn cảm thấy rất vui :rolleyes: và vinh dự khi được tìm lại những bằng chứng về một nền văn hiến Việt 5000 năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả thiết của Phuctuan về khả năng chữ Phạn xuất phát từ chữ Khoa Đẩu cổ hoàn toàn có cơ sở. Nếu Phuctuan ở Hanoi thì hôm nào tôi mời Phuctuan lên Phú Thọ g8ạpp bách Xuyền. Hy vong Phuctuan sẽ giúp bác ấy được những ý tưởng gì không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả thiết của Phuctuan về khả năng chữ Phạn xuất phát từ chữ Khoa Đẩu cổ hoàn toàn có cơ sở. Nếu Phuctuan ở Hanoi thì hôm nào tôi mời Phuctuan lên Phú Thọ gặp bác Xuyền. Hy vong Phuctuan sẽ giúp bác ấy được những ý tưởng gì không?

Sư phụ ơi, quê ngoại PhucTuan ở Phú Thọ, 1 tháng thì khoảng 2 lần PhucTuan về quê vào t7 hoặc CN. PhucTuan ở Hà Nội, nếu sư phụ ra Hà Nội để PhucTuan mời sư phụ về quê ngoại chơi kêt hợp về thăm bác Xuyền luôn ạ. PhucTuan chỉ dám đóng góp ý kiến nhỏ bé thôi ạ, về vấn đề khoa đẩu thì còn phải học hỏi mọi người nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, quê ngoại PhucTuan ở Phú Thọ, 1 tháng thì khoảng 2 lần PhucTuan về quê vào t7 hoặc CN. PhucTuan ở Hà Nội, nếu sư phụ ra Hà Nội để PhucTuan mời sư phụ về quê ngoại chơi kêt hợp về thăm bác Xuyền luôn ạ. PhucTuan chỉ dám đóng góp ý kiến nhỏ bé thôi ạ, về vấn đề khoa đẩu thì còn phải học hỏi mọi người nhiều.

Oh. Thế thì tốt quá.

Bác Xuyền chắc sẽ rất vui khi có những người có tâm như Phuctuan với nền văn hóa dân tộc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp tục lang thang trên mạng tìm tất cả những kí tự có hình dạng như chữ Khoa Đẩu, và cũng thật kinh ngạc PhucTuan đã đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khi xâu chuỗi các sự kiện này đến các sự kiện khác.

PhucTuan tìm thấy những thông tin này trên wordpress của mayavision2012

Có 2 vợ chồng người mỹ ở Bakersfield, California đã chụp được những tấm hình về quĩ đạo của một vật thể bay lạ vào buổi sáng ngày 9-7-2009 vào lúc 4 rưỡi đến 6 giờ sáng

Posted Image

Vào link bên dưới để xem rõ hơn

http://mayavision2012.wordpress.com/ufo-photos-and-information-from-readers/

Những vệt hình như trên rất giống với những vệt mà mayavision2012 có được ở Stephenville, Texas trong năm nay.

Posted Image

Những kí hiệu trên rất giống với những kí tự được khắc trên một phiến đá "cự thạch" của người Brazil tại Pedra Pinta, phía bắc lưu vực sông Amazon. Phiến đá này được phát hiện vào năm 1963 bởi một nhà khảo cổ người Pháp Marcel F. Homet. Những nét khắc trên phiến đá ước tính trên 10.000 năm tuổi.

Nguồn: The Sounds of the Sun © 1963 by Marcel F. Homet, Ph.D., by publisher Neville Spearman, London, England.”

Posted Image

Ngạc nhiên bởi những kí tự lạ lùng, người viết nhớ đến những kí tự tốc kí của Gregg ( tên đầy đủ là John Robert Gregg, phát minh những kí tự này vào năm 1888). Mẹ của người viết cũng đã sử dụng những kí tự này để ghi chép danh sách mua sắm và những ghi chú khác.

Một ví dụ về những kí tự của Gregg

Posted Image

Đoạn kí tự trên dich ra có nghĩa là: Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu. (Điều 1 trong tuyên ngôn nhan quyền của Liên Hợp Quốc)

Mọi người có thể tham khảo các kí tự của Gregg bằng từ điển dưới link sau

http://www.scribd.com/doc/1624223/Gregg-Shorthand-Anniversary-Dictionary

Posted Image

Đoạn viết bằng kí tự trên được đưa ra bởi bà Betty Andreasson Luca là một người bị bắt cóc bởi UFO vào khoảng những năm 1980. Một điều kì lạ rằng con gái của cô có những hành động kí lạ xung quanh những kí tự này. Cô con gái của bà vẽ những biểu tượng này trên màn hình bằng những ngón tay. Sau đó một quả bóng ánh sáng sẽ vọt ra khỏi màn hình ngay trước mặt cô con gái của bà, và bên trong ánh sáng là một bức hình nhỏ bé. Những điều kì lạ này hoàn toàn trùng hợp với những người cũng đã bị bắt cóc bởi người ngoài hành tinh.

Posted Image

Hình trên là hình vẽ của một tấm đá của người mexico, truyền thuyết được cho xuất phát từ lục địa Mu. Tấm đá này được tìm thấy tại một đền thờ ở Mexico .Đây là một tấm đá rất đặc biệt, phiến đá vô cùng đẹp. Những nét chạm khắc như thủy tinh và được tách ra khỏi bề mặt của tấm đá( một tấm sa thạch rắn chắc) với một độ sâu là 1/16th của inch. Những kí tự trên mặt kính thì vô cùng cổ xưa, và đặc biệt nó chỉ dùng cho nghi lể tôn giáo. Tuổi của tấm đá này thì chưa có ai xác định, nhưng những người đã khắc những kí tự này trên tấm đá thì có những hiểu biết về đền thờ một cách nhất định. Vì tấm đá này có liên quan đến lục địa MU mà truyền thuyết nói rằng lục địa MU tồn tại khoảng hơn 12.000 năm trước đây.

Posted Image

Posted Image

Đạo Mormon, tên gọi chính thức là Giáo hội Chúa Giêsu Kitô của các Thánh ngày Sau hết. Đạo này đã được ông Joseph Smith lập ra năm 1829. Ông nói một thiên thần đã dẫn ông tới một nơi có những vật giống những đĩa vàng ở tỉnh Palmyra, tiểu bang New York, Hoa kỳ . Ông nói rằng thiên thần cho ông biết cách đọc những ký hiệu giấu ẩn trên các đĩa và đọc sách Mormon.

Năm 1828, ông Martin Harris, một nông dân từ Palmyra, New York nhận được từ ông Joseph Smith một bản sao của những kí tự "Ai cập cải tiến" từ chiếc đĩa vàng để lấy ý kiến khoa học về tính xác thực của những kí tự này. Sau đó Harris đã giới thiệu vấn đề quan trọng này cho ít nhất ba học giả ở miền đông Hoa Kỳ. 2 hình trên là kí tự mà ông Martin Harris nhận được.

Qua tất cả những thông tin vừa thu thập được, chúng ta thấy rằng những kí tự đặc biệt này đều có một điểm chung là rất cổ xưa, xuất phát từ những truyền thuyết, những câu chuyện lạ lùng hay thậm chí từ người ngoài hành tinh. 2 điểm mà bản thân PhucTuan thấy quan trọng nhất là những kí tự từ người ngoài hành tinh và những kí tự trên những phiến đá cổ.

Chữ Khoa Đẩu có hình dạng như những chữ trên, trong văn học Trung Quốc hoặc là truyện chưởng có đề cập đến những nhân vật vô tình nhặt được "sách trời" hiểu được nó sẽ sai khiến được quỉ thần, võ công thượng thừa. Chuyện này không phải là không có căn cứ, những nhân vật đó đã tiếp cận được những tri thức mà có nằm mơ con người bình thường chúng ta có thể tưởng tượng ra nổi. Gọi là "sách trời" có thể đúng cả về mặt nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sách từ trên trời rơi xuống hoặc con người từ hàng nghìn năm trước đã quan sát hiện tượng này trên bầu trời, đã nhận và giải mã được tín hiệu của người ngoài trái đất truyền tải.

Giả thiết thứ 2 PhucTuan muốn đề cập đến đó là những chứng tích được coi là truyền thuyết xuất phát từ những lục địa đã bị nhấn chìm, mất tích. Có thể những lục địa đó đã có những người sinh sông mà trình độ kĩ thuật của họ đạt đến mức thống nhất vũ trụ. Trên lục địa đó họ dùng chung một thứ chữ viết như trên, tạm gọi là chữ khoa đẩu cổ. Chúng ta đã từng biết đến 2 lục địa huyền thoại đó là Alantis mà nhà triết học Plato nhắc đến và thứ 2 là lục địa Mu. Các nhà khoa học đã đặt ra nhiều giả thiết Alantis, Mu có thể nằm ở bắc băng dương hoặc thái bình dương, chưa ai có thể trả lời. Phải chăng 2 lục địa này chỉ là 1, khái niệm khoa học và tôn giáo ở lục địa này thậm chí không tồn tại, chỉ có 1 thứ duy nhất tồn tại đó là những điều phi thường, vượt lên trên cả khoa học và những phép mầu.

Quay trở lại với công việc giải mã chữ khoa đẩu và những kí tự trên PhucTuan nghĩ rằng con đường này thật gian khó biết bao, có đích đến mà không biết độ dài quãng đường là bao nhiểu? Nhưng phần thưởng mà chúng ta đạt được nó sẽ là không đếm được. Chúng ta sẽ vinh danh được nền văn hiến Việt trải 5000, giải mã được một bải toán mà cả thế giới đang tìm hiểu, một khi giải mã được những kí tự trên chúng ta sẽ tiếp cận được với những thứ tưởng chừng như là khoa học mà không phải là khoa học. PhucTuan biết là khó nhưng hi vọng những ai quan tâm đến nền văn hiến Việt và khoa học sẽ chú ý đến vấn đề này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Vào đầu những năm 1920, một đồng xu bằng đồng giống như đồ tạo tác đã được phát hiện khi nạo vét một chiếc giếng ở Lawn Ridge, Illinois. Địa tầng của đồng xu này có độ sâu được ước tính khoảng 114 feet dưới lòng đất và địa chất của tiểu bang Illinois đã được xác định rằng, nó có độ tuổi khoảng từ 200.000 đến 400.000 năm. Trên thực tế những hình vẽ của “đồng xu” này đã được tạo ra trước cả đồ tạo tác, đồng xu này đã được gửi tới Viện Smithsonian để được lưu giữ trong trạng thái tốt nhất. Đáng tiếc rằng “đồng xu” này, cũng như nhiều thứ đồ cổ khác không phù hợp với bất kì niên đại nào của lịch sử, kể từ khi không còn được sự quan tâm của Viện Smithsonian nó đã rơi vào quên lãng cũng như chính những hình vẽ của nó vậy. Những hình được vẽ trên đồng xu có hình một con gì đó to lớn với 2 chân, trên đầu đội một vật gì đó bằng lông, tay cầm một chiếc gậy và dưới chân nó là một người đang nằm. Xung quanh viền “đồng xu” là một số những kí tự có thể là cùng một loại dạng chữ viết.

Bây giờ chúng chuyển sang một sự kiện xảy ra vào tháng 11 năm 1967, khoảng 11h rưỡi đêm, có một luồng ánh sáng đã chiếu xuống sân golf Riverside, Edmonton, Alberta, Canada. Một nhân chứng nói rằng anh ta nhìn thấy từ nhà mình cách đó khoảng 1,500 feet có một vật thể bay không xác định có hình dạng như những chiếc đĩa đồng dẹt trên sân golf này. Anh ta nhìn thấy những ánh sáng được chiếu xuống và cuối cùng chúng chuyển thành những quả cầu. Những ánh sáng đầu tiên thì có màu đỏ nhưng sau đó thì chúng chuyển sang màu tím nhạt và anh ta cũng nghe thấy những tiếng ù ù như tiếng phát ra từ một chiếc máy biến thế. Anh ta đã chứng kiến những vật thể này bay qua sông Saskatchewan, sau đó ánh sáng từ những chiếc phi thuyền biến mất và anh ta còn nhìn thấy nó tỏa ra thứ ánh sáng màu bạc dưới ánh trăng. Khoảng 5 phút sau thì những ánh sáng đó quay trở lại và những vật thể bay này phi thẳng vào không trung và biến mất.

Posted Image)

Ngày hôm sau, người đàn ông đó đã đi đến khu vưc sân golf đó và hi vọng có thể tìm thấy một vật thể lạ nào đó. Sau một cuộc tìm kiếm ngắn ngủi anh ta phát hiện ra một vòng tròn trên thảm cỏ bị nghiền nát, và những hình tròn này rộng khoảng 15 foot. Khoảng 6 foot bên ngoài phía vòng tròn là một hố có đường kính khoảng 4 inch. Khi anh ta tìm toàn bộ xung quanh khu vực đó, anh ta đã nhặt được một miếng kim loại rộng khoảng 7 inch, dài 5 inch và dày 1 mm. Trên một mặt của miếng kim loại này được khắc một số đường kẻ và những kí tự không thể hiểu nổi, chúng có thể là một bản đồ địa hình nhỏ. Một số kí tự trên miếng kim loại này đồng dạng với một số kí tự của đồng xu được tìm thấy ở Illinois.

Posted Image

Mảnh kim loại thứ 3 của những kí tự kì lạ này được chụp từ một vật thể bay lạ có hình dạng kì lạ trên ngọn đồi Appalachian. Tuy nhiên bức ảnh không đủ rõ để nhìn rõ những kí tự của vật thể lạ này, tất cả những gì có thể nhìn thấy trong bức ảnh này là một phần “cánh” có ghi những kí tự trùng khớp vớI đồng xu ở Illinois, miếng kim loại.

Posted Image

Nếu những kí tự này được coi là trùng khớp với nhau thì hẳn nó phải xuất phát từ một thứ ngôn ngữ chung, và những thứ ngoài trái đất này đã ở trên hành tinh của chúng ta từ rất rất lâu rồi.

Wm. Douglas Mefford

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Hình trên được đưa ra bởi một tiến sĩ có tên là Mario Pazzaglini. Ông là một người đã có nhiều nghiên cứu về những kí tự của người ngoài hành tinh, ông đã sự dụng những kí tự này để chữa các chứng bệnh liên quan đến tâm thần.

Vào năm 1960, Pazzaglini vẫn đang là sinh viên học chuyên nghành vật lí và toán học. Mọi chuyện thay đổi vào cuối những năm 1960, ông ấy đã chuyển sang nghành tâm lí học, và sau đó đã tốt nghiệp. Ông ta nhận bằng tiến sĩ của trường đại học Delaware vào năm 1969, và sống tại một thị trấn nhỏ ở Newark, chỗ ở của ông ấy chỉ cách trường đại học Delaware một vài dặm và đó cũng là nơi nghỉ ngơi cho phần đời còn lại cho đến khi ông ấy mất vào năm 1999. Vào khoảng thời gian đó ông ấy trở thành một chuyên gia về các vấn đề chữa trị lạm dụng chất gây nghiện và Pazzaglini còn làm tại một số ủy ban và các hội đồng của bang Delaware, đặc biệt trong chuyên nghành chữa trị bệnh tâm thần.

Ông ấy đã tham gia một cuộc hội thảo về những vụ bắt cóc bởi UFO tại học viện công nghệ Massachusetts vào năm 1992 và đã thuyết trình những nghiên cứu của mình với những nhà khoa học đứng đầu trong lĩnh vực này, nhưng chỉ có một số người bạn của ông ấy biết về điều này. Hầu hết không ai biết rằng ông ấy có một quyển sổ ghi chép rất nhiều những kí tự lạ, ở nhà ông ấy có hàng trăm những bức tranh và hình vẽ.

Tiến sĩ Mario Pazzaglini đã làm một nghiên cứu trong vòng 16 năm về các chứng cứ và các nguồn thông tin được coi là kí tự của người ngoài hành tinh, ông đã viết chúng vào trong những quyển sách của mình, Symbolic Messages. Ông ta đã thu thập hàng trăm mẫu và phân loại chúng thành các loại:

1. Alphabetic: 20 – 30 kí tự (mỗi một kí tự là 1 phụ âm hoặc nguyên âm)

2. Syllabic: 50 – 60 kí tự ( mỗi một kí tự tượng trưng cho một phụ âm và nguyên âm kết hợp)

3. Ideographic: 500 – 600 kí tự ( mỗi kí tự biểu đạt ý nghĩa hoặc từ)

4. Symbol: kí hiệu đơn hoặc phức tạp

Trong những nghiên cứu của Pazzaglini ông còn nghiên cứu cả những kí tự từ nhiều nguồn khác. Chúng bao gồm thuật giả kim (alchemy), Mật tông Do Thái (cabbala), Bài Tarot (Tarot), thần số học (numerology). Ông ấy còn biên soạn một hệ thống những biểu tượng phép thuật và kí tự của riêng mình mà không ai có thể giải mã được.

Những kí tự của người ngoài hành tinh mà Pazzaglini không giống với bất kì kí tự nào mà những nhân chứng gặp UFO nhìn thấy, ngoại trừ một trường hợp. Andreasson là người bị bắt cóc bởi người ngoài hành tinh, cô được nhắc đến trong cuốn sách Andreasson Affair viết bởi Raymond Fowler. Sau khi so sánh những hình vẽ mà Andreasson với những biểu tượng về giả kim thuật thời trung cổ, Pazzaglini có thể dịch được một câu trong số một trăm kí tự. Câu đó được dich là: Nếu bạn muốn làm ánh sáng rắn, hãy đưa nó đến mặt trăng. Câu nói này tuy là ít mang tính thực tế nhưng nó lại là những vần thơ đẹp.

Pazzaglini cho biết ông ấy đã liên lạc với những người đứng đầu những nhà nghiên cứu về những vụ bắt cóc, họ đã hứa gửi cho ông ấy những mẫu kí tự của người ngoài hành tinh, nhưng ông ấy không bao giờ nhận được chúng. Có lẽ họ muốn giữ bí mật về những kí tự ấy để xác định tính chân thực của những tuyên bố trong tương lai, hoặc có lẽ nó chỉ đơn giản là họ muốn giữ bí mật của riêng họ. Đáng tiếc rằng một nghiên cứu khác về kí tự về những người ngoài hành tinh của ông vẫn chưa được xuất bản.

Từ ý tưởng của tiến sĩ Pazzaglin, PhucTuan có tìm một số thông tin sau:

Thuật giả kim: Alchemy là kết hợp của 2 từ Al và Chemi, Al giống tiếng Do Thái (Hebrew) là El có nghĩa là mặt trời quyền năng, Chemi có nghĩa là lửa. Ở thời Ai Cập cổ đại nó còn được gọi là Khem, thông thường thì mọi người nghĩ rằng nó là thứ khoa học xuất phát từ vùng đất của những vị Pharaoh. Nhưng trên thực tế thì nó lại được sinh ra từ một lục địa đã mất, lục địa Atlantis, Ai Cập chỉ là mảnh đất làm nó sống lại một lần nữa mà thôi. Thuật giả kim được truyền bá vào Ai Cập bởi một người có tên là Hermes Trismegistus. Giả kim thuật là tiền than của hóa học cận đại và nó ảnh hưởng rất nhiều đến khoa học kỹ thuật thời cổ cũng như đời sống loài người.

Posted Image

Posted Image

Bài Tarot: Nguồn gốc của Tarot vẫn là một bí ẩn. Theo như ghi chép thì có thể nó xuất xứ từ Ai cập cổ tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa tìm được những bản vẽ ghi chép về các hình bài tarot đầu tiên, chỉ biết các lá bài đã xuất hiện lần đầu tiên ở Italia vào thế kỉ 15 như một trò chơi rất phổ biến. Nguồn gốc của bộ bài Tarot có hơi mơ hồ. Những thuyết phộ biến nhất là từ Ai Cập – thần Thoth và những kết nối và những điều giảng dạy thần bí cổ xưa. Thần thoại phổ biến nhất là nó được mang tới từ Châu Âu.

Bộ bài Tarot như ta biết ngày nay là một tập hợp các hình ảnh & biểu tượng thừ nhìu nền văn hóa khác nhau, từ Hi Lạp & La Mã cổ đến người Na Uy tiền sử, từ những tôn giáo cổ của Ấn Độ đến những triều đình trung cổ tại Ý & Pháp. Vào thế kỉ 18 và 19, những lá bài được phát hiện bởi một số nhà huyền học uy tín. Những người này bị lôi cuốn bởi Tarot và nhận ra rằng những hình vẽ trên các lá bài có nhiều sức mạnh hơn là một trò chơi đơn giản. Họ khám phá ra lịch sử “thật” của Tarot bằng cách liên hệ những lá bài với những bí ẩn của người Ai Cập, những nguyên lý Giả kim thuật, phép thuật của người Do Thái (Kabbalah), và những hệ thống thần bí khác.

Posted Image

Qua những thông tin trên ta thấy tất cả mọi điều huyền bí vẫn chỉ là huyền bí. Nhưng một điều mọi người hãy thử suy nghĩ xem, nếu tất cả những điều huyền bí này đều liên quan đến nhau. Từ bộ bài Tarot tìm thấy những điều liên quan đến thuật giả kim (Alchemy) và ngược lại thì hẳn chúng phải có chung một nguồn gốc. Nếu giả thuyết cho thuật giả kim xuất phát từ lục địa Atlantis thì hiển nhiên những quân bài “định mệnh” này cũng phải thuộc về lục địa truyền thuyết đó. Những phép thuật thần bí hay những môn khoa học huyền diệu như thần số học của Pythagorax sáng lập ra 600 năm trước Thiên Chúa giáng sinh đều thuộc về một nền văn minh đã mất. Phải chăng tất cả những điều được cho là phép mầu nhiệm đó là thứ khoa học mà con người chúng ta đang tìm những mảnh ghép và lắp lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Những nhà khoa học trên thế giới đang theo đuổi về một giả thuyết là trên trái đất này đã từng tồn tại một nền văn minh thống nhất, mà nền văn minh đó khoa học ký thuật đã đạt đến một trình độ ngoài sức tưởng tượng. Nếu mọi thứ họ theo đuổi là đúng và giải mã được thì chúng ta sẽ có một câu trả lời thỏa mãn tất cả những vấn đề hóc búa mà nhân loại đang gặp phải. Có thể chúng ta sẽ biết chúng ta là ai, từ đâu đến? Nhưng bây giờ tất cả vẫn chỉ phụ thuộc vào tương lai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tài liệu về chữ việt cổ trích Những Phát Hiện Mới về Khảo Cổ Học năm 1981, Viện Khảo Cổ Học, Phát hiện một hệ thống chữ viết có niên đại Đông Sơn, Hà Văn Tấn (Trường đại học Tổng Hợp Hà Nội)

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Lưu ý: Bảng 1 bị scan lỗi, hi vọng ai có quyển sách này sẽ scan lại cho mọi người cùng xem.

Nguồn: thành viên tiendoan của dactrung.net scan từ nguyên bản

Qua đoạn trích trên chúng ta thấy rằng nếu những kí tự ở những chiếc qua đồng trong ngôi mộ Sở, ở Hồ Nam cùng một hệ thống chữ viết trên chiếc qua ở Thanh Hóa thì có thêm một bằng chứng người Sở cũng có mối quan hệ với người Việt chúng ta. Đọc trong đoạn trích chúng ta thấy rằng mặc dù người Hán không đọc được, không phân lập được hệ thống chữ viết này nhưng mà họ vẫn nghĩ nó là của mình mới buồn cười chứ :unsure: .

Có 3 điều mà trong đoạn trích trên đã khẳng định:

- Chữ viết này nằm riêng biệt trong khu vực phía nam sông Dương Tử đến sông Mã.

Thật là trùng hợp, mà thực ra cũng không có gì phải ngạc nhiên. Khu vực tìm thấy loại chữ viết này lại thuộc về dân tộc Lạc Việt có đề cập đến trong những truyền thuyết, sử sách.

- Hệ thống chữ viết này khác Hán, không phải Hán.

Chữ viết này là chỉ ý, hoặc là tượng thanh như một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đã phát hiện trong những năm gần đây. Nếu mà người Hán nhận là chữ của họ thì có 2 khả năng sau: một là từ chữ trên được phát triển thành bây giờ( khả năng này loại bỏ vì chữ tượng thanh mà suy ra tượng hình được thì cũng tài thánh! :P ), thứ 2 nếu họ bảo rằng đã tồn tại 2 thứ chữ song song và về sau chỉ dùng lối chữ tượng hình như bây giờ thì cũng chịu thôi! Lối chữ tượng thanh tiên tiến hơn mà lại bỏ đi dùng lối chữ tượng hình thì cũng bó tay. hix hix

- Hệ thống chữ viết này đã tồn tại trước cả đế quốc Tần thống nhất Trung Quốc và trước cả cuộc thời kì đô hộ của người Hán.

Trong sử sách có nhắc đến sự kiện Tần Thủy Hoàng nghe theo lời Lý Tư "chôn nho, đốt sách" để dập tắt tự do ngôn luận để dễ bề cai trị. Sự kiện này xảy ra sau khi đế quốc Tần thôn tính toàn bộ sáu nước Tề, Sở, Hàn, Yên, Triệu, Ngụy. Việc làm này cũng dễ hiểu bởi vì mỗi quốc gia có những nền chính trị, qui ước riêng ví dụ: ngôn ngữ, đơn vị tiền bạc, đơn vị buôn bán đo lường, nên Tần Thủy Hoàng đã cho đốt hết những thứ ghi chép về những điều này để thống nhất một nền chính trị duy nhất trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phải chăng những thứ ngôn ngữ, chữ viết của Sở quốc thuộc chủng tộc Bách Việt cũng nằm trong số này? Có thể lắm chứ! :rolleyes:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Năm, 05/03/2009 16:22

Những chữ cổ ở Iberia vẫn là một bí ẩn

(TT&VH) - Năm ngoái, khi tiến hành khai quật ở miền Nam Bồ Đào Nha các nhà khảo cổ đã tìm thấy một phiến đá có khắc nhiều chữ viết bí ẩn được coi là thuộc ngôn ngữ cổ Southwest Script trên bán đảo Iberia. Ngôn ngữ này không hề được sử dụng trong hơn 2.500 năm qua. Phần trên của phiến đá màu vàng có những hoa văn xoắn lại với nhau một cách đối xứng theo phong cách trình bày của ngôn ngữ cổ ở Iberia. Vì phiến đá này có tới 86 ký tự, qua đó là văn bản dài nhất của ngôn ngữ thời kỳ đồ sắt này đã được tìm thấy cho tới nay, nên các nhà khoa học hy vọng nó sẽ giúp họ bước đầu giải mã được Southwest Script. Nhưng mọi nỗ lực nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả như ý.

Posted Image

Trong suốt hơn hai thế kỷ qua, các nhà khoa học đã cố gắng giải mã Southwest Script, được cho là chữ viết lâu đời nhất của bán đảo Iberia và cùng với ngôn ngữ của nền văn minh Etruscan (vùng Tuscany, Italia ngày nay), là một trong những chữ viết đầu tiên của châu Âu. Bán đảo Iberia nằm ở cực Tây Nam châu Âu, được bao quanh bởi Địa Trung Hải về hướng Đông và Nam, bởi Đại Tây Dương về hướng Tây và Bắc. Dãy núi Pyrenees làm thành biên giới Đông Bắc của bán đảo. Đây là bán đảo lớn nhất châu Âu với 582.860 km².

Cho đến nay, đã có khoảng 90 phiến đá có khắc chữ cổ đã được phát lộ, nhưng hầu hết trong số đó đều không đầy đủ. Phần lớn trong số này nằm rải rác khắp miền Nam Bồ Đào Nha. Các ký tự này được khắc một cách cẩn thận trên phiến đá, thường là bản thảo liên tiếp với những từ không bị phân cách được đọc từ phải tới trái.

Gặp khó khăn vì thiếu tư liệu

Những nỗ lực đầu tiên để giải mã được loại chữ viết cổ đại này được xúc tiến từ thế kỷ 18 khi loại chữ cổ thất truyền này đã gây tò mò cho một vị giám mục, người cai quản cả khu vực Almodovar - thị trấn gồm khoảng 3.500 dân. Mặc dù phiến đá mới được tìm thấy đã dần dần cung cấp thêm những thông tin mới, song các nhà nghiên cứu vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã chúng bởi họ đang dấn sâu vào một thời kỳ lịch sử có rất ít tư liệu. Giáo sư Pierre Swiggers, chuyên gia về Southwest Script tại trường ĐHTH Leuven (Bỉ), cho biết: “Chúng tôi khó có thể biết được bất cứ điều gì về thói quen thường nhật của người dân nơi đây và tín ngưỡng tôn giáo của người dân ở khu vực này”. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng các bản thảo Southwest Script có niên đại vào khoảng năm 800-500 trước Công nguyên và tác giả của chúng là người Tartessia ở vùng Địa Trung Hải, nhưng chúng đã biến mất vào thế kỷ 1-2 theo Công lịch và dần bị thay thế bởi tiếng Latin. Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại cho rằng các văn bản đó do các bộ lạc thời tiền La Mã, như Conii hoặc Cynetes hoặc cũng có thể là người Celt viết nên.

Việc loại chữ này chưa được chuẩn mực hóa cũng gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu. Dường như chúng được mô phỏng từ bảng chữ cái Phoenicia và Hy Lạp vì nó có sao chép một số quy ước viết trong các bảng chữ cái. Tuy nhiên, chữ viết Iberia phá vỡ một số quy luật và tạo nên những nét mới. Cho đến nay, các chuyên gia đã nhận dạng được các ký tự đại diện cho 15 âm tiết, 7 phụ âm và 5 nguyên âm. Thế nhưng họ chưa hiểu người ta muốn truyền tải những thông điệp gì qua văn bản trên các phiến đá. Những manh mối mờ nhạt Một số phiến đá có những hình ảnh mô tả sơ sài như một chiến binh cầm mác hay trong phiến đá mới được tìm thấy thể hiện những dòng chữ cân xứng và nhiều nét xoắn. Điều đó khiến các chuyên gia cho rằng những phiến đá đó là bia của những người thuộc tầng lớp tinh tú bản địa trong xã hội thời đó. Tuy phát hiện hồi năm ngoái đã cung cấp một số thông tin hữu ích song chúng không mang tính chất đột phá như các nhà khoa học hy vọng. Không giống như phiến đá Rosetta, đã giúp các nhà khoa học giải mã được những bí ẩn của chữ viết tượng hình, thì những nỗ lực tái tạo chữ viết Iberia cổ đại còn rất chậm chạp.

Lương Tuấn Vĩ

Nguồn: thethaovanhoa.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá trị đích thực bức tranh dân gian đông hồ :

Thầy đồ cóc” và dị bản của nó

Posted Image

Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử của bức tranh dân gian Đông Hồ “Thầy đồ cóc” và dị bản của nó, ta không nên chăm bẳm vào thời điểm xuất hiện theo kiểu niên đại, bởi đó chỉ mới xem xét về vật thể, tức “phần xác” mà quan trọng hơn và đáng quan tâm hơn là cần phải cảm nhận cho được cái hòn của tranh, có nghĩa phải tìm hiểu “thật tới” những điều muốn nói của các tác phẩm ấy.

Ta biết, những mảnh gốm bể bằng đất nung tìm thấy tại một di chỉ khảo cổ sẽ chẳng có giá trị gì đáng kể nếu tự thân nó không mang đến cho ta một thông tin đặc biệt mang tính thời đại. Trái lại, nó sẽ rất quý (có khi vô giá) nếu đó là một loại gốm hiếm (như gốm đen – hắc đào, chẳng hạn), hoặc có những nét đặc thù về kiểu dáng, hoa văn…, từ đó mà suy ra cách chế tác (vỗ đập bằng tay hay dùng bàn xoay; hầm lò âm dưới đất hay nung đốt lộ thiên…), công dụng (dân dụng, trang trí hay thờ cúng…). Nói chung đối với nhà khảo cổ, cổ vật không nhứt thiết phải đẹp mới có giá trị, mà giá trị đích thực là ở chỗ bản thân nó hàm súc các yếu tố về văn hóa – lịch sử. Qua đó nó thiết thực giúp cho các nhà nghiên cứu biết được các mặt sinh hoạt đời sống con người trên nhiều lĩnh vực về văn hóa dân gian, dân tộc học, nhân học, xã hội học, hoặc chế độ chính trị của một thời đại lịch sử cụ thể.

Về đại thể, tranh dân gian Việt Nam nói chung, không khác ca dao dân ca, nó không bị gò bó bởi bất kỳ một khuôn phép nào, kể cả phối cảnh và luật viễn cận, có nghĩa trong sáng tác, người nghệ nhân hoàn toàn chủ động, tự do, miễn sao truyền đạt “thật tới” cả về hình thức lẫn nội dung, làm cho người thưởng lãm – chủ yếu là giới bình dân – dễ dàng cảm nhận là đạt yêu cầu. Thí dụ như tranh Bà Triệu cưỡi voi ra trận, nhất thiết phải vẽ bà có cặp vú thật dài (Đại Việt sử ký toàn thư, và nhiều sách sử khác đều ghi rõ, Bà Triệu vú dài 3 thước, vắt ra sau lưng…); còn voi thì bộ dáng oai hùng, cặp ngà cong dài và nhọn, vòi huơ, mắt trợn; vẽ tranh mục đồng ngồi lưng trâu thổi sáo thì trâu không thể không vễnh tai nghe tiếng sáo du dương; hoặc tranh vẽ gia súc, gia cầm như heo, gà người nghệ nhân không quên điểm xuyết những vòng xoáy âm dương ở bụng, hoặc đùi nhằm biểu đạt sự sinh sôi, nảy nở, thịnh phát…

Về phương diện giáo dục truyền thống gia đình, do người Việt luôn xem chữ hiếu làm đầu (Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên), nên trong ba ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng, thì “Mồng một tết cha (bên nội), mồng hai tết mẹ (bên ngoại), mồng ba tết thầy” – nay “chính thức” là ngày 20 – 11. Đây là dịp nhắc nhở, toàn xã hội tỏ lòng biết ơn thầy. Tôn vinh vai trò của người thầy cũng chính là tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt Nam. Trong tinh thần đó, với đề tài này, người nghệ nhân làng tranh Đông Hồ không chỉ thể hiện trên tác phẩm của mình những màu tươi nhuận khinh khoái mà còn hàm chứa tính giáo dục, lòng tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc, rất đáng nghiêng mình. Độc đáo nhất là bức tranh “Thầy đồ cóc”.

Bản gốc bức tranh Đông Hồ “Thầy đồ cóc” mà tôi có trong tay, được in mộc bản trên giấy đó, khổ tranh 18 x 31 cm, nền vàng sáng, chữ mực nho; các màu khác như xanh lục, xanh lá cây, hoa cà, trắng… được phân bố rất hài hòa, nét in sắc sảo. Bố cục của tranh phía trên có dòng chữ (nho) “Lão yết giảng độc” (yết là bảo cho rõ, tức giảng dạy). Các thành viên trong lớp học được thể hiện đủ “sắc tộc” tương cận, do đó cũng gọi “Lão oa giảng độc” (oa: chỉ chung loài ếch nhái, riêng cóc là thiềm, thiềm thừ – “cậu ông Trời” nên được chọn làm “Thầy đồ”, vì vậy dân gian thường gọi là tranh “Thầy đồ cóc”.

Xem tranh, ta thường thấy dưới bóng cội tùng (loại cây được xem là quý mộc, dùng làm rường cột; sống trăm năm thì sinh phục linh, nghìn năm sinh hổ phách – biểu trưng bậc hiền triết, tiết tháo, che chở). Thầy ngồi trên sập gụ tư thế uy nghiêm, một tay chống trên sập, một tay chỉ vào chồng sách đặt bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn xuống môn sinh của mình. Trên ghế nghi trước mặt là những món đồ dùng thông thường của thầy: ống bút, nghiên mực, chung trà, đĩa đèn dầu cá, điếu bình. Bên cạnh, một trò châm trà cho thầy, một trò khác cầm quyển vở khép nép ngước nhìn – chắc được gọi lên “trả bài”. Góc trên bên phải (có chữ trường/ trưởng), một trưởng trường đang tận tình giúp bạn “học tổ”, phía dưới có hai chữ cầm (bắt giữ) và chinh (đánh kẻ có tội): một trò lười đang bị một bạn đồng học khống chế để bạn kia “giơ roi đánh khẽ” dưới sự giám sát của một bạn khác (cứ xem bộ tướng nhớn nhác thì biết anh chàng bị “trị tội” là kẻ thường xuyên gây mất trật tự trong lớp). Tranh cũng không quên vẽ thêm hai bét nhí ham học đang lăng xăng dõi mắt học đòi các anh lớn làm cho hoạt cảnh của lớp học trở nên sinh động, nói chung là “rất có không khí” đồng thời cũng tạo được điểm nhấn đậm tính quy củ bằng những biện pháp giáo dục của thầy đồ.

Nhưng vì sao nghệ nhân lại không biểu đạt thầy đồ là một ông cụ chỉnh tề khăn đóng áo dài, lại là con cóc? Theo tôi, đây mới đích thực là vấn đề cần tìm hiểu. Cái chính là nó đã được thể hiện bởi những đường nét khắc họa rất nghiêm chỉnh. Nghiêm chỉnh mà vẫn mang tính trào lộng – ít ra cũng đã giúp người xem cảm nhận được điều đó – vì trào lộng luôn là một nét, một bản chất rất riêng của dòng tranh mộc bản dân gian. Mà nội hàm của hầu hết các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian bao giờ cũng có chuyên chở ít nhiều cái ý giáo dục rất thâm thúy, sắc sảo. Do đó người thưởng lãm không thể không ra sức suy nghiệm. Có vậy mới thấu tình đạt ý, mới có thể biết được người nghệ nhân muốn gửi gắm điều gì trong tranh. Thế thì “ý tại ngôn ngoại” của tranh “Thầy đồ cóc” (bản gốc và dị bản) là ở chỗ nào?

Ta biết, cóc và những con tương cận như ếch, nhái… đều là loài lưỡng cư, và đẻ ra nòng nọc. Theo cách hiểu của người xưa thì chữ viết của nước ta khởi thủy có tự dạng ngoằn ngoèo như con nòng nọc nên gọi “chữ nòng nọc”, sách gọi “khoa đẩu văn” (chữ khoa đẩu) vì “khoa đẩu” cũng là tên gọi loài cá nhái, một loài cá mà theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của thì “cóc mới nở giống loài cá, có đuôi dài, hay lội mà đen, đến khi hóa cóc thì rụng đuôi”. Rõ là cá nhưng không phải cá, mà đích thị là con nòng nọc (trùng tên với một loài cá tròn mình dài cỡ một gang tay thường lội lửng tửng trên mặt nước, dùng kho tiêu hoặc làm khô rất ngon – có nơi gọi kiềm ngư hay cá liềm kiềm).

Lần tìm vết/ tích của loại “chữ tổ” nầy, sách Thanh hóa quan phong ở phần phụ lục, do 35 chữ cái của người Mường (tờ 69 a đến tờ 70 a) cụ Vương Duy trinh (1) có lời bàn về văn tự nước ta – lúc chưa tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc:

“Tỉnh Thanh Hóa, một châu quan có chữ là lối thập châu đó. Người ta thường nói rằng nước ta không có chữ. Tôi nghĩ rằng không phải, thập châu vốn là đất nước ta, trên châu còn có chữ, lẽ nào mà dưới chợ lại không? Lối chữ châu là lối chữ nước ta đó […]. Đời xưa Trung Quốc tự ngươi Lý Tư đời nhà Tần trở về sau, hay có người thay đổi làm lối khác, mà nước ta nội thuộc kể cả ngàn dư năm, tự vua Sĩ Vương dạy lấy chữ Trung Quốc, mà lối chữ nước ta bỏ đi hết. Thập châu bởi là nơi biên viễn cho nên lối chữ ấy hãy còn (Văn hóa nguyệt san số 68 tháng 1 & 2/ 1962).

Lối chữ ấy thế nào? Theo truyền thuyết dã sử, từ thời xa xưa, người Việt Nam đã có chữ viết. Thứ chữ viết nầy đã được một số tài liệu trong và ngoài nước mô tả khá rõ. Trước hết có thể nêu truyện Mộng Ký trong Thánh Tông di thảo làm thí dụ. Truyện này kể rằng: Vua Lê Thánh Tông đi chơi gặp mưa, nghỉ đêm ở cạnh hồ Trúc Bạch, mộng thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông hiện lên dâng tấu như bày tỏ nỗi oan ức, gồm một bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú bằng chữ Hán, và một tờ tấu bằng chữ bản địa có (71 “bảy mươi mốt chữ) ngoằn ngoèo, được. Trải ba năm cả triều đình không ai đọc được tờ tấu đó. Thế rồi nhà vua nằm mộng thấy có người hiện lên giải cho vua hiểu rõ thêm bài chữ Hán; vua hỏi âm và nghĩa 71 chữ kèm theo thì người đó nói: “Lối chữ ấy là lối chữ cổ của nước Nam. Nay Mường, Mán ở núi rừng còn có người được được, nhà vua vời họ đến thì tự khắc biết”… Phải chăng đó là dấu tích của lối chữ viết “ngoằn ngoèo như con nòng nọc”.

Những điều ghi chép đều nhắc đến một thứ chữ thuộc loại hình khác với chữ nôm và chữ Hán là hai thứ chữ đương thời đang thông dụng ở nước ta. Đó là thứ chữ ngoằn ngoèo “như con nòng nọc” (Hồ Công Khanh, Chữ quốc ngữ và những vấn đề liên quan đến thư pháp. Nxb. Văn nghệ TP.HCM, 2004).

Thêm một “minh chứng” từ cái nhìn của một học giả Pháp (cách đây vừa tròn 80 năm) nhân phát hiện nhiều tảng đá có khắc ở Sapa, Lào Cai (2). Đó là nhà khảo cổ học Victorr Goloubew, ủy viên Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp có bài viết về vấn đề nầy trên tập san BEFEO năm 1926, có cho in kèm một số ảnh chụp và tranh vẽ những hình khắc ấy dựa trên những bản dập (xem hình) mà theo ông “thoạt nhìn ta thấy thuần túy là một chữ tượng hình. Nhưng chỗ giống nhau với chữ viết đó không nhất thiết chứng tỏ chúng ta đang có trước mặt một yếu tố chữ viết cố định và chỉ một chữ cụ thể. Nói tóm lại những đồ hình đó có vẻ thuộc lĩnh vực vừa biểu tượng vừa chữ viết”.

Điều muốn nói của bức tranh dân gian Đông Hồ “Thầy đồ cóc” là một cách gợi lại lối “chữ nòng nọc” mà truyền thuyết và dã sử, đó là thứ chữ của nước ta, đã xuất hiện từ thời rất xa xưa trước khi tiếp nhận “chữ vuông” của phương Bắc (Hán, Nho; Nôm) và quốc ngữ sau nầy.

Có điều khá thú vị là cho đến nay người ta vẫn còn bắt gặp đó đây ở Trung Quốc dấu tích của chữ nòng nọc. Nó được dùng như một loại chữ triện để nhằm bảo tồn với thái độ hết sức trân trọng. Chẳng hạn như trên bức tranh Sơn trai tiêu hạ đồ vốn là của Phó Tổng thống Đài Loan Trần Thành tặng Trung tướng Phạm Xuân Chiểu của chính quyền Ngô Đình Diệm, thời gian nầy làm Đại sứ Việt Nam cộng hòa ở Đài Loan. Bức tranh trở thành trung tâm của một vụ kiện năm 1988 cần được giám định về giá trị vật chất, tức giá trị bằng tiền của cổ vật mà học giả Hán nôm Cao Tự Thanh là người được chọn giám định lại (phúc thẩm). Nhà nghiên cứu văn học cổ họ Cao cho biết, tranh có kích thước 75 x 150cm vẽ màu nước, miêu tả phong cảnh một khu rừng núi yên tĩnh mát mẻ có đá, có suối, rừng là rừng tạp gồm các loại cây ước lệ như tùng, trúc và phong, tóm lại là phong cảnh Hoa Nam, cận cảnh là một gian nhà có hiện hóng gió, trên có một người ngồi, hình người chỉ có diện tích không đầy 3 x 3cm. Góc trên trái tranh có một hàng chữ ngang đề tên bức tranh là “Sơn trai tiêu hạ” nghĩa đen là ở trong căn nhà yên tĩnh trên núi để qua ngày hè, dịch cho văn chương là Nhà hon tránh nắng, kế tới phần lạc khoản gồm ba hàng chữ viết dọc “phỏng Tống nhân bút ý, Ất, Tỵ xuân tam nguyệt, Mao Tử Vân” (mô phỏng tranh thời Tống, tháng 3 mùa xuân năm Ất Tỵ, Mao Tử Vân) và hai dấu triện một âm một dương, dấu âm ở trên khắc 4 chữ theo lối kim thạch văn (chữ khắc trên đồng đá thời cổ) “Lệ Chương Mao thị” (họ Mao ở Lệ Chương); dấu dương ở dưới khắc hai chữ viết theo lối khoa đẩu văn (chữ có hình dáng như con nòng nọc) mà nói thật là tôi chưa dám khẳng định có phải là “Phó thủy” (nghĩa đen là Theo nước), có liên quan về ý nghĩa với chữ Vân – mây trong tên tác giả) hay không (Cao Tự Thanh, Dâu bể mười năm. Nxb. Tổng hợp TP.HCM 2004).

Chữ nòng nọc còn để lại dấu tích ở Trung Quốc. Điều nầy không thể không cho ta suy nghĩ, phải chăng đó là một thứ chữ “tổ” của các loại “chữ vuông”? – Dù sao đây cũng chỉ là giả định.

“Câu ông Trời” là mẹ đẻ của nòng nọc (chữ nòng nọc). Đó chính là lý do khiến nghệ nhân nảy ra ý tưởng rất mới, rất táo bạo: khắc vẽ các nhân vật trong tranh dân gian Đông Hồ “Thầy đồ cóc” đều toàn… cóc!

Còn dị bản của nó?

Là dị bản tất nhiên về đại thể không mấy khác, nghĩa là các nhân vật trong tranh cũng toàn là cóc, nhưng người nghệ nhân đã khéo léo điều chỉnh nét khắc họa và cố tình thêm bớt một số chi tiết để làm bật lên cái ý sâu kín của mình: hoàn chỉnh một bản án bằng hình nhằm tố cáo chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp, mà chính sách giáo dục tàn ngược của họ là một trưng dẫn điển hình. Ở đó người nghệ nhân đã tỏ ra vô cùng tình tế trong thể hiện bởi so với tranh gốc, ta thấy tác giả đã cố tình bỏ đi một số chi tiết như:

– Loại bỏ cây tùng để nhằm trơ trẻn hóa ông đồ – một cách hạ thấp vị trí đáng kính của ông thầy.

– Loại bỏ hai em bé ham học (chưa đến tuổi học nhưng vẫn đến trường học đòi các anh chị).

– Loại bỏ toàn bộ các chữ viết giới thiệu toàn cảnh và từng cụm – một cách phủ nhận rằng, đây không thể xem là nơi dạy chữ thánh hiền.

Và thêm vào một số chi tiết rất “đáng ghét” như:

– Cho ông thầy ngậm ống vố – miệng ngậm đồng nghĩa với không giảng dạy. Hoặc dạy những điều vong bản, trái ngược đạo lý thánh hiền (ống pipe trên miệng – trong khi trên bàn có bát điếu nhưng không dùng!).

– Ba trò đang ngồi học trên băng (tư thế hoàn toàn xa lạ đối với người học trò ngày xưa: “dài lưng tốn vải”…).

– Một học trò đang quạt bếp lò đun nước trong khi đã có một trò dâng ấm trà cho thầy tại bàn. Hẳn trò nầy đang chuẩn bị nước sôi pha cho thầy tắm – bắt học trò phục dịch như vậy là quá đáng!

Tác giả cũng thay đổi một số chi tiết vô lý để cố làm cho người xem tranh thêm bất bình:

– Chiếc ghế nghi truyền thống bị thay bằng cái bàn dài ốm mà cao, chưn cẳng lỏng thỏng, không ra làm sao cả!

– Đánh học trò như tra tấn tội phạm: căng nọc (thẳng tay thẳng chân), đè nằm sấp sát đất và đánh bằng cây đòn (khúc cây to nặng nên phải dùng đến hai tay), tội nhân đau điếng nhưng không được giãy giụa la khóc (bị bụm miệng). Vô cùng tàn ngược chứ có phải đâu “… cho roi cho vọt”!

– Thay dĩa đèn dầu cá bằng ngọn nến cũng là một cái ý gạt bỏ hình ảnh “đèn sách” truyền thống…

Nếu người xem tranh bắt gặp và cảm nhận được những điều vô cùng đáng ghét đó thì cũng có nghĩa là người nghệ nhân dân gian nào đó đã diễn tả rất đạt những điều muốn nói của mình (giống như xem hát tuồng, người đóng vai đứa ác diễn xuất sao cho khán giả càng căm ghét, thì càng đạt). Bởi những lẽ ấy, theo tôi, dị bản tranh dân gian “Thầy đồ cóc” là tư liệu bằng hình rất có giá trị. Đó là một chứng tích phản ánh tình trạng nền học vấn bi đát nước nhà. Nó suy sụp tồi tệ đến mức kẻ sĩ đương thời không thể không chán chường, nhụt chí. Vài đoạn thơ dưới đây của Tú Xương đã khắc nét sự tàn hoang ấy:

Đạo học ngày nay đã chán rồi

Mười người đi học chín người thôi

Cô hàng bán sách lim dim ngủ

Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi

Sĩ khí rụt rè gà phải cáo

Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi

Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè ông cống cũng nằm co

Chi bằng đi học làm ông Phán

Tối rượu sâm banh sáng sữa bò

Do đó, người xem tranh cần có lời bình cho thỏa đáng chứ không nên quá vội vàng dẫn đến hụt hẩng, hời hợt trong đánh giá, phê bình, và thẩm định sai lầm về niên đại. Thí dụ như khi trao đổi về chi tiết cái ống vố trên miệng thầy đồ, thì chớ khá vịn vào cái lý thuốc lá, ông pipe đã “du nhập nước ta vào thế kỷ XVII,, XVIII, XIX” để rồi cho rằng “nên xếp bức tranh nầy vào thế kỷ XVIII, XIX thì hợp lý hơn cả”. Lý luận như thế là phiến diện, không thuyết phục, nếu không muốn nói là áp đặt một cách khiên cưỡng, bởi không ai có thể chấp nhận một bức tranh hay ảnh chụp trong ấy thấy có chiếc đồng hồ rồi cho rằng nó rất cổ, có tận từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần! Cái chính đáng quan tâm không phải nhằm vào việc nó ra đời lúc nào sớm hay muộn, mà vấn đề là nó nói lên điều gì. Về mặt thẩm mỹ, mọi họa tiết của dị bản đều kém xa bản gốc. Nhưng về phương tiện chuyển tải thì có khác hơn. Các độc đáo của bức tranh dân gian Đông Hồ đã gợi lên ý tưởng về nguồn, nhắc nhở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Còn dị bản của nó tất nhiên là dựa vào cơ sở đó mà “chế biến” lại, hoàn thiện bản án tố cáo chế độ cai trị tàn ngược người bản xứ của chính quyền thực dân Pháp. Giá trị đích thực của những tác phẩm dân gian là ở chỗ đó §

Nguyễn Hữu Hiệp

Nguồn: http://vannghesongcuulong.org

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites